Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ VIÊM điểm bám gân lồi cầu NGOÀI XƯƠNG CÁNH TAY BẰNG LIỆU PHÁP TIÊM COLLAGEN MD GUNA tại CHỖ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.72 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRỊNH LÊ KHÁNH LINH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐIỂM BÁM GÂN
LỒI CẦU NGOÀI XƯƠNG CÁNH TAY BẰNG LIỆU PHÁP
TIÊM COLLAGEN MD GUNA TẠI CHỖ

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRỊNH LÊ KHÁNH LINH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐIỂM BÁM GÂN
LỒI CẦU NGOÀI XƯƠNG CÁNH TAY BẰNG LIỆU PHÁP
TIÊM COLLAGEN MD GUNA TẠI CHỖ

Chuyên ngành


: Nội khoa

Mã số

: 8720107

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc

HÀ NỘI - 2019


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐTĐ

: Đái tháo đường.

LCNXCT

: Lồi cầu ngoài xương cánh tay.

NSAID

: Non-steroidal anti-inflammatory drug.

PRP


: Platelet Rich Plasma

PRTEE

: Patient Rated Tenis Elbow Evaluation.

THA

: Tăng huyết áp.

VAS

: Visual Analogue Scale.


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay (lateral epicondylitis)

còn được gọi bằng một số tên khác như khuỷu tay của người chơi tennis (tennis
elbow), khuỷu tay của người chèo thuyền . Tổn thương cơ bản là viêm chỗ bám của
gân duỗi cổ tay quay, đặc trưng bởi triệu chứng đau tại vùng lồi cầu ngoài xương
cánh tay [1].
Bệnh chiếm 1-3% dân số trưởng thành [2] và chủ yếu gặp ở người trên
40 tuổi [3]. Bệnh gây nhiều khó chịu cho người bệnh, giảm khả năng vận động
khớp khuỷu dẫn tới hạn chế các hoạt động sinh hoạt, giảm khả năng lao động và gia
tăng gánh nặng cho nền kinh tế [4]. Bệnh thường diễn biến lành tính, tuy nhiên dễ
tái phát, có thể dẫn tới biến chứng đứt gân, chèn ép thần kinh kế cận [5].
Điều trị bệnh bao gồm các biện pháp nghỉ ngơi, vật lý trị liệu phục hồi
chức năng, dùng các thuốc giảm đau, chống viêm toàn thân và tại chỗ hoặc phẫu
thuật khi các biện pháp trên không đáp ứng [2]. Với việc điều trị bằng thuốc
NSAIDS chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn và có nhiều tác dụng không mong
muốn trên dạ dày – ruột, gan, thận [6] hoặc tiêm corticosteroid tại chỗ tuy là
phương pháp phổ biến hiện nay có hiệu quả giảm đau nhanh dưới 6 tuần nhưng thời
gian tác dụng ngắn [7] và có thể gây teo mô mỡ dưới da, mất sắc tố da quanh vị trí
tiêm hoặc tổn thương gân [8].
Hiện nay, trên thế giới, tiêm collagen tại chỗ có đang là xu hướng mới
trong giải quyết viêm và tái cấu trúc cho bệnh lý cơ xương khớp cấp và mạn tính
[9]. Collagen là thành phần cấu tạo nên tổ chức liên kết trong cơ thể, có mặt trong
xương, gân, cơ, dây chằng, sụn, răng, da [10], vì thế tiêm collagen vào vị trí mô tổn
thương giúp bổ sung, tái tạo và khôi phục cấu trúc cũng như chức năng của mô đó.
Ở nước ngoài đến nay chưa có nghiên cứu tiêm đơn độc collagen tại chỗ để điều trị
viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay, tuy nhiên nghiên cứu của Uri
Farkash, Erez Avisar, Ido Rol và cộng sự (2018) dùng một chế phẩm kết hợp của


7

collagen typ I và PRP tiêm tại chỗ đánh giá sau 6 tháng, cho kết quả: thang điểm

PRTEE giảm 59%, sức mạnh cầm nắm tăng từ 28.8kg lên 36.8kg, sự cải thiện đáng
kể của gân thấy được trên siêu âm ở 68% bệnh nhân [11]. Ở Việt Nam, theo báo cáo
của Nguyễn Thị Hạnh (2018) tiến hành tiêm collagen MD Guna trên 4 bệnh nhân
viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay cho kết quả: 2/4 bệnh nhân hết
đau hoàn toàn và duy trì 6 tháng sau điều trị, bên cạnh đó không ghi nhận tác dụng
không mong muốn nào [12]. Trong nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt
Nam chủ yếu đánh giá hiệu quả của tiêm corticoid [13],[14],[15],[16],[17] và PRP
[18],[19],[20],[21] trong điều trị viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay,
tính đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách hệ thống điều trị bệnh này
bằng liệu pháp collagen. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
kết quả điều trị viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay bằng phương
pháp tiêm Collagen MD Guna tại chỗ” nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp tiêm Collagen MD Guna tại chỗ
trong điều trị viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay.
2.

Khảo sát tác dụng không mong muốn của liệu pháp tiêm Collagen MD
Guna 12 tuần sau điều trị.


8

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu khớp khuỷu và phần mềm quanh khớp [22]
Khớp khuỷu liên kết đầu dưới xương cánh tay với đầu trên của hai xương cẳng
tay (xương quay, xương trụ). Thực chất là một khớp kép bao gồm 3 khớp cùng nằm
trong một bao khớp chung là:
- Khớp cánh tay - trụ
- Khớp cánh tay - quay

- Khớp quay - trụ trên hay khớp quay - trụ gần.
1.1.1. Các mặt khớp
- Đầu dưới xương cánh tay có chỏm nhỏ ở ngoài, ròng rọc ở trong.
- Đầu trên xương trụ có hai khuyết: khuyết ròng rọc tiếp khớp với ròng rọc
xương cánh tay; khuyết quay khớp với vành xương quay.
- Đầu trên xương quay có hõm khớp tiếp với chỏm nhỏ xương cánh tay và
vành khớp tiếp với khuyết quay xương trụ.
1.1.2. Bao khớp
- Bao xơ bọc chung cả ba mặt khớp:

Ở trên bám quanh đầu dưới xương cánh tay, cách xa chu vi các mặt khớp.
Ở dưới bám quanh phía dưới mặt khớp xương trụ và cổ xương quay nên
chỏm xương quay xoay tự do trong bao khớp.
- Bao hoạt dịch: lót mặt trong bao xơ.

1.1.3. Dây chằng
Có thể chia làm 2 loại:
- Dây chằng của khớp cánh tay- trụ- quay.
- Dây chằng của khớp quay trụ trên.
 Dây chằng của khớp cánh tay- trụ- quay: động tác chính là gấp và duỗi nên
dây chằng ở hai bên chắc, khỏe hơn dây chằng trước và dây chằng sau.
- Dây chằng bên trụ: đi từ mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay, tỏa hình
quạt thành ba bó bám vào đầu trên xương trụ:


9

+ Bó trước: bám vào bờ trong mỏm vẹt.
+ Bó giữa: bám vào bờ trong xương trụ
+ Bó sau: bám vào bờ trong mỏm khuỷu.

- Dây chằng bên quay: đi từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, tỏa
hình quạt thành ba bó bám vào đầu trên xương quay.
+ Bó trước: Bám vào bờ trước khuyết quay.
+ Bó giữa: Bám vào bờ sau khuyết quay.
+ Bó sau: Bám vào bờ ngoài mỏm khuỷu.
- Dây chằng trước và dây chằng sau: ở mặt trước và mặt sau của khớp,
mỏng, yếu, gồm các sợi dọc, đi từ đầu dưới xương cánh tay tới đầu trên xương quay
và xương trụ. Riêng dây chằng sau còn có các sợi ngang để giữ cho mỏm khuỷu
không bị trật ra ngoài hố khuỷu khi duỗi cẳng tay.
 Dây chằng của khớp quay trụ trên:

Gồm có:
- Dây chằng vòng quay: ôm vòng quanh cổ xương quay, hai đầu bám vào
bờ trước và bờ sau của khuyết quay xương trụ. Dây chằng này rộng ở trên, hẹp ở
dưới, lại có sụn bọc ở trong nên được coi như một mặt khớp vòng và trong động tác
xoay của chỏm, xương quay không trật ra ngoài được.
- Dây chằng vuông: hình vuông, đi từ cổ xương quay tới bờ dưới khuyết
quay xương trụ
1.1.4.Các cơ bám vào lồi cầu ngoài xương cánh tay
Có 8 cơ, bám vào 2 vùng
* Vùng mào trên LCNXCT
- Cơ cánh tay quay
- Cơ duỗi cổ tay quay dài
* Vùng mỏm trên LCNXCT
- Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
- Cơ duỗi các ngón tay
- Cơ duỗi ngón út
- Cơ duỗi cổ tay trụ
- Cơ ngửa
- Cơ khuỷu.

1.1.4.1. Cơ cánh tay quay: nằm dọc bờ ngoài cẳng tay và lấn ra trước tới hơn ¼
chiều rộng cẳng tay
– Nguyên ủy: mào trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và vách gian cơ ngoài.


10

Bám tận: mỏm trâm xương quay.
Động tác: Gấp cẳng tay vào cánh tay và ngửa cẳng tay (khi đang để sấp).
1.1.4.2. Cơ duỗi cổ tay quay dài
– Nguyên ủy: phía trên mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và vách gian cơ



ngoài.
– Bám tận: ở mu tay vào nền xương bàn tay II.
– Động tác: duỗi và giạng bàn tay
1.1.4.3. Cơ duỗi cổ tay quay ngắn:
̶

Nguyên ủy: mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
̶ Bám tận: nền xương đốt bàn III.
̶ Động tác: duỗi và giạng bàn tay.

1.1.4.4. Cơ ngửa
Cơ ngửa có 2 lớp chồng lên nhau và quấn xung quanh cổ xương quay, giữa hai
lớp có ngành sâu thần kinh quay đi qua.
Lớp nông:
̶ Nguyên ủy: mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và đầu trên xương trụ
̶ Bám tận: bờ trước xương quay.

̶ Động tác: ngửa cẳng tay và bàn tay.
Lớp sâu:




Nguyên ủy: bám vào phía sau hõm quay xương trụ
Bám tận: vòng qua cổ xương quay để bám vào mặt sau ngoài xương quay.
Động tác: ngửa cẳng tay và bàn tay.

1.1.4.5. Cơ duỗi các ngón tay
Đi từ mỏm trên lồi cầu xuống các đốt ngón tay 2-3-4-5.
̶ Nguyên ủy: mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
̶ Bám tận : chia thành bốn gân, mỗi gân đi xuống lại chia thành ba chẽ để bám
vào nền các đốt II và III của các ngón tay từ II đến V.
̶ Động tác: duỗi ngón tay và duỗi bàn tay.
1.1.4.6. Cơ duỗi ngón út
Là một cơ tăng cường cho cơ duỗi chung.
̶ Nguyên ủy: mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
̶ Bám tận: tới nền ngón út thì hòa lẫn với gân ngón út của cơ duỗi các ngón tay.


11

̶ Động tác: duỗi ngón út
1.1.4.7. Cơ duỗi cổ tay trụ
Là một cơ chạy dọc theo bờ sau xương trụ, đi từ xương cánh tay và xương trụ
xuống đốt bàn tay thứ năm.





Nguyên ủy: mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và bờ sau xương trụ
Bám tận: nền đốt bàn tay năm
Tác dụng: duỗi và khép cổ tay.

1.1.4.8. Cơ khuỷu
Là một cơ nhỏ, hình tháp, ở sau khớp khuỷu.
– Nguyên ủy: mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và dây chằng ngoài khớp
khuỷu.
– Bám tận: bờ ngoài mỏm khuỷu và phần kề đó của mặt sau xương trụ.
– Động tác: duỗi cẳng tay

Hình 1.1: Giải phẫu các cơ duỗi vùng cẳng tay [23]
1.2.Bệnh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay (Lateral


12

epicondylitis)
1.2.1. Định nghĩa
Viêm điểm bán gân lồi cầu ngoài xương cánh tay được mô tả lần đầu tiên
năm 1873 như một triệu chứng đặc trưng của người chơi quần vợt nên được gọi là
khuỷu tay của người chơi tennis (Tennis elbow)[2]. Người ta ước tính, có khoảng
5 -10 % bệnh nhân viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài có chơi tennis [24]. Bệnh gây
hạn chế vận động khớp khuỷu tay và gia tăng gánh nặng nền kinh tế [4]. Tổn
thương cơ bản là viêm chỗ bám của gân duỗi cổ tay quay, đặc trưng bởi triệu
chứng đau tại vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay. Bệnh có thể kéo dài từ vài tuần,
vài tháng hoặc vài năm, trung bình từ 6 tháng đến 2 năm [1].


Hình 1.2: Bệnh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay
1.2.2. Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ và cơ chế bệnh sinh
Trong phần lớn các trường hợp, không có nguyên nhân rõ ràng nào được xác
định [25]. Người ta quan sát thấy cơ duỗi cổ tay quay ngắn thường bị ảnh hưởng
nhiều nhất. Tuy nhiên các cơ duỗi cổ tay khác như cơ duỗi cổ tay quay dài, cơ duỗi
các ngón, cơ duỗi ngón út cũng có thể bị ảnh hưởng. Bất kỳ hoạt động quá sức và
lặp đi lặp lại sử dụng các nhóm cơ này ( ví dụ chơi tennis, chơi một loại nhạc cụ,
đánh máy, các công việc thủ công như đan lát, xoay nắm đấm cửa,…) đều có thể
gây ra viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay [26]. Hút thuốc lá và béo phì được xác


13

định như yếu tố nguy cơ của bệnh [27].
Mặc dù viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài đã từng được cho là một quá trình
viêm, mô học lại không cho thấy có nhiều tế bào viêm, vì thế mà phần lớn các tác
giả cho rằng viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài là quá trình thoái hóa của gân [28].
Sự căng giãn thường xuyên của gân dẫn tới sự tăng lắng đọng collagen [29]. Gân
căng ra dễ dàng để đáp ứng với sự tăng dần của lực. Nếu lực vượt quá sự chịu đựng
của gân thì vi chấn thương sẽ xảy ra. Nhiều vi chấn thương dẫn tới thoái hóa gân gây
ra bệnh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài. Mô bệnh học có thể thấy quá trình tăng
sinh xơ, tổ chức hạt xâm lấn vào mạc gân,tăng sinh mạch và phù nề, khi cắt bỏ tổ
chức này thì hết triệu chứng [1].
Triệu chứng đau của bệnh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài có thể dẫn tới hạn
chế vận động của gân, điều này dẫn tới thay đổi cấu trúc gân, yếu gân và gia tăng
nguy cơ bị chấn thương. Việc thay đổi cấu trúc gân phối hợp với lực biến dạng tác
động dẫn đến hình thành sụn liên kết hình lưỡi liềm, góp phần làm giảm sự bám của
gân vào xương [30]. Thêm vào đó, sự giảm tưới máu gân cùng với sự duy trị căng
cơ kéo dài dẫn tới thiếu máu gân. Những hoạt động lặp đi lặp lại làm tăng nhiệt độ
dẫn tới gia tăng quá trình viêm của gân [31].

1.2.3. Triệu chứng và chẩn đoán
Bệnh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay chẩn đoán chủ yếu dựa vào
triệu chứng lâm sàng, qua hỏi bệnh về tiền sử lao động, chơi thể thao của bệnh
nhân.
* Triệu chứng
Lâm sàng:
- Đau khu trú ở vùng mặt ngoài khuỷu tay, có khi đau lan lên trên và xuống
dưới, đau tăng khi làm các động tác như: xoay cẳng tay, gấp duỗi ngón tay, nắm
chặt tay, đau có thể tăng lên vào buổi chiều tối. Đau có thể làm giảm sức nắm của
bàn tay [32].
- Khám ít khi thấy sưng, nóng, đỏ; ấn vào lồi cầu ngoài thấy đau tăng lên hoặc
xuất hiện cảm giác đau chói. Khám cơ lực nắm tay hai bên có thể thấy giảm sức


14

nắm bên tổn thương. Vận động khớp khuỷu tay bình thường [32].
- Test Cozens (+) [32]
+ Thầy thuốc dùng một tay đặt ngón cái lên lồi cầu ngoài xương cánh tay của
bệnh nhân, giữ khuỷu tay bệnh nhân ở tư thế gấp 900 và úp sấp cẳng tay, tay còn lại
của thầy thuốc nắm bàn tay bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ thấy đau chói tại lồi cầu ngoài
khi bệnh nhân duỗi cổ tay có đối lực bởi bác sỹ.
+ Hoặc thầy thuốc duỗi thẳng khuỷu tay bệnh nhân, úp sấp cẳng tay, gấp và
xoay cổ tay bệnh nhân ra ngoài sẽ gây đau tại lồi cầu ngoài xương cánh tay.

Hình 1.3: Test Cozen
Cận lâm sàng

-Xét nghiệm máu: Không có phản ứng viêm.
-Chụp X quang nơi tổn thương chủ yếu giúp phân biệt với các bệnh lý khác hoặc

bệnh lý kèm theo có tổn thương tại khớp như viêm khớp dạng thấp, gút, thoái hoá
khớp…Trên X quang có thể phát hiện hình ảnh calci hoá ở đầu gân.


15

Hình 1.4: Hình ảnh calci hóa cạnh lồi cầu ngoài xương cánh tay [33]
- Siêu âm bằng đầu dò tần số cao (7,5-20 MHz): Hình ảnh viêm điểm bám gân
+ Hình ảnh gân giảm âm
+Tăng kích thước gân
+Có dịch quanh gân
+ Đứt gân hoặc canxi hóa

Hình1.5: Mặt cắt qua lồi cầu ngoài xương cánh tay.


16

Hình 1.6. Khối giảm âm trong gân duỗi các ngón chung trên lát cắt dọc
và cắt ngang [34]

Hình 1.7. Hình canxi hóa trong gân duỗi các ngón chung [34]


17

Hình 1.8: Hình ảnh đứt gân duỗi các ngón chung [34]
1.2.4. Điều trị
1.2.4.1. Nguyên tắc điều trị
- Tránh những động tác có thể gây nặng bệnh

- Điều trị bảo tồn là chính
- Có thể cân nhắc phẫu thuật khi điều trị bảo tồn thất bại [35].
1.2.4.2. Phác đồ điều trị
- Giáo dục bệnh nhân
- Vật lý trị liệu
- Dùng thuốc nội khoa
- Điều trị phẫu thuật
1.2.4.3. Điều trị cụ thể:
a) Giáo dục bệnh nhân:
Nhằm giúp cho người bệnh hiểu rõ về bệnh, hạn chế và tránh các động tác có
thể gây bệnh và làm nặng bệnh. Khuyên bệnh nhân nên giảm các hoạt động duỗi
mạnh và ngửa cổ tay.
b) Điều trị vật lý:
- Xoa bóp, điện phân dùng dòng điện dẫn thuốc vào vị trí tổn thương, sóng


18

ngắn, lase lạnh,băng chun hỗ trợ ở cẳng tay trong lao động, băng cẳng tay dưới
khuỷu tay 2,5 - 5 cm để làm giảm sự căng cơ duỗi ở nơi bám vào lồi cầu.
- Chườm lạnh: thường dùng trong giai đoạn cấp tính (có sưng, nóng, đỏ).
Chườm lạnh có tác dụng làm giảm tuần hoàn và làm giảm chuyển hóa tại nơi tổn
thương, do đó làm giảm sưng và giảm viêm, ngoài ra còn có tác dụng giảm đau.
- Siêu âm trị liệu, điện trị liệu có tác dụng làm nóng tổ chức tại chỗ, tăng tuần
hoàn tại chỗ, kích thích dưỡng bào giải phóng histamin và các chất trung gian hóa
học, làm hấp dẫn đại thực bào và bạch cầu đa nhân đến nơi tổn thương, làm tăng
nhanh pha viêm cấp và quá trình liền sẹo. Sóng siêu âm cũng có thể kích thích
nguyên bào sợi tổng hợp collagen giúp cho phục hồi thương tổn.
- Sóng xung kích ngoài cơ thể: là phương pháp trị liệu sử dụng sóng siêu âm
để gây ra các chấn thương vi thể tại vùng tổn thương gân ở khuỷu tay. Cơ thể sẽ đáp

ứng lại với các kích thích này bằng quá trình lành gân diễn ra tự nhiên. Tuy nhiên,
phương pháp này còn gây nhiều tranh cãi về tính hiệu quả.
c) Điều trị chống viêm:
- Thuốc chống viêm không steroid đường uống (diclofenac, meloxicam,
celecobxib, etorocoxib...) hoặc dùng gel bôi tại chỗ (diclofenac, profenid). Cần chú ý
đến cơ địa người bệnh và các bệnh mạn tính sẵn có để lựa chọn thuốc cho phù hợp.
- Trong trường hợp đau nặng hoặc đau dai dẳng, không đáp ứng với các thuốc
nêu trên, có thể tiêm corticosteroid tại chỗ. Thường sử dụng Methylprednisolone
(Depo-medrol) hoặc betamethasone (Diprospan) 1/2ml tiêm tại chỗ. Chỉ nên tiêm
một lần và nếu phải tiêm nhắc lại thì cách ít nhất 3 tháng.
d) Điều trị phẫu thuật
Được chỉ định khi các biện pháp điều trị bảo tồn thất bại. Một số kĩ thuật được
áp dụng như:
+ Cắt bỏ tổ chức mụn nát ở gốc của gân duỗi, giải phóng gân cơ duỗi từ mỏm
lồi cầu.
+ Cắt gân cơ duỗi, kéo dài và tạo hình chữ Z để ngăn ngừa hoạt động của các
cơ duỗi.


19

+ Hiện nay, điều trị nội soi khớp khuỷu được coi là một sự thay thế có giá trị
cho kỹ thuật phẫu thuật mở và tạo ra kết quả tương tự [36].
e) Một số phương pháp điều trị mới:
+ Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân: PRP - Platelet Rich Plasma : khi tiểu
cầu được hoạt hóa sẽ dẫn đến quá trình ly giải các hạt α chứa bên trong tiểu cầu, từ
đó giải phóng ra nhiều loại protein là các cytokine chống viêm và hàng chục các
yếu tố tăng trưởng (growth factor) có vai trò quan trọng đối với quá trình làm lành
vết thương
+ Tiêm hyaluronic acid: Làm giảm đau (do làm giảm sinh prostaglandin, giảm

sinh bradykinin, ức chế cảm thụ đau), kháng viêm (do ngăn cản sinh prostaglandin,
ngăn tác dụng của cytokin).
+ Tiêm botulium to-xin A vào cơ duỗi ngón 3,4 làm liệt cơ duỗi nhằm hạn chế
quá tải cho gân duỗi
+ Băng glyceryl trinitrate : giảm đau
1.3. Liệu pháp tiêm Collagen tại chỗ điều trị viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài
xương cánh tay
1.3.1.Đại cương về Collagen [37]
Vi sợi collagen được tạo bởi các phân tử tropocollagen, mỗi phân tử gồm 3
chuỗi α xoắn quanh nhau. Mỗi chuỗi α là một phân tử polypeptid dạng xoắn có
khoảng 1000 acid amin. Sự khác biệt nhau về sắp xếp các acid amin này tạo nên các
typ của collagen. Tính đến nay đã phát hiện ra 16 loại collagen, tuy nhiên 80-90%
collagen trong cơ thể thuộc typ I, II và III.
+ Collagen typ I: là loại phổ biến nhất trong cơ thể, chiếm hơn 80%, chủ yếu
có mặt trong da, xương, sụn, cân, dây chằng và gân cơ.
+ Collagen typ II: là loại đặc trưng của sụn trong, không tạo thành bó lớn như
typ I
+ Collagen typ III: tạo ra các sợi nhỏ hơn collagen typ I, rất phân nhánh, đan
kết với nhau thành mạng lưới nên còn được gọi là sợi lưới. Các sợi này tạo khung
đỡ cho cơ quan tạo máu, bao quanh tế bào mỡ và cơ trơn.
1.3.2. Liệu pháp tiêm Collagen MD Guna trong viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài
xương cánh tay


20

1.3.2.1. Tổng quan về Collagen MD Guna
- Cấu trúc, vai trò
Collagen MD Guna được sản xuất bởi GUNA s.p.a., Italy, bao gồm 13 sản phẩm
đặc trị vào các vị trí khác nhau. Mỗi sản phẩm là sự kết hợp của 2 thành phần là :

Collagen typ I có nguồn gốc từ lợn sữa và các chất hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược
hoặc khoáng chất.
Nhờ thành phần chính là Collagen typ I, sản phẩm cung cấp chất nền
tropocollagen để cơ thể tổng hợp collagen cũng như kích thích nguyên bào sợi tăng
sinh collagen nội sinh giúp phục hồi, thay thế, củng cố và xây dựng cấu trúc mô học
của sợi collagen tại các tổ chức có collagen như gân, dây chằng, màng bao khớp…
Các chất hỗ trợ đặc hiệu với từng sản phẩm giúp Collagen được hấp thu tốt tại mô
đích.
Do đó, Collagen MD Guna giúp
+ Giảm triệu chứng đau khớp, trơ cứng khớp, giảm các cơn đau trong và sau khi
luyện tập
+ Cải thiện chức năng vận động bằng cách hạn chế quá trình thoái hóa khớp và mô
- Chỉ định
+ Bệnh lí khớp gối: Thoái hóa khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp gối vô
khuẩn, tổn thương sụn chêm do chấn thương, tổn thương dây chằng hay sau phẫu
thuật vùng khớp gối
+ Bệnh lí khớp vai: Viêm quanh khớp vai
+ Bệnh lí cột sống: Đau vai gáy, đau thắt lưng, đau thần kinh tọa
+ Bệnh lí phần mềm: Viêm điểm bám gân lồi cầu xương cánh tay, xương đùi
+ Chấn thương thể thao: Đau, rách cơ.
1.3.2.2. Sản phẩm MD-Shoulder (Collagen+ Iris) và MD-Muscle (Collagen+
Hypericum)
- Thành phần và quy cách đóng gói
* MD-Shoulder
Mỗi lọ dung dịch tiêm 2ml chứa thành phần collagen có nguồn gốc từ lợn với tá
dược Iris – hoa diên vĩ, Natri chlorid, nước cất pha tiêm.
*MD-Muscle


21


Mỗi lọ dung dịch tiêm 2ml chứa thành phần collagen có nguồn gốc từ lợn với tá
dược hoa Hypericum, Natri chlorid, nước cất pha tiêm.
*Quy cách đóng gói:
Hộp 5 lọ ( lọ đơn 2ml).
Hộp 10 lọ ( lọ đơn 2ml).
Hộp 50 lọ ( lọ đơn 2ml).

Hình 1.9: MD-Shoulder

Hình 1.10: MD-Muscle

- Cơ chế tác dụng[38]
*Collagen MD cung cấp collagen dưới dạng Tropocollagen, đó là chất nền của
enzym nội sinh lysine-hydroxylase.
Sau khi tiêm collagen vào khu vực bị tổn thương, các sợi collagen tân tổng hợp
lắng đọng vào vùng bị hư hỏng, tạo ra sự cải thiện đáng kể trong những đặc tính cơ
học của mô bị thương, đặc biệt các đặc tính không đồng hướng của mô đang được
khôi phục. Không đồng hướng là tính chất cơ học của collagen và nó là khả năng của
các sợi collagen lan rộng lực căng , hướng tới một hướng ưu tiên duy nhất. Đặc biệt
các liên kết hydro giữa các sợi collagen là nền tảng cho sự định hướng của chính các
sợi bị thay thế.
- Chỉ định
MD-Shoulder kết hợp với MD-Muscle tiêm vào vùng khuỷu tay, điều trị viêm
điểm bám gân lồi cầu xương cánh tay.
- Tác dụng không mong muốn: Chưa ghi nhận được trường hợp quá mẫn nào.
- Liều lượng và cách dùng[39]


22


Hình 1.11: Mốc giải phẫu tiêm
Có 3 vị trí tiêm chính (màu đỏ )
1. Khuỷu tay gấp 90 độ, ngay phía trước mỏm trên lồi cầu ngoài: MD-Shoulder
2ml tiêm dưới da.
2. Mép ngoài nếp gấp khuỷu khi khuỷu tay gấp 90 độ: MD-Muscle 1ml tiêm
bắp
3. Khoảng 4cm trước mốc giải phẫu 2: MD-Muscle 1ml tiêm bắp
Phác đồ: 1 lần/tuần trong 5 tuần
1.4. Một số ứng dụng tiêm Collagen MD Guna trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1. Tại Việt Nam
- Năm 2018, Nguyễn Thị Hạnh tiến hành tiêm MD-Shoulder và MD-Muscle
tại chỗ cho 4 bệnh nhân viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay theo liệu
trình 10 mũi. Đánh giá hiệu quả điều trị tại các thời điểm 4 tuần, 12 tuần, 20 tuần,
32 tuần và tác dụng không mong muốn. Sử dụng thang điểm VAS và PRTEE để
đánh giá kết quả điều trị. Điểm VAS trung bình giảm từ 6.5  3.5 sau 4 tuần,  2.75
sau 12 tuần,  2 sau 20 tuần và  0.75 sau 32 tuần. Trong đó có 2/4 bệnh nhân hết
đau hoàn toàn và duy trì tới 6 tháng sau điều trị. Điểm PRTEE trung bình giảm từ
64.4  33.5 sau 4 tuần,  22.4 sau 12 tuần,  8.9 sau 20 tuần và  2.5 sau 32 tuần.
Bên cạnh đó không ghi nhận tác dụng không mong muốn nào. Tất cả các bệnh nhân
đều hài lòng sau điều trị [12]
- Năm 2018, Đặng Hồng Hoa và cộng sự nghiên cứu tác dụng của MD-Knee

trong điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát trên 15 bệnh nhân. Các bệnh nhân
được tiêm theo liệu trình: 2 tuần đầu 2ml MD-Knee/lần x 2 lần/Tuần; 4 tuần tiếp


23

theo 2ml MD-Knee/1 lần/Tuần, sử dụng Paracetamol 1-2g/ngày nếu bệnh nhân đau

nhiều. Điểm VAS trung bình giảm từ 6.7  4.4 sau 2 tuần,  1.6 sau 6 tuần. Điểm
WOMAC chung thay đổi từ 50.3  22.2  22.3 theo các mốc đánh giá trên. Và tác
giả không gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào xuất hiện ở bệnh nhân trong
quá trình điều trị [40].
1.4.2. Trên thế giới:
- Năm 2018, Uri Farkash, Erez Avisar, Ido Rol và cộng sự tiến hành nghiên
cứu trên 40 bệnh nhân viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay. Chế phẩm
được sử dụng tiêm vào gân là Vergenix Soft Tissue Repair (STR) Matrix, là sự kết
hợp của collagen typ I và PRP. Đánh giá hiệu quả của liệu pháp sau 6 tháng, cho kết
quả: thang điểm PRTEE giảm 59%, sức mạnh cầm nắm tăng từ 28.8kg lên 36.8kg,
sự cải thiện đáng kể của gân thấy được rõ ràng trên siêu âm ở 68% bệnh nhân [11].
- Năm 2012, E.Falconi Klein nghiên cứu tác dụng của MD-Tissue trong việc tái
tạo làn da trên 15 bệnh nhân. Việc tiêm tại chỗ theo liệu trình 2 mũi/tuần trong 2 tuần
đầu và 1mũi/tuần trong các tuần tiếp theo đến khi cải thiện triệu chứng (trung bình 8-10
mũi). Với mỗi mũi tiêm dùng 2ml MD-Tissue tiêm trong da. Đánh giá hiệu quả sau 3
tuần, sau 6 tuần cho thấy dựa vào độ đàn hồi da và độ sâu các nếp nhăn, cho thấy: sau 3
tuần có 11/15, sau 6 tuần có 9/15 bệnh nhân tăng độ đàn hồi da; tổng độ sâu của các
nếp nhăn giảm 2.7% sau 3 tuần và giảm 13.4% sau 6 tuần [41].

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay tham gia vào nghiên cứu
được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm. Nhóm 1 tiêm collagen MD Guna tại chỗ, nhóm 2


24

điều trị bằng NSAIDS thông thường.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:

+ Bệnh nhân trên 18 tuổi
+ Chẩn đoán viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay dựa vào
 Lâm sàng: Đau khu trú ở vùng mặt ngoài khuỷu tay, có khi đau lan lên

trên và xuống dưới
 Test Cozen dương tính
 Siêu âm: Hình ảnh gân giảm âm, tăng kích thước gân, có dịch quanh gân

+ VAS ≥ 4.
+ Có khả năng trả lời các câu hỏi và ký được vào cam kết đồng ý tham gia vào
nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
* Chống chỉ định tuyệt đối:
+ Bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc
+ Nhiễm khuẩn tại khớp, phần mềm quanh khớp ở vị trí tiêm.
* Chống chỉ định tương đối, thận trọng:
+ Bệnh nhân có bệnh lý mạn tính nặng kèm theo: suy tim, suy thận, suy gan,
tăng huyết áp không kiểm soát, đái tháo đường không kiểm soát, nhiễm khuẩn toàn
thân. Sau khi kiểm soát tốt những bệnh lý này thì có thể tiêm.
- Bệnh nhân đã được điều trị tiêm corticosteroid hoặc PRP trong vòng 1

tháng
2.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2019 đến tháng 6/2020
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu


25


Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc, can thiệp có nhóm chứng.
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu thuận tiện.
- Dự kiến nghiên cứu: n = 40 bệnh nhân chia thành 2 nhóm nghiên cứu, mỗi
nhóm có 20 bệnh nhân.
2.3.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu
Biến số

Tuổi

Giới

Nghề nghiệp
Tiền sử bệnh
viêm LCNXCT
Tiền sử bệnh
khác
Thời gian mắc
bệnh tính từ đợt
bệnh đầu tiên
Biện pháp điều
trị trước khi
vào viện

Bên tổn thương

Chỉ số/ Định nghĩa
Định lượng

Chia làm 4 nhóm tuổi
18-30, 30-40, 40-60,
>60 tuổi
Nhị phân
Nam/ Nữ
Định tính
Công nhân, Nông
dân,Vận động viên cầu
lông quần vợt, khác
Nhị phân
Có/ Không
Định tính
THA, ĐTĐ, khớp khác
Định lượng (không liên
tục)
Tháng
Định tính
NSAIDS,tiêm
corticosteroid,
tiêm
PRP, châm cứu, vật lý
trị liệu, khác
Định tính
Bên thuận, bên không
thuận, 2 bên

Phương
thập

pháp


thu Công cụ thu thập

Phỏng vấn

Phỏng vấn

Phỏng vấn

Hồ sơ khám bệnh cũ
Hồ sơ khám bệnh cũ
Phỏng vấn

Bệnh án nghiên
cứu

Bệnh án nghiên
cứu
Bệnh án nghiên
cứu

Bệnh án nghiên
cứu
Bệnh án nghiên
cứu
Bệnh án nghiên
cứu
Bệnh án nghiên
cứu


Phỏng vấn

Khám lâm sàng

Bệnh án nghiên
cứu


×