Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Nghiên cứu quy luật tiến hóa vùng cửa sông Hồng trêncơ sở phân tích ảnh viễn thám và tài liệu địa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Nghiên cứu quy luật tiến hóa vùng cửa sông Hồng trên
cơ sở phân tích ảnh viễn thám và tài liệu địa chất
SINH VIÊN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tạ Thị Thanh Nga (NT)
Trương Thị Hồng Nhung
Lê Thành Tuyên
Đinh Văn Trường
Vũ Ngọc Tuyên

TS. Hoàng Văn LongGV. Đào Văn
Nghiêm

`

HÀ NỘI – 20132014
[1]


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BÁO CÁO


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Nghiên cứu quy luật tiến hóa vùng cửa sông Hồng trên
cơ sở phân tích ảnh viễn thám và tài liệu địa chất
TRƯỜNG ĐH. MỎ-ĐỊA CHẤT

NHÓM TRƯỞNG

Tạ Thị Thanh Nga

HÀ NỘI – 20132014

[2]


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sông Hồng là một con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này chảy
qua hầu hết các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Là nguồn cung cấp nước cũng như các
vật liệu trầm tích, tạo ra các mô hình sinh thái ven sông. Vì thế nên sông Hồng có ý
nghĩa rất lớn trong việc xây dựng phát triển của dân cư đồng bằng Bắc Bộ nói
chung. Sông Hồng đã có từ hằng nghìn năm nay, đã trải qua rất nhiều sự biến đối
bởi các vận động kiến tạo và các tác động của các hoạt động nhân sinh như đắp
đập xây hồ làm thủy điện...Các hoạt động này đều tác động trực tiếp đến sông
Hồng và cũng là một phần nguyên nhân gây nên sự biến đổi của cửa sông Hồng.
Dẫn tới việc tích tụ và xói lở các bờ sông thay đổi cửa sông hoặc dịch chuyển cửa
sông.
Đối với tỉnh Nam Định là một tỉnh ven biển có đường bờ biển dài 72km.
Khu vực tỉnh Nam Định chủ yếu phát triển bằng các nghành nông, ngư nghiệp như
trồng lúa, nuôi ngao, tôm, cá. Khu vực này là nơi có cửa Ba Lat, là cửa chính của

sông Hồng đổ ra biển. Có các đầm phá mới được hình thành do sự tích tụ của vật
liệu trầm tích được cung cấp từ sông Hồng. Vườn quốc gia Xuân Thủy là một phần
đầm phá được bồi tụ lên từ vật liệu của sông Hồng. Tuy nhiên việc bồi tụ tạo nên
các đầm phá của con sông này có ảnh hưởng tới quy hoạch phát triển kinh tế của
vùng Nam Định như thế nào thì cần phải nghiên cứu thêm.
Từ trước đến nay đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về sự xói lở và bồi tụ
tại cửa Ba Lạt và ven biển Nam Định. Nhưng chưa có đề tài nào nói rõ được tính
quy luật cũng như các nguyên nhân chính gây ra sự bồi tụ xói lở mag tính quy luật
này. Hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây dù có sử dụng các phần mềm như
viễn thám GIS thì vẫn còn xơ xài. Ngoài ra các công trình nghiên cứu trước đây
chỉ đưa ra được các kết quả về các vùng bồi tụ, xói lở. Chưa có đề tài nào đưa ra ý
kiến về sự ảnh hưởng và từ đó đưa ra định hướng phát triển kinh tế vùng. Chính vì
thế nên chúng em đã chọn đề tài “Nghiên cứu tiến hóa vùng cửa sông Hồng trên

[3]


cơ cở phân tích ảnh viễn thám và tài liệu địa chất” để làm đề tài nghiên cứu khoa
học.

1. Mục tiêu
Đề tài có hai mục tiêu chính sau:
-

Diễn biến và quy luật biến đổi hình thái bãi bồi vùng cửa sông Ba Lạt và tình
trạng xói lở - bồi tụ đường bờ biển hai huyện Giao Thủy, Hải Hậu.

-

Đánh giá các nhân tố tác động tới quy luật biến đổi hình thái cửa sông và

đường bở.

2. Nội dung – nhiệm vụ đề tài
Nội dung nghiên cứu:
+ Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội và tự nhiên của vùng Nam Định ở ven sông và
ở gần khu vực cửa sông.
+ Ứng dụng viễn thám: Sử dụng ảnh vệ tinh để kết hợp giải đoán hình ảnh xem xét
sự biến động thay đổi đường bờ biển sự dịch chuyển dòng của dòng sông, cửa sông. Xem
xét tới sự bồi tụ và xói lở tạo nên các bãi bồi đầm hồ.
+ Phân tích sự biến đổi của cửa Sông, các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
tới hoạt động biến đổi ở khu vực Quất Lâm – Hải lý TP.Nam Định, tỉnh Nam Định.
+ Đề xuất các giải pháp nghiên cứu ổn định, quy hoạch và phát triển cho vùng này.
Nhiệm vụ đề tài:
+ Khảo sát thực địa.
+ Xem xét tổng quan về sự biến đổi của sông Hồng trong lịch sử.
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động.
+ Làm rõ hiện trạng biến đổi cửa sông dịch chuyển dòng và bồi tụ vật liệu trầm
tích ở cửa Ba Lạt.
+ Đề xuất các giải pháp hạn chế khắc phục, quy hoạch phát triển phù hợp.
3. Phương pháp nghiên cứu
[4]


a..Phương pháp khảo sát và nghiên cứu thực địa
Là phương pháp truyền thống luôn được thực hiện trong công tác điều tra cơ bản
về các hiện tượng tai biến tự nhiên, phương pháp giúp ta có cái nhìn tổng quan về khu vực
nghiên cứu, hiện trạng xói lở - bồi tụ khu vực cửa sông và ven biển. Đồng thời thu thập số
liệu, tài liệu thực tế phục vụ cho công tác trong phòng; xác định hình thái địa mạo ven
biển.
Các số liệu và kết quả thu được từ phương pháp này là cơ sở cho việc xác định

hiện trạng và nguyên nhân gây xói lở - bồi tụ.
b..Phương pháp nghiên cứu địa mạo
Phương pháp này cho phép phân tích định lượng địa hình, bề mặt địa hình khu vực
nghiên cứu bao gồm: nghiên cứu đặc điểm hình thái cũng như biểu hiện của chúng trên
ảnh viễn thám và bản đồ địa hình, nghiên cứu hình thái địa hình, độ cao tuyệt đối, độ cao
tương đối, độ dốc,…Từ đó nhận diện các roi cát, vùng xói lở - bồi tụ để đưa ra các
nguyên dân, quy luật tiến hóa vùng cửa sông.
c. .Phương pháp viễn thám và GIS
Phương pháp viễn thám và GIS là phương pháp hữu ích trong nghiên cứu, đánh giá
hiện trạng và dự báo biến động môi trường, trong đó rất có ý nghĩa đối với nghiên cứu xói
lở - bồi tụ đới ven biển. Các thế hệ ảnh vệ tinh, ảnh máy bay được chụp và các hệ thống
bản đồ đo vẽ trong các thời gian khác nhau là cơ sở quan trọng trong công tác nghiên cứu.
Để nhận biết được sự biến động đường bờ ta đối chiếu ảnh bản đồ cùng tỷ lệ có các thời
điểm đo vẽ và chụp khác nhau. Do đó, nếu bờ dịch chuyển về phía lục địa thì bờ bị xói,
nếu bồi thì bờ dịch chuyển ra phía biển. Phương pháp chủ đạo được xử dụng trong bài cáo
này là giải đoán bằng mắt trên máy tính với sự trợ giúp của các dữ liệu liên quan đến
đường bờ như : địa hình, thủy văn, … được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu và có thể hiện thị
đồng thời với ảnh vệ tinh.
Để có được bức tranh tổng quát về hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ biển cửa Ba Lạt,
chúng tôi sử dụng ảnh vệ tinh các năm 1975,1989,2001,2003,2005 và 2013 để nắm bắt
những biến động về khu vực ven bờ biển cửa sông. Từ kết quả giải đoán ảnh vệ tinh tiến

[5]


hành truy nhập các thông tin vào phần mềm Mapinfo để thành lập sơ đồ biến động đường
bờ và tính toán số liệu về sự bồi tụ và xói lở qua các giai đoạn.
Phần mềm EnVi 4.7
EnVi được thiết kế dựa trên ngôn ngữ lập trình IDL (Interactive Data Language) là
ngôn ngữ lập trình có cấu trúc và cung cấp khả năng thích hợp giữa xử lý ảnh và khả năng

hiện thị với giao diện đồ họa dễ sử dụng điểm mạnh của EnVi là : 1 – khả năng kết hợp
cách tiếp cận theo fule ảnh (file – based ) và theo kênh ( bandbased); 2 – khả năng xử lý
và phân tích đa kênh/ đa dữ liệu; 3 – khẳ năng mở rộng và đưa thêm những modul phân
tích xử lý và phân tích ảnh với các kích cỡ và định dạng ảnh khác nhau; 4 – hoàn thiện
nhều công cụ phân tích phổ với các thuật toán hoàn chỉnh và khả năng tích hợp với GIS.
Sau đây là quy trình xử lý ảnh viễn thám:

B
B
B
1
2
3
4
5
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
-

Ý nghĩa khoa học: Hiện nay các phương pháp truyền thống gặp nhiều khó khăn
trong việc nghiên cứu sự biến động đường bờ. Bởi lẽ các phương pháp này chỉ
có thể nghiên cứu đường bờ hiện tại, khó có thể đưa ra quy luật của chúng ở
những khoảng thời gian nhất định. Việc sử dụng công nghệ viễn thám và GIS
mang lại hiệu quả rất lớn. Nó có thể liên kết thông tin khu vực nghiên cứu trong
nhiều năm, giúp nhà địa chất rút ngắn thời gian nghiên cứu và đánh giá sự thay
đổi đường bờ trong khoảng thời gian dài một cách nhanh chóng.

-

Ý nghĩa thực tiễn: Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng
trong việc định hướng, quy hoạch trong việc phát triển kinh tế vùng Nam Định

[6]


nói riêng và các tỉnh ven biển nói chung. Đồng thời đưa ra các biện pháp phòng
chống và giảm thiểu tai biến xói lở góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững
kinh tế vùng
Đề tài được thực hiện và hoàn thành dưới sự tài trợ của Trường Đại học Mỏ-Địa
chất và có sự hướng dẫn của TS. Hoàng Văn Long. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn
đơn vị tại trợ là Trường Đại học Mỏ - Địa chất, thầy giáo hướng dẫn và bạn bè, đồng
nghiệp đã cung cấp tài liệu và tư vấn kỹ thuật để tập thể tác giả hoàn thành báo cáo này.

[7]


CHƯƠNG I : -TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I.1. Khái quát điều kiện tự nhên, kinh tế - nhân văn
I.1.1. Vị trí địa lí, đặc điểm địa hình
Khu vực nghiên cứu thuộc hai huyện Giao Thủy và Hải Hậu, dọc bờ biển từ cửa
Ba Lạt đến xã Hải Lý (Hình I.1). Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định thuộc đồng
bằng sông Hồng, phía Bắc là huyện Tiền Hải( Thái Bình), phía Tây giáp huyện Trực Ninh
và Xuân Trường, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông, tọa độ từ 20 o13’03’’ vĩ độ bắc
106o28’46’’ kinh độ đông ( Bến cá Giao hải) đến 20o06’23’’ vĩ độ bắc 106o17’32’’ kinh độ
đông ( xã Hải Lý).

Hình I.1.: Vị trí khu vực nghiên cứu
Địa hình khu vực nghiên cứu chủ yếu là địa hình đồng bằng ven biển tương đối
thấp, độ cao dao động từ 0,0 đến 1,5 m, một số nơi cao 2,0-3,0 m là đỉnh các cồn cát cổ
ven biển. Địa hình nhân tạo bao gồm các hệ thống đê biển.
I.1.2. Điều kiện khí hậu
[8]



Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định chịu tác động của hai
hệ thống gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 –
24oC, tháng lạnh nhất là tháng 12, 1, nhiệt độ trung bình từ 16 – 17 oC; tháng 7 nóng nhất,
nhiệt độ khoảng trên 29oC.
Mùa đông thịnh hành các hướng gió bắc và đông bắc, mùa hè chủ yếu là gió nam
và đông nam.Thời gian chuyển mùa, gió đông là hướng gió chính. Khi xuất hiện các
nhiễu động thời tiết đặc biệt như giông, lốc, bão,… tốc độ gió có thể lên tới 40-45 m/s.
Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Tỉnh Nam
Định thuộc vịnh Bắc Bộ và hàng năm chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới hay áp suất thấp.
Mỗi năm trung bình có 4 đến 6 cơn bão, chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 10. Năm 2005,
Nam Định cũng bị chịu thiệt hại do cơn bão lớn nhất trong vòng 100 năm. Nhiều khu vực
trong tỉnh bị ngập lụt khi nhiều đoạn đê biển bị vỡ do bão gây ra.
Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ
1,6 – 1,7 m lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.
I.1.3. Chế độ hải văn
Đặc điểm thủy văn sông ngòi
Là bộ phận ven biển đông nam của châu thổ sông Hồng, có khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm,
nguồn nước của tỉnh Nam Định rất phong phú, nhưng biến đổi theo mùa và chịu ảnh
hưởng của thủy triều. Từ khi con người đắp đê kiên cố để khai thác tự nhiên, thì sự giao
lưu giữa hai nguồn nước là nguồn tại chỗ do mưa cung cấp và nguồn từ sông Hồng và các
chi lưu bị xáo trộn. Con người phải xử lý sự xáo trộn do mình gây ra khi muốn sớm thâm
canh đồng bằng bãi bồi hàng năm bị ngập lụt, bằng một hệ thống kênh mương rải khắp
đồng ruộng và các trạm bơm tưới, tiêu và cống tưới tiêu dày đặc ven sông, mà điển hình
là dọc sông Sắt và sông Ninh Cơ.
Mật độ lưới sông trong tỉnh không đủ để tiêu hết nước dư thừa trong mùa mưa lũ,
khiến cho rải rác khắp nơi đều có vùng úng ngập tạm thời, riêng ô trũng Vụ Bản – Ý Yên
có thêm những vùng ngập úng thường xuyên chưa tiêu thoát được. Tuy nhiên nếu khai

[9]


thác hợp lý, phù hợp với điều kiện địa – sinh thái, thì vùng ngập úng cũng có những thuận
lợi riêng, chưa chắc đã thua kém về hiệu quả kinh tế.
Trong tỉnh có khoảng 530,1km sông ngòi, trong đó có 16 sông ngòi dài trên 10km
với tổng chiều dài là 430,4km riêng bốn sông lớn (Hồng, Đáy, Nam Định, Ninh Cơ) dài
251km. Như thế, mật độ mới đạt 0,33km/km2. Vì vậy hệ thống kênh mương trong tỉnh
phải bù vào, đặc biệt là vùng giáp biển vì còn thêm nhu cầu rửa mặn. Với địa hình bãi bỗi
châu thổ, mà sự bồi đắp là do sông chuyển dòng liên tục, thì hệ thống hồ móng ngựa – di
tích của những khúc uốn cũ đã bị cắt qua và bồi lấp một phần, phải dầy đặc. Nguồn nước
ngầm trong tỉnh khá phong phú và phân bố làm hai tầng. Do lịch sử địa chất kiến tạo, có
sự phân bố nước ngầm khác nhau giữa phần phía tây đứt gãy kiến tạo qua vùng núi Gôi
sụt nông và phần phía đông sụt sâu.
Chế độ hải văn ven bờ
Thủy triều. Hoạt động thủy triều của khu vực nghiên cứu cũng mang đặc điểm
chung của vùng ven biển đồng bằng Bắc bộ, trung bình thủy triều lên cao từ 1,6 – 1,7 m,
cao nhất là 3,3 m, thấp nhất 0,1 m. Thủy triều gây ra tình trạng nhiễm mặn và tăng mực
nước ở các sông gần bờ biển, và đồng thời các sông và hệ thống kênh thủy lợi khu vực xa
bờ biển. Thủy triều cũng ảnh hưởng đến dòng chảy sông Hồng và sông Đáy, gây ra sự bồi
đắp phù sa của hai sông này. Nhiều bãi bồi được hình thành như Cồn Lu, Cồn Ngạn
(huyện Giao Thủy), hay Cồn Xanh và Cồn Mờ (huyện Nghĩa Hưng).
Dòng triều. Ở các vùng bãi triều ngập nước khi triều lên, nổi cạn khi triều xuống,
qua quan sát thấy trong diện tích bãi triều này có các dòng triều lớn thường xuyên có
nước, nơi có các thuyền nhỏ có thể ra vào, còn lại là các dòng tạm thời. Độ dài các dòng
triều ở đây không lớn, thay đổi từ 1 - 2 km. Hướng chảy gần như bắc nam hoặc lệch đông
bắc - tây nam.
Dòng sóng, gió.Dọc theo đới ven bờ khu vực đồng bằng Bắc Bộ thường có các dòng
chảy do hoạt động của sóng, gió tạo ra. Hướng chảy chung của các dòng chảy này là đông
bắc - tây nam. Tuy nhiên qua quan sát của nhiều nhà nghiên cứu thấy rằng dòng chảy này

khi đến gần cửa Đáy lại đổi hướng bắc- nam do tác động của dòng chảy của sông Đáy.
Yếu tố này phần nào hạn chế sự tương tác vật liệu do dòng sóng và dòng sông đưa đến
[10]


vùng.Tuy nhiên,Chế độ dòng chảy vùng biển ven bờ Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ
của hai mùa gió (Đông bắc và TTây nam) đồng thời cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của
yếu tố địa hình đáy biển và hình thái, địa mạo đường bờ. Xu hướng chung của dòng chảy
ven biển là từ bắc xuống nam (Hình I.2).
ri

Mùa hè

Mùa đông

Hình I.2:. Sơ đồ dòng hải lưu khu vực Vịnh Bắc Bộ mùa hè và mùa đông
Trong vịnh Bắc Bộ cả mùa đông và mùa hè đều tồn tại một xoáy thuận có tâm nằm
ở khoảng giữa vịnh. Mùa đông tâm này dịch xuống phía nam còn mùa hè thì dịch lên phía
bắc. Như vậy vùng biển từ Móng Cái tới đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) thuộc rìa phía tây của
hoàn lưu này nên cả hai mùa đông và hè đều có dòng thường kỳ có xu hướng từ bắc
xuống nam. Chế độ dòng hải lưu có tác động đến đặc điểm phân bố của các trầm tích bãi
triều hiện đại khu vực cửa sông ven biển.
Sóng biển. Sóng biển tham gia mạnh mẽ vào quá trình di chuyển vật liệu cũng như
phá hủy đường bờ và lắng đọng vật liệu. Các đặc trưng của sóng ở vùng biển ven bờ Việt
Nam phụ thuộc chủ yếu vào chế độ gió của hai mùa chính (mùa đông và mùa hè) và đặc
điểm địa hình (Bảng I.1).
[11]


Bảng I.1. Các đặc trưng của sóng vùng ven bờ biển đoạn Quảng Ninh đến

Thanh Hóa
Đặc trưng
Mùa đông
Mùa hè
Hướng thịnh hành

Đông-bắc, đông

Nam, đông-nam

Độ cao trung bình (m)

0,5-0,75

0,50-0,75

Độ cao cực đại (m)

2,5-3,0

3,0-3,5

Có thể nhận thấy, khu vực nghiên cứu chịu tác động của sóng biển theo hướng đông,
đông bắc về mùa đông và nam, đông nam về mùa hè.
I.1.4. Điều kiện kinh tế
Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng –
Hạ Long. Tỉnh có thể tận dụng lợi thế của mạng lưới giao thông, bao gồm đường sắt
xuyên quốc gia, quốc lộ số 1, 10, 21 và đường bờ biển dài 72 km, hệ thống sông Hồng,
sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ, nhiều cảng sông, cảng biển Thịnh Long đang trong
giai đoạn xây dựng. Đây cũng là điều kiện ưu đãi để mở rộng trao đổi thương mại và xã

hội trong phạm vi tỉnh, quốc gia và với các quốc gia khác, nhằm nắm vị trí dẫn đầu trong
việc hoạch định chính sách kinh tế và phát triển xã hội khu vực đồng bằng phía Nam sông
Hồng.
Trong 2 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh đã hoàn thành thu hoạch cây vụ đông với
tổng diện tích 15.463ha, tăng 24,5% so với vụ đông năm 2013; năng suất và sản lượng
cây vụ đông cao hơn năm trước. Đến ngày 3-3-2014, toàn tỉnh đã gieo cấy 73.990ha lúa
xuân, đạt 99% diện tích; trong đó diện tích gieo sạ là 15.882ha, chiếm 21,5%. Diện tích
lúa xuân bị ảnh hưởng do thời tiết đã được khắc phục là 14.255ha; trong đó có 6.359ha
phải cấy, sạ lại, 7.896ha dặm tỉa. Sản lượng thủy sản 2 tháng đầu năm ước đạt 15.350 tấn,
tăng 2% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó khai thác đạt 6.780 tấn, tăng 0,2%, nuôi trồng
đạt 8.570 tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Có 174/200 xã, thị trấn (bằng 87%) đã hoàn
thành công tác DĐĐT; số thửa bình quân sau dồn, đổi đạt 2 thửa/hộ. Chỉ số sản xuất công
nghiệp tăng 7,4% so với cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 5.900 tỷ đồng,
tăng 19,2% so với cùng kỳ. Có 24/30 sản phẩm chủ yếu tăng so với cùng kỳ. Kim ngạch
xuất khẩu toàn tỉnh đạt trên 47,7 triệu USD, tăng 14,3%. Tổng thu ngân sách Nhà nước
tăng 48% so với cùng kỳ 2013, đạt 513 tỷ đồng, bằng 20% dự toán. Đến ngày 28-2-2014,
[12]


các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh có số dư nguồn vốn huy động ước đạt 20.140 tỷ
đồng; tổng dư nợ cho vay đạt 21.830 tỷ đồng. Cấp mới đăng ký kinh doanh cho 69 doanh
nghiệp và 8 chi nhánh văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký trên 240 tỷ đồng.
Đặc biệt, du lịch sinh thái biển là một trong những ngành kinh tế giàu tiềm năng
của huyện Giao Thủy với khu du lịch nghỉ mát tắm biển Quất Lâm, Vườn Quốc gia Xuân
Thủy và Khu nghỉ dưỡng Giao Phong nằm trong chuỗi liên kết các tour du lịch văn hóa lịch sử nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng: - Khu di tích Phủ
Giầy - Cụm di tích đền Trần- Làng trồng cây cảnh Vị Khê- Chùa Cổ Lễ- Khu lưu niệm cố
Tổng Bí thư Trường Chinh ( Nam Định)- Khu du lịch Tràng An- Bái Đính (Ninh Bình)...
Ngoài việc đầu tư, quy hoạch xây dựng những khu du lịch tiềm năng, Giao Thủy tiếp tục
duy trì và mở rộng loại hình du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho du khách tiếp cận với
cộng đồng dân cư địa phương thân thiện, mến khách và những nét sinh hoạt văn hóa, tín

ngưỡng đặc sắc của nền văn minh lúa nước đồng bằng châu thổ sông Hồng.
I.1.5. Điều kiện văn hóa – xã hội
Nam Định là một tỉnh có bề dày văn hóa và truyền thống hiếu học của cả nước. Sở
Giáo Dục cũng như Đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia nhiều năm xếp thứ nhất toàn
quốc
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, có thể nói đây là một ngôi trường được
thừa kế và phát huy những truyền thống quý giá của Trường Thành Chung Nam Định xưa
và được xếp vào hạng hàng đầu của cả nước về thành tích học tập. Ngoài ra, có một số
ngôi trường khác cũng khá nổi bật là các trường THPT Giao Thủy A, (trường THPT
Chuẩn quốc gia năm 2003), THPT Trần Hưng Đạo(trường THPT Chuẩn quốc gia năm
2009), Nguyễn Khuyến, Hải Hậu A (trường chuẩn quốc gia năm 2003), THPT Lý Tự
Trọng, THCS Trần Đăng Ninh, THCS Phạm Hồng Thái, THCS Nguyễn Hiền ,THPT
Nghĩa Hưng A, THPT Mỹ Tho - Ý Yên. Ngoài ra trong tốp 200 trường có kết quả cao
nhất cả nước thì Nam Định có tới 17 trường, cứ trung bình mỗi trung tâm cấp huyện hay
thành phố có 2 trường nằm trong tốp các trường dẫn đầu cả nước chiếm tỷ lệ xấp xỉ 50%
các trường toàn tỉnh. Trong Top 100 trường THPT tốt nhấtViệt Nam năm 2009, Nam Định
có tới 7 trường.
[13]


Nam Định có trường Đại Học Điều Dưỡng được thành lập năm 2005 là trường Đại
Học Điều Dưỡng đầu tiên trên cả nước (Đường Hàn Thuyên-TP Nam Định); ngoài ra còn
có các trường ĐH khác như trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định; trường Đại học
Dân Lập Lương Thế Vinh; trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp; trường Cao đẳng
Sư phạm Nam Định và 12 trường cao đẳng khác...
Chợ Viềng ở huyện Vụ Bản mỗi năm có một phiên vào ngày 8 tháng giêng Tết Âm
lịch hằng năm. Chợ Viềng Nam Giang (Thị Trấn Nam Giang, Nam Trực) vào ngày 7
tháng giêng Âm lịch hằng năm, Sơn mài Cát Đằng (xã Yên Tiến, huyện Ý Yên). Lễ khai
ấn đền Trần vào đêm ngày 14 tháng giêng Âm lịch. Nhà hát chèo Nam Định là một trung
tâm văn hóa lớn của tỉnh, nằm trên đường Nguyễn Du, cạnh nhà văn hóa 3-2 Thành phố

Nam Định. Nhà văn hóa 3-2 là nơi tổ chức những sự kiện văn hóa lớn của cả tỉnh cạnh
Quảng trường Vị Xuyên.
I.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất
I.2.1. Giai đoạn trước năm 1954
Năm 1921, bản đồ địa chất tỷ lệ 1:250.000 do C. Jacob thành lập bao gồm vùng hạ
lưu sông Đà và Bắc Trung Bộ, trong đó có địa bàn tỉnh Nam Định.
Năm 1927, J. Fromagete thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:400.000 Bắc Trung Bộ và
lân cận nước Lào. Tác giả đã phân chia tỷ mỷ các trầm tích Paleozoi, phân định địa tầng
Ordovic - Silur, cát kết và đá phiến Silur - Devon.
Vào khoảng thời gian 1929, 1931, 1935, 1936, 1937 ra đời hàng loạt công trình khoa
học của J. Fromagete về địa tầng, cấu trúc và lịch sử phát triển địa chất của bán đảo Đông
Dương, tiêu biểu nhất là cuốn: “Đông Dương- cấu tạo địa chất, các đá, các mỏ và mối liên
quan có thể của chúng với kiến tạo” xuất bản năm 1941. Năm 1952 ra đời bản đồ địa chất
Đông Dương tỷ lệ 1:200.000 do ông làm chủ biên.
Loạt bản đồ tỷ lệ 1:500.000 do các nhà địa chất Pháp làm việc tại Sở Địa chất Đông
Dương thành lập cho toàn Đông Dương. Công tác khảo sát cho việc thành lập bản đồ này
thực hiện vào các năm 1925 đến 1945 dưới sự lãnh đạo của H. Fromaget và sau đó có sự
bổ sung và biên tập của E. Saurin và H. Fontaine. Lần đầu tiên, các nét về cấu trúc địa
chất Việt Nam đã được khắc hoạ một cách rõ nét. Nhiều phát hiện về địa tầng học,
[14]


magma, kiến tạo cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và đã được sử dụng rộng rãi trong
các văn liệu quốc tế.
Cũng trong giai đoạn này, có nhiều công trình khoa học đã được công bố của các
nhà địa chất Pháp. Nhiều phiên hiệu địa tầng đã được xác lập và cho đến nay vẫn đang
được sử dụng một cách rộng rãi trong văn liệu địa chất Việt Nam và khu vực.
I.2.2. Giai đoạn sau năm 1954
Sau năm 1954, công tác điều tra nghiên cứu địa chất khu vực được tiến hành theo
trình tự, từ việc lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 đến tỷ lệ 1:50.000. Bản đồ địa chất

miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 do A.E. Dovjikov làm chủ biên xuất bản năm 1965.
Các khảo sát thực địa tiến hành từ năm 1959 đến năm 1962. Bản đồ và cuốn sách mang
tên “Địa chất miền Bắc Việt Nam” xuất bản năm 1965. Bản đồ này đã kế thừa và phát
triển các số liệu của các nhà địa chất Pháp, nâng lên một bước mới về chất lượng và mức
độ chính xác, mức độ hoàn thiện.
Từ năm 1964 đến khoảng năm 1994, ngành Địa chất đã hoàn thành công tác đo vẽ
bản đồ địa chất tỷ lệ trung bình 1:200.000. Các tờ bản đồ này được thành lập theo quy chế
chung mang tính hệ thống. Chính vì vậy, nó chứa đựng những nội dung khoa học rất
phong phú và có giá trị thực tiễn. Diện tích tỉnh Nam Định nằm trên tờ bản đồ địa chất tỷ
lệ 1:200.000 tờ Nam Định số hiệu F-48-XXXV do nhà địa chất Hoàng Ngọc Kỳ làm chủ
biên hoàn thành năm 1976 và tờ Hải Phòng – Nam Định số hiệu F-48-XXIX-XXXV do
Hoàng Ngọc Kỳ làm chủ biên hoàn thành năm 1978. Qua một số lần hiệu đính, tờ bản đồ
địa chất Nam Định số hiệu F-48-XXXV được xuất bản năm 1999. Đây là một trong các
tài liệu tổng hợp nhất về địa chất và khoáng sản khu vực Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hoá,
Nam Định, Hải Phòng trên diện tích khoảng 4000 km2.
Từ năm 1970 trở lại, ngành Địa chất bắt đầu công tác thành lập bản đồ địa chất
khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 kết hợp tìm kiếm khoáng sản. Địa bàn tỉnh Nam Định đang
được đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000.
I.3. Khái quát đặc điểm địa chất khu vực
I.3.1. Địa tầng
[15]


Theo hết quả đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh Nam Định tỷ lệ 1:200.000
(Hình I.3), vùng nghiên cứu xuất hiện các hệ tầng sau:

Hình I.3. Bản đồ địa chất thu nhỏ tỉnh Nam Định
HỆ NEOGEN (N) - Thống Plioxen
Hệ tầng Vĩnh Bảo (N2vb)
Hệ tầng Vĩnh Bảo (N2vb) do Golovenok V.K. và Lê Văn Chân xác lập năm 1965 trên

cơ sở tài liệu Lk3-36 tại thị trấn Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Hệ tầng Vĩnh Bảo không lộ trên
mặt, chỉ gặp chúng ở độ sâu từ 265 đến 150 m trong các lỗ khoan ở phần diện tích phía
tây bắc. Gồm các đá cát kết có màu xám xanh, phớt tím, hạt vừa đến mịn, độ chọn lọc tốt,
thành phần đơn khoáng đến ít khoáng, cấu tạo phân lớp song song, nằm ngang. Bột và sét
kết màu xám phớt lục phân lớp mỏng và song song nằm ngang, xen kẽ với các lớp bột và
sét xám nhạt và với cát kết. Bề dày trung bình đạt 150- 200 m.

[16]


Hệ tầng Vĩnh Bảo nằm không chỉnh hợp trên với hệ tầng Tiên Hưng và được hình
thành trong môi trường thềm biển. Riêng ở khu vực rìa tây bắc và tây nam của võng Hà
Nội, hệ tầng tích tụ trong điều kiện đồng bằng châu thổ có ảnh hưởng của biển.
HỆ ĐỆ TỨ (Q) - Thống Pleistoxen, phụ thống dưới
Hệ tầng Lệ Chi (Q11lc)
Hệ tầng Lệ Chi do Ngô Quang Đoàn xác lập năm 1987 khi nghiên cứu mặt cắt LK.4HN
tại Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội. Trong khu vực nghiên cứu và trên toàn bộ diện tích tỉnh
Nam Định nói chung, hệ tầng Lệ Chi không lộ trên mặt địa hình hiện đại, chúng phân bố
ở độ sâu từ vài chục mét đến trên một trăm mét, bề dày trầm tích thay đổi từ 5-7m đến
trên 30m
Trầm tích hệ tầng Lệ Chi chủ yếu gồm:
Lớp 1: Nằm phủ trên hệ tầng Vĩnh Bảo, gồm sét bột lẫn ít cát màu xám vàng loang
lổ. Trong lớp chứa tập hợp BTPH: Polypodiacea gen. indet; Pteris sp.; Florchuetzia sp.,
Osmunda sp., Gleichenia sp., Taxodium sp., Larix sp.
Lớp 2: sét bột lẫn ít cát màu xám xanh, trắng dẻo mịn; phần trên có những hạt kết vón
laterit hình hạt đậu đường kính 2 - 4mm. Dày 6m. Trầm tích chứa tập hợp BTPH:
Dicksonia sp., Larix sp., Gleichenia sp., Taxodium sp., Acrostichum sp., Cyperus sp.,
Hibiscus sp., Acanthus sp.
Hệ tầng Lệ Chi phủ không chỉnh hợp trên hệ tầng Vĩnh Bảo, hệ tầng Đồng Giao;
còn phía trên chúng bị các trầm tích hệ tầng Hà Nội phủ không chỉnh hợp lên trên.

Thống Pleisticen, phụ thống giữa – trên
Hệ tầng Hà Nội (Q12-3hn)
Hệ tầng Hà Nội do Hoàng Ngọc Kỷ xác lập năm 1973 để mô tả các trầm tích hạt thô
nguồn gốc sông tuổi Pleistocen sớm - giữa ở vùng Hà Nội (aQ 11-2hn). Năm 1978, Hoàng
Ngọc Kỷ sử dụng hệ tầng Hà Nội để mô tả các trầm tích có nguồn gốc sông tuổi
Pleistocen giữa - muộn ở vùng Hải Phòng - Nam Định. Năm 1995, các tác giả đề án Thái
Bình - Nam Định xếp các trầm tích sông, sông - biển tuổi Pleistocen giữa - muộn vào hệ
tầng Hà Nội (a, amQ12-3hn).
[17]


Trầm tích sông - biển (amQ12-3hn)
Thành phần thạch học bao gồm bột sét màu nâu vàng lẫn cát sạn màu nâu đỏ xen kẽ
luân phiên. Từ dưới lên, có thể mô tả các lớp như sau.
Lớp 1: gồm bột sét màu nâu vàng, xám trắng có lẫn cát hạt mịn và ít hạt sạn; trạng
thái cứng. Dày 2,5m.
Lớp 2: gồm sét, sét bột màu xám, xám vàng lẫn ít cát hạt mịn, trạng thái nửa cứng.
Dày 3m.
Lớp 3: thành phần gồm bột sét, sét màu phớt xanh, xám vàng, nâu đỏ có lẫn ít dăm
sạn; trạng thái cứng.
Lớp 4. Thành phần gồm bột sét màu xám trắng có lẫn ít cát, sạn; trạng thái cứng.
Dày 6,2m.
Tổng chiều dày của phân vị địa tầng lên đến 43,5m.
Đặc điểm chung của hệ tầng qua các tài liệu lỗ khoan có thể thấy là chiều dày trầm tích
tăng dần theo hướng đông nam.
Đặc điểm thạch học: thành phần hạt mịn (bột sét) chiếm chủ yếu, trầm tích hạt thô (cát,
sạn) chiếm một lượng nhỏ, rất hiếm gặp cuội sỏi. Theo hướng tây bắc- đông nam, thành
phần độ hạt và tính chất đa khoáng giảm dần, trong khi độ mài tròn tăng lên theo chiều
đứng của mặt cắt. Càng đi về phía rìa đồng bằng, cuội sạn- sỏi có độ mài mòn càng kém.
Hệ tầng có sự xuất hiện của Polypodiaceae sp., Gleichenia sp., Lygodium sp.,

Schizae sp., Cyathea sp., Angiopteris sp., Osmunda sp., Sonneratia sp., Quercus sp.,
Euphorbia sp., Rhus sp., Rubia sp... được Nguyễn Địch Dỹ (1974) xếp tuổi vào Pleistocen
giữa - muộn, phần sớm. Sự có mặt của thực vật vùng ven biển như Sonneratia,
Acrostichum trong trầm tích hạt mịn và các giá trị địa hoá môi trường pH: 6,7 - 7,6; Eh:
20 - 100mV cho thấy trầm tích được thành tạo trong điều kiện môi trường cửa sông ven
biển có tính oxy hoá yếu - trung bình. Các trầm tích của hệ tầng phủ không chỉnh hợp trên
hệ tầng Lệ chi. Phía trên chúng bị hệ tầng Vĩnh Phúc phủ không chỉnh hợp.
Thống Pleistoxen - Phụ thống trên
Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13vp)
[18]


Hệ tầng Vĩnh Phúc do Hoàng Ngọc Kỷ và Nguyễn Đức Tâm xác lập năm 1973. Về
sau, trong các báo cáo địa chất tỷ lệ 1:200.000, 1: 50.000, các tác giả sử dụng hệ tầng
Vĩnh Phúc để mô tả các trầm tích có nguồn gốc khác nhau tuổi Pleistocen muộn phân bố
ở đồng bằng Sông Hồng. Tổng hợp tài liệu thạch học, cổ sinh, địa hoá môi trường, cho
thấy trầm tích hệ tầng có 3 kiểu nguồn gốc là sông, sông - biển, biển. Các trầm tích hệ
tầng Vĩnh Phúc có diện phân bố rộng. Chúng lộ rải rác ở ven rìa đồng bằng còn chủ yếu
bị phủ bởi các trầm tích Holocen ở độ sâu nhỏ. Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc được chia
làm 3 phần rõ rệt. Dưới cùng là trầm tích hạt thô lẫn dăm sạn thạch anh hoặc sét, có màu
xám xanh, tương ứng với tướng sông. Phần giữa trầm tích hạt mịn có màu xám, xám tro
lẫn di tích thực vật tương ứng với trầm tích sông - biển. Phần trên thường có màu xám
xanh, xám vàng loang lổ tương ứng với trầm tích biển. Các thành tạo phần dưới cùng có
chứa nước ngầm.
Nét đặc trưng của trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc là phần trên bị phong hoá mạnh mẽ
tạo màu loang lổ. Có nơi tạo lớp laterit cứng chắc dày tới 1m (LK1NB). Do đó, về mặt địa
chất công trình, trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc là tầng có khả năng chịu tải tốt, thuận lợi cho
xây dựng công trình.
Hệ tầng Vĩnh Phúc phủ không chỉnh hợp trên hệ tầng Hà Nội và các đá cổ hơn; ở phía
trên, chúng bị phủ bởi các trầm tích Holocen.

Thống Holoxen - phụ thống dưới-giữa
Hệ tầng Hải Hưng (Q21-2hh)
Hệ tầng Hải Hưng do nhà địa chất Hoàng Ngọc Kỷ xác lập năm 1978 khi nghiên
cứu trầm tích Đệ tứ ở vùng Hải Phòng - Nam Định. Khối lượng của hệ tầng Hải Hưng
tương ứng với các lớp Giảng Võ (mbQ21gv) và Đống Đa (mQ22đđ) theo phân chia của
Nguyễn Đức Tâm (1973). Trầm tích hệ tầng Hải Hưng bị phủ bởi các trầm tích đa nguồn
gốc hệ tầng Thái Bình. Ở phần bị phủ, bắt gặp trong hầu như các lỗ khoan địa chất.
Thành phần gồmchủ yếu có độ hạt mịn, gồm sét bột có lẫn cát hạt mịn. Trầm tích
sông biển, trầm tích biển thường nhiều mùn thực vật. Chúng có màu xám, xám vàng, xám
ghi, loang lổ khá đặc trưng. Trầm tích hệ tầng Hải Hưng có 2 phần rõ rệt, phần dưới là các
trầm tích sông - biển, phần trên là trầm tích biển. Chúng tiêu biểu và phản ảnh một thời kỳ
[19]


biển tiến trong Holocen sớm - giữa. Trong khoảng đầu của Holocen sớm-giữa, vùng
nghiên cứu thuộc môi trường đồng bằng ven biển; vào khoảng cuối Holocen sớm-giữa,
môi trường vùng vịnh, biển nông. Trong trầm tích sông - biển thường nghèo di tích cổ
sinh, còn trong trầm tích biển - đầm lầy và biển thường chứa phong phú vi cổ sinh, tảo và
bào tử phấn hoa.
Trầm tích hệ tầng Hải Hưng phủ không chỉnh hợp trên bề mặt bóc mòn loang lổ của
hệ tầng Vĩnh Phúc; phía trên, chúng bị phủ bởi các trầm tích hệ tầng Thái Bình.
Hệ Đệ tứ, Thống Holoxen - phụ thống thượng
Hệ tầng Thái Bình, tập trên (Q23tb3)
Hệ tầng Thái Bình do Hoàng Ngọc Kỷ xác lập năm 1978 để phân chia các trầm tích
Holocen muộn ở vùng Hải Phòng - Nam Định. Trầm tích hệ tầng Thái Bình phân bố rộng
trên toàn diện tích công tác. Chúng tạo nên các bề mặt địa hình ngập nước và không ngập
nước, độ cao thay đổi từ -1,5m đến +0,5m.
Thành phần thạch học phụ thuộc vào nguồn gốc trầm tích. Trầm tích sông- biển đầm lầy chứa nhiều vật chất hữu cơ màu xám đen. Trầm tích sông - biển chủ yếu là cát
hạt mịn màu xám nâu. Trạng thái đặc trưng của đất sét là dẻo và dẻo mềm, cát bở rời chưa
bị nén. Các trầm tích của hệ tầng đều nghèo di tích cổ sinh. Theo kết quả phân tích cổ

sinh và địa hoá môi trường, các trầm tích sông - biển - đầm lầy và sông - biển được thành
tạo trong điều kiện khử.
Trầm tích hệ tầng Thái Bình phủ không chỉnh hợp hoặc chuyển tiếp trên hệ tầng Hải
Hưng.
I.3.2. Kiến tạo
Tỉnh Nam Định được hình thành trong một thời gian lịch sử địa chất – kiến tạo lâu
dài, trước hết là từ sau tác động của Himalaya cho đến ngày nay. Cách đây 23 triệu năm,
tạo sơn Himalaya xảy ra do lục địa Ấn Độ va chạm mạnh vào lục địa Âu – Á đã bắt đầu
nâng cao lãnh thổ nước ta làm nhiều đợt, đồng thời tạo ra các vùng sụt võng, trong đó có
đồng bằng sông Hồng. Tại phần phía Nam sông Hồng thuộc Nam Định do sụt võng muộn
hơn, chỉ có trầm tích Plioxen cũng là nham tướng vũng vịnh, châu thổ (hệ tầng Vĩnh
Bảo), nằm không chỉnh hợp trên đá biến chất Nguyên sinh sớm (hệ tầng Thái Ninh) thuộc
[20]


phức hệ sông Hồng. Sang kỷ Đệ tứ một mặt châu thổ sông Hồng vẫn tiếp tục sụt võng và
tách dãn kiểu Riptơ (rift), đối với Nam Định là quá trình sụt tách do sự hoạt động hồi sinh
của hai đứt gãy sông Hồng và sông Chảy, mà sông Đáy và hạ lưu sông Hồng đang chảy
dọc theo. Trên bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 tờ Nam Định đã ghi nhận sự có mặt các đứt
gãy phương tây bắc-đông nam

[21]


CHƯƠNG II -: HIỆN TRẠNG XÓI LỞ, BỒI TỤ Ở CỬA SÔNG HỒNG
1III.1. Khái quát tình hình nghiên cứu ở cửa sông Hồng trước đây
Hng trước Sông Hồng là con sông có lưu vực lớn nhất khu vực Đông Bắc bộ, chảy
qua 9 tỉnh với lưu lượng là 63.783 km. Là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt, tưới
tiêu của nhân dân hai bên bờ. Nguồn năng lượng dồi dào là điệu kiện thuận lợi để khai
thác thủy điện với hàng loạt nhà máy thủy điện lớn như : thủy điện Hòa Bình , thủy điện

Sơn La, thủy điện Lai Châu….Cung cấp lượng phù sa lớn, trung bình khoảng 100 triệu
tấn/ năm tức là gần 1,5kg phù sa trên một mét khối nước. Với lượng phù sa luôn dồi dào
sông Hồng giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu
thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định.
Khu vực cửa sông Hồng (cửa Ba Lạt) và vùng ven biển đồng bằng sông Hồng nói
chung và các huyện Hải Hậu – Giao Thủy nói riêng luôn có những biến đổi lớn như bồi tụ
- xói lở mang tính quy luật. Các biến đổi này do tác động của nhiều nhân tố tự nhiên và
các hoạt động nhân tạo, trong đó có hoạt động của các nhà máy thủy điện lớn ở phía
thượng nguồn sông Hồng, tác động của bão, lũ.... Những khu vực phát triển bồi tụ mạnh
mẽ nhất chủ yếu là tại khu vực các cửa sông ( cửa Ba Lạt). Những bờ biển xói lở nằm xen
kẽ nhau trên các đoạn bờ khác nhau, nhưng chủ yếu là đoạn bờ thuộc khu vực Hải Hậu.
Hiện tượng xói lở tại khu vực này đã diễn ra hàng chục năm nay và hiện nay vẫn diễn ra
gây rất nhiều khó khăn cho việc bảo vệ an toàn cho hệ thống đê biển và đời sống của
người dân khu vực này vào mùa mưa bão.
Từ những ý nghĩa to lớn đó sông Hồng thường xuyên được các nhà khoa học quan
tâm, nghiên cứu về đặc điểm địa chất, dấu tích của dòng sông cổ, sự thay đổi dòng chảy,
lượng bùn của sông Hồng khi xây dựng các nhà máy thủy điện. Bởi lẽ mỗi sự thay đổi
của cửa sông đều phản ánh sự thay đổi về mức độ dòng chảy, lượng vật liệu trầm tích của
sông Hồng. Từ đó tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng tới mức độ xói lở - bồi tụ, để
có thể đưa ra những giải pháp hạn chế đồng thời có định hướng phát triển kinh tế vùng
phù hợp.
Từ những năm đầu của thế kỉ 20 các cửa sông Hồng(cửa Ba Lạt, cửa Đáy, cửa Văn
Úc…) đã là đối tượng nghiên cứu chính của nhiều đề án cấp nhà nước, luận án tiến sĩ,
[22]


thạc sĩ. Phương pháp nghiên cứu đa dạng, từ những phương pháp truyền thống như
nghiên cứu địa chất, nghiên cứu hình thái đường bờ…tới những phương pháp hiện địa
như sử dụng phương pháp viễn thám, hệ thống thông tin địa lý GIS. Vậy nên các cửa sông
Hồng đã được nghiên cứu khá kĩ lưỡng với những số liệu đáng tin cậy. Trong đa số các

công trình nghiên cứu trước đây về cơ bản đều đi đánh giá chi tiết mức độ xói lở- bồi tụ ở
các cửa sông qua từng giai đoạn. Đồng thời đưa ra những nguyên nhân cơ bản tác động
tới quá trình xói lở - bồi tụ gồm hai nhóm chính là : do tự nhiên và các hoạt động nhân
sinh. Các yếu tố tự nhiên là dòng chảy sông, chế độ dòng triều, chế độ gió, chế độ sóng
hay do bão và sự thay đổi thảm thực vật. Các hoạt động nhân sinh như: xây đập thủy điện,
trồng rừng ngập mặn, phát triển các khu vực nuôi tôm, cá, sò…cũng có những tác động
lớn tới hình thái cửa sông. Đặc biệt có rất nhiều công trình nghiên cứu quan tâm tới tác
động của các công trình thủy điện trên sông Hồng tới hình thái cửa sông thông qua sự
thay đổi dòng chảy và lượng bùn tải qua các cửa sông điển hình là thủy điện Hòa Bình.
Các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã có những kết quả nhất định trong việc xác
định các giai đoạn bồi tụ, xói lở tại khu vực cửa Ba Lạt và ven biển Hải Hậu. Cụ thể là:
Đối với khu vực cửa Ba Lạt là :
-

Giai đoạn 1912-1935: Quá trình bồi tụ diễn ra là chủ yếu.

-

Giai đoạn 1935-1965: Quá trình xói lở xảy ra mạnh mẽ.

-

Giai đoạn 1965-1989: Diễn ra mạnh mẽ quá trình bồi tụ tạo nên các bãi bồi lớn

-

Giai đoạn 1989-1995: Diễn ra cả xói lở và bồi tụ

-


Giai đoạn 1995-2003: Bồi tụ mạnh mẽ

Đối với khu vực ven biển Hải Hậu-Giao Thủy:
-

Giai đoạn 1912-1935: Bồi tụ mạnh tại các xã Giao Lạc-Giao Long ( Giao Thủy) và

Thịnh Long ( Hải Hậu). Xói lở mạnh ở địa phận huyện Hải Hậu ( bắt đầu từ cửa Hà Lạn
đến xã Hải Hòa) và vùng xói lở mạnh nhất là xã Hải Đông-Hải Lý.
-

Giai đoạn 1935-1953: Vùng ven biển Giao Thủy-Hải Hậu bồi tụ, xói lở tập trung ở

các xã từ Giao Xuân đến Bạch Long.

[23]


-

Giai đoạn 1953-1965: Ở khu vực Giao thủy xảy ra cả xói lở lẫn bồi tụ: bồi tụ xảy

ra chủ yếu ở các xã Bạch Long – Giao Phong ( Giao Thủy), xói lở chủ yếu từ xã Giao An
đến xã Bạch Long. Khu vực Hải Hậu xói lở chủ yếu từ xã Hải Đông đến Hải Triều.
-

Giai đoạn 1965-1989: Xói lở ở Giao Thủy và Hải Hậu; bồi tụ ở cửa Ba Lạt và Lạch

Giang.
-


Giai đoạn 1989-1995: Quá trình xói lở và bồi tụ xảy ra đồng thời nhưng hiện tượng

xói lở đã giảm.
-

Giai đoạn 1995-2003: Xói lở và bồi tụ diễn ra đồng thời tuy nhiên xói lở đã giảm,

bồi tụ mạnh ở phía Giao Thủy thuộc các xã nằm kề cửa Ba Lạt.
Tuy nhiên các công trình nghiên gần đây chỉ tập trung nghiên cứu mức độ ảnh
hưởng của việc xây dựng các công trình thủy điện tới các cửa sông đa phần là về thủy
điện Hòa Bình. Còn những công trình nghiên cứu chi tiết về diễn biến động thái của các
cửa sông Hồng đã được công bố trong một thời gian dài. Với diễn biến khí hậu ngày càng
phức tạp, số lượng các công trình thủy điện tăng đột biến, mức độ phát triển ở khu vực
cửa sông ngày càng tăng…những đánh giá về diễn biến động thái cũng như những nhân
tố tác động tới vùng cửa sông có nhiều sai khác mà các công trình nghiên cứu trước đó
chưa đề cập tới. Chính vì vậy cần nhiều công trình nghiên cứu mới đánh giá và nhận diện
các nhân tố ảnh hưởng một cách hoàn thiện hơn. Từ đó có thể đưa ra những biện pháp
giảm thiểu những tác động xấu tới đời sống nhân dân. Đồng thời có những định hướng
quy hoạch lâu dài cho sự phát triển kinh tế vùng.
II.2. Hiện trạng xói lở, bồi tụ ở cửa sông Hồng và ven biển tỉnh Nam Định hiện nay.
Sông Hồng đổ ra biển ở 7 cửa sông chính gồm:
-Cửa Ba Lạt, cửa chính của sông Hồng, nằm giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định
- Cửa Trà Lý, giữa huyện Thái Thụy và huyện Tiền Hải ( Thái Bình)
- Cửa Lân thuộc huyện Tiền Hải
- Cửa sông So, tại địa phận xã Giao Lâm( Giao Thủy) và Hải Hậu thuộc tỉnh Nam
Định.

[24]



- Cửa Lạch Giang, cửa sông Ninh Cơ, nằm giữa hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng
tỉnh Nam Định
-Cửa Đáy trên sông Đáy, nằm giữa hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình.
Là cửa sông chính của sông Hồng, lưu lượng dòng chảy qua Ba Lạt chiếm 39%
dòng chảy qua Hà Nội. Lưu lượng trung bình là 2300m/s, đột xuất khi có lũ lên tới
8000m/s( 1971). Độ đục trung bình là 1,1kg/m, hằng năm vận chuyển 23 triệu tấn bùn ra
cửa Ba Lạt. Chính vì thế mà sự biến đổi của của Ba Lạt là đặc trưng nhất và dễ quan sát
nhất khi có những yếu tố tác động xảy ra. Hơn nữa cửa Ba Lạt là loại cửa sông bồi tụ xói lở với sự phát triển phức tạp ảnh hưởng lớn đời sống của nhân dân khu vực cửa sông.
Vậy nên trong giới hạn của đề tài nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu về quy luật tiến
hóa của cửa Ba Lạt và mức độ xói lở - bồi tụ đường bờ biển thuộc hai huyện Giao Thủy
và Hải Hậu – Nam Định.
Qua quá trình đi thực địa để quan sát địa mạo đường bờ, thu thập các số liệu thức
tế nhóm nghiên cứu đưa ra sơ đồ tài liệu thực tế (Hình II.1) như sau:

Hinh3II.1:. Sơ đồ tài liệu thực tế trên ntài liệu thực
Hiện trạng xói lở, bồi tụ ở cửa sông Hồng và ven biển tỉnh Nam Định hiện nay.
[25]


×