Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Báo cáo kiến tập vốn bằng tiền tại nhà máy đường An khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.4 KB, 63 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp - 1 - GVHD: Lê Văn Tân
PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG
VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG
AN KHÊ
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập tổng hợp - 2 - GVHD: Lê Văn Tân
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
1.1.1 Giới thiệu khái quát về nhà máy
Nhà máy Đường An Khê là đơn vị trực thuộc Công ty CP Đường Quảng Ngãi
được thành lập theo quyết định số 92, ngày 22/10/2000 quyết định của UBND tỉnh
Gia Lai về việc cho phép Công ty đường Quảng Ngãi mở Chi nhánh tại tỉnh Gia
Lai.
 Tên : Nhà máy đường An Khê
 Địa chỉ: Xã Thành An- Huyện An Khê- Tỉnh Gia Lai
 Điện thoại: 059-3532070-0913470394
 Fax: +84(59)3532002
 Website: duongankhe.thuonghieuviet.com
1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng
An Khê là một Thị xã miền núi nằm ở phía Đông của tỉnh Gia Lai. Là nơi tiếp
giáp giữa đồng bằng và Tây Nguyên, có tài nguyên nông nghiệp phong phú và đa
dạng phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị cao, đặc biệt là cây mía. Từ những
lợi thế trên Nhà máy đường An Khê thành lập theo quyết định số 92, ngày
22/10/2000 quyết định của UBND tỉnh Gia Lai về việc cho phép Công ty đường
Quảng Ngãi mở Chi nhánh tại tỉnh Gia Lai. Trụ sở Nhà máy đường An Khê đóng
tại thôn I, xã Thành An, Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Từ những thuận lợi về đất đai rộng lớn, tiềm năng nông nghiệp và có những
lợi thế về diện tích trồng mía lớn nhất của tỉnh và những vùng lân cận. Vì vậy ngày
29 tháng 11 năm 2001 nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất với mục tiêu đem lại lợi
nhuận cao và khai thác triệt để vùng nguyên liệu mía.
Sau gần 10 năm xây dựng và trưởng thành Nhà máy Đường An Khê đã nỗ lực


rất nhiều trong công tác sản xuất kinh doanh đường và các sản phẩm sau đường và
được Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Bằng
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập tổng hợp - 3 - GVHD: Lê Văn Tân
khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích trong công tác. (QĐ số: 879QĐ/TTg
22/06/2009); Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã có thành tích trong
phong trào thi đua quyết thắng năm 2004 (Quyết định số: 1627/QĐ-CT ngày
30/12/2004); Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT vì có thành tích
xuất sắc năm 2004. (QĐ số 05/KTMTT ngày 30/01/2006); Bằng khen của Bộ Công
an trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. (QĐ số 60 ngày
10/3/2007)…
Ngành công nghiệp sản xuất mía đường luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng cũng
là một lĩnh vực đầy tiềm năng. Phát huy những thành quả đã đạt đựơc, Nhà máy
đường An Khê định hướng phát triển sản phẩm đường RS An khê trở thành một
thương hiệu mạnh, sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng của Việt Nam và khu
vực. từng bước xây dựng Nhà máy có quy mô lớn tại Việt Nam (12.000 tấn mía/
ngày). Trong lĩnh vực sản xuất đường mía phấn đấu trở thành Trung tâm mía đường
của cả nước trong tương lai gần.
1.1.3 Quy mô hiện tại của nhà máy
Tính đến thời điểm ngày 30/06/2010 tổng vốn kinh doanh của nhà máy là
136.168.257.000 đồng .
Tổng số cán bộ công nhân viên trong nhà máy là 662 người.
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy trong những năm gần đây
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy
ĐVT: Đồng
S
T
Chỉ
tiêu
Năm

2006 2007 2008 2009
1
Doanh
thu
263.167.265.978 209.189.224.012 223.167.892.013 289.005.186.337
2
Lợi
nhuận
8.456.121.789 7.225.092.921 8.109.667.113 8.533.817.016
(Nguồn: phòng tài chính- kế
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập tổng hợp - 4 - GVHD: Lê Văn Tân
toán)
Qua bảng kết quả trên cho thấy doanh thu và lợi nhuận của mà máy đều tăng
lên qua các năm. Công tác đầu tư, phát triển nguyên liệu luôn được thực hiện tốt.
Với mục tiêu nâng cao năng suất mía, tăng sản lượng góp phần giải quyết tình trạng
thiếu nguyên liệu cho sản xuất đường, lãnh đạo Nhà máy đã phối hợp cùng chính
quyền địa phương hỗ trợ vốn, vật tư, khoa học – kỹ thuật cho bà con nông dân. Nhờ
vậy, năng suất của nhà máy đã tăng lên đáng kể, góp phần tăng doanh thu và lợi
nhuận.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy
Nhà máy đường An Khê là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng
Ngãi và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trước Tổng Giám đốc
của công ty và pháp luật của nhà nước.
1.2.1 Chức năng
Nhà máy đường An Khê có chức năng sản xuất và chế biến đường, kinh doanh
sản xuất sản phẩm đường RS, đường thô, rỉ đường và các sản phẩm sau đường
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, phục vụ một số nghĩa vụ nộp thuế,
nộp ngân sách an ninh quốc phòng.
1.2.2. Nhiệm vụ

Nhà máy có những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xây dựng vùng nguyên liệu và hệ thống giao thông ở hạ tầng cơ sở đảm bảo
nhà máy khai thác vùng nguyên liệu mía hiện nay và những năm sau đạt hiệu quả.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ CNV, cải thiện đời sống
người dân lao động. Hàng năm có kế hoạch, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý,
nâng cao tay nghề cho người lao động.
- Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập tổng hợp - 5 - GVHD: Lê Văn Tân
- Hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng qui định của nhà nước: hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, thu lợi nhuận cao và đáp
ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ an ninh trật tự trong đơn vị và ở địa
phương.
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy
1.3.1 Loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu
Nhà máy kinh doanh sản xuất sản phẩm đường RS, đường thô, rỉ đường và các
sản phẩm sau đường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường,
1.3.2 Thị trường đầu vào và đầu ra
 Thị trường đầu vào của nhà máy rất dồi dào:
- Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu chính của nhà máy là cây mía. Với
đặc điểm khí hậu ở nơi đây rất thích hợp với cây mía nên nguồn nguyên liệu cung
cấp cho nhà máy rất rộng lớn và không ngừng tăng lên qua các năm. Chẳng hạn
năm 2009, diện tích mía tăng thêm 2344 ha, năm 2010 diện tích tăng thêm hơn
2000ha, đưa diện tích mía toàn vùng lên 18.576ha.
-Máy móc, thiết bị chủ yếu là nhập ngoại.
-Lao động: đa số lao động trong nhà máy là những CB-CNV,Kỹ sư có tay
nghề và nhiều năm kinh nghiệm và hầu hết là lao động trong nước.
 Thị trường đầu ra:
Sản phẩm sản xuất chính của nhà máy là đường RS, với mẫu mã ngày càng

hoàn thiện và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, sản phẩm của nhà
máy ngày càng chiếm ưu thế trong lĩnh vực tiêu dùng. Vì là sản phẩm đáp ứng cho
nhu cầu tiêu dùng nên sản phẩm của nhà máy được phân bố khắp nơi trong đó chủ
yếu là khu vực miền Trung và Tây nguyên.
1.3.3 Đặc điểm về vốn kinh doanh của nhà máy
Nguồn vốn kinh doanh của nhà máy gồm có vốn cổ đông và vốn vay. Trong
đó vốn cổ đông chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Cơ cấu của vốn cổ đông
và vốn vay có sự thay đổi qua các năm.
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập tổng hợp - 6 - GVHD: Lê Văn Tân
1.3.4 Đặc điểm của các nguồn lực chủ yếu của nhà máy
1.3.4.1 Đặc điểm về lao động
Bảng 1.2 Cơ cấu nhân sự của nhà máy
STT Chỉ tiêu
Năm
2009
Tỷ trọng
(%)
1 Trên đại học 01 0.15
2 Đại học 40 6.04
3 Cao đẳng 12 1.81
4 Trung cấp và công nhân nghề 385 58.16
5 Lao động phổ thông 24 3.63
6 Lao động thời vụ, bốc xếp 200 30.21
Tổng số lao động 662 100
(Nguồn : Phòng tổ chức – Hành chính)
Qua bảng số liệu trên cho thấy lực lượng lao động của nhà máy phù hợp với
quy mô và đặc điểm sản xuất của nhà máy.
1.3.4.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Tài sản cố định của nhà máy là những máy móc, thiết bị trong ngành sản xuất

mía đường, các phương tiện vận tải phục vụ cho việc vận chuyển nguyên liệu mía,
và các máy móc phục vụ cho việc trồng mía để hỗ trợ cho bà con nông dân trong
việc trồng mía.
Nguồn vốn đầu tư ban đầu của nhà máy là 200 tỷ dùng để xây dựng nhà
xưởng, mua máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng Do đặc điểm sản xuất của
nhà máy theo một quy trình thống nhất từ khâu nhập đến sản xuất nên tài sản cố
định lớn nhất là dây chuyền sản xuất với vốn đầu tư lên đến 105 tỷ đồng, mới đây
nhà máy còn mua thêm một dây chuyền sản xuất mới 125 tỷ đồng để đáp ứng nhu
cầu sản xuất mới.
1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại nhà máy
1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
1.4.1.1 Quy trình công nghệ sản xuất
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập tổng hợp - 7 - GVHD: Lê Văn Tân
Mỗi một sản phẩm có quy trình sản xuất khác nhau, riêng sản phẩm đường của
nhà máy có quy trình công nghệ như sau :
Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Mía
Khu ép mía
Bã mía
Lò hơi
Khu hoá chế
Khu nấu đường
Khu bốc hơi
Lọc bùn
Lò đốt lưu huỳnh
Nước ngưng tụ Lắng nổi
Khu bồi tinh
Khu ly tâm

Đường thành
phẩm
Nhập kho
Tách mật Bể rỉ mật
Báo cáo thực tập tổng hợp - 8 - GVHD: Lê Văn Tân
 Giải thích nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công
nghệ:
Từ các vùng phía trong và ngoài tỉnh, mía được thu hoạch về Nhà máy để
chế biến thành đường trải qua các công đoạn sau:
- Xử lý mía: Có nhiệm vụ chở mía về qua cân, bốc dỡ mía xuống cân và thực
hiện kiểm tra chất lượng mía.
- Chuẩn bị mía và ép mía: Có nhiệm vụ đưa mía vào bàn lùa mía, máy băm
mía nhỏ và đập tơi mía đưa vào bốn lô ép mía, mía được ép ra nước và đưa bã ra lò
để đốt.
- Lò hơi: Bã mía đốt xong đưa ra lò để giảm lượng dầu FO.
- Làm sạch mía: Nước mía hỗn hợp từ khâu ép mía bơm qua hai cân xác định
trọng lượng sau khi đến các cột gia nhiệt đảm bảo nhiệt độ 70
0
C sau đó rửa vôi và
khí CO
2
cho vào nước mía một cách tương ứng, các Axit hữu cơ, chất keo và chất
màu kết tủa, sunfit hoá làm giảm chất màu chủ yếu là tạp chất trong nước muối và
giảm độ màu axit để nước mía trong hai hệ thống bốc hơi bốn hiệu để có bobrix sau
cùng là 60%, sau đó bơm qua nấu đường.
- Nấu đường: Nấu đường và bồi tinh từ si rô từ độ brix 70% đến 80% tinh
thô xuất hiện. Sau đó đưa tới ly tâm đưòng.
- Ly tâm và xấy đóng bao: Ly tâm tách mật, sau đó đưa ra gầm tẩy đường và
ra máy sàn lọc, sau đó đóng bao đưa vào kho.
1.4.1.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất

Quá trình sản xuất ra sản phẩm của nhà máy là một quá trình khép kín phải trải
qua nhiều công đoạn, do đó để phù hợp với đặc điểm này và giúp cho hoạt động
kiểm soát được thuận tiện, tại phân xưởng của nhà máy được tổ chức thành nhiều
bộ phận mỗi bộ phận có những chức năng và nhiệm vụ nhất định và giữa các bộ
phận có mối quan hệ phối hợp lẫn nhau. Tại phân xưởng của nhà máy được tổ chức
như sau:
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập - 9 - GVHD: Lê Văn Tân
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Phân xưởng

hơi
Tur
bine
Điện
Sửa
chữa cơ
khí
Ly
tâm
Nấu
đường
Hoá
chế
Ép
Báo cáo thực tập - 10 - GVHD: Lê Văn Tân
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập tổng hợp - 11 - GVHD: Lê Văn Tân
 Giải thích chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Ép : Thực hiện ép mía và chịu trách nhiệm báo cáo cho lãnh đạo nhà máy
về tình hình ép mía, công suất và tham mưu cho lãnh đạo nhằm tăng năng suất.
- Hoá chế: Nấu đường đây là bộ phận báo cáo cho lãnh đạo về chi tiêu hao
nguyên vật liệu cho một tấn sản phẩm.
- Ly tâm : Có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo nhà máy về tình hình đường
thành phẩm.
- Lò hơi, Turbine, điện cung cấp hơi để phát điện và cung cấp điện để phục
vụ sản xuất.
- Sửa chữa cơ khí: Có trách nhiệm theo dõi toàn bộ hệ thống máy móc thiết
bị và sửa chữa trong quá trình hoạt động của Nhà máy.
1.4.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại nhà máy
Đối với bất kỳ một đơn vị SXKD nào thì việc xây dựng một bộ máy quản lý
khoa học và hiệu quả cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì bộ máy quản lý mà
tốt thì hoạt động sẽ tốt, góp phần làm tăng hiệu quả, giảm rủi ro trong SXKD. Mỗi
loại hình doanh nghiệp lại phù hợp với một mô hình tổ chức bộ máy quản lý khác
nhau.
1.4.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Phân
xưởng
Phòng
KTCL
PGĐ kỹ thuật
PGĐ nguyên liệu
Phòng
TCHC
Phòng
KHKD

Phòng
TCKT
Phòng
nguyên
liệu
Giám đốc
Báo cáo thực tập tổng hợp - 12 - GVHD: Lê Văn Tân
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức tổ quản lý
1.4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Giám đốc Nhà máy : Là người có quyền hành cao nhất, tổ chức, quản lý và
sử dụng vốn, tài sản theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty vào mục đích kinh doanh
mía đường theo chiến luợc Công ty đúng quy định, đúng pháp luật, đảm bảo an toàn
và sử dụng vốn có hiệu quả, không ngừng phát triển nguồn vốn được giao cho Nhà
máy.
- Phó Giám đốc nguyên liệu: chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà máy, chỉ
huy, điều hành công việc đầu tư, thu mua, vận chuyển, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu
kế hoạch sản xuất, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành công tác quy hoạch, đầu tư
phát triển vùng nguyên liệu mía tập trung chuyên canh theo hướng công nghiệp
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng đủ nguyên liệu mía đường.
Đôn đốc, nhắc nhở cán bộ công nhân viên trong toàn Nhà máy nghiêm chỉnh
kỷ luật lao động, an toàn lao động.
- Phó Giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà máy, điều
hành và quản lý, giám sát về kỹ thuật của quá trình sản xuất, tổ chức, chỉ huy điều
hành sản xuất, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của Nhà máy. Đồng
thời xử lý kịp thời các sự cố xảy ra, tu bổ sửa chữa các thiết bị đã hỏng nhưng còn
sửa chữa được, kiểm tra chất lượng sản phẩm hỏng trong từng giai đoạn sản xuất.
Xác lập hệ thống quản lý máy móc, thiết bị, hệ thống chỉ huy trong sản xuất.
-Phòng Tổ chức hành chính: Gồm 1 trưởng phòng và các nhân viên. Có
nhiệm vụ quản lý hồ sơ, quản lý nhân sự, bố trí lao động cho phù hợp với trình độ
chuyên môn. Quản lý tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động, quản

lý hồ sơ, văn bản đến và đi một cách an toàn, khoa học đúng quy chế.
- Phòng Tài chính kế toán: Kế toán trưởng là người có nhiệm vụ kiểm tra
tình hình kế hoạch kinh doanh, thu chi tài chính, theo dõi mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của Nhà máy. Đồng thời phối hợp các phòng ban trong Nhà máy để
thực hiện kế hoạch kinh doanh nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra. Ngoài ra, còn tham
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập tổng hợp - 13 - GVHD: Lê Văn Tân
mưu cho Giám đốc trong mọi vấn đề điều hành Nhà máy, nâng cao hiệu quả kinh tế,
lãnh đạo phòng kế toán.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Lập kế hoạch về hoạt động sản xuất kinh
doanh của Nhà máy từ kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động, cung ứng vật tư, thiết
bị theo kế hoạch, chỉ đạo quá trình tiêu thụ sản phẩm.
- Phân xưởng đường: Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản phẩm
đầu ra cho hợp với tiêu chuẩn ban hành, cung cấp xác nhận các số liệu đầu vào, đầu
ra của dây chuyền. Đồng thời thực hiện các công việc sản xuất của Nhà máy.
- Phòng nguyên liệu: lập kế hoạch và kiểm tra, thực hiện các công việc đầu
tư ban đầu đến thu mua mía, cung cấp mía để phục vụ cho phân xưởng sản xuất.
1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán của nhà máy
1.5.1 Mô hình tổ chức kế toán
Nhà máy là đơn vị sản xuất kinh doanh, sản phẩm chính của Nhà máy là
đường và còn hạch toán chung với Công ty đường Quảng Ngãi. Do đó để phù hợp
với hình thức hoạt động và tính chất công việc, bộ máy kế toán của Nhà máy được
tổ chức theo hình thức tập trung, thu gọn và hoạt động theo nguyên tắc thận trọng.
1.5.2 Tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý, bộ máy kế toán của nhà máy được tổ
chức theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán của nhà máy (ghi
sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, lập báo cáo kế toán, kiểm tra kế toán ) đều tập trung
tại phòng tài chính kế toán, mỗi phần hành kế toán được giao cho từng nhân viên kế
toán.
Phòng kế toán của Nhà máy gồm 11 người: 1 kế toán trưởng, 5 nhân viên kế

toán, 1 thủ quỹ và 4 nhân viên ở bộ phận thanh toán tiền mía.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy được tổ chức như sau:
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập tổng hợp - 14 - GVHD: Lê Văn Tân
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Trưởng phòng TCKT
Bộ phận thanh toán
tiền mía
Tổ trưởng
NV
hoá
đơn
NV
bảng

NV
thủ
quỹ
Phó
phò
ng
TC
KT
kiê
m
Kế

toán
tổng
hợp
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
tiền
lương,
BHX
H
Kế
toán
công
nợ,
đầu

Kế toán
vật tư,
TSCĐ
Kế
toán
thành
phẩm,
tiêu
thụ,
ngân
hàng

Kế
toán
giá
thành
Thủ
quỹ
Báo cáo thực tập tổng hợp - 15 - GVHD: Lê Văn Tân
 Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán nghiệp vụ
- Trưởng phòng TCKT: Là người phụ trách TCKT của Nhà máy, có nhiệm
vụ chỉ đạo trực tiếp các nhân viên phòng, chỉ đạo công tác hạch toán ở Nhà máy,
đồng thời giám sát mọi hoạt động của nhà máy và kiểm tra tình hình tài chính của
Nhà máy.
- Phó phòng TCKT kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ quản lý, kiểm
tra ,hướng dẫn các nhân viên của phòng khi trưởng phòng đi vắng, chịu trách nhiệm
trước trưởng phòng TCKT và Giám đốc Nhà máy về công tác hạch toán kế toán tại
Nhà máy.
- Kế toán giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động chi tiêu tiền mặt hàng
ngày, các khoản tạm ứng.
- Kế toán tiền lương BHXH: Tính toán đầy đủ tiền lương BHXH, BHYT,
KPCĐ cho Nhà máy.
- Kế toán công nợ, đầu tư: Có nhiêm vụ theo dõi các khoản phải thu, phải trả
cho Nhà máy, các khoản đầu tư.
- Kế toán vật tư TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, tình hình tăng
giảm TSCĐ, trích khấu hao ở Nhà máy Đường An Khê.
- Kế toán thành phẩm tiêu thụ, ngân hàng: Theo dõi tình hình nhập kho
thành phẩm và quá trình tiêu thụ thành phẩm, phế liệu thu hồi. Đồng thời giao dịch
với ngân hàng.
- Tổ trưởng thanh toán tiền mía: Là người theo dõi, kiểm tra các hoá đơn

đồng thời giám sát mọi hoạt động của tổ mình.
- Nhân viên hoá đơn : Có nhiệm vụ lập hoá đơn thanh toán
- Nhân viên bảng kê : Có nhiệm vụ lập bảng kê để thanh toán tiền cho người
bán mía.
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập tổng hợp - 16 - GVHD: Lê Văn Tân
- Thủ quỹ : Có nhiệm vụ thu chi tiền mía hằng ngày cho khách hàng.
1.5.3 Hình thức kế toán áp dụng tại nhà máy
Nhà máy đường An Khê sử dụng hình thức Nhật ký – Chứng từ trong công tác
kế toán tại đơn vị
- Các loại sổ kế toán áp dụng:
Thẻ kế toán, sổ chi tiết vật tư, các bảng kê, sổ cái, Nhật ký chứng từ. Ngoài
ra còn sử dụng bảng phân bổ vật tư, báo cáo về tiêu hao nhập xuất tồn kho thành
phẩm.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại nhà máy
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Bảng kê
Chứng từ gốc
Các bảng phân bổ
Sổ cái
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp
chi tiết
Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Báo cáo tài chính

Báo cáo thực tập tổng hợp - 17 - GVHD: Lê Văn Tân
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp
vào Nhật ký - chứng từ hay vào bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang
tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các
bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và
Nhật ký – chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký – chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì
căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết cuối tháng chuyển số liệu vào
Nhật ký – chứng từ.
Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ, kiểm tra ,đối
chiếu số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng
hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi
trực tiếp vào Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết thì được ghi
trực tiếp vào các Sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
và căn cứ vào Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo
từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng
từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập tổng hợp - 18 - GVHD: Lê Văn Tân
PHẦN 2
THỰC HÀNH VỀ
GHI SỔ KẾ TOÁN
PHẦN HÀNH:
KẾ TOÁN VỐN
BẰNG TIỀN
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập tổng hợp - 19 - GVHD: Lê Văn Tân

2.1 Kế toán vốn bằng tiền tại nhà máy đường An Khê
Vốn bằng tiền là toàn bộ các hình thức tiền tệ hiện thực do đơn vị sở hữu, tồn
tại dưới hình thái giá trị và thực hiện chức năng phương tiện thanh toán trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền là một loại tài sản mà
doanh nghiệp nào cũng có và sử dụng.
Khi phát sinh các nghiệp vụ thu tiền, căn cứ vào các hóa đơn, các giấy thanh
toán tiền trung ương, kế toán thanh toán lập phiếu thu, sau khi được kế toán trưởng ,
thủ trưởng đơn vị ký duyệt phiếu thu, phiếu thu được chuyển cho thủ quỹ để kiểm
nhận tiền và kế toán thanh toán sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán.
Khi phát sinh các nghiệp vụ chi tiền, căn cứ vào các chứng từ xin chi tiền hoặc
lệnh chi tiền đã được thủ trưởng đơn vị ký duyệt, kế toán thanh toán lập phiếu chi.
Khi phiếu chi được kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị ký duyệt thủ quỹ sẽ tiến hành
chi tiền và kế toán thanh toán tiến hành tổ chức ghi sổ kế toán.
2.1.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng
2.1.1.1 Chứng từ sử dụng
Bao gồm phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền, giấy đề nghị thanh toán, giấy
báo Nợ, giấy báo Có, giấy đề nghị tạm ứng,…
2.1.1.2 Sổ sách kế toán
+ Sổ chi tiết : Sổ quỹ, sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ chi tiết thanh
toán với người bán, sổ chi tiết tiền vay,
+ Sổ tổng hợp: Sổ Cái TK : TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “ Tiền gửi ngân
hàng”, TK 141 “Tạm ứng”, TK 311 “ Vay ngắn hạn”, TK 341 “Vay dài hạn’, TK
131 “Phải thu khách hàng”, TK 331 “ Phải trả người bán”.
+Bảng kê số 1, bảng kê số 2.
+Nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2
2.1.2 Qui trình ghi sổ
Công tác kế toán vốn bằng tiền của nhà máy được kế toán tiến hành theo sơ đồ
sau đây:
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Báo cáo thực tập tổng hợp - 20 - GVHD: Lê Văn Tân

Ghi chú:
Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Ghi cuối tháng
Kiểm tra đối chiếu
Sơ đồ 2.1 Quy trình ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng tiền
2.1.2.1 Kế toán tiền mặt
 Chứng từ: Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền được thể hiện qua
các phiếu thu, chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng…
- Giấy đề nghị tạm ứng:
Ngày 08/06/2010 Đoàn Ngọc Đức đề nghị tạm ứng tiền mua vật tư cho nhà
máy số tiền 10 900 000 đ.Ta có giấy đề nghị tạm ứng như sau:
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Sổ cái TK 111,
112
CHỨNG TỪ GỐC:
Phiếu thu, phiếu chi,…
Bảng kê số 1,
bảng kê số 2
Nhật ký chứng từ số 1,
nhật ký chứng từ số 2
Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ quỹ, sổ tiền
gửi ngân hàng
Báo cáo tài chính
Báo cáo thực tập tổng hợp - 21 - GVHD: Lê Văn Tân
- Phiếu chi:
Ngày 10/06/2010 chi tiền tạm ứng cho Đoàn Ngọc Đức theo giấy đề nghị tạm
ứng số 15. Ta có phiếu chi như sau:
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30

Công ty CP Đường Quảng Ngãi Số: 15
Nhà máy đường An Khê
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 08 tháng 06 năm 2010
Kính gửi: Giám đốc Nhà máy Đường An Khê
Tôi tên là: Đoàn Ngọc Đức
Địa chỉ: Phòng sản xuất kinh doanh
Đề nghị tạm ứng số tiền: 10 900 000 đ(Viết bằng chữ: Mười triệu, chín
trăm ngàn đồng chẵn)
Lý do tạm ứng: Mua vật tư
Thời hạn thanh toán: 20/8/2010
Giám đốc Kế toán trưởng Phụ trách bộ môn Người đề nghị tạm
ứng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty CP Đường Quảng Ngãi Số phiếu: 86
Nhà máy Đường An Khê TK: 111
PHIẾU CHI TKĐƯ:1525
Ngày 10 tháng 06 năm 2010
Họ và tên người nhận tiền: Đoàn Ngọc Đức
Địa chỉ : Phòng sản xuất kinh doanh
Lý do chi: chi tạm ứng mua vật tư
Số tiền: 10 900 000 đ.(Viết bằng chữ: Mười triệu, chín trăm ngàn đồng
chẵn)
Kèm theo : 01 chứng từ gốc
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
(Ký, họ tên, (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
đóng dấu)
Đã nhận đủ số tiền: Mười triệu chín trăm ngàn đồng chẵn
Báo cáo thực tập tổng hợp - 22 - GVHD: Lê Văn Tân
- Phiếu thu :

Ngày 15/06/2010 Lưu Thị Vân Nga rút tiền mặt gửi tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về nhập quỹ tiền mặt để chuẩn bị trả lương cho CB
– CNV. Phiếu thu số 78. Ta có phiếu thu như sau:
- Biên lai thu tiền:
Ngày 17/06/ 2010 thu tiền của khách hàng Phan Tuấn Nam từ việc bán sản
phẩm đường RS kỳ trước, số tiền 2 900 050 đ. Ta có biên lai thu tiền số 89 như sau:
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Công ty CP Đường Quảng Ngãi Số phiếu: 78
Nhà máy Đường An Khê TK: 111
TKĐƯ:1121
PHIẾU THU
Ngày 15 tháng 06 năm 2010
Họ và tên người nộp tiền: Lưu Thị Vân Nga
Địa chỉ : Phòng tài chính- kế toán
Lý do nộp: Rút tiền gửi Ngân hàng
Số tiền: 150 500 000 đ.(Viết bằng chữ: Một trăm năm mươi triệu, năm
trăm ngàn đồng chẵn)
Kèm theo : 01 chứng từ gốc
Giám đốc Kế toán
trưởng
Người nộp
tiền
Người lập Thủ quỹ
(Ký, họ tên,
đóng dấu)
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền: Một trăm năm mươi triệu, năm trăm ngàn đồng chẵn
Báo cáo thực tập tổng hợp - 23 - GVHD: Lê Văn Tân
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng:
Ngày 26/06/2010, thanh toán tiền Nguyễn Văn Quang tạm ứng mua máy sấy,

giấy thanh toán số 30. Số tiền ứng trước tháng trước chưa chi hết 1500 000 đ và
Giấy đề nghị tạm ứng số 13 ngày 1/06/2010 với số tiền 10 000 000 đ và Giấy đề
nghị tạm ứng số14 ngày 07/06/2010 với số tiền 2 000 000 đ.
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Công ty CP Đường Quảng Ngãi Số: 89
Nhà máy đường An Khê
BIÊN LAI THU TIỀN
Ngày 17 tháng 06 năm 2010
Họ và tên người nộp tiền: Phan Tuấn Nam
Địa chỉ: 260 Quang Trung – An Khê- Gia Lai
Nội dung thu: Thu tiền bán sản phẩm đường RS
Số tiền : 2 900 050 đ (Viết bằng chữ: Hai triệu, chín trăm nghìn, không
trăm năm mươi ngàn đồng chẵn)
Người nộp tiền Người thu tiền
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Báo cáo thực tập tổng hợp - 24 - GVHD: Lê Văn Tân
 Các sổ sử dụng:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi vào
Nhật ký chứng từ số 1, bảng kê số 1 và các sổ chi tiết. Cụ thể như sau:
* Nhật ký chứng từ:
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Công ty CP Đường Quảng Ngãi
Nhà máy đường An Khê
GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG
Ngày 26 tháng 06 năm 2010
111
141
Họ và tên người thanh toán: Nguyễn Văn Quang
Địa chỉ: Phòng sản xuất kinh doanh
Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:

Diễn giải Số tiền
I. Số tiền tạm ứng 13.500.000
1. Số tạm ứng tháng trước chưa chi hết: 1.500.000
2. Số tạm ứng kỳ này: 12.000.000
- phiếu chi số 84 ngày 01/06/2010 10.000.000
- phiếu chi số 85 ngày 07/06/2010 2.000.000
II. Số tiền đã chi : 9.800.050
- Chứng từ số 35 ngày 30/06/2010 9.800.050
III. Chênh lệch 3.699.950
- Số tạm ứng chi không hết 3.699.950
Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán thanh
toán
Người đề nghị
thanh toán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Báo cáo thực tập tổng hợp - 25 - GVHD: Lê Văn Tân
Công ty CP Đường Quảng Ngãi Mẫu số:
Nhà máy Đường An Khê
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1
Ghi Có TK 111- Tiền mặt
Tháng 06 năm 2010 ĐVT: đồng
SỐ
TT
Ngày Ghi Có tài khoản 111, Ghi Nợ các tài khoản
112 141 152 211 213 221 334 641 ….
Cộng Có TK
111
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 01/06/10 25.000.000 15.900.000 4.762.760 45.662.760
2 10/06/10 10.900.000 10.900.000

3 21/06/10 2.000.000 2.000.000
….
Cộng 25.000.000 10.900.000 15.900.000 2.000.000 5.100.000 58.900.000
Đã ghi sổ Cái ngày …. tháng …. Năm
Ngày … tháng… năm 2010
Trương Thị Út Tiên Kế toán A- K30
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

×