Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

THỰC TRẠNG sử DỤNG rượu BIA và các yếu tố LIÊN QUAN ở NGƯỜI 30 49 TUỔI tại VIỆT NAM năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.28 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TRANG

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NGƯỜI 30 - 49 TUỔI TẠI VIỆT NAM NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2013 - 2019

Hà Nội – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

NGUYỄN THỊ TRANG

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NGƯỜI 30 - 49 TUỔI TẠI VIỆT NAM NĂM 2015
Ngành đào tạo : Bác sỹ Y học dự phòng
Mã ngành

: 52720103



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2013 - 2019

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Thị Giáng Hương

Hà Nội – 2019

LỜI CẢM ƠN


Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà
Nội, Phòng Quản lý đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Y học
dự phòng và Y tế công cộng, cùng toàn thể các thầy cô của Bộ môn Sức khỏe toàn
cầu, đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để
em có thể hoàn thành khóa luận này.
Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Trần Thị Giáng Hương, Phó trưởng bộ môn Sức khỏe toàn cầu đã luôn tận
tình chỉ dạy, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho
em rất nhiều từ bước hình thành ý tưởng cho đến khi khóa luận hoàn thành.
Để thực hiện khóa luận này, em cũng không thể không nhắc đến và biết ơn sự
giúp đỡ nhiệt tình của Cục Y Tế Dự Phòng đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong
quá trình thu thập số liệu từ “Điều tra Quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây
nhiễm Việt Nam năm 2015”.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè, những
người đã luôn bên cạnh động viên, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành khóa luận.

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thị Trang


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
-

Phòng Quản lý Đào tạo đại học Trường Đại học Y Hà Nội
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
Bộ môn Sức khỏe toàn cầu
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp

Em xin cam đoan công trình nghiên cứu “Thực trạng sử dụng rượu bia và
các yếu tố liên quan ở người 30-49 tuổi tại Việt Nam năm 2015” này là do em
thực hiện. Các kết quả, số liệu trong khóa luận đều có thật và chưa được đăng tải
trên tài liệu khoa học nào.

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Trang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DALYs

Disability Adjusted Life Years


ICD 10

(Số năm sống hiệu chỉnh theo bệnh tật)
International Classification of Disease – 10

WHO

(Phân loại Bệnh tật Quốc tế lần thứ 10)
World Health Organization

BMI

(Tổ chức y tế thế giới)
Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)

THA
ĐTĐ
THCS
THPT

Tăng huyết áp
Đái tháo đường
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông


MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH VẼ- BIỂU ĐỒ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực trạng sử dụng rượu bia trên thế giới nói chung và tại Việt Nam hiện nay
vẫn đang là một vấn đề đáng lo ngại. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới
(WHO), ước tính có khoảng 2 tỷ người (1/3 dân số thế giới) sử dụng rượu bia và
khoảng 76,3 triệu người lạm dụng rượu bia trên toàn thế giới [1]. Tại Việt Nam,
cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội thì tỷ lệ sử dụng rượu bia có xu hướng gia
tăng nhanh trong những năm gần đây và đang ở mức báo động [2]. Mức tiêu thụ
rượu bia bình quân/người/năm quy đổi ra cồn nguyên chất đã tăng từ 3,8 lít (giai
đoạn 2003 - 2005) lên 6,6 lít (giai đoạn 2008 - 2010), cao hơn mức trung bình của
thế giới (6,2 lít). Mức tiêu thụ rượu bia trong 2 giai đoạn này đã tăng lên 74%, trong
khi mức tiêu thụ chung trên toàn thế giới chỉ tăng 1% [3]. Đáng chú ý hơn, Việt
Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia cao nhất thế
giới [2]. Năm 2015, tỷ lệ nam giới từ 18 - 69 tuổi sử dụng rượu bia trong 30 ngày
qua là 77,3%, trong đó có tới 44,2% nam giới sử dụng rượu bia ở mức nguy hại [4].

Về mức độ tiêu thụ, n ếu tính riêng nam giới trên 15 tuổi tại Việt Nam năm 2010,
thì trung bình một nam giới tiêu thụ 27,4 lít cồn nguyên chất/năm, xếp thứ 2 trong
các nước Đông Nam Á, xếp thứ 10 Châu Á và đứng thứ 29 trên thế giới [5].
Việc sử dụng và lạm dụng rượu bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối
với sức khỏe của cá nhân và cộng đồng [6]. Theo tổ chức Y tế thế giới, sử dụng
rượu bia có liên quan đến hơn 200 loại bệnh tật khác nhau và lạm dụng rượu bia là
một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật, tử vong trên toàn thế giới chỉ sau hút

thuốc lá và tăng huyết áp [7], [8]. Trong năm 2012, khoảng 3,3 triệu người tử vong
có liên quan đến rượu bia, chiếm 5,9% tổng số ca tử vong và 5,1% gánh nặng bệnh
tật trên toàn cầu (139 triệu DALYs trong năm đó) [9]. Đặc biệt là nhóm tuổi 30-49.
Nếu so với các nhóm tuổi khác tại khu vực Đông Nam Á thì đây là nhóm tuổi bị
ảnh hưởng nhiều nhất do tác hại của rượu bia khi mà tỷ lệ tử vong liên quan đến
rượu bia là cao nhất (chiếm hơn 10% tổng số tử vong ở nhóm tuổi này) [5]. Tại Việt
Nam, việc lạm dụng rượu bia gây ra 5,7% tổng số ca tử vong và 4,7% tổng gánh


10

nặng bệnh tật (tính bằng DALYs) năm 2010 [10]. Hơn thế nữa, lạm dụng rượu bia
còn là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong ở
nam giới, chiếm 5% tổng DALYs của cả nước [3].
Không chỉ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, lạm dụng
rượu bia cũng là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vấn đề xã hội như: nghèo đói, tai
nạn giao thông, bạo lực, tội phạm, tự tử…, gây ra gánh nặng về kinh tế đối với cá
nhân, gia đình và toàn xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam [1],[11].
Trong những năm qua, tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng rượu
bia trên các nhóm đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu ở nam
giới nhóm tuổi 30 - 49, vì vậy để cung cấp thêm những bằng chứng khoa học phục
vụ cho việc xây dựng những giải pháp góp phần hạn chế thực trạng sử dụng rượu
bia tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng sử dụng rượu bia và
các yếu tố liên quan ở người 30 - 49 tuổi tại Việt Nam năm 2015” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sử dụng rượu bia ở nam giới từ 30 - 49 tuổi tại Việt Nam

năm 2015.
Mô tả một số yếu tố liên quan đến lạm dụng rượu bia ở nam giới từ 30 - 49 tuổi tại
Việt Nam năm 2015.



11

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ có liên quan đến rượu bia
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Định nghĩa rượu bia
Rượu bia là đồ uống có cồn được tạo ra chủ yếu nhờ quá trình lên men tinh bột và
đường có trong nhiều loại hoa quả, ngũ cốc [12].
1.1.1.2. Định nghĩa sử dụng rượu bia
Khái niệm sử dụng rượu bia được định nghĩa trong nghiên cứu này là đối
tượng nghiên cứu có uống rượu hoặc bia ít nhất một lần trước thời điểm nghiên cứu.
1.1.2. Phân loại rượu bia
Có nhiều cách phân loại rượu bia. Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng cách phân
loại của WHO, dựa vào nồng độ cồn có thể chia làm 3 loại:
+ Bia: thường có nồng độ cồn 5%.
+ Rượu nhẹ : thường có nồng độ cồn từ 12- 15%.
+ Rượu mạnh: có nồng độ cồn khoảng 40% [12].
1.1.3. Đơn vị rượu/ cốc chuẩn
Đơn vị rượu là một đơn vị đo lường dùng để quy đổi các rượu bia với nhiều
nồng độ khác nhau [12].
Hiện chưa có quy ước hay thỏa thuận nào về việc xác định một đơn vị rượu
chung cho mọi quốc gia, tuy nhiên đơn vị rượu đang được áp dụng phổ biến tại
nhiều nước trong đó có Việt Nam theo khuyến cáo của WHO đó là 1 đơn vị rượu
tương đương 10 gam rượu nguyên chất chứa trong dung dịch uống.
Theo Cục Y tế dự phòng, một đơn vị rượu tương đương với :3/4 chai/lon bia
330ml (5%), 1 ly rượu vang 100ml (13,5%), 1 cốc bia hơi 330ml hoặc 1 chén rượu
mạnh 30ml (40%) [13].



12

1.1.4. Các mức độ sử dụng rượu bia
1.1.4.1. Mức độ an toàn khi sử dụng
Mức độ an toàn trong sử dụng rượu bia được đề ra theo những căn cứ từ kết
quả nghiên cứu về các nguy cơ do rượu bia gây ra đối với sức khỏe. Với mức độ
dung nạp này, những hậu quả của rượu bia đối với sức khỏe thường ở mức độ tối
thiểu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lý tưởng nhất là không uống rượu bia, nếu đã
uống chỉ nên giữ ở mức không quá 3 đơn vị rượu/ngày đối với nam và không quá 2
đơn vị rượu/ngày với nữ [14]. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam, theo Viện Dinh
dưỡng Quốc gia, mức độ an toàn khi sử dụng rượu bia là không quá 2 đơn vị
rượu /ngày đối với nam và không quá 1 đơn vị rượu /ngày đối với nữ [15].
1.1.4.2. Lạm dụng rượu bia
Lạm dụng rượu bia là việc sử dụng hoặc hình thức sử dụng rượu bia làm tăng
nguy cơ xấu cũng như hậu quả đối với sức khỏe và xã hội cho người uống, cho
những người xung quanh và xã hội [16]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nam giới
uống trên 3 đơn vị rượu/ ngày và nữ giới uống trên 2 đơn vị rượu/ngày thì được coi
là lạm dụng rượu [14].
1.1.4.3. Nghiện rượu
Là tình trạng lệ thuộc vào rượu bia, đặc trưng bởi sự thèm muốn (nhu cầu
uống mãnh liệt), mất kiểm soát (không thể ngừng uống mặc dù rất muốn dừng) ,
tăng mức độ dung nạp, ảnh hưởng đến thể chất. Đây là tình trạng bệnh lý và thuộc
nhóm bệnh tâm thần quy định tại Phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) của
WHO [3].
1.2. Thực trạng sử dụng và lạm dụng rượu bia
1.2.1 Thực trạng sử dụng rượu bia trên thế giới
Theo báo cáo của WHO, ước tính có khoảng 2 tỷ người sử dụng rượu bia trên
thế giới [1]. Mức tiêu thụ rượu bia bình quân trên toàn cầu năm 2016 là 6,4 lít rượu

nguyên chất/người/năm [17]. Tính bình quân đầu người từ 15 tuổi trở lên, mức tiêu
thụ rượu bia giai đoạn 2005 – 2010 cao nhất ở các nước kinh tế phát triển, trong đó
Châu Âu là khu vực có mức tiêu thụ rượu bia bình quân/người/năm cao nhất


13

khoảng 12,11 lít/người/năm, gấp 2 lần so với mức trung bình toàn cầu là 5,81 lít

[18]. Mức độ tiêu thụ thấp hơn ở Châu Phi và một số quốc gia Châu Á, đặc biệt
thấp hơn nữa ở Tiểu lục địa Ấn Độ và các quốc gia theo đạo Hồi [5]. Nhìn chung,
mức tiêu thụ rượu bia toàn cầu không dao động lớn trong những năm gần đây (chỉ
tăng từ 6,13 lít năm 2005 lên 6,2 lít năm 2010, tức chỉ khoảng 1%). Tuy nhiên, có
sự thay đổi về mức tiêu thụ giữa các quốc gia và khu vực [3]. Trong khi tiêu thụ
rượu bia có xu hướng giảm ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi thì khu vực Tây Thái
Bình Dương và Đông Nam Á lại gia tăng mạnh (từ 5,4 lít năm 2005 lên 6,8 lít năm
2010, tăng 26%) [9]. Các xu hướng và dự báo hiện tại cho thấy đang có sự gia tăng
về mức tiêu thụ bình quân đầu người trên thế giới trong 10 năm tới, đặc biệt là khu
vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và châu Mỹ.
Nam giới có khuynh hướng sử dụng rượu bia nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên,
tại các nước phát triển, nữ giới sử dụng rượu bia cũng chiếm tỷ lệ cao. Ở Scotland,
theo số liệu năm 2003 có 73% nam giới và 59% nữ giới trên 16 tuổi sử dụng rượu
bia, lượng rượu bia tiêu thụ trung bình là 17,7 đơn vị rượu/ người đối với nam và
6,7 đơn vị rượu/ người đối với nữ [19]. Theo kết quả điều tra quốc gia hộ gia đình ở
Mỹ năm 2001, 84% dân số Mỹ ( trên 12 tuổi) đã từng uống rượu bia. Tỷ lệ uống
rượu bia ở nam là 69,8% và ở nữ là 61,5%. Ở Canada, 82% nam giới và 76,8% nữ
giới trên 15 tuổi có uống rượu [20]. Ngược lại, tại các nước đang phát triển, những
người uống rượu bia chủ yếu là nam giới. Tại khu vực Đông Nam Á, ước tính
khoảng 45% nam giới trên 15 tuổi có sử dụng rượu, tỷ lệ này ở nhóm nữ chỉ là 5%.
Ở Ấn Độ, nam giới uống rượu chiếm 58,3%, trong khi nữ giới chỉ chiếm 1,5% [18].

Các loại đồ uống có cồn được tiêu thụ hàng năm trên thế giới gồm: rượu
mạnh (spirit) chiếm 45%; bia chiếm 36%; rượu nhẹ (wine) chiếm 11%; đồ uống có
cồn khác chiếm 11%. Xu hướng chung trên toàn cầu cho thấy bia là loại đồ uống có
cồn được tiêu thụ tăng nhanh hơn so với rượu trong những thập kỷ gần đây [12].
1.2.2. Thực trạng sử dụng rượu bia ở Việt Nam
Các số liệu nghiên cứu, khảo sát thực tiễn cho thấy tình hình sử dụng rượu,
bia và đồ uống có cồn khác ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng


14

nhanh qua các năm, được thể hiện thông qua 3 tiêu chí: (1) mức tiêu thụ lít cồn
nguyên chất bình quân đầu người và ở nam giới, (2) tỷ lệ người dân có uống rượu,
bia và (3) tỷ lệ người uống rượu, bia ở mức nguy hại [2].
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ rượu bia tăng mạnh
trong những năm qua. Nếu quy đổi tiêu thụ rượu bia ra lít cồn nguyên chất thì mức
tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người ( trên 15 tuổi) đã tăng 74% từ giai
đoạn 2003-2005 là 3,8 lít cồn/ người/ năm lên đến 6,6 lít cồn/người/năm gia đoạn
2008-2010, trong khi tỷ lệ này ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương chỉ là 26% và
thế giới là 1% [9]. Trong đó, bia là loại đồ uống có cồn được tiêu thụ chủ yếu tại
Việt Nam, với 97% lượng cồn nguyên chất tiêu thụ là từ bia [5]. Sản lượng tiêu thụ
bia tăng từ 2,8 tỷ lít năm 2012 lên hơn 3 tỷ lít năm 2013 [21]. Việt Nam trở thành
quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 3 Châu Á, chỉ sau Nhật
Bản, Trung Quốc [22]. Mặt khác, số liệu trên là tính chung cho cả nam và nữ giới
trên 15 tuổi trong khi ở Việt Nam, việc sử dụng rượu bia chủ yếu là ở nam giới. Nếu
tính riêng trong số nam giới trên 15 tuổi có sử dụng rượu bia, thì mức tiêu thụ trung
bình lên tới 27,4 lít rượu nguyên chất năm 2010 [23]. Mức tiêu thụ này rất cao, xếp
thứ 2 trong các nước Đông Nam Á, xếp thứ 10 Châu Á và thứ 29 trên thế giới [5].
Bộ Y tế dự báo rằng mức độ tiêu thụ này sẽ còn gia tăng trong những năm tới nếu
không có các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ để điều chỉnh kịp thời [2].

Về mức độ phổ biến của việc sử dụng rượu bia, các nghiên cứu gần đây tại
Việt Nam đã chỉ ra rằng, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam giới cao hơn so với nữ giới
và tỷ lệ sử dụng rượu bia ở cả 2 giới đang ngày càng gia tăng. Kết quả nghiên cứu
của Trần Văn Hưởng về thực trạng sử dụng rượu bia ở đồng bào dân tộc Khmer từ
25-64 tuổi năm 2017 cho thấy tỷ lệ nam giới sử dụng rượu là 74,8% và ở nữ là
13,3% [24]. Nếu như năm 2010, Việt Nam có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi
có uống rượu bia trong 30 ngày qua thì sau đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên
tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới [25]. Theo báo cáo điều tra y tế
quốc gia năm 2001- 2002, tỉ lệ sử dụng rượu bia ở nam giới có chiều hướng tăng


15

theo bậc các nhóm tuổi, cao nhất ở độ tổi từ 35-44 tuổi chiếm tỷ lệ 63,3% và có
chiều hướng giảm khi về già. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên bắt đầu uống rượu bia từ
trước 19 tuổi ở nam giới là 29,7% và 13,9% ở nữ, trong đó cao nhất ở nhóm nam
giới mù chữ (42,7%) thấp nhất ở nhóm nam giới trên cấp III (21,5%). Tỷ lệ hộ gia
đình có người uống rượu bia là 53,5% trong tổng số 36000 hộ gia đình tham gia vào
nghiên cứu, 62,9% số xã/phường được lãnh đạo xã/phường xác định lạm dụng rượu
bia là một tệ nạn xã hội tại xã/phường [26].
Tại Việt Nam, 99% đồ uống có cồn là rượu và bia, những loại đồ uống có
cồn khác chiếm tỷ lệ không đáng kể [5]. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng các loại rượu
tự nấu, không có nguồn gốc rõ ràng cũng đang là một vấn đề đáng lo ngại tại Việt
Nam. Hiện có khoảng 95,7% người sử dụng rượu bia ở Việt Nam thường xuyên
uống các loại rượu bia thủ công do tư nhân tự nấu. Số lượng 90% rượu bia trên thị
trường do tư nhân nấu tương đương khoảng 250 triệu lít/năm [27].
Nghiêm trọng hơn, tình trạng lạm dụng rượu bia đang là thách thức lớn tại
Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu của việc chiến lược và chính sách y tế năm 2005
trên 1200 hộ gia đình tại 3 tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Bà rịa Vũng tàu. Với 3464
người trên 15 tuổi có tỷ lệ lạm dụng rượu bia là 18%, trong đó tỷ lệ lạm dụng rượu

cao hơn nhiều so với tỷ lệ lạm dụng bia (lạm dụng rượu ở nam là 36%, ở nữ là
0,1%, lạm dụng bia ở nam là 10% và 1% nữ). Tỷ lệ lạm dụng rượu cao nhất ở nhóm
những người không biết chữ (24%), tiếp đến là những người sau đại học (22%),
thấp nhất là nhóm PTTH (11%). Ngược lại thì lạm dụng bia chiếm tỷ lệ cao nhất ở
những người có trinh độ học vấn sau đại học (22%) và giảm dần theo bậc học, thấp
nhất ở nhóm những người trình độ tiểu học (2%). Khi uống rượu bia, người uống có
xu hướng uống rượu vượt mức giới hạn cho phép 1 lần trong khi đó, uống bia lại
nằm trong giới hạn cho phép trong 1 lần uống [28].
Theo kết quả công bố của tác giả Kim Bảo Giang và cộng sự thực hiện tại Ba
Vì – Hà Tây năm 2004 cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam là 87,3%. Tỷ lệ sử
dụng rượu bia 4lần/tuần chiếm 1 tỷ lệ khá cao 22,4 %. Kết quả điều tra cũng cho
thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia trên 4lần/tuần có xu hướng tăng theo tuổi từ 19,9% ở


16

nhóm 18-24 tuổi lên đến 24,2% ở nhóm trên 45 tuổi. Tỷ lệ uống lượng rượu bia tiêu
thụ trung bình trong 1 lần uống giảm dần theo số cốc chuẩn, tỷ lệ cao nhất ở nhóm
1-2 cốc chuẩn (46,9%), tiếp đến là nhóm 3-4 cốc (25%), nhóm 5-6 cốc (17,1%),
thấp nhất là nhóm trên 10 cốc chuẩn (4,1%). Tỷ lệ uống quá chén chiếm 17,3%
trong đó cao nhất là uống quá chén trên 1tháng/1lần (9,6%), thấp nhất ở nhóm lạm
dụng hàng ngày (0,9%) [29].
Kết quả nghiên cứu ở xã Khánh Hà Hà Tây do tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà
thực hiện 2008 cho thấy: Với dân số 6704 người trên 18 tuổi ở xã có 884 người sử
dụng rượu bia đạt tiêu chuẩn đoán lạm dụng rượu bia và nghiện rượu bia chiếm 13,2%
dân số điều tra. Trong đó 884 người lạm dụng rượu bia và nghiện rượu bia có 734
người, lạm dụng rượu bia chiếm 11,1% và 141 người nghiện rượu bia chiếm 2,1%. Số
lần uống rượu bia mỗi ngày chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm từ 1-3 lần (91%) thấp nhất ở
nhóm trên 10 lần (9%). Lượng rượu bia tiêu thụ mỗi ngày cao nhất ở lượng uống trên
15-25 cốc chuẩn chiểm tỷ lệ 44,7%, tiếp đến lượng rượu bia từ trên 25-50 cốc chuẩn

(27%), thấp nhất là tỷ lệ uống lượng rượu bia dưới 10 cốc chuẩn (1%) [30].
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến lạm dụng rượu bia
1.3.1. Dân tộc
Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, có mối liên quan giữa việc
lạm dụng rượu bia với yếu tố dân tộc. Nghiên cứu về thực trạng, các yếu tố ảnh
hưởng và tác hại của lạm dụng rượu bia ở một số vùng sinh thái của Việt Nam, 2009
của tác giả Hoàng Thị Phượng cho thấy, người dân tộc thiểu số lạm dụng rượu bia
cao gấp 2,2 lần người dân tộc Kinh [31].
1.3.2. Trình độ học vấn
Nghiên cứu về tiêu dùng rượu bia ở Việt Nam của tác giả Lưu Bích Ngọc và
Nguyễn Thị Thiềng đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa trình độ học vấn với hành
vi sử dụng rượu bia, theo hướng trình độ học vấn càng cao thì sử dụng rượu bia
càng nhiều [6]. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm dụng rượu bia ở nhóm có trình độ học vấn thấp
lại cao hơn nhóm người trình độ học vấn cao [24]. Điều này được lý giải có thể là
do trình độ học vấn càng cao, quan hệ bạn bè nhiều, có khả năng làm ra tiền nên


17

điều kiện tiếp cận và uống rượu bia nhiều hơn. Tuy nhiên, những người có trình độ
học vấn cao lại hiểu biết hơn về tác hại của việc lạm dụng rượu bia và biết nhiều
hơn về mức độ sử dụng rượu bia an toàn.
1.3.3. Nghề nghiệp
Tính chất nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng và lạm dụng rượu
bia của đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về thực trạng sử dụng rượu bia
tại tỉnh Trà Vinh năm 2015 cho thấy tỷ lệ lạm dụng rượu bia cao nhất ở nhóm nông
dân và lao động tự do chiếm tới 92,1%, trong khi đó công nhân viên chức nhà nước
chỉ lạm dụng ở mức 3,4% [24].
1.3.4. Tình trạng hôn nhân
Nghiên cứu về thực trạng sử dụng rượu bia của nam giới tại Hà Nội năm

2016 chỉ ra rằng, yếu tố về tình trạng hôn nhân có mối liên quan đến tình trạng sử
dụng và lạm dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu, những người đã kết hôn có
nguy cơ sử dụng rượu bia ở mức nguy hại cao gấp 2,54 lần so với những người ly
thân/ ly dị/ góa [32].
1.3.5. Khu vực sống và các yếu tố về văn hóa, truyền thống
Bên cạnh các yếu tố các nhân thì truyền thống văn hóa, phong tục tập quán
và chuẩn mực hành vi cũng là những nhân tố quan trọng chi phối trực tiếp tới mức
độ lạm dụng rượu bia của mỗi cá nhân cũng như từng khu vực [18]. Sự đa dạng về
văn hóa xã hội, chính trị, địa lý và tôn giáo là đặc trưng của khu vực Đông Nam Á.
Điều này dẫn đến nhiều mô hình hành vi và nhận thức khác nhau liên quan đến việc
sử dụng rượu bia không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các vùng trong một quốc
gia [33]. Uống rượu bia là một hành động được nhiều xã hội chấp nhận và được coi
là nét văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia. Điển hình tại Việt Nam, rượu bia
thường hay được sử dụng trong các dịp lễ, hội, các cuộc vui chơi giải trí, các sự
kiên văn hóa….[18] Thậm chí, hành vi sử dụng rượu bia còn được dùng để đánh giá
sự nam tính của một người đàn ông. Tại nhiều nước, mức độ tiêu thụ rượu bia gia
tăng mạnh vào những ngày công nhân được nhận lương, còn được gọi là “payday
drinking” [18].


18

Những người sống ở khu vực nông thôn thường lạm dụng rượu bia nhiều hơn
so với những người sống ở thành thị. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu đã chỉ ra
những nam giới sống ở nông thôn sử dụng rượu bia ở mức nguy hại cao gấp 1,51
lần so với nam giới sống ở khu vực thành thị [32]. Những người sinh sống tại nông
thôn thường sử dụng rượu theo thói quen và truyền thống tại các gia đình, một trong
những yếu tố tác động có thể kể ra đó là người ở khu vực nông thôn thường tự ủ,
nấu rượu hoặc sống lân cận với những người có hoạt động sản xuất rượu. Hơn thế
nữa, loại rượu thường xuyên được đối tượng này sử dụng là những loại rượu nặng.

Còn ở thành thì, đa số rượu bia được sử dụng trong những dịp gặp gỡ, giao lưu để
phát triển những mối quan hệ xã hội, lượng rượu sử dụng thường không quá cao và
thường sử dụng những loại rượu nhẹ.
1.3.6. Tình trạng dinh dưỡng (BMI)
Trên thế giới đã có nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan nghịch giữa BMI và
mức tiêu thụ rượu bia. Những người càng thừa cân, béo phì thì càng ít uống rượu
bia [34]. Một nghiên cứu khác về mối liên quan giữa BMI với việc sử dụng rượu ở
nam giới trung niên tại Anh cho thấy những người có mức tiêu thụ rượu bia cao thì
thường dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì [35].
1.3.7. Tình trạng sức khỏe
Lạm dụng rượu bia đã được xác định là một yếu tố nguy cơ đối với các bệnh
không lây nhiễm như THA, ĐTĐ, tăng cholesterol máu. Nghiên cứu về mô hình
tiêu thụ rượu bia và mối liên quan với các bênh không lây nhiễm tại Thái Lan đã chỉ
ra rằng, tiêu thụ rượu nặng (từ 4 cốc chuẩn trở lên/ lần), ngay cả khi không thường
xuyên thì cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh không lây mạn tính [36].


19

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019
2.2. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu số liệu sẵn có từ “Điều tra Quốc gia
về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam năm 2015” do Bộ Y Tế thực hiện cho
nhóm tuổi 18 - 69 dựa theo công cụ và quy trình STEPS của Tổ chức Y Tế Thế Giới.
- Sơ đồ dưới đây mô tả quy trình STEPS trong thu thập số liệu:

Các bước

Bước 1

Phương pháp
Phỏng vấn

Công cụ
Bộ câu hỏi
phỏng vấn
STEPS Ver 3.1

Bước 2

Đo nhân
trắc

Bước 3

- Thước đo
chiều cao
- Thước dây
- Cân
- Máy đo
huyết áp

Xét

Máy phân tích

nghiệm


máu và nước

sinh hóa

tiểu

Thông tin thu thập
Mức cơ bản và mức
mở rộng:
- Nhân khẩu học
- Hút thuốc
- Tiêu thụ rượu bia
- Tiêu thụ rau và trái
cây
- Tiêu thụ muối
- Hoạt động thể lực
- Khác
Mức cơ bản:
- Chiều cao
- Cân nặng
- Vòng eo
- Huyết áp

Mức cơ bản, mức mở
rộng và tùy chọn
- Glucose máu
- Cholesterol máu
- Creatinine và Natri
trong nước tiểu



20

2.3. Đối tượng nghiên cứu
Nam giới độ tuổi từ 30 - 49 tuổi tham gia vào “Điều tra quốc gia về yếu tố
nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam 2015”.
Tiêu chuẩn lựa chọn:


Nam giới



Tuổi từ 30 đến 49



Đồng ý tham gia nghiên cứu



Thông tin thu thập không thiếu quá 50% số biến nghiên cứu

2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
“Điều tra Quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam năm 2015”
 Cỡ mẫu

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính theo một tỷ lệ với mẫu được phân
tầng theo giới tính và 3 nhóm tuổi (18-29, 30-49, 50-69). Cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi
tầng được tính bằng công thức dưới đây:

Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu
: Hệ số tin cậy, với khoảng tin cậy 95%, kiểm định 2 phía, =1,96.
d: Khoảng sai lệch tuyệt đối, d = 0,05
P: tỷ lệ ước đoán P được lấy bằng 0,5
Bổ sung:
Hệ số thiết kế: 1,5
Tỷ lệ trả lời mong đợi: 0,8
Số tầng nghiên cứu (theo nhóm tuổi và giới): 6
Cỡ mẫu của điều tra là:

 Cách chọn mẫu


21

- “Điều tra Quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam năm
2015” sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Lấy mẫu cụm
Chọn 15% khung mẫu chính từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 được
25.500 khu vực. Khung mẫu chính được chia thành 2 biến phân tầng: đô thị hóa (1
= đô thị; 2 = nông thôn) và nhóm huyện (1 = huyện/ thị xã/ thành phố của tỉnh; 2 =
vùng đồng bằng và ven biển; 3 = miền núi, huyện đảo). Sử dụng phương pháp chọn
mẫu tỷ lệ với cỡ dân số (PPS) để chọn mẫu cụm từ 6 tầng của khung mẫu chính
chọn ra được 315 cụm tại các đô thị và 342 cụm cho vùng nông thôn. Sử dụng
phương pháp chọn ngẫu nhiên hệ thống, chọn ra 315 cụm.
+ Giai đoạn 2: Lấy mẫu hộ gia đình
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, lấy 10% hộ gia đình trong
mỗi cụm đã được chọn. Tổng số hộ gia đình tham gia điều tra quốc gia năm 2015 là
4651 hộ.

+ Giai đoạn 3: Lấy mẫu cá nhân
Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên đơn chọn ra 1 người từ mẫu hộ gia đình để
phỏng vấn bộ câu hỏi.
- Cách chọn mẫu của nghiên cứu: nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn
mẫu thuận tiện, chọn toàn bộ các bản ghi thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn từ 4320 bản
ghi của bộ số liệu “Điều tra Quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt
Nam năm 2015” do Bộ Y tế thực hiện. Trên thực tế, đã chọn được 795 đối tượng
phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn để đưa vào trong nghiên cứu này.
2.5. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu
Các biến số phù hợp với mục tiêu nghiên cứu được chọn ra từ bộ câu hỏi
chuẩn của WHO (STEPS Instrument CORE_EXP V3.1) dành cho điều tra STEPS.
Bảng dưới đây mô tả các biến số đã được lựa chọn:


22

Nhóm biến số

Biến số
Tuổi
Dân tộc
Khu vực sống
Nghề nghiệp

Đặc điểm
chung

Tình trạng hôn
nhân
Trình độ học

vấn
Tình trạng sức
khỏe
Tình trạng dinh
dưỡng

Mục tiêu 1:
Thực trạng
sử dụng
rượu bia
của đối
tượng
nghiên cứu

Chưa
từng
uống rượu bia
Không
uống
trong 12 tháng
qua
Uống rượu bia
trong 12 tháng
qua,
không
uống trong 30
ngày qua
Sử dụng rượu
bia trong 30
ngày qua

Tần suất sử
dụng rượu bia

Định nghĩa/ Chỉ số
Tuổi trung bình của đối tượng
nghiên cứ (dương lịch)
Tỷ lệ % người dân tộc Kinh và
dân tộc khác
Tỷ lệ % dân thành thị và nông
thôn
Tỷ lệ % người làm Cán bộ nhà
nước/làm cho tổ chức tư
nhân /Lao động tự do/ Khác
Tỷ lệ % người Độc thân/Đã
kết hôn/Góa, Ly thân, Ly dị
Tỷ lệ % người Chưa tốt nghiệp
tiểu học/ Tiểu học/ THCS/
THPT/ Trung cấp,Cao đẳng, đại
học
Tỷ lệ % người có tiền sử mắc
THA, ĐTĐ và tăng Cholesterol
máu
Tỷ lệ % người gầy/ bình
thường/ thừa cân, béo phì
Tỷ lệ % đối tượng từ trước đến
nay chưa bao giờ sử dụng rượu
bia

Phương pháp
thu thập

Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn

Phỏng vấn

Phỏng vấn
Đo trực tiếp
Phỏng vấn

Tỷ lệ % đối tượng không uống
rượu bia trong 12 tháng qua

Phỏng vấn

Tỷ lệ % người có uống rượu
bia trong 12 tháng qua nhưng
không uống trong 30 ngày qua

Phỏng vấn

Tỷ lệ % người có uống rượu
bia trong 30 ngày qua

Phỏng vấn

Tỷ lệ % người uống theo các
tần suất: hàng ngày, 5-6


Phỏng vấn


23

Nhóm biến số

Biến số

Định nghĩa/ Chỉ số

Phương pháp
thu thập

ngày/tuần, 1-4 ngày/tuần, 1-3
trong 12 tháng
ngày/tháng, ít hơn 1 ngày/
qua
tháng.
Lượng
rượu Số đơn vị cồn trung bình /1 lần
Phỏng vấn
tiêu thụ/ 1 lần
uống
Số lần uống từ
Số lần trung bình uống từ 1
1 đơn vị cồn
Phỏng vấn
đơn vị cồn trở lên

trở lên
Số lần uống từ
Số lần trung bình uống từ 6
6 đơn vị cồn
Phỏng vấn
đơn vị cồn trở lên
trở lên
Số gam rượu uống trong 1 lần
trong 30 ngày qua. Tỷ lệ %
Mức độ sử người uống theo các mức:
Phỏng vấn
dụng
Uống nhiều (≥ 60g)
Uống vừa (40 - 59,9g)
Uống ít (< 40g)
Sử dụng rượu Tỷ lệ % người có uống rượu
Phỏng vấn
bia 7 ngày qua bia 7 ngày qua
Tỷ lệ % người uống theo các
Tần suất sử
tần suất: không uống ngày nào/
dụng rượu bia
Phỏng vấn
1-2 ngày, 3-4 ngày, 5-6 ngày
7 ngày qua
và hàng ngày.
Tỷ lệ % người uống các loại
Loại rượu bia
rượu : rượu tự nấu, bia, rượu
Phỏng vấn

hay sử dụng
mạnh, rượu nhẹ
Tỷ lệ % người lạm dụng rượu
Lạm dụng rượu
bia (uống trên 3 đơn vị rượu/
Phỏng vấn
bia
ngày đối với nam)
Mối liên quan giữa lạm dụng
Mục tiêu 2: Đặc điểm nhân rượu bia với các đặc điểm
nhân khẩu học của đối tượng
Các yếu tố khẩu học
nghiên cứu
liên quan
đến việc lạm
Mối liên quan giữa lạm dụng Tỷ
suất
Tình trạng dinh
dụng rượu
rượu bia với tình trạng BMI chênh OR
dưỡng
bia của đối
của đối tượng nghiên cứu
tượng
Mối liên quan giữa lạm dụng
Tiền sử bệnh
nghiên cứu
rượu bia với tiền sử bệnh của
tật
đối tượng nghiên cứu

2.6. Quy trình thu thập số liệu


24

2.6.1. Công cụ thu thập số liệu
2.6.1.1. Bộ câu hỏi
Sử dụng bộ câu hỏi chuẩn WHO (STEPS Instrument CORE_EXP V3.1). Bộ
câu hỏi được dịch sang Tiếng Việt và được hiệu chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực
tế của Việt Nam và được thử nghiệm tại thực địa trước khi sử dụng.
2.6.1.2. Bộ tranh minh họa
Hỗ trợ cho người phỏng vấn để đo lường và quy đổi sang đơn vị chuẩn, bộ
tranh minh họa sẽ bao gồm:


Tranh minh hoạt cho rau quả và trái cây



Tranh minh họa cho đồ uống có cồn

2.6.1.3. Công cụ đo nhân trắc, huyết áp
-

Máy đo huyết áp điện tử chuẩn theo khuyến nghị của WHO

-

Cân điện tử tiêu chuẩn do WHO khuyến nghị


-

Thước dây, thước đo chiều cao chuẩn theo khuyến nghị của WHO

2.6.1.4. Công cụ xét nghiệm
- Thiết bị xét nghiệm glucose máu và xét nghiệm cholesterol máu chuẩn
- Máy phân tích nước tiểu

2.6.2. Các đơn vị đo lường
2.6.2.1. Đánh giá lạm dụng rượu bia
Đối tượng nam giới được phân loại là lạm dụng rượu bia khi uống trên 21
đơn vị rượu mỗi tuần hoặc trên 3 đơn vị rượu mỗi ngày [1].
2.6.2.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Dựa vào chỉ số BMI, phân theo tiêu chuẩn cho người Châu Á [37]:
- Gầy

: < 18,5

- Bình thường

: 18,5 – 22,9

- Thừa cân, béo phì : ≥ 23
2.6.2.3. Đánh giá mức độ sử dụng rượu bia [4]


25

- Uống nhiều : ≥ 60 gam rượu/ lần
- Uống vừa: 40 – 59,9 gam rượu/ lần

- Uống ít: < 40 gam rượu/ lần
2.6.3. Quy trình thu thập số liệu
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được nhập, làm sạch và quản lý bằng phần
mềm Microsoft Access. Sau đó, tiến hành chọn ra các bản ghi phỏng vấn trên đối
tượng từ 30 - 49 tuổi thảo mãn tiêu chuẩn lựa chọn và chuyển sang phần mềm
STATA 12.0 để phân tích.
2.7. Xử lý và phân tích số liệu
Phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc điểm nhân khẩu
học, tình trạng sử dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu (tần số, tỷ lệ, giá trị trung
bình, độ lệch chuẩn). Các yếu tố liên quan đến tình trạng lạm dụng rượu của đối
tượng nghiên cứu được xác định bằng tỷ suất chênh OR. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05.
2.8. Sai số - cách khắc phục và hạn chế nghiên cứu
2.8.1. Sai số
- Sai số do lựa chọn đối tượng nghiên cứu: lựa chọn đối tượng sai tiêu chuẩn
lựa chọn, bỏ sót đối tượng nghiên cứu, đối tương nghiên cứu không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
- Sai số trong quá trình thu thập số liệu: Sai số nhớ lại do đối tượng nghiên
cứu hồi ức lại thông tin.
- Sai số trong quá trình nhập liệu và phân tích số liệu.
2.8.2. Cách khắc phục sai số
- Thống nhất tiêu chuẩn lựa chọn, lựa chọn đối tượng theo đúng tiêu chuẩn
tránh bỏ sót.
- Với các sai số trong quá trình thu thập số liệu: Đối với các dữ liệu nghi ngờ
có sai sót sẽ hỏi lại hoặc kiểm tra lại với điều tra viên
- Với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: Làm sạch các số liệu
bị thiếu và số liệu vô lý trước khi phân tích.



×