Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tình hình thực hiện các chính sách pháp luật đất đai về giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình cá nhân vùng dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn2006 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.65 KB, 10 trang )

BÁO CÁO BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Tình hình thực hiện các chính sách pháp luật đất đai về giao đất, giao rừng cho
cộng đồng dân cư và hộ gia đình, cá nhân vùng dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn
2006 – 2016.
Trong phần văn bản quy phạm pháp luật có 1 điểm là trong quá trình làm luật đất
đai năm 2013 thì những điểm mà chúng tôi cho là hội đồng dân tộc cũng rất quan
tâm khi sửa đổi bổ sung thì cũng đề nghị nhiều lần trong việc sửa đổi bổ sung hoàn
chỉnh các chính sách đất đai liên quan đến đồng bào dân tộc. Ở điều 27 của Luật
đất đai 2013 thì có 1 quy định để đảm bảo được chính sách về đất đai, đất ở, đất
sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thì ở đây quy định là: Nhà nước có chính
sách về đất ở, đất sinh hoạt chung của cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số phù
hợp với phong tục tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng.
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện trực
tiếp có đất sản xuất ở nông thôn. Đây là 1 điểm mà khi làm luật đất đai 2013 thì
các đồng chí Hội đồng dân tộc đề xuất và chúng tôi cũng đã bổ sung vào.
Thứ hai, trong luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thì 1 trong những điểm
mà chúng tôi thấy là cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho đồng bào dân tộc là sau khi
Nhà nước đã giao đất rồi không thu tiền đất thì một bộ phận đồng bào dân tộc
người ta chuyển nhượng đất đi thì không còn đất để sản xuất. Trong nghị định 43
có quy định để bảo hộ quyền lợi… có quy định cụ thể: Hộ gia đình, cá nhân đồng
bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của
Nhà nước chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ
ngày có quyết định giao đất nếu được UBND xã nơi có đất xác nhận đất không còn
nhu cầu sử dụng đất do chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến
nơi khác hoặc do chuyển sang ngành nghề khác hoặc không còn khả năng lao
động. Tổ chức cá nhân không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng
đất của hộ gia đình, cá nhân, đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất được Nhà nước
giao theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà không thuộc trường hợp chuyển
nhượng tặng cho quyền SD đất theo quy định. Đây là một trong những quy định
nhằm bảo hộ quyền SD đất của hộ gia đình, cá nhân vùng đồng bào dân tộc thiểu
số. Như các đồng chí biết là giao lần đầu rồi sau đồng bào lại bán đi, bán rồi thì


đồng bào không có đất sản xuất thì bây giờ nhà nước lại tiếp tục có chính sách giao


và phải bảo hộ đất mà lần sau này giao là phải sau 10 năm thì mới được chuyển
nhượng.
Thứ ba là chính sách về miễn giảm. trong chính sách thì Nhà nước đã quy định là
Nhà nước miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất đối với đất ở, đất sản xuất nông
nghiệp của hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số, rồi
những vùng điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo,
miễn tiền sử dụng đất trong khi giao đất khi cấp GCNQSD đất lần đầu đối với đất
do chuyển mục đích sử dụng đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với
đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc
thiểu số và vùng miền núi theo danh mục các xã đặc biệt khó khăn. Giảm 50% tiền
sử dụng đất trong hạn mức đối với các hộ gia đình cá nhân là đồng bào dân tộc
thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không thuộc phạm vi quy định tại khoản 2 Điều
1 của Nghị định này. Thứ ba là miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn
sử dụng đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong chính sách về đất đai mình có một yếu tố là ưu tiên đặc biệt cho đồng bào
vùng dân tộc thiểu số. Trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất thì toàn bộ tiền phí và lệ phí cấp giấy đó
là miễn cho đồng bào dân tộc thiểu số. Về chính sách là hỗ trợ kinh tế.
Thứ năm là chính sách về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,
trong phần này thì trong luật Đất đai 2013 có điểm nhấn mạnh là: khi đồng bào dân
tộc thiểu số đến các vùng tái định cư và các vùng di cư mới trong trường hợp có
thu hồi đất mà trong những trường hợp chưa đủ điều kiện bồi thường thì vẫn được
Nhà nước bồi thường đối với những người trực tiếp sản xuất như thế. Đây là một
điểm khi thảo luận với hội đồng dân tộc thì nó cũng có vấn đề đấy và chúng tôi
cũng có tiếp thu để đưa vào luật đất đai. Hiện nay, đồng bào dân tộc và miền núi
phía Bắc di cư vào các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Tây Nguyên. Vừa rồi chúng tôi
cũng đi khảo sát thì có những vùng người ta đề nghị thu hồi lại để làm các công

trình khác, đối với những vùng đồng bào dân tộc mà di cư tự do như thế thì tuy là
theo quy định của luật là không đủ điều kiện để được bồi thường nhưng mà khi
Nhà nước thu hồi thì những trường hợp đồng bào dân tộc này được ưu tiên vẫn
được bồi thường và bố trí … đây là điểm mà tôi cho là chính sách pháp luật về đất
đai đối với đồng bào dân tộc trong luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thì
chúng ta có chú trọng đến đồng bào dân tộc.


Thứ hai là việc tổ chức thực hiện việc quản lí đất đai thống nhất và quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và phát triển rừng, về hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp… đã có
trong báo cáo. Thứ hai là công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch
kế hoạch bảo vệ rừng: để đáp ứng yêu cầu cho các mục tiêu nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội đồng thời bảo đảm phát triển bền vững, bảo vệ phát triển rừng góp
phần bảo vệ môi trường sinh thái Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 134 điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm năm kỳ
cuối 2016-2020 cấp quốc gia trong đó đã xác định 3 chỉ tiêu đất rừng đến năm
2020 cụ thể là: đất rừng phòng hộ là 4.618.000 giảm 2.555.000 ha so với giai đoạn
2005, đất rừng đặc dụng là 2.358.000; đất rừng sản xuất là 9.267.000. và đồng thời
Quốc hội cũng đã giao cho Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành và địa phương tiếp tục
rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và tổ chức hiệu quả đất trồng rừng, xây
dựng các quy chế xác định khu vực, công khai diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu,
kém chất lượng ở địa phương, từng bước chuyển sang rừng sản xuất vừa đảm bảo
về diện tích phát triển kinh tế rừng, giải quyết đất sản xuất, ổn định đời sống, nâng
cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế việc di dân không theo quy
hoạch vừa góp phần thực hiện chức năng của rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường
sinh thái, việc chuyển đổi phải theo lộ trình, theo kế hoạch sử dụng đất, không kể
rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn cát bay, chắn gió ven biển vào rừng sản xuất.
trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch việc sử dụng đất giai đoạn 2000 đến 2020 và kế
hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 cấp quốc gia được xét duyệt Bộ tài nguyên
và môi trường đã tham mưu cho chính phủ ban hành tờ công văn số 1927 phân bổ

chỉ tiêu đất quốc gia cho các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trong đó phân
bổ 3 chỉ tiêu đất 3 loại rừng bao gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
vừa rồi 3 chỉ tiêu Quốc hội sửa đổi trong Nghị quyết 134 và Thủ tướng Chính phủ
có công văn số 1927 phân bổ cho các địa phương chỉ tiêu sử dụng 3 loại rừng thì
vừa rồi Bộ tài nguyên môi trường cùng với các Bộ ngành cũng đã có họp và phân
bổ cụ thể cho từng địa phương ở sở đó sẽ trình Chính phủ phê duyệt.
Riêng đối với việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được thực
hiện theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng do Bộ NN và PTNT chủ trì
trên nguyên tắc phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ba là về việc giao đất cho thuê
đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá
nhân, theo kết quả thống kê tính đến ngày 31/12/2015 hộ gia đình cá nhân trong


nước sử dụng 3.998.000 đất lâm nghiệp trong đó đất rừng sản xuất là 3.362.000,
đất rừng phòng hộ là 615.000, rừng đặc dụng là 20.904; cộng đồng dân cư đang
được giao quản lí sử dụng là 318.000 đất lâm nghiệp trong đó đất rừng sản xuất là
302.000, đất rừng phòng hộ là 216.000; việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng
phòng hộ , đất rừng đặc dụng sang các loại đất khác được kiểm soát chặt chẽ thông
qua các điều kiện quy định của luật đất đai 2013, đối với dự án phát triển, dự án sử
dụng từ 20ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên thì phải có văn bản
chấp thuận của thủ tướng chính phủ; dự án sử dụng đất dưới 20ha rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng thì phải có nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua,
quy định này đã góp phần bảo tồn phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và tạo
điều kiện cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình cá nhân, các vùng dân tộc, vùng miền
núi có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đảm bảo về phong tục, tập quán, bản
sắc văn hóa và đất sản xuất bảo vệ phát triển rừng. theo báo cáo của UBDT thì về
nhu cầu đât ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua thứ
nhất là giai đoạn từ 2002 – 2008 thì cả nước có 421.005 hộ không có hoặc thiếu đất
sản xuất, giai đoạn 2009 – 2011 có khoảng 347.457 hộ thiếu đất và không có đất

sản xuất. Riêng với đồng bào dân tộc không có đất, thiếu đất sản xuất thì hiện nay
chúng tôi cũng đang tổ chức điều tra ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh Tây
Nguyên để cập nhật theo số đồng bào thiếu đất và không có đất sản xuất.
Đánh giá chung về quá trình thực hiện chính sách pháp luật đất đai liên quan đến
giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số thì chúng tôi thấy là: các chính
sách về giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những chính
sách lớn của Đảng và Nhà nước ta thì trong nhiều năm qua Quốc hội và Chính phủ
cùng các Bộ ngành quan tâm; đặc biệt ở đây liên quan đến giao đất giao rừng cho
đồng bào dân tộc trực tiếp sản xuất là chúng ta giao đất không thu tiền sử dụng đất,
thứ hai là tuy là giao đất không thu tiền nhưng đồng bào vẫn được thực hiện hết
các quyền, thứ ba là thời hạn sử dụng đất là 50 năm kể cả đất trồng cây hang năm,
đất trồng cây lâu năm. Đây là một trong những quy định để đảm bảo quyền lợi cho
đồng bào dân tộc.
Thứ hai là trên cơ sở sử dụng đất của đồng bào dân tộc mà chúng ta cũng đã có
những giải pháp biện pháp để quản lí đất của đồng bào dân tộc. Tuy nhiên trong
quá trình tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai đối với đồng bào
dân tộc thì hiện nay chúng tôi cũng thấy rằng còn một số những tồn tại trong quá
trình chúng ta tổ chức thực hiện. Một số hạn chế bất cập như sau: Thứ nhất là còn


nhiều địa phương không còn quỹ đất để cấp, nhiều nơi đất khai hoang, đất cấp cho
đồng bào thì không còn hoặc phải đầu tư thêm nhiều kinh phí. Thứ hai là đất còn
phân tán, rải rác ở nơi xa những vùng đất xấu, nhiều sỏi đá hoặc thiếu đất, thiếu
nước hoặc khó khăn, kém hiệu quả trong quá trình sử dụng. Thứ ba là có nơi giá
đất cao và mức hỗ trợ không đảm bảo nhu cầu. Thứ tư là việc bố trí đất cho đồng
bào dân tộc thiểu số sau khi chúng ta sắp xếp lại các thông tin nông, lâm nghiệp thì
hiện nay chúng ta cũng đang tiến hành. Trong quá trình sắp xếp lại các công ty
nông-lâm nghiệp thì Bộ TNMT và Bộ NN&PTNT cũng tiến hành và thấy là trong
quá trình rà soát lại như thế thì các công ty nông-lâm nghiệp người ta cũng đưa trả
lại cho những địa phương một số diện tích đất để giao lại cho địa phương nhưng

trên thực tế đất đó cũng có người sản xuất rồi, nó chỉ chênh lệch giữa diện tích mà
người đang sử dụng đất đó với người đồng bào dân tộc hiện tại ở địa phương, thì
diện tích được giao lại thì họ có diện tích lớn hơn, còn đồng bào ở tại đó thì diện
tích rất thấp hoặc trong quá trình sử dụng như thế thì một bộ phận đồng bào không
có đất sản xuất trong khi các hộ chuyển về địa phương thì nhiều đất hơn. Thứ hai là
chúng tôi cũng thấy là đất mà họ trả ra hầu hết là đất xấu, mình cứ nói là rà soát trả
lại cho đồng bào nhưng thực ra trả lại đất đấy thì cũng không sản xuất được vì chất
lượng đất kém và nó xa đồng bào không sản xuất được. Đó là 1 thực tế mà chúng
ta cần xem xét.
Thứ ba, hiện nay chúng ta đang cổ phần hóa các công ty nông-lâm nghiệp nhưng
cũng phải xem về cái cân đối giữa cái mà chúng ta cổ phần hóa có liên quan đến
quyền sử dụng đất với đất hiện nay ở địa phương đồng bào đang sử dụng. Nếu mà
chúng ta cổ phần hóa mà không tính toán thì sau khi CP hóa thì các công ty nônglâm nghiệp giữ 1 phần diện tích đất rất lớn trong khi đồng bào dân tộc ở đó thì
thiếu đất sản xuất. đây là những điểm bất cập mà cần hoàn thiện về chính sách đất
đai cũng như giao đất giao rừng trong thời gian tới.
Về kiến nghị: thứ nhất là kiến nghị Quốc hội và các cơ quan của QH tăng cường
giám sát về công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các
công ty nông-lâm nghiệp. Đối với lĩnh vực về đất đai thì toàn bộ việc về giao đất,
giao rừng cho các đồng bào dân tộc chúng ta phân cấp cho các cơ quan cấp tỉnh và
cấp huyện để mà làm. Trung ương thì Bộ TNMT chỉ có ban hành các chính sách
pháp luật, nhưng khi chúng tôi đi kiểm tra việc thi hành thực hiện các chính sách
đó thì còn nhiều bất cập, ngoài việc là chúng ta đã ban hành văn bản ra rồi nhưng
khâu tổ chức thi hành cũng vẫn nảy sinh vấn đề cho nên chúng tôi cũng mong


muốn QH và các cơ quan của QH phải tăng cường giám sát ở các chính quyền địa
phương liên quan đến việc tổ chức thực hiện các văn bản QPPL này.
Thứ hai là đối với các bộ ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc
là rà soát, đánh giá tổ chức việc giao đất giao rừng ở các địa phương, trên cơ sở đó
tiếp tục hoàn thiện về chính sách. Thứ ba là đối với chính quyền địa phương liên

quan đến việc là đất của đồng bào dân tộc này là 1 phần rất lớn liên quan đến việc
sắp xếp các công ty nông-lâm nghiệp các cái đất của các nông trường trả về địa
phương. Tôi cho là các chính quyền địa phương phải có phương án thu nhận, sau
khi trả về thì phải có phương án sử dụng đất, làm sao đó để mà đảm bảo đất đó
không bị lấn chiếm, thứ hai nữa là việc quỹ đất trả về cho địa phương đó phải được
sử dụng hiệu quả, đúng đối tượng. khi mà đất trả về địa phương thì 1 phần lớn đất
đó sẽ được giải quyết cho đồng bào vùng dân tộc tại chỗ và cho đồng bào dân tộc
thiểu số nhưng nếu chúng ta không có phương án ngay từ đầu thì mục tiêu của
chúng ta chưa chắc đã thành công. Tôi mong muốn chính quyền địa phương và các
đoàn giám sát của Quốc hội, ủy ban dân tộc cũng quan tâm đến vấn đề này.
BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
Báo cáo về vốn đầu tư và những mặt được, chưa được của những chính sách này.
Vốn đầu tư thì như bên bộ tài chính có nói thì giờ Quốc hội chỉ đạo, chính phủ chỉ
đạo thì chúng tôi là những người tham mưu thì chỉ gói 1 gói xuống địa phương cả
về vốn sự nghiệp lẫn vốn đầu tư xây dựng cơ bản gọi là vốn đầu tư phát triển. sự
nghiệp 1 gói, vốn đầu tư phát triển 1 gói và xuống hoàn toàn thẩm quyền của bí thư
và chủ tịch HĐND, gần như các bộ không can thiệp bất cứ điều gì cả để các địa
phương chủ động được ngân sách của mình, làm gì đều do HĐND họ quyết, từ
ngày Luật đầu tư công được QH ban hành thì gần như HĐND quyết địn tất cả các
danh mục vốn cho từng dự án là bao nhiêu. Tất nhiên là những việc như này đúng
là cần thiết, ngay cả giải Nobel kinh tế hòa bình năm 2009 là người ta đã khẳng
định việc giao rừng cho cộng đồng là việc để giữ được rừng thì trên thế giới đều
phải làm như thế, không còn cách nào khác bởi vì rừng là 1 loại tài nguyên rất đặc
biệt, nó vừa có khả năng tái sinh, vừa gắn với đời sống của người dân ở đó. Giải
thường Nobel người ta đã chứng minh được rằng là phải giao cho cộng đồng thì
chúng ta mới giữ được rừng tự nhiên. Ở đây về mặt chính sách thì chúng ta cũng đi
rất nhiều, cũng đã làm rất nhiều, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đôi lúc là lãnh
đạo cũng băn khoăn là nếu giao thì có mất rừng hay không, giao rồi thì sau này lấy



lại như thế nào khi mà có nhu cầu sử dụng đất công thì làm thế nào, cho nên có lúc
được đẩy mạnh như 1 phong trào, có lúc thì chỉ giao trên thực địa hoặc khoanh trên
bản đồ 1 cái là giao, nhưng có lúc lại chững lại.
Khi phân tích tồn tại thì thứ nhất là giao thì ranh giới không rõ ràng rồi nhưng mà
về kết quả giao thì hiện nay giao cho cá nhân là 20%, còn toàn bộ diện tích đất giao
cho cộng đồng là được 10% nhưng về lý thuyết thì phải giao cho cộng đồng nhiều
hơn thì mới đúng. Trên thế giới thì 70% rừng được giao cho tư nhân, 30% rừng là
do sở hữu của Nhà nước thì đó mới là 1 tỉ lệ cân đối nhưng mà của ta hiện nay thì
chúng ta mới giao được 30% cho cá nhân và cộng đồng thế thì tỉ lệ này về mặt
chính sách thì chúng ta phải tính toán để đẩy được ít nhất là phần giao cho cộng
đồng lên được ít nhất là 30% còn lại là cá nhân thì chúng ta chỉ giao 2-30% thôi,
cho tổng số khoảng 70% còn lại Nhà nước sở hữu khoảng 30% thì Nhà nước sẽ
quản được và sẽ có tiền để làm. Hiện nay, vì sao chúng ta không có tiền để giao?
Thứ nhất là về cơ chế thì chúng ta nói là giao hết cho địa phương rồi, 1 gói tiền địa
phương làm hay không là ở địa phương tuy nhiên là đất nước nghèo nên gói bé quá
thì sinh ra thế nhưng mà nếu có bát ăn bát để như châu Âu, châu Mỹ gói to lên thì
làm cái này xong thì vẫn còn dư giật để làm cái kia nhưng hiện nay gói bé quá nên
các tỉnh đều thiếu cả từ trường học, bệnh xá, đường giao thông… có khi là đưa vốn
sự nghiệp về nhưng vận chuyển 1 phần sang đầu tư bởi vì nó thiếu quá, do địa
phương thôi chứ không phải thẩm quyền của chúng tôi. Có những địa phương
chuyển từ sự nghiệp sang đầu tư vì theo thống kê thì chúng tôi thống kê thấy hết
nhưng vấn đề là do thiếu quá, do đất nước nghèo thì chắc là dần dần sau 2020 công
nghiệp hóa thì chúng ta chắc là ổn rồi.
Kiến nghị: cũng giống bộ NN thì chúng tôi cũng muốn QH sớm thông qua luật bảo
vệ phát triển rừng, ở đó thì cũng có một số tư tưởng mới; thứ hai nữa là về mặt để
giao được rừng nhanh cho cộng đồng thì phải sử dụng đúng chính sách, chính sách
làm thế nào để mà giao thì cộng đồng được gì chứ mình không quy định rõ họ


được cái gì cũng cứ bảo nhận đi thì họ không nhận, nói rõ ra nhận thì sẽ được gì?

Nói rõ ra mỗi ha thì được bao nhiêu tiền… chính sách không cần viết gì dài dòng
quá đâm ra đồng bào không hiểu hết; chỉ cần viết ngắn thôi ví dụ như là hàng năm
được cái gì? Ví dụ có người chết thì có được vào lấy gỗ không? Làm nhà có được
vào lấy gỗ không? Và lấy thì được bao nhiêu khối trên tỉ lệ bao nhiêu?... một số cái
ngắn thôi và nhân với số tiền. Ví dụ bây giờ mỗi ha giao cho cộng đồng được 50
nghìn, sau đó nhân lên thì cũng rất nhiều, chứ không phải như bây giờ chúng ta
đưa 400 nghìn đây nhưng mà có tiền đâu mà phân. Và rồi phân được 1 gói – gọi là
gói thôi nhưng mà chỉ đủ cho khoảng 1/10 của cái 50 nghìn đấy thôi. Thế thì thà
chúng ta quy định 50 nghìn nhưng mà tiền thật như vậy thì đồng bào chỉ cần mở 1
tài khoản riêng và chuyển 1 cách tự động để cho đồng bào khỏi phải đi xin ai cả.
đó là 1 cách tôi nghĩ về mặt chính sách thế mới ổn.
BỘ NÔNG NGHIỆP TRẢ LỜI CHẤT VẤN
Thứ nhất đối với ý kiến của đồng chí Giàng A Chu và Đ/c Thành về rừng đặc dụng
đặc biệt ở 1 số vườn quốc gia thì có thể khẳng định rằng đối với các khu rừng đặc
dụng nói chung, hiện nay trên toàn quốc có 168 khu rừng đặc dụng và 32 rừng
quốc gia. Về cơ bản các rừng quốc gia và rừng đặc dụng được thành lập khi người
dân đã ở trong đó rồi chứ không phải chúng ta thành lập rồi mà người dân mới kéo
đến. Năm 2008 ở khu Hoàng Liên ở trong đó có 6 xã có 14 thôn nằm trọn trong đó,
khi đó mới tính toán là để bảo vệ được vườn quốc gia Hoàng Liên thì hiện nay toàn
quốc có 2 mô hình: mô hình thứ nhất như ở Cúc Phương thì di toàn bộ dân ra bên
ngoài; mô hình thứ hai là như ở Y ông Đôn là chung sống với người dân. Sau khi
báo cáo với tỉnh thì đi đến 1 ý kiến là nếu năm 2008 mà di dời toàn bộ dân ra thì
hết khoảng 3000 tỷ, và trong khi đó năm 2008 tỉnh Lào Cai thu ngân sách dưới
1000 tỉ, nên câu chuyện là cả vấn đề. Sau đó có đề xuất mấy hướng và cho đến
ngày nay vẫn còn giá trị. Thứ nhất là chúng ta có 1 quan điểm là: cùng chung sống,


dân vẫn trong đó, hoạt động ở vườn QG cũng có thế nhưng làm sao đảm bảo hài
hòa thì thứ nhất là với nhiều cộng đồng thì có 1 số vườn QG kể cả như vườn QG
Hoàng Liên ngày nay đã tuyển các con em của các hộ gia đình vào trong đó làm

bảo vệ, rồi dẫn khách du lịch… tất cả những hoạt động. tức là họ cũng cùng tham
gia trong công tác bảo vệ rừng. Và ở đó hiện nay cũng có những bản đến vài chục
lao động của thôn đó được tham gia vào các hoạt động của vườn. Thứ hai là có 1
số bản họ tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, du lịch làng bản như vậy hình thức
thứ hai là tạo thu nhập cho họ để họ tham gia bảo vệ. Thứ ba là khoán cho công tác
bảo vệ, phát triển rừng theo Nghị định 168 và ngoài ra còn có một số hình thức
khác như vài nơi họ được hưởng dịch vụ môi trường rừng…. đối với các vườn
quốc gia mà có dân trong đấy thì chúng ta có hình thức để xử lí. Còn trước thì
chúng tôi có phương án quy hoạch 1 thôn mà trọng điểm trong công tác quản lí
bảo vệ rừng thì quy hoạch để đưa ra bên ngoài theo hình thức: các thế hệ già đã hết
sức lao động và phụ thuộc theo thì họ không ra, khi đó chúng tôi có đề xuất là đối
với tất cả những hộ có nam nữ thanh niên khi xây dựng gia đình thì đều được
chuyển ra vị trí quy hoạch mới, sau 5-10 năm thì sẽ kéo theo thế hệ trước ra thì sẽ
dần dần giảm bớt áp lực của người dân.
Thứ hai là đúng là hiện nay thì rừng giao cho cộng đồng nó còn rất thấp nhưng nó
có luật năm 2014 nó có cái khó là: không coi cộng đồng là 1 chủ thể - chính vì vậy
không thể giao được. Chính vì vậy cũng không thể giao được, nhưng để khắc phục
thì trong điều 8 của luật sửa đổi thì hiện nay cũng đưa vào rồi, còn nếu khi đó họ
không phải 1 chủ thể nên theo luật Dân sự quy định mà mình giao cho họ nay mai
có vấn đề gì xảy ra thì mình không xử lí được, đó là vấn đề.
Hiện nay ngoài những nội dung trên thì trong tồn tại của công tác quản lý bảo vệ
rừng còn những tồn tại. Thứ nhất về tranh chấp đất đai: cái này thì hầu như ở địa
phương nào cũng có và chính đây là 1 nguyên nhân hiện nay tạo ra công tác quản lí


bảo vệ rừng không được bền vững, rừng không được an toàn vì có hình thức trả thù
lẫn nhau, có những hình thức đốt để đạt được mục tiêu, phá rừng,…có những nơi
sau khi tranh chấp lẫn nhau để càn trở cho người đi vào chữa cháy rừng còn xếp đá
ngáng đường, đó là những cái hiện nay còn đang vướng phải. Thứ hai nữa là về
kinh phí hiện nay còn nhiều bất cập: thứ nhất cái kinh phí cho công tác quản lí, bảo

vệ và phát triển rừng đã ít rồi, nhưng còn cấp cực kì chậm, đối với năm 2016 mới
cấp được 50%, 50% mới cấp bù cho năm 2017 và đến tháng 7 vừa rồi Bộ tài chính
sau khi có QĐ 886 về chương trình mục tiêu thì cũng đã cấp nhưng địa phương
hiện nay chưa nhận được. Và đã cấp ít cấp chậm nhưng thậm chí về địa phương thì
câu chuyện cấp nó là cả 1 vấn đề, Đó là những tồn tại khó khăn. Cái nữa là do
người dân nghèo mà sống ở những khu rừng đặc dụng giàu tài nguyên nên việc
người dân vào đó để khai thác thì đó là đương nhiên. Còn về công ty Nông – lâm
nghiệp thì hiện nay đúng là cái khó khăn nhất là định giá đất, định giá tài sản .



×