Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Đánh giá tác dụng của phương pháp tác động cột sống kết hợp với điện châm trong điều trị bệnh nhân tắc tia sữa tại bệnh viện đa khoa y học cổ truyền hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.97 KB, 83 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc tia sữa là bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cho con bú.
Theo thống kê, ở nước ta có 15% số phụ nữ cho con bú bị tắc tia sữa và ngày
càng gia tăng. . Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh trực
tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mẹ, thậm chí còn gây ảnh
hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của con. Bệnh tắc tia sữa nếu được chẩn
đoán sớm và điều trị kịp thời thì đem lại kết quả rất tốt, nếu bệnh kéo dài sẽ dẫn
tới biến chứng trầm trọng như viêm tuyến vú, áp xe vú, mất sữa,…[1], [2].
Về phương diện điều trị, cả Y học hiện đại (YHHĐ) và Y học cổ truyền
(YHCT) cũng có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh này. Y học hiện đại chủ
yếu dùng giảm đau bằng thuốc như paracetamol, tăng thông sữa bằng thuốc
oxytocin và dụng cụ hút sữa, vật lý trị liệu, thậm chí dùng kháng sinh kháng
viêm. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc còn gây tác dụng phụ cho mẹ và ảnh
hưởng tới nguồn sữa của con, thậm chí gây mất sữa [2].
Theo Y học cổ truyền bệnh tắc tia sữa được xếp vào chứng nNhũ ung,
bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra như can khí uất kết, vị nhiệt ngưng trệ,
nhiễm độc tà và sữa ứ đọng. Về mặt điều trị bệnh cũng có rất nhiều phương
pháp như dùng thuốc và không dùng thuốc [1],[3]. Trên lâm sàng có nhiều bài
thuốc cổ phương và nghiệm phương được áp dụng đem lại kết quả rất khả quan,
ngoài ra còn có phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Những phương
pháp này đã và đang được áp dụng tại các cơ sở y tế trong điều trị bệnh tắc tia
sữa và mang lại hiệu quả trên lâm sàng.
Ngày nay với chủ trương kết hợp giữa YHHĐ và YHCT trong chẩn
đoán, điều trị bệnh với mục tiêu giảm thời gian điều trị, đồng thời mang lại
hiệu quả cao cho bệnh nhân. Nhiều phương pháp đã được tiến hành nghiên
cứu và đưa vào ứng dụng, một trong các phương pháp đó là phương pháp tác


2



động cột sống (TĐCS). Phương pháp tác động cột sống là phương pháp do cố
lương y Nguyễn Tham Tán nghiên cứu sáng lập và phát triển, phương pháp đã
được sử dụng nhiều năm và đã được ứng dụng vào nhiều đề tài nghiên cứu do
Bộ y tế chủ trì tại các bệnh viện lớn, với kết quả đều đạt trên 85%. Phương
pháp TĐCS là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, dùng phần mềm
đầu ngón tay tác động nhu thuật theo nguyên tắc, phương thức và thủ thuật để
phát hiện sự không bình thường của cột sống mà chẩn trị bệnh. Đây là
phương pháp y học cổ truyền, đơn giản, độc đáo, hiệu quả và khoa học. Nhiều
công trình nghiên cứu đánh giá tác dụng của phương pháp trong điều trị bệnh
cấp và mạn tính, như viêm cột sống dính khớp, đau dây thần kinh hông to, huyết
áp cao, huyết áp thấp, u xơ tuyến vú, hen phế quản, viêm quanh khớp vai và
phục hồi nguồn sữa mẹ [4],[5],[6]. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào
nghiên cứu về tác dụng của phương pháp TĐCS trên bệnh nhân Tắc tia sữa mặc
dù tại các cơ sở y tế đã tiến hành áp dụng cho bệnh nhân có hiệu quả. Chính vì
vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của phương pháp tác
động cột sống kết hợp với điện châm trong điều trị bệnh nhân Tắc tia sữa
tại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội” với mục tiêu:
1.

1. Đánh giá tác dụng điều trị bệnh tắc tia sữa bằng phương pháp tác
động cột sống kết hợp với điện châm tại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ
truyền Hà Nội.

2.

2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của phương pháp
can thiệp.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.

TỔNG QUAN VỀ TẮC TIA SỮA THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1.1.1. Cấu trúc và sự phát triển của tuyến vú
Tuyến sữa có nguồn gốc từ tuyến mồ hôi, được hình thành do sự biến đổi
đặc biệt của tuyến mồ hôi. Đây cũng là đặc điểm chung của động vật có vú.
1.1.1.1.

Cấu trúc giải phẫu

Ở trẻ sơ sinh, tuyến sữa chưa phát triển. Đến tuổi dậy thì tuyến sữa ở nữ
bắt đầu phát triển, hoạt động mạnh lúc sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Vú là hai tuyến tiết sữa nằm ở ngực, trước các cơ ngực lớn đi từ xương
sườn III đến xương sườn VI [76].
Hình thể ngoài: Vú có hình mâm xôi, ở giữa mặt trước của vú có một
lồi tròn gọi là núm vú hay nhú vú, nơi có nhiều lỗ của các ống tiết sữa. Xung quanh
núm vú là một vùng da sẫm màu hơn gọi là quầng vú. Trên bề mặt của quầng vú có
nổi lên nhiều cục nhỏ do những tuyến bã ở quầng vú đẩy lồi lên. Trung bình đường
kính vú 10 - 12cm, dày 5 - 7cm ở vùng trung tâm. Vị trí, kích thước, hình thể của
vú có thể thay đổi tùy thuộc đặc điểm cơ thể mỗi người và độ tuổi.

Hình 1.1:. Cấu tạo tuyến sữa [6].


4


Cấu tạo: mỗi vú có từ 15 – 20 thùy mô tuyến sữa, mỗi thùy do một số
tiểu thùy tạo nên. Ống của tuyến sữa chạy theo hình nan hoa từ chu vi hướng
vào núm vú. Ở bề mặt và giữa các tuyến sữa là những mô mỡ.
Động mạch nuôi tuyến sữa là các nhánh được tách ra từ động mạch
ngực trong và động mạch ngực ngoài.
Tĩnh mạch đổ về các tĩnh mạch ngực trong và tĩnh mạch ngực ngoài.
Bạch huyết đổ về ba chuỗi hạch là hạch nách, chuỗối hạch ngực trong
và chuỗi hạch trên đòn.
Thần kinh là những nhánh trên đòn của đám rối cổ nông và các nhánh
xiên của dây thần kinh liên sườn từ II đến VI [7],[8].
1.1.1.2.

Sự phát triển của tuyến vú

Tuyến vú bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì dưới tác dụng của oestrogen
và progesteron. Hai hormon này kích thích phát triển ống tuyến, thùy tuyến,
bọc tuyến, mô đệm và lớp mỡ [97].
Ngoài hai hormon buồng trứng, các hormon khác như GH,
prolactin, hormon vỏ thượng thận, insulin cũng tham gia kích thích phát
triển ống tuyến vú [97].
1.1.2. Bài xuất sữa
Sữa được bài tiết dưới tác dụng của prolactin vẫn nằm trong bọc tuyến.
Dưới tác dụng của Oxytocin do vùng dưới đồi bài tiết ra, sữa được đẩy vào
ống tuyến. Khi đứa trẻ bú, sữa từ ống tuyến sẽ được chảy vào miệng. Chính
động tác mút núm vú của đứa trẻ sẽ tạo xung động truyền về vùng dưới đồi và
thùy sau tuyến yên gây bài tiết Oxytocin. Bởi vậy ngay sau khi sinh người mẹ
cần cho con bú ngay. Việc cho con bú sớm sẽ làm tăng bài tiết Oxytocin để
một mặt tăng bài tiết sữa, mặt khác giúp co hồi tử cung tốt hơn [9].
Sự bài tiết Oxytocin còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý, cảm

xúc. Vuốt ve, âu yếm con, nghe tiếng con khóc đều gây những tín hiệu cảm
xúc truyền về vùng dưới đồi làm tăng bài xuất sữa. Trái lại những kích thích
giao cảm mạnh, căng thẳng kéo dài sẽ ức chế sự bài xuất sữa [97],[108].


5

* Vai trò của Oxytocin và sự điều hòa bài tiết sữa
- Vai trò của oxytoxin với bài tiết sữa:
Oxytoxin có tác dụng làm co tế bào biểu mô cơ, là những tế bào nằm
thành hàng rào bao quanh nang tuyến sữa. Những tế bào này co lại ép vào
nang tuyến vú với áp lực 10 - 20 mmHg và đẩy sữa ra ống tuyến.
- Điều hoà bài tiết oxytoxin.
Bình thường nồng độ oxytocin trong huyết tương là 1 - 1-4 pmol/l.
Oxytocin được bài tiết do kích thích cơ học và tâm lý.
+ Kích thích trực tiếp vào núm vú.
+ Sự kích thích tâm lý hoặc kích thích hệ giao cảm: Khi có kích thích,
vùng dưới đồi luôn luôn nhận tín hiệu này và truyền xuống thùy sau tuyến yên
để bài tiết oxytoxin [9],[10]..
1.1.3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho trẻ, không một loại sữa
nhân tạo nào có thể thay thế được, bởi vì rất nhiều lợi ích mẹ [119],[120]:
- Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ vì nó có nhiều chất dinh dưỡng phù
hợp đối với trẻ mới sinh, không có một loại sữa nào có thể thay thế hoàn toàn
được. Sữa non đã có từ những ngày trước khi đẻ, màu vàng chanh, chứa nhiều
muốiioois khoáng và protein (globulin và kháng thể), ít đường và mỡ, sau khi
đẻ số lượng tuy ít nhưng đủ cho trẻ mới sinh những ngày đầu tiên và rất phù
hợp với bộ máy tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
- Sữa mẹ có cấu tạo thành phần rất phức tạp bao gồm:
+ Thành phần thứ nhất chủ yếu là protein bao gồm các chất sau:

lactoalbumin, lactoglobulin, 3 loại cazein (alpha, gama, bêta). Trong protein
của sữa còn có các acid amin không thay thế với thành phần đầy đủ và cân đối
nhất so với các loại sữa khác, đảm bảo cho đứa trẻ chóng lớn và có sức đề
kháng cao. Tính chất và số lượng sữa có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu


6

tố như: thành phần thức ăn, điều kiện dinh dưỡng, tâm lý, khí hậu, chu kỳ tiết
sữa, tuổi tác và các đặc tính khác của người mẹ
+ Thành phần thứ hai là đường lactoza chiếm 3 - 6% tổng số các thành
phần của sữa. Đường lactoza được tổng hợp trong bao tuyến sữa từ glucoza
của máu.
+ Thành phần thứ ba là lipit chiếm 3,25% tổng số các thành phần của
sữa, chủ yếu gồm các triglycerid, acid béo bay hơi và không bay hơi (acid
oleic 40%, acid panmitic và stearit 50,9%, các triglycerid khác chiếm 8,5%)
Trong sữa còn có các vitamin nhóm A, B, C, D, các sắc tố caroten,
xantophin, các chất khoáng đa vi lượng chiếm 0,75% thành phần của sữa. Đặc
biệt hơn trong sữa người còn có các đại phân tử protein gắn canxi, protein gắn
kẽm mà không có trong các loại sữa khác. Lượng canxi trong sữa mẹ là 34mg/l,
tuy ít hơn trong sữa bò (117mg/l) nhưng tỷ lệ Ca/P trong sữa mẹ hợp lý với tỷ lệ
2/1 nên trẻ dễ hấp thu hơn sữa bò. Kẽm có liên quan chặt chẽ với sinh trưởng
phát triển của thần kinh, não và chức năng miễn dịch của cơ thể trẻ.
Sữa tiết ra thường chia làm 2 loại: sữa đầu và sữa thường.
+ Sữa đầu chỉ tiết ra trong vòng 5 đến 7 ngày đầu sau khi sinh. Những
đặc điểm cơ bản của sữa đầu là: đặc, màu vàng, vị hơi mặn và có mùi đặc
biệt. Các thể miễn dịch có nhiều trong sữa đầu có tác dụng làm tăng sức đề
kháng của cơ thể trẻ.. Hàm lượng các vitamin A nhiều gấp 10 lần sữa thường,
vitamin C nhiều gấp 3 lần sữa thường., Hàm lượng muối vô cơ cao, đặc biệt
mangan và kẽm cao nhất trong sữa đầu. Ngược lại hàm lượng lactoza trong

sữa đầu lại ít. Lúc mới sinh được 1 - 2 ngày thành phần hóa học của sữa đầu
gần giống thành phần máu.
+ Sữa thường là sau khi hết thời gian sữa đầu thì chuyển sang sữa
thường và sữa này duy trì mãi đến khi trẻ hết thời kỳ bú sữa mẹ.


7

Sữa đầu là thức ăn hết sức quý, không thể thay thế bất kỳ loại sữa nhân
tạo nào được đối với trẻ sơ sinh.
- Trẻ bú sữa mẹ sẽ chóng lớn, phát triển đầy đủ về thể lực cũng như trí
tuệ sau này. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ nhiều kháng thể để chống lại bệnh tật.
- Nuôi con bằng sữa mẹ không tốn kém về tiền bạc, thời gian và rất vệ
sinh, tạo điều kiện gắn bó tình cảm mẹ con.
- Nuôi con bằng sữa mẹ góp phần bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ, tránh có
thai, giảm nguy cơ chảy máu tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng [11],[12]..
Với vai trò, vị trí quan trọng nêu trên, người mẹ nào không có sữa, hoặc
thiếu sữa nuôi con, thậm chí bị tắc tia sữa và phải nuôi con bằng nguồn sữa
khác thì đó là một vấn đề khó khăn cho người mẹ, đồng thời thiệt thòi cho trẻ
sau sinh.
1.1.4. Bệnh tắc tia sữa
Tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nào cho
con bú. Tuy nhiên hay gặp nhất trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% phụ nữ
cho con bú bị cương vú [11],[21].
Sữa mẹ được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang
chứa sữa nằm ở phía sau của quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác
bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, lòng ống
dẫn bị hẹp bít lại làm cho sữa không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ
dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp
tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn.

Hiện tượng này gây chèn ép vào các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn
bệnh lý, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.


8

1.1.4.1.

Nguyên nhân:

Hiện nay tắc tia sữa người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng mà
xác định được các yếu tố thuận lợi như người mẹ có bất thường về núm vú và
tuyến sữa, khi người mẹ cai sữa, trẻ bú ít, bú yếu, trẻ bú không đúng cách, hoặc
nhiễm khuẩn, đặc biệt tình trạng căng thẳng thần kinh, làm việc quá sức, thậm
chí stress kéo dài, chế độ dinh dưỡng cho người mẹ chưa hợp lý, hoặc người mẹ
mặc áo ngực quá chặt, chấn thương,..cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.
* Các bất thường về núm vú và tuyến sữa
+ Đau rát ở núm vú: Núm vú được chi phối bởi mạng lưới thần kinh
cảm giác phong phú, do vậy rất nhậy cảm với cảm giác sờ, áp lực. Khi đứa trẻ
mút núm vú, nó đã tạo ra một lực kéo lớn và trong một thời gian dài lên hai
đầu vú. Sau độ 6 hay 7 lần cho bú các đầu vú có thể đau mỗi khi trẻ mút. Đau
tăng dần qua các lần cho bú trong 3, 4 ngày, sau đó dần dần quen đi. Đó là
một hiện tượng bình thường, chỉ cần người mẹ kiên nhẫn và không cần làm gì
đặc biệt. Nguy cơ của hiện tượng này làm người mẹ sợ mỗi khi cho con bú,
hậu quả dấn đến cương tức vú và sự chế tiết sữa kém đi. Tất cả các hiện tượng
rơi vào vòng xoáy bệnh lý.
+ Tụt núm vú: Trẻ khó ngậm bắt được núm vú, nếu không kiên trì và
thực hiện theo hướng dẫn thì có thể trẻ bỏ bú và tắc tia sữa.
+ Nứt đầu vú:
Hay xảy ra trong hai tuần đầu khi mới cho con bú. Khoảng 25% số phụ

nữ cho con bú bị nứt đầu vú. Yếu tố thuận lợi là trẻ bú kéo dài (trên 15 phút),
mặc áo lót bằng chất liệu nilon. Nứt đầu vú là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn
xâm nhập gây viêm tuyến vú.
* Nhiễm khuẩn: Các vi khuẩn thường gặp trong viêm tuyến vú gồm tụ
cầu, liên cầu, trực khuẩn Gram (+)…
* Các nguyên nhân khác như mặc áo ngực quá chặt, chấn thương, bất
thường đường tiêu hóa của trẻ (hở hàm ếch), thay đổi sinh hoạt của trẻ, trẻ bú


9

không đúng cách, trẻ bú ít và người mẹ không vắt hết sữa thừa, hoặc trẻ bú
bình, trong giai đoạn cai sữa [2],[13].
1.1.4.2.

Triệu chứng:

- Triệu chứng lâm sàng của tắc tia sữa:
+ Đau chói phần vú tắc, đau dọc theo ống dẫn sữa đến phần bị tắc
+ Vú bên tổn thương sưng phồng, toàn bộ vú hoặc một phần vú cương,
căng tức.
+ Các tia sữa tắc một phần hoặc tắc hoàn toàn là khi được trẻ bú, khi
hút và nặn không thấy sữa chảy ra.
+ Trên vú người bệnh có thể thấy một vùng đỏ khu trú thành mảng hay
vùng đỏ kéo dài rất đau khi sờ vào, chạm vào.Da vùng tổn thương không đỏ
hoặc đỏ nhưng đỏ ít hơn, viêm tuyến vú thường đỏ đậm.
+ Có thể có sốt : sốt nhẹ380C hoặc sốt cao. hoặc không, kèm theo mệt
mỏi, nhức đầu
- Cận lâm sàng: giúp ta chẩn đoán phân biệt với viêm tuyến vú và áp xe
vú, trong tắc tia sữa thấy:

+ Công thức máu: Bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính có thể tăng.
+ Siêu âm: Hình ảnh khối tắc ở vú, dịch không đồng nhất.Tắc tia sữa
chưa viêm có hình ảnh nang có bờ mỏng đều, phần âm trống nhưng cũng có
thể thấy những điểm phản âm mỏng bên trong do chất lỏng có chứa mỡ,
không có tăng âm phía sau. Khi viêm hình ảnh siêu âm là khối hình dạng
không đều, bờ thường không rõ ràng, phần âm kém không đồng nhất hoặc
hỗn hợp, mô xung quanh phản âm mạnh hơn tạo một sự tương phản, khó chẩn
đoán phân biệt với một khối u ác tính. Khi áp xe có thể thấy hình ảnh là vùng
trống âm bờ đều, vỏ nang mỏng [2],[13],[14].
1.1.4.3.

Điều trị:

- Nguyên tắc: Làm thông ống dẫn sữa, giảm đau, hạ sốt, có thể sử dụng
kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn.
- Cụ thể:


10

+ Làm thông tia sữa: chườm nóng, tiếp tục cho trẻ bú nhiều, dùng thuốc
Oxytocin tiêm bắp 4 đơn vị chia 2 lần mỗi ngày tuy nhiên hiện nay ít dùng; sử
dụng phương pháp vắt sữa, hút sữa bằng dụng cụ hút sữa nhưng phương pháp
này lại không dùng trong trường hợp tụt núm vú.
+ Giảm đau: Chọn thuốc giảm đau ít hoặc không ảnh hưởng đến con,
thường sử dụng nhất là thuốc Paracetamol.
+ Vật lý trị liệu cũng đã được áp dụng ở một số cơ sở, dựa trên lý luận
bóc tách các kết dính sâu bởi các loại sóng xuyên thấu như: Sóng siêu âm trị
liệu, laser cường độ cao, nhiệt trị liệu và massage trị liệu.
+ Nếu điều trị không kịp thời dẫn tới viêm tuyến vú và áp xe vú. Lúc

này ta phải điều trị kháng sinh, kháng viêm, chích rạch khi có áp xe vú. Tuy
nhiên khi sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm làm ảnh hưởng đến việc tiết
sữa, thậm chí sau điều trị sản phụ cũng không còn khả năng tiết sữa.
Ngoài ra người mẹ cần được nghỉ ngơi đầy đủ, chế độ dinh dưỡng hợp lý,
ngủ đủ giấc, tránh stress và mệt mỏi, giữ cơ thể luôn ấm áp không dễ bị nhiễm
lạnh, đồng thời phải vệ sinh vú và cho trẻ bú nhiều hơn khi bị tắc sữa [2],[13],.
1.2.

TỔNG QUAN TẮC TIA SỮA THEO Y HỌC CÔT TRUYỀN

1.2.1. Bệnh danh
Tắc tia sữa thuộc chứng nhũ ung của YHCT, ngoài ra bệnh còn một số
tên gọi khác như xuy nãi, hộ nhũ...
Nhũ ung chỉ chứng bệnh do nhiệt độc xâm phạm nhũ phòng, gây ra các
triệu chứng như: bên vú bị bệnh cương cứng, sưng, nóng, đỏ, đau, có thể kèm
theo sợ lạnh, sốt cao...
Bệnh danh nhũ ung xuất hiện lần đầu trong sách Châm cứu giáp ất
kinh, tác giả Hoàng Phổ Mật. Tác giả trong chương Phụ nhân tại bệnh sách
Chân cứu giáp ất kinh) đã mô tả triệu chứng và điều trị của Nhũ ung: “hàn
nhiệt thác tạp, đoản khí, bệnh nhân đứng ngồi không yên, dùng huyệt ứng
song để điều trị. Đau nhiều, cự án dùng huyệt nhũ căn điều trị”.


11

Trong sách Phụ nhân đại toàn lương phương, Trần Tự Minh dựa vào
mức độ nặng nhẹ của bệnh, chia bệnh thành xuy nãi, hộ nhũ, nhũ ung. Trong
đó, bệnh ở mức độ nhẹ gọi là xuy nãi, hộ nhũ; bệnh nặng gọi là nhũ ung.
Lý Viết Khánh chia nhũ ung làm 2 loại: nhũ ung xuất hiện trong lúc có
thai gọi là nội xúy nhũ ung, phần nhiều là do thai nhiệt. Nhũ ung xuất hiện

trong lúc bệnh nhân cho con bú gọi là ngoại xúy nhũ ung [1],[3].
1.2.2. Nguyên nhân chứng nhũ ung
Nguyên nhân do khí uất và do cho con bú [1],[3]. Một số tác giả cho
là:
Chu Đan Khê cho rằng, vú thuộc kinh dương minh, núm vú thuộc kinh
quyết âm. Người mẹ không biết cách điều dưỡng hoặc giận giữ quá mức làm
cho khí ở trong quyết âm không thông nên sữa không ra được, can khí uất kết
ảnh hưởng tới công năng vận hóa của tỳ vị làm sữa không tiết ra được, ứ đọng
lâu mà hóa hỏa.
Sào Thị Bệnh Nguyên cho rằng, ăn đồ ăn nóng ra mồ hôi, khi cho con
bú để lộ vú ra ngoài nên dễ bị phong tà xâm nhập gây nên chứng vú sưng, vì
thế mà dễ sinh ra chứng nhũ ung.
Sào Nguyên Phương cho rằng nguyên nhân gây bệnh của nhũ ung do
trẻ không được bú mẹ, hoặc bú mẹ nhưng sữa ra không đều, hoặc saukhông
cho trẻ bú nhưng không vắt hết sữa thừa… Sữa bị ứ trệ ở vú gây ra nhũ ung
[152].
Trần Thực Công cho rằng khi nuôi con. Nếu người mẹ ăn đồ cay nóng,
mùi vị nồng thì sữa có tính đàm trọc ứ trệ ở vú, gây ra nhũ ung. Hoặc người
mẹ giận dữ khiến can khí uất, ứ trệ sinh ra hỏa nhiệt làm vú cương cứng, sưng
nóng [163].
Như vậy theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh của nhũ ung gồm:


12

+ Sữa ứ đọng: Trẻ bú không hết hoặc mẹ thiếu kinh nghiệm, sữa ứ đọng
gây bệnh.
+ Can khí uất kết: Tinh thần không thư thái làm cho can khí uất ảnh
hưởng chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hoá hoả sinh ung.
+ Vị nhiệt ưng trệ: Kinh vị chủ bầu vú, ăn nhiều đồ cay nóng, béo mỡ

gây tích nhiệt ở tỳ vị, kinh lạc tắc trở làm khí huyết ứ trệ lâu ngày hoá nhiệt
sinh ung.
+ Nhiihiệt ưng trệ: Kinh vị chủ bầu vú, ăn nhiều đồ cay nóng, béo mỡ
gây tích nhiệtNhiễm phải độc tà: Sau khi sinh cơ thể hư nhược làm độc tà
nhiễm vào nhũ lạc gây ung.
Bốn nguyên nhân trên đều có ảnh hưởng lẫn nhau trong lúc gây bệnh.
1.2.3. Thể bệnh
Chứng Nhũ ung tiến triển qua các giai đoạn [1],[3],[174]:
1.2.3.1.

Giai đoạn đầu (Giai đoạn khí trệ huyết ứ, can khí uất kết).

* Triệu chứng: Vú đau, sưng tấy, màu da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có
hoặc không có hòn cục, sữa ra không thông, kèm theo sốt sợ lạnh, đau đầu,
tức ngực, đau lan ra các khớp, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch
huyền sác hoặc phù sác.
* Phép điều trị: Sơ can thanh nhiệt, thông nhũ tán kết.
1.2.3.2. Giai đoạn hóa mủ (Can uất hóa hỏa + nhiệt độc thịnh).
* Triệu chứng: Sốt, vú căng tức, xung quanh khối nề đỏ, ở giữa sắp hóa
mủ hoặc rò mủ, sữa tiết ra có mùi hôi, vàng đục, miệng khô khát, chất lưỡi đỏ,
rêu vàng dày, đại tiện táo, mạch hoạt sác.
* Phép điều trị: Thanh nhiệt tả hỏa, giải độc, bài nùng tiêu ung.
1.2.3.3. Giai đoạn sau khi vỡ mũ (Giai đoạn khí huyết hư, độc tà còn thịnh)
* Triệu chứng: Mmủ tự vỡ hoặc rạch ra tháo mủ, đỡ sốt dần, vùng vú ít
sưng hơn nhưng vẫn đau, miệng vết thương liền dần, người mệt mỏi, đoảnoàn


13

khíi đoảàn hơi, sắc mặt xanh, môi khô nhợt, chất lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi vàng

mỏng hoặc không rêu, mạch trầm nhược. Nếu sữa và mủ tiếp tục chảy lâu
ngày không hết gọi là Nhũ lậu
* Phép điều trị:ị Bổ khí huyết, tThanh nhiệt giải độc.
1.2.4. Các phương pháp điều trị
Tắăc tia sữa được điều trị theo từng giai đoạn tuy nhiên phép chung là
thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi sữa. Dựa vào phép điều trị trên thì có hai
phương pháp điều trị chính là dùng thuốc và không dùng thuốc [1],[3],[174],
[185],[196].
Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc có giá trị trên lâm sàng và được ứng
dụng trong điều trị chứng nhũ ung đem lại hiệu quả. Trong đó, các bài thuốc
thường dùng như Kinh giới ngưu bàng thang; Thần hiệu qua lâu tán gia
Xuyên sơn giáp, Đảng sâm; Hòa nhũ thang gia giảm; Thác lý tiêu độc tán.
Trong dân gian cũng có nhiều vị thuốc điều trị có hiệu quả và được kế thừa
như lá Bồ công anh được sắc lấy nước để uống hoặc giã lá tướơi lấy và bã để
đắp; Hành củ để nguyên rễ giã nát đắp lên vú bị đau.
Về phương pháp không dùng thuốc, YHCT có nhiều kinh nghiệm điều
trị châm cứềâm cơng pháp không dùng thuốc,bằng phương pháp châm cứu đối
với bệnh này. Tác dụng chung của châm cứu là lập lại mối cân bằng âm
dương trong cơ thể, đồng thời điều chỉnh lại cơ năng hoạt động của hệ thống
kinh lạc khi ta tác động vào các huyệt trên kinh mạch. YHCT có nhiệt trên
kinh mạch. ạc khi ta tác động m dương trong cơ thể, đồng dùng thuốcộc, hoạt
huyết, lợi sữa. Dựa vào phé tục chảy lâu ngày không hết gọg ra được là nhũ
ung.u.ệnh lý. đầu vú.Sau độ 6 hay 7 Các huy có nhiệt trên kinh mạch. ạc khi ta
tác động m dương trong cơ thể, đồng dùng thuốcộc, hoạt huyết, lợi sữa. Dựa
vào phé tục chảy lâu ngày không hết gọg ra được là nhũ ung.u.ệnh lý. đầu
vú.Sau độ 6 h


14


Xoa bóp bấm huyệt cũng được sử dụng trong điều trị Nhũ ung. Theo y
học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt tác động vào huyệt vị, kinh lạc để khu tà,
điều hòa dinh vệ, thông kinh hoạt lạc, điều hòa chức năng tạng phủ. Các động
tác xoa bóp bấm huyệt có tác dụng làm giãn mạch, tăng tuần hoàn, tiêu viêm,
tăng cường sự vận chuyển của bạch huyết...Các thủ thuật xoa bóp thường
dùng có xoa, miết, day, bóp, ấn, day huyệt [185].
Ngoài ra các phương pháp trên, hiện nay phương pháp tác động cột
sống của cố lương y Nguyễn Tham Tán cũng được ứng dụng điều trị tắc tia
sữa tại những trung tâm về tác động cột sống, đây cũng là một phương pháp
sử dụng phần mềm của đầu ngón tay tác động lên hệ cột sống nhằm giải tỏa ổ
rối loạn.
Trong quá trình điều trị Tắc tia sữa, người bệnh cần chú ý tới vệ sinh vú
hàng ngày, đặc biệt trước khi cho con bú, có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng,
đặc biệt luôn giữ cho tinh thần thoải mái lạc quan.
1.3. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG

1.3.1. Khái niệm
Tác động cột sống (TĐCS) là một phương pháp chữa bệnh không dùng
thuốc mà dùng phần mềm đầu ngón tay tác động lên hệ cột sống một lực thích
hợp theo hướng trục và hướng tâm cột sống [4].
Tác động cột sống là phương pháp chữa bệnh do cố lương y Nguyễn
Tham Tán sáng lập và phát triển. Với hơn 50 năm thực tiễn và dựa trên cơ sở
khoa học là sự kết hợp giữa giải phẫu sinh lý con người của YHHĐ với học
thuyết âm dương ngũ hành, ông đã chữa trị cho nhiều người bệnh với nhiều
chứng bệnh khác nhau. Đó là một phương pháp y học dân tộcCổ truyền, đơn
giản, độc đáo, đại chúng và khoa học, mang lại hiệu quả cao.
Nguyên lý của phương pháp TĐCS chữa bệnh dựa vào việc giải tỏa rễ
thần kinh bị chèn ép.



15

Nhiều công trình nghiên cứu về TĐCS trong điều trị bệnh được ghi
nhận kết quả tốt, như:
Nguyễn Tài Lương và cộng sự (2003) đã tiến hành đề tài: Nghiên
cứu phục hồi nguồn sữa mẹ bằng phương pháp tác động cột sống của lương
y Nguyễn Tham Tán cho kết quả. Phục hồi nguồn sữa mẹ nhanh, điều chỉnh
chất lượng nguồn sữa mẹ, các chỉ tiêu protein, đường, lipid trong sữa đều
tăng [2017].
Kết quả trên cũng tương đồng kết quả với các tác Nguyễn Sơn Dư và
Lê Thị Hiền (2007): TĐCS có tác dụng làm tăng tiết sữa ở bà mẹ thiếu sữa
sau sinh, có ảnh hưởng tốt đến chất lượng sữa, làm tăng nồng độ prolactin
trong máu [18],[5].
1.3.2. Chỉ định và chống chỉ điịnh
- Chỉ định: Phương pháp TĐCS áp dụng để chữa các bệnh [4],[219]:
+ Hệ thần kinh: Suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, di chứng tai
biếên mạch máu não, bại não, tự kỷ, đau dây thần kinh hông to,…
+ Hệ tuần hoàn: Tăng huyết áp, huyết áp thấp,…
+ Hệ nội tiết, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ cơ xương khớp: đau vai gáy,
thiếu sữa, hen phế quản,…
- Chống chỉ định [4],[219]:
+ Chống chỉ định với bệnh thuộc diện cấp cứu nội và ngoại khoa, các
bệnh nhiễm trùng, bệnh do virus gây ra, bệnh do chấn thương hay tai nạn,
bệnh ngoài da.
+ Hạn chế áp dụng với trường hợp loãng xương, lao xương, ung thư xương.
1.3.3. Các đặc trưng cơ bản của phương pháp TĐCS
Cơ thể con người là một cấu trúc hoàn chỉnh chặt chẽ và được quản lý,
điều khiển, phối hợp với nhau bởi hệ thần kinh. Khi trên cột sống xuất hiện



16

biến đổi tương ứng với bệnh thì tại nơi này lớp cơ, nhiệt độ và cảm giác cũng
biến đổi theo. Phương pháp tuân thủ 4 đặc trưng cơ bản là cột sống, lớp cơ,
nhiệt độ và cảm giác [4],[219].
+ Khi có dấu hiệu bệnh lý, ta gặp các hình dáng và trạng thái của cột
sống: lồi, lồi lệch, lệch, lõm, lõm lệch.
+ Lớp cơ: Phương pháp TĐCS phân chia lớp cơ thành những hình thái
cụ thể như: Lớp cơ thư thuận (là lớp cơ bình thường khi không có bệnh); co
cứng căng như mặt trống; co dầy; co mỏng; mềm dầy; mềm mỏng; xơ sợi; teo
nhược. Chúng ta có thể dùng thủ thuật trị bệnh để làm thay đổi hình thái lớp
cơ. Khi lớp cơ đã thư thuận bình thường là ổ bệnh đã được giải tỏa nên thao
tác đến ngưỡng thì phải dừng ngay.
+ Nhiệt độ da là cơ sở cơ bản để chẩn bệnh và theo dõi trong khi trị
bệnh, khi nhiệt độ da không bình thường là biểu hiện cơ thể đang bị bệnh.
+ Cảm giác: Phương pháp TĐCS chỉ căn cứ vào cảm giác đau tăng lên
hoặc giảm trên hệ cột sống để chẩn đoán và điều trị bệnh, chủ yếu là cảm giác
đau của hiện tượng bệnh lý.
1.3.4. Các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị bệnh
- Nguyên tắc chẩn đoán bệnh:
Nguyên tắc là những quy định bắt buộc của phương pháp, là kim chỉ
nam giúp thầy thuốc xác định chính xác trọng điểm và giải tỏa được trọng
đdiểm [4],[219].
+ Nguyên tắc đối xứng: chủ yếu là phát hiện các biểu hiện mất đối xứng
trên hệ cột sống để xác định trọng điểm, các đối xứng đặc trưng của trọng điểm
với ngoài trọng điểm nhằm chẩn đoán và đề ra phương hướng điều trị.
+ Nguyên tắc hưng phấn, chủ yếu là xác định trọng điểm ở trong khu
vực có biểu hiện hưng phấn, khu vực ức chế không có trọng điểm.
+ Nguyên tắc trọng khu, chủ yếu là xác định khu vực có trọng điểm khu trú.



17

+ Nguyên tắc trọng điểm là điểm trung tâm mất cân bằng lớn nhất.
- Nguyên tắc điều trị bệnh:
+ Nguyên tắc định lực: Là sự khống chế hình thức tác động lực của
thầy thuốc trên cột sống người bệnh. Theo quy định ở vùng lưng trên (D1 đến
D7) được phép dùng lực của một ngón tay.
+ Nguyên tắc định hướng: Khi thao tác trị bệnh phải thao tác theo
hướng từ ngoài vào trục cột sống.
+ Nguyên tắc tạo sóng cảm giác: Khi thao tác tại trọng điểm có thể áp dụng
các thủ thuật điều trị nhằm tạo cho người bệnh có được cảm giác đau thích hợp.
+ Nguyên tắc định lượng: Thao tác khi đã thấy hình thái trọng điểm mà
có biểu hiện đã thay đổi thì ngừng. Nếu tác động thêm là quá ngưỡng chịu
đựng của cơ thể.
+ Nguyên tắc điều nhiệt: Khi thao tác trị bệnh mà vẫn không điều hòa
được nhiệt độ thì không được phép tác động tiếp vì như vậy là tác động không
đúng trọng điểm [4],[219].
1.3.5. Thủ thuật trị bệnh
- Thủ thuật đẩy:
Mục đích: tạo cho các đốt sống bị dính cứng chuyển động được.
Thao tác: Tùy theo yêu cầu mà dùng lực của ngón tay hoặc bàn tay từ
nhẹ tới mạnh để tác động vào đốt sống bị dính cứng theo hướng quy định.
- Thủ thuật xoay:
Mục đích: Tạo cho trọng điểm có cảm giác đau thích hợp để giải tỏa các
lớp cơ bệnh lý.
Thao tác: Đặt ngón tay tĩnh tại trọng điểm, xoay ngón tay theo chiều kim
đồng hồ hoặc ngược lại, từ cơ nông đến cơ sâu, dùng lực từ nhẹ đến nặng, từ
ngoài vào trong như bắt đinh vít nhằm tạo cảm giác đau thích hợp.
- Thủ thuật bỉ:



18

Mục đích: Tạo cho trọng điểm có cảm giác đau từ lớp cơ trong ra ngoài.
Thao tác: Ấn sâu ngón tay vào tận cánh bướm, dùng lực của ngón tay
vừa ấn vừa lăn ngửa ngón tay ở khe đốt sống để tác động tại lớp cơ sâu trên
đốt sống lõm và tại điểm lồi trên đốt sống lõm.
- Thủ thuật bật:
Mục đích: Tạo cho lớp cơ bệnh lý có hình thái xơ, sợi có cảm giác đau
thích hợp nhằm phục hồi lại sự thư nhuận gân xương.
Thao tác: Dùng ngón tay bật trượt trên lớp cơ bệnh lý, chủ yếu là lớp cơ
di động (xơ, sợi) trên cột sống và ngoài phạm vi cột sống để tạo cho người
bệnh cảm giác đau đột ngột.
- Thủ thuật lách:
Mục đích: Là vừa thao tác các thủ thuật trên, vừa theo dõi sự thay đổi về
hình thái của trọng điểm; đuổi theo điểm co cơ tại trọng điểm và kịp thời
chuyển theo trọng điểm mới.
- Thủ thật rung:
Mục đích: Thủ thuật rung là một trong những thủ thuật trị bệnh theo
phương thức sóng tích cực nhất, tạo cho người bệnh một cảm giác thoải mái,
dễ chịu để cơ thể người bệnh tự điều chỉnh, tự giải tỏa trọng điểm, phục hồi
sự cân bằng cho cơ thể.
Thao tác: Đặt tĩnh ngón tay tại trọng điểm, rung bàn tay để tạo sóng cảm
giác sau khi thao tác bằng những thủ thuật khác, tạo cảm giác đau để kích
thích sự điều chỉnh cảm giác cho cơ thể người bệnh.
Tất cả các thủ thuật trên đều phải dựa vào sự thay đổi của nhiệt độ da để
ứng dụng các thủ thuật cho thích hợp [4],[219].
Phương pháp TĐCS ứng dụng điều trị bệnh tắc tia sữa là áp dụng các thủ
thuật vào trọng điểm được xác định trên cột sống là D4, D5, D6 với những

phương thức thích hợp. Bệnh kèm theo triệu chứng ít sữa, mất sữa và mất ngủ


19

thì ta cần tác động vào trọng điểm D1, D2, D3 (chữa mất ngủ). và D5 trái
(chữa ít sữa mất sữa). Những trọng điểm được xác định tương xứng với vùng
tiết đoạn mà Zakharin và Head đã thiết lập. D4 – D5 tương ứng với tuyến vú,
D5 – D6 tương ứng với dạ dày (Vị) và D4 – D6 tương ứng với vùng phổi
(Phế). Như vậy có thể giải thích rằng những trọng điểm này liên quan mật
thiết với tiết đoạn thần kinh. Khi tuyến vú bị bệnh thì đã có sự thay đổi về
cảm giác da ở vùng

D4 – D5 – D6, đó là cảm giác đau, cơ co và thay đổi

điện sinh học. Như vây, khi tuyến vú bị tắc, dùng điện châm và TĐCS vào
vùng da trên cùng một tiết đoạn với nội tạng sẽ chữa được bệnh ở tuyến vú,
phương pháp có tác dụng làm mở ống sữa và đẩy sữa ra ngoài.
1.4. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM

1.4.1. Định nghĩa
- Châm cứu là một trong những phương pháp độc đáo của nền y học cổ
truyền, là tên gọi chung của hai phương pháp châm và cứu. Châm là dùng kim
châm vào huyệt, cứu là dùng sức nóng của ngải để hơ hoặc cứu trên huyệt để
gây kích thích đạt tới phản ứng của cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh.
- Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm cứu
với tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm, ứng dụng dòng điện
xoay một chiều tạo ra các xung đều hay không đều, có nhiều đầu kích thích,
tính năng ổn định an toàn, điều chỉnh thao tác dễ dàng và đơn giản [20].
Kích thích của dòng xung điện có tác dụng làm dịu đau, ức chế cơn đau, kích

thích hoạt động của các cơ, các tổ chức và tăng cường dinh dưỡng các tổ chức, làm
giảm viêm, giảm sung huyết, giảm phù nề tại chỗ [220].
1.4.2. Chỉ định và chống chỉ định của điện châm
- Chỉ định: Đđiều trị chứng đau trong một số bệnh: đau khớp, đau răng,
đau dây thần kinh,. Điện châm được dùng để điều trị chữa tê liệt, teo cơ trong


20

các chứng như liệt nửa người, liệt các dây thần kinh ngoại biên, châm tê để
tiến hành phẫu thuật,...
- Chống chỉ định: Ccác trường hợp bệnh lý thuộc diện cấp cứu, người có
sức khỏe yếu, thiếu máu, người có tiền sử hoặc mắc bệnh tim, phụ nữ có thai
hoặc đang hành kinh. Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi như vừa lao động
xong, mệt mỏi, đói...cũng không tiến hành châm cứu. Một số huyệt không có
chỉ định châm hoặc không châm sâu như Phong phủ, Nhũ trung [220].


21

1.4.3. Cách tiến hành điện châm
Sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, chọn phương huyệt và tiến hành
châm kim đạt tới đắc khí, các huyệt cần được kích thích bằng xung điện được
nối tới máy điện châm.
Trước khi điện châm cần lưu ý kiểm tra lại máy điện châm trước khi
vận hành để đảm bảo an toàn; tránh mọi động tác vội vàng khiến cường độ
kích thích quá ngưỡng gây cơn co giật mạnh, khiến bệnh nhân hoảng sợ. Thời
gian kích thích điện tùy thuộc yêu cầu chữa bệnh, có thể từ 15 phút đến 1
tiếng (như trong châm tê để mổ) [220].
1.4.4. Liệu trình điện châm

Thông thường điện châm 1 lần/ngày, mỗi lần 20 – 25 phút, 1 liệu trình
điều trị từ 10 – 15 ngày hoặc dài hơn tùy yêu cầu điều trị. Cũng có thể tiến
hành điện châm 2 lần/ ngày nếu bệnh cấp và đau nhiều. [220].
Tần số của dòng điện điện châm theo pháp bổ là 1 - 3 Hz, theo pháp tả
là4 4 - 10 Hz. Tùy theo ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân mà điều chỉnh
cường độ điện châm cho phù hợp.
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẮC TIA SỮA TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

- Trần Hồng (2009) dùng bài thuốc Tiêu độc tán để điều trị 40 bệnh nhân
viêm tắc tuyến vú. Kết quả 35 bệnh nhân khỏi, 4 bệnh nhân đỡ, 1 bệnh nhân
hình thành áp xe [231].
- Trương Dĩnh (2009) dùng bài thuốc Tiêu độc tán điều trị trên 80 bệnh
nhân viêm tắc tuyến vú sau sinh, hiệu quả điều trị đạt 91,2% [242].
- Đường Nhã Lan (1997) dùng châm cứu điều trị 60 bệnh nhân viêm tắc
tuyến vú. Công thức huyệt: Kiên tỉnh, Hợp cốc, Nội quan, Túc tam lý, Nhũ
căn. Châm 20 - 30 phút/ lần, ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình. Kết quả sau 1
liệu trình điều trị, 88% bệnh nhân khỏi, 12% bệnh nhân cho kết quả khá
[253].


22

- Phó Hiểu Mẫn (2016) kết hợp châm cứu, XBBH và bài thuốc “Thông
nhũ giải độc thang” điều trị bệnh nhân viêm tắc tuyến vú. 100 bệnh nhân chia
làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu điều trị điện châm, XBBH và bài thuốc, Nhóm
chứng chỉ dùng Penicillin, Công thức huyệt: huyệt Vi châm, Nhũ căn, Đản
trung, Kỳ môn, Kiên tỉnh, Thiên tông, Túc lâm khấp. Cách xác định vị trí
huyệt vi châm: xác định 4 - 6 vị trí ở phía ngoài, đối xứng xung quanh khối
sưng cứng, châm xiên hướng từ ngoài về phía trung tâm khối sưng cứng, độ
sâu 0,.3 -– 0,.5 thốn. Kết quả nhóm nghiên cứu có 32 bệnh nhân kết quả tốt,

12 khá, 4 trung bình và 2 kém. Trong khi đó, nhóm chứng có 18 tốt, 13 khá, 8
trung bình, 11 kém. Tỷ lệ điều trị có hiệu quả của nhóm nghiên cứu là 96%,
cao hơn nhóm chứng là 78% [264].
- Trần Hiểu Phi (2004) kết hợp phương pháp châm huyệt Vi châm và
chiếu đèn hồng ngoại điều trị 48 bệnh nhân viêm tắc tuyến vú. Cách châm:
lựa chọn 4 điểm tại phía ngoài của khối cương cứng, châm nghiêng kim,
hướng kim từ ngoài hướng vào trung tâm khối cương cứng. Sau khi châm
mắc máy điện châm và chiếu đèn hồng ngoại. Thời gian lưu kim 40 phút. Kết
quả sau 3 lần châm, 94% bệnh nhân kết quả tốt, 6% bệnh nhân đạt kết quả
khá, không có bệnh nhân đạt kết quả kém [275]. .
- Khúc Huệ Chân (2014) dùng châm cứu điều trị 136 bệnh nhân viêm tắc
tuyến vú. Phương pháp châm lựa chọn 4 - 6 huyệt Vi châm ở vị trí xung quanh
khối sưng, châm khu trú hướng kim về phía trung tâm khối sưng. Mắc máy điện
châm, lưu kim 30 phút. Đánh giá sau 10 ngày điều trị có 93,3% bệnh nhân kết
quả tốt; 6,7% bệnh nhân kết quả khá, không có bệnh nhân kết quả kém. Trong số
56 bệnh nhân khỏi bệnh, 23 bệnh nhân chỉ cần châm 1 lần; 29 bệnh nhân cần
châm 3 lần và chỉ có 4 trường hợp phải châm đến ngày thứ 8 [286].
- Phạm Văn Minh (2018) áp dụng bài thuốc Thác lý tiêu độc và điện
châm điều trị cho 30 bệnh nhân viêm tắc tuyến vú sau 4 ngày cho kết quả tốt


23

chiếm 86,67% và không có kết quả kém. Phương pháp điều trị không gây tác
dụng không mong muốn nào [297].
- Đặng Thị Việt Hằng (2017), nghiên cứu 100 bệnh nhân tắc tuyến sữa
được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương với phương
pháp vật lý trị liệu và kháng sinh, kháng viêm cho kết quả: 64% bệnh nhân
khỏi bệnh, 19% biến chứng áp xe vú, 12% không thay đổi nhiều sau điều trị
nhưng không biến chứng áp xe vú và 5% phải cai sữa vì quá đau hoặc tránh

biến chứng [30].


24

Chương 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.1. Công thức huyệt điện châm trong nghiên cứu
Công thức huyệt điện châm trong nghiên cứu dựa theo phác đồ điều trị
Tắc tia sữa của Bộ y tế năm 2017:
Công thức
Nhũ căn
Thiếu trạch

Tên khoa học

Vị trí

(số La Mã)
III.18

Ở giữa gian sườn 5, thẳng dưới đầu

VI.1

vú, cách đường giữa ngực 4 thốn.
Cạnh góc trong chân móng tay út
cách 0, 1 thốn trên đường tiếp giáp



25

Công thức
Hợp cốc

Tên khoa học

Vị trí

(số La Mã)
II.4

da gan tay - mu tay
Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau,
huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp

Trung phủ

I.1

ngón trỏ ngón cái
Dưới cuối ngoài xương đòn gánh
khoảng 01 thốn, hoặc giữa xương
sườn 1 và 2, cách đường giữa ngực

Đản trung

XIV.17


06 thốn.
Ở điểm gặp nhau của đường dọc
giữa xương ức với đường ngang qua
2 đầu núm vú (đàn ông) hoặc ngang
qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5

Kiên tỉnh

XI.21

(đàn bà).
Tại giao điểm của đường thẳng
ngang qua đầu ngực với đường
ngang nối huyệt Đại Chùy và điểm

Lương khâu

III.34

cao nhất của đầu ngoài xương đòn.
Từ chính giữa bờ trên xương bánh
chè đo len 2 thốn và đo ngang ra 1

Huyết hải

IV.10

thốn
Co đầu gối 900, từ bở trên xương

bánh chè đo lên trên 1 thốn, đo vào
trong 2 thốn

.
Công thức huyệt: Nhũ căn, Thiếu trạch, Hợp cốc, Trung phủ, Đản trung,
Kiên tỉnh, Lương khâu, Huyết hải,Thêm A thị huyệt
Liệu trình điện châm: châm tả, ngày 1 lần, lưu kim 30 phút
2.1.2. Phương tiện châm cứu:


×