Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm các CHỈ số tế bào máu NGOẠI VI ở NGƯỜI HIẾN máu TÌNH NGUYỆN tại VIỆN HUYẾT học TRUYỀN máu TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.42 KB, 54 trang )

1

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
----***----

BI TH THU

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM CáC CHỉ Số Tế BàO
MáU NGOạI VI
ở NGƯờI HIếN MáU TìNH NGUYệN
TạI VIệN HUYếT HọC - TRUYềN MáU TRUNG
ƯƠNG

KHểA LUN TT NGHIP C NHN Y KHOA
KHểA 2015 2019


2

HÀ NỘI – 2019


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI


----***----

BI TH THU

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM CáC CHỉ Số Tế BàO
MáU NGOạI VI
ở NGƯờI HIếN MáU TìNH NGUYệN
TạI VIệN HUYếT HọC - TRUYềN MáU TRUNG
ƯƠNG
Ngnh o to : C nhõn Xột nghim Y hc
Mó ngnh

: 52720332

KHểA LUN TT NGHIP C NHN Y KHOA
KHểA 2015 2019
Ngi hng dn khoa hc:
ThS. Phm Hi Yn


HÀ NỘI – 2019

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà
Nội cùng toàn thể các thầy, cô Bộ môn Xét Nghiệm Huyết học, Khoa Kỹ thuật y
học Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình giảng dạy kiến thức cho tôi trong suốt
quá trình học tập làm nền tảng vững chắc để tôi hoàn thành khóa luận.
Đảng ủy, ban lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, đặc
biệt là các thầy cô, anh chị nhân viên tại Khoa Tế bào Tổ chức học đã tạo mọi

điều kiện cho tôi học tập, thực hành, tích lũy kiến thức lâm sàng và thu thập
số liệu hoàn thành khóa luận.
ThS. Phạm Hải Yến - Giảng viên bộ môn Huyết học - Truyền máu,
Trường Đại học Y Hà Nội, người Cô hướng dẫn đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ,
luôn nhắc nhở, động viên khích lệ, chỉ bảo tỉ mỉ, tận tình, định hướng đường
đi, cách thức thực hiện cũng như giảng dạy cung cấp cho tôi những kiến thức
trong lĩnh vực nghiên cứu để tôi tự tin hoàn thành khóa luận.
Nhân dịp này, tôi cũng xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới bố, mẹ, các anh, các chị, các em, bạn bè và những người thân trong gia đình
đã dành tình yêu thương cho tôi, luôn luôn động viên, cổ vũ, khích lệ là nguồn
sức mạnh to lớn để thôi thúc tôi phấn đấu và trưởng thành trên con đường học
tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2019
Sinh viên


Bùi Thị Thu

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Bùi Thị Thu, sinh viên Khoa Kỹ thuật Y học Trường Đại học Y Hà
Nội khóa 2015-2019 xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của ThS. Phạm Hải Yến.
2. Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi
nghiên cứu cho phép lấy số liệu và xác nhận.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Người viết cam đoan

Bùi Thị Thu



CHỮ VIẾT TẮT
BFU-E

: Burst forming unit-Erythrocyte (đơn vị tạo quầng hồng cầu)

CFU-E

: Colony forming unit-Erythrocyte (đơn vị tạo cụm hồng cầu)

CFU-G

: Colony-forming units – Granulocyte (tế bào gốc định hướng
dòng bạch cầu hạt)

CFU-GEMM : Colony-forming units generating granulocytes, erythroblasts,
macrophages and megakaryiocytes
(tế bào gốc định hướng dòng tủy)
CFU-L

: Colony-forming units lympho
(tế bào gốc định hướng dòng lympho)

CFU- Meg


: Colony-forming units – Megakaryoblast
(tế bào gốc định hướng dòng tiểu cầu)

CTBC

: Công thức bạch cầu

HCT

: Hematocrit (Thể tích khối hồng cầu)

HGB

: Hemoglobin (Nồng độ huyết sắc tố)

HMTN

: Hiến máu tình nguyện

MCH

: Mean Corpuscular Hemoglobin
(Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu)

MCHC

: Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration
(Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu)


MCV

: Mean Corpuscular Volume (Thể tích trung bình hồng cầu)

NEUT

: Neutrophil (Bạch cầu trung tính)

PLT

: Platelet (Tiểu cầu)

RBC

: Red Blood cell (Hồng cầu)

RDW

: Red cell Distribution With (Dải phân bố kích thước hồng cầu)

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC

LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


11

ĐẶT VẤN ĐỀ
Máu là một tổ chức lỏng, màu đỏ, lưu thông trong hệ tuần hoàn. Máu có
vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự sống và sức khỏe con người. Máu và các
chế phẩm máu là một dược phẩm quý giá chưa có gì thay thế được. Hằng
ngày, nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị là rất lớn, trong nhiều lĩnh vực
như: mất máu sau chấn thương, điều trị các bệnh lý đặc biệt là bệnh về huyết
học...và dự phòng cho các thảm họa an ninh, quốc phòng [1]. Theo Tổ chức Y
tế thế giới WHO, mỗi năm, mỗi quốc gia cần 2% dân số hiến máu mới đảm
bảo nhu cầu về máu cho điều trị. Tình trạng thiếu máu diễn ra phổ biến ở hầu
hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam [2].
Theo số liệu thống kê của ngân hàng máu Việt Nam, lượng máu tiếp
nhận ước tính cả nước trong năm 2018 được khoảng 1,4 triệu đơn vị máu, chỉ
đáp ứng trên 60% nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị [3]. Vậy nên, tuyên
truyền và xây dựng nguồn người hiến máu tình nguyện (HMTN) thường
xuyên, chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của tất cả các ngân hàng
máu. Do đó, các thông tin về kết quả xét nghiệm tế bào máu ngoại vi của
người HMTN là rất cần thiết. Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là
một trong những đơn vị hàng đầu của cả nước trong tuyên truyền HMTN và
cung cấp các chế phẩm máu. Nhằm bước đầu đánh giá các chỉ số tế bào máu
ngoại vi của người HMTN chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu đặc điểm các chỉ số tế bào máu ngoại vi ở người hiến máu
tình nguyện tại Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương” với mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm một số chỉ số tế bào máu ngoại vi ở người HMTN tại
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trong giai đoạn từ ngày
1/11/2018 đến ngày 31/1/2019.


12

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Quá trình sinh máu

Sinh máu là sự sinh sản của các tế bào máu tiền thân (được duy trì nhờ tế
bào gốc sinh máu), sau đó biệt hóa để trở thành các dòng tế bào máu và
trưởng thành để tạo nên các tế bào lưu hành trong máu ngoại vi. Có thể nói
quá trình sinh máu ở người là đỉnh cao của sự tiến hóa, đạt tới mức hoàn thiện
nhất và có những cơ chế điều hòa tinh tế nhất định [4], [5].
Quá trình sinh máu được chia thành ba giai đoạn kế tiếp nhau:
- Giai đoạn tế bào gốc
- Giai đoạn tế bào tăng sinh và trưởng thành
- Giai đoạn tế bào thực hiện chức năng
1.1.1.

Giai đoạn tế bào gốc

Tế bào gốc được sinh ra và tồn tại chủ yếu ở tủy xương luôn được duy trì
ở mức độ vừa phải chiếm 0,001-0,05% và chỉ khi cần thiết mới tăng sinh và
biệt hóa để tạo ra một dòng tế bào tùy theo nhu cầu của cơ thể. Cũng có thể
thấy tế bào gốc ở hạch và lách nhưng đó là do từ máu ngoại vi di cư đến [6],
[7]. Dựa theo sự phát triển và biệt hóa, các tế bào gốc được chia thành ba loại
chính: Tế bào gốc vạn năng; Tế bào gốc định hướng theo dòng gồm định

hướng dòng tủy (CFU-GEMM) hay định hướng dòng lympho (CFU-L); Tế
bào gốc tiền thân đơn dòng như: dòng hồng cầu (BFU-E, CFU-E), dòng bạch
cầu hạt (CFU-G), bạch cầu đoạn ưa acid (CFU-Eo), bạch cầu đoạn ưa base
(CFU-Ba), dòng lympho B và T (CFU-B và CFU-T) và tiểu cầu (CFU - Meg)
[8], [9]


13

1.1.2.

Giai đoạn tế bào tăng sinh và biệt hóa

Trong giai đoạn này các tế bào có đặc điểm tăng sinh để "tăng lên về mặt
số lượng bằng cách phân chia nguyên nhiễm và biệt hoá để "trưởng thành về
mặt chất lượng. Giai đoạn này diễn ra trong tủy xương.
Với dòng hồng cầu, tế bào gốc dòng hồng cầu (CFU-E) tạo ra nguyên
tiền hồng cầu. Trong quá trình trưởng thành của dòng hồng cầu kích thước tế
bào giảm dần, hàm lượng huyết sắc tố tăng, tỷ lệ nhân/bào tương giảm dần,
nhân tế bào dần bị đông đặc và bị đẩy ra ngoài theo tuần tự: Một nguyên tiền
hồng cầu (Proerythroblast) sinh ra hai nguyên hồng cầu ưa base I
(Erythroblast basophil) rồi tạo nên bốn nguyên hồng cầu ưa base II. Một
nguyên hồng cầu ưa base II sinh ra hai nguyên hồng cầu đa sắc (Erythroblast
polycromatophil). Nguyên hồng cầu ưa acid (Erythroblast acidophil) được tạo
ra do một nguyên hồng cầu đa sắc nhân đôi. Nguyên hồng cầu ưa acid thoát
nhân tạo nên hồng cầu lưới. Hồng cầu lưới và hồng cầu trưởng thành được
tủy xương giải phóng vào máu ngoại vi [10].
Với dòng bạch cầu, bạch cầu hạt được sinh ra từ tế bào gốc tiền thân là
CFU-G tạo nên tế bào đầu dòng là nguyên tủy bào (myeloblast). Từ nguyên
tủy bào sinh ra hai tiền tủy bào (promyelocyte). Sau đó, tiền tủy bào phân chia

thành tủy bào (myelocyte). Tủy bào sẽ phân chia thành hậu tủy bào
(metamyelocyte). Hậu tủy bào biệt hóa thành bạch cầu đũa. Bạch cầu đũa là
giai đoạn cuối cùng trước khi tế bào thực sự trưởng thành bạch cầu đoạn [11].
Dòng bạch cầu lympho được sinh ra từ tiền thân là CFU-L. Sau đó chúng
phân chia thành hai nhóm chính: tế bào nguồn B và tế bào nguồn T. Tế bào
nguồn T và B tiếp tục biệt hoá thành lympho T (quá trình phát triển và trưởng
thành tại tuyến ức) và lympho B (quá trình phát triển và trưởng thành tại lách
và tủy xương). Các giai đoạn trưởng thành của dòng lympho gồm: nguyên


14

bào lympho (lymphoblast), tiền lympho (prolymphocyte) và lympho trưởng
thành (lymphocyte) [12].
Dòng bạch cầu mono xuất phát từ tế bào gốc định hướng dòng mono
(CFC-M). Quá trình biệt hóa bạch cầu mono qua các giai đoạn: nguyên bào
mono (monoblast), tiền mono (promonocyte) và bạch cầu mono trưởng thành
(monocyte) [12].
Với dòng tiểu cầu, CFU-Meg phát triển thành tế bào tiền thân đầu dòng
tiểu cầu là nguyên mẫu tiểu cầu (megakaryoblast), tiếp theo là mẫu tiểu ưa base
rồi đến mẫu tiểu cầu có hạt chưa sinh tiểu cầu và mẫu tiểu cầu có hạt đang sinh
tiểu cầu. Mẫu tiểu cầu có hạt đang sinh tiểu cầu sẽ sinh ra tiểu cầu. Trung bình
một mẫu tiểu cầu sẽ phóng thích ra khoảng 3000-4000 tiểu cầu [13].
1.1.3.

Giai đoạn tế bào thực hiện chức năng

Các tế bào sau khi biệt hóa và trưởng thành thì có mặt ở máu ngoại vi,
cơ quan dự trữ (xoang, gan, lách), và cả trong tủy xương và hạch bạch huyết
để thực hiện các chức năng bảo vệ cơ thể.

Hồng cầu trưởng thành lưu hành trong máu ngoại vi là tế bào không
nhân, rất ít bào quan, hình đĩa lõm hai mặt, đường kính khoảng 7-8 µm, dày
1-3 µm, dày không quá 1 µm ở trung tâm. Trên tiêu bản nhuộm giemsa hồng
cầu có màu hồng, khoảng 1/3 giữa tế bào nhạt màu hơn [14]. Hồng cầu gồm
nhiều thành phần khác nhau, trong đó, thành phần chính của hồng cầu là
hemoglobin chiếm 28% hồng cầu. Hemoglobin quy định chức năng của hồng
cầu. Hemoglobin kết hợp với oxy ở phổi ở phần Fe2+ của heme tạo thành
oxyhemoglobin (HbO2), vận chuyển đến mô giải phóng O2 cho tế bào. Tại mô,
hemoglobin kết hợp với carbonic tạo thành carbohemoglobin (HbCO 2) sau đó
phân ly ở phổi nhờ vậy mà CO 2 được vận chuyển ra ngoài tế bào. Đời sống


15

hồng cầu khoảng 120 ngày. Mỗi giây có khoảng 2.5 triệu hồng cầu bị loại
khỏi tuần hoàn. Để thay thế hồng cầu già cỗi, mỗi ngày tủy xương sản xuất ra
khoảng 200 tỷ hồng cầu mới (hồng cầu lưới). Bình thường, tốc độ phá hủy và
tốc độ tạo hồng cầu xấp xỉ bằng nhau giữ cho số lượng hồng cầu trong máu
ngoại vi luôn được hằng định [15].
Bạch cầu trong máu ngoại vi là các tế bào có nhân, không bắt màu thuốc
nhuộm thông thường, có chức năng chủ yếu là bảo vệ cơ thể chống lại các tác
nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài cũng như bên trong cơ thể. Dựa vào
kích thước tế bào, hình dáng nhân và cách bắt màu thuốc nhuộm của các hạt
trong bào tương (thuốc nhuộm thường sử dụng là Giemsa), người ta đã xác
định năm loại bạch cầu ở máu ngoại vi: Bạch cầu đoạn trung tính, bạch cầu
đoạn ưa acid, bạch cầu đoạn ưa base, bạch cầu lympho và bạch cầu mono.
 Bạch cầu đoạn trung tính: Trên tiêu bản nhuộm Giemsa, bạch cầu đoạn trung
tính có 2-5 đoạn, giữa các đoạn có eo thắt, bào tương có nhiều hạt nhỏ bắt
màu hồng tím, kích thước 10-16 µm. Chức năng của bạch cầu trung tính là
hàng rào bảo vệ của cơ thể, có khả năng vận động, ẩm bảo và thực bào rất tích

cực chủ yếu là các vi sinh vật nhất là vi khuẩn. Đời sống của bạch cầu đoạn
trung tính kéo dài khoảng 7 đến 9 ngày (kể từ khi biệt hóa từ nguyên tủy bào
đến khi bị loại khỏi cơ thể). Bạch cầu này chỉ lưu hành ở máu ngoại vi trong
khoảng 7 giờ trước khi đi vào các mô thực hiện chức năng và chết đi sau vài
giờ [16],[ 17].
 Bạch cầu đoạn ưa acid: Trên tiêu bản nhuộm Giemsa, bạch cầu đoạn ưa acid
nhân chia thành 2 đoạn, giữa các phần liên kết nhau bằng phần liên kết nhỏ
(hình gọng kính), bào tương chứa các hạt bắt màu vàng cam, kích thước 1318 µm. Chức năng của bạch cầu đoạn ưa acid là tấn công và giải phóng ra
nhiều chất như men thuỷ phân từ các hạt của bào tương, oxy nguyên tử, các


16

peptid,..có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng mạnh đặc biệt là các loại sán máng
(schistosomum) hoặc giun xoắn (trichinella). Bạch cầu đoạn ưa acid còn tập
trung ở nơi có phản ứng dị ứng xảy ra (tiểu phế quản, da, ...) chúng tiết ra các
enzym để chống lại tác dụng của histamine và các chất trung gian khác trong
phản ứng dị ứng. Ngoài ra, chúng còn có khả năng thực bào các phức hợp
kháng nguyên - kháng thể. Vì vậy, chúng ngăn cản không cho quá trình viêm
lan rộng rãi. Bạch cầu đoạn ưa acid được biệt hóa và trưởng thành từ tủy
xương, sau 1 đến 8 giờ lưu hành ở máu ngoại vi, sau đó đi vào các mô và tồn
tại chủ yếu ở dưới da, niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa. Thời gian
tồn tại trong các mô của bạch cầu này dài hơn so với bạch cầu trung tính [18].
 Bạch cầu đoạn ưa base: Trên tiêu bản nhuộm Giemsa, bào tương bạch cầu
đoạn ưa base chứa các hạt bắt màu xanh tím và che phủ lên nhân, kích thước
12-16 µm. Chức năng của bạch cầu đoạn ưa base phóng thích heparin ngăn
cản quá trình đông máu và thúc đẩy sự vận chuyển mỡ từ máu sau bữa ăn
nhiều chất béo. Ngoài ra, bạch cầu đoạn ưa base và dưỡng bào (tế bào mast)
đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng vì kháng thể IgE có khả năng
gắn vào màng dưỡng bào và bạch cầu đoạn ưa base. Khi các kháng nguyên lạ

đặc hiệu phản ứng với kháng thể làm cho các tế bào này vỡ ra giải phóng ra
một số chất hóa học trung gian tại một số tổ chức viêm như: histamin,
bradykinin, serotonin, enzym thuỷ phân lysosom và nhiều chất khác gây nên
hiện tượng dị ứng. Bạch cầu đoạn ưa base được trưởng thành và loại khỏi cơ
thể trong thời gian ngắn tương tự như bạch cầu đoạn ưa acid. Đôi khi có thể
quan sát thấy các bạch cầu đoạn ưa base tập trung ở các vùng tổn thương do
phản ứng dị ứng [19].
 Bạch cầu lympho trưởng thành gồm hai loại: lympho lớn có kích thước 17-20
µm và lympho nhỏ có kích thước 6-9 µm. Tỉ lệ nhân/nguyên sinh chất khoảng
3/1 đến 2/1. Nhân tròn hoặc bầu dục, không có hạt nhân. Nguyên sinh chất


17

màu xanh nhạt và mỏng đôi khi có vài hạt ưa azua. Dựa vào các dấu ấn miễn
dịch và chức năng, bạch cầu lympho được chia thành hai nhóm chính là
lympho B và lympho T, ngoài ra còn có tế bào diệt tự nhiên NK (Natural
killer cell). Bạch cầu lympho B tham gia đáp ứng miễn dịch dịch thể, còn
lympho T tham gia đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Đời sống của
bạch cầu lympho trong mô lympho nguyên phát (tủy xương, tuyến ức) thường
chưa tiếp xúc với kháng nguyên nên thường có đời sống ngắn trong vài ngày.
Trong mô lympho thứ phát (hạch bạch huyết, mảng Payer, hệ liên võng nội
mô…) các lympho có đời sống dài hơn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với kháng
nguyên, các tế bào có thể tồn tại vài năm hoặc vài chục năm [20].
 Bạch cầu mono còn gọi là đại thực bào, có kích thước thay đổi 13 - 21 µm đôi
khi lên 50µm. Nhân xốp, cuộn. Nguyên sinh chất rộng, màu xanh xám hoặc
xám, có thể gặp không bào trong bào tương. Trong bào tương có ít hạt màu đỏ
cam chứa phosphatase acid và men peroxydase. Bạch cầu mono có chức năng
chủ yếu là thực bào, ẩm bào giống bạch cầu đoạn trung tính với các tác nhân
như vi khuẩn lao, virus, nấm và một số ký sinh trùng. Chức năng này được tăng

cường khi các tế bào bị hoạt hóa, bị đánh dấu bởi các bạch cầu lympho. Ngoài
ra, các bạch cầu mono còn có chức năng trình diện kháng nguyên, tương tác
với hệ thống miễn dịch bằng cách tiết ra các interleukin… Bạch cầu mono
được sinh ra từ tủy xương, trải qua các giai đoạn trưởng thành rồi ra máu ngoại
vi, lưu hành trong máu khoảng từ 20-40 giờ trước khi đi vào các mô và trở
thành các đại thực bào dưới các dạng khác nhau như tế bào Kuffer ở gan, tế bào
Langerhans ở da, tế bào đuôi gai ở các nang lympho… và tồn tại trong thời
gian dài, có thể vài tháng hoặc lâu hơn [21].
Tiểu cầu trong máu ngoại vi là những mảnh vỡ hình đĩa mỏng, không có
nhân, đường kính 3 – 4µm. Trên tiêu bản nhuộm giemsa, tiểu cầu hình tròn,


18

dạng chấm, màu tím nhạt. Tiểu cầu có đặc tính dính lại với nhau khi ra khỏi
lòng mạch, do vậy nếu tiêu bản làm từ máu không chống đông phần lớn tiểu
cầu tập trung thành các đám, bao gồm từ vài tiểu cầu đến nhiều tiểu cầu. Tiểu
cầu rất cần thiết cho sự toàn vẹn của mạch máu nhờ khả năng làm non hoá tế
bào nội mạch và củng cố màng nội mạch thông qua hoạt động của yếu tố tăng
trưởng nội mạc. Tiểu cầu còn tham gia vào quá trình cầm máu kỳ đầu nhờ có
khả năng kết dính, ngưng tập và phóng thích các chất. Đời sống của tiểu cầu
ngắn, thời gian từ lúc xuất hiện một nguyên mẫu tiểu cầu đến khi phóng thích
ra tiểu cầu trung bình khoảng 10 ngày, đời sống tiểu cầu khoảng từ 8 – 14
ngày. Sau khi ra ngoài cơ thể, ở nhiệt độ phòng có thể lưu giữ tiểu cầu khoảng
5 ngày với điều kiện lắc liên tục [22], [23].

Hình 1.1: Sơ đồ quá trình sinh máu


19


1.2. Nguyên lý xét nghiệm tế bào máu ngoại vi

Hiện nay, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ mà các máy đếm tế
bào tự động ngày càng được phát triển, đổi mới về kĩ thuật cũng như cách
thức vận hành. Tuy vậy, các máy đếm tế bào đều mang những nguyên lý cơ
bản sau:
 Nguyên lý dòng chảy: là nguyên lý đầu tiên và cơ bản nhất được sử dụng
trong tất cả các dòng máy đếm tế bào máu. Một lượng thể tích máu được hút
và pha loãng với dung dịch pha loãng tế bào được chuyển từ buồng trộn tới
buồng đếm. Hỗn hợp dung dịch pha loãng được bơm vào dòng dung dịch
Sheath đang chảy nhanh. Hai dòng dịch này chảy với tốc độ khác nhau và
không bị lẫn vào nhau. Cấu trúc hình học đặc biệt của buồng đếm và tốc độ
chảy cao của dòng dung dịch Sheath ép dòng tế bào dịch chuyển theo thứ tự
từng tế bào một tạo “dòng chảy một chiều”.
 Nguyên lý trở kháng: Khi có một tế bào máu đi qua khe vào giữa hai bản điện
cực sẽ làm thay đổi trở kháng của dòng điện một chiều, sự thay đổi này tạo ra
các xung điện có độ lớn tỷ lệ với kích thước tế bào từ đó có thể phân loại
dòng tế bào theo kích thước được cài trên máy và máy đếm được số lượng
từng loại tế bào.
 Nguyên lý laser: Khi có một tế bào máu đi qua, chùm tia sáng chiếu qua sẽ bị
tán xạ ánh sáng. Góc tán xạ sẽ thay đổi và tỷ lệ nghịch với kích thước của tế
bào máu. Mắt cảm quang sẽ đo góc tán xạ và đưa ra kích cỡ xung phù hợp.
Các dữ liệu đo ở các góc khác nhau sẽ cho thông tin về kích thước tế bào, cấu
trúc, hạt tế bào. Các dữ liệu đo quang học thu được sẽ chuyển thành xung
điện. Xung điện này sẽ được lưu trữ phân tích bởi máy tính.
 Nguyên lý đo Hemoglobin: Buồng đo huyết sắc tố gồm một đèn LED, một
buồng chứa dung dịch mẫu cần đo, bộ đo cường độ ánh sáng. Mẫu máu sau khi
bị ly giải hồng cầu và chuyển huyết sắc tố thành dẫn xuất methemoglobin - một



20

dẫn xuất bền vững mà sự hấp phụ tốt nhất ở bước sóng 540 nm. Mật độ quang
của phức hợp tỷ lệ thuận với nồng độ huyết sắc tố của mẫu.
 Ngoài ra, một số máy đếm tế bào hiện đại có thể bổ sung thêm các cơ chế
khác nhằm phân loại các loại tế bào tốt hơn như: Nhuộm peroxidase, công
nghệ VCS….
Thông thường, máy đếm tế bào sẽ có 2 buồng đếm gồm:
 Buồng đếm hồng cầu, tiểu cầu: Máu được pha loãng với một dung dịch điện
phân không phá vỡ tế bào. Hồng cầu, tiểu cầu được cho qua khe có đường
kính 7-8 µm.
 Buồng đếm bạch cầu: Máu được pha loãng với dung dịch acid để làm vỡ hồng
cầu. Bạch cầu được cho qua khe có đường kính 10 µm.
Dựa trên các cơ chế trên mà máy đếm tế bào có thể cung cấp các chỉ số
của dòng hồng cầu, dòng bạch cầu, dòng tiểu cầu.
1.3. Các chỉ số tế bào máu ngoại vi

1.3.1.

Chỉ số dòng hồng cầu

 Số lượng hồng cầu (RBC)
- Là số lượng hồng cầu tính trong một đơn vị thể tích máu toàn phần đơn vị
quốc tế quy ước là T/L (1T/L = 1012)
- Giá trị bình thường: Nam : 4,5-5,9 T/L; Nữ: 4,0-5,2 T/L
 Nồng độ huyết sắc tố (HGB)
- Là lượng huyết sắc tố trong một lít máu toàn phần (g/L)
- Giá trị bình thường: Nam: 135-175 g/L; Nữ: 120-160 g/L
- Hemoglobin là chỉ số dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu.Theo định nghĩa

của Tổ chức Y tế thế giới WHO thì thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết
sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi so với người bình thường cùng giới, cùng
lứa tuổi, sống trong cùng một môi trường sống.
 Thể tích khối hồng cầu (HCT)


21

-

Là thể tích toàn bộ tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) so với thể tích máu toàn
phần (đơn vị quốc tế lít/lít viết tắt L/L)

- Giá trị bình thường: Nam: 0,41-0,53 L/L; Nữ: 0,36-0,46 L/L
 Thể tích trung bình hồng cầu (MCV)
- Là thể tích một hồng cầu được tính trung bình, đơn vị đo là fetolit (fL) (1fL =
10-15 lit)
- Thông số này được tính toán một cách tự động dựa trên kích thước của từng
hồng cầu trong quá trình đo thực hiện trên các máy đếm tự động.
- Công thức tính : MCV=
- Giá trị bình thường: 85-95 fL
- Chỉ số này có giá trị trong tiếp cận nguyên nhân thiếu máu gồm: MCV<80 fL
thuộc nhóm thiếu máu hồng cầu nhỏ. MCV>100fL thuộc nhóm thiếu máu hồng
cầu to. MCV từ 80-100 fL là thiếu máu hồng cầu bình thường.
 Dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW)
- Là giá trị biểu thị sự phân bố kích thước của hồng cầu.
- RDW bao gồm: hệ số biến thiên RDW-CV, tính theo đơn vị %, giá trị bình
thường: 11 đến 14% và độ lệch: RDW-SD, tính theo đơn vị fL.
 Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH)
- Là lượng huyết sắc tố trung bình chứa đựng trong một hồng cầu. Đơn vị là

picogam (pg) (1pg = 10-12 gam).
- Thông số này được tính gián tiếp qua tỷ số giữa nồng độ huyết sắc tố và số
lượng hồng cầu.
- Công thức tính: MCH =
- Giá trị bình thường: 28-32 pg
- Chỉ số này có giá trị trong tiếp cận các nguyên nhân thiếu máu gồm: MCH <
28 pg thuộc nhóm thiếu máu nhược sắc. MCH từ 28-32 pg thuộc nhóm thiếu
máu bình sắc.
 Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC)
- Là lượng huyết sắc tố chứa đựng trong 1 lít hồng cầu, đơn vị tính g/L.
- Thông số này được tính gián tiếp qua tỉ số giữa nồng độ huyết sắc tố và giá trị
hematocrit
- Công thức: MCHC =


22

- Giá trị bình thường: 320-360 g/L
- Chỉ số này có giá trị trong tiếp cận nguyên nhân thiếu máu cùng với MCH
gồm: MCHC < 320 g/L thuộc nhóm thiếu máu nhược sắc. MCH từ 320-360
g/L thuộc nhóm thiếu máu bình sắc.
1.3.2.

Chỉ số dòng bạch cầu

 Số lượng bạch cầu (WBC)
- Số lượng bạch cầu là số lượng tuyệt đối của bạch cầu trong một lít máu toàn
phần, tính theo đơn vị Giga, viết tắt là G/L ( 1G/L= 109 /L).
- Giá trị bình thường: 4-10 G/L
 Công thức bạch cầu: là tỷ lệ các loại bạch cầu trên tổng số lượng bạch cầu

tính theo tỷ lệ % và giá trị tuyệt đối theo đơn vị G/L.
- Bạch cầu được chia thành 5 loại là: bạch cầu đoạn trung tính (NEUT), bạch
cầu đoạn ưa acid (EO), bạch cầu đoạn ưa base (BASO), bạch cầu lympho
(LYM), bạch cầu mono (MONO).
Bảng 1.1: Công thức bạch cầu ở người trưởng thành
Loại Bạch cầu

CTBC(%)

CTBC(G/L)

NEUT

45-75%

1.8-7.5 G/L

LYM

25-45%

1.0-4.5G/L

EO

0-8%

0-0.8 G/L

BASO


0-1%

0-0.1G/L

MONO

0-8%

0-0.8 G/L

1.3.3.

Chỉ số dòng tiểu cầu

 Số lượng tiểu cầu (PLT)


23

- Số lượng tiểu cầu là số lượng tuyệt đối của tiểu cầu trong một lít máu toàn
phần, tính theo đơn vị Giga, viết tắt là G/L ( 1G/L= 109 /L).
- Giá trị bình thường: 150-450 G/L
Ngoài ra, còn các chỉ số: thể tích khối tiểu cầu (PCT), thể tích trung
bình tiểu cầu (MPV), dải phân bố kích thước tiểu cầu (PDW).
1.4. Tình hình nghiên cứu các chỉ số tế bào máu ngoại vi của người
HMTN
Ngày nay, dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tổng phân tích các
chỉ số tế bào máu ngoại vi đã trở thành xét nghiệm thường quy có tầm quan
trọng trong chẩn đoán, theo dõi, điều trị các rối loạn huyết học trên lâm sàng

và góp phần trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Có nhiều tác giả trong và
ngoài nước đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu các chỉ số tế bào máu ngoại vi
và luôn luôn được đổi mới, bổ sung hoàn thiện.

Các chỉ số tế bào máu ngoại vi được nghiên cứu vào cuối thế kỉ XIX và
phát triển mạnh vào đầu thế kỉ XX, ban đầu các nhà nghiên cứu chỉ nghiên
cứu những chỉ số như số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, số lượng
bạch cầu, số lượng tiểu cầu, sau đó nâng dần lên hoàn thành các chỉ số và
thành lập công thức bạch cầu [24]. Năm 1987, Arumanayagam M đặt nền
móng đầu tiên đã nghiên cứu trên quần thể người Hồng Kông khỏe mạnh thấy
rằng phần lớn các chỉ số tế bào của nam đều lớn hơn của nữ. Ở nam giới thể
tích trung bình hồng cầu và số lượng bạch cầu tăng theo tuổi, trong khi số
lượng hồng cầu và huyết sắc tố giảm dần, ngược lại ở phụ nữ, các chỉ số
tương đối hằng định cho đến 70 tuổi, sau đó số lượng hồng cầu giảm nhanh,
trong khi thể tích trung bình hồng cầu lại tăng cao.


24

Ngày nay, nghiên cứu các chỉ số tế bào máu ngoại vi đã trở thành một
cách thường quy. Năm 2005, Nguyễn Đức Thuận và cộng sự đã “Đánh giá
tình hình người HMTN của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương năm
2005” nghiên cứu đã chỉ ra được: Các chỉ số của người HMTN là nằm trong
giới hạn bình thường, Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các chỉ
số:RBC, HGB, MCV, WBC, PLT. Vậy nên, các chỉ số là chưa đầy đủ [25].
Năm 2015-2016, Phạm Văn Hiệu “Nghiên cứu đặc điểm người hiến
máu và mô hình tổ chức tiếp nhận máu tại một số bệnh viện quân đội khu vực
Hà Nội” cũng chỉ ra được đặc điểm các chỉ số cơ bản của tế bào máu ngoại vi
về dòng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu [26].
Năm 2017, Nguyễn Thị Hiền Hạnh và cộng sự đã “Nghiên cứu một số

chỉ số huyết học tế bào và khoảng tham chiếu bình thường của người khỏe
mạnh” từ 511 người HMTN tại Viện quân y 103 cũng đã chỉ ra được giá trị
trung bình của các chỉ số hồng cầu và tiểu cầu. Tuy nhiên, với chỉ số dòng
bạch cầu chỉ có số lượng bạch cầu mà không có công thức bạch cầu [27].
Năm 2018, Huỳnh Thị Bích Huyền và cộng sự “Thiết lập khoảng tham
chiếu các chỉ số huyết học trên người trường thành cho phòng xét nghiệm
bệnh viện truyền máu huyết học”. Nghiên cứu này được thực hiện từ 392
nhân viên khỏe mạnh HMTN ở bệnh viện cũng đã chỉ ra được giá trị trung
bình của các chỉ số cần thiết, so sánh được các giá trị này ở hai giới nam và
nữ [28]


25


×