Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐƠN yêu cầu CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.26 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Tuần Giáo

Số
TT

1

Họ và tên

Ngày
tháng năm
sinh

Nguyễn Thị Phượng 19/06/1984

Nơi công
tác

Trường
THCS
Rạng
Đông

Chức
danh

Trình


độ
chuyên
môn

Tỉ lệ
phần
trăm
đóng
góp
tạo ra
sáng
kiến

Giáo
viên

Đại học

100%

- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Ứng dụng sơ đồ tư duy
trong dạy và học môn Tiếng Anh cấp THCS”
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Phượng
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ ngày: 25/08/2018 đến ngày
05/4/2019
- Mô tả bản chất sáng kiến:
Tình trạng giải pháp đã biết
Trên cơ sở quan sát thực tế trong quá trình thăm lớp dự giờ các đồng nghiệp,
tôi nhận thấy các tiết dạy đa số giáo viên giảng dạy đúng, và đủ các bước theo tiến

trình trong sách giáo khoa theo yêu cầu chung.
Việc sử dụng SĐTD trong dạy học không phải là mới, nhưng việc ứng dụng
vẫn chưa được triệt để. Và trong quá trình thực hiện, SĐTD là một công cụ phối
hợp với các phương pháp khác đã thực hiện thêm phần hiệu quả. Để thực hiện cho
các mục tiêu của từng phần có sự phối kết hợp của nhiều phương pháp trên
cở sở đặc trưng của từng loại bài và đưa ra những lí luận, giải pháp, cách làm
cùng thực hiện theo tôi cho là có hiệu quả và tạo ra được thích thú cho cả thầy lẫn
trò.


* Ưu điểm:
Trong các tiết dạy, giáo viên đã sử dụng linh hoạt các thủ thuật, phương
pháp đa dạng, các trò chơi nhằm khơi gợi hứng thú học tập cho các em học sinh,
tiết học sôi nổi hơn, kết quả tiết học được đánh giá tốt.
Phương pháp sử dụng SĐTD trong việc dạy các kiểu bài phù hợp với tâm
sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học
truyền thống. Vì vậy gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích
cực.
* Nhược điểm:
Tại trường THCS Rạng Đông, phần lớn học sinh đều là con em các dân tộc
thiểu số, trình độ mặt bằng dân trí thấp, nhận thức về tầm quan trọng của việc học
nói chung, học Tiếng Anh nói riêng còn cực kỳ hạn chế. Các em lười học, lười chú
ý, lười tập trung và lười suy nghĩ. Mặt khác, hạn chế của HS là chưa biết cách học,
cách ghi kiến thức vào não bộ mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, học một cách máy
móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm trong bài học, không biết
liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. …
Với những tiết dạy thông thường, thì hiệu quả cũng đạt được kết quả ở một
mức độ nhất định, vẫn còn các trường hợp học sinh sợ học, trốn tiết thậm chí bỏ
học vì không thấy hứng thú đối với bộ môn.
Kết quả học và sử dụng, vận dụng Tiếng Anh vào cuộc sống còn nhiều hạn

chế, ngại sử dụng Tiếng Anh trong giáo tiếp, vận dụng kĩ năng sống, kĩ năng ngôn
ngữ kém, kĩ năng làm việc theo cặp và theo nhóm còn khá mờ nhạt.
Học sinh gặp khó khăn khi phải chuyển giao giữa các ngôn ngữ (tiếng
Mông, tiếng Kháng, tiếng Kinh, tiếng Anh) khiến các em hay bị nhầm và gặp khó
khăn khi học ngoại ngữ.
Giáo viên vẫn chưa chưa sát sao đến việc học của các em, chưa sáng tạo các
cách dạy sao cho phù hợp với các đối tượng học sinh.
Qua các tiết dự giờ đồng nghiệp và bản thân giảng dạy, tôi thấy học sinh đa
phần sợ học tiết Tiếng anh, số lượng học sinh có điểm yếu kém còn nhiều.
Mục đích của giải pháp
Trong sáng kiến này tôi tiến hành nghiên cứu tính hiệu quả của việc sử dụng
sơ đồ tư duy nhằm đạt được những mục đích sau:
Phân tích so sánh về thực trạng trong quá trình dạy và học chưa áp dụng sơ
đồ tư duy với việc dạy và học áp dụng sơ đồ tư duy.


Phân tích và chứng minh những điểm mới, điểm sáng của giải pháp mới
nhằm mục đích phối hợp hiệu quả nhất với những phương pháp cũ đã áp dụng.
Nêu cụ thể khả năng áp dụng của giải pháp mới nhằm đem lại hiệu quả
trong quá trình dạy và học Tiếng Anh ở đơn vị.
Chứng minh những giải pháp mới có lợi ích cao để có thể đạt đến mục tiêu
của quá trình dạy và học ngoại ngữ cũng như chứng minh tính hiệu quả, chất lượng
của phương pháp dạy học áp dụng “sơ đồ tư duy”.
Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với các giải pháp đã,
đang thực hiện:
Việc vận dụng SÐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch
lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống,
khoa học. Sử dụng SÐTD kết hợp với các phương pháp dạy học 5 tích cực khác
như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,… có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH.
Nếu so sánh với phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú trọng đọc - chép thì

dạy học bằng SÐTD là một phương pháp mới.
Sử dụng SÐTD góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nhất là vận dụng
vào dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hóa kiến thức phù hợp với từng đối
tượng khác nhau.
Bản chất của giải pháp:
Việc nghiên cứu và sử dụng thành thạo và hiệu quả SĐTD trong dạy học sẽ
mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh
và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học
tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được
thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh
nắm được kiến thức thông qua một sơ đồ thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp có khả năng áp dụng với các đối tượng học sinh trong toàn trường
THCS Rạng Đông nói riêng và các trường THCS nói chung; có thể áp dụng sơ đồ
tư duy đối với nhiều môn học khác.
Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
Cho đến bây giờ thì sơ đồ tư duy đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự
đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục nói chung và trong việc học tiếng
Anh tại các trường THCS nói riêng. Thật vậy, qua việc áp dụng “sơ đồ tư duy” vào
việc giảng dạy Tiếng Anh tại trường, tôi thật sự không thể phủ nhận được ưu thế
vượt trội của sơ đồ tư duy so với các phương pháp giảng dạy khác mà tôi đã từng
áp dụng trong các năm học trước.


Vì vậy tôi có thể khẳng định rằng sáng kiến “Ứng dụng sơ đồ tư duy trong
dạy và học môn Tiếng Anh cấp THCS” đạt được những kết quả tốt góp phần
nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Anh ở cấp THCS.
Tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật.
Rạng Đông, ngày 05 tháng 4 năm 2019

NGƯỜI NỘP ĐƠN
(Họ tên và chữ ký)

Nguyễn Thị Phượng



×