Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BÁO CÁO THỰC TẾ TẠI NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.5 KB, 6 trang )

BÁO CÁO NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN
1. Chức năng – nhiệm vụ:
- Phân phối thuốc đến tay bệnh nhân và nhận lại thuốc hoàn trả theo quy định của
bệnh viện đúng theo pháp luật quy định
- Chọn thuốc, mua thuốc: Thuốc tại nhà thuốc BV được chọn từ danh sách thuốc trúng
thầu BV. Chọn thuốc dựa vào nhu cầu của BV, giá cả, hiệu quả điều trị,….
- Bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc
- Bán thuốc, cấp phát thuốc cho BN
- Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc và nhận phản hồi từ bệnh nhân
2. Quy trình phân phát thuốc trong nhà thuốc bệnh viện;
- Tiếp nhận đơn
+ Bệnh nhân nộp đơn thuốc cho nhân viên nhà thuốc;
+ Dược sĩ nhận đơn có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý cua đơn, phố hợp thuốc sử dụng
trong đơn, so sánh với sổ khám bệnh chỉ định thuốc của bác sĩ;
+ Nhân viên tính toán chi phí thuốc và báo giá với bệnh nhân;
+ Bệnh nhân có thể mua theo toàn bộ đơn hoặc 1 phần đơn;
+ Bệnh nhân đóng tiền và nhận hóa đơn.
- Lấy thuốc theo đơn
+ Bệnh nhân nộp hóa đơn theo đúng chỗ quy định của nhà thuốc;
+ Dược sĩ có trách nhiệm lấy thuốc theo đúng hóa đơn;
+ Kiểm tra lại thuốc có đúng theo đơn.
- Giao thuốc cho bệnh nhân
+ Kiểm tra hóa đơn với sổ khám bệnh của bệnh nhân;
+ Giao thuốc cho bệnh nhân, yêu cầu bệnh nhân kiểm tra lại;
+ Hướng dẫn và lưu ý bệnh nhân khi sử dụng thuốc.
3. Các quy trìn thao tác chuẩn tại nhà thuốc bệnh viện
- Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng;
- Quy trình bán thuốc, thông tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc phải kê đơn;
- Quy trình bán thuốc, thông tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc không kê đơn;
- Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc;



- Quy trình giải quyết khiếu nại hoặc thu hồi;
- Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế theo đơn;
- Quy trình vệ sinh;
- Quy trình quản lý hàng lạnh;
- Quy trình chống nhầm lẫn.
4. Các danh mục cần chú ý trong nhà thuốc
- Danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt (Entercavir 0,5mg; Ribavirine
400mg/500mg);
- Danh mục thuốc cấm sử dụng trong các ngành, các lĩnh vực (Levofloxacin;
Metronidazol);
- Danh mục thuốc dễ nhầm lẫn (LASA);
- Tương tác giữa thuốc DDAs và thuốc khác;
- Cập nhật thông tin thuốc mới hàng tuần.
5. Các nguyên tắc thao tác trong nhà thuốc
- 5 chống: chống nóng ẩm; chống mối mọt, sâu bọ, chuột, nấm mốc; chống cháy nổ;
chống quá hạn dùng; chống hư hao mất mát
- 3 tra- 3 đối
- 4 dễ: dễ tìm; dễ thấy; dễ lấy; dễ kiểm tra
- Công cụ 5s: sẵn sàng, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sàng lọc
6. Công việc tại nhà thuốc
- Duyệt toa: nhập dữ liệu toa lên hệ thống quản lý của bệnh viện, báo giá thuốc,… (1
người thực hiện)
- Xuất hóa đơn, thu tiền thuốc (1 người thực hiện)
- Soạn thuốc theo hóa đơn đã trả tiền (2 – 3 người thực hiện)
- Kiểm tra và cấp phát thuốc cho BN (2 người thực hiện)
7. Một số nhóm thuốc được bán tại nhà thuốc số 2
- Thuốc lợi tiểu: Furosemid, Spironolactone, …
- Hạ đường huyết: metformin hydrochloride, …
- Chống loạn thần: Diazepam, …

- Tim mạch: Losartan, Propranolon, …


- Kháng sinh: Moxifloxacin, Erythromycin, Cefixim, Cefpodoxim, …
- Chống loét dạ dày: Esomeprazone, Rabeprazone, …
- Kháng viêm không steroid: ibuprofen, meloxicam, …
- Kháng Histamin: ebastin, …
- Kháng nấm: itraconazole, Triclabenazole, …
- Điều trị ký sinh trùng: Tenofovir alfenamide, …
- Kháng virus: Lamivudin, Tenofovir disoproxil, Acyclovir, …
- Vitamin và khoáng chất : vitamin C, Magnesi (lactac) + Vitamin B6, Vitamin B1, …
- Thuốc hỗ trợ gan : Ursodeoxycholic acid, …
Báo cáo tại kho lẻ:
Kho lẻ: gồm có 16 nhân viên trong đó có 1 DSĐH
Gồm có 3 bộ phận chính: Pha tiêm, Cấp phát nội trú, Cấp phát ngoại trú
1.Pha tiêm : gồm có 4 người, có 2 mảng công việc là vệ sinh và pha chế thuốc tiêm
-Vệ sinh: Sáng từ 5g – 6g15 đèn UV trong phòng tự mở để tiệt khuẩn nên không được
vào phòng trong thời gian này
+Xịt tường và dụng cụ trong phòg bằng cồn 96, lau bằng gạc vô trùng, mở đèn UV 1015 phút, mở quạt 1 chiều đến khi áp suất trong phòng tăng đủ thì mở cửa để đẩy không
khí trong phòng ra ngoài.
Chiều trước khi về: lau phòng và tường với nước sau đó với dung dịch sát khuẩn, lau
theo đường thẳng hoặc zigzag
-Pha chế: cho 4 khoa Nhi và khoa cấp cứu Nhi
Gồm người phụ trách pha chính và người phụ pha
Có 2 loại phiếu: phiếu pha và phiếu lĩnh
+Phiếu pha: Điều dưỡng của các khoa đem phiếu pha xuống cho bộ phận pha tiêm.
Phiếu pha gồm các thông tin cơ bản của bệnh nhận như tên, cân nặng, tuổi và tên
thuốc, số lượng liều dùng, số ml/liều, đường dùng, dung môi hoàn nguyên, số lần
dùng, giờ dùng.
Người phụ trách pha chính kiểm tra lại thuốc, chế độ liều có phù hợp với bệnh nhân

(tuổi, cân nặng) và ghi nhãn pha: ngoài các thông tin như phiếu pha còn có thêm ngày
pha, hạn sử dụng và điều kiện bảo quản. Sau đó xem bảng hướng dẫn pha tiêm để nắm
cách pha (gồm có tên thuốc, nồng độ-hàm lượng, hãng SX, dạng bào chế, cách pha,
bảo quản, cảm quan). Bảng HD pha này được cấp nhật 1 năm 1 lần và có dựa trên tờ
thông tin thuốc của NSX, DDVN , Vidal,...


Sau khi pha xong sẽ giao thuốc cho điều dưỡng phụ trách của các khoa trong buổi sáng
(chiều các khoa tự xuống lấy)
+Phiếu lĩnh: tổng hợp các thuốc đã pha trong ngày (cuối ngày tổng hợp lại)
Quy trình pha:
-Thay dép, rửa tay theo 6 bước, lau tay bằng khăn đã hấp tiệt trùng, bao tay, bao tóc,
mặc trang phục dành riêng.
-Dụng cụ, thuốc để ở tủ pass box đưa vào phòng pha chế vô khuẩn
-Pha theo nhãn pha, thường để trong lọ hoặc trực tiếp trong ống tiêm với lượng rất
nhỏ, dung môi hoàn nguyên thường là nước cất hoặc nước muối NaCl, sau đó kiểm tra
cảm quan. Nếu không đạt, lập biên bản báo cáo với trưởng kho lẻ và tiến hành như khi
hủy thuốc. Nếu đạt, đem giao cho các khoa. Với các lọ thuốc không, cho vào thùng rác
màu vàng, đóng lại chờ xử lý.
-Dụng cụ sau khi pha xong được đem đi hấp giặt rửa tiệt trùng
-Dụng cụ, dung môi, vật tư y tế sử dụng sẽ lấy trong kho lẻ, cuối tháng lập báo cáo số
lượng đã sử dụng.
2. Cấp phát thuốc ngoại trú: BHYT hoặc Viện phí (bệnh nhân chịu 100% viện phí)
-Đơn thuốc tối đa 30 ngày đối với bênh nhận ngoại viện, tối đa 5 ngày với bênh nhân
nội viện mới xuất viện.
-Quy trình:
+Sau khi nhận toa thuốc của bệnh nhân, DS kiểm tra tên thuốc, số lượng, hàm lượng,
cách dùng có phù hợp với bệnh nhân, xem xét tương tác thuốc (hiển thị sẵn trên phần
mềm)
+ Soạn thuốc theo toa

+Kiểm tra lại các thuốc đã lấy có đúng theo toa, phát thuốc, cho bênh nhân kí tên, dặn
dò bệnh nhân cách uống thuốc.
+Kiểm tra trên toa thuốc có đủ chữ kí bác sĩ, chữ kí bệnh nhân và mộc BHYT (nếu có)
-Với bệnh nhân HIV tùy theo nhận định của bác sĩ có 2 nhóm: hưởng BHYT và không
được hưởng BHYT
-Các thuốc HIV là từ nguồn PEPFAR
-Các thuốc được sắp xếp theo kệ thuốc viện phí và kệ thuốc BHYT, mỗi kệ xếp thuốc
theo từng bệnh
-Lọ thuốc sau khi mở ghi ngày mở lên nắp lọ.
3. Cấp phát thuốc nội trú:


- Có 5 loại phiếu: Phiếu lĩnh thuốc, phiếu xuất thuốc, phiếu hoàn trả thuốc, phiếu nhập
nội bộ, phiếu xác nhận BHYT. Có phiếu lĩnh riêng cho thuốc hướng thần, thuốc gây
nghiện, vaccin. Với mỗi nguồn thuốc: nguồn mua (BN trả tiền), nguồn cho (BN ko
phải trả tiền), nguồn PEPFAR, nguồn dịch vụ có phiếu lĩnh riêng. Mỗi phiếu lĩnh có
một phiếu xuất, phiếu lĩnh bên kho lẻ sẽ giữ để lấy thuốc, phiếu xuất bên nhận thuốc sẽ
giữ để kiểm tra các thuốc đã nhận.
-Một người phụ trách in phiếu lĩnh, phiếu xuất (các thuốc các khoa yêu cầu sẽ gửi qua
phần mềm)
-Phiếu lĩnh cho vaccin phải có mộc kiểm tra chất lượng, đánh giá Đạt hay không và
nhiệt độ giao nhận
-Trong phiếu lĩnh, các thuốc được chia theo dạng bào chế: thuốc tiêm, bột uống, thuốc
viên,... Các thuốc trên kệ cũng được sắp xếp như vậy, có khu vực thuốc cắt lẻ và thuốc
trong hộp.
-Với các kháng sinh hạn chế (ở bệnh viện này thì có 6 loại: Ertapenem, Meropenem,
Imipenem+cilastatin, Vancomycin, Targocide, Linezolide) thì bác sĩ điều trị và bác sĩ
trưởng khoa phải duyệt thì mới được phát.
-Hiện kho lẻ cấp phát cho từng khoa và thí điểm cấp phát thuốc cho từng bệnh nhân tại
3 khoa.

-Quy trình cấp phát thuốc: (chỉ giao thuốc cho các khoa đến trưa, chiều tự xuống lấy)
+Xuất phiếu lĩnh, phiếu xuất
+Với cấp cho từng khoa thì soạn thuốc theo phiếu lĩnh, với cấp cho từng bệnh nhân
của khoa thì theo toa thuốc, lưu ý nhớ cộng tổng số lượng thuốc cho các buổi trong
ngày, với các liều lẻ như 0,8 viên sẽ để chung các bênh nhân và giao cho điều dưỡng
của khoa.
+Một người kiểm tra lại và bỏ bịch, bấm toa thuốc/phiếu lĩnh, xếp thùng và đem giao
cho khoa.
NHÀ THUỐC SỐ 2
1 Nhà thuốc BV làm gì?
- Chọn thuốc: Thuốc tại nhà thuốc BV được chọn từ danh sách thuốc trúng thầu
BV. Chọn thuốc dựa vào nhu cầu của BV, giá cả, hiệu quả điều trị,….
- Mua thuốc
- phân phối thuốc
- cấp phát thuốc cho BN
2 Các SOP phải có ở một nhà thuốc đạt GPP
- Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng;
- Quy trình bán thuốc, thông tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc phải kê đơn;
- Quy trình bán thuốc, thông tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc không kê
đơn;


- Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng;
- Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi;
- Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế theo
đơn;
3 Công việc tại nhà thuốc:
- Duyệt toa: nhập dữ liệu toa lên hệ thống quản lý của bệnh viện, báo giá
thuốc..... 1 người thực hiện
- Xuất hóa đơn, thu tiền thuốc, 1 người thực hiện

- Soạn thuốc theo hóa đơn đã trả tiền: 2 – 3 người thực hiện
- Kiểm tra và cấp phát thuốc cho BN: 2 người thực hiện
4 Các nhóm thuốc được bán tại nhà thuốc số 2
a Thuốc lợi tiểu: Furosemid, Spironolactone,…..
b Hạ đường huyết: metformin hydrochloride,….
c Chống loạn thần: Diazepam,………
d Tim mạch: Losartan, Propranolon,……
e Kháng sinh: Moxifloxacin, Erythromycin, Cefixim, Cefpodoxim…
f Chống loét dạ dày: Esomeprazone, Rabeprazone,………
g Kháng viêm không steroid: ibuprofen, meloxicam….
h Kháng Histamin: ebastin,….
i Kháng nấm: itraconazole, Triclabenazole,……..
j Điều trị ký sinh trùng: Tenofovir alfenamide,……
k Kháng virus: Lamivudin, Tenofovir disoproxil, Acyclovir……..
l Vitamin và khoáng chất : vitamin C, Magnesi (lactac) + Vitamin B6,
Vitamin B1……..
m Thuốc hỗ trợ gan : Ursodeoxycholic acid,



×