Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

ĐẶC điểm NHÂN CÁCH và TRẦM cảm ở học SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI hà nội năm học 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.25 KB, 74 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI
---------------***-----------------

TRNH TH HNG BIấN

ĐặC ĐIểM NHÂN CáCH Và TRầM CảM
ở HọC SINH TRƯờNG THPT NGUYễN THị MINH KHAIHà NéI
N¡M HäC 2018-2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 - 2019


2

Hà Nội – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y T

TRNG I HC Y H NI
---------***---------

TRNH TH HNG BIấN


ĐặC ĐIểM NHÂN CáCH Và TRầM CảM
ở HọC SINH TRƯờNG THPT NGUYễN THị MINH KHAIHà NộI
NĂM HọC 2018-2019
Chuyờn ngnh : Bỏc s Y học dự phịng
Mã ngành

: 52710103

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 – 2019

Hướng dẫn khoa học: ThS.Lê Thị Vũ Huyền

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn:
Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng đào tạo Đại học, Viện Đào tạo Y học
Dự Phịng và Y tế Cơng Cộng, Bộ môn Y đức và xã hội đã tạo mọi điều kiện
để em hồn thành q trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Thạc sỹ Lê Thị Vũ
Huyền, người cô đã hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hồn thành khóa luận này.
Em xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, học sinh trường THPT
Nguyễn Thị Minh Khai - Hà Nội và các bạn lớp Y6H- Trường Đại học Y Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện giúp em trong suốt quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bố mẹ, gia đình, bạn
bè đã động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
khóa luận này.

Bài khóa luận này dù đã được chỉnh sửa nhưng khơng tránh khỏi thiếu
sót, em rất mong được ý kiến góp ý của thầy cơ và bạn bè để luận văn được
hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã tạo điều
kiện cho em hồn thành luận văn của mình được tốt nhất.
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2019
Sinh viên

Trịnh Thị Hồng Biên


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Phịng Quản lý Đào tạo Đại học - Trường Đại học Y Hà Nội
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế cơng cộng
- Phịng Đào tạo-NCKH&HTQT, Viện Đào tạo Y học dự phịng
và Y tế cơng cộng
- Bộ môn Y đức và Tâm lý học
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, năm học 2018-2019
Tơi xin cam đoan đã thực hiện q trình làm khóa luận một cách khoa
học, chính xác, khách quan và trung thực. Đề tài này hồn tồn do tơi và
nhóm nghiên cứu cùng thực hiện từ khi hình thành ý tưởng nghiên cứu, trình
bày thành bộ đề cương hồn chỉnh, thu thập thơng tin, phân tích và trình bày
kết quả nghiên cứu hồn chỉnh, dưới sự hướng dẫn và góp ý của giáo viên
hướng dẫn.
Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2019
Sinh viên


Trịnh Thị Hồng Biên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BDI

: Beck Depression Inventory

CES-D

: The Centre for Epidemiological Studies - Depression Scale

DSM-IV : Diagnotic and Statistical Manual ò Mental DisordersFourth Edition
ĐTV

: Điều tra viên

EPQ

: Eysenck Personality Inventory

ICD-10

: International Classification of Diseases 10th Edition

PHQ-9

: Patient Health Questionnarire – 9 Questions

RADS


: Reynolds Adolescent Depression Scale

RLTC/TC : Rối loạn trầm cảm/ trầm cảm
THPT

: Trung học phổ thông

VTN

: Vị thành niên

WHO

: World HealthOrganization

MỤC LỤC



7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm (TC) là một bệnh lý rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi khí sắc
trầm, giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự
mệt mỏi và giảm hoạt động, các biểu hiện này tồn tại trong thời gian dài ít
nhất trên hai tuần [1],[2].
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), rối loạn tâm thần và đặc biệt là trầm
cảm gặp ở tất cả các lứa tuổi từ trẻ em đến người cao tuổi. Ước tính đến năm
2020 trầm cảm sẽ là ngun nhân chính gây khuyết tật trên tồn thế giới [1].

Bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850000 người mỗi năm. Đối với người từ
10 đến 24 tuổi, tự sát là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong [2].
Trẻ vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng
thành, là lứa tuổi đang có nhiều biển đổi, với một loạt những thay đổi về thể
chất, tâm lý và xã hội để đáp ứng các nhu cầu nhiệm vụ của lứa tuổi [3]. Vì
vậy trước những tác động không thuận lợi của môi trường mà trẻ chưa thích
nghi được, dễ dẫn đến có những suy nghĩ, cảm xúc - hành vi theo xu hướng
tiêu cực gây nên các rối loạn tâm thần mà nổi bật là trầm cảm.
Ngày nay, tỷ lệ học sinh có những biểu hiện về suy nghĩ và có cảm xúc
- hành vi theo xu hướng tiêu cực ngày càng gia tăng [4]. Trầm cảm ở trẻ vị
thành niên có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực học tập, sự giao tiếp, sự hình
thành phát triển các mối quan hệ xã hội, sự phát triển hồn thiện thể chất và
tinh thần, tính cách của trẻ. Đối với những trẻ bị trầm cảm, nếu có những biện
pháp phát hiện sớm, chẩn đốn đúng, can thiệp kịp thời sẽ tránh được những
hậu quả xấu để lại trong quá trình phát triển của trẻ, giúp trẻ tránh được
những vấp váp ở tuổi mới lớn [2].
Trầm cảm có cơ chế bệnh sinh khá phức tạp, có nhiều giả thuyết khác
nhau về căn nguyên, cơ chế bệnh sinh, hình thái bệnh học tiến triển bệnh, điều


8

trị…. Tuy nhiên chưa có một giả thuyết nào hồn toàn thảo mãn được các nhà
nghiên cứu về nguyên nhân trực tiếp gây nên trầm cảm. Nghiên cứu của
Spittlehouse năm 2010 cho thấy mức độ trầm cảm có mối liên quan đến nhân
cách [5], đồng thời Richard E.Zinhbarg cũng đã chỉ ra vai trò của nhân cách
trong liệu pháp điều trị tâm lý đối với chứng lo âu và trầm cảm [6]. Những trẻ
có nét tính cách khép kín, thụ động, khó thích nghi dễ mắc trầm cảm hơn [7].
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai là một trường thuộc thành phố
Hà Nội, được thành lập từ lâu và có truyền thống hiếu học. Tuy nhiên, cùng

với sự phát triển của đất nước thì nhà trường, gia đình ln địi hỏi hơn nữa ở
sự tiến bộ của thế hệ trẻ trong học tập và sự phát triển bản thân. Việc chăm
sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần nói riêng, trong đó có trầm cảm
là vấn đề đang rất được quan tâm ở đây. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào
về các vấn đề liên quan đến trầm cảm tại trường THPT Nguyễn Thị Minh
Khai. Việc tìm hiểu mối liên quan giữa trầm cảm và nhân cách ở học sinh có
thể giúp tư vấn cho phụ huynh, nhà trường tổ chức hoạt động, lập kế hoạch
giáo dục cho con em mình mơt cách phù hợp để giúp các em phát triển tốt và
tồn diện hơn.
Chính vì những lí do đã nên trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Đặc điểm
nhân cách và trâm cảm ở học sinh THPT Nguyễn Thị Minh Khai- Hà Nội
năm học 2018-2019” để nghiên cứu với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm nhân cách và xác định tỷ lệ trầm cảm của học sinh tại
trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - Hà Nội năm học 2018-2019.
2. Xác định mối liên quan giữa nhân cách và trầm cảm của học sinh tại
trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - Hà Nội năm học 2018-2019.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


9

1.1.Nhân cách
1.1.1.
Khái niệm chung về nhân cách
1.1.1.1.
Một số định nghĩa nhân cách
- Theo K.K.Platonov: nhân cách được hiểu đồng nghĩa với khái niệm con
người. K.K.Platonov cho rằng nhân cách là con người có ý thức, nhân cách là
con người có lý trí, có ngơn ngữ, có lao động. Quan điểm này nói về cái

chung mà khơng chú ý đến cái đặc thù, cái riêng của nhân cách [8], [9].
- Theo A.N.Leonchiev, K.Obuchowxki: nhân cách được hiểu như là cấu trúc hệ
thống tâm lý của cá nhân trong hàng chục năm trở lại đây, nhiều nhà tâm lý
học đều có xu hướng hiểu nhân cách như thế này [8], [9].
- Theo A.G.Coovaliơv: nhân cách một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí
nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định [8],
[9].
- Theo A.G.Kovalev: nhân cách được hiểu như là con người với tư cách là chủ
thể của mối quan hệ và hoạt động có ý thức. Hiện nay quan điểm này được đa
số các nhà tâm lý học xã hội chấp nhận [9], [10].
- Theo E.V.Sôrôkhôva: nhân cách với tư cách là kẻ mang tồn bộ thuộc tính và
phẩm chất tâm lý, quy định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội
[10].
- Theo Saudre K.Ciccarell: nhân cách là cách duy nhất và tương đối ổn định
trong đó con người suy nghĩ, cảm nhận và hành động [11].
Khái niệm nhân cách được sử dụng phổ biến tại các trường đại học
trong cả nước hiện nay: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc
tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của người ấy
[12], [13].
1.1.1.2.

Một số học thuyết khác nhau về nhân cách [11]
Thuyết chất dịch của người Hy lạp cổ: cho rằng cơ thể chứa đựng

những chất dịch (chất lỏng) như máu, đờm, dãi, mật đen, mật vàng. Những
chất này có ảnh hưởng nhiều tới nhân cách của con người, người có nhân


10


cách vui vẻ hoạt bát được cho là vì có tỷ lệ máu cao, cịn người có tỷ lệ mật
vàng (hay nước mắt) cao thì sẽ có tính cách nóng nảy, hấp tấp.
Thuyết nhân cách của Freud: nhấn mạnh tầm quan trọng của trải
nghiệm thời thơ ấu, những ý nghĩ bị dồn nén và những xung đột của cái có ý
thức và cái vô thức. Ba thành phần cấu trúc của nhân cách gồm có: cái ấy, cái
tơi và cái siêu tôi. Và nhân cách con người được phát triển qua 5 giai đoạn
dựa theo quá trình sinh lý sinh trưởng tự nhiên của con người.
Thuyết nhận thức xã hội về nhân cách của Bandura: nhân cách mỗi
người được phát triển do ảnh hưởng của 3 nhân tố: môi trường xã hội, nhận
thức – cá nhân và hành vi; và thay đổi tùy thuộc vào 4 quá trình nhận thức
khác nhau của con người gồm: (1) phát triển năng lực ngôn ngữ, (2) học tập
bằng quan sát, (3) hành vi có mục đích, (4) tự phân tích bản thân.
Các thuyết nhân văn về nhân cách của Maslow và Roger: nhấn mạnh
vào khả năng của con người, thực tại hóa bản thân, phát triển tiềm năng và tự
do lựa chọn vận mệnh cho mình.
Thuyết về nét nhân cách của Gordon Allport và Raymond Cattel : từ
4500 từ miêu tả tính cách được rút gọn thành 35 rồi thành 16 nét tính cách
cơ bản của con người. Đến nay các nhà tâm lý rút gọn chỉ cịn 5 tính cách
cơ bản: tính cởi mở (hay khép kín), tính chu đáo (hay cẩu thả), tính hướng
ngoại (hay hướng nội), tính dễ thương (hay dễ ghét) và tính điềm đạm (hay
nóng nảy).
Thuyết 5 yếu tố lớn của nhân cách của Costa và Mccrae: có 5 yếu tố
(Big Five) quy định nhân cách con người là: nhiễu tâm, hướng ngoại, cởi mở,
dễ đồng ý và tận tâm.


11

Có rất nhiều thuyết về nhân cách, mỗi thuyết có ưu nhược điểm khác
nhau, nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thuyết nhân cách của

Hans Eysenck.
Thuyết nhân cách của Hans Eysenck: sử dụng phân tích yếu tố để nhận
dạng các đặc điểm nhân cách, với 2 yếu tố gồm hướng ngoại – nội và yếu tố
thần kinh. Nếu phân tích theo yếu tố hướng ngoại – nội, một số người thường
điềm tĩnh, cẩn thận trầm ngâm và ức chế (người hướng nội); còn một số khác
là những người ln vượt lên trước, hịa đồng và hoạt động (người hướng
ngoại). Con người cũng có thể chia thành kiểu người buồn rầu, hay tự ái, nhạy
cảm (không ổn định); hay điềm tĩnh, đáng tin (ổn định). Bằng cách đánh giá
con người theo hai chiều hướng này, Eysenck có thể dự đốn hành vi con
người trong nhiều tình huống khác nhau vì vậy ơng đã xây dựng bảng trắc
nghiệm nhân cách Eysenck Personality Inventory (viết tắt là EPI). Với số câu
vừa phải và dễ hiểu, thang đo nhân cách của Eysenck đã được dịch và đưa
vào sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và thực hành lâm sàng ở Việt Nam
khá lâu.Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang đo nhân cách của
Eysenck để tìm hiểu nhân cách của học sinh THPT [23].
1.1.2.
Các kiểu nhân cách [9], [13]
Theo Hans Eysenck từ hai yêu tố của nhân cách: yếu tố hướng ngoạinội và yếu tố thần kinh kết hợp với nhau, ta sẽ có 4 kiểu nhân cách:
• Hướng ngoại + ổn định Hoạt bát
• Hướng nội + ổn định Bình thản
• Hướng ngoại + khơng ổn định Nóng nảy
• Hướng nội + không ổn định Ưu tư
 Đặc điểm từng kiểu nhân cách [12]
a. Hoạt bát
- Nhận thức nhanh, tình cảm dễ xuất hiện, lạc quan, vui tính, ưu dí dỏm, cởi
mở, nhiệt tình, dễ và nhanh chóng thích nghi với mơi trường.
- Thiếu sâu sắc, tình cảm dễ thay đổi, ý chí thiếu kiên định, hay hấp tấp vội vã.
- Phê bình: một cách thẳng thắn.



12

b. Bình thản
- Nhiệt tình khi đã tham gia, tâm lý bền vững, sâu sắc , bình tĩnh, kiên trì,
khơng vội vàng hấp tấp, tự kiềm chế tốt.
- Tình ý và tính khơng linh hoạt là nhược điểm. Thích nghi mơi trường chậm,
do dự nên dễ mất thời cơ.
c. Nóng nảy
- Năng lực nhân thức nhanh, xúc cảm và tình cảm khi bộc lộ thì rất mãnh liệt, có
tính quả quyết, dũng cảm, hoạt bát, sôi nổi, thật thà, hay nói thẳng.
- Nhận thức ít sâu sắc, dễ cáu gắt phát khùng, dễ vui dễ buồn, hay mệnh lệnh ít
thuyết phục, hay liều lĩnh, mạo hiểm vội vàng.
d. Ưu tư
- Suy nghĩ sâu sắc, chín chắn, năng lực tưởng tượng dồi dào phong phú, thấy
được trước khó khăn, lường được hậu quả, dịu hiền, tình cảm sâu sắc và bền
vững, dễ thông cảm với người khác.
- Hay run sợ, e ngại, hay tự ti, hoài nghi, bi quan, phản ứng chậm với các kích
thích, thích nghi kém.
Mỗi kiểu nhân cách trên có mặt mạnh, mặt yếu. Trên thực tế ở con
người có những loại nhân cách trung gian bao gồm nhiều đặc tính của 4 kiểu
nhân cách trên: nhân cách của cá nhân có cơ sở sinh lý thần kinh nhưng mang
bản chất xã hội, chịu sự chi phối của các đặc tính xã hội, biến đổi do rèn luyện
và giáo dục.
1.1.3. Một số nghiên cứu về nhân cách trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Một số cơng trình nghiên cứu về nhân cách trên thế giới
Nghiên cứu của Jerome Kagan tại đại học Havard, trên 500 trẻ em sơ
sinh (4 tháng tuổi) được bắt đầu từ năm 1989 và vẫn tiếp tục đến hiện tại.
Nghiên cứu này khẳng định việc nhạy cảm với các kích thích bên ngồi chính
là bản chất phân biệt người hướng ngoại và hướng nội [14].
Một nghiên cứu của tác giả Haleh Saboori năm 2016 trên 200 học sinh

trung học ở Tehran – Iran sử dụng thang EPQ (Eysenck Peronality


13

Qusetionnaire) cho kết quả 44,7 % học sinh có nhân cách hướng nội; 55,3%
học sinh có nhân cách hướng ngoại [15].
Nghiên cứu năm 2017 của Pia Zeinoun và cộng sự về cấu trúc nhân
cách Ả rập – Levantine trên 806 đối tượng xác định được nhân cách gồm 6
yếu tố: 1- đạo đức, 2- sự chu đáo, 3- sự thống trị, 4- sự đồng nhất, 5- tích cực,
6- độ ổn định về cảm xúc [16].
Nghiên cứu của Dr.Kalyani Kenneth trên 41 trẻ về mối liên quan giữa
nhân cách và lòng tự trọng của trẻ sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI
cho thấy tương quan khơng có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố thần kinh và lòng
tự trọng của trẻ (r=-0,23; p=0,23). Ngược lại có mối tương quan có ý nghĩa
thống kê giữa yếu tố hướng ngoại - nội và lòng tự trọng của trẻ (r= 0,54;
p<0.001) [17].
Nghiên cứu của D.Bartram và cộng sự về việc lựa chọn ứng cử viên
huấn luyện phi công trong quân đội điểm EPI đã được phân tích liên quan đến
thành cơng trong việc đào tạo. Những người có nhân cách ổn định và hướng
ngoại có khả năng thành cơng trong đào tạo hơn [18].
1.1.3.2.
Một số cơng trình nghiên cứu nhân cách ở Việt Nam
Năm 2002, nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Châu trên sinh viên trường đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nữ sinh viên có kiểu nhân
cách hướng ngoại thích giao tiếp, hiền lành, thiếu kiên định kém ý chí hơn
nam sinh viên và dễ bị tình cảm chi phối; sinh viên nam có kiểu nhân cách
hướng nội, đằm tính, nhanh nhẹn, dễ nóng giận, nghiêm khắc. Sinh viên khối
xã hội là người hướng ngoại, trong khi đó sinh viên khối tự nhiên ưa quyền
lực hơn, chịu được sự căng thẳng cao hơn [19].

Năm 2008, nghiên cứu của Trần Châu Anh về tác động của một số đặc
điểm nhân cách đến động cơ thành đạt của thanh niên cho thấy đặc điểm nhân
cách ít ảnh hưởng đến khía cạnh thể hiện động cơ thành đạt [20].
Nghiên cứu của Lê Quang Sơn về mơ hình cấu trúc nhân cách trong
tâm lý 2009 đã đề xuất mơ hình cấu trúc nhân cách mới, trong đó yếu tố trọng


14

tâm là giá trị cá nhân và theo thứ tự mở rộng từ trung tâm lần lượt các yếu tố
cấu thành là: tự ý thức, năng lực, cảm xúc, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, ngoài
cùng là cảm giác [21].
Năm 2010 nghiên cứu: “Những vấn đề của tâm lý học nhân cách” của
Lê Quang Sơn cho rằng nhân cách là lĩnh vực trung tâm của các nghiên cứu
tâm lý học, đồng thời nhân cách có 6 vấn đề sau: 1-Bản chất và cấu trúc của
nhân cách, 2- động cơ hệ, 3- sự phát triển nhân cách, 4- tâm bệnh lý, 5- sức
khỏe tâm lý, 6- thay đổi nhân cách dưới tác động của liệu pháp tâm lý [22].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Duyên về mối liên hệ giữa đặc điểm nhân
cách và hiện tượng bắt nạt trên 303 học sinh THPT ở tỉnh Bắc Ninh sử dụng
bảng nghiệm kê nhân cách EPI cho kết quả những học sinh có nhân cách bình
thản ít khi bị bắt nạt, kiểu nhân cách hoạt bát và ưu tư tỷ lệ học sinh bị bắt nạt
cao hơn nhiều lần [23].
1.1.4.
Một số trắc nghiệm đánh giá nhân cách
Bảng 1.1: Một số trắc nghiệm dùng để đánh giá nhân cách
Tên trắc nghiệm

Số câu hỏi

Trắc nghiệm vết

mực đen của
Rorschach [24],
[25]

Gồm 10 bức
tranh có vết
mực
đối
xứng, 5 bức
màu đen, 5
bức
nhiều
màu

Cách làm trắc
nghiệm
Xem từng hình
theo thứ tự theo
chiều thống nhất
chung và nhiệm
vụ là trả lời xem
cái gì đó? Nó
giống cái gì

Miêu tả chi tiết,
Trắc nghiệm tổng
Gồm 30 hình tạo dựng một câu
giác chủ đề TAT
và 1 tấm hình chuyện thật chi
(Thematic

không (màu tiết, tỉ mỉ và sinh
Aperception Test)
trắng)
động càng tốt về
[26]
các bức tranh
Bảng liệt kê nhân 240 câu gồm
cách NEO (NEO- 5 đặc tính/
PI; NEOyếu tố, mỗi

Trắc nghiệm tự
điền

Ý nghĩa
Phản ánh nội tâm,
rối nhiễu và những
quan niệm về nhân
sinh quan, giá trị
của một con người
Dùng các câu
chuyện do đối
tượng sáng tác về
các tranh ảnh mơ
hồ để suy đoán
nhân cách hay cá
tính của họ
Đánh giá đặc trưng
nhân cách ở người
trưởng thành bình



15

Tên trắc nghiệm

Số câu hỏi

Personality) [24]

đặc tính có 6
mặt, mỗi mặt
có 8 câu

Cách làm trắc
nghiệm

Ý nghĩa
thường

Minnesota
Multiphasic
Peronality
Inventory- MMPI
[25]

550câu hỏi
đồng
ý,
khơng đồng ý
và không trả

lời được

Trắc nghiệm tự
điền

California- CPI
(California
Psychological
Inventory) [26]

20 thang đo
khác nhau

Trắc nghiệm tự
điền

Bảng nghiệm kê
nhân cách
Eysenck (EPI)
[25], [27]

57 câu hỏi trả
lời“có”hoặc
“khơng”

Trắc nghiệm tự
điền

Chẩn đoán những
cá nhân theo một

bộ các tên gọi tâm
thần học, phân biệt
những người bị
các dạng rối loạn
tâm lý với người
bình thường.
Đo lường những
khác biệt cá nhân
về mặt nhân cách
trong
những
trường hợp tỏ ra
thích nghi tốt
Đánh giá dựa vào
2 yếu tố: yếu tố
hướng ngoại-nội
và yếu tố thần kinh

Ở nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI.
Bảng nghiệm kê nhân cách EPI đã được chính thức có tên mã số trong dich vụ
khám chữa bệnh được dùng phổ biến tại các cơ sở khám chữa bệnh trên cả
nước [28]. Cùng với sự tiện lợi hơn so với các trắc nghiệm nhân cách trên về
hình thức làm trắc nghiệm đơn giản, số câu hỏi (57 câu hỏi) thời gian làm trắc
nghiệm không quá dài và dễ hiểu rất phù hợp để tiến hành ở cộng đồng, đặc
biệt là lứa tuổi vị thành niên.
1.2.Một số vấn đề chung về trầm cảm
1.2.1.
Khái niệm trầm cảm
Theo định nghĩa của WHO, trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường
gặp, đặc trưng bởi nỗi buồn, mất đi hứng thú và niềm vui, cảm thấy tội lỗi



16

hoặc giảm giá trị bản thân, mất ngủ hoặc giảm cảm giác ngon miệng, cảm
thấy mệt mỏi hoặc thiếu tập trung [29].
1.2.2.
Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm
1.2.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10 [30]
 Ba triệu chứng đặc trưng (chủ yếu)
- Khí sắc trầm
- Mất mọi quan tâm và thích thú
- Giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động
 Bảy triệu chứng phổ biến khác
- Giảm sút sự tập trung và chú ý
- Giảm sút tính tự trọng và lịng tự tin
- Có ý tưởng bị tội và không xứng đáng
- Bi quan về tương lai
- Có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát
- Rối loạn giấc ngủ
- Ăn ít ngon miệng
Tiêu chuẩn xác định các mức độ trầm cảm
 F32.0 Giai đoạn trầm cảm nhẹ:
- Có ít nhất 2 triệu chứng chủ yếu của trầm cảm
- Có ít nhất 2 triệu chứng phổ biến khác
- Khơng có triệu chứng nào ở mức độ nặng
- Thời gian rối loạn trầm cảm tối thiểu 2 tuần
- Có hoặc khơng có các triệu chứng cơ thể của trầm cảm (rối loạn
giấc ngủ, táo bón, mất ngon miệng, giảm trọng lượng cơ thể, giao
động khí sắc trong ngày)

- Bệnh nhân khó tiếp tục các công việc hàng ngày và các hoạt động
xã hội nhưng có khả năng khơng dừng hoạt động hồn tồn
 F32.1 Giai đoạn trầm cảm vừa
- Có ít nhất 2 triệu chứng chủ yếu của trầm cảm
- Có ít nhất 3 hoặc 4 triệu chứng phổ biến khác
- Có thể có một số triệu chứng ở mức độ nặng
- Thời gian rối loạn trầm cảm tối thiểu 2 tuần
- Có hoặc khơng có các triệu chứng cơ thể của trầm cảm
- Khó khăn trong các hoạt động xã hội, học tập
 F32.2 Giai đoạn trầm cảm nặng
- Có cả 3 triệu chứng chủ yếu của trầm cảm
- Có nhiều hơn 4 triệu chứng phổ biến khác


17

-

Phần lớn các triệu chứng ở mức độ nặng
Thời gian rối loạn trầm cảm tối thiểu 2 tuần
Các triệu chứng cơ thể của trầm cảm hầu như ln có mặt
Ít khả năng tiếp tục các công việc như hoạt động xã hội, học tập
1.2.2.2.
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-IV (1994) [31]
 Có ít nhất 5 triệu chứng cùng tồn tại trong thời gian tối thiểu là 2 tuần
và có thay đổi chức năng so với trước đây trong đó phải có ít nhất triệu
chứng là khí sắc trầm và mất quan tâm hứng thú bao gồm:
- Khí sắc trầm biểu hiện cả ngày hoặc kéo dài
- Giảm hoặc mất quan tâm hứng thú với mọi hoạt động trước đây
vốn có

- Giảm trọng lượng cơ thể trên 5%/ 1 tháng
- Mất ngủ vào cuối giấc (ngủ dậy sớm ít nhất 2 giờ so với bình
thường)
- Ức chế tâm thần vận động hoặc kích động trong phạm vi hẹp
(kích động trong phạm vi xung quanh giường ngủ của mình)
- Mệt mỏi hoặc cảm giác mất năng lượng kéo dài
- Có cảm giác vơ dụng hoặc có cảm giác tội lỗi hoặc cảm giác
khơng thích hợp khác
- Giảm năng lương suy nghĩ, giảm tập trung chú ý, giảm khả năng
đưa ra các quyết định
- Có hành vi tự sát
 Căn cứ vào số lượng các triệu, mức độ nặng của các triệu chứng và
mức độ mất chức năng mà người ta chia làm 3 mức độ:
- Các giai đoạn nhẹ: đặc trưng bởi 5 hoặc 6 triêu chứng trầm cảm
và giảm khả năng (học tập, lao động) nhẹ, hoặc chức năng vẫn
bình thường nhưng cần có sự tập trung cao độ.
- Các giai đoạn vừa: là mức độ nhẹ và nặng, có 7-8 các triệu
chứng.
- Các giai đoạn nặng: được đặc trưng cả 9 triệu chứng trầm cảm,
mất khả năng rõ rệt.


18

1.2.3.

Một số thang đo trầm cảm hiện nay
Bảng 1.2: Một số thang đo trầm cảm tự điền hiện nay [32]
Thang đo
Beck Depression

Inventory
(BDI)
Center for
Epidemiological StudiesDepression Scale
(CES-D)
Reynolds Adolescent
Depression Scale- RADS
10-20
Thang trầm cảm trẻ em
CID (Children’s
depression Inventory)
Thang trầm cảm PHQ-9

Tuổi

Số câu
hỏi

Thời gian tự điền
(phút)

Từ 14

21

5-10

12-18

20


5-10

10-20

30

8-10

7-17

27

10-15

Mọi
lứa tuổi

9

5

Hiện nay trên thế giới có nhiều cơng cụ sàng lọc trầm cảm như: PHQ-9,
Beck, RADS…. Mỗi bộ cơng cụ đều chứng minh được giá trị của nó. Tuy
nhiên kết quả từ nghiên cứu so sánh giá trị của các bộ công cụ gợi ý rằng
PHQ-9 ưu thế hơn các thang ngắn tự trả lời đáng giá trầm cảm khác [33].
Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang PHQ-9, gồm 9 câu hỏi ngắn gọn và
dễ sử dụng. Được sử dụng như công cụ vừa phát hiện, đánh giá điều trị trầm
cảm vừa phản ánh mức độ nặng của trầm cảm trong cộng đồng, PHQ-9 đã
được chuẩn hóa và đưa vào danh mục tên dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ

sở y tế nước ta [28] [34]. Độ nhạy 88%, độ đặc hiệu 88%, hệ số Cronbach- là
0,86-0,89 với bản tiếng Anh, bản tiếng Việt cũng có hệ số gần tương đương
bản tiếng Anh Cronbach- = 0,82-0,87 [34]. Những đặc tính trên cùng với sự
ngắn gọn của thang PHQ-9 trở thành một cơng cụ hữu ích [35].
1.2.4.
Một số nghiên cứu về trầm cảm trên thế giới và Việt Nam


19

1.2.4.1.

Trên thế giới
Một cuộc khảo sát tại Mỹ với những người nhập cư của 6 quốc gia châu

Á, tỷ lệ mắc trầm cảm chung có 30,9% mắc trầm cảm nhẹ; trầm cảm vừa và
trầm cảm nặng chiếm 9,6%; trong đó người Việt Nam sống tại Mỹ có tỷ lệ trầm
cảm nhẹ lên tới 60% gấp đơi trung bình của cả 6 nước, trầm cảm vừa và nặng
là 4% thấp hơn so với nhiều nước và điểm trung bình của cả 6 nưóc [36].
Nghiên cứu của M.F.Ehrenberg và cộng sự trên 366 học sinh trung học
Canada bằng thang đo Beck cho thấy 31,4% tỷ lệ học sinh mắc trầm cảm,
đồng thời nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh sự khác biệt quan trọng về giới tính
trong nguy cơ mắc trầm cảm [37].
Một nghiên cứu của Anita Thapar và cộng sự chỉ ra rằng trầm cảm đơn
cực ở trẻ vị thành niên là phổ biến trên toàn thế giới. Trầm cảm ở tuổi vị thành
niên có liên quan với tỷ lệ mắc bệnh trong tương lai, và làm tăng nguy cơ tự
tử [38].
Nghiên cứu của C.K.Ronald năm 2001 về dịch tễ học trầm cảm cho
thấy trầm cảm nặng ít gặp ở trẻ em nhưng khá phổ biến ở trẻ vi thành niên với
tỷ lệ lên đến 25% [39].

Một nghiên cứu tại Thái Lan năm 2003 trên 871 trẻ VTN ở độ tuổi từ
12-22 cho thấy tỷ lệ trầm cảm là 34,9%. Có mối liên quan với độ tuổi (nhóm
18-22 có tỷ lệ cao nhất) và nữ có tỷ lệ trầm cảm nhiều hơn nam [40].
1.2.4.2.
Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hơn một thập kỷ gần đây, vấn đề sức khỏe tâm thần nói
chung và trầm cảm nói riêng được đề cập đến nhiều hơn, đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về trầm cảm ở các khía cạnh khác nhau.
Nghiên cứu của Nguyễn Bá Đạt trên 566 học sinh trung học phổ thông
4 trường nội thành Hà Nội năm 2002 sử dụng thang RADS và BDI- II cho kết
quả có 8,8% học sinh có dấu hiệu trầm cảm trong đó 6,7% có dấu hiệu trầm
cảm nhẹ, 1,6% có dậu hiệu trầm cảm vừa, 0,5 % nặng [41].
Nghiên cứu Phan Đăng Thân năm 2010 trên 455 học sinh trung học
phổ thông Trần Quang Khải- Hưng Yên sử dụng thang đo CES-D với điểm


20

cắt 22 phát hiện được 31,7% học sinh có nguy cơ mắc trầm cảm. Nguy cơ
trầm cảm có liên quan đến kết quả học tập, hạnh kiểm, kỷ luật, hút thuốc lá,
bỏ học, thói quen tập thể dục, tình trạng sức khỏe và ngoại hình [42].
Theo Nguyễn Văn Siêm nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc trầm
cảm ở nhóm tuổi từ 15 tuổi trở lên là 8,35% dân số. Tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam là
5/1. Đại đa số bệnh nhân (94,2%) mắc trên 1 năm. Tính chất tiến triển mạn rất
rõ rệt (93,6% là trầm cảm tái diễn). Các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm: sống
độc thân, ly thân, góa, stress cường độ mạnh, đơng con, bệnh cơ thể [43].
Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 trên 404 sinh viên
năm thứ nhất sử dụng thang đo CES-D với điểm cắt là 22, tỷ lệ trầm cảm là
39,6% [44].
Nghiên cứu của Lã Thị Bưởi và cộng sự năm 2001 cho thấy tỷ lệ trầm

cảm (sử dụng thang đo BID) của học sinh dân tộc thiểu số tuổi 14-19 là
23,3% [45].
Nghiên cứu năm 2014 các tác giả Trần Quỳnh Anh trên 450 sinh viên
hệ Y học Dự phòng trường Đại học Y Hà Nội bằng thang CES-D điểm cắt là
16 cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên y học dự phòng là 38,9% [46].
Nghiên cứu năm 2017 của tác giả Lê Thị Huyền trên học sinh THPT
Cầu Giấy – Hà Nội sử dụng thang PHQ-9 cho thấy có 34,1% học sinh trầm
cảm [56].
1.3.Mối liên quan giữa nhân cách và trầm cảm ở học sinh THPT
1.3.1.
Khái niệm tuổi vị thành niên
Theo WHO lứa tuổi từ 10-19 là độ tuổi vị thànhniên. Tuổi VTN được
chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu: 10-13 tuổi, giai đoạn giữa: 14-16 tuổi,
giai đoạn cuối: 17-19 tuổi. Là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người
trưởng thành. Một giai đoạn đặc biệt của đời người, giai đoạn này được đánh
dấu bằng những thay đổi đồng loạt và xen lẫn nhau điều chỉnh về tâm lý và
các quan hệ xã hội, chuẩn bị cho một cơ thể trưởng thành cả về thể chất và
tâm lý xã hội [3].
1.3.2.
Một số nghiên cứu về mối liên quan giữa nhân cách và trầm cảm


21

1.3.2.1.

Một số nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới vào những năm 1970 – 1980 nhiều trào lưu nghiên cứu về

nhân cách trong tâm lý học đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở nhiều

quốc gia. Gần đây, các nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu mối liên quan
giữa nhân cách và trầm cảm. Theo nghiên cứu Daniel N.Klein và công sự
năm 2011 cho biết mối liên quan giữa tính cách và trầm cảm có ý nghĩa cho
việc giải thích nguyên nhân và bệnh lý, xác định những nguy cơ và các điều
trị hợp lý cho từng cá nhân. Kết quả cho thấy trầm cảm liên quan đến các tính
trạng như yếu tố thần kinh/cảm xúc tiêu cực [47].
Nghiên cứu của Haleh Saboori năm 2016 trên 200 học sinh trung học ở
Tehran - Iran sử dụng thang EPQ (Eysenck Personality Questionnaire) và
thang Beck cho kết luận rằng người có nhân cách hướng nội có nguy cơ trầm
cảm cao hơn người có nhân cách hướng ngoại [15].
Nghiên cứu Karen Meites và cộng sự trên 170 sinh viên đại học về các
mối tương quan và phân tích nội dung chất lượng cho thấy các thang trầm
cảm Beck, thang đo trầm cảm tự đánh giá SBS và thang lo âu TMAS có mối
liên hệ tương quan đáng kể với bảng nghiệm kê nhân cách EPI [48].
Nghiên cứu của R.E.Kendell và W.J.Discipio về đặc điểm nhân cách
của các bệnh nhân trầm cảm trên 39 bệnh nhân trầm cảm nặng được sử dụng
bảng nghiệm kê nhân cách EPI cả trước và sau khi điều trị hồi phục. Trước
điều trị họ đạt được điểm yếu tố thần kinh cao và điểm hướng ngoại-nội thấp
và khi hồi phục bệnh điểm số ngược lại tuy nhiên nghiên cứu chỉ kết luận
được rằng điểm thần kinh và hướng ngoại-nội thu được khi có trầm cảm nặng
là vơ nghĩa, hoặc chúng là sự phản ánh một cái gì đó khác với tính cách của
cá nhân [49].
Nghiên cứu của Hans Christian B.Vangberg và công sự về vấn đề liệu
nhân cách có dự đốn được trầm cảm ở thanh thiếu niên trên 1234 học sinh
trung học sử dụng trắc nghiệm nhân cách JTCI (The Junior Temperament and
Character Inventory) và bảng đánh giá trầm cảm CES-D cho kết quả những


22


người có tính tự chủ thấp và khả năng ứng phó với hiểm họa kém có nguy cơ
mắc trầm cảm cao [50].
Nghiên cứu của Robin Murray và cộng sự trên 99 đối tượng từ 16-67
tuổi sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI kết luận rằng 15% nguy cơ gây
trầm cảm được giải thích bằng yếu tố thần kinh [51].
1.3.2.2.
Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu của Cao Vũ Hùng trên 160 trẻ VTN điều trị tại bệnh viện
Nhi trung ương đề cập đến mối liên quan giữa tính hướng nội-ngoại của nhân
cách với trầm cảm, nghiên cứu này cho kết quả rằng trẻ VTN có nhân cách
hướng nội có nguy cơ trầm cảm cao gấp 4,43 lần trẻ có nhân cách hướng
ngoại, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [7].
Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Thủy trên 366 phụ nữ có con từ 0-2 tuổi
có sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI cho kết quả có mối tương quan
thuận giữa nhân cách theo yếu tố thần kinh với biểu hiện trầm cảm với
r=0,34; p<0,001. Phụ nữ nhân cách ưu tư có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp
4,92 lần những phụ nữ thuộc 3 kiểu nhân cách nóng nảy, hoạt bát và bình
thản; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [52].
Nghiên cứu của Hà Thị Hạnh năm 2017 trên sinh viên năm 2 hệ bác sĩ
trường Đại học Y Hà Nội khi đã hiệu chỉnh các yếu tố liên quan đến trầm cảm
cho thấy sinh viên có kiểu nhân cách ưu tư có nguy có trầm cảm cao gấp 8 lần
kiểu nhân cách hoạt bát (OR= 8,23; 95%CI: 2,39-28,29) và kiểu nhân cách
nóng nảy có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 6 lần kiểu nhân cách hoạt bát
(OR= 5,55; 95%CI: 1,49-20,61) [55].
Nghiên cứu của Lê Thị Huyền năm 2017 cho thấy học sinh có kiểu
nhân cách ưu tư có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,9 lần so với 3 kiểu nhân cách
cịn lại (nóng nảy, bình thản và hoạt bát) (OR=2,9; 95%CI: 1,94-4,34) [56].


23



24

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu.
- Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Đường Võ Quý Huân –
Phường Phúc Diễn – Quận Bắc Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 10, khối 11, khối 12 của trường THPT Nguyễn Thị
Minh Khai.
2.3. Thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến hành từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019
- Thời gian thu thập số liệu: tháng 2 năm 2019.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.4.2.1. Cỡ mẫu
- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính một tỷ lệ trong quần thể:
Trong đó:
n: là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu.
p: tỷ lệ học sinh trầm cảm (p=0,317 lấy từ nghiên cứu của Phan Đăng Thân) [42]
Mức ý nghĩa thống kê, chọn 0,05 (tương ứng với độ tin cậy 95%)
Z: giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị được chọn như trên
mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể
Với độ tin cậy 95%: Z=1,9
-


sinh khơng có mặt trong thời gian nghiên cứu


25

2.5. Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1: Bảng các biến số nghiên cứu
Phương pháp
thu thập
1. Biến số về thông tin chung bản thân học sinh và gia đình (mục tiêu1)
1
Giới
Nam/Nữ
Nhị phân Phiếu tự điền
Là lớp mà học sinh đang
2
Khối/lớp
Thứ bậc
Phiếu tự điền
học: lớp 10, 11, 12
Hạnh kiểm học kỳ vừa
Danh
3
Hạnh kiểm
Phiếu tự điền
qua:tốt,khá,trung bình,yếu
mục
Là cấp bậc cao nhất mà
Trình độ học
bố đã học: đại học,cao

Dạnh
4
Phiếu tự điền
vấn của bố
đẳng,THPT,THCS,tiểu
mục
học….
Nghề chính hoặc có thu
5
Nghề nghiệp
thập cao nhất: cán bộ,
Dạnh
Phiếu tự điền
của bố
công nhân, làm ruộng, nội
mục
trợ, thất nghiệp…
Là cấp bậc cao nhất mà
Trình độ học
mẹ đã học: đại học,cao
Dạnh
6
Phiếu tự điền
vấn của mẹ
đẳng,THPT,THCS,tiểu
mục
học….
Nghề chính hoặc có thu
Nghề nghiệp
thập cao nhất: cán bộ,

Dạnh
7
Phiếu tự điền
của mẹ
công nhân, làm ruộng, nội
mục
trợ, thất nghiệp…
2. Đặc điểm nhân cách của học sinh theo bảng nghiệm kê EPI
-Số học sinh có nhân cách
Học sinh có
hướng nội /tổng số học
nhân cách
sinh
Dạnh
8
Phiếu tự điền
hướng nội và - Số học sinh có nhân
mục
hướng ngoại
cách hướng ngoại /tổng số
học sinh
-Số học sinh có nhân cách
Học sinh có
ổn định /tổng số học sinh
nhân cách ổn
Dạnh
9
- Số học sinh có nhân
Phiếu tự điền
định và không

mục
cách không ổn định /tổng
ổn định
số học sinh
10 Học sinh có
- Số học sinh có nhân
Dạnh
Phiếu tự điền

Stt

Tên biến

Định nghĩa

Phân loại


×