Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC của NGƯỜI BỆNH về NHỮNG THÔNG TIN cần THIẾT TRƯỚC và SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG và KHỚP gối tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.65 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

BỘ Y TẾ

ĐOÀN THỊ HUYỀN

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH
VỀ NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT TRƯỚC VÀ
SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG VÀ KHỚP GỐI TẠI
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA 2015 - 2019

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

BỘ Y TẾ

ĐOÀN THỊ HUYỀN

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH
VỀ NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT TRƯỚC VÀ
SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG VÀ KHỚP GỐI TẠI
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI


Ngành đào tạo
Mã ngành

: Cử nhân Điều dưỡng
: D720501

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA 2015 - 2019
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đỗ Văn Minh
TS. Trương Quang Trung

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo
Đại học, Bộ môn Ngoại, Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh trường Đại học Y Hà
Nội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, rèn luyện trong 4 năm qua và trong
quá trình thực hiện khóa luận này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới
TS. Đỗ Văn Minh - Giảng viên Bộ môn Ngoại và TS. Trương Quang Trung
- Giảng viên Khoa Điều dưỡng - Hộ Sinh, trường Đại học Y Hà Nội. Cảm ơn
các thầy vì trong suốt thời gian làm khóa luận đã luôn quan tâm và hướng
dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo bệnh viện, phòng Kế
hoạch Tổng hợp, Ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên khoa Chấn thương
chỉnh hình và y học thể thao - Bệnh viện Đại học Y hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu.
Đồng thời, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Điều

dưỡng - Hộ sinh trường Đại học Y Hà Nội đã dạy và hướng dẫn cho tôi
những kiến thức về nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các người
bệnh và người nhà người bệnh đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập thông tin
và đánh giá kiến thức người bệnh.
Cuối cùng, với lòng biết ơn vô hạn tôi xin được gửi tới bố mẹ, anh chị
em, bạn bè và những người thân yêu nhất luôn bên cạnh tôi và là động lực để
tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2019

Sinh Viên

Đoàn Thị Huyền


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đỗ Văn Minh và Tiến sĩ
Trương Quang Trung.
Các kết quả được trình bày trong khóa luận này hoàn toàn trung thực,
khách quan và chưa được công bố trong bất kì một nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày


tháng 5 năm 2019

Sinh Viên

Đoàn Thị Huyền


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................3
1.1. Đại cương về phẫu thuật thay khớp nhân tạo..................................................3
1.1.1. Khái niệm khớp và khớp nhân tạo............................................................3
1.1.2. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo.................................................................6
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật thay khớp nhân tạo và một số
biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.......................................................7
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sauphẫu thuật thay khớp nhân tạo......7
1.2.2. Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.......................................7
1.3. Chế độ chăm sóc, PHCN trước và sau phẫu thuật thay khớp nhân tạo............8
1.3.1. Trước phẫu thuật......................................................................................8
1.3.2. Sau phẫu thuật..........................................................................................8
1.4. Kiến thức của người bệnh phẫu thuật thay khớp nhân tạo và ảnh hưởng của
kiến thức người bệnh đến kết quả điều trị.....................................................9
1.4.1. Kiến thức và sự tuân thủ của người bệnh.................................................9
1.4.2. Tại sao người bệnh phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối cần có kiến
thức về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật...................10
1.4.2.2. Người bệnh cần có kiến thức về những thông tin cần thiết trước và sau
phẫu thuật.............................................................................................11
1.4.3. Thực trạng kiến thức và các yếu tố liên quan tới kiến thức của người
bệnh nói chung hiện nay......................................................................12

1.4.4. Một số nghiên cứu trên thế giới..............................................................13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................15
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................15
2.2.2. Mẫu nghiên cứu......................................................................................15
2.2.3. Nội dung, biến số nghiên cứu.................................................................16
2.2.4. Công cụ thu thập số liệu.........................................................................17
2.2.5. Quy trình thu thập số liệu.......................................................................17
2.2.6. Xử lí và phân tích số liệu........................................................................18


2.2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu....................................................................19
2.2.8. Sai số và biện pháp khắc phục................................................................19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................21
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................................21
3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu..........................21
3.1.2. Đặc điểm về người chăm sóc bệnh nhân................................................22
3.1.3. Đặc điểm phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu.....................................23
3.1.4. Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu.......................................23
3.2. Kiến thức của NB về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật......24
3.2.1. Kiến thức của bệnh nhân trước phẫu thuật.............................................24
3.2.2. Kiến thức của người bệnh sau phẫu thuật...............................................25
3.2.3. So sánh mức độ kiến thức của người bệnh trước và sau phẫu thuật.......26
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của người bệnh.................................26
3.4. Nhu cầu tìm kiếm thông tin và khung suy nghĩ của người bệnh...................31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.....................................................................................34
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................................34
4.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu..........................34
4.1.2. Đặc điểm Y tế.........................................................................................35

4.2. Kiến thức của người bệnh.............................................................................36
4.2.1. Kiến thức của người bệnh về những thông tin cần thiết trước PT..........36
4.2.2. Kiến thức của người bệnh về những thông tin cần thiết sau phẫu thuật.....37
4.3. Các yếu tố liên quan đến mức độ kiến thức..................................................38
4.3.1. Nhu cầu kiến thức và khung suy nghĩ.....................................................40
KẾT LUẬN............................................................................................................42
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHCN

Phục hồi chức năng

ĐHYHN

Đại học Y Hà Nội

PT

Phẫu thuật

NB

Người bệnh


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.

Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu........21
Đặc điểm về người chăm sóc bệnh nhân.....................................22
Tiền sử phẫu thuật chi dưới của bệnh nhân.................................23
Điểm kiến thức của bệnh nhân trước phẫu thuật.........................24
Điểm kiến thức của người bệnh sau phẫu thuật..........................25
Sự khác biệt về kiến thức ở những người bệnh đã từng và chưa
từng phẫu thuật chi dưới..............................................................26
Bảng 3.7. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của người bệnh trước PT.....27
Bảng 3.8. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của người bệnh sau PT...28
Bảng 3.9. Tương quan giữa tổng điểm kiến thức của người bệnh trước/sau
phẫu thuật và thời gian nằm viện.................................................29
Bảng 3.10. Thông tin bệnh nhân tìm kiếm ....................................................31
Bảng 3.11. Các nguồn thông tin bệnh nhân tìm kiếm....................................32
Bảng 3.12. Mức độ hài lòng của người bệnh sau khi được tư vấn................33


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hai loại phẫu thuật được thực hiện...................................23
Biểu đồ 3.2. So sánh kiến thức của người bệnh trước và sau phẫu thuật......26
Biểu đồ 3.3. Mức độ rõ ràng trong thông tin người bệnh tiếp nhận từ nhân
viên y tế.....................................................................................29
Biểu đồ 3.4. Đánh giá mức độ người cung cấp thông tin cho người bệnh từ
khi nhập viện.............................................................................30

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ người bệnh tìm kiếm thông tin thông qua Internet trước và
sau phẫu thuật............................................................................32
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ người bệnh muốn được cung cấp thêm thông tin bằng văn
bản/giấy tờ.................................................................................33
Biều đồ 4.1. Điểm kiến thức của người bệnh trước phẫu thuật.....................36
Biều đồ 4.2. Điểm kiến thức của người bệnh sau phẫu thuật........................37

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cấu tạo khớp háng .........................................................................3
Hình 1.2. Hình ảnh khớp háng nhân tạo toàn phần .......................................4
Hình 1.3. Cấu tạo khớp gối ...........................................................................5
Hình 1.4. Cấu tạo khớp gối nhân tạo toàn phần .............................................5
Hình 1.5. Phẫu thuật thay khớp háng .............................................................6


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


2

Phẫu thuật thay khớp nhân tạo là phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ diện khớp
bệnh lý và thay thế bằng khớp nhân tạo, thường được chỉ định cho những
bệnh lý thoái hóa khớp, bệnh lý hoại tử vô khuẩn xương và một số loại gãy
xương phạm khớp ở người cao tuổi [1]. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo có thể
được thực hiện trên nhiều khớp như: khớp vai, khớp gối, khớp háng,…nhưng
tỉ lệ thay khớp gối và khớp háng chiếm nhiều hơn và ngày càng phổ biến.
Theo nghiên cứu của Kurtz và cộng sự năm 2007, tổng số lần thay khớp háng
và khớp gối dự kiến sẽ tăng lần lượt là 137% và 601% từ năm 2005 đến 2030

[2]. Phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối nhân tạo giúp cho người bệnh
giảm đau, phục hồi tầm vận động của khớp, đi lại bình thường và cải thiện
chất lượng cuộc sống.
Đối với người bệnh được thực hiện phẫu thuật này cần được phối hợp
điều trị: phục hồi chức năng trước phẫu thuật, phẫu thuật, phục hồi chức năng
sau phẫu thuật, và kết hợp điều trị nội khoa các bệnh lí kèm theo. Trong quá
trình đó, người bệnh luôn đóng vai trò trọng tâm, quyết định sự thành công
của quá trình điều trị [2]. Theo nghiên cứu của tác giả Melnikow vào năm
1994, sự tuân thủ kém của người bệnh với chế độ trị liệu có thể có tác động
lớn đến kết quả lâm sàng [4]. Đặc biệt, trong phẫu thuật thay khớp nhân tạo,
sự tuân thủ về chế độ điều trị và phục hồi chức năng rất quan trọng. Trở ngại
lớn đối với sự tuân thủ của người bệnh là sự thiếu hiểu biết về các vấn đề
quan trọng. Theo nghiên cứu của tác giả Bam và cộng sự năm 2006, trong số
những bệnh nhân không tuân thủ điều trị có 61% người cho rằng không đủ
kiến thức về nhu cầu điều trị hàng ngày [5]. Chính vì thế, kiến thức của người
bệnh về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật có ý nghĩa rất quan
trọng, giúp họ hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình, tham gia tích cực
trong quá trình điều trị và tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.


3

Trong điều kiện xã hội hiện nay, người dân Việt Nam đã có cơ hội tiếp
cận với rất nhiều nguồn thông tin từ sách báo, mạng xã hội. Tuy nhiên, đối
tượng người bệnh phẫu thuật thay khớp nhân tạo thường là những người lớn
tuổi, những người lao động phổ thông, trình độ học vấn chưa cao nên kiến
thức về bệnh cũng khá hạn chế. Theo nghiên cứu của tác giả L. Billon và
cộng sự năm 2017, kiến thức của người bệnh phẫu thuật thay khớp háng và
khớp gối còn khá thấp [3].
Để cải thiện chất lượng điều trị và sự tuân thủ của người bệnh, việc thu

thập và đánh giá kiến thức của họ trong quá trình điều trị là rất cần thiết. Tuy
nhiên mức độ hiểu biết của người bệnh và hiệu quả của việc chuyển thông tin
từ nhân viên y tế và người bệnh còn ít được biết đến, đặc biệt là trong lĩnh
vực phẫu thuật khớp háng và khớp gối [3].
Hiện nay, trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu về kiến thức của
người bệnh trong quá trình phẫu thuật khớp nhân tạo nhưng ở Việt Nam và
đặc biệt tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chưa có nghiên cứu nào. Do đó,
chúng tôi tiến hành “Đánh giá kiến thức của người bệnh về những thông
tin cần thiết trước và sau phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối tại Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức của người bệnh về một số thông tin cần
thiết trước và sau phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối tại khoa
Chấn thương chỉnh hình – Y học thể thao Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới kiến thức của người bệnh phẫu
thuật thay khớp háng và khớp gối.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về phẫu thuật thay khớp nhân tạo
1.1.1. Khái niệm khớp và khớp nhân tạo
1.1.1.1. Giải phẫu khớp háng và các thành phần của khớp háng nhân tạo
Khớp háng là khớp ổ - chỏm cầu lớn nhất cơ thể, tiếp nối đầu trên
xương đùi với ổ cối. Đầu trên xương đùi bởi cổ tiếp (hay cổ phẫu thuật) và
gồm có 4 phần: chỏm xương đùi, cổ xương đùi, mấu chuyển lớn và mấu
chuyển bé. Đầu trên xương đùi được nối với ổ cối bởi hệ thống dây chằng
trong khớp, dây chằng ngoài khớp và bao khớp.


Hình 1.1. Cấu tạo khớp háng [6]


5

Khớp háng nhân tạo cũng có cấu tạo tương tự bao gồm 4 phần là:
phần chuôi (Femoral Stem), phần chỏm (Femoral Head), phần ổ cối (Cup) và
lớp đệm (Ceramic Liner).
Ổ cối
Lớp đệm
Polyethylenee

Chỏm

Chuôi

Ổ cối cắt
ngang

Thân
xương đùi

Hình 1.2. Hình ảnh khớp háng nhân tạo toàn phần [7]
1.1.1.2. Giải phẫu khớp gối và các thành phần của khớp gối nhân tạo
Khớp gối là một khớp phức hợp được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản:
- Cấu trúc xương: xương lồi cầu đùi, mâm chày, xương bánh chè.
- Lớp sụn bao bọc đầu xương: có tác dụng giảm ma sát trong quá trình
-


cơ thể vận động.
Cấu trúc phần mềm: Trong khớp (bao gồm dây chằng chéo trước, dây
chằng chéo sau) và ngoài khớp (bao gồm gân, cơ, dây chằng bên trong,
dây chằng bên ngoài, dây chằng khoeo chéo, dây chằng khoeo cung).


6

Hình 1.3. Cấu tạo khớp gối [8]
Khớp gối nhân tạo toàn phần gồm 4 thành phần chính là: lồi cầu đùi,
mâm chày, phần bánh chè và lớp đệm polyethylen.

Lồi cầu đùi

Phần bánh chè
Lớp đệm
polyethylen
Mân chày

Hình 1.4. Cấu tạo khớp gối nhân tạo toàn phần [9]


7

1.1.2. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo
1.1.2.1. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo
Phẫu thuật thay khớp háng là phương pháp phẫu thuật lấy bỏ những
phần tổn thương của khớp háng (chỏm, ổ cối của khớp người bệnh) và thay
thế chúng bằng chỏm, ổ cối khớp nhân tạo.


Hình 1.5. Phẫu thuật thay khớp háng [10]
Có 2 loại phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là phẫu thuật thay khớp
háng toàn phần và phẫu thuật thay khớp háng bán phần. Tùy vào tình trạng
của người bệnh mà bác sĩ quyết định chọn phương pháp phẫu thuật nào.
1.1.2.2. Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo
Phẫu thuật thay khớp gối là lấy bỏ phần xương và sụn khớp hư hại và
thay vào đó là phần nhân tạo, có thể ở các vị trí: đầu dưới xương đùi (phần
thay thế thường bằng kim loại), đầu trên xương chày (phần thay thế thường
làm từ nhựa, kim loại), mặt sau xương bánh chè (phần thay thế thường bằng
nhựa cứng).
Có 2 loại phẫu thuật khớp gối nhân tạo là phẫu thuật thay khớp gối
toàn phần và phẫu thuật thay khớp gối một khoang.


8

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật thay khớp nhân tạo và
một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sauphẫu thuật thay khớp nhân tạo
Mặc dù kết quả phẫu thuật thay khớp nhân tạo nói chung là tốt, tuy
nhiên sự hài lòng của người bệnh còn chưa cao. Một số trường hợp phải thay
lại khớp lần hai sau một thời gian thay khớp (lần đầu) ngắn và phụ thuộc vào
những yếu tố như:
- Yếu tố thuộc về người bệnh
- Yếu tố thuộc về khớp nhân tạo và xi măng
- Yếu tố thuộc về phẫu thuật viên
- Yếu tố thuộc về người điều dưỡng và kỹ thuật viên PHCN
- Yếu tố thuộc về cơ sở thực hiện kỹ thuật thay khớp [11].
Người bệnh luôn là trọng tâm trong quá trình điều trị. Do đó để một ca
phẫu thuật thay khớp nhân tạo thành công, người bệnh phải nhận được những

thông tin cần thiết rõ ràng, đầy đủ và dễ hiểu.
1.2.2. Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật
Thay khớp nhân tạo là phương pháp điều trị hiệu quả cho những tổn
thương khớp không thể điều trị bảo tồn, tuy nhiên vẫn có những nguy cơ, rủi
ro không mong muốn. Những nguy cơ có thể gặp khi thực hiện phẫu thuật
thay khớp háng và khớp gối bao gồm:
- Chảy máu sau mổ
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
- Tổn thương thần kinh sau thay khớp nhân tạo
- Nhiễm trùng sau mổ
- Gãy xương quanh khớp nhân tạo
- Trật khớp nhân tạo/mất vùng khớp nhân tạo
- Cứng khớp, cứng gối
- So le chi


9

1.3. Chế độ chăm sóc, PHCN trước và sau phẫu thuật thay khớp nhân
tạo
1.3.1. Trước phẫu thuật
Người bệnh trước phẫu thuật cần được nghỉ ngơi tại giường để giảm
đau và được chăm sóc chế độ cấp II, điều trị bệnh nội khoa (nếu có), kết hợp
với làm các xét nghiệm cận lâm sàng để đủ tiêu chuẩn làm phẫu thuật.
Trước phẫu thuật, do tình trạng đau, người bệnh ít vận động nên cơ
vùng chi dưới yếu hơn bình thường. Để chức năng khớp háng và khớp gối sau
mổ được phục hồi tốt nhất, người bệnh cần phải tập để làm mạnh sức cơ trước
mổ giúp cho sau mổ sức cơ phục hồi nhanh hơn và làm vững khớp nhân tạo
giúp cho vận động sớm sau mổ. Cụ thể, người bệnh nên được tập thở bụng,
tập tăng sức mạnh các cơ mông, cơ tứ đầu đùi,….

Ngoài ra, người bệnh cần biết các động tác sau phẫu thuật phải tránh
như:
- Không bắt chéo chân mổ sang bên chân lành, không khép chân, kể cả ở
gối cũng như cổ chân khi nằm cũng như khi ngồi, luôn giữ cho hai chân
tách biệt nhau.
- Không ngồi thấp, ngồi xổm, háng gấp quá 900.
- Luôn luôn giữ hai khớp háng ở vị thế cao hơn hai khớp gối.
- Không xoay bàn chân và các ngón chân vào trong hoặc ra ngoài, khi
nằm ngửa luôn giữ cho các ngón chân hướng lên trần nhà.
- Không lấy chân phẫu thuật làm chân trụ.
1.3.2. Sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật thay khớp, người bệnh được chăm sóc chế độ cấp I,
như những bệnh nhân hậu phẫu khác. Đặc biệt cần chú ý hơn là chế độ vận
động, PHCN sớm để đề phòng các biến chứng sau khi thay khớp nhân tạo,
cũng như giúp cơ thể người bệnh thích nghi với nó.
Nguyên tắc phục hồi chức năng sau phẫu thuật:
- PHCN sớm ngay trong ngày đầu phẫu thuật
- Giảm đau, giảm phù nề
- Tăng cường sức mạnh các nhóm cơ
- Tăng tầm vận động khớp háng


10

- Tăng cường hoạt động trị liệu cho người bệnh
- Tập di chuyển với dụng cụ trợ giúp
- Giúp người bệnh trở lại sinh hoạt và lao động bình thường.
1.4. Kiến thức của người bệnh phẫu thuật thay khớp nhân tạo và ảnh
hưởng của kiến thức người bệnh đến kết quả điều trị
1.4.1. Kiến thức và sự tuân thủ của người bệnh

1.4.1.1. Kiến thức
Kiến thức bao gồm sự kiện, thông tin, kỹ năng có được thông qua kinh
nghiệm hoặc giáo dục, sự hiểu biết lý thuyết hoặc thực tế của một chủ đề.
Kiến thức của người bệnh phẫu thuật thay khớp nhân tạo là kiến thức
về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật. Có những kiến thức
đúng đắn và đầy đủ giúp người bệnh có suy nghĩ tích cực, có ý thức tuân thủ
và thực hiện đúng, đầy đủ theo chế độ điều trị và chăm sóc.
1.4.1.2. Những thông tin cần thiết trước và sau PT người bệnh cần phải biết
Đối với một người bệnh phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối, họ cần
được tư vấn và giải thích rõ về những vấn đề như:
- Tình trạng sức khỏe: Chẩn đoán, phương pháp điều trị, chế độ chăm
sóc, diễn biến của bệnh, những cải thiện sau phẫu thuật.
- Phục hồi chức năng: Các bài tập PHCN trước và sau mổ, những mốc
thời gian quan trọng khi tập PHCN, các tư thế cần tránh sau mổ khớp
háng hoặc khớp gối.
- Quản lí tình trạng bệnh: thời gian nằm viện, thời điểm phẫu thuật, thời
gian tái khám, trong trường hợp xảy ra biến chứng cần tiếp tục điều trị,
sau khi xuất viện tốt nhất nên được chuyển đến đâu,….


11

- Thông tin về khớp nhân tạo được thay: Thay thế cho bộ phận nào, làm
bằng vật liệu gì và cấu tạo bao nhiêu phần, tuổi thọ, giá thành khớp
nhân tạo, ưu nhược điểm của khớp nhân tạo.
- Rủi ro, biến chứng: trong quá trình điều trị những rủi ro, biến chứng có
thể xảy ra, dấu hiệu để nhận biết, các biện pháp phòng tránh, tác dụng
phụ của thuốc,....
- Một số thông tin về thủ tục hành chính và chi phí điều trị.
1.4.2. Tại sao người bệnh phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối cần có

kiến thức về những thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật
1.4.2.1. Ảnh hưởng của kiến thức đến sự tuân thủ của người bệnh và kết quả
điều trị
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thúy năm 2017, cho thấy người
có kiến thức kém thường đi kèm với thái độ kém và người có kiến thức tốt
thường đi kèm với thái độ tốt và dẫn đến hành vi tốt [12].
Trong nghiên cứu Kearney và cộng sự được tiến hành năm 2011 về ảnh
hưởng của giáo dục trước phẫu thuật đến kết quả của bệnh nhân sau phẫu
thuật thay khớp, cho thấy bệnh nhân tham gia lớp học giáo dục trước phẫu
thuật báo cáo cảm thấy chuẩn bị tốt hơn cho phẫu thuật và có khả năng kiểm
soát cơn đau tốt hơn sau phẫu thuật [13].
Để một phẫu thuật thay khớp nhân tạo thành công, sự tuân thủ của
người bệnh là rất quan trọng. Khi người bệnh có kiến thức về những thông tin
cần thiết trong quá trình điều trị, sẽ giúp họ thay đổi thái độ, hành vi và tham
gia tích cực trong quá trình điều trị, cũng như tuân thủ theo sự hướng dẫn của
nhân viên y tế.


12

1.4.2.2. Người bệnh cần có kiến thức về những thông tin cần thiết trước và
sau phẫu thuật
Một trong những quyền lợi của người bệnh: “Được tư vấn, giải thích về
tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
phù hợp với bệnh” [14]. Người bệnh cũng luôn đóng một vai trò quan trọng
trong quá trình điều trị riêng của họ và do đó phải nhận được thông tin rõ
ràng, đầy đủ và dễ hiểu [3].
Đối với phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối, thời gian nằm viện của
người bệnh thường ngắn (trung bình là 7 đến 10 ngày) so với thời gian phục
hồi (trung bình là 3 đến 4 tháng). Sau khi xuất viện người bệnh vẫn cần tuân

thủ các quy trình về tái khám, cách sử dụng thuốc, vận động - phục hồi chứng
năng, dinh dưỡng và theo dõi các biến chứng. Theo lý thuyết, tuổi thọ của
khớp nhân tạo là khoảng 15 đến 20 năm. Tuy vậy, độ bền thực tế của khớp
nhân tạo khi được phẫu thuật đặt vào trong người bệnh phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó có sự hiểu biết và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật của
người bệnh [15]. Trong suốt quá trình đó đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực
của cá nhân người bệnh.
Hiện nay, đối với một bệnh viện tại Việt Nam nói chung, số lượng nhân
viên y tế còn khá ít so với số người bệnh nên khó có thể chăm sóc và theo dõi
thường xuyên. Thêm vào đó, người bệnh với những tổn thương và đau đớn
thực thể sau phẫu thuật nếu không có sự hỗ trợ cũng như kiến thức cơ bản sẽ
ngại vận động, ngại tập vật lí trị liệu.
Chính vì thế kiến thức của người bệnh có ảnh hưởng lớn tới kết quả
điều trị, người bệnh phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối cần phải có những
thông tin cần thiết trước và sau phẫu thuật.


13

1.4.3. Thực trạng kiến thức và các yếu tố liên quan tới kiến thức của người
bệnh nói chung hiện nay
Người bệnh với những đặc trưng cá nhân khác nhau về: tuổi, giới, học
vấn, tôn giáo, điều kiện gia đình, xã hội sẽ có những hiểu biết, nhận thức khác
nhau và sự tuân thủ cũng khác nhau, dẫn tới kết quả điều trị không giống nhau.
Theo Dawid Kazmierski và cộng sự năm 2018 về kiến thức của người
bệnh sau phẫu thuật khớp háng toàn phần về các khuyến nghị sau phẫu thuật
và vật lý trị liệu cho thấy gần 30% số người được hỏi thể hiện kiến thức cao.
Kết quả không tương quan với các biến số như tuổi tác, giới tính, trình độ học
vấn, nơi sinh sống, BMI hoặc hoạt động nghề nghiệp [16].
Trong nghiên cứu về kiến thức của người bệnh phẫu thuật thay khớp

háng và khớp gối của L. Billon vào năm 2017 cho thấy, mức độ kiến thức khá
đa dạng. Tất cả 63 bệnh nhân đều biết họ sẽ đi đâu sau khi xuất viện và hầu hết
đều biết thời gian nằm viện dự kiến (76%) và loại khớp nhân tạo nhận được
(71%). Những lợi ích dự kiến và các rủi ro, biến chứng tiềm ẩn chỉ được biết
đến một phần. Kiến thức còn kém đối với một số mục bao gồm chẩn đoán, các
dấu hiệu cảnh báo biến chứng và rủi ro liên quan đến thuốc [3].
Trong điều kiện xã hội hiện nay, người dân Việt Nam đã có cơ hội
tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin từ sách báo, mạng xã hội, các trang web
internet. Tuy nhiên đối tượng người bệnh phẫu thuật thay khớp nhân tạo
thường là những người lớn tuổi, những người lao động phổ thông, trình độ
học vấn chưa cao nên kiến thức về bệnh cũng khá hạn chế. Cộng thêm người
bệnh chưa có kĩ năng tìm những nguồn có độ tin cậy cao nên dễ bị ảnh hưởng
bởi những thông tin chưa chính xác.
Về phương diện khách quan phải kể đến vai trò của nhân viên y tế cần
đánh giá thông tin của bệnh nhân, truyền tải thông tin cho bệnh nhân như thế
nào để đạt hiệu quả cao nhất, chuyển từ người nhận thụ động các quyết định


14

của nhân viên y tế sang người tham gia tích cực trong các quyết định về quản
lý của chính họ. Vị trí mới này yêu cầu người bệnh có quyền truy cập vào tất
cả các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định quản lý. Theo nghiên cứu của
Ingadottir B. và cộng sự vào tháng 10 năm 2014, người bệnh trải qua phẫu
thuật khớp gối nhận được ít kiến thức hơn họ mong đợi, các yếu tố cá nhân và
giao tiếp với các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe trong khi nhập viện có liên
quan đến kinh nghiệm của họ. Nội dung của giáo dục bệnh nhân và sự tham
gia của gia đình nên được xem xét trong chăm sóc trong tương lai [17]. Cũng
trong một nghiên cứu khác của Stewart năm 1995, chất lượng truyền thông cả
trong chuyến thăm bệnh và trong khi thảo luận về kế hoạch quản lý đã được

tìm thấy ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe của bệnh nhân [18].
1.4.4. Một số nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về kiến thức của người
bệnh về các mặt bệnh khác, nhằm mục đích đánh giá hiệu quả trong trao đổi
thông tin, giáo dục sức khỏe giữa nhân viên y tế và người bệnh. Trong lĩnh
vực phẫu thuật thay khớp nhân tạo, cũng đã có những nghiên cứu đánh giá sự
hiểu biết của người bệnh trước và sau phẫu thuật. Điển hình như nghiên cứu
của các L. Billon và cộng sự năm 2017 trên 63 người bệnh ở ba thời điểm:
sau khi thăm khám, sau khi nhập viện và khi xuất viện với mục đích đánh giá
bốn yếu tố: kiến thức của người bệnh trong quá trình quản lý, chất lượng
truyền thông tin, nhu cầu thông tin và các yếu tố liên quan đến mức độ kiến
thức. Kết quả cho thấy, tất cả 63 người bệnh đều biết họ sẽ đi đâu sau khi xuất
viện và hầu hết đều biết thời gian nằm viện dự kiến (76%) và loại khớp nhân
tạo nhận được (71%). Những lợi ích dự kiến và các rủi ro và biến chứng tiềm
ẩn chỉ được biết đến một phần, tương ứng là 59% và 67% của người bệnh.
Kiến thức còn kém đối với một số mục bao gồm chẩn đoán, các dấu hiệu cảnh
báo biến chứng và rủi ro liên quan đến thuốc [3].


15

Một nghiên cứu khác của Dawid Kazmierski và cộng sự năm 2018, về
kiến thức của người bệnh sau phẫu thuật khớp háng toàn phần về các khuyến
nghị sau phẫu thuật và vật lý trị liệu, cho thấy gần 30% số người được hỏi thể
hiện kiến thức cao. Internet là nguồn thông tin phổ biến nhất (43%) liên quan
đến phẫu thuật và vật lý trị liệu cho người bệnh. Có đến 25% người bệnh
không tìm kiếm bất kỳ thông tin nào [16].
Nghiên cứu của Ingadottir B. và cộng sự năm 2014 chỉ ra rằng người
bệnh trải qua phẫu thuật khớp gối nhận được ít kiến thức hơn họ mong đợi, và
các yếu tố cá nhân và giao tiếp với các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe trong

khi nhập viện có liên quan đến kinh nghiệm của họ. Nội dung của giáo dục
người bệnh và sự tham gia của gia đình nên được xem xét trong chăm sóc
trong tương lai [17].
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá kiến thức của bệnh
nhân về những bệnh phổ biến trong xã hội như: đái tháo đường, tăng huyết
áp, HIV,…. riêng trong lĩnh vực phẫu thuật thay khớp nhân tạo thì chưa có
nhiều nghiên cứu đánh giá kiến thức người bệnh.


16

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm những người bệnh bị gãy xương hoặc
bệnh lý về khớp háng hoặc khớp gối được điều trị bằng phương pháp phẫu
thuật thay khớp nhân tạo tại khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao,
bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong khoảng thời gian từ 20/02/2019 đến
15/05/2019.
Tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Có đầy đủ hồ sơ bệnh án, được theo dõi sau phẫu thuật.
- Người bệnh được đánh giá đầy đủ kiến thức về những thông tin cần
thiết tại hai thời điểm trước phẫu thuật và trước khi ra viện.
- Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu và có khả năng nhận thức,
giao tiếp để trả lời các câu hỏi.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người bệnh trong tình trạng nặng, không đủ khả năng nhận thức, giao
tiếp để trả lời câu hỏi phỏng vấn.
- Người bệnh không được đánh giá đầy đủ kiến thức về những thông tin
cần thiết tại hai thời điểm trước phẫu thuật và trước khi ra viện.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả có so sánh trước sau được áp dụng.
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu : 30 người bệnh.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng để lựa chọn những
người bệnh đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu tại khoa Chấn thương Chỉnh hình và
Y học thể thao, bệnh viện ĐHYHN tham gia vào nghiên cứu.


×