Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

BÁO CÁO ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU MARKETING Đề tài : Khảo sát mức độ yêu thích thể loại nhạc dân ca Nam Bộ của người dân ĐồngTháp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.54 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA
KINH TẾ QUẢN TRỊ

BÁO CÁO
ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU MARKETING
Đề tài : Khảo sát mức độ yêu thích thể loại nhạc dân ca Nam Bộ của người dân Đồng
Tháp.
Giảng viên hướng dẫn:

Trần Trí Dũng

Mã môn học:
Thành viên nhóm:
Phù Tư Mẫn-2141069
Nguyễn Ngọc Minh HIền-2151292
Đặng Thành Trung-2130614
Nguyễn Tăng Trung-2152680
Nguyễn Hà Khánh Linh-2142291
Phạm Ngọc Gia Hân-2151297


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
---------BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU MARKETING
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ YÊU THÍCH ĐỐI VỚI THỂ LOẠI NHẠC DÂN CA
NAM BỘ


Phù Tư Mẫn-2141069
Nguyễn Ngọc Minh HIền-2151292
Sinh viên thực hiện:

Thành TrungNguyễn Tăng Trung-2152680
Nguyễn Hà Khánh Linh-2142291
Phạm Ngọc Gia Hân-2151297

Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:

Thầy Trần Trí Dũng

HK 17. 1A
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Chữ ký giảng viên
(Ghi rõ họ và tên)

CAM KẾT VỀ LIÊM CHÍNH TRONG HỌC THUẬT
Nhóm chúng tôi đã đọc và hiểu về các hành vi liêm chính học thuật. Nhóm chúng tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài này là do nhóm chúng tôi tự thực hiện và
không và không vi phạm về hành vi liêm chính học thuật.


Ngày tháng năm
Đại diện nhóm cam kết

TRÍCH YẾU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự du nhập mạnh mẽ
của các loại hình nghệ thuật nước ngoài mà các loại hình nghệ thuật truyền thống như
Dân ca Nam Bộ, Dân ca Bắc Bộ, Cải lương, … dần bị mai một, và chỉ còn một số
lượng ít người thưởng thức và sử dụng loại hình nghệ thuật truyền thống, điển hình là
dân ca Nam Bộ là loại hình nghệ thuật dân tộc mà nhóm chúng tôi hướng tới và muốn
đánh giá mức độ yêu thích hiện nay của mọi người, đặc biệt là khu vực Nam Bộ.
Dân ca Nam Bộ là tài sản phi vật thể quý giá của dân tộc Việt Nam nói chung và
người dân Nam Bộ nói riêng, là sự có mặt làm phong phú thêm kho tàng âm nhạc
nghệ thuật Việt Nam. Nó mang một màu sắc riêng biệt trong âm nhạc dân tộc, có tính


hấp dẫn riêng và yếu tố truyền cảm thông qua những câu chuyện được kể trong các
bài dân ca Nam Bộ. Do đó, dân ca Nam Bộ cần được bảo tồn, và lưu truyền qua các
thế hệ sau.
Nhóm chúng tôi thực hiện khảo sát “Đánh giá mức độ yêu thích đối với thể loại nhạc

dân ca Nam Bộ” với mong muốn biết được mức độ yêu thích đối với loại hình âm
nhạc truyền thống này cũng như việc lưu giữ, phát triển, và bảo tồn đối với dân ca
Nam Bộ ngày nay.

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên môn
học này – Thầy Trần Trí Dũng hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên bổ ích cho
chúng tôi cũng trong quá trình thực hiện báo cáo môn học này, đưa ra những kiến thức
đúng cho chúng tôi để chúng tôi hiểu được rõ về các vấn đề trong nghiên cứu
Marketing cũng như cách học tập đúng đắn đối với các môn học khác.
Đây là lần đầu tiên nhóm chúng tôi thực hiện một báo cáo nghiên cứu thực tế mà
nhóm chúng tôi được tiếp cận với quá trình nghiên cứu với các bước rõ ràng, do đó sẽ
không tránh khỏi những sai sót không đáng có trong bài báo cáo này. Chúng tôi mong
sẽ nhận được những nhận xét và góp ý chân thành từ giảng viên để bài báo cáo được
hoàn thiện và nhận được những lời khuyên tích cực.
Một lần nữa xin cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến giảng viên môn học – Thầy
Trần Trí Dũng.


MỤC LỤC
Nhận xét của giảng viên............................................................................................................
Trích yếu...................................................................................................................................
Danh mục hình ảnh...................................................................................................................
Danh mục bảng biểu.................................................................................................................
Danh mục từ ngữ viết tắt...........................................................................................................
Dẫn nhập...................................................................................................................................
Phần 1: Tổng quan
1. Giới thiệu chung về thể loại nhạc dân ca Nam Bộ..................................................
a. Dân ca Nam Bộ...........................................................................................
b. Các thể loại nhạc trong dân ca Nam Bộ......................................................

c. Sự hiện hữu trong thời nay..........................................................................
2. Lý do làm đề tài nghiên cứu...................................................................................
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................
4. Đối tượng và phạm vi khảo sát...............................................................................
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.................................................................................


Phần 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.......................................................................
1. Cơ sở lý thuyết........................................................................................................
a. Thuyết nhận thức-hành vi...........................................................................
b. Nhìn nhận “Mức độ yêu thích dân ca Nam Bộ” từ thuyết nhận thức
và hành vi....................................................................................................
2. Mô hình nghiên cứu “Mức độ yêu thích dân ca Nam Bộ”.....................................
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................
1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................
2. Thiết kế mẫu...........................................................................................................
3. Thiết kế công cụ thu thập dữ liệu............................................................................
4. Thiết kế thang đo....................................................................................................
Phần 4: Phân tích dữ liệu..........................................................................................................
1. Phân tích dữ liệu từ các phản hồi............................................................................
2. Thống kê – so sánh mức độ yêu thích thể loại nhạc dân ca Nam Bộ
Phần 5: Kết luận – Đánh giá.....................................................................................................
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................

DANH MỤC HÌNH ẢNH


DANH MỤC BẢNG BIỂU



DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT


DẪN NHẬP
Với sự du nhập và phát triển ngày càng nhanh chóng của các loại hình nghệ thuật và
âm nhạc hiện đại, thể loại nhạc dân ca, điển hình là dân ca Nam Bộ dần mất đi chỗ
đứng trong lòng khán/ thính giả Việt Nam. Mặc dù, dân cư ở các thành phố lớn trong
nước chỉ còn một số lượng ít người nghe và thưởng thức loại hình dân ca Nam Bộ,
nhưng ở các vùng ngoại ô và ở các tỉnh phía Tây Nam Bộ và Nam Bộ vẫn còn khá
nhiều người thưởng thức và yêu thích loại hình nghệ thuật này. Những lời ca, câu chữ
đi sâu vào lòng người ngày đó vẫn còn được nghe và hát lại trong thời đại hiện đại
hóa, công nghiệp hóa là sự giữ gìn và phát huy những bản sắc, văn hóa dân tộc Việt
Nam.
Qua bài báo cáo nghiên cứu marketing lần này, nhóm chúng tôi thực hiện khảo sát
“Mức độ yêu thích đối với thể loại nhạc dân ca Nam Bộ. Dân ca Nam Bộ là một loại
hình âm nhạc nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Không chỉ mang yếu tố bản sắc dân
tộc, thể hiện truyền thống đầy thi vị mà nó còn có những khía cạnh kể chuyện, khắc
họa những câu chuyện ý nghĩa từ xa xưa.
Đối tượng mà chúng tôi hướng tới khảo sát là người dân Nam Bộ, không phân biệt
tuổi tác hay nghề nghiệp mà nhóm chúng tôi muốn biết được mức độ yêu thích loại
hình âm nhạc nghệ thuật này, cũng như việc giữ gìn một thứ âm nhạc truyền thống và
niềm đam mê với nó. Qua đó, chúng tôi có thể biết được loại hình âm nhạc nghệ thuật
này có được truyền bá đúng cách và rộng rãi cho thế hệ các bạn trẻ ngày nay hay


không. Đó là một trong những mục đích mà chúng tôi muốn hướng tới. Do đó, chúng
tôi đã đặt ra mục tiêu cho bài báo cáo này như sau:
- Biết cách xác định vấn đề nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu, tìm dữ liệu cho
nghiên cứu, xác định mẫu, kỹ thuật đo và phân tích dữ liệu, và báo cáo kết quả
nghiên cứu.

- Vận dụng những kiến thức học được và những kỹ năng đã tích lũy được.
- Ứng dụng các lý thuyết đã học vào bài báo cáo đề bài báo cáo được hoàn
thiện.
- Cải thiện và nâng cao các kiến thức, kiến thức chuyên nghành, đồng thời luyện
tập và tích lũy các kỹ năng như, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết báo cáo,


PHẦN 1: TỔNG QUAN
1. Giới thiệu chung về loại hình âm nhạc dân ca Nam Bộ
Nói đến dân ca Việt Nam nói chung hay nói đến dân ca Nam Bộ nói riêng đều là âm
nhạc dân tộc mang tính truyền thống, đậm chất dân tộc học, mộc mạc và được lưu
truyền, giữ và sử dụng đến ngày hôm nay. Dân ca là thứ âm nhạc có tính truyền
miệng, nên bản thân nó cũng như dân ca Nam Bộ đều thể hiện tiếng nói, nỗi niềm,
con người của nhân dân, người lao động. Dân ca của mỗi nước, mỗi vùng, miền đều
có âm điệu và phong cách riêng biệt. Dân ca được phân theo vùng, miền như: dân ca
Bắc Bộ, dân ca Trung Bộ, dân ca Nam Bộ, và dân ca của các dân tộc vùng, miền khác
như Tây Bắc-Việt Bắc, Tây Nguyên, dân tộc Chăm, Khờ-me, Hoa.


Hình 1: Dân ca Việt Nam ngày xưa
Hình 2: Dân ca Bắc Bộ Việt Nam ngày xưa


Nhắc đến Nam Bộ, không chỉ có phong cảnh hữu tình, tài nguyên thiên nhiên phong
phú, … con người nguời dân Nam Bộ: họ chất phác, cởi mở, đầy tình người, … mà
phải kể đến thứ âm nhạc dân ca Nam Bộ: thứ âm nhạc mang âm hưởng dân ca, mộc
mạc với những ca từ dễ đi vào lòng người, gắn liền với con người, đời sống người dân
Nam Bộ. Đến nay Dân ca Nam Bộ hiện vẫn được sáng tác.

Hình 3: Vợ chồng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang-tác giả của nhiều công

trình nghiên cứu, sưu tầm về dân ca Nam Bộ, và lý Nam Bộ.
Xuống thăm miền sông nước Nam Bộ, ngồi trên chiếc ghe thoáng nghe được những
câu hò của người mẹ trong buồm ghe đang ru con ngủ hay đi ngang khu dân cư sẽ
thỉnh thoảng nghe được các bác, các cô ngồi hát các điệu lý, ngâm những câu thơ, trẻ
thơ chạy nhảy đọc những bài vè. Những khúc ca ngân lên gợi trong lòng mỗi người sự
biểu đạt ý nghĩa về tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa, những đức
tính tốt đẹp của người dân lao động, …
Dân ca Nam Bộ rất phong phú về thể loại như: Hò, Lý, Hát ru, Hát huê tình, Đồng
dao, Nói thơ, Nói vè, …
Hò và Lý là hai thể loại phổ biến và tiêu biểu cho Dân ca Nam Bộ
Lý là một thể loại dân ca của Việt Nam, có cả ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Các điệu
lý phát triển mạnh do đó nó chiếm tỷ lệ lớn trong dân ca Nam Bộ. Nó được sáng tác
dựa trên ca dao, và có những làn điệu cùng được sáng tác dựa trên một câu ca dao nên
các điệu lý rất phong phú.
Các điệu lý được sưu tầm và sử dụng phổ biến hiện nay là Lý cây bông, Lý con sáo,
Lý giao duyên, Lý đất giồng, Lý chúc rượu, … Nội dung các bài hát thể loại này thể
hiện ở nhiều khía cạnh. Mỗi điệu lý đều có nội dung thể hiện riêng, nói về kinh
nghiệm sản xuất thì có “Lý đất giồng”, … nói về những đức tính tốt của người dân lao
động thì có “Lý Ba Tri”, … nói về vẻ đẹp thiên nhiên thì có “Lý cây xanh”, nói về


châm biếm bọn cường hào thì có “ Lý bình vôi”, “Lý con chuột”, … Hệ thống ca từ
trong các bài lý là những câu ca dao có sử dụng đệm lót một số nhóm từ, cụm từ, tuy
là “hư từ” vô nghĩa nhưng nó giúp dễ đưa hơi, ngâm nga. Đồng thời, người hát lý
cũng thường hát xen vào các từ láy và các điệp ngữ trong điệp khúc của bài giúp cho
tiết tấu bài hát có mượt mà mà chặt chẽ. Sự phát triển của ca dao tạo nên sự phát triển
của các bài lý trong dân ca Nam Bộ. Ví như trong lời ca của bài Lý cây bông:
“Bông xanh bông trắng rồi lại vàng bông, ơi bạn ơi.
Bông lê cho bằng bông lựu ơi bạn ơi.
Là a í a đố nàng, bông rồi lại mấy bông là a í a đố nàng, bông rồi lại mấy

bông.
Bông xanh bông trắng rồi lại vàng bông, ơi bạn ơi.
Bông lê cho bằng bông lựu ơi bạn ơi.
Là a í a đố nàng, bông rồi lại mấy bông là a í a đố nàng, bông rồi lại mấy
bông”

Hình 4: Ý nghĩa trong nhạc lý Nam Bộ-ca ngợi vẻ đẹp sông nước dân tộc
Nhờ ca từ giản dị, dí dỏm, ngữ điệu vui tươi, bắt tai nên dù hát lý là quê mùa nhưng
vẫn đi vào lòng người, và vẫn được sử dụng đến ngày nay. Hát lý đã đi sâu vào sinh
hoạt đời sống người dân Việt Nam nói chung cũng như người dân Nam Bộ nói riêng
từ hàng ngàn năm trước, là một di sản văn hóa phi vật thể hiện tinh thần lạc quan, sức
sống mãnh liệt của dân tộc.
Bên cạnh những điệu Lý vui tươi, sinh động trong lời ca, nhạc điệu thì còn có
những điệu Hò trữ tình, tâm tình, mang hình ảnh của người lao động. Như lời ca trong
bài Hò kéo pháo dưới đây:
“Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo
Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi
Dốc núi cao đèo cao nhưng
lòng quyết tâm còn cao hơn núi
vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù
Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù.


Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo
Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi
Gà rừng gáy trên nương rồi dấn bước ta đi lên nào.
Kéo pháo ta sang (qua đèo) trước khi trời hửng sáng.
Sắp tới nơi còn một đợt nữa thôi.
Vai ướt đẫm sương đêm cùng mồ hôi.
…”

“Hò là một thể loại diễn xướng trong đời sống người Việt Nam từ thời xa xưa, khởi
nguồn từ tập quán sinh hoạt vùng chiêm trũng, diễn tả tâm trạng của người lao động.
Hò và Lý tuy có phần giống nhau nhưng Hò thường gắn liền với một động tác khi làm
việc còn Lý thì không.”
(Giáo sư Trần Văn Khê. Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam. Tp HCM:
nxb Trẻ, 2004, trang 81).
Hò-một thể loại của dân ca thường hát trong quá trình lao động, là nguồn lương
thực tinh thần của nhân dân Nam Bộ. Những câu ca điệu Hò giã gạo, Hò Cấy lúa, Hò
đối đáp nam nữ, Hò đố, Hò Cảnh Chùa, … ngân lên, thổn thức, văng vẳng, làm xao
động, trỗi dậy tinh thần người dân lao đông. Những câu ca đầy nhiệt huyết ấy khiến
những buổi đi cày, đi bừa dường như bớt cực hơn, những giọt mồ hôi lao động cũng
không còn mặn mà như đọng lại dư vị ngọt sau những câu hò ấy, thiên nhiên xung
quanh như đầy hứng khởi, và cũng là cây cầu giao duyên cho những mối tơ tình nam
nữ.
Nhịp điệu của các điệu hò rất gần với nhịp điệu lao động của người dân. Hò là một
điệu hát xướng, có khi đơn xướng, và có khi đông người xướng, có khi là đối đáp, và
có khi xô hoặc không có xô. Người xướng được gọi là hò cái, còn người xô gọi là hò
con.
Ở Nam Bộ, thì Hò Cấy Lúa hay còn gọi là Hò Cấy là một điệu hò rất cổ và đặc sắc,
thường được nam nữ hò giao duyên với nhau khi đi cấy lúa. Nó còn cho phép người
hò tự sáng tạo tùy theo trường hợp, bối cảnh, mỗi khi đối đấp hai bên nam-nữ có thể
trao đổi về hai thể loại là Hò Bắc Xác và Hò Nghạnh Trê.
Hò Bắc Xác có qui luật một bên đối và một bên đáp – nếu như bên nào không đối
hoặc đáp được thì sẽ bị người thắng cuộc rượt đuổi bắt cho bằng được mới thôi rồi
sau đó sẽ kết nghĩa thành vợ chồng với nhau. Lẽ dĩ nhiên là cuộc kết nghĩa này phải
có sự đồng thuận của hai bên cha mẹ trong gia đình.
Còn Hò Ngạnh Trê thì có qui luật hai bên hò đối đáp chọc ghẹo móc ngoéo lẫn nhau
cho đến khi một bên bị bí không thể đối đáp được nữa phải chịu thua và không được
hờn giận.
Tiết điệu và âm điệu trong các câu hò thay đổi khá nhiều và không hạn chế lời ca

trong một điệu hò, hò tùy hứng mà được sáng tác, tùy nội dung mà định hình nhạc.
Tuy nhiên, luôn có cung đoạn cho sự hô hứng và ngừng nghỉ.
Trong cách dùng từ, xưng hô khi hò, đôi khi có những từ lạ tai, nghe có vẻ phóng
khoáng, nhưng người ta không bắt lỗi nhau và xem như một cuộc trao đổi tâm tình.


Một số thể loại khác ít phổ biến hơn nhưng lại rất thân thuộc, gắn liền với đời sống
con người là Hát ru; Ngâm thơ, nói thơ; Vè.
Hát ru cũng là một thể loại âm nhạc dân gian Việt Nam, bắt nguồn từ truyền miệng
và được lưu truyền từ đời trước ra sau. Lời ca trong hát ru cũng gắn liền với con
người người nông dân, người dân lao động với ý nghĩa được các mẹ, các bà, các cô
nhắn gửi cho con, cho cháu khi còn nằm nôi về cuộc sống lao động, về những đức
tính tốt đẹp cần giữ.
Ngâm thơ, nói thơ nằm trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam, là di sản phi vật
thể cần giừ gìn và lưu truyền. Với ngâm thơ, nói thơ, cách đọc âm điệu, cung đoạn,
cách ngừng nghỉ và ngâm ca từ rất được chú trọng, nhất là khi xướng truyện thơ.
Vè-thể loại trong văn học, âm nhạc dân gian Việt Nam, là việc khen chê có ca vần.
Nó phản ánh những hiện thực ở những địa phương nhất định, bộc lộ, thể hiện thái độ
của người dân trước những sự việc, hiện thực đó.
Rõ ràng dân ca Nam Bộ không chỉ thể hiện, ca ngợi văn học dân tộc, mà nó còn
phác họa ra những khung cảnh lịch sử hào hùng, đẹp đẽ, anh hùng, bộc lộ tiếng nói,
nỗi niềm của con người người dân Nam Bộ nói riêng cũng như con người người dân
Việt Nam nói chung. Dân ca Nam Bộ có nét cổ truyền từ việc truyền miệng những
câu ca dao, những bài thơ, câu ca được lưu truyền qua nhiều thế hệ, qua hàng ngàn
năm văn hiến, tính dân tộc học.
Ngày nay, do ảnh hưởng của việc hội nhập văn hóa từ nhiều nước lân cận và các
nước phát triển, dường như các thể loại trong dân ca Việt Nam, đặc biệt là dân ca
Nam Bộ đã mất đi vị thế của mình. Nhạc trẻ Việt Nam, nhạc Pop, nhạc Hip-hop, nhạc
nước ngoài như KPop, … phát triển và du nhập mạnh để lại nền âm nhạc truyền
thống-dân ca, nhất là dân ca Nam Bộ chỉ còn các thế hệ trước-các ông, các bà, các cụ

và một số lượng nhỏ thanh thiếu niên hát xướng, sử dụng và lưu giữ.


Hình 7: Một tiết mục văn nghệ do các bạn học sinh thể hiện bài Lý kéo chài

Hình 8: Một tiết mục dân ca Nam Bộ được các bạn nhỏ thể hiện
2. Lý do làm đề tài nghiên cứu
Lý do thực hiện đề tài nghiên cứu mức độ yêu thích đối với loại hình âm nhạc dân
ca Nam Bộ:
Xuất phát từ lòng yêu nghệ thuật dân gian, đặc biệt với người dân Nam Bộ chúng
tôi là lòng yêu nghệ thuật dân ca Nam Bộ, chúng tôi muốn nghiên cứu về mức độ yêu
thích đối với loại hình dân ca Nam Bộ của người dân Nam Bộ cũng như người dân
đang sinh sống khu vực Nam Bộ.


Nhận thấy sự ngưng đọng của dân ca Nam Bộ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập thị
trường cũng như sự phát triển của khoa học-công nghệ khiến cho số lượng thanh niên,
thiếu niên ngày nay dần mất đi niềm yêu thích đối với âm nhạc dân tộc, đặc biệt là
dân ca Nam Bộ. Chúng tôi muốn truyền đi, lan truyền chút yêu thích của con người
Nam Bộ cũng như con người Việt Nam đến các bạn thanh niên, thiếu niên Việt Nam,
cũng như những ai đang và đã yêu thích dân ca Nam Bộ, những người nước ngoài yêu
thích văn hóa và dân ca Việt Nam và quan trọng là con người người dân Nam Bộ.
Chúng tôi không muốn những cống hiến cho âm nhạc, văn học, văn hóa Việt Nam
bị mài mòn và xấu hơn là bị biến mất. Thay vào đó, chúng tôi muốn những cống hiến
đó-những sáng tác, những tiết mục xướng hát được dàn dựng được lưu trữ và quan
trọng là những bản dân ca Nam Bộ tiếp tục được trình diễn, xướng hát và sáng tác
không chỉ cho thế hệ chúng tôi biết và thưởng thức mà còn cho những thể hệ trẻ sau
chúng tôi.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu bao gồm:

Xác định tỷ lệ những người biết đến dân ca Nam Bộ trong khu vực Đồng Tháp
Xác định tỷ lệ những người yêu thích dân ca Nam Bộ trong khu vực Đồng Tháp
Xác định nhóm tuổi mà những người thuộc nhóm tuổi đó yêu thích dân ca Đồng
Tháp
Đo lường được mức độ thưởng thức thường xuyên dân ca Nam Bộ của những người
yêu thích dân ca Nam Bộ trong khu vực Đồng Tháp.
Xác định hình thức mà những người yêu thích dân ca Nam Bộ thường thưởng thức
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Người dân từ độ tuổi 20 đến 60, không phân biệt giới tính.
Phạm vi nghiên cứu: Người dân Đồng Tháp đang sống ở Tây Nam Bộ
5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Xác định tỷ lệ những người yêu thích dân ca Nam Bộ trong khu vực Nam Bộ hiện
nay.
Xác định tần suất thưởng thức và hình thức thưởng thức dân ca Nam Bộ của những
người yêu thích dân ca Nam Bộ trong khu vực Nam Bộ để hiểu rõ tình trạng của dân
ca Nam Bộ hiện nay.
Đánh giá mức độ yêu thích dân ca Nam Bộ của những người yêu thích dân ca Nam
Bộ trong khu vực Nam Bộ từ đó có được cái nhìn đầy đủ về dân ca Nam Bộ cũng như
việc sử dụng và thưởng thức dân ca Nam Bộ hiện nay.


PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH SERVPERF
1. Cơ sở lý thuyết
1.1 Thuyết nhận thức-hành vi
Nhận thức: Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện
chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người
tư duy va không ngừng tiến gần đến khách thể.
Hành vi: Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam”, hành vi là xử sự của con người
trong một hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định.


Hình 9: Mô hình học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) của Albert
Bandura
Thuyết hành vi: Tác nhân kích thích Phản ứng Hành vi. Con người có phản ứng
do có sự thay đổi của môi trường để thích nghi. Như vậy, khi có một tác nhân kích
thích sẽ xuất hiện nhiều phản ứng của con người, nhưng dần dần sẽ có một phản ứng
có xu hướng lặp đi lặp lại do con người được học hay được củng cố khi kết quả của
phản ứng đó mang lại điều gì chúng ta mong đợi. Như vậy, theo thuyết này thì hành vi
con người là do chúng ta tự học mà có và môi trường là yếu tố quyết định hành vi (do
trời mưa, do kẹt xe nên đi học trễ, ...)
Thuyết nhận thức-hành vi (Thuyết trị liệu nhận thức-behavioral cognitive therapy):
Trên nền tảng là các ý tưởng hành vi hoặc trị liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của
nó với lý thuyết học hỏi xã hội (1).


Nội dung: Chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do các tác nhân kích
thích quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành vi, tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có
những suy nghĩ không phù hợp. Do đó, để thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng
ta cần thay đổi những suy nghĩ không thích nghi.
Mô hình:
S C R B
(Trong đó, S là tác nhân kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là kết quả hành
vi).
Theo sơ đồ thì S không phải nguyên nhân trực tiếp của hành vi mà thay vào đó là
nhận thức C là tác nhân kích thích, và kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng R.
Hai quan điểm về nhận thức và hành vi:
-

Các vấn đề nhân cách hành vi của con người được tạo bởi những suy nghĩ sai
lệch trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài. Con người nhận
thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài,

gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực.

-

Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ hành vi bẩm sinh), đều bắt nguồn
từ những tương tác với môi trường bên ngoài, do đó con người có thể học tập
các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này
sản sinh ra các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức.

 Cảm xúc, hành vi của co người không phải được tạo ra bởi hoàn cảnh, môi trường
mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và
được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải
nghiệm.
1.2 Nhìn nhận “Mức độ yêu thích dân ca Nam Bộ” từ thuyết nhận thức và
hành vi
Nhận thức ở trong vấn đề ở bài này là quá trình trao đổi giữa hai hay nhiều những ý
kiến, những tư tưởng khác nhau, cùng mong muốn thuyết phục người khác của sự
phản ánh thế giới khách quan trong ý thức về mức độ yêu thích dân ca Nam Bộ của
người dân Nam Bộ, tư duy đến khách thể-dân ca Nam Bộ.
Người dân khu vực Nam Bộ có biết đến thể loại nhạc truyền thống dân ca Nam Bộ,
đã từng nghe dân ca Nam Bộ.
Người được Nam Bộ không chỉ biết về dân ca Nam Bộ mà còn hiểu nó khác các
dòng dân ca Bắc Bộ, dân ca Trung Bộ và các vùng miền khác.
Hành vi là hành động mà những chủ thể được nhắc đến chọn để hành động.
Người dân khu vực Nam Bộ mong muốn thưởng thức thể loại nhạc dân ca Nam Bộ.
Người dân Nam Bộ đưa mong muốn được thưởng thức dân ca Nam Bộ thành hành
vi-đi thưởng thức hoặc học hỏi, sử dụng dân ca Nam Bộ.


2. Mô hình nghiên cứu “Mức độ yêu thích dân ca Nam Bộ”

2.1 Mô hình SERVPERF
Vào năm 1992, Cronin và Taylor đã cho ra đời mô hình SERVPERF thay thế cho
mô hình SERVQUAL.
Trong khi SERVQUAL cho rằng chất lượng dịch vụ sẽ được hình thành dựa trên
mức độ cảm nhận trừ đi độ kỳ vọng của khách hàng thì SERVPERF lại cho rằng độ
cảm nhận khách hàng sẽ dẫn thẳng đến chất lượng dịch vụ.
Mô hình SERVPERF vẫn sử dụng 22 phát biểu của mô hình SERVQUAL nhưng
lượt bước giá trị kỳ vọng.
Mô hình SERVPERF giúp người khảo sát rút ngắn thời gian hơn và bảng câu hỏi
gây thiện cảm với người trả lời hơn mô hình SERVQUAL.

Hình 10: Mô hình SERVPERF

-

Độ tin cậy (Reliability): Cho biết năng lực thực hiện dịch vụ đúng như cam

-

kết.
Đáp ứng (Responsiveness): Mức độ sẵn lòng đáp ứng mọi yêu cầu của khách
hàng từ doanh nghiệp.


-

Đồng cảm (Empathy): Cho biết mức độ hiểu về khách hàng của doanh nghiệp,
mức độ quan tâm, chăm sóc, tạo cho khách hàng cảm giác thân thuộc và thoải

-


mái.
Đảm bảo (Assurance): Cho biết mức độ chuyên nghiệp, tận tâm của doanh

-

nghiệp để gây dựng niềm tin trong khách hàng.
Phương tiện hữu hình (Tangibles): Thể hiện qua cơ sở vật chất của doanh
nghiệp, đồng phục, các thiết bị hỗ trợ …

2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nhóm chúng tôi chọn mô hình SERVPERF làm cơ sở để thực hiện khảo sát
đánh giá mức độ hài lòng của người xem.
Mô hình này giúp nhóm chúng tôi dễ dàng biết được mức độ hài lòng của
khách hàng thông qua chất lượng dịch vụ và thêm vào đó có thể biết thêm nhân tố nào
giúp nâng cao mức độ hài lòng.
Mô hình SERVPERF còn giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời tăng sự tin cậy và
ổn định ở số liệu thu thập được.
Kết quả khảo sát dựa theo mô hình SERVPERF được sử dụng để đưa ra các đề
xuất làm tăng độ hài lòng của khách hàng hơn.
2.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
Trước khi cho ra mô hình khảo sát hoàn chỉnh, nhóm chúng tôi thực hiện
nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu 10 người về các câu hỏi được đưa ra
dựa theo mô hình SERVPERF. Từ kết quả thu được, chúng tôi đã cho ra được mô
hình nghiên cứu hiệu chỉnh như sau:


Hình 11: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

-


(I1) Tin cậy: Sự gây dựng lòng tin của người nghe
(I2) Đáp ứng: Dân ca Nam Bộ có đáp ứng được nhu cầu giải trí hay không
(I3) Đảm bảo: Dân ca Nam Bộ có phù hợp với mọi lứa tuổi hay không?
(I4) Đồng cảm: Dân ca Nam Bộ có cho phép người xem đóng góp ý kiến và

-

thu nhận ý kiến người xem hay không?
(I5) Phương tiện hữu hình: Chất lượng đường truyền có tốt hay không?

PHẦN 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Với đề tài “đánh giá mức độ yêu thích loại hình nghệ thuật dân ca Nam Bộ của
người dân Đồng Tháp” nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên phương pháp
nghiên cứu mô tả thông qua hai bước nghiên cứu là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức.
1.

Nghiên cứu mô tả


Mục tiêu nghiên cứu mô tả:
-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình yêu mà mọi người đã dành cho

thể loại nhạc dân ca Nam Bộ thông qua các thang đo (thứ tự, khoảng, chỉ
danh,…)
Ước lượng các khoảng về (độ tuổi, mức độ yêu thích, tần suất,…) sao
cho phù hợp nhất với nhu cầu, sở thích, thói quen của mọi người dành cho

dòng nhạc này.
Khai thác thông tin và khám phá các thành tố thiếu, thừa hoặc ít ảnh
hưởng đến mục tiêu của bài nghiên cứu.
2. Nghiên cứu định lượng

Với bước nghiên cứu định lượng, nhóm chúng tôi đã tiến hành thực hiện
nghiên cứu với kích thước mẫu lớn (500 mẫu), thông qua bảng câu hỏi và được
xử lý dữ liệu dựa trên phương pháp thống kê mô tả .
3. Quy trình đo lường mức độ yêu thích loại hình nghê thuật Dân ca
Nam Bộ - Đồng Tháp

Mục tiêu nghiên cứu
Chọn các thang đo

Nghiên cứu mô tả
Nghiên cứu định lượng

Thảo luận kết quả

Giải pháp

Hình 12: Quy trình đo lường mức độ yêu thích loại hình nghệ thuật dân ca
Nam Bộ- Đồng Tháp
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu đó chính là “Đánh giá mức độ yêu
yêu thích loại hình nghệ thuật dân ca Nam Bộ- Đồng Tháp”
Bước 2: Tiến hành bước nghiên cứu định tính để hoàn thành bảng câu hỏi
nhằm phục vụ cho bước nghiên cứu định lượng.
Bước 3: Tiến hành nghiên cứu định lượng để khảo sát về mức độ yêu thích
loại hình nghệ thuật dân ca Nam Bộ- Đồng Tháp.



Bước 4: Tiến hành tổng hợp kết quả nhằm đưa ra kết luận chuẩn xác nhất có
thể về mức độ yêu thích loại hình nghệ thuật dân ca Nam Bộ-Đồng Tháp.
Bước 5: Đưa ra những kiến nghị thích hợp.
3.1

Nghiên cứu chính thức

a) Thiết kế bảng câu hỏi
Sau quá trình nghiên cứu mô tả, bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm 3
phần chính với các câu hỏi mở đầu đẻ tìm hiểu thông tin chung, thứ hai là
các câu hỏi về sự hiểu biết về mức độ yêu thích, cuối cùng là các câu hỏi
về mức độ thường xuyên và hình thức tiếp cận.
Phần 1: Câu hỏi thông tin chung

Giới tính

Độ tuổi

Quê quán

Nơi ở hiện tại
Phần 2: Sự hiểu biết và mức độ yêu thích nghệ thuật dân ca Nam Bộ.
Phần 3: Mức độ thường xuyên và tiếp cận.
b) Thiết kế mẫu
Nghiên cứu chính thức tổng bộ: 500 mẫu.
Sau khi xác định được kích thước mẫu nhóm sẽ loại trừ số lượng
những người không yêu thích nghệ thuật dân ca Nam Bộ, và khảo sát sai đối
tượng. Nhóm chúng tôi đã sử dụng một cách duy nhất để thu thập dữ liệu và
bảng câu hỏi trực tiếp.


PHIẾU KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ YÊU THÍCH ĐỐI VỚI LOẠI
HÌNH NGHỆ THUẬT DÂN CA NAM BỘ
Thân chào anh/ chị,
Chúng tôi là nhóm sinh viên thuộc ngành Marketing, khoa Kinh tế và Quản trị của
Trường Đại học Hoa Sen. Với mong muốn hiểu được mức độ yêu thích và ứng dụng
của Dân ca Nam bộ cũng như thái độ về việc giữ gìn loại hình nghệ thuật này,chúng
tôi mong anh/chị dành ra một chút thời gian thực hiện khảo sát cùng chúng tôi.
Trong phiếu khảo sát này, không có quan điểm hay thái độ nào là tuyệt đối và nhất
định, vì vậy mong anh/ chị cung cấp cho chúng tôi thông tin chính xác; tất cả những
thông tin do anh/chị cung cấp đều có ý nghĩa đối với chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe đến anh/ chị!
Câu hỏi thông tin
1. Giới tính
 Nam
2. Độ tuổi

 Nữ

 Dưới 20 tuổi
 Từ 21 – 30
 Từ 31 - 40
 Từ 41 – 50
 Từ 51 – 60
 Từ 61 trở lên
3. Quê quán:......................................................................................................................
4. Thành
phố/
tỉnh
thành

anh/chị
đang
ở……………………………………………………………………………..
Câu hỏi khảo sát


×