Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CHUYEN DE (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.93 KB, 5 trang )

CHUYÊN ĐỀ 2.
1.

PHẦN NHẬN ĐỊNH

Câu 1/ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ luôn thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 26; điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 35;
khoản 2 Điều 37 BLTTDS 2015, điểm a khoản 5 Điều 7 NQ03/2012.
Nếu tranh chấp về quan hệ sở hữu trí tuệ thuộc khoản 4 Điều 26
BLTTDS và không thuộc khoản 3 Điều 35, khoản 2 Điều 37 BLTTDS thì
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện (điểm a
khoản 1 Điều 35 BLTTDS).
Câu 2/ Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn là Tòa nơi bị
đơn cư trú.
Nhận định sai: trong một số trường hợp thì thẩm quyền giải quyết
vụ án ly hôn có thể là tòa nơi nguyên đơn cư trú nếu hai bên có thỏa
thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi nguyên đơn cư trú giải
quyết hoặc trường hợp nơi cư trú của các bên là ở khu vực biên giới mà
một bên là công dân Việt Nam, một bên là công dân nước láng giềng
theo quuy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 điều 35 BLTTDS 2015 và điểm b, khoản 1
điều 39 BLTTDS 2015.
Câu 3/ Tòa án nhân dân cấp huyện không có quyền thụ lý, giải
quyết tranh chấp lao động
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015
Giải thích: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyển giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm đối với:
* Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử


dụng lao động phải thông qua hòa giải của hòa giải viên lao động mà
hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp
luật quy định, trừ những tranh chấp không bắt buộc hòa giải.
* Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với
người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động mà
được Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết mà tập thể hoặc người sử


dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà
Chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết.
Đối với những tranh chấp lao động mà TAND cấp tỉnh xét thấy cần
thiết (như trường hợp tranh chấp tập thể về quyền có nhiều đương sự)
hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện thì TAND cấp tỉnh sẽ có thẩm
quyền đối với trnh chấp đó.
Câu 4/ Tranh chấp về bất động sản luôn do Tòa án nhân dân cấp
tỉnh nơi có bất động sản giải quyết.
* Nhận định sai.
* CSPL: điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.
* Giải thích: Theo quy định trên, nếu đối tượng tranh chấp là bất
động sản thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định theo lãnh
thổ chứ không phụ thuộc vào cấp huyện hay cấp tỉnh. Thẩm quyền giải
quyết phụ thuộc vào nơi có bất động sản ở đâu thì thẩm quyền thuộc về
Tòa án nơi có bất động sản đó.
Câu 5/ Toà án nhân dân cấp cao có thẩm quyền phúc thẩm vụ án
dân sự.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 29 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm
2014.
Gỉai thích: Chỉ những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa

án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm
quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị
theo quy định của luật tố tụng thì Tòa án nhân dân tối cao mới có thẩm
quyền phúc thẩm vụ án dân sự.
Câu 6/ Tranh chấp phát sinh giữa hai tổ chức có đăng ký kinh doanh
là tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Trả lời: Nhận định trên là sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Giải thích: Theo Điều 30 BLTTDS năm 2015 thì chỉ nhưng tranh chấp
được quy định tại Điều này mới là tranh chấp về kinh doanh thương mại.
Cụ thể là phải đáp ứng hai điều kiện: tranh chấp phát sinh trong hoạt
động thương mại và có mục đích lợi nhuận. Còn theo câu nhận định
tranh chấp phát sinh giữa hai tổ chức có đăng ký kinh doanh là tranh
chấp kinh doanh, thương mại là sai. Vì tranh chấp phát sinh giữa hai tổ
chức có đăng ký kinh doanh là một khái niệm chung mang nghĩa rộng,


có rất nhiều loại tranh chấp, trong đó có thể có cả tranh chấp về dân sự,
tranh chấp về lao động, … chứ không chỉ là tranh chấp về kinh doanh
thương mại. Ví dụ: công ty A đồn ý bán cho công ty B một lô đất, sau khi
nhận đủ tiền công ty A không bàn giao đất, công ty B khởi kiện ra Tòa
án. Đây là tranh chấp về đất đai, thuộc tranh chấp dân sự theo khoản 9
Điều 26 BLTTDS năm 2015 không phải là tranh chấp về kinh doanh
thương mại quy định tại Điều 30 BLTTDS.
Câu 7/ Tòa án cấp huyện không có quyền thụ lý, giải quyết yêu cầu
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án
nước ngoài.
Nhận định trên là đúng.
CSPL: điểm a khoản 2 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 37.
Theo đó, Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết yêu

cầu và cho công nhận bản án quyết định của Tòa án nước ngoài mà
thẩm quyền này thuộc về Tòa án cấp tỉnh.
Câu 8/ Sau khi vụ án được thụ lý, thẩm quyền của Tòa án không
thay đổi.
Nhận định trên sai.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 41 BLTTDS 2015.
Giải thích: Về nguyên tắc, vụ án dân sự phải do Tòa án có thẩm
quyền giải quyết. Vì vậy, khi xét thấy vụ án dân sự đã được thụ lý không
thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án khác thì Tòa án đã thụ lý vụ án dân sự ra quyết định chuyển
hồ sơ vụ án dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa sổ thụ lý. Cho nên
sau khi vụ án được thụ lý thì thẩm quyền của Tòa án vẫn có thể thay đổi.
Câu 9/ Vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài luôn thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 4 Điều 35 BLTTDS.
Trong trường hợp liên quan đến vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp
luật, giải quyết ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và
chồng,…giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân
của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam sẽ do
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết.


Như vậy, mặc dù có đương sự là người nước ngoài nhưng thẩm
quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện chứ không phải là Tòa án
nhân dân cấp tỉnh.
Câu 10/ Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân quận 1 và
Tòa án nhân dân quận 2 do Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải
quyết.
Nhận định sai

CSPL: khoản 2 Điều 41 BLTTDS.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 thì tranh chấp giữa Tòa án nhân dân
quận 1 và Tòa án nhân dân quận 2 sẽ do Chánh án Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh giải quyết.
2.

PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 1:

a, Quan hệ pháp luật tranh chấp: ly hôn , tranh chấp về nuôi con,
chia tài sản khi ly hôn thuộc khoản 1 Điều 28 BLTTDS.
b, Tư cách đương sự trong vụ án dân sự (Điều 68 BLTTDS):
- Nguyên đơn: chị N;
- Bị đơn: anh M;
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: bà O.
c, Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ án dân sự trên: tòa án nhân dân
cấp huyện nơi anh M cư trú là tòa án quận 2 ( điểm a khoản 1 Điều 35,
điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS).
d, Sau khi vụ án được thụ lý, anh M chuyển sang Thái Lan cư trú thì
thẩm quyền của Tòa án quận 2 vẫn không thay đổi (khoản 3 Điều 39
BLTTDS, điểm a khoản 1 Điều 7 NQ03/2012).
Bài tập 2.
a) Quan hệ pháp luật tranh chấp là tranh chấp về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng (khoản 6 Điều 26 BLTTDS 2015). Đây là tranh chấp
thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện (điểm a, khoản 1 Điều 35
BLTTDS 2015).
b) Bà Hồng có quyền nộp đơn khởi kiện tại những Tòa án:
* Tòa án nơi bị đơn cư trú (điểm a, khoản 1 Điều 39 BLTTDS): Tòa án
quận Thủ Đức hoặc Tòa án thành phố Biên Hòa.



* Hoặc tại Tòa án do nguyên đơn lựa chọn: Vì đây là tranh chấp về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên nguyên đơn có thể chọn Tòa án
nơi mình cư trú để khởi kiện. Trong tình huống này là Tòa án quận 7.
c) Xác định tư cách đương sự (Điều 68 BLTTDS):
* Nguyên đơn: Tuấn.
* Bị đơn: Nam, Long.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×