Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN tổ chức trò chơi trong môn Tiếng Anh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.14 KB, 26 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nậm Hàng, ngày 10 tháng 03 năm 2018.
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở
Tỷ lệ

Nơi công

(%)

tác
Số

Họ và tên

TT

Ngày tháng (hoặc
năm sinh

nơi

Chức

Trình độ đóng

danh


thường

chuyên góp vào
môn

việc tạo

Ghi
chú

ra sáng

trú)

kiến

Trường Giáo
PTDTBT viên
1

Trần Thị Yến

29/09/1979

THCS

Đại học

100%


Nậm
Hàng
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số trò chơi khởi động
bài học Tiếng Anh áp dụng cho học sinh lớp 6,7 trường PTDTBT THCS Nậm
Hàng .”
- Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: Thường trực Hội đồng xét,
công nhận sáng kiến cấp cơ sở.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh THCS
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ 15 tháng 8
năm 2017.
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
1. Tính mới
- Việc sử dụng các thủ thuật dạy khác nhau, tổ chức các trò chơi khác nhau
phù hợp với nội dung của tiết dạy tạo không khí lớp học vui vẻ sinh động lôi
1


cuốn từ học sinh giỏi đến học sinh yếu vào bài học, biến các hoạt động học
thành các trò chơi lí thú. Các trò chơi được tổ chức xen kẽ giữa các phần vừa
giới thiệu được ngữ liệu mới vừa ôn lại kiến thức cũ giúp học sinh nhớ bài lâu
và phát triển được kĩ năng giao tiếp.
- Các trò chơi trên đều dễ áp dụng với tất cả các lớp học và với tất cả mọi
đối tượng học sinh. Học sinh từ yếu đến khá đều có thể tham gia. Các trò chơi
này mọi giáo viên đều có thể áp dụng vào các bài dạy của chính bản thân một
cách dễ dàng.
- Qua một năm áp dụng sáng kiến tại đơn vị tôi thấy học sinh thích học
môn Tiếng Anh hơn, không ngại ngùng khi giao tiếp và đã tạo được một số kĩ
năng nói cơ bản, bài tập vận dụng thực hiện nhuần nhuyễn hơn.
2. Hiệu quả của sáng kiến
a. Đối với giáo viên

- Nắm vững phần ngữ liệu mới: Từ và ngữ pháp, khắc sâu những đơn vị
kiến thức học sinh cần rèn luyện.
- Các tiết học có tổ chức các trò chơi thì học sinh dễ tiếp thu các kiến thức
mới. Trò chơi nên thiết kế phù hợp với mọi đối tượng học sinh: Giỏi, trung bình,
yếu, kém (Nếu không học sinh yếu, kém sẽ chán và không tham gia vào), trò
chơi cũng cần bám sát mục tiêu bài học.
- Muốn thu hút được học sinh vào bài dạy không phải là chuyện dễ vì vậy
cần phải có phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh và phân loại tùy
theo mức độ tiếp thu kiến thức để chọn loại bài tập phù hợp nhưng phải đảm bảo
từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp, da dạng phong phú, dành cho tất cả các
đối tượng học sinh từ giỏi đến yếu.
- Hệ thống trò chơi được lựa chọn một cách cẩn thận, gần gũi với đời sống
của các em, bám sát mục tiêu môn học.
- Cần chú ý đến mọi đối tượng trong lớp, 100% phải được thực hành:

2


+ Đối với học sinh khá giỏi cần có bài tập nâng cao nhằm tạo điều kiện cho
các em tư duy, sáng tạo, phát hiện ra cái mới, ôn lại kiến thức cũ một cách khoa học.
+ Đối với học sinh yếu kém cần có các bài tập phù hợp với khả năng của
các em tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, luôn động viên
khuyến khích các em.
- Các tình huống đưa ra có sẵn phương án giải quyết, phù hợp với mục đích
giao tiếp.
- Cần tạo cho các em một thói quen thực hành giao tiếp trước lớp để thể
hiện được thái độ của người giao tiếp thông qua các tình huống hay các mẫu câu khác
nhau.
- Khi giao tiếp với các em cần một phong cách điềm đạm, vui vẻ, không
cứng nhắc, tùy từng đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy cần thiết.

Yêu câu học sinh làm việc theo cặp, nhóm nhiều.
b. Đối với học sinh
- Học bài đầy đủ trước khi đến lớp để liên kết kiến thức mới và kiến thức
cũ một cách nhuần nhuyễn.
- Trật tự nghe giáo viên hướng dẫn.
- Có thái độ tích cực, hợp tác với giáo viên.
- Luôn giao tiếp với bạn bè.
- Học đến đâu phải kĩ đến đó, giành nhiều thời gian cho việc học ở nhà.
- Phải xác định được mục đích của môn học là học cách giao tiếp, phát triển
các kĩ năng giao tiếp vì vậy cần phải mạnh dạn tự tin khi nói trước đông người.
3. Phạm vi ảnh hưởng
- Đề tài có thể áp dụng tại trường và các trường THCS trong toàn huyện
4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến và theo ý kiến của tác giả sáng
kiến: “Một số trò chơi khởi động bài học Tiếng Anh áp dụng cho học sinh lớp
6,7 trường PTDTBT THCS Nậm Hàng”
3


- Khi áp dụng các trò chơi vào các tiết dạy học sinh sẽ cảm thấy vui và
tiếp thu bài mới dễ dàng hơn, nâng cao được tính tích cực chủ động của học
sinh, rèn tác phong nhanh nhẹn củng cố tính đoàn kết với bạn bè. Việc học từ và
cấu trúc mới sẽ trở lên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn, học sinh hiểu bài nhanh hơn
sâu sắc hơn. Chính vì vậy mà chất lượng môn học được nâng lên một cách đáng
kể. Từ những hiệu quả trên tôi đã mạnh dnj áp dụng ở khối 6,7 và cho kết quả
khá khả quan. Cụ thể như sau:
* Kết quả:
a. Khảo sát đầu năm môn Tiếng Anh 7 năm học 2017 – 2018 của
trường PTDTBT THCS Nậm Hàng:
8-10 đ

SL
(%)
1
0.4

6,5-7,5 đ
SL
(%)
7
41.6

Lớp

Sĩ số

7A1

24

7A2

28

0

1

7A3

25


0

0

3,5

5-6 đ
SL
(%)
10
24

0-4,5 đ
SL
(%)
6
25

9

32,1

18

64,4

7

28


19

77

Tổng 77
1
0,2
8
10,3
26
33,7
43
55,8
b. Kết quả thi cuối học kì I năm môn Tiếng Anh năm học 2017-2018:
Lớp

Sĩ số
24

8-10 đ
SL
(%)
4
16,7

6,5-7,5 đ
SL
(%)
15

62,5

5-6 đ
SL
(%)
4
16,7

0-4,5 đ
SL
(%)
1
4,2

7A1
7A2

28

1

6

21.4

19

67,9

2


7,1

7A3

25

0

3

25

14

56

7

28

3.6

5
6,5
24
31,1
37
48,0 10
14,4

Tổng 77
2. Kết quả thi cuối học kì I năm môn Tiếng Anh 6 năm học 20172018:
Lớp

Sĩ số
24

8-10 đ
SL
(%)
2
16,7

6,5-7,5 đ
SL
(%)
8
62,5

5-6 đ
SL
(%)
11
16,7

0-4,5 đ
SL
(%)
4
4,2


6A1
6A2

38

0

0

2

5,3

21

55,3

14

36,8

6A3

39

0

0


1

2,6

21

53,8

16

41

5

4,9

11

10,9

53

52,4

34

31,8

Tổng 101


Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
4


thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Người đăng ký
(Ký, ghi rõ họ tên)

BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Tác giả, đồng tác
- Họ và tên: Trần Thị Yến
- Trình độ văn hóa 12/12. Trình độ chuyên môn: Đại học.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên
- Nhiệm vụ được phân công: Tiếng Anh 6,7,8

5


2. Tên sáng kiến
“Một số trò chơi khởi động bài học Tiếng Anh áp dụng cho học sinh lớp
6,7 trường PTDTBT THCS Nậm Hàng .”
3. Tính mới của sáng kiến
- Các trò chơi trên đều dễ áp dụng với tất cả các lớp học và với tất cả mọi
đối tượng học sinh. Học sinh từ yếu đến khá đều có thể tham gia. Các trò chơi
này mọi giáo viên đều có thể áp dụng vào các bài dạy của chính bản thân một
cách dễ dàng.
4. Hiệu quả sáng kiến mang lại
a. Đối với giáo viên
- Đối với giáo viên xác định được phương pháp dạy phù hợp với đối
tượng học sinh và co các trò chơi phù hợp với nội dung của từng đơn vị bài học,

từng phần,...
- Giáo viên phải giao nhiệm vụ học tập cụ thể cho từng đối tượng học sinh
hoặc từng nhóm học sinh
b. Đối với học sinh
- Đối với học sinh phải chủ động tích cực tham gia và hoàn thành nhiệm
vụ của giáo viên giao.
+ Đối với học sinh đại trà: Thấy vui với trò chơi của giáo viên đưa ra,
tham gia cùng các bạn khác trong quá trình chơi, thấy hứng thú với bài học mới
sau khi chơi xong các trò chơi
+ Đối với học sinh giỏi: Chủ động, tích cực, hợp tác tốt với giáo viên.
- Giúp cho học sinh được hoà nhập cộng đồng một cách tự nhiên; tạo thói
quen tích cực, tự lập, hoà đồng, hợp tác, sáng tạo trong học tập; có kĩ năng giao
tiếp tốt…
- Nâng cao hiệu quả phong trào xã hội hoá giáo dục trên địa bàn, giảm
bớt những khó khăn về ngôn ngữ, tính sáng tạo phục vụ cho việc dạy và học
của nhà trường.
5. Phạm vi ảnh hưởng sáng khiến
- Đề tài có thể áp dụng tại trường PTDTBT THCS Nậm Hàng hoặc các
6


trường THCS trong toàn huyện

7


PHÒNG GD VÀ ĐT NẬM NHÙN
TRƯỜNG PTDTBT THCS NẬM HÀNG

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN


“Một số trò chơi khởi động bài học Tiếng Anh áp dụng cho học sinh
lớp 6,7 trường PTDTBT THCS Nậm Hàng .”
Tác giả: Trần Thị Yến
Trình độ chuyên môn: Đại học.
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường PTDTBT THCS Nậm Hàng - Nậm Nhùn - Lai Châu.

Nậm Hàng, ngày 10 tháng 3 năm 2018

8


I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên sáng kiến:
“Một số trò chơi khởi động bài học Tiếng Anh áp dụng cho học sinh lớp
6,7 trường PTDTBT THCS Nậm Hàng .”
2. Tác giả:
- Họ và tên: Trần Thị Yến
- Năm sinh: 1979
- Nơi thường trú: Thị trấn Nậm Nhùn – Nậm Nhùn – Lai Châu
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Chức vụ công tác: Giáo viên
- Nơi làm việc: trường PTDTBT THCS Nậm Hàng
- Điện thoại: 0982348523
- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh THCS
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 05 tháng 9 năm 2017 đến ngày
20 tháng 3 năm 2018.

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường PTDTBT THCS Nậm Hàng
Địa chỉ: Nậm Hàng – Nậm Nhùn – Lai Châu
Điện thoại: .......................................
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1. Sự cần thiết
Ngày nay khi nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, sự giao lưu về văn
hóa xã hội giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng, việc giao tiếp giữa con
người ở những quốc gia khác nhau ngày càng nhiều hơn đòi hỏi người ta phải
biết sử dụng các ngoại ngữ thông dụng ngoài tiếng mẹ đẻ của mình.
Trong các ngôn ngữ thông dụng trên thế giới, Tiếng Anh được coi là ngôn
ngữ phổ biến nhất, là ngôn ngữ chung của cả thế giới, chúng ta muốn hòa nhập
9


giao lưu với thế giới thì chúng ta phải biết nói Tiếng Anh mà muốn biết Tiếng
Anh thì chúng ta phải chú trọng đến việc dạy và học ngôn ngữ phổ thông này.
Từ nhiều năm nay việc dạy và học Tiếng Anh trong các trường học cũng
như trong cuộc sống của đất nước chúng ta không còn là điều mới mẻ. Chương
trình học Tiếng Anh ở phổ thông giúp cho học sinh rèn luyện bốn kỹ năng :
Nghe - Nói - Đọc - Viết, đạt khả năng đọc hiểu Tiếng Anh ở trình độ phổ thông,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học, tìm hiểu khoa học - kỹ thuật hiện đại và
kho tàng văn hóa phong phú của thế giới, đạt được trình độ giao tiếp cơ bản.
Để đạt được mục tiêu đó tôi luôn phải tìm tòi những phương pháp giảng
dạy phù hợp với từng giai đoạn học, với từng đối tượng học sinh của mình làm
cho học sinh thấy hứng thú với môn học. Hệ thống ngôn ngữ Tiếng Anh vô cùng
phức tạp, vì vậy ngay từ khi các em đang còn học lớp 6 chúng ta cần quan tâm
đến môn học này giúp các em có kĩ năng học tốt. Khi học sinh mới bước vào lớp

6 tôi đã rất cố gắng dạy cho các em một kĩ năng học ngoại ngữ tốt dể tạo điều
kiện cho các em học ở các lớp học sau cấp học sau. Và một trong những yếu tố
tạo cho học sinh sự hứng thú trong việc học ngoại ngữ đó chính là việc tổ chức
cho các em chơi trò chơi xem kẽ vào các bài học. Với phạm vi nghiên cứu nhỏ
tôi xin chọn đề tài: “Một số trò chơi khởi động bài học Tiếng Anh áp dụng cho
học sinh lớp 6,7 trường PTDTBT THCS Nậm Hàng .”
Theo tôi: Để đạt được kết quả cao trong công việc giúp học sinh hiểu bài,
tiếp thu bài tốt thì yêu cầu giáo viên phải tổ chức giờ học thật khoa học, lấy học
sinh làm trung tâm, pháp huy được tính tự giác, tiếp thu bài ở 100% các em học
sinh trong lớp.
Tuy nhiên trong lớp thì không phải em nào cũng học tốt, vì vậy để có một
giờ học Tiếng Anh hiệu quả cả thầy và trò cần có sự kết hợp hài hòa, có sự
chuẩn bị chu đáo và thầy phải tạo ra không khí thoải mái cho học sinh ngay từ
đầu tiết học để lôi cuốn các em vào bài học một cách tự nhiên.
1.2. Mục đích
Trong thực tế hiện nay, số học sinh giữ niền đam mê thích học môn Tiếng
10


Anh khi lên đến các lớp trên chưa nhiều. Hầu hết đều hứng thú khi mới bắt đầu
học và thấy chán nản dần khi lên các lớp cao hơn vì bài học ngày càng khó hơn.
Trò mong muốn ở thầy cần có những giờ dạy hấp dẫn hơn, còn ở thầy cũng đòi
hỏi trò phải say mê và có thái độ đúng đắn đối với môn học này.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS tôi nhận thấy để nâng cao chất
lượng dạy học môn Tiếng Anh nói chung và Tiếng Anh 6, 7 nói riêng là vấn đề
khó khăn và nan giải đối với tất cả các trường có đại đa số học sinh là người dân
tộc thiểu số: Mông, Dao, Thái,.. và nằm trong vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt
khó khăn như huyện Nậm Nhùn.
Chính vì các lí do trên mà tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số trò chơi
khởi động bài học Tiếng Anh áp dụng cho học sinh lớp 6,7 trường PTDTBT

THCS Nậm Hàng.” để cùng đồng nghiệp thảo luận và đưa ra giải pháp hiệu quả
đối với môn học, giúp học sinh thấy yêu thích bộ môn hơn.
2. Phạm vi triển khai thực hiện
Đề tài “Một số trò chơi khởi động bài học Tiếng Anh áp dụng cho học
sinh lớp 6,7 trường PTDTBT THCS Nậm Hàng.” được thực hiện tại trường
PTDTBT THCS Nậm Hàng- Nậm Nhùn - Lai Châu.
3. Mô tả sáng kiến
3.1. Mô tả trước khi tạo ra sáng kiến
3.1.1. Thực trạng
- Tiếng Anh là ngôn ngữ có âm gió nên học sinh gặp khó khăn trong việc
pháp âm.
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu bộ môn như: Băng, đài, máy
chiếu, tranh ảnh...
- Các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học.
- Học sinh lớp 6 còn một số em mải chơi hay làm việc riêng trong giờ
học, không chú y đến bài giảng của thầy cô.
- Tiếng Anh lả một môn học khó phải học thuộc lòng nhiều học sinh rất dễ
quên. Bên cạnh đó có một số em còn e dè, có cảm giác lo sợ khi đến giờ học
Tiếng Anh.
11


- Một số em tâm sự rằng: chúng em không dám nói và đọc Tiếng Anh, sợ
phát âm sai cô giáo và các bạn trong lớp cười cho.
- Học sinh không có thời gian thực hành nhiều trên lớp vì bài học quá dài.
- Đối tượng học sinh ở đây 100 % là người dân tộc thiểu số Thaí, Mông,
Mảng nên không phát âm tốt.
3.1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ
- Việc không sử dụng trò chơi trên lớp thì giáo viên có nhiều thời gian hơn
giành cho bài học

- Giáo viên không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị cho bài mới, không
phải tìm hiểu về các trò chơi có phù hợp với tiết dạy đó không.
- Giáo viên không phải tạo tình huống và gây cao trào cho tiết học.
3.1.3. Nhược điểm của giải pháp cũ
- Các tiết học không có trò chơi học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán và mệt
mỏi không thấy hứng thú với việc tiếp thu bài mới.
- Không có trò chơi đan xen các tiết học sẽ trở nên khô khan, không phát
huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới.
Và việc hình thành các kĩ năng giao tiếp cơ bản cho học sinh sẽ trở lên khó khăn
hơn khi học sinh không có hứng thú học tập và mục tiêu môn học sẽ không đạt
được.
Việc biết sử dụng các trò chơi trong giảng dạy ngoại ngữ sẽ tạo cho học
sinh có hứng thú trong học tập với môn học. Vì vậy giáo viên phải biết vận dụng
các trò trơi trong các bài dạy để học sinh “học mà chơi, chơi mà học”. Tuy nhiên
cũng phải tùy vào từng bài học cụ thể mà giáo viên có thể chọn ra trò chơi phù
hợp với mục đích bài học đó.
3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Trò chơi tạo ra môi trường giao tiếp tự nhiên các em tích cực chủ động
trong việc tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức. Học sinh được thực hành nhiều hơn.
- Trò chơi kích thích hứng thú học tập bộ môn. Học sinh có thể trả lời tự
do tùy theo ý hiểu của chúng. Từ chỗ hứng thú hoc sinh sẽ khao khát tham gia
và việc tham gia của các em chính là các em đã biết vận dụng kiến thức đã học
12


vào giao tiếp, chủ động lựa chọn kiến thức đẻ có những ứng xử ngôn ngữ phù
hợp với tình huống giao tiếp.
- Trong quá trình chơi học sinh sẽ bộc lộ những điểm mạnh và yếu về việc
vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học qua đó giáo viên sẽ có những biện pháp
cụ thể với từng học sinh.

3.3. Một số trò chơi cụ thể
Sau đây là các trò chơi mà cá nhân tôi hay áp dụng trong các tiết học đối
với học sinh lớp 6,7 và đã đạt được một số kết quả nhất định:
3.3.1. Trò chơi: “ Bingo”
* Mục tiêu: Được dùng để kiểm tra từ vựng của học sinh và độ nhanh
nhạy trong kĩ năng nghe của học sinh.
* Cách chơi:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn một dãy từ bất kì chỉ các loại đồ ăn, nước uống:,
rau củ, nghề nghiệp,..
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ một bảng gồm 4,6,9,... ô vuông và viết
vào các ô đó một từ bất kì theo chủ đề của gv.
- Giáo viên lần lượt đọc các từ trong các ô mà mình đã chuẩn bị sẵn. Học
sinh lắng nghe và đánh dấu vào từ của mình trùng với từ của gv đọc . Học sinh
nào có 3 ô liên tục được đánh dấu thì hô to “Bingo”. Học sinh nào “Bingo” bảng
chữ của mình trước là người chiến thắng.
- VD: Khi dạy Unit 12: A4 ( Tiếng Anh 7 ) gv viết các từ sau lên bảng:
milk, chicken, fish, orange juice, rice, vegetables, beef, pork, spinach, bread, .....
Gv kẻ bảng sau cho minh,
milk
fish
rice
pork
vegetables
orange juice
beef
bread
apple juice
- Yêu cầu hs viết 9 từ chỉ đồ ăn uống trong số các từ gv viết trên bảng vào
bảng củ minh. Sau đấy gv bắt đầu đọc từ của mình theo bảng đã chuẩn bị
- Hs nào có 3 từ trùng với các từ của gv thì “Bingo” và giành chiến thắng.

3.3.2. Trò chơi: “Simon says”
13


* Mục tiêu: Trò này được dùng khi học sinh phải làm theo các yêu cầu
của giáo viên. Giáo viên chỉ cần khoảng 2 phút cho trò chơi này. Trò chơi này
giúp pháp triển khả năng nghe của học sinh.
* Cách chơi: Gv đọc các yeu cầu. Hs có thẻ làm theo hoặc không làm
theo. Hs đi ngược lại quy ước của gv thì sẽ thua.
VD: Khi dạy Unit 9: A2 ( Tiếng Anh 7) về các động từ bất quy tắc của thì
quá khứ đơn
Gv: Simon says “Go”.
Hs: Đọc to: “went”.
Gv: “take”.
Hs: Ko được nói gì
VD2: Khi dạy Unit 2: A (Tiếng Anh 6) về các câu mệnh lệnh đơn giản
được dùng trong lớp:
Gv: Simon says “Stand up”.
Hs: Cả lớp đứng lên.
Gv: “Sit down”.
Hs: Vẫn đứng, không ai được ngồi.
3.3.3. Trò chơi: County game
* Mục tiêu: Trò này được dùng để giúp học sinh nhớ lại các con số. Khi
giáo viên đưa ra một số bất kì trong dãy số cả lớp phải đọc to các số kế tiếp
đến khi giáo viên vỗ tay thì dừng lại.
* Cách chơi: Gv đọc một số bất kì , hs sẽ phải đọc các số tiếp cho đến khi
gv ra hiệu dừng. Ai dừng trước thì thua.
- VD1: Khi dạy xong Unit 2: B1 (Tiếng Anh 7) về các số thứ tự để giúp học
sinh nhớ lại các con số giáo viên sử dụng trò chơi này:
Gv: tenth.

Hs: 11,12,13,14,15,16. ( Gv vỗ tay ).
Gv: twentieth.
Hs: 21,22,23,24,25. (Gv vỗ tay ).
3.3.4. Trò chơi: My shopping basket
14


* Mục tiêu: Trò này dược dùng khi dạy các từ về đồ ăn, đồ uống, đồ vật,
thành viên gia đình, số đém,...
* Cách chơi: Học sinh được phân chia thành các nhóm nhỏ từ 4-6 người.
Một học sinh trong nhóm sẽ nói một câu, tiếp theo đến các em khác trong nhóm
sẽ nhắc lại câu bạn vừa nói và phải nói thêm từ (câu) cho đến khi các thành viên
trong nhóm đều được nói. Khi tất cả các nhóm đã hoàn thành, học sinh cuối
cùng trong nhóm sẽ đúng lên và nhắc lại toàn bộ các từ mà các thành viên trong
nhóm đã nói. Nhóm nào có thể nhớ được nhiều từ nhất sẽ chiến thắng.
VD1: Khi dạy Unit 10: C (Tiếng Anh 6)
Hs1: In my basket, I like carrots.
Hs2: In my basket, I like carrots and onions.
Hs3: In my basket, I like carrots, onions and bananas.
Khi tất cả các nhóm đã hoàn thành, học sinh cuối cùng trong nhóm sẽ
đúng lên và nhắc lại toàn bộ các từ mà các thành viên trong nhóm đã nói. Nhóm
nào có thể nhớ được nhiều từ nhất sẽ chiến thắng.
3.3.5. Trò chơi: Brainstorm
* Mục tiêu: Trò này được dùng để học sinh ôn lại và pháp triển từ vựng.
* Cách chơi: - Gv viết từ chủ điểm ra
- Hs sẽ nói các từ liên quan đến chủ điểm ấy
- VD1: Khi dạy xong Unit 9: B (Tiếng Anh 6) để học sinh ôn lại các từ vừa
học ta áp dụng trò chơi này:
Hair
Eyes

Body
Ears

15


VD2: Khi dạy xong Unit 13: A1 dể học sinh ôn lại các từ vừa học ta áp
dụng trò chơi này:
table tennis
baseball
sports
soccer
swimming
3.3.6. Trò chơi: Noughts and crosses
* Mục tiêu: Trò này được dùng để rèn khả năng đặt câu hỏi hoặc đặt câu
với từ hoặc củng cố ngữ pháp.Để ôn lại các trạng từ ta dùng trò chơi này.
* Cách chơi: - Giáo viên kẻ chín ô vuông lên bảng, mỗi ô chứa một từ.
- Rồi chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 là Nought (o), nhóm 2 là Crosses
(x). Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu với từ vừa chọn.
- Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (o) hoặc (x). Nhóm nào có 3 (o)
hoặc 3 (x) trên một hàng ngang hay chéo trước thì chiến thắng.
- VD1: Khi dạy Unit 13: B. (Tiếng Anh 6).
Để ôn lại các trạng từ chỉ tần suất và câu hỏi “ How often” ta dùng trò
chơi này.
Giáo viên kẻ chín ô vuông lên bảng, mỗi ô chứa một từ.

Always

Usually


Sometimes

Never

Play soccer

Sentence:

Play
volleyball

+ I always go to the movies.
+ She never goes swimming

16

Often
How often

Go fishing


Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (o) hoặc (x). Nhóm nào có 3 (o)
hoặc 3 (x) trên một hàng ngang hay chéo trước thì chiến thắng.
VD2: Khi dạy Unit 13: A3. ( Tiếng Anh 7 ).
- Giáo viên kẻ chín ô vuông lên bảng, mỗi ô chứa một từ.

badly

good


quickly

skillful

slow

skillfully

well
bad

quick

VD: I play soccer well.
He is quick runner
- Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (o) hoặc (x). Nhóm nào có 3 (o)
hoặc 3 (x) trên một hàng ngang hay chéo trước thì chiến thắng.
3.3.7. Trò chơi: Hangman
5
6

4

77
8

3

9

10
2
1

* Mục tiêu: Áp dụng được ở tất cả các bài dạy liên quan đến từ vựng.
* Cách chơi: Giáo viên chọn một từ có liên quan đến bài sắp học và viết
các dấu cách bằng đúng số chữ trong từ đó lên bảng.
VD: Hair: _ _ _ _
- Học sinh sẽ chọn một từ bất kì trong bảng chữ cái mà chúng nghĩ là có thể
có trong từ đó. ( Yêu cầu học sinh chỉ nói các chữ cái mà không nói cả từ lên.).
17


VD: Hs  “a”:

_ a _ _

- Nếu chữ cái đó không có trong từ thì giáo viên bắt đầu vẽ nét đầu tiên
của “người treo cổ”.
- Trò chơi kết thúc khi học sinh đoán được hết tất cả các từ hoặc “người
treo cổ” được vẽ hoàn tất. Học sinh đoán được hết các từ trước thì chúng là
người chiến thắng.
3.3.8. Trò chơi: Jumble word
* Mục tiêu: Trò chơi này được dùng để kiểm tra từ.
* Cách chơi: Gv viết các từ không đúng thứ tự chứ cái
- Hs sắp xếp lại các chữ sao cho thành từ có nghĩa
- VD1: Khi dạy xong chủ đề “ Food and drink” (Unit 10- Tiếng Anh 6). Để
kiểm tra học sinh có thuộc hoặc có nhanh mắt hay không giáo viên có thể viết
các từ bị xáo trộn lên bảng:
Erango = Orange

Watre = Water
Ppael =

Apple.

Mlik

Milk.

=

.......
Và yêu cầu học sinh sắp xếp lại thành từ có nghĩa.
- VD2: Khi dạy xong chủ đề “ jobs” ( Unit 7- Tiếng Anh 7). Để kiểm tra
học sinh có thuộc hoặc có nhanh mắt hay không giáo viên có thể viết các từ bị
xáo trộn lên bảng:
tarehcre = teacher
mrearf = farmer
tordoc =
kerwor

=

doctor.
worker

.......
Và yêu cầu học sinh sắp xếp lại thành từ có nghĩa.
3.3.9. Trò chơi: Slap the board
* Mục tiêu: Trò này được dùng để kiểm tra từ hoặc củng cố lại kiến thức.

18


* Cách chơi: Gv viết các từ khác nhau lên bảng
- Yêu cầu mỗi nhóm cử một hs lên bảng
- Gv đọc từ trên bảng (Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt)
- Học sinh đập tay vào từ gv vừa đọc xong.
- VD: Khi dạy Unit 4: A1-3 (Tiếng Anh 7). Giáo viên viết các từ chỉ môn
học lên bảng
literature

art

math

.......
.
music

geography

english

history

- Giáo viên chia lớp thành 2 đội và mỗi đội cử một cặp lên bảng.
- Giáo viên hô to từ tiếng Việt và học sinh đập tay vào từ Tiếng Anh tương
ứng. Em nào đập tay nhanh và đúng sẽ chiến thắng. Kêt thúc trò chơi đội nào
được nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.
3.3.10. Trò chơi: Lucky number

* Mục tiêu: Trò này được dùng để củng cố từ vựng - ngữ pháp.
* Cách chơi: - Giáo viên chia lớp thành 2 đội.
- Giáo viên cho một dãy số trong đó có từ một đến hai số là số may mắn.
- Mỗi một số trong dãy số này tương ứng với một yêu cầu nào đó.
- Học sinh chọn số và làm theo yêu cầu của giáo viên. Nếu làm đúng thì
được 1 điểm. Nếu chọn được số may mắn thì không cần phải làm bất cứ yêu cầu
nào vẫn có điểm.
- Kết thúc trò chơi nhóm nào được được nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.
- VD: Khi dạy Unit 2: B1 vè các số đếm ta áp dụng trò chơi này.
+ Gv kẻ bảng sau:
1
5

2
6

3
7
19

4
8


+ Mỗi số trong bảng ứng với các yêu cầu:
1: Đếm từ 1--> 20
2. Đếm các số chẵn chục từ 10-->100
3. Đếm ngược từ 50--> 40
4: Lucky number
5. Đếm từ 80- 100

6: Đếm ngược từ 70--> 60
7: Lucky number
8: đếm các số chẵn từ 30 --> 50
+ Kết thúc trò choi nhóm nào đọc các số đúng nhất giành chiến thắng
3.3.11. Trò chơi: Guessing game
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố mẫu câu, từ vựng
* Cách chơi: - Một hs sẽ đứng trước lớp miêu tả về một vật/ người.
- Các hs còn lại sẽ căn cứ vào đấy để đoán xem vật / người ấy là gì/ ai.
- VD: Khi dạy xong Unit 9: A1-3 (Tiếng Anh 6) giáo viên có thể lồng ghép
trò chơi hỏi đáp như sau:
+ Sau khi học sinh được học cách mô tả hình dáng bên ngoài của một
người, giáo viên cho một học sinh lên bảng và ghi tên của một bạn trong lớp mà
em muốn miêu tả vào một mảnh giấy mà không cho các bạn khác trong lớp biết.
Sau đó giáo viên cho học sinh miêu tả bằng Tiếng Anh và yêu cầu các bạn khác
đoán xem bạn đó là ai.
Eg: This girl is tall and thin. She has an oval face and long black hair.
Who is she?
- Nếu em nào đoán đúng thì được lên bảng thay thế người trên bảng.
4. Hiệu quả do sáng kiến mang lại
a. Hiệu quả kinh tế
Học sinh:
+ Hứng thú với môn học.
+ Hình thành một số kĩ năng giao tiếp cơ bản: chào hỏi, giới thiệu về gia
đình ,bản thân,...
20


+ Chất lượng giáo dục bộ môn được nâng lên đáng kể.
b. Hiệu quả kĩ thuật
- Đối với giáo viên xác định được phương pháp dạy phù hợp với đối

tượng học sinh và việc đưa các trò chơi có nội dung phù hợp với từng tiết học,
không nên đưa ra những trò chơi không liên quan đến bài học
- Giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng học sinh về nhà
chuẩn bị trước.
- Đối với học sinh phải chủ động tích cực tham gia vào bài học.
+ Đối với học sinh đại trà: Thấy vui với trò chơi của giáo viên đưa ra,
tham gia cùng các bạn khác trong quá trình chơi, thấy hứng thú với bài học mới
sau khi chơi xong các trò chơi
+ Đối với học sinh giỏi: Chủ động, tích cực, hợp tác tốt với giáo viên.
c. Hiệu quả về mặt xã hội
- Giúp cho học sinh được hoà nhập cộng đồng một cách tự nhiên; tạo thói
quen tích cực, tự lập, hoà đồng, hợp tác, sáng tạo trong học tập; có kĩ năng giao
tiếp cơ bản,...
- Nâng cao hiệu quả phong trào việc học Tiếng Anh của học sinh, tạo
điều kiện cho học sinh có môi trường giao tiếp và sử dụng Tiếng Anh.
6. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Làm cho học sinh hứng thú với việc học tập bộ môn Tiếng Anh THCS
là điều rất cần thiết và nên làm: Đem lại lợi ích về chất lượng dạy học cho
cho bộ môn và các bộ môn khác cũng như chất lượng của nhà trường, cho
gia đình phụ huynh và đặc biệt là cho học sinh được thụ hưởng hiệu quả chất
lượng dạy và học.
- Thông qua các giờ dạy tôi thấy phương pháp vào bài tốt thì thì học sinh
sẽ thấy hứng thú với giờ học hơn. Và trò chơi là một phần không thể thiếu trong
các tiết dạy ngoại ngữ.
- Sau nhiều giờ giảng dạy ở lớp 7 tôi đã nhận thấy rằng: Việc áp dụng các
trò chơi trên bước đầu đã đạt được kết quả rất khả quan, học sinh đã có ý thức

21



học và tiến bộ rõ rệt., các em hình thành được các kĩ năng giao tiếp cơ bản, thấy
hứng thứ hơn với môn học,...
Tuy nhiên thành công của một giáo viên trong quá trình giảng dạy còn phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như sự say mê nghề nghiệp, lòng thương yêu học
sinh, sự khiêm tốn học hỏi không ngừng nâng cao kiến thức,...
7. Các thông tin cần được bảo mật
Không có
8. Kiến nghị, đề xuất
Để phát triển, nâng cao chất lượng học tập đối với HS tại trường
PTDTBT THCS Nậm Hàng và cũng như các trường PTDTBT THCS trên địa
bàn huyện, xin đề xuất một số vấn đề sau:
* Đối với UBND huyện
Quan tâm đến đội ngũ nhà giáo đang công tác tại các trường vùng đặc
biệt khó khăn để giáo viên yên tâm công tác và cống hiến lâu dài, có chế độ đãi
ngộ thích hợp với các giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề.
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
- Xây dựng phòng học chức năng có đèn chiếu giành cho môn học.
- Tạo nguồn kinh phí để mua sắm máy chiếu, các loại tranh ảnh, băng hình
có nội dung phong phú về nhiều lĩnh vực được đề cập trong SGK,...
- Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia vào các lớp tin học giúp giáo
viên tiếp cận với công nghệ thông tin phục vụ cho việc giảng dạy được tốt hơn..
- Nếu có thể hãy cử giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn với các huyện có
đội ngũ giáo viên giỏi.
8. Tài liệu kèm
1. Vĩnh Bá-Trịnh Phương Thảo-Lesson plan (Grade 6,7 - NXB Giáo Dục)
2. Nguyễn Minh Hoài – Thiết kế giảng dạy Tiếng Anh 6,7 (NXB- ĐHSP)
3. Five minutes activities- Penny Ur Andrew Wright (NXB - Cambridge)
4. Teaching English- A training course for teacher.

22



Trên đây là nội dung, hiệu quả sáng kiến của tôi do chính tôi thực hiện
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

(Ký tên)

(Ký tên, đóng dấu)
.......................................................................
......................................................................

Trần Thị Yến

PHÒNG GD VÀ ĐT NẬM NHÙN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG PTDTBT THCS NẬM HÀNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
23


Số:


/XN-SKKN

Nậm Hàng, ngày 10 tháng 3 năm 2018

Kính gửi: Hội đồng khoa học cấp cơ sở
Đơn vị trường PTDTBT THCS Nậm Hàng xác nhận bà: Trần Thị Yến là
tác giả của sáng kiến: “Một số trò chơi khởi động bài học Tiếng Anh áp dụng
cho học sinh lớp 6,7 trường PTDTBT THCS Nậm Hàng .” đã được áp dụng tại
trường PTDTBT THCS Nậm Hàng thời gian từ ngày 15 tháng 9 năm 2017
Qua thời gian áp dụng sáng kiến tại đơn vị, kết quả đem lại như sau:
- Học sinh có ý thức học môn Tiếng Anh, tự nhiên trong giao tiêp cơ bản.
- Bảng số liệu về chất lượng bộ môn đầu năm học so với cuối học kì 1:
1. Kết quả: Khảo sát đầu năm môn Tiếng Anh 7 năm học 2017 – 2018
của trường PTDTBT THCS Nậm Hàng:
8-10 đ
SL
(%)
1
0.4

6,5-7,5 đ
SL
(%)
7
41.6

Lớp

Sĩ số


7A1

24

7A2

28

0

1

7A3

25

0

0

Tổng

77

1

0,2

8


3,5
10,3

5-6 đ
SL
(%)
10
24

0-4,5 đ
SL
(%)
6
25

9

32,1

18

64,4

7

28

19

77


26

33,7

43

55,8

2. Kết quả thi cuối học kì I năm môn Tiếng Anh năm học 2017-2018:
Lớp

Sĩ số
24

8-10 đ
SL
(%)
4
16,7

6,5-7,5 đ
SL
(%)
15
62,5

5-6 đ
SL
(%)

4
16,7

0-4,5 đ
SL
(%)
1
4,2

7A1
7A2

28

1

6

21.4

19

67,9

2

7,1

7A3


25

0

3

25

14

56

7

28

3.6

5
6,5
24
31,1
37
48,0 10
Tổng 77
- Học sinh giỏi cấp huyện môn Tiếng Anh 7 đạt: 1 em.
24

14,4



- Học sinh khá, giỏi môn Tiếng Anh 7 học kì 1 (2017-2018): 24 em.
- Giúp học sinh hình thành thói quen sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp
cơ bản.
Vậy đề nghị Hội đồng khoa học cấp cơ sở xem xét, ghi nhận kết quả
trên./.
Thủ trưởng đơn vị
(Kí tên, đóng dấu)

Nguyễn Phú Anh

CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN
Nội dung

2. Tác giả
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Trang
9
9
9
9

4. Thời gian áp dụng sáng kiến

9

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến


25


×