Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

THUYẾT MINH BÁO CÁO DỰ ÁN KHẢ THI NÂNG CẤP NHÀ MÁY ĐƯỜNG AYUNPA TỪ 3.200 TMN LÊN 6.000 TMN - ĐỒNG PHÁT NHIỆT ĐIỆN 30MW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 127 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG - NHIỆT ĐIỆN GIA LAI
Trụ sở: 561 Trần Hưng Đạo – Thị xã Ayun Pa – Gia Lai
Điện thoại: 059.3657236 – Fax: 059. 3657236

THUYẾT MINH BÁO CÁO DỰ ÁN KHẢ THI

NÂNG CẤP NHÀ MÁY ĐƯỜNG AYUNPA
TỪ 3.200 TMN LÊN 6.000 TMN ĐỒNG PHÁT NHIỆT ĐIỆN 30MW.

AyunPa, tháng 10 năm 2012.


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

MỤC LỤC
****
GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ

6

CHƯƠNG I: NHỮNG CĂN CỨ VỀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

7

I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ THỰC TẾ. ---------------------------------------------------------------------------- 7
1.Chủ trương phát triển ngành mía đường Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: ----- 7
2. Tính cấp thiết của dự án đầu tư: ------------------------------------------------------------------------------------------- 8
3. Thị trường sản xuất và tiêu thụ đường: ---------------------------------------------------------------------------------- 9
4. Tiềm năng phát triển năng lượng điện từ bã mía: ------------------------------------------------------------------ 17
5. Đánh giá thực trạng - Tiềm năng phát triển vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần Mía đường Nhiệt điện Gia Lai. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 18


6. Hiện trạng thiết bị máy móc - Quy mô công suất - Thời gian sản xuất - Giới hạn hiệu quả thu hồi
đường, phát triển vùng nguyên liệu:---------------------------------------------------------------------------------------- 23
II - Kết luận về sự cần thiết đầu tư

25

CHƯƠNG II - GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU ĐÁP ỨNG DỰ ÁN
MỞ RỘNG CÔNG SUẤT 6.000 TMN

26

1. Khả năng và điều kiện tự nhiên để sản xuất nguyên liệu mía ở Gia Lai: ...................................... 26
2. Khả năng phát triển trồng mía nguyên liệu. .............................................................................. 27
3. Kế hoạch phát triển năng suất, sản lượng mía trên từng địa bàn của các vùng mía nguyên liệu trong
các thời kỳ 2012 - 2015 và định hướng tới năm 2020: ................................................................... 27
4. Khả năng đáp ứng mía nguyên liệu sau quy hoạch. .................................................................. 28
5. Giải pháp đầu tư và phát triển vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường - nhiệt điện Gia
Lai: ........................................................................................................................................... 29
6. Khái toán vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ................................................................. 33
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CẤP THIẾT BỊ - MÁY MÓC - CÔNG NGHỆ LÊN MỨC CÔNG
SUẤT 6.000 TMN

38

I. Giới thiệu:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 38
II. Đánh giá trang thiết bị, công nghệ của dây chuyền sản xuất hiện có: ---------------------------------------- 38
1. Phương pháp công nghệ:-------------------------------------------------------------------------------------------------- 38
2. Điều kiện trang thiết bị: ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 39
III. Lựa chọn năng suất và loại hình sản phẩm: ------------------------------------------------------------------------ 39
IV. Địa điểm xây dựng.--------------------------------------------------------------------------------------------------------- 40

V. Công nghệ và kỹ thuật. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 40
1. Cơ sở của quá trình thiết kế: ---------------------------------------------------------------------------------------------- 40

Trang 2


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

2. Lựa chọn công nghệ và thiết bị: ----------------------------------------------------------------------------------------- 43
CHƯƠNG IV: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
I. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường. ------------------------------------------------------------------------------------ 68
II. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm. -------------------------------------------------------------------------------- 68
III. Các biện pháp khống chế ô nhiễm. ------------------------------------------------------------------------------------ 69
IV. Tiêu chuẩn về môi trường. ----------------------------------------------------------------------------------------------- 74
V. Công tác phòng chống cháy nổ. ---------------------------------------------------------------------------------------- 74
CHƯƠNG V: XÂY DỰNG
1. Giải pháp bố trí mặt bằng xây dựng: ----------------------------------------------------------------------------------- 76
2. Giải pháp kết cấu:------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 76
3. Giải pháp xây dựng: --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 77
CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
I. Tổ chức ban quản lý điều hành dự án: --------------------------------------------------------------------------------- 79
II. Hình thức mua sắm và lựa chọn nhà thầu. --------------------------------------------------------------------------- 79
III. Tổ chức thi công xây lắp và tiến độ thực hiện. ---------------------------------------------------------------------- 80
IV. Tổ chức sản xuất.----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 80
V. Phương án nhân sự: -------------------------------------------------------------------------------------------------------- 81
CHƯƠNG VII- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI
I. THÔNG SỐ DỰ ÁN NÂNG CẤP NHÀ MÁY ĐƯỜNG AYUNPA LÊN 6.000 TMN: ----------------------- 82
1. Tổng quan thông tin dự án: ----------------------------------------------------------------------------------------------- 82
2. Các giả định thông số đầu vào cho dự án: --------------------------------------------------------------------------- 82

II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - KINH TẾ - XÃ HỘI------------------------------------------------------- 84
1. Danh mục trang thiết bị đầu tư, cải tạo. ------------------------------------------------------------------------------- 84
2. Bảng tổng hợp chi phí đầu tư. -------------------------------------------------------------------------------------------- 84
3. Tổng hợp nguồn vốn, danh mục và tiến độ đầu tư. ---------------------------------------------------------------- 85
4. Kế hoạch khấu hao tài sản ------------------------------------------------------------------------------------------------ 85
5. Giá bán các sản phẩm - Giá mua nguyên vật liệu đầu vào dự kiến: ------------------------------------------ 88
6. Sản lượng sản phẩm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 89
7. Nhu cầu vốn lưu động: ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 91
8. Chi phí lãi vay cho dự án nâng cấp 6.000 TMN: -------------------------------------------------------------------- 93
9. Giá thành sản xuất ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 95
10. Chi phí sử dụng vốn ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 98
11. Kết quả kinh doanh của công ty trước khi đầu tư nâng cấp: -------------------------------------------------- 99
12. Kết quả kinh doanh của công ty sau khi đầu tư nâng cấp: --------------------------------------------------- 101
13. Bảng dự phóng dòng tiền dự án: ------------------------------------------------------------------------------------- 103

Trang 3


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

14. Kế hoạch trả nợ vốn vay đầu tư. -------------------------------------------------------------------------------------- 106
15. Một số biểu tính toán khác: --------------------------------------------------------------------------------------------- 107
III. PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KT - XH. -------------------------------------------------- 108
1. Đánh giá hiệu quả tài chính - kinh tế của dự án: ------------------------------------------------------------------- 108
2. Kế hoạch chi trả cổ tức: --------------------------------------------------------------------------------------------------- 109
3. So sánh lợi nhuận sau thuế: --------------------------------------------------------------------------------------------- 110
4. Hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư (PI ratio - Profitable Index):--------------------------------------------------- 111
5. Phân tích, đánh giá các yếu tố phi tài chính tác động đến dự án --------------------------------------------- 111
6. Phân tích độ nhạy của dự án -------------------------------------------------------------------------------------------- 113

7. Hiệu quả kinh tế xã hội ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 122
CHƯƠNG VIII - KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Năng suất và chất lượng sản phẩm: ................................................................................. 124
2. Công nghệ và thiết bị: ..................................................................................................... 125
3. Môi trường: .................................................................................................................... 126
4. Xây dựng: ...................................................................................................................... 126
5. Kết luận: ........................................................................................................................ 126

Trang 4


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*****
1. Chương trình đào tạo Thạc sĩ tài chính công Fulbright - Tài liệu Thẩm định dự án đầu tư
công.
2. Giáo trình chuyên ngành Khoa Tài chính doanh nghiệp - ĐH Kinh tế TP.HCM - Bộ môn: "Tài
chính doanh nghiệp hiện đại", "Hoạch định ngân sách vốn đầu tư", "Lập mô hình tài chính".
3. Phòng Mía đường - CTCP SXTM Thành Thành Công - Báo cáo đánh giá năng lực cạnh
tranh SEC.
4. Tài liệu Kingsman - Asia Pacific - Sugar Conference, June 2012, Bangkok, Thailand.
5. Quyết định 124/QĐ-TTg ban hành 02/02/2012: Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản
xuất nông nghiệp đến 2020 và tầm nhìn 2020.
6. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm công văn
3310/BNN-KH ngày 12/10/2009.
7. Quyết định 26/2007/TTg của Chính phủ về việc "Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành mía
đường đến năm 2010 và định hướng 2020"
8. Website UBND tỉnh Gia Lai: www.gialai.gov.vn

9. CTCP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai – SEC - Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh, phát
triển vùng nguyên liệu mía giống của Phòng nguyên liệu.
10. Các nguồn tài liệu khác từ các phương tiện truyền thông, báo chí.

Trang 5


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ
Tên công ty

: CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG - NHIỆT ĐIỆN GIA LAI

Tên tiếng anh

: GIALAI CANE SUGAR THEMOELECTRICITY JOINT STOCK
COMPANY

Tên viết tắt

: SEC

Địa chỉ

: 561 Trần Hưng Đạo, Phường Cheoreo, Thị xã Ayunpa, Tỉnh Gia Lai

Điện thoại


: (059) 3 657 236

Website

: www.secgialai.com.vn

Email

:

Vốn điều lệ

: 174.065.800.000 đồng (Một trăm bảy mươi bốn tỷ không trăm sáu mươi

Fax: (059) 3 657 236

lăm triệu tám trăm ngàn đồng).
Mệnh giá cổ phần

: 10.000 đồng/cổ phần

Tổng số cổ phần

: 17.406.580 cổ phần

Tổng giám đốc

: Ông Cáp Thành Dũng

Người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn Thị Hoa (Chủ tịch HĐQT)

Tiền thân của Công ty Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai là Công ty TNHH Mía đường Bourbon Gia
Lai được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa Công ty Mía đường Gia Lai (trực thuộc UBND tỉnh
Gia Lai) và Groupe Des Societes De Bourbon (Cộng hòa Pháp) theo giấy phép đầu tư số 1950/GP
ngày 18/7/1997 của bộ Kế hoạch và đầu tư với công suất thiết kế 1,500 tấn mía/ngày. Năm 2007,
Tập đoàn Bourbon chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho Công ty Mía đường Gia Lai, ngày
19/10/2007, Công ty TNHH Mía đường Bourbon Gia Lai chuyển đổi thành Công ty cổ phần Mía
đường - Nhiệt điện Gia Lai trên cơ sở cổ phần hóa Công ty TNHH Mía đường Bourbon Gia Lai.
Công ty được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
5900.421.955 ngày 18/5/2012 (lần7) . Hiện nay Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động kinh
doanh theo luật doanh nghiệp, điều lệ Công ty và các quy định pháp lý có liên quan. Cổ phiếu của
CTCP Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai hiện đang được niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch
chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán SEC (bắt đầu từ 06/01/2010).

Trang 6


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

CHƯƠNG I: NHỮNG CĂN CỨ VỀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ THỰC TẾ.
1.Chủ trương phát triển ngành mía đường Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ban hành ngày 02/02/2012 về việc "Phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030", ngành mía
đường được Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển như sau:
Diện tích quy hoạch ổn định 300.000 hecta, trong đó vùng nguyên liệu các nhà máy đạt
220.000 ha. Bố trí 4 vùng trọng điểm mía đường bao gồm: Bắc Trung Bộ 80.000 ha, Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên 53.000 ha, Đông Nam Bộ 37.000 ha, đồng bằng Sông Cửu Long 52.000 ha. Tập
trung thâm canh, bảo đảm có nước tưới, sử dụng giống có năng suất, trữ đường cao và rải vụ, đưa
năng suất mía vào năm 2020 đạt bình quân 80 tấn/ha.

Chế biến đường: Không xây dựng thêm nhà máy mới, tập trung mở rộng các nhà máy hiện có,
đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để nâng cao hiệu quả thu hồi và chất lượng
sản phẩm; đầu tư thêm phần sản xuất đường luyện để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đến năm 2020,
tổng công suất ép đạt 140.000 TMN, sản lượng đường đạt 2 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội
địa và có thể xuất khẩu.
Quan điểm phát triển của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng nêu rõ:
Trong thời gian tới sản xuất mía đường phải đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội và bền vững, bảo vệ
môi trường sinh thái phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn
theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Trong "Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020" ban hành kèm công
văn 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009 của Bộ NN&PTNT cũng nêu rõ mục tiêu đến năm 2020 phát
triển vùng cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh trong đó có mía đường, tạo thành vùng
nguyên liệu quy mô lớn gắn với chế biến, hướng tới thay thế cho nhập khẩu, trong đó mía đường
đạt sản lượng 25 triệu tấn mía cây.
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm


2011

2012

2013

2014

2015

2011

4. Cây công nghiệp hàng năm
4.3 Mía
-Diện tích

1000 ha

300

300

300

300

300

300


-Năng suất

Tạ/ha

670

690

720

750

770

850

-Sản lượng

1000 tấn

20,100

20,700

21,600

22,500

23,100


25,500

(Nguồn: Biểu 1 - Phụ lục 2 - Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020).

Trang 7


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

Đây chính là nguyên tắc chủ đạo để các nhà máy đường hiện có đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá,
mở rộng năng suất hiện có một cách hợp lý phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường.
2. Tính cấp thiết của dự án đầu tư:
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế được các tổ chức quốc tế dự báo sẽ đạt được mức độ cao từ 710%/năm trong giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến 2020, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh
tế có quy mô tương đương như Thailand hiện nay. Do đó, nhu cầu đường để phục vụ sản xuất các
ngành công nghiệp thực phẩm, nước giải khát và tiêu dùng gia đình tại Việt Nam chắc chắn sẽ tăng
trưởng mạnh, đưa tổng cầu đường tiêu thụ cả nước lên tới khoảng 2-2.5 triệu tấn/năm với mức tiêu
thụ đường bình quân sẽ dần tăng lên mức 20-25 kg đường/người đến năm 2020 so với mức khoảng
14.8 kg/người hiện nay.
Mặc dù trong thời gian ngắn hạn (đến 2015) ngành đường Việt Nam sẽ dư thừa cục bộ vì sự mở
rộng quá nhanh của nguồn cung nội địa so với sự chững lại của nhu cầu tiêu thụ vì bị ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên trên cơ sở xu hướng phát triển khách quan đến năm 2020 như trên,
ngành mía đường cần có sự chuẩn bị, đi tắt đón đầu và đầu tư đúng mức nhằm tạo ra nguồn cung
đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước trong thời gian tới.
Đảm bảo được nguồn cung đường nội địa không những giúp ổn định cán cân thương mại quốc
gia, giảm bớt giá trị đường nhập siêu hàng năm lên tới hàng trăm triệu USD như các năm trước đây.
Bên cạnh đó, cùng với sự đầu tư mở rộng theo chiều sâu của ngành mía đường, các tác động xã
hội lan tỏa sẽ gắn liền với cơ cấu cây trồng công nghiệp (cây mía) ổn định, năng suất cao, kết hợp
công nghệ canh tác hiện đại giúp nâng cao sinh kế, thu nhập cho người dân trồng mía, góp phần
ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội.

Với công suất lớn hơn, công nghệ sản xuất hiện đại hơn, NMĐ AyunPa sẽ đảm bảo là đầu mối
tiêu thụ toàn bộ khối lượng mía nguyên liệu lớn hơn cho người trồng mía trên vùng nguyên liệu của
công ty, đồng thời rút ngắn thời gian sản xuất, giúp nâng cao hơn hiệu quả kinh tế cho cả doanh
nghiệp (SEC) và cả người nông dân trồng mía.
Bên cạnh đó, khu vực miền Trung - Tây Nguyên được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh
giá sẽ là 1 trong 3 vùng canh tác mía trọng điểm của Việt Nam bởi những đặc điểm đặc thù thuận
lợi về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng. Do đó, với địa bàn vùng nguyên liệu rất thuận lợi hiện nay,
CTCP Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai cần mở rộng hơn nữa công suất chế biến nhằm khai thác
hiệu quả hơn các lợi thế về kinh tế, vùng nguyên liệu, đồng thời giúp thiết lập vùng mía nguyên liệu
ổn định gắn liền với người trồng mía trên địa bàn các huyện IaPa, Phú Thiện, Krong Pa, ChuProng,
AyunPa thuộc tỉnh Gia Lai.
Trong lộ trình mở cửa nền kinh tế và theo cam kết AFTA - CEPT, Việt Nam sẽ dần tháo dỡ hàng
rào thuế quan đối với mặt hàng đường nhập khẩu từ các quốc gia trong khu vực ASEAN theo lộ

Trang 8


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

trình đã cam kết xuống mức dự kiến 0% vào năm 2015 hoặc trễ nhất là năm 2018 vì đường là mặt
hàng nông sản nhạy cảm. Do đó, áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu Thailand là cực kỳ lớn bởi
vì đường Thailand có nhiều lợi thế hơn so với mặt hàng đường sản xuất trong nước hiện nay như
công suất nhà máy, công nghệ sản xuất, chất lượng đường, giá thành sản xuất .... Vì vậy, nâng cấp
nhà máy đường AyunPa là điều tất yếu nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành mía đường
Việt Nam trước áp lực cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
Lộ trình cắt giảm thuế suất theo cam kết AFTA – CEPT (QĐ 36/2008/QĐ-BTC ban hành ngày
12/6/2008):

(Nguồn: SEC tổng hợp)

3. Thị trường sản xuất và tiêu thụ đường:
3.1. Thành phẩm đường:
Hiện nay sản phẩm đường sản xuất từ cây mía bao gồm 1 số loại chủ yếu được tiêu thụ rộng rãi
trên thị trường như sau:


Đường thô (Raw Sugar): Nguyên liệu để chế biến đường trắng, chiếm tỷ trọng lớn nhất với
khoảng 60% thị trường đường thế giới.



Đường trắng (white sugar): Bao gồm 2 loại:
- Đường trắng đồn điền (Plantation standar white sugar): RS
- Đường trắng cao cấp (Refined white sugar): RE
Sử dụng trực tiếp chế biến các mặt hàng ăn uống, công nghiệp chế biến đồ uống - thực
phẩm, dược phẩm....



Đường nâu, đường vàng (Brown sugar):
Được sử dụng trực tiếp để chế biến thực phẩm, hàng ăn uống, tuy nhiên số lượng tiêu
thụ và sản xuất không đáng kể.



Đường phèn, đường mật, đường kết....:
Chủ yếu sản xuất bởi các cơ sở chế biến thủ công, chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các loại
đường thành phẩm khác.

Trang 9



Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

Với xu hướng phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội nhóm sản phẩm đường trắng (white
sugar) sẽ vẫn tiếp tục là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất và chủ yếu trong thập kỷ tới, tuy nhiên
sẽ có sự chuyển dịch đáng kể tỷ trọng tiêu thụ giữa đuờng RS và RE. Theo đó, đường RS mặc dù
vẫn đóng vai trò quan trọng song sẽ giảm dần tỷ trọng tiêu thụ trong giai đoạn từ đây đến năm
2016, thay vào đó sẽ là đường RE.
Do đó, trong định hướng sản phẩm mục tiêu của SEC, trên cơ sở nhà máy, trang thiết bị hiện
hữu trong giai đoạn từ nay đến 2016 sản phẩm sản xuất chính vẫn là đường RS và đường thô, tỷ lệ
sản xuất sẽ tùy thuộc diễn biến thị trường mía đường từng giai đoạn. Tuy nhiên công ty sẽ áp dụng
các công nghệ tiên tiến nhất (Blanco Directo, Phốt phat hóa, Cabonat hóa ...) để đảm bảo sản
phẩm đường tiệm cận dần với chất lượng đường RE. Sau giai đoạn trên SEC sẽ tiến tới sản xuất
hoàn toàn đường RE để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và xã hội.
3.2. Dự báo cung - cầu thị trường đường thế giới:
Hiện nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia sản xuất đường từ mía và củ cải. Trong những năm
gần đây trên 70% sản lượng đường được sử dung tiêu thụ nội địa, 30% sản lượng đường dùng cho
xuất khẩu. Số quốc gia sản xuất đường mía khoảng 70 quốc gia, sản lượng đường mía chiếm trên
70%-80% sản lượng đường thế giới, trong đó vụ 2012-2012 sản lượng đường ép từ mía được dự
báo chiếm 78.1% sản lượng đường toàn cầu.

(NguồnS&D Groupe, Bangkok, 26/06/2012)
Thị trường đường thế giới đã trải qua 2 vụ mùa thiếu hụt đường liên tiếp từ 2008-2010 bởi các
nguyên nhân thời tiết bất thường diễn ra tại India, Australia, Thailand và Brazil những quốc gia sản
xuất và xuất khẩu đường hàng đầu thế giới, điều này đã đẩy giá đường thế giới tăng cao lên mức kỷ
lục 36.02 cents/pound vào đầu năm 2011. Tuy nhiên kể từ vụ mùa 2010-2011, giá tiêu thụ ở mức
cao kích thích các quốc gia mở rộng hoạt động sản xuất đường, do đó nguồn cung đường thế giới
phục hồi mạnh, đưa quan hệ cung cầu đường dần trở về cân bằng và bắt đầu thặng dư trong các

năm gần đây. Lượng đường thặng dư tiếp tục được dự báo còn duy trì trong thời gian vài năm sắp
tới khi tốc độ tăng trưởng nhu cầu đường toàn cầu chưa theo kịp sự gia tăng về sản lượng, mở rộng
diện tích trồng mía tại nhiều quốc gia sản xuất mía đường.
Đồ thị tổng cầu và cung - cầu đường thế giới dự báo vụ mùa 2012-2013:

Trang 10


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

Nguồn: Hiệp hội mía đường thế giới ISO, USDA
Tuy nhiên, với sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ đường thế giới cũng liên tục
tăng mạnh trong các năm qua và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo từ mức 167
triệu tấn (2011) lên mức 200 triệu tấn năm 2020.

(Nguồn: Kingsman, Asia Pacific Sugar Conference 2012)
Cùng với việc gia tăng dân số trên thế giới nhu cầu tiêu thụ đường hằng năm tăng lên ổn định
đều đặn, sản lượng đường có xu hướng tăng nhưng biến động trồi sụt không ổn định
Tại châu Á, với dân số hơn 3.7 tỷ người nhu cầu tiêu thụ đường bình quân liên tục tăng mạnh
trong các năm qua, từ mức 10.7 kg/người (1990) lên mức 17.5 kg/người (2011) là một trong những

Trang 11


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

thị trường tiêu thụ đường lớn nhất thế giới. Trong khi đó, sản lượng đường sản xuất hàng năm vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ liên tục tăng trong khu vực, nhu cầu đặc biệt tăng mạnh tại các

nền kinh tế mới nổi, dẫn đầu bởi Trung Quốc, Ấn Độ. Tình trạng cung không cung cấp đủ cầu dự
báo sẽ còn tiếp tục kéo dài trong thời gian tới, vì vậy châu Á vẫn là khu vực phải nhập khẩu đường
và đến năm 2020 thị trường châu Á dự báo sẽ chiếm đến 45% tổng nhu cầu tiêu thụ đường của
toàn thế giới.
Nhu cầu tiêu thụ đuờng tại Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh và đạt mức khoảng 18
triệu tấn đến năm 2020, trong khi đó sản lượng sản xuất dự báo chỉ đạt khoảng 14-15 triệu tấn
trong cùng thời gian trên. Do đó, nhu cầu nhập khẩu ròng của thị trường Trung Quốc sẽ liên tục gia
tăng mạnh từ mức 1.1 triệu tấn/năm hiện nay lên khoảng 4 - 5 triệu tấn/năm trong các năm sắp tới.
Bảng thống kê cung - cầu tiêu thụ đường từ 2005-2012:

(Nguồn: Czarnikow Group, June 2012).
Trong dự báo mới nhất của JP Morgan tại Hội nghị mía đường châu Á tổ chức vào tháng
6/2012, nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đóng góp 60% trong tăng trưởng nhu cầu
đường thế giới, trong đó sự tăng trưởng nhu cầu tại Trung Quốc sẽ đóng vai trò rất quan trọng ảnh
hưởng tới diễn biến thị trường đường toàn cầu.

Trang 12


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

(Nguồn: USDA, JP Morgan Research)
Tại khu vực Đông Nam Á, hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN đều nhập khẩu ròng đường
hàng năm, cụ thể:
XK ròng

Cân bằng

Nhập khẩu ròng


Thailand

Myanmar

Indonesia

Philipines

Cambodia (*)

Việt Nam

Lào (*)
Malaysia
Brunei
Singapore

(Nguồn: Kingsman, Asia Pacific Sugar Conference 2012)
Ghi chú (*):
Tại Campuchia hiện có 5 dự án NMĐ, quy mô từ 4.000-12.000 TMN đang xây dựng, đến cuối
năm 2012 dự kiến 3 trong số đó sẽ đi vào hoạt động, vụ mùa 2015/2016 sẽ cung ứng cho thị trường
khoảng 300.000 tấn đường, vượt nhu cầu tiêu thụ nội địa tại Campuchia. Trong khi đó, tại Lào 3 dự
án NMĐ với quy mô từ 6.000-7.000 TMN đang được triển khai xây dựng, đến vụ 2015/2016 dự kiến
cung ứng khoảng 150.000 tấn đường cho thị trường, dư đường để xuất khẩu. Do đó, trong tương lai
dài hạn sau 2015, Lào và Campuchia sẽ trở thành 2 quốc gia xuất khẩu ròng và trở thành đối thủ
cạnh tranh mạnh với các NMĐ Việt Nam bởi lợi thế cạnh tranh rất lớn nhờ giá thành sản xuất rất
thấp.
Trong khi đó sản lượng xuất khẩu ròng từ Thailand vẫn đang vượt trội so với nhu cầu của các
quốc gia trong khu vực trong thời gian qua:


Trang 13


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

(Nguồn LMC International, Kingsman Asia-Pacific Conference 2012)
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì việc khan hiếm dần tài nguyên dầu mỏ sẽ hỗ trợ
giá dầu thế giới có xu hướng tăng dần trong dài hạn, các quốc gia buộc phải đẩy mạnh tìm kiếm
các nguồn nhiên liệu xanh, sạch trong tương lai gần, đặc biệt là nhiên liệu sinh học Ethanol sản
xuất từ cây mía. Đây sẽ là cơ hội tốt cho sự phát triển của ngành đường thế giới nói chung và
ngành đường Việt Nam nói riêng khi một phần nguyên liệu mía, củ cải và mật rỉ được chuyển sang
sản xuất cồn nhiên liệu.
3.3. Dự báo xu hướng sản xuất và tiêu thụ đường trong nước:
 Nguồn cung trong nước:
Trong các năm gần đây, khi các nhà máy đường liên tục nâng cấp mở rộng công suất đã giúp
đẩy mạnh sản lượng đường sản xuất trong nước từ mức xấp xỉ 1 triệu tấn đường vụ 2009 - 2010 lên
mức dự báo khoảng hơn 1.35 triệu tấn đường trong vụ mùa 2011-2012. Nguồn cung nội địa tăng
mạnh, kết hợp với lượng đường nhập khẩu rất lớn qua đường tiểu ngạch ở biên giới Tây Nam và
nhu cầu tiêu thụ chững lại vì suy thoái kinh tế đã chấm dứt thời kỳ thiếu hụt đường tồn tại trong
nhiều năm trước đây, thị trường đường bắt đầu chuyển sang trạng thái thặng dư từ vụ mùa 20112012. Tình hình cung vượt cầu dự kiến sẽ tiếp tục duy trì và gây ra tình trạng dư thừa cục bộ đối với
ngành mía đường Việt Nam trong thời gian từ đây đến năm 2015.
Nhận định thị trường đường Việt Nam:
- Giai đoạn 2012-2015: Thị trường đường nội địa (nếu không XK sang Trung Quốc) có thể rơi
vào tình trạng dư thừa cục bộ vì nhu cầu tiêu thụ chưa phục hồi kịp so với tốc độ mở rộng của
ngành với sản lượng bình quân dự kiến từ 50-150 ngàn tấn/năm, bên cạnh đó sản lượng đường
nhập lậu từ Thailand có thể làm gia tăng nguồn cung nội địa. Tuy nhiên, tình hình diễn biến thực tế
cho thấy lượng đường khá lớn từ Việt Nam được xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch bởi
chênh lệch giá giữa 2 nước (giá bình quân tại Trung Quốc hiện khoảng 590 NDT/kg đường, tương


Trang 14


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

đương 19.000 đồng/kg), bên cạnh đó từ 2012-2018 Trung Quốc sẽ là quốc gia nhập khẩu ròng với
lượng đường nhập có thế lên tới 5 triệu tấn/năm. Do đó, thị trường đường Việt Nam mặc dù thừa
cục bộ về danh nghĩa song thực tế sản lượng dư thừa sẽ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
- Từ năm 2015 theo cam kết AFTA/CEPT, thuế nhập khẩu đường giữa các nước nội khối
ASEAN có thể chỉ còn 0%, tuy nhiên lượng đường nhập khẩu vẫn bị giới hạn theo hạn ngạch hàng
năm, do vậy mối đe dọa từ đường Thailand, Camphuchia, Laos ồ ạt nhập khẩu sang thị trường Việt
Nam vẫn sẽ được kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ, trong khi đó đường nhập khẩu ngoài hạn
ngạch không giới hạn số lượng song thuế NK lên tới 80-100%.
Kết luận:
Với những nhận định trên đây, mặc dù sẽ chịu áp lực từ việc gia tăng nguồn cung cục bộ song
giá đường nội địa sẽ khó giảm sâu hơn so với mức đáy của năm 2012, đáy của khủng hoảng kinh tế
Việt Nam, sự phục hồi của kinh tế Việt Nam từ năm 2012 trở đi sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy
nhu cầu tiêu thụ thị trường, trong đó là đối với ngành sản xuất nước giải khát, thực phẩm, đồ uống nguồn tiêu thụ đường lớn nhất trong nền kinh tế.
Bảng tổng hợp dự báo cung - cầu thị trường đường Việt Nam đến năm 2025:
Tiêu thụ
b.q

Dân số

Nhu cầu

Cung nội


CS

địa

tăng

Cung SL tăng

Nhập khẩu

Cầu

Nhập
Năm
200
9
201
0
201
1
201
2
201
3
201
4
201
5
201
6

201

kg/người
11,50
13,40
14,80
15,41
16,04
16,70
17,38
18,09
18,84

tr.ngườ

ngàn

i

tấn

ngàn tấn

81,7

960

910

ngàn


AFT

lậu

Tổng

TMN

tấn

A

ròng

cung

ngàn tấn

-

-

63

0

973

0


1.17
86,9

1.165

1.010

-

100

66

100

6

11

1.36
87,8

1.300

1.150

17.000

140


69

150

9

69

1.52
89,0

1.371

1.350

15.000

210

73

100

3

152

1.66
90,1


1.446

1.490

10.000

140

76

100

6

221

1.74
91,3

1.525

1.560

5.000

70

80


100

0

216

1.81
92,5

1.608

1.630

5.000

70

84

100

4

207

1.88
93,7

1.695


1.700

5.000

70

88

100

8

193

94,9

1.788

1.770

5.000

70

93

100

1.96


175

Trang 15


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012
7
201
8
201
9
202
0
202
1
202
2
202
3
202
4
202
5

3
19,61
20,41
21,25
22,12

23,03
23,97
24,95
25,98

2.03
96,2

1.885

1.840

5.000

70

97

100

7

152

2.15
97,4

1.988

1.952


8.000

112

102

100

4

166

2.27
98,9

2.101

2.064

8.000

112

107

100

1


171

2.38
100,3

2.220

2.176

8.000

112

113

100

9

169

2.50
101,9

2.345

2.288

8.000


112

118

100

6

161

2.65
103,4

2.478

2.428

10.000

140

124

100

2

174

2.79

104,9

2.618

2.568

10.000

140

131

100

9

180

2.94
106,5

2.767

2.708

10.000

140

137


100

5

179

(Nguồn SEC tổng hợp)
 Nhu cầu tiêu thụ:
Tuy nhiên, đến năm 2015 dân số của nước ta dự báo khoảng 95 triệu người, tốc độ tăng trưởng
kinh tế hàng năm khoảng 6,5 – 7,5%, lượng đường được sử dụng cho các ngành chế biến thực
phẩm, đồ uống sẽ chiếm 65 – 75% tổng nhu cầu tiêu thụ trong nước, vì vậy tổng nhu cầu tiêu thụ
đường tại Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh tiệm cận dần so với các quốc gia lân cận trong khu vực.
Theo ISO, tăng trưởng bình quân mức tiêu thụ đường tại Việt Nam sẽ đạt tốc độ bình quân khoảng
4.1% đến năm 2020; theo số liệu từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tổng nhu cầu tiêu thụ năm 2011
là 1.3 triệu tấn (bình quân 14.8 kg/người), tính toán theo dự báo tăng trưởng của ISO, tổng nhu cầu
tiêu thụ năm 2020 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 2 triệu tấn đường, mức tiêu thụ bình quân dự kiến
đạt 20-25 kg/người/năm.
Dự báo cung cầu thị trường đường Việt Nam đến năm 2025:

Trang 16


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012
3000,0

2500,0

2000,0


1500,0

1000,0
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025

Nhu cầu tiêu thụ

Cung trong nước

(Nguồn SEC tổng hợp và dự báo)
Kết luận:
Như vậy dự án Nâng công suất Nhà máy đường Ayunpa từ 3.200 TMN lên 6.000 TMN do Công
ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai làm chủ đầu tư có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro dư thừa
đường trong ngắn hạn (đến 2015) tuy nhiên trong định hướng phát triển dài hạn dự án nâng cấp lên
6.000 TMN là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế và thị trường, đặc biệt giai đoạn sau
năm 2015. Nguồn cung từ NMĐ AyunPa sẽ là là nguồn bổ sung quan trọng giúp đảm bảo nguồn
cung trong nước, giảm tình trạng nhập khẩu đường, góp phần giảm thâm hụt thương mại của nền
kinh tế, góp phần cải thiện và ổn định sinh kế của người dân trồng mía trong khu vực.
4. Tiềm năng phát triển năng lượng điện từ bã mía:
SEC hiện là công ty đầu tiên và duy nhất của ngành đường bán điện thương phẩm theo chi phí biểu
giá chi phí tránh được, mức giá bán bình quân dự kiến 2012 đạt khoảng 1.000 đồng/Kwh, tăng gấp
gần 50% so với mức giá cố định 698 đồng/Kwh trước đây. Đây là cơ sở cực kỳ quan trọng giúp SEC
mạnh dạn đầu tư, đẩy mạnh hoạt động phát điện lên lưới quốc gia.
Đồ thị giá bán và sản lượng điện phát theo biểu giá chi phí tránh được năm 2012:

Trang 17


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai

10.10.2012
3,500,000

1,400
1, 241

3,000,000

1,200

2,500,000

2,000,000

916

935

1,000

800

698

1,500,000

600

Jan


Feb

Mar

Sản lượng

Apr

May

Đơn giá

(Nguồn: SEC thống kê, tổng hợp).

5. Đánh giá thực trạng - Tiềm năng phát triển vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt
điện Gia Lai.
5.1. Thực trạng, lợi thế vùng nguyên liệu:
 Vị trí và quy mô vùng nguyên liệu:
Vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai nằm trong quy
hoạch đất nông nghiệp với hơn 200.000 ha của tỉnh Gia Lai. Ngoài diện tích đất được quy hoạch
cho phát triển cây mía thì diện tích đất nông nghiệp đang trồng các loại cây màu khác có điều kiện
thổ nhưỡng phù hợp với cây mía lên đến 45.000 ha. Việc chuyển đổi sang trồng cây mía đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng hiện tại và được chính quyền ủng hộ, do đó khả
năng mở rộng vùng nguyên liệu mía của nhà máy là rất lớn. Vùng nguyên liệu mía chủ yếu tập
trung ở các huyện Phú Thiện, Iapa, Krôngpa, Ayunpa của tỉnh Gia Lai.
Tổng diện tích trồng mía năm 2011/2012 khoảng 7.000 ha, đủ đáp ứng cho nhà máy công suất
3.000 – 3.500 TMN.
 Diện tích, năng suất và sản lượng mía:
Niên vụ 2008/2009 diện tích trồng mía của công ty là 3.857 ha, sản lượng mía đạt 191.542 tấn,
lượng mía đưa vào mía ép 176.554 tấn . Niên vụ 2009/2010 diện tích trồng mía là 3.881 ha, sản

lượng mía đạt 209.069 tấn, lượng mía đưa vào ép 170.361 tấn. Niên vụ 2010/2011 diện tích trồng
mía 5.238 ha, sản lượng mía đạt 335.000 tấn, lượng mía đưa vào ép 290.000 tấn. Niên vụ
2011/2012 diện tích trồng mía 7.298 ha, sản lượng mía dự kiến đạt 474.000 tấn, lượng mía đưa vào
ép dự kiến 430.000 - 450.000 tấn; Vụ mùa 2012-2013, diện tích trồng mía được mở rộng lên
khoảng 8.400 ha, cung cấp sản lượng mía tương đương 546.000 tấn mía cây.
Qua nghiên cứu cho thấy năng suất mía trong vùng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết tự
nhiên, nước tưới cho mía hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm. Các biện pháp khoa học
kỹ thuật áp dụng cho trồng mía chưa được triển khai rộng và đồng bộ.Công tác chăm sóc mía sau

Trang 18


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

khi trồng trọt chưa được nông dân chú trọng. Qui trình chăm bón, thâm canh chưa được áp dụng
rộng rãi.
Năng suất mía trong vùng qua các năm như sau:
NĂNG SUẤT MÍA CÁC VỤ (tấn/ha)
75,0
60,0
45,0
30,0
15,0
,0

20%
16%
12%
8%

4%
0%
2008/09 2009/10 2010/11
SEC
Cả nước

NĂNG SUẤT MÍA CÁC VÙNG VÀ
TỈNH GIA LAI (tấn/ha)
75,0
60,0
45,0
30,0
15,0
,0
Ayunpa

E
2011/12

Ia pa

Phú
Thiện

Trung
bình
SEC

Toàn
tỉnh


(Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh của TTC)

Năng suất mía trong vùng nguyên liệu của SEC.
STT

Niên vụ

06/07

1 Tổng diện tích mía (Ha)
2 Tổng sản lượng mía (Tấn)
3 Năng suất mía ( Tấn/ha )

3.941

07/08
4.052

246.600 220.848
62,5

54,5

08/09
3.857

09/10

11/12


5.238

7.300

191.542 209.069 335.000

474.000

57,2

3.881

10/11

53,9

63,9

64.9

(Nguồn: Công ty CP Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai)
Tổng sản lượng mía toàn vùng nguyên liệu niên vụ 2012 – 2013 dự kiến đạt khoảng 544.000
tấn và tới năm 2015 dự kiến đạt 933.000 tấn mía (trong đó mía ép cung cấp cho nhà máy là
840.000 tấn). Như vậy, sản lượng mía hiện nay của vùng nguyên liệu hoàn toàn có thể đáp ứng đủ
mía nguyên liệu cho nhà máy hoạt động với quy mô 6.000 TMN.
Đồ thị dự báo vùng nguyên liệu SEC đến năm 2025:
1000000,0

17500,0


800000,0

14000,0

600000,0

10500,0

400000,0

7000,0

200000,0

3500,0

,0

,0
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025

Sản lượng mía ép

Diện tích

Trang 19


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai

10.10.2012

(Nguồn: Công ty CP Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai)
 Cự ly vận chuyển:
Vùng nguyên liệu của nhà máy được tập trung chính ở Thị xã Ayunpa, huyện Phú Thiện, IaPa,.. diện tích còn lại được phân bố ở các huyện lân cận thị xã nên cự ly vận chuyển đến nhà máy
tương đối ngắn. Cự ly vận chuyển mía từ ruộng mía đến nhà máy nằm trong khoảng cự ly 30 km,
đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc tiết kiệm chi phí vận chuyển. Sau khi mở rộng diện
tích trồng mía ở các huyện lân cận, chi phí vận chuyển mía về nhà máy sẽ tăng lên.
Phân bố nguyên liệu và cự ly vận chuyển vùng nguyên liệu SEC vụ 2011-2012:
Khu vực

Diện tích

Sản lượng

Năng suất

Cự ly V/chuyển

Tỷ lệ

tấn

Tỷ lệ

(tấn/ha)

trung bình (km)

3.357


46%

216.000

46%

64,3

20

525

8%

31.000

6%

59,0

10

3.239

44%

216.000

46%


66,8

30

ChưProng

90

1%

5.700

1%

63,3

65

Khác

87

1%

5.000

1%

57,5


100

100%

64,9

25,3

Phú Thiện
Ayunpa
Ia Pa

Tổng cộng

ha

7.298

100%

473.700

(Nguồn: Khối nguyên liệu SEC, Phòng Mía đường TTC)
 Chất lượng, trữ đường, tỷ lệ hao mía/đường
Hiện tại chất lượng mía nguyên liệu khu vực này cao hơn mức trung bình cả nước (CCS bình
quân cả vụ thường cao hơn 10), đây là yếu tố thuận lợi để lượng đường thu hồi, giảm giá thành sản
xuất, cạnh tranh so với các khu vực khác trong nước.
Thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty CP Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai những năm vừa
qua cho thấy: thời điểm thu hoạch thuận lợi, chất lượng mía tốt nhất kéo dài khoảng 140 – 150 ngày

từ tháng 12 đến cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 hàng năm.
Số liệu thống kê của Nhà máy và Khối nông nghiệp phản ánh trữ đường trong cây mía tại vùng
nguyên liệu của SEC đạt mức khá cao, cao hơn so với mức bình quân của cả nước, giai đoạn đỉnh
điểm của vụ ép có thể đạt từ 11-13 CCS, bình quân cả vụ dao động từ 9-11 CCS đây là yếu tố rất
thuận lợi giúp SEC nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đồ thị đo chữ đường vụ mùa 2011-2012:

Trang 20


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012
Chữ đường bình quân qua các tháng
%
11
10.5
10
9.5
9
8.5
8

10.53

04
/2
01
2



n

g

03
/2
01
2
T

T


n

g

02
/2
01
2


n

g

01
/2
01

2
T

T


n

g

12
/2
01
1

T


n

g

11
/2
01
1
g

10.01


9.08

8.98


n
T

10.11

10

Tháng trong vụ mùa

(Nguồn: Phòng Nguyên liệu - SEC)
5.2. Đánh giá về tiềm năng phát triển
 Khả năng cạnh tranh so các loại cây trồng khác
Theo số liệu trung bình trong hai năm 2010 và 2011 cho thấy cây mía có khả năng cạnh tranh
tốt so với các cây trồng chính khác.
So sánh khả năng cạnh tranh của một số cây trồng chính so với cây mía:
Chỉ tiêu so sánh

Mía tơ

Mía gốc Khoai mì Rau màu

Lúa

Bắp


T.gian thu hoạch (tháng)

12

12

10

4,5

4

4

Giá bán (đ/kg)

950

950

2.000

3.000

5.900

7.700

Năng suất (tấn/ha)


60

60

20,0

35,0

5,0

4,5

Giá vốn (đ/kg)

723

441

1.235

2.254

3.916

5.590

Lợi nhuận (1,000 đ)

13.610


30.600

15.300

26.105

9.919

9.495

Lợi nhuận quy 12 tháng

13.610

30.600

18.360

69.613

29.757 28.485

Về giá trị thu nhập so với những mô hình luân canh cây trồng (1 vụ lúa + 1 vụ màu) thì lợi thế
cạnh tranh của cây mía thấp hơn. Cây mía (trung bình 1 vụ mía tơ + ba vụ mía lưu gốc) chỉ có lợi
thế hơn so với cây khoai mì. Tuy nhiên, cây lúa và cây màu khác chỉ trồng được trên những vùng
đất tốt, chủ động nước tưới nên sẽ không ảnh hưởng đến diện tích trồng mía của SEC.

Trang 21



Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

Lợi nhuận theo mô hình canh tác quy đổi 12 tháng (1,000 đ/ha)
69613,333

75000,0
60000,0

54036,0

45000,0
30060,0
30000,0
15000,0

29757,0

25947,50

29121,0

32901,0

18360,0

13610,0

,0
Mía tơ


Mía gốc TB mía (1 Khoai mì Rau 2 vụ Lúa 2 vụ Lúa + bắp Lúa + đậu Lúa + rau
tơ-3 gốc)

Nguồn: Ước tính của Phòng Mía đường
Khả năng phát triển mở rộng, chuyển đổi cây trồng khác sang cây mía:
Chỉ tiêu

Phú

Ayun

Thiện

Pa

IaPa

Mang

Krông

Chư

Pa

Prông

Yang,


Cộng

Chư Sê

Tổng DT đất tự nhiên

50.473 27.752 76.750 162.714 169.552

497,441

Đất sản xuất nông nghiệp

45.277

274,706

Cây sắn

5.945 26.272

42.016 155.176

2.500

750

7.123

7.372


4.050

22,905

Cây hoa màu

270

139

3.620

120

305

4,454

Lúa 01 vụ

350

2.216

2.100

3.200

7,766


Diện tích có thể chuyển đổi
sang trồng mía
+ Đất trống, khai hoang
+ Diện tích trồng sắn

1.700

300

6.150

2.000

1.200

900

12.250

80

90

770

200

200

200


1.540

1.560

200

4.380

1.600

700

550

8.990

60

10

1.000

200

300

150

1.720


+ Diện tích hoa Màu & lúa 1
vụ

(Nguồn: Khối Nguyên liệu SEC)
Qua bảng trên ta thấy diện tích đất có khả năng chuyển sang trồng mía lên đến 12.250 ha,
nâng tổng diện tích mía tiềm năng có thể mở rộng của SEC lên tới: 12.250ha + 8.400 ha (hiện hữu
vụ 2012-2013) = 20.650ha. Diện tích này chưa tính đến đất rừng bị phá chuyển sang trồng mía, đất

Trang 22


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

đồi núi chưa sử dụng và quỹ đất có thể phát triển thêm ở các huyện khác, khu vực dọc theo đường
biên giới Campuchia giáp ranh huyện Chư Prong (đến 5.000 ha).
Bên cạnh đó, khả năng mở rộng diện tích tại 2 huyện Krong Pa và Chư Prong, theo số liệu mới
nhất tại Công văn 31/BC-SNN (tháng 3/2012) của đoàn khảo sát liên ngành của UBND tỉnh Gia Lai,
diện tích đất đề xuất quy hoạch trồng mía tại địa bàn 2 huyện ChưProng và Krong Pa lên tới 9.000
ha. Tuy nhiên, theo quan điểm thận trọng của Khối nguyên liệu, để tương ứng với công suất của
Nhà máy theo KH nâng cấp, diện tích đất mở rộng vùng nguyên liệu mía tại 2 huyện này là: Krong
Pa: 2.000 ha, Chu Prong: 1.200 ha.
Giai đoạn 2012 -2015 (ha)
Dự
Địa

kiến

bàn


QH

Đã thực
hiện
năm

Đã thực
Các loại cây trồng

Dự

hiện

chuyển đổi sang trồng

kiến

năm

mía

QH

2012-

2011

Pa
Chư

Prông

Các loại cây
trồng chuyển
đổi sang trồng
mía

2015
Sắn

Krong

Giai đoạn 2015 -2020 (ha)

3.000

626

2.000

2.300

109,4

1.500

Dự kiến
bố trí
trên đất
khác (*)


Lúa

Cây

Lúa

Cây

rẫy

màu

rẫy

màu

300

74

5.000

3.000

350

1650

690,6


4.000

2.300

1.700

(*): Đất sản xuất nông nghiệp vùng tưới thủy lợi Ia Mơr
(Nguồn: Công văn 31/BC-SNN ngày 01/03/2012 của Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai)
6. Hiện trạng thiết bị máy móc - Quy mô công suất - Thời gian sản xuất - Giới hạn hiệu quả thu hồi đường,
phát triển vùng nguyên liệu:
6.1. Thiết bị máy móc - Quy mô công suất:
Trải qua hơn 15 năm hoạt động từ công suất ban đầu là 1.000 TMN, Nhà máy đường AyunPa
trải qua các lần đầu tư, nâng công suất ép, đến vụ mía 2011-2012 đang hoạt động ở công suất
3.200 TMN, phần lớn các máy móc thiết bị chính được nhập từ Trung Quốc, trình độ tự động hóa
trong sản xuất ở mức trung bình thấp. Theo đặc tính hoạt động của nhà máy đường, sau 15 năm
hoạt động SEC bắt đầu vượt ra khỏi khung thời gian khai thác nhà máy tối ưu, nhiều thiết bị, nhà
xưởng qua quá trình sử dụng đã dần xuống cấp, hay hỏng hóc. Điều này gây ra rất nhiều bất lợi đối
với năng lực cạnh tranh của công ty công ty trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Qua khảo sát thực tế cho thấy với hệ thống máy móc dây chuyền hiện tại, nhà máy có khả
năng hoạt động ổn định ở công suất 3.200TMN, một số máy móc thiết bị có thể đáp ứng ở công

Trang 23


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

suất ép 3.800 TMN, mức công suất này chỉ tương đương với mức bình quân của ngành mía đường
Việt Nam và xếp vào loại nhà máy quy mô nhỏ. Giới hạn về quy mô sản xuất nhỏ và công nghệ sản

xuất mang tính tự động hóa thấp đang gây ra nhiều giới hạn phát triển cho công ty và vùng nguyên
liệu:


Vùng mía nhiều tiềm năng mở rộng diện tích, các hộ nông dân sẵn sàng và rất muốn gắn bó lâu
dài trong việc canh tác cây mía, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà máy. Tuy nhiên vì quy
mô ép mía khá nhỏ, do đó công ty không thể tiêu thụ hết mía của nông dân nếu nông dân tự ý
chuyển đổi, thời gian sản xuất kéo dài gây ra nhiều rủi ro nhà máy và nông dân phải gánh chịu:
Mía cháy, mưa bão, khô hạn, sụt giảm chữ đường vì chờ trên đồng dài ngày sau khi đốn.....
Điều này buộc công ty phải kiểm soát chặt chẽ, thận trọng trong việc phát triển, mở rộng diện
tích mía mới, không thể khai thác hết tiềm năng của vùng nguyên liệu, người nông dân không
khai thác hiệu quả tối ưu trên diện tích đất đang sở hữu.



Trang thiết bị đã bắt đầu hao mòn nhiều, do vậy hiệu suất sản xuất, thu hồi đường không cao,
chất lượng đường không ổn định, giá thành sản xuất do đó cũng gia tăng so với đường nhập
ngoại và các NMĐ trong ngành, điều này là nguy cơ công ty phải đối mặt do sự tụt hậu về máy
móc, công nghệ trong thời gian sắp tới.



Thời gian ép mía, sản xuất kéo dài cũng gây nhiều hệ lụy trong việc tranh giành nguyên liệu
giữa các nhà máy trong khu vực. Các nhà máy có quy mô nhỏ trong khu vực lân cận thường
xuyên tranh giành thu mua mía, gây nên tình trạng lộn xộn về vùng nguyên liệu, tiêu tốn nhiều
chi phí của công ty và người dân trong việc bảo vệ, tiêu thụ mía; thậm chí có thể ảnh hưởng đến
sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

6.2. Thời gian sản xuất - Hiệu quả thu hồi đường:
Chía khoá đảm bảo sự thành công cho các nhà sản xuất đường mía đó là: "Biết thu hoạch mía


sạch vào thời điểm mía chín". Như đã xem xét trong phần đánh giá khả năng rải vụ nguyên liệu ở
trên, thời gian thu hoạch mía tốt nhất là từ giữa tháng 12 đến đầu tháng 5, tức là khoảng 140 - 150
ngày là tốt nhất
Nếu duy trì năng suất ép theo thiết kế như hiện nay (3.000 – 3.200 TMN) thì thời gian ép sẽ phải
kéo dài trên 160 ngày . Với thời gian sản xuất kéo dài như vậy sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các
vấn đề như:


Hiệu suất thu hồi đường thấp (tỷ lệ mía/đường cao), giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty.



Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mía nguyên liệu (đặc biệt ảnh hưởng đến thời
vụ trồng mới và mía lưu gốc trong những năm tiếp theo), giảm hiệu quả sản xuất của nông
dân trồng mía.

Tóm lại:

Trang 24


Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
10.10.2012

Bài toán về hiệu quả sản xuất, khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu, nâng cao năng lực cạnh
tranh của NMĐ AyunPa đều quy chung về một nguyên nhân mấu chốt nhất đó chính là quy mô nhà
máy và trình độ công nghệ sản xuất. Do đó, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới cho Công ty cổ phần
Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai đó là: Nâng cao năng suất nhà máy đường, cải tiến theo hướng hiện

đại hóa công nghệ sản xuất nhằm đáp ứng kịp với sự phát triển mở rộng vùng nguyên liệu và thu
được hiệu quả sản xuất cao nhất.

II - Kết luận về sự cần thiết đầu tư
1. Dự án "Nâng công suất Nhà máy đường Ayunpa từ 3.200 TMN lên 6.000 TMN" do Công ty cổ
phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai làm chủ đầu tư là hoàn toàn phù hợp với chủ trương và định
hướng phát triển của Đảng và Chính phủ nhằm giải quyết việc làm, tăng thêm ngân sách nhà nước,
giảm tình trạng nhập siêu đường từ các quốc gia khác; góp phần nâng cao thu nhập cho người lao
động, ổn định sinh kế cho các hộ nông dân trồng mía, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, quốc
phòng của đất nước cũng như địa phương trong thời gian tới.
2. Theo khuyến cáo của Bộ NN&PTNT và Hiệp hội mía đường Việt Nam: Để đảm bảo tính hiệu
quả, tính cạnh tranh và hội nhập của ngành công nghiệp mía đường Việt Nam trong giai đoạn mới,
các nhà máy đường cần phải nâng công suất ép và chế biến đường.
3. Hiện nay vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai đã có hơn
7.000 ha với sản lượng mía ép khoảng trên 400.000 tấn, theo số liệu khảo sát và thống kê thì việc
mở rộng vùng nguyên liệu mía đạt 12.500 ha là hoàn toàn khả thi. Kết hợp với chương trình thâm
canh mía cao sản, niêm vụ 2012 -13 sẽ đạt được sản lượng mía toàn vùng là trên 500.000 tấn và
đến niên vụ 2014 – 2015 sẽ đạt được sản lượng 750.000 – 850.000 tấn.
4. Nội dung chính của dự án là đầu tư chiều sâu máy móc thiết bị đa dạng hóa sản phẩm trên cơ
sở tận dụng tối đa năng lực máy móc, thiết bị và toàn bộ cơ sở vật chất hiện có, điều này cho phép
giảm thiểu chi phí đầu tư và nâng cao tính khả thi của dự án.
5. Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai có một đội ngũ cán bộ, công nhân và hệ thống
quản lý đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất .kinh doanh đường và nâng công suất
nhà máy đường .... Đây cũng là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của dự án.
Từ những lý do trên, việc "Nâng công suất Nhà máy đường Ayunpa từ 3.200 TMN lên 6.000

TMN" là việc làm cần thiết và cấp bách. Việc đầu tư này không những mang lại hiệu quả kinh tế –
xã hội mà còn phát huy được cơ sở nguồn lực sẵn có, đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh và
sản xuất bền vững.


Trang 25


×