Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố cần thơ tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.61 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
--------------------------------

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 9620115

PHẠM ĐỨC THUẦN

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ, 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn: PGS.TS. Dương Ngọc Thành

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại: Hội trường ….., Trường Đại học Cần Thơ).
Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …..

Phản biện 1: …………………
Phản biện 2: ………………..

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.


Thư viện Quốc gia Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Dương Ngọc Thành và Phạm Đức Thuần, 2012. Xác định những
thuận lợi và khó khăn - cơ hội và thử thách của lao động trong việc
làm và học nghề của thành phố Cần Thơ. Tạp chí Quản lý kinh tế,
Bộ kế hoạch và Đầu tư, 47:3-18.
2. Phạm Đức Thuần và Dương Ngọc Thành, 2015. Đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của người lao động nông
thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học trường Đại
học Cần Thơ, 36c:97-104.

3. Phạm Đức Thuần và Dương Ngọc Thành, 2015. Đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông
thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học trường Đại
học Cần Thơ, 40d:83-91.
4. Dương Ngọc Thành và Phạm Đức Thuần, 2016. Chương 3: Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, lao động và việc làm nông thôn”. Dương Ngọc
Thành (Chủ biên): Lao động việc làm và đào tạo nghề nông thôn
vùng đồng bằng sông Cửu Long (thực trạng và định hướng). Nhà
xuất bản trường Đại học Cần Thơ, trang 36-60.
5. Dương Ngọc Thành, Phạm Đức Thuần và Nguyễn Công Toàn,
2016. Chương 7: Kinh nghiệm và định hướng giải pháp đào tạo
nghề, giải quyết việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị
hóa, Dương Ngọc Thành (Chủ biên): Lao động việc làm và đào tạo
nghề nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long (thực trạng và định
hướng), Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, trang 131-160.



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề bức xúc có
tính toàn cầu, là mối quan tâm của toàn thể nhân loại nói chung và mỗi
quốc gia nói riêng. Đối với mỗi quốc gia, giải quyết việc làm là giải pháp
căn bản để ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Cùng với sự tăng dân số
và quá trình đô thị hóa ngày càng cao nên đã dẫn đến tình trạng đất nông
nghiệp bình quân trên đầu người giảm xuống, xảy ra tình trạng đất chật
người đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu; thực trạng này đã và đang
là rào cản ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa
phương và quốc gia. Thực trạng nguồn lực lao động của thành phố trong
thời gian qua của người lao động chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao
động của doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật có xu hướng tăng, sự chênh lệch về nhu cầu tuyển dụng theo
giới tính giữa nam và nữ, giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động các vùng nông thôn nói
riêng và lao động của toàn thành phố nói chung đang là vấn đề cấp thiết
đặt ra cho chính quyền của mỗi địa phương ở từng cấp của thành phố. Áp
lực lao động và việc làm ngày càng tăng, nhu cầu việc làm cho lao động
nông thôn đang là vấn đề thời sự. Hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể nào
về vấn đề việc làm của người lao động nông thôn tại vùng đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), và từ thực trạng trên đề tài: “Đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố
Cần Thơ” được lựa chọn nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu các cơ sở lý luận về nhu cầu, việc
làm và chuyển dịch lao động nông thôn để tìm ra điểm mới trong nghiên
cứu. Nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến

nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn, đồng thời đề xuất giải
pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhu cầu việc làm và chuyển dịch lao
động nông thôn.

1


(2) Đánh giá thực trạng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn (trong
lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp) trên địa bàn
thành phố Cần Thơ.
(3) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người
lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
(4) Đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông
thôn trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Nội dung nghiên cứu
(1) Mô tả tổng quan cơ sở lý thuyết về việc làm, nhu cầu, đào tạo
nghề, thời gian làm việc của người lao động của các nghiên cứu trong và
ngoài nước.
(2) Trên cơ sở lý thuyết, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu để
phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của bản
thân người lao động ở thành phố Cần Thơ.
(3) Luận án mô tả thực trạng việc làm, nhu cầu, đào tạo nghề, thời
gian làm việc của lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm
thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần
Thơ.
(4) Luận án xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm

của bản thân người lao động ở thành phố Cần Thơ. Qua kết quả phân tích
để đề xuất các giải pháp giải pháp nào cần được thực hiện nhằm góp phần
giúp người lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu việc làm trong thời gian
tới.
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án này là nhu cầu việc làm
của bản thân người lao động được hình thành trong khu vực nông thôn và
theo từng đối tượng lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Đối tượng khảo sát của luận án (lao động nông nghiệp, lao động làm thuê
trong nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp) là những người lao động
trong độ tuổi lao động tại khu vực nông thôn, các đối tượng này tham gia
lao động và làm việc trong khu vực nông thôn.
1.3.3 Phạm vi không gian và thời gian
- Về thời gian: thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2013 đến 2016 và số
liệu sơ cấp năm 2015-2018 và bổ sung thêm thông tin thời gian làm việc
của người lao động nông thôn.

2


- Về không gian: địa bàn nghiên cứu của đề tài tại các huyện Phong
Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh trong khu vực nông thôn, những
huyện này có những đặc trưng về sản xuất nông nghiệp và nguồn lao động
nông thôn chiếm khoảng 68,1% trên tổng số lao động nông thôn trong độ
tuổi lao động của thành phố Cần Thơ.
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm về nhu cầu việc làm
Nhu cầu việc làm là những khả năng của bản thân người lao động

để thích nghi với điều kiện môi trường làm việc nhằm thỏa mãn theo
mong muốn có việc làm hoặc tìm kiếm công việc cho bản thân người lao
động.
2.1.2 Khái niệm về nhóm đối tượng nghiên cứu
On-Farm là người lao động nông thôn có đất đai nông nghiệp và
làm việc, sản xuất trên đất đai của họ (gọi tắt là làm nông nghiệp).
Off-Farm là người lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất của chính
họ, mà họ làm thuê, sản xuất nông nghiệp trên đất của người khác (gọi tắt
là làm thuê trong nông nghiệp).
Non-Farm là người lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực phi
nông nghiệp (như: công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại), các
ngành nghề không trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (gọi tắt
là phi nông nghiệp).
2.2 Các mô hình thực nghiệm về cung lao động và chuyển dịch lao
động
Nghiên cứu thực nghiệm về phân tích nguồn cung lao động (Soesta
et al., 2002 Heckman, 1974; Arellano và Meghir ,1992), mô hình về giờ
làm việc (Lundberg, 1988), đánh giá lao động thất nghiệp và thiếu việc
làm (Ham, 1982), phân tích ảnh hưởng của nhập cư (Altonji và Card,
1991), phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động (Tường Mạnh
Dũng, 2016; Lê Duy Mai Phương, 2016).
2.3 Về các khung nghiên cứu
Việc kế thừa từ khung nghiên cứu về các nguồn thu nhập chủ yếu
của hộ gia đình (Junior Davis, 2006), về “Hội chứng di cư” (Haas, 2010),
3


khung phân tích về quyết định di trú (Byerlee, 1974), các mối liên kết
giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp Lê Xuân Bá, 2006), Khung

lý thuyết các nhân tố tác động đến quá trình chuyền dịch cơ cấu nghề
nghiệp của nông nông Việt Nam (Võ Hữu Hòa, 2018), Mô hình nghiên
cứu tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
(Hồ Thị Diệu Ánh, 2015) và tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu trong và
ngoài nước, kết hợp với mục tiêu nghiên cứu đặt ra nhằm xây dựng khung
nghiên cứu của luận án.
2.4 Đánh giá tổng quan nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu đã lược khảo cho thấy, phần lớn các nghiên
cứu đều tiếp cận khung lý thuyết chuyển dịch lao động giữa hai khu vực,
đặc biệt là các nghiên cứu đã vận dụng phương pháp phân tích các nhân
tố có tác động đến thu nhập và việc làm của người lao động.
Về đánh giá về di cư của lao động (Byerlee, 1974; Haas, 2010) và
về việc dịch chuyển lao động (Juárez, 2000; Lê Xuân Bá, 2006; Võ Hữu
Hòa, 2018), giữa hai khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp,
giữa thành thị và nông thôn để tạo việc làm (Hồ Thị Diệu Ánh, 2015) hay
cung ứng việc làm (Lundberg, 1988), tạo thu nhập cho bản thân người lao
động. Phần lớn các nghiên cứu đã phân tích liên quan đến nhiều di cư lao
động và việc làm của người lao động, đặc biệt là người lao động nông
nghiệp trong nông thôn (tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, đào tạo nghề,
đất đai) có ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động.
Phần lớn các nghiên cứu tập trung phân tích khung nghiên cứu về
ảnh hưởng theo nhóm thu nhập, theo nhóm nhân tố ảnh hưởng của hộ, theo
các nhân tố tác động đến chuyển dịch lao động giữa khu vực nông nghiệp
và phi nông nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa làm rõ các nhân
tố bên trong của cá nhân người lao động và các nhân tố bên ngoài có ảnh
hưởng trực tiếp đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm nêu trên chưa làm rõ được
nhu cầu việc làm của bản thân người lao động cần, vẫn còn tập trung phân
tích sự chuyển dịch giữa hai khu vực (nông nghiệp và công nghiệp), chưa
tập trung phân tích sâu về việc nhu cầu việc làm chuyển dịch theo đối

tượng lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong khu vực nông
thôn (trong đó khu vực nông nghiệp ở nông thôn có hai đối tượng là lao
động nông nghiệp và lao động làm thuê trong nông nghiệp có nhu cầu
chuyển dịch việc làm sang lao động phi nông nghiệp).
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc thay đổi công việc
hay tìm kiếm việc làm của người lao động, là thời gian làm việc của người
lao động để đáp ứng toàn thời gian cho công việc hay thời gian nhàn rỗi
của người lao động để bổ sung công việc để tạo thu nhập cho người lao
4


động chưa được phân tích cụ thể. Đây là vấn đề cần nghiên cứu của luận
án này về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao
động nông thôn.
Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm nêu trên vẫn còn tập trung
phân tích sự chuyển dịch giữa hai khu vực (nông nghiệp và công nghiệp),
chưa tập trung phân tích sâu về việc đánh giá nhu cầu việc làm của người
lao động nông thôn; bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm chưa có
đánh giá về thời gian làm việc của lao động (trong đó có thời nhàn rỗi,
thời gian làm thêm của lao động). Do đó, về tính mới của luận án dựa trên
những vấn đề chưa được nghiên cứu vừa nêu làm cơ sở để tác giả nghiên
cứu về nhân tố (bên trong và bên ngoài) có ảnh hưởng đến nhu cầu việc
làm của lao động nông thôn, có xem xét về theo thời gian làm việc của
người lao động.
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp tiếp cận
Với ứng dụng lý thuyết chuyển dịch lao động giữa hai khu vực của
Lewis (1954) và Oshima (1987) về cách tiếp cận của luận án là vận dụng
lý thuyết nhu cầu việc làm vào thực tiễn để xây dựng khung nghiên cứu

của luận án về nhu cầu việc làm của lao động nông thôn. Bên cạnh đó, các
khung nghiên cứu về cung lao động của Byerlee (1974), Haas (2010), Lê
Xuân Bá (2006), Võ Hữu Hòa (2018) cũng được kế thừa các nhân tố ảnh
hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn và vận dụng các
nghiên cứu thực nghiệm để làm cơ sở nghiên cứu, phân tích, phát hiện khe
hở trong phân tích nhu cầu việc làm dịch chuyển giữa hai khu vực (nông
nghiệp và công nghiệp) được nêu trong các cơ sở lý luận. Đây là cơ sở
khoa học quan trọng, góp phần đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc
làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới.
Về nội dung, luận án tập trung khắc phục những điểm hạn chế của
các nghiên cứu trước đây thông qua việc phân tích sâu các nội dung chính
như sau: (1) nghiên cứu, phân tích thực trạng nhu cầu việc làm của lao
động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp
và phi nông nghiệp); (2) xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn; (3) tập trung xây dựng
các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn trong thời
gian tới cho thành phố Cần Thơ.
5


3.2. Khung nghiên cứu
Với việc thực hiện khung nghiên cứu này (Hình 3.1), luận án tập
trung nghiên cứu về những nhân tố bên trong của người lao động nông
thôn có ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu việc làm của bản thân; song
song đó, phân tích các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến việc tìm kiếm
việc làm đáp ứng nhu cầu của người lao động nông thôn trên địa bàn thành
phố Cần Thơ.
NHÓM NHÂN TỐ
BÊN TRONG
- Tuổi


LAO ĐỘNG NÔNG
NGHIỆP

- Giới tính
- Tình trạng sức khỏe
- Trình độ học vấn và
chuyên môn
- Thu nhập
- Thất nghiệp

NHU CẦU
LAO ĐỘNG LÀM
THUÊ TRONG
NÔNG NGHIỆP

- Thời gian nhàn rỗi
NHÓM NHÂN TỐ
BÊN NGOÀI
- Người phụ thuộc

CHUYỂN
DỊCH
VIỆC LÀM

LAO ĐỘNG PHI
NÔNG NGHIỆP

- Đất sản xuất
- Đào tạo nghề

- Chính sách vay vốn

Hình 3.1: Khung lý thuyết nghiên cứu tổng quát
Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất

Nghiên cứu của luận án đi sâu phân tích về nhu cầu việc làm lao
động nông thôn (ý muốn của bản thân người lao động) theo từng đối
tượng lao động nông thôn, là một luận án bổ sung thêm cho các nghiên
cứu trước, gồm các nôi dung sau: (i) Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhu cầu
việc làm và chuyển dịch lao động nông thôn; (ii) Nghiên cứu các nhân
độc lập ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn;
(iii) Tập trung các giảipháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông
thôn trong thời gian tới.
3.3 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp về đào tạo nghề, việc làm, chính sách tổng
hợp từ các Sở, ngành, địa phương, các tài liệu nghiên cứu đã công bố.
6


- Thu thập số liệu sơ cấp phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên
phân tầng, số quan sát được xác định theo công thức của Cochran (1977).
Tổng số quan sát 530, trong đó lao động nông nghiệp là 210 quan sát, lao
động làm thuê trong nông nghiệp là 110 quan sát, lao động phi nông
nghiệp là 210 quan sát, từ các huyện: Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ và
Vĩnh Thạnh. Lý do chọn các huyện này vì nơi đây tập trung tương đối
nhiều khu vực nông nghiệp, nông hộ sản xuất, tập trung nhiều lao động
nông thôn.
3.4 Phương pháp phân tích số liệu
3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá về thực trạng

nhu cầu việc làm của lao động nông thôn theo từng đối tượng, với các chỉ
tiêu như tần số, tỷ lệ, số trung bình, phương sai trong nghiên cứu nhằm mô
tả thực trạng nhóm nhân tố bên trong (tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe,
trình độ học vấn và chuyên môn, thu nhập, thất nghiệp, thời gian nhàn rỗi)
và nhóm nhân tố bên ngoài (người phụ thuộc, đất sản xuất, chính sách
đào tạo nghề, chính sách vay vốn) của lao động nông thôn trên địa bàn
thành phố Cần Thơ.
Phân tích bảng chéo (Cross-Tabulation)
Mục tiêu này tập trung xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn theo từng đối tượng.
Theo Kamakura và Wedel (1997), phân tích này dùng để kiểm tra
“có hay không” mối quan hệ giữa hai yếu tố trong tổng thể, đây là loại
kiểm định độc lập.
Kiểm định chi bình phương (χ2- Chi-square) phù hợp khi hai yếu
tố nghiên cứu là biến định tính hay định lượng rời rạc.
Giả thuyết trong kiểm định có nội dung như sau:
H0: không có mối quan hệ giữa các biến (độc lập).
H1: có mối quan hệ giữa các biến (phụ thuộc).
Giá trị kiểm định Chi Bình phương (χ2- Chi-square) trong kết quả
phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa của kiểm định (P - Value). Nếu mức ý
nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng (mức ý nghĩa phân tích ban đầu =0,05) thì kiểm
định hoàn toàn có ý nghĩa hay nói cách khác bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa
là các biến có mối liên hệ với nhau. Ngược lại thì các biến không có mối
liên hệ với nhau.

7


3.4.2 Phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistics
Kế thừa từ mô hình bằng cách sử dụng sự tham gia lao động phi

nông nghiệp của Howard và Swidinsky (2000), mô hình phân tích tự tạo
việc làm và khả năng có việc làm phi nông nghiệp của Hồ Thị Diệu Ánh
(2015) và Trần Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Minh Hiền (2014), đã sử
dụng mô hình Binary Logictics để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp theo nhu cầu việc làm của
người lao động nông thôn (1 = có nhu cầu việc của lao động nông nghiệp
chuyển sang lao động phi nông nghiệp hoặc là 0 = không có nhu cầu việc
của lao động nông nghiệp chuyển sang lao động phi nông nghiệp).
Với biến phụ thuộc là việc người lao động có xảy ra hay không về
nhu cầu việc làm, biến phụ thuộc Y lúc này có hai giá trị 0 và 1. Dùng để
dự đoán lớn hơn 0,5 và 1,0 thì kết quả dự đoán sẽ cho là “có” xảy ra sự
kiện về nhu cầu việc làm, ngược lại thì kết quả dự đoán sẽ là “không”.
Mô hình hồi quy lý thuyết tổng quát có dạng:
k

k

j

j

Pi
P(Y = 1)
Ln (
) = Ln [
] α + ∑ βi Xi + ∑ γj Dj + ui
1 − Pi
P(Y = 0) 0
Trong đó: Ln (


Pi

1−Pi

)là tỷ số log-odds, tỉ số này là một hàm tuyến

tính của các biến giải thích Xi và Dj.
Với P(Y=1) = P0: xác suất khi lao động có nhu cầu việc làm (về nhu
cầu việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê nông nghiệp và phi
nông nghiệp);
P(Y=0) = 1-P0: xác suất khi lao động không có nhu cầu việc làm
(về nhu cầu việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp).
k

k

j

j

P0
Ln (
) = α0 + ∑ βi Xi + ∑ γj Dj + ui
1 − P0
Do dựa trên các thông tin nghiên cứu liên quan trên, theo đó mô
hình hồi quy đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của
lao động nông thôn được thiết lập như sau:
Y=β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 +…+ε
(1) Trường hợp lao động nông nghiệp có nhu cầu việc làm chuyển
dịch sang lao động phi nông nghiệp

Y1 = 1: người lao động nông thôn có nhu cầu việc làm chuyển dịch từ
lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp (tìm/
chuyển đổi thêm việc làm mới, ...);
8


Y1 = 0: người lao động nông thôn không có nhu cầu việc làm chuyển
dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.
(2) Trường hợp lao động làm thuê trong nông nghiệp có nhu cầu việc
làm chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp
Y2 = 1: người lao động nông thôn có nhu cầu việc làm chuyển dịch từ
lao động làm thuê trong nông nghiệp sang lao động phi nông
nghiệp (tìm/ chuyển đổi thêm việc làm mới, ...);
Y2 = 0: người lao động nông thôn không có nhu cầu việc làm chuyển
dịch từ lao động làm thuê trong nông nghiệp sang lao động phi
nông nghiệp.
Trong đó:
- β0 là hệ số gốc (hằng số);
- βi là hệ số ước lượng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.
- Xi là các biến độc lập.
3.4.3 Phương pháp phân tích hồi quy Tobit
Theo Xiao-Yuan Dong, Hongqin Chang và Fiona Macphail (2011),
đã sử dụng hàm Tobit áp dụng để giải quyết biến phụ thuộc, so sánh về
thời gian sử dụng của các cá nhân trong các hộ gia đình có và không có
người di cư cho thấy rằng có mối liên hệ tích cực giữa di cư và thời gian
làm việc của người lao động, trong đó co cả người già và giới tính.
Trên cơ sở kế thừa từ các nhân tố đã được nghiên cứu và đề xuất tại
mục 3.6.2, và thu thập số liệu sơ cấp từ 300 quan sát (đối tượng lao động
nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp, lao động phi nông
nghiệp, mỗi đối tượng là 100 quan sát).

Mô hình Tobit được trình bày như sau:
𝑦1∗ = β𝑋𝑖 + 𝑢𝑖 (∗)
𝑦𝑖 = {
0 (∗∗)
Trường hợp (*) nếu 𝑦1∗ > 0 và (**) nếu 𝑦1∗ ≤ 0.
Hàm hồi quy có dạng như sau:
y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 +… + ui
Trong đó: y là thời gian làm việc của lao động (ngày).
β là hệ số hồi quy của mô hình.
ui là sai số.
Xi là các biến độc lập.
9


3.4.4 Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở phân tích thực trạng về nhu cầu việc làm và xác định các
nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn, để đề
xuất các giải pháp cho từng đối tượng lao động (lao động nông nghiệp; lao
động làm thuê trong nông nghiệp; lao động phi nông nghiệp).
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Các nhân tố có tác động đến về nhu cầu việc làm của lao động nông
thôn theo đối tượng: tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn
và chuyên môn, thời gian nhàn rỗi, đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ vay
vốn, và nhu cầu chuyển việc làm của lao động. Các nhân tố vừa nêu đã
được kiểm định chi bình phương và có sự khác biệt của có khuynh hướng
chuyển dịch nhu cầu việc làm của lao động nông nông nghiệp và lao động
làm thuê trong nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp ở thành phố
Cần Thơ.

Về thực trạng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn: qua kết
quả quan sát, lao động nông thôn tham gia vào sản xuất nông nghiệp
chiếm tỷ lệ 26,3%, công việc chủ yếu sản xuất lúa là chính, do gia đình
lao động có đất đai. Lao động làm thuê nông nghiệp chỉ chiếm 6,0%, công
việc chính là làm thuê trong nông nghiệp (làm đất, thu hoạch lúa, thu
hoạch rau màu và cây ăn trái, làm thuê trong các ao nuôi cá), do đã quen
với công việc làm nông nghiệp, không có trình độ. Còn đối với lao động
phi nông nghiệp, công việc rất đa dạng như: buôn bán nhỏ, sửa xe gắn
máy, phụ hồ, khuân vác, công nhân, phụ việc nhà,… chiếm tỷ lệ 67,7%,
phần lớn nguồn lao động này đã được đào tạo nghề.
Nhu cầu chuyển dịch việc làm của lao động nông thôn: theo kết quả
khảo sát cũng cho thấy người lao động có nhu cầu việc làm và sớm tìm
kiếm việc làm khi lao động nông thôn tham gia đào tạo, và bên cạnh đó
người lao động được sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương (cấp xã và cấp
huyện) như: cung cấp thông tin về việc làm và đạo tạo nghề, liên kết tổ
chức các buổi Hội chợ việc làm tại huyện, phối hợp với Ngân hàng Chính
sách xã hội về cho vay vốn giải quyết việc làm, giới thiệu các cơ sở đào
tạo nghề (liên kết giữa Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm ở các
huyện với doanh nghiệp đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng lao động),…
Nhu cầu việc làm của lao động nông nghiệp: nhóm lao động nông
nghiệp có nhu cầu cải thiện thu nhập nhằm tìm kiếm thêm việc làm, do
10


hiện nay quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa tiếp tục phát triển mạnh,
cùng với việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực
phi công nghiệp (công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ) tất yếu
xảy ra.
Nhu cầu chuyển dịch việc làm của lao động làm thuê trong nông
nghiệp: đối với người lao động làm thuê trong nông nghiệp thì việc làm

không cần tay nghề, trình độ, công việc dễ làm chỉ cần có sức khỏe, có
kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp; ngoài thời gian nhàn rỗi, người
lao động làm thuê trong nông nghiệp còn làm thêm những công việc phi
nông nghiệp như: chằm nón lá, đan lục bình, đan sọt,… tại nhà. Cũng tương
tự, nhóm lao động làm thuê trong nông nghiệp cũng có nhu cầu việc làm
chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp, với mong muốn tìm kiếm nghề
nghiệp có thu nhập đủ để trang trang trải các chi phí của cuộc sống, trong
đó các công việc hay việc làm trong khu vực phi nông nghiệp thu hút nhiều
lao động tham gia.
Trên cơ sở kiểm định Chi bình phương (χ2- Chi-square) để kiểm
định giả thuyết không có sự khác biệt về nhu cầu việc làm giữa các nhóm
đối tượng lao động nông thôn (lao động nông nghiệp, lao động làm thuê
trong nông nghiệp) ở thành phố Cần Thơ.
Bảng 4.1: Kiểm định chi bình phương của người lao động nông thôn
Nhân tố

STT

Giá trị χ2

df

Sig (α)

103,378

3

0,000


1

Tuổi

2

Giới tính

5,224

1

0,022

3

Tình trạng sức khỏe

5,951

1

0,015

4

Trình độ học vấn và chuyên môn

20,676


3

0,000

5

Thời gian làm việc

98,316

3

0,000

6

Đào tạo nghề

10,643

1

0,001

7

Chính sách hỗ trợ vay vốn

17,735


1

0,000

8

Thất nghiệp (tình trạng việc làm)

6,688

1

0,010

9

Thu nhập
Trong đó:
- Thu nhập của lao động nông nghiệp
- Thu nhập của lao động làm thuê trong nông nghiệp

27,092
23,269

3
3

0,000
0,000


10

Người phụ thuộc
Trong đó:
- Thu nhập của lao động nông nghiệp
- Thu nhập của lao động làm thuê trong nông nghiệp

39,524
9,825

3
3

0,000
0,020

11

Đất sản xuất
11


STT

Nhân tố

Giá trị χ2

Trong đó:
- Thu nhập của lao động nông nghiệp

- Thu nhập của lao động làm thuê trong nông nghiệp

25,766
12,627

df

Sig (α)

2
3

0,001
0,006

12

Nhu cầu việc làm và tìm việc làm của lao động nông
thôn

13

Nhu cầu việc làm và tìm việc làm của lao động nông
nghiệp (on-farm)

5,520

1

0,019


14

Nhu cầu việc làm và tìm việc làm của lao động làm
thuê trong nông nghiệp (off-farm)

6,138

1

0,013

11,540

1

0,001

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 320 quan sát tại TPCT, 2018-2019.

Theo Bảng 4.1, với các giá trị χ2 và các giá trị sig. (α) là đều nhỏ
hơn 5%, thì kiểm định hoàn toàn có ý nghĩa, cho thấy có sự khác biệt về
nhu cầu việc làm của lao động nông thôn từ lao động nông nghiệp, lao
động làm thuê trong nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp ở thành
phố Cần Thơ, hay nói cách khác là bác bỏ giải thuyết không có sự khác
biệt giữa thực trạng nhu cầu việc làm giữa các nhóm đối tượng lao động
trong nông nghiệp và lao động làm thuê trong nông nghiệp ở thành phố
Cần Thơ.
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian việc làm của lao
động nông thôn

Từ số liệu thu thập của 530 mẫu khảo sát, kết quả rà soát kiểm tra
tính đúng của các số liệu có 300 mẫu khảo sát phù hợp để phân tích mô
hình Tobit xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao
động nông thôn.
Hàm hồi quy có dạng như sau:
y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + … + ui
Trong đó: y là thời gian làm việc của lao động (ngày).
β là hệ số hồi quy của mô hình.
ui là sai số.
Xi là các biến độc lập. Cụ thể như sau:
X1 = Tuổi: Tuổi ảnh hưởng đến hiệu quả công việc (năm)
X2 = Giới tính: 1 = Nam; 0 = Nữ
X3 = Tình trạng sức khỏe: Tình trạng sức khỏe của người lao động để
tham gia làm việc (1=đủ sức khỏe tham gia lao động được;
0=không đủ sức khỏe tham gia lao động được)
12


X4 = Trình độ học vấn và chuyên môn: Theo lớp học. (0=không biết
chữ; 1=lớp 1; 2=lớp 2; 3=lớp 3; 4=lớp 4; 5=lớp 5; 6=lớp 6; 7=lớp
7; 8=lớp 8; 9=lớp 9; 10=lớp 10; 11=lớp 11; 12=lớp 12; 14=trung
cấp; 15=cao đẳng; 16=đại học; 20=trên đại học)
X5 = Thất nghiệp: Tình trạng lao động mà không được thuê và không
được trả công trên 6 tháng/năm (1= Thất nghiệp; 0= có việc làm)
X6 = Số thành viên: Tổng số người trong hộ gia đình (người)
X7 = Đất sản xuất: Điều kiện sản xuất nông nghiệp và không tác động
nhiều đối với hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (1.000 m2)
X8 = Đào tạo nghề: Người lao động tham gia đào tạo nghề đề tiềm
kiếm việc làm (1= có tham gia đào tạo nghề; 0= không tham
gia đào tạo nghề)

X9 = Chính sách hỗ trợ vay vốn: 1= được hỗ vay vốn; 0= không được
hỗ trợ vay vốn
X10 = ONFRAM: Biến giả ONFRAM được sử dụng để phân biệt hàm
hồi quy của các nhóm lao động On-farm, 1= hoạt động
ONFARM, 0= không)
X11 = OFFARM: Biến giả OFFFRAM được sử dụng để phân biệt hàm
hồi quy của các nhóm lao động Off-farm (1= hoạt động
OFFARM, 0= không
X12 = Vốn tích lũy: Khoản vốn tự của hộ được tích lũy trong năm
(triệu đồng/tháng)
X13 = Thu nhập 2016: Khoản lợi nhuận của hộ được tích lũy trong
năm (triệu đồng/tháng)
X14 = Thu nhập 2017: Khoản lợi nhuận của hộ được tích lũy trong
năm (triệu đồng/tháng)
X15 = Thu nhập 2018: Khoản lợi nhuận của hộ được tích lũy trong
năm (triệu đồng/tháng)
X16 = Kinh nghiệm làm việc của người lao động nông nghiệp (Onfarm): Là những kinh nghiệm làm việc của người lao động nông
nghiệp đã từng thực hiện (1=dưới 1 năm; 2=từ 1 đến dưới 3 năm;
3= từ 3 đế dưới 5 năm; 4=từ 5 năm đến dưới 10 năm; 5=từ trên
10 năm)

13


X17 = Kinh nghiệm làm việc của người lao động làm thuê trong nông
nghiệp (Off-farm): Là những kinh nghiệm làm việc của người lao
động làm thuê trong nông nghiệp đã từng thực hiện (1=dưới 1
năm; 2=từ 1 đến dưới 3 năm; 3= từ 3 đế dưới 5 năm; 4=từ 5 năm
đến dưới 10 năm; 5=từ trên 10 năm)
X18 = Kinh nghiệm làm việc của người lao động làm phi nông nghiệp

(Non-farm): Là những kinh nghiệm làm việc của người lao động
phi nông nghiệp đã từng thực hiện (1=dưới 1 năm; 2=từ 1 đến
dưới 3 năm; 3= từ 3 đế dưới 5 năm; 4=từ 5 năm đến dưới 10 năm;
5=từ trên 10 năm)
X19 = Bình quân số ngày nhàn rỗi trên năm (trong 3 năm): Số ngày
nhàn rỗi của người lao động nông thôn trên năm trong 3 năm
(ngày)
X20 = Bình quân số ngày làm thêm trên năm (On-farm): Số ngày làm
thêm của người lao động nông nghiệp (On-farm) trên năm trong
3 năm (ngày)
X21 = Bình quân số ngày làm thêm trên năm (Off-farm): Số ngày làm
thêm của người lao động làm thuê trong nông nghiệp (Off-farm)
trên năm trong 3 năm (ngày)
X22 = Bình quân số ngày làm thêm trên năm (Non-farm): Số ngày làm
thêm của người lao động phi nông nghiệp (Non-farm) trên năm
trong 3 năm (ngày)
X23 = Bình quân số ngày nhàn rỗi trên tháng (trong 3 năm): Số ngày
nhàn rỗi của người lao động nông thôn trên tháng trong 3 năm
(ngày)
X24 = Bình quân số ngày làm thêm trên tháng (On-farm): Số ngày làm
thêm của người lao động nông nghiệp (On-farm) trên tháng trong
3 năm (ngày)
X25 = Bình quân số ngày làm thêm trên tháng (Off-farm): Số ngày làm
thêm của người lao động làm thuê trong nông nghiệp (Off-farm)
trên tháng trong 3 năm (ngày)
X26 = Bình quân số ngày làm thêm trên tháng (Non-farm): Số ngày
làm thêm của người lao động nông thôn trên tháng trong 3 năm
(ngày)
X27 = Lao động có việc làm: Tổng số người trong hộ gia đình có việc
làm (người)

X28 = Tiền công tăng trên năm: Giá tiền công người lao động nông
thôn được trả tiền trên năm (triệu đồng)
14


X29 = Giá tiền công trên năm (On-farm): Giá tiền công người lao động
nông nghiệp (On-farm) được trả tiền trên năm (triệu đồng)
X30 = Giá tiền công trên năm (Off-farm): Giá tiền công người lao động
nông nghiệp (On-farm) được trả tiền trên năm (triệu đồng)
X31 = Giá tiền công trên năm (Non-farm): Giá tiền công người lao
động nông nghiệp (On-farm) được trả tiền trên năm (triệu đồng)
Việc phân tích hồi quy bằng mô hình Tobit với biến bị chặn là số
ngày làm việc/tháng của lao động nông thôn để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến thời gian làm việc của các nhóm lao động nông thôn.
Bảng 4.2: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thời
gian việc làm của lao động nông thôn (lần 2)
Khoản mục
Tuổi
Giới tính
Trình độ học vấn và chuyên môn
Tình trạng sức khỏe
Đất sản xuất
Thất nghiệp
Kinh nghiệm làm việc On-farm
Kinh nghiệm làm việc Off-farm
Kinh nghiệm làm việc Non-farm
OFFARM
ONFRAM
Số thành viên
Lao động có việc làm

Thu nhập 2016
Thu nhập 2017
Thu nhập 2018
Bình quân số ngày nhàn rỗi trên năm (trong 3 năm)
Hằng số

Hệ số Sai số
hồi quy chuẩn
-0,062 0,035
0,119 0,166
0,011 0,025
-0,339 0,327
0,012 0,046
17,898
0,41
-0,051 0,028
-0,016
0,01
0,011 0,016
9,914 0,291
9,914 0,198
-0,216 0,134
0,220 0,245
0,429 0,158
-0,313 0,168
-0,163 0,724
0,304 0,030
3,579 0,037

Giá

trị t
-1,79
0,71
0,44
-1,04
0,26
43,08
-1,82
-1,02
0,72
18,04
50,09
-1,61
0,90
0,27
-1,87
-2,26
10,27
3,96

P>|t|
0,075
0,476
0,661
0,301
0,798
0,000
0,070
0,308
0,474

0,000
0,000
0,108
0,370
0,786
0,063
0,025
0,000
0,000

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ kết quả điều tra 300 quan sát TPCT, 2019.

Theo đó, trong trường hợp bộ số liệu 300 hộ được sàng lọc từ kết
quả phỏng vấn; kết quả phân tích hồi quy Tobit với biến bị chặn là số
ngày làm việc/tháng của các nhóm lao động on-farm, off-farm và nonfarm. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến số ngày làm việc/tháng
gồm tình trạng việc làm, kinh nghiệm làm việc nông nghiệp (on-farm),
tích lũy thu nhập năm 2017 và tích lũy thu nhập năm 2018; các biến này
15


có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong mô hình Tobit. Bên cạnh đó các nhân
tố có các biến biến có có ý nghĩa thống kê ở mức 10% cũng có thể được
xem xét bao gồm biến tuổi và số thành viên trong gia đình.
Kết quả phân tích hồi quy Tobit trong trường hợp loại bỏ các nhân
tố không có ý nghĩa thống kê (lần 2), thì nhận được các giá trị thông số của
mô hình hồi quy, Pseudo R2 = 0,4526, LR Chi bình phương = 845,40, Prob
> Chi bình phương = 0,000 và hệ số tương quan Spearman giữa các biến
đều < 0,6 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nên mô hình có ý
nghĩa thống kê và phù hợp, gồm các nhân tố như sau:
(1) Nhân tố tình trạng việc làm (biến nhị phân): có ảnh hưởng số

ngày làm việc trong tháng ở mức có ý nghĩa thống kê 1% và mang dấu
dương. Với hệ số hồi quy bằng 17,898, cho thấy tình trạng việc làm (1=có
việc làm hay 0=thất nghiệp) là yếu tố có tác động dương tới số ngày làm
việc/tháng của người lao động nông thôn. Người đang có việc làm sẽ có
xu hướng tăng số ngày làm việc trong tháng hơn so với lao động không
có việc làm.
(2) Nhân tố kinh nghiệm làm việc on-farm (biến liên tục): có ảnh
hưởng số ngày làm việc trong tháng ở mức có ý nghĩa thống kê 1% và
mang dấu âm. Với hệ số hồi quy bằng -0,051, cho thấy kinh nghiệm sản
xuất nông nghiệp là yếu tố có tác động âm tới số ngày làm việc/tháng của
người lao động nông thôn. Hay nói cách khác là người có nhiều kinh
nghiệm sản xuất nông nghiệp, hiệu suất làm việc cao hơn sẽ có xu hướng
giảm số ngày làm việc trong tháng. Tuy nhiên hệ số này khá thấp cho thấy
sự cải thiện là không đáng kể. Điều này phù hợp với nhận định của
Nguyễn Bích Lâm (2018) cho rằng đến năm 2017, nước ta vẫn còn tới
21,6 triệu lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản,
trong khi năng suất lao động khu vực này chỉ đạt 35,5 triệu đồng/lao động,
bằng 38,1% mức năng suất lao động chung của nền kinh tế; bằng 29,4%
năng suất lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và bằng 31,3% năng
suất lao động các ngành dịch vụ. Nếu tính theo số giờ thực tế làm việc
bình quân, năng suất lao động theo giờ khu vực này cũng cải thiện không
đáng kể, chỉ bằng khoảng 43,3% mức năng suất chung; bằng 37,4% năng
suất lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và bằng 30,3% năng suất
của khu vực dịch vụ. Qua kết quả khảo sát về việc so sánh định lượng của
các nhân tố nhân khẩu học, thời gian làm việc, thời gian nhà rỗi, thu
nhập,… của cá nhân, thành viên trong gia đình của đối tượng khảo sát và
của cả toàn bộ hộ được dựa so sánh dựa trên chỉ tiêu phân nhóm lao động
của các đối tượng được khảo sát.

16



(3) Nhân tố thành viên trong gia đình (biến liên tục): có ảnh hưởng
đến số ngày làm việc trong tháng ở mức ý nghĩa thống kê 10% và mang
dấu âm. Với hệ số hồi quy bằng -0,216, cho thấy số thành viên trong gia
đình là yếu tố có tác động âm tới số ngày làm việc/tháng của người lao
động nông thôn. Hay nói cách khác là gia đình càng có nhiều thành viên
thì sẽ có xu hướng giảm số ngày làm việc trong tháng do có thể chia sẻ
công việc cho các thành viên còn lại. Qua kết quả khảo sát về thành viên
trong gia đình của đối tượng khảo sát và dựa trên phân nhóm lao động
của các đối tượng được khảo sát.
(4) Nhân tố tích lũy thu nhập năm 2017 và tích lũy thu nhập năm
2018 (biến liên tục): có ảnh hưởng đến số ngày làm việc trong tháng ở
mức ý nghĩa thống kê 5% và mang dấu âm. Với hệ số hồi quy tương ứng
là -3.13e-07 và -1.63e-07, cho thấy tích lũy thu nhập là yếu tố có tác động
âm tới số ngày làm việc/tháng của người lao động nông thôn. Hay nói
cách khác là gia đình tích lũy càng nhiều (có số dư tiết kiệm) thì sẽ sẽ có
xu hướng giảm số ngày làm việc. Qua kết quả khảo sát về đơn giá tiền
công và thu nhập từ các công việc làm thêm của các nhóm lao động nông
thôn, trong đó thu nhập của nhóm lao động on-farm chủ yếu có được từ
các hoạt động sản xuất nông nghiệp và làm thêm vào các khoảng thời gian
nhàn rỗi; tương tự các nhóm lao động off-farm và non-farm nguồn thu
nhập chính cũng có được từ hoạt động chính của mình. Các phần công
việc khác họ tranh thủ làm thêm khi có thời gian nhàn rỗi từ công việc
chính thu nhập phát sinh không đáng kể.
(5) Đối với hai biến giả (ONFARM VÀ OFFARM): để xác định
nhóm đối tượng lao động, trường hợp mô hình của nhóm lao động on-farm
(giá trị on-farm = 1; các nhóm còn lại mang giá trị 0) số ngày làm việc sẽ
có xu hướng cao hơn với hệ số là 9,914 so với nhóm off-farm (giá trị offfarm = 1; các nhóm còn lại mang giá trị 0) với hệ số là 9,914, và còn lại là
mô hình của nhóm non-farm (giá trị on-farm và off-farm = 0). Theo đó, số

ngày làm việc/tháng của nhóm on-farm có xu hướng tăng hơn các nhóm
còn lại. Điều này phù hợp với kết quả phân tích tốc độ tăng trưởng tuyệt
đối của các yếu tố về thời gian làm việc của lao động nông thôn qua các
năm 2016, 2017 và 2018 ở phần trên. Tiếp theo là nhóm lao động off-farm
có xu hướng tăng hơn nhóm non-farm. Điều này cũng phù hợp với thực tế
là người lao động làm thuê trong nông nghiệp mặc dù đã làm theo số giờ
của người thuê quy định, tuy nhiên họ vẫn muốn tăng thêm số giờ làm việc
để có thêm thu nhập. Và đối với nhóm non-farm thì do tính chất công việc
là phi nông nghiệp nên giờ giấc làm việc ổn định hơn.

17


(6) Bình quân số ngày nhàn rỗi trên năm (trong 3 năm): cho thấy
hộ gia đình có nhiều thời gian nhàn rỗi thì sẽ tăng thời gian làm việc. Qua
kết quả khảo sát về phân tích biến động tích của các yếu tố tăng trưởng
bình quân (số tuyệt đối) của các chỉ tiêu tích lũy thu nhập, số tiền làm
thêm, số ngày nhàn rỗi, số ngày làm việc thêm và giá tiền công của các
nhóm lao động được khảo sát trong 3 năm 2016, 2017 và 2018, ghi nhận:
- Tích lũy thu nhập của nhóm on-farm tăng bình quân 2,2 triệu
đồng; nhóm off-farm tăng 0,8 triệu đồng và nhóm non-farm tăng 0,8 triệu
đồng. Kết quả này phù hợp với số liệu của Tổng cục thống kê đối với thu
nhập bình quân tháng của lao động có việc làm trong quý I/2019 đạt 5,7
triệu đồng/tháng, tăng 670 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,03 triệu
đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân của lao động thành
thị cao hơn lao động nông thôn 3 triệu đồng (tương ứng là 7,7 triệu đồng
và 4,7 triệu đồng). Đồng thời, thu nhập bình quân tháng của lao động làm
công hưởng lương trong quý I/2019 ước tính là 6,9 triệu đồng/tháng, tăng
1,05 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; lao động thành thị là 8,2 triệu
đồng/tháng, lao động nông thôn là 6,0 triệu đồng/tháng.

- Số ngày nhàn rỗi trong tháng và năm của các nhóm lao động onfarm, off-farm và non-farm cũng có xu hướng giảm qua các năm; tương
ứng là -0,3, -0,4 và -0,3 ngày/tháng và -5,0; -5,24; -5,3 ngày/năm. Đây là
tín hiệu tích cực cho thấy việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Cần
Thơ đã được cải thiện trong các năm qua.
- Về thời gian làm việc, số ngày làm thêm trong tháng và trong năm
của các nhóm đối với các công việc nông nghiệp có xu hướng tăng. Trong
đó, nhóm on-farm có số ngày tăng nhiều nhất, kế đến là nhóm off-farm
và cuối cùng là nhón non-farm.
- Tiền công đối với từng loại công việc làm làm nông nghiệp, làm
thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng có xu hướng tăng theo
thời gian.
4.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao
động nông thôn
Từ số liệu thu thập của 530 mẫu khảo sát để phân tích hồi quy (mô
hình Binary Logistics) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc
làm của lao động nông thôn.
Hàm hồi quy có dạng như sau:
Y=β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 +… + ε

Trong đó:
18


Y = 1: người lao động nông thôn có nhu cầu việc làm chuyển dịch sang lao
động phi nông nghiệp (tìm/chuyển đổi thêm việc làm mới);
Y = 0: người lao động nông thôn không có nhu cầu việc làm chuyển dịch
sang lao động phi nông nghiệp.
- β0 là hệ số gốc (hằng số);
- βi là hệ số ước lượng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.
- Xi là các biến độc lập.

Các biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm:
X1 = Tuổi (trong độ tuổi lao động);
X2 = Giới tính (0=nữ; 1=nam);
X3 = Tình trạng sức khỏe (1=đủ sức khỏe tham gia lao động được;
0=không đủ sức khỏe tham gia lao động được);
X4 = Trình độ học vấn và chuyên môn (0=không biết chữ; 1=lớp 1;
2=lớp 2; 3=lớp 3; 4=lớp 4; 5=lớp 5; 6=lớp 6; 7=lớp 7; 8=lớp
8; 9=lớp 9; 10=lớp 10; 11=lớp 11; 12=lớp 12; 14=trung cấp;
15=cao đẳng; 16=đại học; 20=trên đại học);
X5 = Thu nhập (triệu đồng/tháng);
X6 = Thất nghiệp (1= Thất nghiệp; 0= có việc làm), là tình trạng lao
động mà không được thuê và không được trả công trên 6
tháng/năm
X7 = Thời gian làm việc (số tháng làm việc);
X8 = Người phụ thuộc (người);
X9 = Đất sản xuất (1.000m2);
X10 = Đào tạo nghề (1= có đào tạo nghề; 0= không có đào tạo nghề);
X11 = Chính sách hỗ trợ vay vốn (1= được hỗ vay vốn; 0= không
được hỗ trợ vay vốn);
4.3.1 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao
động nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp
Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát của mô có
mức ý nghĩa quan sát Sig.<0,1 và Sig.>0,1 nên ta hoàn toàn bác bỏ giả
thuyết H0 với các hệ số bằng nhau và bằng 0. Mức độ dự đoán đúng của
toàn bộ mô hình là 80,5%, các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa với giá
trị Sig. <0,05 và Sig. <0,10, ta có các biến độc lập có ý nghĩa nghĩa thống
kê gồm 07 nhân tố (tuổi, trình độ học vấn và chuyên môn, thu nhập, thất
nghiệp, thời gian làm việc, người phụ thuộc và đào tạo nghề) có ảnh
19



hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông nghiệp chuyển dịch
sang lao động phi nông nghiệp, với mức ý nghĩa nhỏ hơn 10%. Cụ thể
như sau:
Bảng 4.3: Kết quả phân tích hồi quy nhu cầu việc làm của lao động
nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp
Khoản mục

B

X1 = Tuổi
-0,079
X2= Giới tính
0,253
X3= Tình trạng sức khỏe
0,167
X4 = Trình độ học vấn và chuyên môn 1,046
X5 = Thu nhập
0,104
X6 = Thất nghiệp
1,334
X7 = Thời gian làm việc
-0,499
X8= Người phụ thuộc
2,177
X9= Đất sản xuất
-0,713
X10= Đào tạo nghề
1,677
X11= Chính sách hỗ trợ vay vốn

0,641
Hằng số
8,933

S.E.

Wald

0,078
0,432
0,697
0,464
0,002
0,785
0,174
0,189
0,456
0,423
0,463
1,839

2,237
0,343
0,309
4,514
2,051
2,890
8,234
3,876
2,442

3,563
1,920
23,605

df
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

Sig.
0,063
0,558
0,223
0,017
0,082
0,089
0,004
0,035
0,118
0,049
0,166

0,000

Exp(B)
0,924
1,287
1,182
2,847
1,109
3,795
0,607
8,819
0,490
5,349
1,899
7.579

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ kết quả điều tra 210 quan sát TPCT, 2018-2019.

X1 = Tuổi: biến tuổi có giá trị âm, cho thấy người lao động nông
nghiệp có tuổi càng cao thì khả năng tìm kiếm việc làm càng thấp, do gặp
cản trở vì sức khỏe nên không đảm bảo công việc được tốt, tuổi càng cao
thì gặp cản trở vì sức khỏe, nên không đảm bảo công việc được tốt, nhưng
một số công việc khác cũng gián tiếp (nội trợ, giữ trẻ) giúp người lao
động phi nông nghiệp trong gia đình giảm các chi phí lúc khó khăn.
X4 = Trình độ học vấn và Trình chuyên môn: biến có giá trị dương,
cho thấy người lao động nông nghiệp có trình độ học vấn và trình chuyên
môn cao thì họ mong muốn có nhu cầu việc làm chuyển dịch từ sản xuất
nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
X5 = Thu nhập: biến có giá trị dương,cho thấy người lao động nông
nghiệp có thu nhập cao hơn, thì người lao động nông nghiệp có nhu cầu

việc làm chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông
nghiệp, họ muốn tìm kiếm việc làm ở khu vực phi nông nghiệp để có thu
nhập cao hơn.
X6 = Thất nghiệp: biến thất nghiệp có giá trị dương, cho thấy tình
trạng thất nghiệp của người lao động nông nghiệp ảnh hưởng đến có nhu
cầu việc làm chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông
nghiệp, phản ánh khi thất nghiệp thì người lao động tìm kiếm công việc
phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của mình để có thu nhập (thất
20


nghiệp thường do thiên tai, trong thời gian chuyển đổi cây trồng, vật nuôi,
thời gian cải tạo đất, bệnh tật).
X7=Thời gian làm việc: biến thời gianlàm việc có giá trị âm, cho
thấy thời gianlàm việc trong sản xuất nông nghiệp càng ít thì người lao
động nông nghiệp có nhu cầu việc làm chuyển dịch từ lao động nông
nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.
X8=Người phụ thuộc: biến người phụ thuộc có giá trị dương, cho
thấy số người phụ thuộc trong hộ càng nhiều thì người lao động nông
nghiệp có nhu cầu việc làm chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang
lao động phi nông nghiệp càng nhiều, phản ánh người lao động cần có
việc làm để có nguồn thu nhập chi trả cho các khoản chi phí sinh hoạt của
gia đình và bản thân.
X10=Đào tạo nghề: biến đào tạo nghề có giá trị dương, cho thấy
người lao động nông nghiệp quan tâm đến việc đào tạo nghề càng nhiều
thì cho thấy số người phụ thuộc trong hộ càng nhiều thì người lao động
nông nghiệp có nhu cầu việc làm chuyển dịch từ lao động nông nghiệp
sang lao động phi nông nghiệp càng cao, đào tạo nghề là nền tảng cho
hành trang cơ bản phục vụ công việc phi nông nghiệp (cần trình độ, kiến
thức chuyên môn), giúp người lao động có được việc làm tốt hơn và nhất

là thu nhập ổn định hơn.
Tóm lại, lao động nông nghiệp có nhu cầu việc làm,họ mong muốn
có công việc thường xuyên (do sản xuất theo mùa vụ, có thời gian nhàn
rỗi), nên họ tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực để tạo thêm thu
nhập đối với lao động là người cao tuổi, như hợp tác với các doanh nghiệp
hoặc tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp, nhưng
phần lớn lao động nông nghiệp (là người trẻ tuổi) muốn tìm kiếm việc
làm ở khu vực phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn, giải quyết những chi
tiêu trong gia đình, hỗ trợ hoặc cung cấp cho những người phụ thuộc (trẻ
em trong độ tuổi đi học, người già yếu, người khuyết tật, người thất
nghiệp,…).
4.3.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao
động làm thuê trong nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông
nghiệp
Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát của mô có
mức ý nghĩa quan sát Sig.<0,1 và Sig.>0,1 nên ta hoàn toàn bác bỏ giả
thuyết H0 với các hệ số bằng nhau và bằng 0. Mức độ dự đoán đúng của
toàn bộ mô hình là 92,7%, các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa với giá
trị Sig. <0,05 và Sig. <0,10, ta có các biến độc lập có ý nghĩa thống kê
gồm 05 nhân tố (thu nhập, thất nghiệp, thời gian làm việc, người phụ
21


thuộc và đào tạo nghề) có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao
động làm thuê trong nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông
nghiệp, với mức ý nghĩa nhỏ hơn 10%. Cụ thể như sau:
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy nhu cầu việc làm của lao động
làm thuê trong nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông
nghiệp
Khoản mục

X1 = Tuổi
X2= Giới tính
X3= Tình trạng sức khỏe
X4 = Trình độ học vấn và chuyên môn
X5 = Thu nhập
X6 = Thất nghiệp
X7 = Thời gian làm việc
X8= Người phụ thuộc
X9= Đất sản xuất
X10= Đào tạo nghề
X11= Chính sách hỗ trợ vay vốn
Hằng số

B
-0,019
-1,816
1,541
-0,228
-1,026
2,287
-0,863
1,957
-0,457
1,437
2,071
6,314

S.E.
0,090
1,381

1,101
0,332
0,017
1,150
0,813
0,760
0,476
0,924
1,361
8,030

Wald df Sig.
0,044 1 0,833
1,729 1 0,189
1,962 1 0,161
0,473 1 0,492
3,380 1 0,043
9,062 1 0,003
5,052 1 0,009
3,586 1 0,038
0,923 1 0,337
4,422 1 0,020
2,315 1 0,128
1,345 1 0,246

Exp(B)
0,981
0,163
4,671
0,796

0,359
9,845
0,422
7,078
0,633
4,209
7,935
552,185

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ kết quả điều tra 110 quan sát TPCT, 2018-2019.

X5 = Thu nhập: biến có giá trị âm,cho thấy người lao động làm thuê
trong nông nghiệp có thu nhập càng thấp thì càng có nhu cầu việc làm
chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp.
X6 = Thất nghiệp: biến thất nghiệp có giá trị dương, cho thấy tình
trạng thất nghiệp của người lao động làm thuê trong nông nghiệp càng
cao thì họ có nhu cầu việc làm chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp
càng cao.
X7 = Thời gian làm việc: biến thời gianlàm việc có giá trị âm, cho
thấy thời gian làm việc của người lao động làm thuê trong nông nghiệp
càng ít thì người lao động làm thuê trong nông nghiệp càng có nhu cầu
việc làm chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp càng cao.
X8 = Người phụ thuộc: biến người phụ thuộc có giá trị dương, cho
thấy số người phụ thuộc trong hộ càng nhiều thì người lao động làm thuê
trong nông nghiệp có nhu cầu việc làm chuyển dịch từ lao động nông
nghiệp sang lao động phi nông nghiệp càng nhiều, người phụ thuộc chủ
yếu là lao động chưa đến tuổi lao động và người già yếu trong gia đình,
là người không tạo ra thêm thu nhập, mà phụ thuộc vào lao động chính
của gia đình. Phần lớn là những hộ nghèo thường không có đất hoặc ít đất
canh tác nên họ sống bằng cách làm thuê mướn là chính, nguồn thu nhập

rất hạn hẹp, không đủ trang trải các chi tiêu trong gia đỉnh, nên họ có nhu
22


×