Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật cầu nối hai động mạch đùi – động mạch đùi trong điều trị bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới tại bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 56 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD) là tình trạng bệnh lý của động mạch
chủ bụng và các động mạch chi dưới trong đó lòng mạch bị hẹp do sự hình thành
các mảng xơ vữa trong lòng mạch dẫn đến lòng mạch bị hẹp, tắc gây giảm tưới máu
cơ và các bộ phận liên quan phía hạ lưu. Phần lớn những người những người mắc
BĐMCD thường không tự phát hiện bệnh vì triệu chứng rất nghèo nàn. Triệu chứng
điển hình nhất là đau cách hồi chi dưới có ở 50–70%, là nguyên nhân chủ yếu làm
người bệnh đến khám và nhập viện ở giai đoạn cuối của bệnh với các tổn thương
nặng như loét chi, hoại tử các đầu ngón chân hoặc cả bàn chân, thậm chí phải đoạn
chi [1] [2].
Trong những năm gần đây BĐMCD tại Việt Nam và trên thế giới diễn biến
theo xu hướng tăng dần về số lượng bệnh nhân cũng như mức độ phức tạp của bệnh.
Nguyên nhân là tuổi thọ trung bình tăng, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý
chuyển hóa tăng cũng như thay đổi chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân dẫn tới tỷ lệ
bệnh động mạch chi dưới ngày càng nhiều [3]. Theo nghiên cứu của tác giả
M.H.Criqui và cộng sự (2015) có đến 200 triệu người mắc bệnh động mạch chi
dưới, trong đó trên 30% người trên 80 tuổi mắc bệnh [4]. Một nghiên cứu khác của
tác giả DeBakey nghiên cứu trên 13827 bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch máu nói
chung thì tắc, hẹp động mạch chủ, chậu, đùi chiếm tỉ lệ cao nhất (40,0%) [5]. Tại
Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Lê Thị Lan Hương thực hiện trên 139 bệnh nhân
mắc bệnh mạch vành thì có 16,5%(23/139) trường hợp mắc BĐMCD, tuổi và tiền
căn gia đình mắc bệnh mạch vành sớm là yếu tố nguy cơ độc lập của BĐMCD[6].
Có nhiều phương pháp điều trị BĐMCD: điều trị nội khoa, phẫu thuật mạch
máu hoặc can thiệp nội mạch. Những bệnh nhân mắc BĐMCD thường là những
bệnh nhân có độ tuổi cao và hay mắc những bệnh lý về tim mạch và hô hấp kèm
theo khó có thể trải qua được một cuộc phẫu thuật lớn, do đó phẫu thuật tạo cầu nối
theo đường đi giải phẫu bình thường của mạch máu như cầu nối động mạch chủ động mạch đùi hai bên, cầu nối động mạch chủ - động mạch đùi một bên thường



2

không có chỉ định, qua đó đòi hỏi phải sử dụng các cầu nối ngoài giải phẫu, trong
đó tạo cầu nối hai động mạch đùi chung là phương pháp được ưu tiên sử dụng. Đây
là phương pháp lấy máu từ chân lành để cung cấp cho chân đang bị thiếu máu và
phương pháp phẫu thuật này có thể gây tê tủy sống hoặc tại chỗ, áp dung được trên
những bệnh nhân lớn tuổi, có nguy cơ phẫu thuật cao [7].
Can thiệp nội mạch thường được sử dụng điều trị các trường hợp hẹp động
mạch chi dưới trong những năm gần đây. Tuy nhiên, phẫu thuật cầu nối hai động mạch
đùi chung ngày nay vẫn còn giá trị và thường sử dụng trong trường hợp tắc đoạn dài
trên động mạch chậu, trường hợp can thiệp thất bại và việc can thiệp mạch máu trên
nhiều vị trí cùng một lúc không phải lúc nào cũng thực hiện được, mặt khác việc can
thiệp mạch tạo nên gánh nặng kinh tế lớn cho bệnh nhân và bảo hiểm y tế.
Hiện nay, với việc đưa ra các phương pháp điều tri ít xâm lấn như tạo cầu
nối hai động mạch đùi chung là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn trong lâm sàng đặc
bệt đối với những bệnh nhân cao tuổi nguy cơ phẫu thuật cao, những trường hợp ca
bệnh khó cần sự kết hợp giữa can thiệp mạch và phẫu thuật. Tuy nhiên, tại Việt
Nam chưa có nhiều những nghiên cứu về phương pháp điều trị này, nhằm đưa ra
những đánh giá cụ thể về kết quả điều trị của phương pháp phẫu thuật cầu nối hai
động mạch đùi chung trong góp phần vào công tác điều trị của các bác sĩ lâm sàng
chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá kết quả phẫu thuật cầu nối hai động
mạch đùi – động mạch đùi trong điều trị bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới tại
Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả lâm sàng trung hạn phẫu thuật cầu nối hai động mạch đùi
– động mạch đùi trong điều trị bệnh tắc, hẹp động mạch chậu đùi mạn tính.
2. Nhận xét giá trị ABI trong đánh giá và theo dõi kết quả phẫu thuật cầu nối
hai động mạch đùi chung.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm giải phẫu động mạch chậu, đùi, cấu trúc thành động mạch
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu động mạch vùng chậu, đùi
Hệ thống động mạch (ĐM) ngoại biên được tính từ động mạch chủ bụng
dưới động mạch thận, ĐM chậu hai bên đến ĐM hai chi dưới. Động mạch chủ bụng chia
thành hai nhánh động mạch chậu chung trái và phải ở ngang mức đốt sống thắt lưng 4.
Hai ĐM chậu chung không cho nhánh bên. Mỗi ĐM chậu chung lại chia thành ĐM chậu
trong và ĐM chậu ngoài. Động mạch chậu ngoài là nguồn cung cấp chính cho chi dưới,
ĐM chậu trong cấp máu cho các tạng vùng tiểu khung và vùng mông.

Hình 1.1. Giải phẫu động mạch vùng bụng – chậu[8]
Động mạch chậu ngoài khi đến phía sau điểm giữa dây chằng bẹn thì đổi tên
thành ĐM đùi chung. Ở vùng bẹn, thần kinh chạy ngoài cùng, kế đến là ĐM, tĩnh


4

mạch ở trong cùng. Đi qua vùng bẹn khoảng 4cm, ĐM đùi chung tách ra thành ĐM
đùi nông và ĐM đùi sâu. Động mạch đùi sâu thường xuất phát từ vị trí sau – ngoài
của ĐM đùi chung. Động mạch đùi nông sau đó chui qua vòng gân cơ khép đổi tên
thành động mạch khoeo.

Hình 1.2. Giải phẫu các động mạch vùng đùi và gối [8]
Động mạch khoeo bắt đầu từ vòng cân cơ khép tới bờ dưới cơ khoeo thì chia
hai nhanh tận là ĐM chày trước và thân chày mác. Động mạch chày trước bắt đầu
từ bờ dưới cơ khoeo đi qua bờ trên màng gian cốt ra khu cẳng chân trước, tiếp tục đi
xuống theo đường định hướng từ hõm trước đầu trên xương mác đến giữa hai mắt

cá rồi xuyên qua mạc hãm giữa các gân duỗi, đổi tên thành ĐM mu chân. Động
mạch chày sau là nhánh tận chính tách ra từ thân chày mác, tiếp tục đi xuống theo
đường thẳng từ dưới nếp gấp khoeo tới giữa hai mắt cá, đến 1/3 dưới cẳng chân thì
hơi chếch vào trong để vào gian cơ gấp dài ngón cái ở mặt trong xương gót (mặt sau
mắt cá trong), chia thành hai nhánh tận là ĐM gan chân trong và ĐM gan chân
ngoài. Còn ĐM mác tách từ thân chày mác cách 2 – 3cm dưới cơ khoeo rồi đi song


5

song với ĐM chày sau, tận hết cho các nhánh tới cổ chân và gót chân, tại cổ chân
nối với mạng mắt cá và mạng gót tạo thành cung ĐM bàn chân.
Chiều dài và đường kính các ĐM chậu, đùi khác nhau tùy theo giới tính,
chủng tộc và từng các nhân theo tác giả Lê Văn Cường [9]
Bảng 1.1. Chiều dài và đường kính của các ĐM chậu, đùi ở người Việt Nam
Động mạch

Chiều dài (mm)

Chậu chung
Chậu ngoài
Chậu trong
Đùi chung
Đùi sâu

39
92
34,5
31 – 40


Đường kính(mm)
Nam
Nữ
7,7
6,76
6,38
5,13
6,5 - 7
5,5 – 6
4,6 – 5,5

Giải phẫu vùng xương mu: Bàng quang ở người trưởng thành nằm ở phía
trước khung chậu, được bao phủ bởi lớp mỡ ngoài phúc mạc và mô liên kết. Bàng
quang ngăn cách với khớp mu bởi khoang trước bàng quang (khoang Retzius) và
khoang sau xương mu. Trong hai khoang này là các mô liên kết thưa, mô mỡ và các
mạch máu, thần kinh đến bàng quang.
Khoang trước xương mu là nơi luồn đoạn mạch nhân tạo của cầu nối hai
động mạch đùi chung đi qua. Đây là vùng mô dưới da, chứa chủ yếu là lớp mỡ,
không có thần kinh hay mạch máu lớn đi qua, rất thuận lợi để luồn đoạn mạch nhân
tạo vì không làm tổn hại đến các cấu trúc quan trọng nào của cơ thể.


6

Hình 1.3. Giải phẫu vùng trước xương mu [10]
1.1.2. Cấu trúc thành động mạch [11]
Thành ĐM bình thường cấu tạo bởi 3 lớp áo đồng tâm từ trong ra ngoài bao gồm:
Lớp nội mạc: Bao gồm các tế bào nội mô và vùng dưới nội mạc. Giữa lớp
nội mạc và lớp trung mạc là lớp đàn hồi trong. Lớp nội mạc có 2 chức năng cơ bản:



Tế bào nội mô tiếp xúc trực tiếp với dòng máu tuần hoàn và ngăn cản sự hình
thành cục máu đông. Tế bào nội mô giữ vai trò cơ bản trong việc điều hòa sự
đông máu - cầm máu và sự tạo huyết khối (nó tổng hợp 2 trong 3 thành phần
của yếu tố VIII, và nó bắt giữ heparin tuần hoàn để duy trì một điện thế âm
cần thiết trên bề mặt, giúp ngăn chặn sự hình thành huyết khối.



Ngăn cản các phân tử lớn và tế bào máu thấm qua
Lớp trung mạch: đảm bảo chức năng huyết động của ĐM, bao gồm các lớp

sợi cơ trơn đồng tâm. Các tế bào cơ trơn của lớp trng mạc có 2 chức năng chính:


Đảm bảo tính vận mạch và trương lực động mạch.



Tổng hợp các thành phần của khng sợi lớp trung mạc.
Lớp ngoại mạc: chủ yếu là mô liên kết tạo bởi các nguyên bào sợi, các tế

bào mỡ, các sợi collagene và các mucopolysaccharid. Lớp này được nuôi dưỡng bởi
mạch nuôi mạch.

Hình 1.4. Cấu tạo bình thường của thành động mạch [11]


7


1.2. Bệnh tắc, hẹp động mạch chậu đùi mạn tính
1.2.1. Đại cương
Bệnh động mạch chi dưới là tình trạng chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay
(gọi tắt là ABI - Ankle Brachial Index) giảm so với giá trị bình thường.
Bệnh động mạch chi dưới thường biểu hiện dưới hai hình thái:


Thiếu máu chi dưới khi gắng sức, có biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc
chưa, diễn biến mạn tính.



Thiếu máu chi dưới thường xuyên (trầm trọng), có thể là mạn tính hoặc cấp
tính (Critical Limb Ischemia - CLI).
Bệnh lý động mạch chi dưới do vữa xơ là nguyên nhân thường gặp nhất của

bệnh động mạch chi dưới mạn tính (chiếm 90%). Gần 95% bệnh nhân BĐMCD có
ít nhất một yếu tố nguy cơ tim mạch. Các bệnh lý động mạch khác không do vữa xơ
bao gồm bệnh Buerger, bệnh Takayasu, viêm động mạch sau xạ trị, hẹp/tắc ĐM do
chấn thương [12].
Tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ dẫn đến teo cơ, loét và hoại tử chi, lan dần từ
ngọn chi đến gốc chi. Hậu quả cuối cùng là phải phẫu thuật cắt bỏ phần chi hoại tử,
ban đầu là cắt cụt chi tối thiểu, sau đó là cắt cụt chi mở rộng, khiến người bệnh mất
đi một phần chi đáng kể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tăng gánh nặng chi
phí điều trị cho bản thân gia đình và xã hội [13].
1.2.2. Dịch tễ học
BĐMCD là bênh thường gặp ở phần lớn đối tượng là người trưởng thành trên
thế giới [14].
Trên thế giới: Theo nghiên cứu của tác giả Boccalon thực hiện trên 3694
bệnh nhân >40 tuổi có ít nhất một yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc đau chi dưới, khi

sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán là ABI < 0,9, tỷ lệ BĐMCD trong quần thể này là
11%, với nam giới là 14,5%, với nữ giới là 7,9% [15]. Trong nghiên cứu
Framingham, ở độ tuổi 30 - 44, tần suất mới mắc trung bình của đau cách hồi chi
dưới ở nam là 6/10000 và nữ là 3/10000. Với độ tuổi từ 65 - 74, tần suất này tăng
lên đến 61/10000 với nam và 54/10000 với nữ [16].


8

Tại Việt Nam: Sự tăng nhanh các bệnh động mạch do xơ vữa thì tỷ lệ bệnh
nhân nhập viện vì BĐMCD cũng ngày một tăng. Theo nghiên cứu tại Viện Tim
mạch Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân BĐMCD điều trị nội trú tại Viện tăng từ 1,7%
(2003) lên tới 2,5% (2006) và 3,4% (2007) [17]
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ chính của vữa xơ động mạch là hút thuốc lá thuốc lào, đái
tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng huyết áp và tăng homocystein máu làm
gia tăng sự phát triển của BĐMCD và các bệnh lý động mạch khác do xơ vữa


Về tuổi của bệnh nhân: Bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, chiếm tỉ
lệ khoảng 12% dân số, tỉ lệ này gia tăng đến 20% ở người trên 70 tuổi [18].
Theo nghiên cứu của Kannel tỉ lệ mắc BĐMCD sẽ tăng lên đáng kể ở người
trên 65 tuổi và nghiên cứu của tác giả Meijer cho rằng tuổi càng cao thì nguy
cơ mắc bệnh ĐM chi dưới càng cao [16] [19].



Hút thuốc lá: Là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đế bệnh
lý xơ vữa ĐM chi dưới, các nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy
cơ BĐMCD từ 2 – 6 lần và làm tăng nguy cơ cắt cụt chi từ 3 – 10 lần. Hơn

80% bệnh nhân BĐMCD có hút thuốc lá [20] [14].



Đái tháo đường: BĐMCD ở bệnh nhân đái tháo đường diễn tiến nhanh hơn,
ảnh hưởng sớm đến các mạch máu lớn, đi kèm với bệnh lý thần kinh ngoại
biện. Bệnh nhân mắc đái tháo đường có nguy cơ mắc BĐMCD từ 2 – 4 lần,
có 12 – 20% bệnh nhân BĐMCD bị đái tháo đường [16] [21], nguy cơ mắc
BĐMCD tỷ lệ thuận với mức độ nặng và thời gian bi mắc bệnh đái tháo
đường [22] [23].



Tăng huyết áp: Hầu hết các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ độc lập giữa
tăng huyết áp và BĐMCD, đáng chú ý nhất là sự hiện diện của huyết áp tâm
thu liên quan đến bệnh này [24]



Rối loạn lipid máu: Cholesterol toàn phần tăng lên mỗi 10mg/dl làm tăng
nguy cơ mắc BĐMCD lên từ 5 - 10% [25] [26] [27]. BN đau cách hồi chi


9

dưới có cholesterol toàn phần cao hơn, LDL - cholesterol cao hơn và HDLcholesterol thấp hơn so với người bình thường cùng lứa tuổi [28].


Tăng homocystein máu: làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý động mạch do
vữa xơ từ 2 - 3 lần. Một nghiên cứu chỉ ra homocystein máu tăng mỗi 5

mmol/l làm tăng tỷ suất chênh của bệnh động mạch vành và đột quỵ là 1,5
lần. Homocystein máu tăng làm tăng nguy cơ tiến triển BĐMCD, nhưng cơ
chế cụ thể vẫn còn chưa được nghiên cứu đầy đủ [29].



Các bệnh lý mạch máu phối hợp: BĐMCD, bệnh mạch vành và bệnh mạch
máu não đều xuất phát từ xơ vữa ĐM nên cả ba loại bệnh trên thường xuất
hiện cùng nhau: theo nghiên cứu PARTNERS(n=6979), 16% bệnh ĐM ngoại
biên có bệnh tim mạch, 13% bệnh động mạch ngoại biên không có bệnh tim
mạch, 24$ không có bệnh động mạch ngoại biên nhưng có bệnh tim mạch,
47% có bằng chứng bệnh khác [30].

1.2.4. Biểu hiện lâm sàng
Triệu chứng cơ năng:
Đau cách hồi: Bệnh nhân đi bộ được một đoạn ngắn thì xuất hiện đau và co
rút cơ ở bắp chân, do đó phải dừng lại để nghỉ. Sau nghỉ vài phút thì hết đau và lại
có thể đi tiếp. Đối với tắc động mạch chậu trong thì đau vùng mông cùng bên là chủ
yếu. Đối với tắc động mạch đùi thì đau vùng cẳng – bàn chân bên bị tắc mạch là chủ
yếu. Có nhiều cách phân loại tình trạng thiếu máu chi dưới ở người bệnh bị tắc
nghẽn ĐM ngoại biên, nhưng phố bến nhất là phân loại triệu chứng lâm sàng theo
Leriche - Fontaine [31].
Đau khi nghỉ: Ngồi một chỗ vẫn cảm giác đau, căng tức bắp chân, bắp đùi,
hông lưng.
Rối loạn cảm giác: Tê bì, kiến bò ở chi bị tắc mạch


10

Bảng 1.2. Phân loại giai đoạn triệu chứng lâm sàng theo Leriche – Fontaine

Giai đoạn
Lâm sàng
I
Chưa có triệu chứng đau cách hồi
IIA
Đau cách hồi khi đi bộ trên 200m
IIB
Đau cách hồi khi đi bộ dưới 200m
Đau khi nằm nghỉ: thiếu máu chi dưới xuất hiện thường
III
xuyên, kể cả khi nghỉ
IV
Có rối loạn dinh dưỡng trên da, loét và/hoặc hoại tử đầu chi
Triệu chứng thực thể:


Loạn dưỡng da: hai chi dưới lạnh, xanh tím, giảm vận động và cảm giác.
Da khô, lông móng rụng, loét hoặc hoại tử đầu chi. Cơ cẳng chân teo đét.



Mất mạch: Đối với tắc động mạch chậu chung, chậu ngoài, đùi chung thì
không bắt được động mạch đùi, động mạch khoeo, động mạch mu chân,
động mạch chày sau cùng bên. Đối với tắc động mạch đùi nông thì động
mạch đùi cùng bên bắt được, động mạch khoeo, động mạch mu chân, động
mạch chày sau cùng bên không bắt được.



Nghe âm thổi tâm thu dọc đường đi động mạch chậu: để xác định hẹp

động mạch chậu chung, chậu ngoài bên tổn thương.

1.2.5. Cận lâm sàng
1.2.5.1. Đo chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay (ABI - Ankle Brachial Index)
Đây là tỉ lệ được xác định bởi huyết áp tối đa đo được ở cổ chân và huyết áp
tối đa ở cánh tay, với độ nhạy và độ đặc hiệu trong tầm soát BĐMCD lần lượt là
79% và 96% [31].

Hình 1.5. Đo chỉ số huyết áp mắt cá chân/ cánh tay [32]


11

Phương pháp tiến hành:
Chi trên: Bệnh nhân nhỉ ngơi trước khi đo 10 – 20 phút. Sau đó nằm ngửa,
quấn bao nén khí quanh cánh tay, sờ và xác định ĐM cánh tay ngay nếp khuỷu và
bôi gel vào vị trí đặt đầu dò Doppler, ghi nhận huyết áp tối đa ở cánh tay. Tiếp theo
đặt đầu dò tạo một góc 38 – 52 0 với hướng đi của dòng máu sao cho tín hiệu nghe
được rõ nhất, bơm bao khí đến khi mất âm thanh ở mạch, bơm thêm 20mmHg nữa,
sau đó xả từ từ vận tốc 2mmHg/giây. Ghi nhận huyết áp trên đồng hồ ngay khi nghe
âm thanh xuất hiện lại. Đây là huyết áp tâm thu cánh tay. Lần lượt đo cả hai tay
Chi dưới: Quấn bao nén khí trên nếp cổ chân 3cm. Đầu dò đặt ở ĐM chày
sau và ĐM mu chân. Trình tự đo như ở tay, thực hiện cả hai chân, ghi nhân huyết áp
tâm thu ở cổ chân
Cách tính ABI:

Sự giảm ABI ở bệnh nhân có triệu chứng khẳng định có sự tắc nghẽn của
ĐM chi dưới, với ABI ở mức càng thấp thì sự tắc nghẽn càng nặng.
Giá trị
>1,4

0,9 – 1,4
0,75 – 0,9
0,4 – 0,75
<0,4

Bảng 1.3. Ý nghĩa của chỉ số ABI [31]
Ý nghĩa
ĐM cưng, vôi hóa (ở bệnh nhân đái tháo đường có xơ
hóa lớp áo giữa, suy thận mạn)
Bình thường
BĐMCD mức độ nhẹ( không triệu chứng)
BĐMCD mức độ vừa (đau cách hồi)
BĐMCD mức độ nặng (loét, hoại tử chi)

Giá trị của ABI:
Chỉ số ABI < 0,9 có giá trị chẩn đoán bệnh ĐM chi dưới với độ nhạy và độ
đặc hiệu tương ứng là 79% và 96%. Trong chăm sóc ban đầu, giá trị của ABI < 0,8
hoặc 3/4 chỉ số ABI < 0,9 có giá trị chẩn đoán trên 95%. Nếu ABI > 1,1 hoặc 3/4
chỉ số ABI > 1 thì khả năng không có bệnh là 99%. ABI < 0,5 là bệnh nặng và có
nguy cơ cắt cụt chi. Giá trị ABI thay đổi trên 15% có giá trị đánh giá tiến triển nặng
của bệnh. Để đánh giá kết quả tái tưới máu cần ABI tăng trên 15% [20]


12

Chỉ số ABI còn được coi là yếu tố tiên lượng sự sống còn của chi khả năng
lành vết thương và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị. Theo tác giả
Jelnes và cộng sự chỉ ra rằng nếu ABI>0,5 thì rất ít khả năng dẫn tới thiếu máu chi
trầm trọng trong 6,5 năm tiếp theo. Ngược lại, khi ABI<0,4 thì nguy cơ đau chi khi
nghỉ, khó lành vết thương, loét hoặc hoại tử là rất cao [33]

ABI không chỉ giúp chẩn đoán, tiên lượng BĐMCD mà còn là một yếu tố
báo hiệu bệnh lý lan tỏa của hệ thống ĐM. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên
cứu đã chứng minh xơ vữa ĐM là bệnh lý toàn thân, tổn thương không chỉ xuất hiện
ở một ĐM riêng lẻ mà cùng lúc biểu hiện ở nhiều hệ thống mạch máu khác nhau.
Nhiều nghiên cứu dịch tễ đã cho thấy ABI còn có giá trị dự báo nguy cơ tử vong do
biến có tim mạch cũng như mối liên quan giữa ABI và sự giảm chức năng chi. ABI
là công cụ mạnh mẽ trong các nghiên cứu dịch tễ học cho phép dự báo các biến cố
tim mạch trong tương lai [34] [20].
Theo nghiên cứu của một số tác giả đánh giá ABI là thông số cần được đánh
giá đầu tiên và được khuyến nghị cho tất cả các bệnh nhân nghi ngờ bệnh ĐM chi
dưới [35] [18]
1.2.5.2. Siêu âm Doppler động mạch chi dưới
Đánh giá trên siêu âm 2D: vị trí, hình thái mảng vữa xơ, vôi hóa, loét trên
mảng vữa xơ; đánh giá tình trạng hẹp (so với bên lành), tắc toàn bộ lòng động
mạch, huyết khối trong lòng động mạch, phình động mạch, tuần hoàn bàng hệ
thay thế.
Trên siêu âm Dopper (xung + màu): phổ Dopper có dạng tăng tốc độ tâm thu
tối đa, và hình ảnh dòng rối tại vị trí hẹp, giúp lượng hóa mức độ hẹp lòng động
mạch, ảnh hưởng huyết động lên dòng chảy sau vị trí hẹp.
Kỹ thuật siêu âm Doppler hữu dụng trong đánh giá mức độ hẹp của lòng
mạch, nhưng cần người khám có kinh nghiệm, thời gian làm thủ thuật lâu hơn


13

Bảng 1.4. Tỷ số vận tốc trong đánh giá mức độ hẹp động mạch chi dưới[36]
Mức độ hẹp (%)
Vận tốc đỉnh tâm thu (m.s-1)
Bình thường
<1,5

Nhẹ: 0 – 49
1,5 – 2,0
Trung bình:50 – 75
2,0 – 4,0
Nặng: >75
>4,0
Tắc
1.2.5.3. Chụp mạch máu có cản quang

Tỉ số vận tốc
<1,5:1
1,5 – 2:1
2 – 4: 1
>4:1
-

Chụp động mạch chi dưới được sử dụng trong những trường hợp có tổn
thương động mạch chậu và/hoặc động mạch đùi trên siêu âm Doppler. Kết quả chụp
động mạch chi dưới cản quang phải cho phép đánh giá được:


Vị trí của động mạch bị tổn thương (gần: tầng chủ - chậu; xa: tầng đùi
khoeo).



Mức độ lan rộng của tổn thương: lan tỏa hay khu trú.




Sự phát triển của tuần hoàn bàng hệ thay thế.



Đặc điểm của giường động mạch phía hạ lưu: đây là điều kiện quyết định chỉ
định phẫu thuật bắc cầu nối động mạch.

a) Chụp cắt lớp vi tính dựng hình mạch máu
Ưu điểm của phương pháp này là tránh được những biến chứng liên quan
đến quá trình chọc động mạch vì là một thăm dò không xâm nhập. Ngày nay đây là
biện pháp chủ lực để đánh giá tổn thương mạch máu trước điều trị do sự phát triển
của các hệ thống máy chụp cắt lớp đa dãy với hình ảnh chất lượng cao, cho phép
thay thế chụp mạch máu có cản quang DSA. Tuy nhiên phương pháp chụp này còn
một số hạn chế trong đánh giá tuần hoàn bàng hệ của mạch máu.
b) Chụp cộng hưởng từ mạch máu
Ưu điểm của phương pháp này là có thể chỉ định cho bệnh nhân suy thận
nặng, do không tiêm thuốc cản quang iod. Hình ảnh mạch máu trên cộng hưởng từ
sẽ chính xác hơn khi sử dụng các thuốc đối quang từ tiêm tĩnh mạch trên xung TOF
hoặc chụp động mạch tiêm thuốc(Dynamique), tuy nhiên phương pháp này cần máy
chụp có độ phân giải (tesla) cao mới đánh giá chính xác được.
c) Các thăm dò mạch máu khác


14

 Siêu âm Dopper hệ ĐM chủ, cảnh, sống nền, thận…
 Chụp ĐM vành trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ bệnh tim thiếu máu
cục bộ hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch
1.2.6. Điều trị
1.2.6.1. Kiêm soát các yếu tố nguy cơ

Việc kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ là một trong những phương pháp
điều trị dự phòng quan trọng, có thể làm chậm lại quá trình diễn tiến của tắc động
mạch chi dưới mạn tính, cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ dẫn đến hoại tử chi và
các tai biến về tim mạch khác. Bệnh nhân cần phải ngưng hoàn toàn hút thuốc lá,
thuốc lào. Bệnh nhân nào có tăng lipid máu cần được điều trị tích cực bằng thuốc và
chế độ ăn uống hợp lý [37].
1.2.6.2. Điều trị nội khoa
Điều trị tăng huyết áp: các loại thuốc hạ áp nên được chỉ định cho bệnh nhân
bị cao huyết áp. Trong một số trường hợp, thuốc hạ áp có thể làm nặng thêm triệu
chứng của bệnh tắc động mạch. Thuốc ức chế men chuyển và chẹn beta giao cảm là
các loại thuốc đầu tay trong điều trị.
Điều trị bệnh đái tháo đường: bệnh nhân tiểu đường cần được điều trị tích
cực, các sang chấn dù nhỏ cũng sẽ dẫn đến nhiễm trùng nếu đường huyết không ở
trong giới hạn bình thường.
Chống kết tập tiểu cầu: hiện nay phổ biến nhất là Aspirin (biệt dược hay gặp
là Aspergic). Thuốc này ít có vai trò trong việc cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân
tắc động mạch ngoại biên, nhưng làm giảm tỉ lệ bệnh nhân cần can thiệp nội
mạch hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, thuốc ức chế tiểu cầu còn có tác dụng làm giảm
nguy cơ xảy ra các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim ở người bệnh xơ
vữa động mạch.
Cilostazol là thuốc đầu tay trong cải thiện triệu chứng đau cách hồi ở bệnh
nhân, lựa chọn khác là pentoxifylline [31] [38]
1.2.6.3. Điều trị phục hồi lưu thông mạch


15

Bao gồm phẫu thuật mạch máu đơn thuần, can thiệp nội mạch đơn thuần và
xu hướng trên thế giới hiện nay là phối hợp của hai phương pháp trên.
Chỉ định:

Theo tác giả Đinh Thị Thu Hương và cộng sự, tổn thương cần can thiệp trên
lâm sàng là nhóm bệnh nhân ở giai đoạn đau cách hồi không đáp ứng với điều trị
nội khoa, hoặc bệnh nhân thiếu máu chi trầm trọng CLI (Critical Limb Ischemia):
tương ứng lâm sàng là từ giai đoạn Fontaine II, III [12].
Lựa chọn chỉ định can thiệp/ phẫu thuật cho các tổn thương có chỉ định của
BĐMCD theo nghiên cứu đa trung tâm liên Đại Tây Dương (Trans Atlantic InterSociety Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease (TASC II)).
[32]. Nghiên cứu này được công bố năm 2007 và được đưa vào trong guidelines
hướng dẫn thực hành của cả Châu Âu và Bắc Mỹ [39] trong đó:
 Khi phẫu thuật và can thiệp nội mạch có cùng kết quả điều trị ngắn và dài
hạn, lựa chọn can thiệp nội mạch nên được đưa ra đầu tiên.
 Với tổn thương của bệnh ĐM chi dưới: Các tổn thương Type A được chỉ định
can thiệp nội mạch, tổn thương Type D được chỉ định phẫu thuật. Tổn
thương type B nên lựa chọn can thiệp và tổn thương Type C nên được chỉ
định phẫu thuật. Lựa chọn trong type B và C cần cân nhắc các yếu tố nguy cơ
của phẫu thuật/ can thiệp đi kèm.


16

Bảng 1.5. Phân loại tổn thương động mạch chủ chậu trong BĐMC [39]
Tổn thương mạch chủ chậu
TASC II
Mô tả tổn thương
Hẹp một bên hoặc hai bên ĐM chậu gốc
Type A

Hẹp hoặc tắc đoạn ngắn (< 3cm) của ĐM chậu ngoài một hoặc
hai bên
Hẹp ĐMCB dưới thận ngắn (< 3cm) Tắc ĐM chậu gốc một bên
Hẹp một hoặc nhiều đoạn từ 3 - 10cm của ĐM chậu ngoài không

ảnh hưởng đến ĐM đùi chung

Type B

Tắc hoàn toàn ĐM chậu ngoài một bên không ảnh hưởng đến
gốc ĐM chậu trong hoặc ĐM đùi chung
Tắc ĐM chậu gốc hai bên
Hẹp ĐM chậu ngoài 2 bên từ 3 - 10cm không ảnh hưởng đến ĐM
đùi chung

Type C

Hẹp ĐM chậu ngoài một bên lan đến ĐM đùi chung
Tắc ĐM chậu ngoài một bên có ảnh hưởng đến gốc ĐM chậu
trong hoặc ĐM đùi chung
Tắc ĐM chậu ngoài một bên kèm theo vôi hóa, có/không kèm
theo tổn thương gốc ĐM chậu trong/ ĐM đùi chung.
Tắc ĐMCB dưới thận
Tổn thương lan tỏa ĐM chủ chậu hai bên cần điều trị
Hẹp lan tỏa một bên ảnh hưởng đến ĐM chậu gốc, chậu ngoài và
đùi chung

Type D

Tắc hoàn toàn một bên cả ĐM chậu gốc và chậu ngoài Tắc ĐM
chậu ngoài hai bên
Hẹp ĐM chậu cần điều trị ở bệnh nhân có phồng ĐM chủ
bụng, không thể đặt stentgraft, hoặc có tổn thương ĐM chủ - chậu
khác cần phẫu thuật.


Bảng 1.6. Phân loại tổn thương động mạch đùi khoeo trong BĐMCD [39]
Tổn thương mạch đùi khoeo


17

TASC II

Mô tả tổn thương
Hẹp đơn thuần ≤ 10cm

Type A

Tắc đơn thuần ≤ 5cm
Nhiều đoạn tổn thương (hẹp/ tắc) mỗi đoạn ≤ 5cm
Hẹp hoặc tắc đơn thuần ≤ 15cm, không ảnh hưởng đến đoạn đầu
ĐM khoeo sau ống cơ khép
Một hoặc nhiều tổn thương nhưng không có dòng chảy của một

Type B

trong ba nhánh mạch dưới gối để làm cầu nối ngoại vi. Tổn
thương vôi hóa nặng dài ≤ 5cm
Hẹp ĐM khoeo đơn thuần.
Tổn thương hẹp hoặc tắc dài trên 15cm có hoặc không kèm theo
vôi hóa nặng.

Type C

Hoặc tắc lại sau hai lần can thiệp nội mạch.

Tắc mạn tính hoàn toàn (CTO) của ĐM đùi chung hoặc ĐM đùi
nông, có tổn thương của ĐM khoeo, dài trên 20cm. Tắc mạn tính

Type D

hoàn toàn ĐM khoeo và tổn thương ba nhánh mạch dưới gối chỗ
chia nhánh.

1.2.6.4. Mở cân cẳng chân
Chỉ định trong trường hợp có hội chứng khoang sau tái tưới máu, gặp trong
trường hợp bệnh nhân có thiếu máu chi trầm trọng (critical limb ischemia), bệnh
nhân có thời gian phẫu thuật kéo dài, thời gian kẹp mạch dài. Vị trí mở cân thường
gặp nhất là 4 khoang cẳng chân[40] [41].
1.2.6.5. Cắt cụt
Chỉ định:
Thiếu máu chi nặng trên nền tổn thương mạch không có khả năng phục hồi
lưu thông mạch máu.
Chi thiếu máu có hoại tử rộng hoặc nhiễm trùng nặng.
Cắt cụt lớn của chi (major amputation): Gồm các cắt cụt chi trên khớp cổ chân.
Hay gặp nhất là cắt cụt 1/3 dưới đùi và cắt cụt 1/3 trên cẳng chân [42].


18

Hình 1.6.Các vị trí cắt cụt chi lớn thường gặp [42]
Cắt cụt nhỏ của chi (minor amputation): Bao gồm các cắt cụt ở bàn, ngón
chân trong đó xương gót được bảo tồn. Ngày nay với các biện pháp điều trị phục
hồi lưu thông mạch kết hợp với chuyển vạt, cắt cụt nhỏ, hút áp lực âm liên tục tỷ lệ
áp dụng và thành công của cắt cụt nhỏ ngày càng cao, giúp bệnh nhân bảo tồn gót
chân để đi lại không cần cắt cụt lớn [41].


Hình 1.7. Cắt cụt nhỏ của bàn chân( cắt qua xương bàn chân) [43]
1.3. Phương pháp phẫu thuật cầu nối hai động mạch đùi chung
Phương pháp phẫu thuật tạo cầu nối hai động mạch đùi chung là loại phẫu
thuật cầu nối động mạch ngoài giải phẫu, mục đích nhằm tái tưới máu bằng dòng
máu bên chân có mạch không tổn thương. Vị trí làm miệng nối thường là ĐM đùi


19

chung hai bên, cầu nối được đưa ngang qua trước xương mu. Vật liệu thường dùng
là đoạn mạch nhân tạo bằng Dacron PTFE. Phương pháp này thường được sử dụng
khi bệnh nhân có nguy cơ cao của phẫu thuật cầu nối ĐM chủ – ĐM đùi và ĐM
chậu – ĐM đùi vì thời gian nhanh và dễ thực hiện.
1.3.1. Chỉ định [44]


Tắc đoạn dài ĐM chậu một bên không thích hợp cho can thiệp nội mạch có
biểu hiện triệu chứng thiếu máu chi dưới.



Phình ĐM chủ bụng có can thiệp nội mạch ĐM chủ bụng - ĐM chậu một
bên



Can thiệp nội ĐM đùi thất bại




Phương pháp cầu nối hai ĐM đùi chung nên được thực hiện ở những BN có
nguy cơ phẫu thuật cao của cầu nối ĐM chủ - đùi hoặc chậu đùi - như: có
bệnh tim, phổi nặng kèm theo, có nguy cơ cao khi gây mê, tiền căn đã phẫu
thuật nhiều lần ở vùng bụng, tiền căn xạ trị ở vùng bụng, tiền căn thoát vị
vùng bụng…
Đảm bảo sự tưới máu tốt từ ĐM chậu của chân là điều kiện tiên quyết trước

khi thực hiện phẫu thuật nối hai cầu ĐM đùi. Ở những trường hợp có hẹp ĐM chậu
của chân cho thì có thể đảm bảo sự tưới máu tốt bằng phương pháp can thiệp nội
mạch ĐM chậu.
1.3.2. Quy trình thực hiện
1.3.2.1. Quy trình phẫu thuật
a. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật:


Các xét nghiệm tiền phẫu: Công thức máu, đông máu toàn bộ, bộ mỡ máu,
chức năng gan thận, tổng phân tích nước tiểu, X-quang ngực thẳng, điệm tâm
đồ, siêu âm tim, siêu âm động mạch cảnh 2 bên, siêu âm mạch thận, đo ABI.



Vệ sinh vùng bẹn



Kháng sinh dự phòng




Lập đường truyền tĩnh mạch

b. Kỹ thuật thực hiện


20

Tư thế:


Bệnh nhân nằm ngửa, dạng hai tay, gắn điện cực theo dõi nhịp tim, máy đo
huyết áp.



Tư thế chân duỗi thẳng, để lộ vùng bụng đến 1/3 giữa đùi, sát trùng kỹ bằng
betadine.



Bênh nhân được đặt sonde tiểu để theo dõi lượng nước tiểu trong và sau phẫu
thuật.
Phương pháp vô cảm:



Gây mê nội khí quản




Gây mê tủy sống



Gây tê tại chỗ và tiền mê

Các bước thực hiện:

 Trường hợp bắc cầu hai động mạch đùi chung đơn thuần


Bước 1: Rạch da dọc vùng đùi 2 bên, bộc lộ ngã ba động mạch đùi 2 bên.
Các ĐM thường nằm nông nên có thể dễ dàng được bộc lộ.



Bước 2: Tạo đường hầm dưới da trước xương mu bằng cách dùng 2 ngón tay
trỏ tạo đường hầm dưới da từ 2 vết mổ bộc lộ ĐM đùi, đường hầm qua trước
xương mu, thông 2 vết mổ. Cẩn thận đưa đoạn mạch nhân tạo qua đường
hầm, tránh căng đoạn mạch quá mức hoặc xoắn vặn quá mức làm ảnh hưởng
đến dòng chảy qua đoạn mạch nhân tạo.


21

Hình 1.8. Tạo đường hầm trước xương mu [44]


Bước 3: Bolus heparin toàn thân, liều 50UI/kg




Bước 4: Tạo miệng nối giữa đoạn mạch nhân tạo với động mạch đùi 2 bên.
Dùng clamp kiểm soát ĐM đùi chung, đùi nông và đùi sâu, rạch dọc ĐM đùi
chung, nối đoạn mạch nhân tạo tận - bên vào ĐM đùi chung bằng chỉ
prolene 6.0. Có thể kết hợp bóc nội mạc ĐM đùi sâu nếu ĐM đùi nông và
ĐM đùi sâu bị tắc nghẽn.

 Trường hợp cầu nối hai động mạch đùi chung kết hợp can thiệp nội mạch ĐM
chậu:


Bộc lộ ĐM đùi hai bên ngay vị trí ngã ba, kiểm soát các ĐM đùi chung, đùi
nông, đùi sâu.



Bolus Heparin toàn thân, liều 50 UI/Kg



Dùng dao số 11, rạch dọc ĐM đùi chung.



Luồn ống dẫn nội mạch vào lòng ĐM đùi chung, bơm Heparin tại chỗ sau đó
tiến hành bơm thuốc cản quan, chụp hệ ĐM. Ống dẫn nội mạch thường dùng
cho tầng chậu có đường kính 7Fr.




Đánh dấu vi trí hẹp, tắc sau đó luồn dây dẫn nội mạch vào trong động mạch
qua ống dẫn nội mạch, quan sát đường đi của dây dẫn nội mạch để đảm bảo
nằm trong lòng ĐM.


22



Tiến hành nong bóng tạo hình lòng mạch hoặc đặt giá đỡ nội mạch hoặc kết
hợp cả hai.



Chụp mạch đánh giá lại sang thương hẹp, tắc đã can thiệp.



Rút ống dẫn nội mạch và dây dẫn nội mạch, xem xét dòng máu phụt qua chỗ
mở ĐM.



Bóc nội mạc ĐM đùi chung, nông hoặc sâu khi cần.



Tiến hành làm cầu nối hai ĐM đùi chung như trên.




Đánh giá cầu nối thông tốt, đặt dẫn lưu và đóng vết mổ.

1.3.2.2. Hậu phẫu


Tiếp tục duy trì Heparin truyền tĩnh mạch hoặc Heparrin trọng lượng phân tử
thấp tiêm dưới da trong 3 – 5 ngày sau phẫu thuật.



Sau đó chuyển quan đường uống bằng thuốc ức chế kết tập tiểu cầu (Aspirin
hoặc Plavix hoặc cả hai), Cilotazol, Naftidrofuryl và nhóm Statin.

1.3.3. Biến chứng


Huyết khối làm tắc đoạn mạch nhân tạo



Tụ máu vết mổ hoặc tụ máu đường hầm



Nhiễm trùng đoạn mạch nhân tạo (giả phình miệng nối hoặc vết mổ không
lành, rỉ dịch mủ là những dấu hiệu chỉ điểm cho nhiễm trùng đoạn mạch
nhân tạo)




Tổn thương thần kinh đùi

1.4. Một số nghiên cứu về phẫu thuật cầu nối hai động mạch đùi chung của các
tác giả trong nước và nước ngoài.
1.4.1. Nghiên cứu trong nước
Mặc dù phương pháp phẫu thuật tạo cầu nối hai ĐM đùi chung đã được áp
dụng rộng rãi trong thời gian dài, tuy nhiên các nghiên cứu đánh giá về kết quả điều
trị của phương pháp này vẫn rất hạn chế.
Theo nghiên cứu của tác giả Dương Đình Bảo (2015) thực hiện tại khoa Phẫu
thuật mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy trên 36 bệnh nhân cho các kết quả như: Phẫu
thuật cầu nối hai ĐM đùi chung có tỉ lệ cải thiện cao, chiếm 85,7% sau phẫu thật 12


23

– 36 tháng. Tỉ lệ biến chứng sau mổ thấp, do đó có thể áp dụng cho những bệnh nhân
lớn tuổi, thể trạng gầy yếu, nhiều bệnh lý kèm theo. ABI có giá trị trong việc đánh giá
theo dõi sau phẫu thuật cầu nối hai ĐM đùi chung trong điều trị tắc hẹp ĐM chậu đùi
mãn tính, kết quả lâm sàng cải thiện tốt thì giá trị ABI cũng tăng lên [7].
Một vài công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đánh giá phẫu thuật
điều trị tắc, hẹp ĐM chậu đùi mãn tính như: Nghiên cứu của tác giả Lê Đức
Tín(2012) cho thấy kết quả khả quan khi kết hợp phẫu thuật mổ mở (bao gồm cầu
nối hai động mạch đùi chung) và can thiệp nội mạch trong điều trị nhiều trường hợp
tắc ĐM hai chi dưới phức tạp [45].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Thắng trên 50 bệnh nhân có thiếu máu
chi dưới mạn tính được điều trị bằng phối hợp phẫu thuật và can thiệp nội mạch, kết
quả sớm cho thấy: phẫu thuật và can thiệp nội mạch được tiến hành trên tất cả các
tầng của mạch máu chi dưới, trong đó can thiệp trên ĐM chậu chiếm 76,0%, phẫu

thuật đảm bảo máu tới ĐM đùi chung chiếm 72,5%. Tỷ lệ tai biến và biễn chứng
thấp: Lóc tách thành mạch chiếm 4,0%, vỡ mạch 2,0%, không có tử vong. Các tai
biến đều có thể kiểm soát được hoàn toàn trong quá trình tiến hành kỹ thuật. Hiệu
quả cải thiện tưới máu chi cao: ABI tăng rõ rệt từ 0,37 ± 0,24 lên 0,66 ± 0,26 (p <
0,05). Chi được bảo tồn chiếm 97,92%. Kết quả trung hạn: Thời gian theo dõi trung
bình: 18,42 ± 12,63 tháng. Mạch máu can thiệp thông chiếm tỷ lệ 82,35%. Bảo tồn
chi chiếm 88,23%. Tử vong 11 BN chiếm tỷ lệ 24,44%. Tiên lượng sống sau mổ
theo biểu đồ Kaplan Meier: 75% BN sống thêm ít nhất 25,97 tháng sau điều trị [3] .
1.4.2. Nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Theo nghiên cứu của tác giả Aho.P.S về phẫu thuật Hybird trong điều trị
thiếu máu chi cấp tính, cho thấy tỉ lệ thành công là rất cao 98,7% khi có sự kết hợp
phẫu thuật can thiệp nội mạch và phẫu thuật mổ mở (bao gồm cầu nối hai ĐM đùi
chung) [46].
Nghiên cứu của tác giả Ma.T và cộng sự thực hiện năm 2014 về cầu nối
ĐM đùi - đùi hai bên đến ĐM đùi sâu sau khi thất bại bằng can thiệp nội mạch,
kết luận được đưa ra rằng cầu nối ĐM đùi - đùi là một phương pháp an toàn,


24

hiệu quả lâu dài sau khi thất bại bằng can thiệp nội mạch trong điều trị tắc ĐM
chậu một bên [47].
Một số nghiên cứu của các tác giả khác như Cechura.M và cộng sự (2003) đã
chứng minh rằng cầu nối ngoài giải phẫu là một phương pháp đơn giản, dễ thực
hiện với tỉ lệ thành công cao và tỉ lệ tử vong thấp [48]. Appleton.N.D(2010) đã đưa
ra kết luận rằng cầu nối ĐM nách - đùi và cầu nối hai ĐM đùi chung cho kết quả dài
hạn tốt [49].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Thiết kế nghiên cứu
• Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
• Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 5/2019 đến tháng 5/2020.
• Địa điểm nghiên cứu: Khoa Phẫu thuật Lồng ngực Mạch máu - Bệnh viện
Bạch Mai.
2.3. Đối tượng và tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
• Tất cả các bệnh nhân phải phẫu thuật bắc cầu động mạch đùi - đùi trong điều
trị thiếu máu mạn tính chi dưới.
2.3.2. Tiêu chuẩn lựa chọn như sau:
• Đồng ý tham gia nghiên cứu
• Tuổi từ 18 trở lên
• Có hồ sơ bệnh án đầy đủ rõ ràng.
2.3.3. Tiêu chuẩn loại trừ.
• Có bệnh lý tắc, hẹp động mạch chủ bụng.


25

• Có thực hiệu nối động mạch chủ - đùi hoặc chậu – đùi.
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
• Chọn toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.
• Ước tính khoảng 30 bệnh nhân.
2.5. Phương pháp đo lường và các biến số/chỉ số
2.5.1. Các biến số/chỉ số
• Thông tin chung: Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập bình quân
hàng tháng.
• Các yếu tố nguy cơ:




-

Hút thuốc lá: Có hút thuốc lá hay không, số lượng bao nhiêu?

-

Tình trạng đái tháo đường qua chỉ số HbA1C.

-

Tăng huyết áp hay không?

-

Rối loạn lipid máu.

Các bệnh lý kèm theo: Bệnh tim, Bệnh phổi, Bệnh thận, Bệnh mạch máu
não.



Tình trạng BMI của đối tượng nghiên cứu.



Tình trạng bệnh: ABI trước mổ là bao nhiêu?, có khám mạch đùi, khám
mạch kheo, khám mạch chày trước, vị trí tổn thương ĐM ở chân nhận trên
siêu âm.




Phẫu thuật: Phương pháp vô cảm, có can thiệp ĐM chậu không?. Thuốc
dùng khi xuất viện.



Biến chứng sau mổ: Huyết khối động mạch, nhiễm trùng đoạn mạch nhân
tạo, hoại tử chi, tử vong

2.5.2. Đánh giá kết quả lâm sàng.
a. Ba giai đoạn kết quả lâm sàng


Chu phẫu: Sau phẫu thuật <1 tháng



Ngắn hạn: Sau phẫu thuật 1-<12 tháng



Trung hạn: Sau phẫu thuật 12-36 tháng


×