Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sang, cận lâm sàng và tình trạng trẻ sơ sinh trên thai phụ có mang liên cầu khuẩn nhóm b ở âm đạo tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec times city

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.48 KB, 56 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Liên cầu nhóm B (Streptococcus agalactiae hay Group B Streptococcus) là
một trong những vi khuẩn tồn tại trong cơ thể và thường không gây ra triệu
chứng. Vi khuẩn thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa, đường tiết niệu
và sinh dục. Ở phụ nữ vi khuẩn thường được tìm thấy ở âm đạo và trực tràng.
Liên cầu nhóm B không phải là bệnh lý lây lan qua đường tình dục [47]. Tỷ lệ
phụ nữ mang vi khuẩn dao động từ 5 đến 40 % [36].
Trong thai kỳ thì tỷ lệ này dao động từ 10 đến 30%, phụ thuộc vào địa dư,
dân số. Tỷ lệ này ở các nước đang phát triển là 17,8%, ở châu Á – Thái Bình
Dương là 19% [45]. Ở Việt Nam thì tỉ lệ này theo tác giả Đỗ Khoa Nam và
Nguyễn Duy Tài (2006, bệnh viện Từ Dũ) là 17% [20], cũng tại đây thì nghiên
cứu của Nguyễn Thị Vĩnh Thành và Ngô Thị Kim Phụng (2007) là 18,1% [24].
Tại Hà Nội theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Khanh là 4,5% [16]. Theo tác giả Trần
Quang Hiệp năm 2011 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội là 6,3% [18]
Trong thai kì, liên cầu nhóm B có thể gây sẩy thai, thai chết trong tử
cung, đẻ non, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng sơ sinh, nhiễm trùng hậu sản. Ở
Hoa Kỳ, liên cầu nhóm B vẫn còn là nguyên nhân chính của bệnh suất và tử
vong ở trẻ sơ sinh [32]. Nhiễm trùng sơ sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong thời kì sơ sinh tần suất gặp khoảng từ 5-7/1000 trẻ sơ sinh sống và liên
cầu nhóm B là một trong 3 loại vi khuẩn thường gặp [21], chiếm tới 30-40%
nguyên nhân do vi khuẩn [12]. Nhiễm trùng sơ sinh sớm xảy ra trong vòng
một tuần đầu tiên của đứa trẻ, trung bình là 20 giờ sau sinh, khoảng một nửa
số trẻ đó có dấu hiệu của tình trạng nhiễm liên cầu B và tỷ lệ mẹ của những
đứa trẻ này có nhiễm liên cầu B dao động từ 5-40%. Trẻ sơ sinh bị lây nhiễm
qua tiếp xúc với liên cầu nhóm B từ mẹ, có thể qua nước ối hoặc là trong thời
gian chuyển dạ [36].


2



Do tác hại có thể dẫn đến tử vong của nhiễm liên cầu nhóm B lên trẻ sơ
sinh nên từ những thập niên 1980, nhiều tác giả đã tìm cách phòng ngừa lây
nhiễm liên cầu nhóm B từ mẹ sang con. Năm 1996, Hiệp hội Sản phụ khoa
Hoa Kỳ và Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh Hoa Kỳ đã đưa ra
khuyến cáo tầm soát liên cầu nhóm B ở mẹ và phòng ngừa lây nhiễm ở con.
Kết quả là đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh sớm và tử vong từ
1,7/1000 xuống còn 0,34-0,37/1000 trẻ sơ sinh sống trong 15 năm (19962010) [31]. Hiện tại ở Bệnh viện Vinmec vẫn chưa có công trình nào nghiên
cứu về tình trạng nhiễm liên cầu nhóm B ở phụ nữ mang thai cũng như chiến
lược tầm soát nhiễm liên cầu nhóm B ở âm đạo trực tràng.
Do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm
sang, cận lâm sàng và tình trạng trẻ sơ sinh trên thai phụ có mang liên cầu
khuẩn nhóm B ở âm đạo tại Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Times
City” với 2 mục tiêu sau:
1.

Xác định tỷ lệ và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên thai phụ
mang liên cầu khuẩn nhóm B ở âm đạo tại Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế
Vinmec Times City.

2.

Nhận xét về tình trạng trẻ sơ sinh ở những thai phụ có mang liên cầu
khuẩn nhóm B.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU - SINH LÝ ÂM HỘ, ÂM ĐẠO, CỔ TỬ CUNG.

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu.
Âm hộ là phần bên ngoài từ xương vệ đến tầng sinh môn gồm da, môi
lớn, môi bé và tiền đình. Phía trong 1/3 dưới âm hộ có tuyến Bartholin và ở
hai bên lỗ niệu đạo có tuyến Skene, các tuyến này tiết dịch tham gia một phần
vào hệ thống chống nhiễm khuẩn của dịch âm đạo.
Cổ tử cung có âm đạo bám vào chia cổ tử cung thành hai phần: phần trên
âm đạo và phần âm đạo. Phần âm đạo trông như một mỏm cá mè thò vào
trong buồng âm đạo, ở đỉnh của mỏm có lỗ tử cung, lỗ này thông với ống cổ tử
cung và buồng tử cung. Các thành âm đạo quây quanh mỏm cá mè tạo thành
vòm âm đạo gồm bốn đoạn: túi bịt trước, túi bịt sau và hai túi bịt bên [23]. Ống
cổ tử cung được phủ bởi một lớp biểu mô trụ có tác dụng chế nhầy. Mỗi người
phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bài tiết từ 20 đến 60 ml dịch nhầy cổ tử cung mỗi
ngày, trong thời kỳ rụng trứng dịch loãng và có tính kiềm hơn (pH=8,5) tạo điều
kiện hoạt động thuận lợi cho tinh trùng, ngoài thời kỳ này dịch quánh hơn [5].
Chất nhầy cổ tử cung có tác dụng bảo vệ, chống vi khuẩn xâm nhập vào buồng
cổ tử cung và góp phần bôi trơn âm đạo trong hoạt động tình dục.
Âm đạo là một ống cơ mạc rất đàn hồi dài trung bình khoảng 8 cm bám
từ cổ tử cung tới tiền đình âm hộ, nằm sau bàng quang và trước trực tràng,
chạy chếch ra trước và xuống dưới theo trục chậu hông nên trục âm đạo hợp
với đường ngang một góc 70 độ quay ra phía sau. Âm đạo được lót bởi các tế
bào biểu mô lát tầng không bị sừng hóa. Niêm mạc âm đạo chứa một lượng
lớn glycogen, khi bị phân hủy sẽ hình thành các axit hữu cơ tạo nên môi
trường có pH thấp làm cản trở sự phát triển của vi khuẩn [23], [5].


4

1.1.2. Dịch âm đạo.

Bình thường bao gồm các chất tiết từ các tuyến bã, tuyến mồ hôi, tuyến
Bartholin, tuyến Skene; dịch thấm qua thành âm đạo, dịch nhầy từ cổ tử cung,
niêm mạc âm đạo, vòi trứng, các vi sinh vật và các tế bào thượng bì tróc ra.
Số lượng các tế bào thượng bì tróc và dịch nhầy ở cổ tử cung thay đổi tùy
theo nồng độ nội tiết trong chu kì kinh nguyệt [3]. Bình thường dịch âm đạo
là dịch trắng trong hơi đặc lượng ít, không chảy ra bên ngoài, không làm cho
người phụ nữ để ý.
Khi âm đạo bị viêm nhiễm, chất dịch tiết ra nhiều, gây khó chịu, trong
trường hợp này dù màu sắc như thế nào trắng hay vàng, có mùi hay không
đều là bệnh lí [18].
1.1.3.

Hệ vi sinh bình thường trong âm đạo và cơ chế

chống lại các vi khuẩn.
Dịch âm đạo thường chứa 108 đến 1012 vi khuẩn/ ml, gồm trực khuẩn
Doderlin, các cầu khuẩn, các trực khuẩn không gây bệnh, trong đó trực khuẩn
Doderlin chiếm khoảng 50 - 88% [8]. Ở phụ nữ bình thường, hệ vi sinh vật có
trong âm đạo ở trong trạng thái cân bằng động. Mất sự cân bằng này vì lý do
nào đó đều có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm âm đạo.
Để bảo vệ tránh các vi sinh vật xâm nhập ngoài tác dụng của lớp tế bào
biểu mô lát tầng, còn có một số cơ chế sau: [15]


pH âm đạo có tính acid là môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển,
nhờ tác dụng của trực khuẩn Doderlin có sẵn trong âm đạo giúp chuyển hóa
glycogen thành acid lactic giúp môi trường âm đạo toan.




Niêm mạc âm đạo có dịch thấm từ hệ thống tĩnh mạch, bạch mạch có đặc
điểm kháng khuẩn.



Chất nhầy cổ tử cung có các enzym kháng vi khuẩn như lysozym, peroxydase,
lactoferin.


5

1.2. THAY ĐỔI GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA ÂM ĐẠO, CỔ TỬ CUNG
TRONG THỜI KỲ THAI NGHÉN.

1.2.1. Thay đổi về giải phẫu.
Cổ tử cung trở nên tím và mềm hơn khi có thai, có sự tăng tưới máu
cùng với sự phì đại và tăng sản của các tuyến ở cổ tử cung. Ngay sau khi thụ
thai, kênh cổ tử cung được đóng kín bởi nút nhầy, khi chuyển dạ nút nhầy bong
ra và được tống ra ngoài. Sự hình thành nút nhầy giúp ngăn cản sự xâm nhập của
virus, vi khuẩn vào buồng tử cung.

Âm đạo tăng tiết và có màu tím, niêm mạc

âm đạo dày hơn, tổ chức liên kết lỏng lẻo, các cơ trơn âm đạo phì đại giống như
cơ tử cung. Các thay đổi này làm âm đạo dài ra và dễ giãn rộng [4].
1.2.2. Thay đổi về sinh lý.
Khi có thai thì khí hư âm đạo có thể tăng nhiều lên, dưới tác dụng của
estrogen và progesteron làm tăng sự tổng hợp glycogen trong tế bào biểu mô âm
đạo. Khi các tế bào này bong ra giải phóng glycogen vào trong khoang âm đạo,
trực khuẩn Doderlin sẽ chuyển hóa thành acid lactic làm môi trường lúc này có

tính axit, pH thay đổi từ 3,5-4,5 có tác dụng ngăn cản vi khuẩn phát triển [13].
Các tác nhân cơ hội trong đó có liên cầu nhóm B sẽ gây bệnh khi chúng
hiện diện với số lượng cao và hoặc khi có đường vào [16].
1.3. ĐẶC ĐIỂM LIÊN CẦU NHÓM B.

Liên cầu nhóm B thường khu trú ở đường tiêu hóa và đường tiết niệu,
sinh dục ở khoảng 10-30% người trưởng thành khỏe mạnh và thường không
gây ra triệu chứng. Tuy nhiên trong thai kỳ thì liên cầu nhóm B lại gây ra
nhiều bệnh lý nguy hiểm cho trẻ sơ sinh của những người mẹ nhiễm liên cầu
nhóm B như sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm
khuẩn hậu sản [31].
1.3.1.

Cấu trúc hình thái liên cầu khuẩn nhóm B, tính

chất sinh vật hóa học
Cấu trúc bộ gen của liên cầu khuẩn nhóm B gồm 2 211 485 đôi base và mã


6

hóa cho 2118 protein, dựa trên hoạt tính miễn dịch của các chia ra làm 9 nhóm,
trong đó nhóm: Ia, Ib, II, III, V thường gây bệnh ở người và nhóm III thường gây
bệnh lý viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết trên trẻ sơ sinh.

Vi khuẩn được xác định sau nuôi cấy bằng các tính chất đặc trưng về
hình thái, tính chất tan máu trên thạch và một số tính chất sinh vật, hóa học.
Một số đặc tính chính của liên cầu khuẩn nhóm B

+ Hình thái vi khuẩn: cầu khuẩn gram + Catalase (-)

(+) xếp chuỗi


7

+ Tan máu loại Beta

+ Phản ứng CAMP (+)

+ Chống lại Bacitracin

+Thử nghiệm Hippurate (+)

+ Ngưng kết phát hiện kháng nguyên

Hình 1.1: Một số hình ảnh xét nghiệm định danh liên cầu
khuẩn nhóm B [CDC]
1.3.2. Cơ chế bệnh học và những yếu tố độc lực của liên
cầu khuẩn nhóm B
Liên cầu khuẩn nhóm B thường cư trú ở đoạn thấp ống tiêu hóa và ở âm
đạo người phụ nữ khỏe mạnh, có thể hiện diện ở âm đạo vào bất kỳ thời điểm
nào của thai kỳ. Tuy không gây bệnh ở người lớn nhưng đây là loại vi khuẩn
có thể gây nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm mãng não ở trẻ sơ sinh và là
một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trong giai đoạn chu sinh. Quá


8

trình lây truyền dọc từ mẹ sang con thường chỉ xảy ra khi chuyển dạ bắt đầu
hoặc khi màng ối bị vỡ.


Nguyên nhân có thể là do thai nhi hoặc trẻ sơ sinh hít, nuốt dịch ối hoặc
dịch âm đạo nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, trẻ bị tổn thương da, niêm mạc do
bị sang chấn trong quá trình chuyển dạ, sổ thai đã tạo điều kiện cho vi khuẩn
trong âm đạo của mẹ xâm nhập.
Số liệu thống kê tại Anh cho thấy, 35% - 50% trẻ em sinh ra mang vi
khuẩn trên bề mặt da ở các bà mẹ có liên cầu khuẩn nhóm B âm đạo trước
sinh, nhưng số trẻ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B có biểu hiện bệnh lý chỉ
chiếm 0,2% - 0,5% [36].
Cơ chế của lây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B rất phức tạp, có nhiều yếu
tố tham gia vào quá trình tương tác giữa vi khuẩn và cơ thể:
-

Độc lực của vi khuẩn.

-

Xuất hiện các yếu tố tiếp nhận, yếu tố kết dính giúp vi khuẩn xâm nhập trực
tiếp vào tế bào vật chủ.

-

Hàng rào bảo vệ tự nhiên bị phá vỡ.

-

Hàng rào bảo vệ đặc hiệu còn chưa hoàn thiện về số lượng và chất lượng, hệ thống
thực bào, bổ thể, các kháng thể đặc hiệu, quá trình opsonin hóa.

-


Yếu tố môi trường thay đổi, đột biến gen tạo điều kiện cho độc lực vi khuẩn
phát huy tác dụng.


9

1.3.2.1. Sự tham gia của các kháng nguyên biểu lộ trên bề mặt vi khuẩn
Các cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn hầu hết bộc lộ trên bề mặt của
vi khuẩn, các cấu trúc này hầu hết là các protein được mã hóa từ các gen nằm
trong nhân của vi khuẩn. Liên cầu khuẩn nhóm B có nhiều sản phẩm đóng vai
trò là độc lực: các polysaccharide, các protein bề mặt, petidoglycan, các
protein tiết.

Hình 1.2: Cấu trúc vách vi khuẩn liên cầu
[ />
Hình 1.3: Cấu trúc một số kháng nguyên vỏ liên cầu khuẩn nhóm B


10

[ />1.3.2.2. Kết dính của vi khuẩn với tế bào nội mô
Vi khuẩn muốn xâm nhập tế bào chủ trước hết phải có sự tiếp xúc, kết
dính với màng tế bào chủ. Nghiên cứu cho thấy, có nhiều thành phần tham gia
vào quá trình này: Lipoteichoic acids (LTA), α C protein, C5a peptidasse
(SepB), FbsA protein, Lral protein.
Lipoteichoic acids (LTA) của liên cầu khuẩn nhóm B thuộc serotype III
là trung gian liên kết giữa vi khuẩn với các tế bào biểu mô của phôi, thai và
các hốc ở người trưởng thành. LTA có thể có cấu trúc khác nhau giữa người
mang liên cầu khuẩn nhóm B không triệu trứng, những trẻ em mắc một số

bệnh lý do liên cầu khuẩn nhóm B. Những vị trí tiếp nhận LTA có mặt trên tế
bào trong thời kỳ mang thai có thể thay đối và làm tăng mẫn cảm với bệnh
liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ em. LTA có nồng độ cao hơn trong mô những trẻ
bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B có viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng huyết
cao hơn những trẻ không có triệu chứng.
1.3.2.3. Xâm nhập vào tế bào biểu mô, nội mô
Vi khuẩn sau khi bám dính, tiếp xúc với tế bào chủ thì cần thiết phải phá vỡ
màng thì mới lan tràn vi khuẩn trong tổ chức. Các thành phần tham gia được thấy
gồm: α C protein, C5a peptidasse, Tan huyết β/tan tế bào, Spb1, IagA [38].
Tất cả các phân nhóm của liên cầu khuẩn nhóm B đều bộc lộ C5a
peptidase (SCPB) trên bề mặt vi khuẩn, là một trong nhiều tác nhân quan
trọng giúp liên cầu khuẩn nhóm B xâm nhập, gây tổn thương màng biểu mô.
Gen iagA mã hóa cho enzyme glycosyltransferase, sản phẩm của enzyme này
là diglycosyldiacylglycerol glycolipid giúp cho sự bám dính của phân tử
lipoteichoic acid (LTA) trên màng tế bào làm tăng cường cho sự tấn công của


11

vi khuẩn qua các hàng rào bảo vệ như hàng rào máu não [33]. Alpha C
Protein là một kháng nguyên liên quan đến bảo vệ màng tế bào của GBS, khi
bị đột biến làm tăng khả năng gây bệnh hơn khi ở chủng hoang dại [38].
Trong liên cầu khuẩn nhóm B, yếu tố ß-hemolysin/cytolysin (ßh/c) được
mã hóa bởi gen cylE là một yếu tố rất quan trọng trong độc lực vi khuẩn, là
một trong yếu tố gây đục thủng màng trực tiếp của vi khuẩn.
1.2.2.4. Trực tiếp tổn thương hàng rào tế bào chủ
Hyaluronan là một polysaccharid thuộc nhóm glycosaminoglycans được
tìm thấy ở hầu hết trong mô, dịch tiết của động vật có vú. Emzyme phá hủy
hyaluronan của liên cầu khuẩn nhóm B rất quan trọng trong quá trình bệnh lý
ở người, liên quan đến việc xâm nhập, lan tràn vi khuẩn vào trong cơ thể bị

nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.
Yếu tố CAMP quan trọng trong việc định danh vi khuẩn nhóm liên cầu B
nhiều hơn là trong vai trò độc lực của vi khuẩn. Tuy nhiên, vai trò của phản
ứng thủy phân trong CAMP cũng được cho là góp phần gây nên các tổn
thương màng tế bào [42].
Quan sát trên hiển vi điện tử cho thấy hemolysin hoạt động giống như
chất gây đục thủng, phá hủy tế bào. Beta hemolysin của liên cầu khuẩn nhóm
B liên quan với tổn thương tế bào phổi được ức chế bởi surfactant
phospholipid của phổi, đây là chất căng bề mặt bảo vệ phổi mà khi trẻ đẻ non
thường bị thiếu nên dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây tổn thương. Có liên
quan trực tiếp giữa mức biểu hiện beta hemolysin của liên cầu khuẩn nhóm B
với hoạt tính tổn thương những tế bào biểu mô phổi. Chứng minh thực
nghiệm cho thấy, hoạt tính của beta hemolysin giảm thì độc lực của vi khuẩn


12

cũng giảm.
1.2.2.5. Lẩn tránh hệ thống miễn dịch
Lẩn tránh hệ thống bằng không hiện diện kháng nguyên hay có vỏ không
mang tính kháng nguyên, không bắt cặp với kháng thể, phá hủy hệ thống
miễn dịch đặc hiệu của cơ thể là một trong các phương thức tồn tại của vi
khuẩn gây bệnh [33].
Vỏ polysacharide, C5a peptidase, α C protein, D-alanyl của LTA, Pbp1a,
Protease CspA, carotenoid pigment, SOD là các yếu tố tham gia vào quá trình
phức tạp này.
Beta hemolysin là yếu tố chống lại hiện tượng thực bào bằng hiện tượng
oxy hóa hydrogen peroxide, hypochlorite, superoxide, và oxy nguyên tử.
Alpha C Protein là một kháng nguyên liên quan đến bảo vệ màng tế bào của
liên cầu khuẩn nhóm B. Người ta thấy rằng, khi bị gen mã hóa cho protein

này bị đột biến sẽ tạo ra sản phẩm làm tăng khả năng gây bệnh hơn khi ở
chủng hoang dại [42].
1.2.2.6. Hội chứng nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết là hậu quả cuối cùng của quá trình tương tác giữa cơ
thể với vi khuẩn dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ tế bào, tạo các bổ thể, các
cytokin gây viêm, hóa hướng động bạch cầu, tăng opsonin hóa và lan tràn vi
khuẩn đến khắp nơi trong cơ thể do vi khuẩn vượt qua hàng rào nội mô….là
nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh ở nhiều nước
trên thế giới. Đặc biệt nhiều hơn ở các nước chưa phát triển và đang phát
triển, khi vấn đề chăm sóc trong quá trình mang thai còn chưa được đầy đủ,
dự phòng lây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B chưa được quan tâm đúng mức.
1.4. NHIỄM LIÊN CẦU NHÓM B VÀ THAI KỲ.


13

1.4.1. Tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B ở thai phụ.
Tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B ở người khỏe mạnh là 5-40% [36]. Ở phụ
nữ có thai thì tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B ở âm đạo - trực tràng là từ 10-30%.
Nhiễm liên cầu nhóm B ở thai phụ có thể là thoáng qua, thành từng đợt hoặc
tồn tại vĩnh viễn, đường tiêu hóa là khởi nguồn của liên cầu nhóm B và lây
lan xuống âm đạo [31]. Tại bệnh viện Từ Dũ thì tỷ lệ nhiễm là 18,1% [24] khi
lấy bệnh phẩm ở cả âm đạo và trực tràng, trong khi đó ở bệnh viện Bạch Mai
là 6,5% [11] khi chỉ lấy bệnh phẩm ở âm đạo.
Kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn từ bệnh phẩm âm đạo – trực tràng là phương
tiện tầm soát hữu hiệu nhất. Mẫu bệnh phẩm âm đạo-trực tràng nhạy hơn so
với mẫu bệnh phẩm phân lập từ cổ tử cung. Do đó không cần đặt mỏ vịt để
lấy bệnh phẩm, có thể lấy 2 mẫu bệnh phẩm biệt lập, một từ 1/3 dưới âm đạo
và một từ hậu môn trực tràng hoặc một mẫu bệnh phẩm duy nhất với tăm
bông lấy bệnh phẩm ở 1/3 dưới âm đạo trước rồi sau đó lấy ở hậu môn trực

tràng. Bệnh phẩm phải được cho vào môi trường chuyên chở thích hợp nơi
liên cầu nhóm B có thể sống sót đến 96 giờ, điều này là quan trọng nếu như
mẫu bệnh phẩm được đưa đến một nơi khác [44]. Kết quả nuôi cấy thường có
trong 48-72 giờ.
1.4.2. Lây truyền liên cầu nhóm B từ mẹ sang con.
Liên cầu nhóm B hiện diện ở âm đạo vào bất kì thời điểm nào, nhưng sự
lây nhiễm chỉ xảy ra mạnh khi ối vỡ hoặc khi thai đi qua đường sinh dục của
người mẹ gây nên nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa, cơ chế là do thai
nuốt dịch ối hoặc dịch âm đạo nhiễm vi khuẩn hoặc là bị nhiễm qua những vết
thương do sang chấn khi đẻ.
Tỷ lệ trẻ sơ sinh phát hiện nhiễm liên cầu nhóm B từ những người mẹ có
mang liên cầu nhóm B ở âm đạo là 60% [28]. Khoảng 1-2% trẻ sơ sinh này sẽ
bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn này. Các nghiên cứu trong thập niên 1980 cho


14

thấy nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh tăng hơn 25 lần khi mẹ bị nhiễm liên
cầu nhóm B ở âm đạo [31].
1.4.3. Nhiễm khuẩn ở người mẹ.
Khi người mẹ nhiễm liên cầu nhóm B có thể gây sẩy thai, thai chết lưu,
ối vỡ sớm, đẻ non, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn ối, nhiễm trùng hậu
sản. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 20% viêm niêm mạch tử cung liên
quan đến liên cầu nhóm B, tuy đây là hình thái nhiễm khuẩn nhẹ nhất của nhiễm
khuẩn tử cung trên lâm sàng nhưng cũng là hình thái khởi đầu của các nhiễm
khuẩn nặng nề hơn như viêm tử cung toàn bộ, viêm phúc mạc tử cung, nhiễm
khuẩn huyết… nếu thai phụ không được chẩn đoán và điều trị kịp thời [38].
1.4.4. Nhiễm khuẩn sơ sinh.
Nhiễm khuẩn sơ sinh gồm những bệnh lí nhiễm khuẩn của trẻ sơ sinh
xảy ra từ lúc mới sinh đến 28 ngày tuổi, do nhiều loại vi khuẩn khác nhau.

Trong đó liên cầu nhóm B chiếm 30-40%. Đa số nhiễm khuẩn sơ sinh do liên
cầu nhóm B là nhiễm khuẩn sơ sinh sớm.
Liên cầu nhóm B gây ra 2 thể nhiễm khuẩn sơ sinh sau:
+ Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm: xảy ra trong tuần đầu tiên của trẻ, trung
bình là 20 giờ đầu sau sinh. Trẻ bị bệnh do vi khuẩn xâm nhập qua đường sinh
dục của người mẹ. khoảng 50% số trẻ sơ sinh nhiễm vi khuẩn từ âm đạo của
người mẹ nhưng chỉ có khoảng 1-2% số này có biểu hiện lâm sàng của bệnh.
Một số yếu tố thuận lợi như: chuyển dạ kéo dài, ối vỡ sớm, sốt khi chuyển dạ,
… Biểu hiện trong giai đoạn này là nhiễm khuẩn huyết, suy hô hấp, ngủ lịm,
hạ huyết áp. Về cơ bản thì tất cả trẻ đều có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết, 3050% bị viêm phổi hoặc suy hô hấp và khoảng 30% có viêm màng não [36].
+ Nhiễm khuẩn sơ sinh muộn: xảy ra từ 7 ngày đến 3 tháng, trung bình
là từ 3-4 tuần. Sự lây truyền có thể là trong lúc sinh, hoặc là tiếp xúc sau đó
với người mẹ hay từ người chăm trẻ hoặc là từ một nguồn khác. Viêm màng


15

não mủ là biểu hiện thường gặp ở giai đoạn này và phần lớn là liên quan đến
chủng liên cầu nhóm B type III gây ra. Biểu hiện của trẻ thường là sốt, li bì
hay kích thích, kém ăn và co giật [36].
1.4.5. Sinh non.
Theo tổ chức y tế thế giới, sinh non là một cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần
22 đến trước tuần 37 của thai kỳ tính theo kinh cuối cùng. Sơ sinh non tháng
có tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cao hơn nhiều so với trẻ đủ tháng, nguy cơ bị di
chứng thần kinh với tỷ lệ 1/3 trước tuần 32, giảm xuống 1/10 sau 35 tuần. Tại
Việt Nam chưa có thống kê toàn quốc, nhưng theo những nghiên cứu đơn lẻ
thì tỷ lệ khoảng 8-10% [6].
Có nhiều nguyên nhân gây sinh non nhưng khoảng 50% không tìm thấy
nguyên nhân. Ối vỡ non, ối vỡ sớm chiếm khoảng 30% chuyển dạ sinh non
[17], khi ối vỡ làm thay đổi thể tích tử cung, làm tử cung dễ bị kích thích hoặc

tình trạng viêm nhiễm làm tăng nồng độ Prostaglandin. Hậu quả gây chuyển
dạ sinh non, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn sơ sinh [30]. Theo Helen
McDoldnald thì nhiễm liên cầu B là một yếu tố quan trọng gây ối vỡ non và
sinh non [34].
1.5. KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG CỦA CDC 2010.

Nhằm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh vốn là tác nhân gây tử vong hàng
đầu ở trẻ, từ năm 1996, chương trình tầm soát và sử dụng kháng sinh dự
phòng tại Hoa Kỳ đã được thực hiện và mang lại nhiều hiệu quả to lớn:
+ Giảm tỷ lệ lây truyền dọc từ mẹ sang con.
+ Giảm 21% tỷ lệ bệnh lý nhiễm liên cầu nhóm B ở mẹ.
+ Giảm 70% bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh sớm [44].
Vì vậy mà CDC đã đưa ra phiên bản thứ 2 về khuyến cáo sử dụng kháng
sinh dự phòng năm 2002 và thứ 3 vào năm 2010 và được WHO sử dụng như
một chiến lược tầm soát mang tính toàn cầu:


16



Các thai phụ phân lập được liên cầu nhóm B từ nước tiểu tại bất kì thời điểm
nào trong thai kì hoặc những thai phụ đã sinh con bị nhiễm khuẩn sơ sinh do
liên cầu nhóm B nên được sử dụng kháng sinh dự phòng và không cần phải
sàng lọc liên cầu nhóm B ở quý III của thai kỳ.



Những thai phụ có nhiễm trùng đường tiểu do liên cầu nhóm B có triệu chứng
hoặc không triệu chứng phát hiện trong lúc mang thai thì nên được điều trị

nhiễm trùng đường tiểu và sử dụng kháng sinh dự phòng để ngăn ngừa nhiễm
khuẩn sơ sinh do liên cầu nhóm B.



Tất cả thai phụ từ tuần 35-37 nên được sàng lọc để phát hiện nhiễm liên cầu
nhóm B ở âm đạo và trực tràng.



Tại thời điểm chuyển dạ hoặc vỡ ối nên sử dụng kháng sinh dự phòng đối với
tất cả các thai phụ nhiễm liên cầu nhóm B. Ngoại trừ những thai phụ phải mổ
lấy thai mà chưa vào chuyển dạ và chưa vỡ ối thì không cần dùng kháng sinh
dự phòng mặc dù nhiễm liên cầu nhóm B.



Tại thời điểm chuyển dạ và vỡ ối nếu thai phụ chưa tầm soát hoặc chưa có kết
quả tầm soát thì kháng sinh dự phòng nên sử dụng khi thai < 37 tuần, vỡ ối
≥ 18 giờ hoặc sốt ≥ 38 độ C.



Việc điều trị chỉ bắt đầu khi chuyển dạ hoặc vỡ ối, thai phụ được sử dụng
kháng sinh cho tới lúc sinh, kháng sinh dùng đường tĩnh mạch. Thường là các
kháng sinh thuộc nhóm beta- lactamin , trong đó Penicillin vẫn là kháng sinh
được lựa chọn đầu tiên, Ampicillin có thể dùng để thay thế. Nếu thai phụ dị
ứng với Penicillin thì có thể chọn những kháng sinh khác như: Cefazolin,
Erythromycin, Clindamycin hay Vancomycin.
1.6. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN CẦU NHÓM B VÀ THAI NGHÉN.


1.6.1. Các nghiên cứu trong nước.


17

-

Năm 2001, Nguyễn Thị Ngọc Khanh nghiên cứu trên 602 phụ nữ ở Hà Nội
nhận thấy tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B là 4,5% với bệnh phẩm chỉ lấy ở âm
đạo [16].

-

Năm 2003, Aya Gotto nghiên cứu tại 10 huyện ở Nghệ An cho kết quả tỷ lệ
nhiễm liên cầu nhóm B là 4,4% với bệnh phẩm chỉ lấy ở âm đạo [2].

-

Năm 2006, Đỗ Khoa Nam nghiên cứu trên 200 thai phụ tại bệnh viện Từ Dũ
cho kết quả tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B là 17% với bệnh phẩm lấy ở âm đạo
và trực tràng. Tác giả tìm thấy mối liên quan giữa nơi cư trú với tỷ lệ nhiễm
liên cầu B, cụ thể là nhóm thai phụ ở nội thành có tỷ lệ nhiễm cao hơn ở ngoại
thành. Tuy nhiên tác giả không tìm thấy mối liên quan giữa thói quen vệ sinh,
tiền thai với nhiễm liên cầu nhóm B [20].

-

Năm 2007, Nguyễn Thị Vĩnh Thành nghiên cứu tại bệnh viện Từ Dũ trên 376
thai phụ có tuổi thai từ 35-37 tuần cho tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B là 18,1%

với bệnh phẩm lấy từ âm đạo và trực tràng. Con rạ có tỷ lệ cấy (+) cao hơn
con so (14,1% với 4%), cư ngụ tại ngoại thành và các nơi khác ngoài thành
phố có tỷ lệ (+) cao hơn (12% với 6,4%) [24].

-

Năm 2011, Trần Quang Hiệp nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai trên 2154
bệnh nhân có tuổi thai từ 34-36 tuần thì tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B là 6,5%
với bệnh phẩm ở âm đạo. Những thai phụ có tiền sử nạo hút thai, sẩy thai, thai
lưu, đẻ non có nguy cơ nhiễm liên cầu nhóm B cao hơn thai phụ không có
những tiền sử trên. Thai phụ nhiễm liên cầu nhóm B có nguy cơ ối vỡ non, ối
vỡ sớm và rỉ ối cao hơn so với thai phụ không nhiễm [11].

-

Năm 2014, Lưu Thị Thanh Đào nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Trung ương
Cần Thơ và bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ trên 302 thai phụ có tuổi thai
35-37 tuần cho tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B là 19,5%. Tỷ lệ nhiễm liên cầu
nhóm B ở thai phụ sinh ≥ 3 lần chiếm 41,7%, ở thai phụ sinh 1 lần chiếm
22,3% và sinh 2 lần chiếm 18,6% (p=0,017). Tác giả không tìm thấy sự khác


18

biệt có ý nghĩa giữa nhiễm liên cầu nhóm B với tuổi, dân tộc, nơi cư trú, nghề,
điều kiện kinh tế, trình độ học vấn và thói quen vệ sinh trong thai kỳ [10].
-

Năm 2014, Lê Thị Mai Phương nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội trên
220 thai phụ có tuổi thai từ 34-36 tuần cho kết quả tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm

B là 13,2%. Tác giả tìm thấy mối liên quan giữa tiền sử sẩy thai, thói quen
thụt rửa âm đạo làm tăng nguy cơ nhiễm liên cầu nhóm B. Trong nghiên cứu
này thì mức độ nhạy cảm của kháng sinh Penicillin, Ampicillin, Augmentin,
Ceftriaxone, Cefotaxime, Cefuroxim lần lượt là 86,21%, 79,31%, 89,66%,
65,52%, 65,52%, 72,41%. Tỷ lệ đề kháng của Erythromycin và Clindamycin
là 31,03 và 27,59% [22].
1.6.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài.

-

Năm 1989, Helen McDonald nghiên cứu trên 692 thai phụ cho kết quả tỷ lệ
nhiễm liên cầu nhóm B là 13,2%. Tác giả nhận thấy tỷ lệ sinh non và ối vỡ sớm
cao có ý nghĩa thống kê ở những thai phụ nhiễm liên cầu nhóm B [34].

-

Năm 2006, Soghra Rabiee nghiên cứu tại Iran cho kết quả tỷ lệ nhiễm liên cầu
nhóm B là 26,7% [43].

-

Năm 2006, Sharmila nghiên cứu tại Ấn Độ trên 300 thai phụ có tuổi thai từ
35-37 tuần cho tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B là 2,3% [42].

-

Năm 2009, Anne Karin Brigtsen nghiên cứu tại Oslo, Na Uy trên 1682 thai
phụ cho tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B là 26% và những đứa trẻ sinh ra bởi
người mẹ nhiễm liên cầu nhóm B thì có nguy cơ nhập phòng hồi sức sơ sinh
gấp 3,4 lần so với những đứa trẻ sinh ra từ người mẹ không nhiễm liên cầu

nhóm B [25].

-

Năm 2013, Mubashir Ahmad Khan và cộng sự nghiên cứu trên 1328 thai phụ
có tuổi thai từ 35 trở lên tại Saudi Arabia, cho tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B là
13,4%. Tác giả nhận thấy tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B cao ở những thai phụ
trên 40 tuổi, ở tuổi thai 41-42 tuần và ở những thai phụ sinh trên 5 lần. Tỷ lệ


19

nhạy cảm với Penicillin G, Ampicillin và Vancomycin là 100%, đề kháng với
Erythromycin là 15,7% và Clindamycin là 5,1% [39].

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các thai phụ đến khám thai và được quản lý thai nghén tại khoa
Phụ Sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có đầy đủ tiêu chuẩn
của nghiên cứu sẽ được chọn vào mẫu nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
Những thai phụ đến khám thai và được quản lý thai nghén tại khoa
Phụ Sản bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trong thời gian
nghiên cứu phải các đủ tiêu chuẩn sau:
+ Tuổi thai từ 34 đến 36 tuần.



20

+ Không đặt thuốc âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi đến khám và xét
nghiệm dịch âm đạo, không quan hệ tình dục
+ Đồng ý thực hiện đúng quy trình nghiên cứu.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
+ Thai phụ có sử dụng kháng sinh và đặt thuốc âm đạo trong vòng 48 giờ.
+ Thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ như: ra dịch nhầy hồng âm đạo, ra
máu âm đạo
+ Thai phụ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Phụ sản, khoa Vi sinh và một số
khoa trong Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
2.1.5. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, lấy đủ số liệu theo cỡ mẫu tối thiểu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính một tỷ lệ:

n = Z2

α
(1− )
2

p( 1 − p)

d2

Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
Z

-

α
(1− )
2

: Là độ lệch rút gọn ứng với các sai lầm α khác nhau và bằng 1,96

tương ứng với α = 0,05.


21

- p: Ước tính tỷ lệ thai phụ nhiễm liên cầu nhóm B theo nghiên cứu của
Trần Quang Hiệp tại bệnh viện Bạch Mai là 6,5% [11].
p = 0,065.
- d: Độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,05.
Từ công thức trên thay các giá trị tương ứng:

n=

1,962 x

0,065( 1 − 0,065 )

0,052

= 95

 Cỡ mẫu tối thiểu là 95 bệnh nhân có nhiễm liên cầu B. Lấy tròn số là 100.
 Để tính được tỷ lệ nhiễm liên cầu B trong số sản phụ dăng ký và sinh tại khoa
Sản BV Vimec thì chúng tôi ghi nhận tất cả số sản phụ đến khám và được làm
xét nghiệm trong khoảng thời gian lấy đủ 100 thai phụ có nhiễm liên cầu B.


22

2.2.3. Nội dung nghiên cứu, các biến số nghiên cứu
1. Tuổi thai phụ: Tuổi thai phụ được phân thành các nhóm
+ Dưới 20 tuổi.
+ 20 đến 24 tuổi.
+ 25 đến 29 tuổi.
+ 30 đến 34 tuổi.
+ 35 đến 39 tuổi.
+ 40 đến 44 tuổi.
+ ≥ 45 tuổi
2. Tuổi thai: Được tính theo tuần dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối.
Nếu trường hợp không nhớ chính xác ngày kinh sẽ được dựa vào siêu âm lần
đầu tiên trong quý đầu của thời kỳ thai nghén để xác định tuổi thai.
Phân tuổi thai thành các nhóm:
+ Tuổi thai từ 34 tuần đến tròn 35 tuần.
+ Tuổi thai từ 35 tuần 1 ngày đến tròn 36 tuần.
3. Nơi ở của thai phụ: Được chia theo các nhóm:
+ Nội thành Hà nội.
+ Ngoại thành Hà nội.

+ Các tỉnh khác.
4. Nghề nghiệp: Chia nghề nghiệp của thai phụ thành 4 nhóm:
+ Cán bộ viên chức.
+ Nội trợ.
+ Buôn bán
+ Khác.
5. Trình độ học vấn: Chia thành các nhóm
+ Đại học và sau đại học.
+ Trung cấp, cao đẳng.


23

+ Trung học phổ thông.
+ Trung học cơ sở và tiểu học.
6. Tiền sử sản khoa:
+

Sinh non

+

Sẩy thai

+

Phá thai

+


Thai lưu

+

Số lần sinh
7. Biểu hiện viêm của thai phụ trong lần có thai này:
+ Khí hư nhiều.
+ Ngứa âm hộ.
+ Đau rát âm hộ.
8. Đặc điểm thai kì hiện tại

+

Tuổi thai

+

Thai bình thường

+

Thai suy

+

Đa ối

+

Thiểu ối

9. Đặc điểm thai kì lúc sinh (đối với nhóm GBS(-) và GBS(+))

+

Tuổi thai lúc sinh

+

Kiểu sinh

+

Sinh đủ tháng

+

Thai lưu

+

Nhiễm trùng hậu sản

+

Nhiễm trùng sơ sinh


24

10. Kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ

+

Nhóm beta lactam

+

Aminoside

+

Glycopeptide

+

Macrolide

+

Quinolone

+

Phenicol.
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu.
+ Bộ câu hỏi phỏng vấn, bảng tính tuổi thai
+ Bàn khám phụ khoa, đèn cổ cò, thước dây, ống nghe tim thai, ống nghe
tim phổi
+ Găng tay
+ Dụng cụ lấy bệnh phẩm
+ Môi trường nuôi cấy: Canh thang BHI, thạch máu

+ Kháng sinh đồ: Môi trường Mueller-Hinton, đĩa kháng sinh, ống PBS
(Phosphat Buffer Saline), đĩa petri
+ Tủ ấm CO2 của hãng Unitherm CO2 Incubator (Đức).
2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu.
- Đánh giá về các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Khi đủ tiêu
chuẩn nghiên cứu thì thai phụ sẽ được giải thích về mục đích nghiên cứu và
mời tham gia nghiên cứu. Sau khi thai phụ đồng ý nghiên cứu sẽ được phỏng
vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi có sẵn.
- Hỏi tiền sử sản phụ khoa, tiền sử nhiễm trùng tiết niệu, biểu hiện lâm sàng.
- Khám toàn thân loại trừ một số bệnh toàn thân: bệnh tim mạch, bệnh
thận tiết niệu, bệnh nội tiết chuyển hóa: đái tháo đường, basedow,…
- Khám thai thường qui theo tuổi thai: các thai phụ sẽ được khám để
đánh giá tình trạng thai nghén, tuổi thai, bề cao tử cung, vòng bụng, nghe tim
thai, các bệnh lí phụ khoa đi kèm: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.


25

- Sau đó các thai phụ được lấy bệnh phẩm, qui trình lấy bệnh phẩm được
tiến hành như sau:
+ Thai phụ nằm trên bàn khám trong tư thế sản khoa
+ Giải thích cho thai phụ nghe về cách thức lấy bệnh phẩm
+ Dùng một que tăm bông lấy bệnh phẩm ở 1/3 ngoài âm đạo qua lỗ
âm đạo, xoay tăm bông 1 đến 2 vòng rồi rút tăm bông ra, cho vào ống
nghiệm, dán nhãn trên ống chứa bệnh phẩm ghi rõ họ tên và ngày lấy mẫu
và chuyển bệnh phẩm lên khoa vi sinh trong vòng 3 giờ kể từ khi lấy bệnh
phẩm để được phân lập và định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
- Qui trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn được tiến hành theo các bước sau:
+ Các tăm bông được cấy trên môi trường tăng sinh vi khuẩn BHI –
Brain Heart Infusion (có kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn không phải là liên

cầu nhóm B) nhằm mục đích tăng sinh vi khuẩn.
+ Ủ các ống môi trường tăng sinh vi khuẩn có chứa bệnh phẩm ở nhiệt
độ 37oC trong 24 giờ trong môi trường CO2 5-10%.
+ Phân lập vi khuẩn bằng kĩ thuật cấy 3 chiều trên môi trường thạch máu.
+ Thạch máu được ủ tiếp 24 giờ ở nhiệt độ 37oC, môi trường CO2 5-10%.
Quan sát và lựa chọn các khuẩn lạc nghi ngờ là liên cầu nhóm B (có hiện
tượng tiêu huyết hoàn toàn).
+ Lấy khuẩn lạc nghi ngờ tiến hành định danh xác định liên cầu nhóm B:
-

Nhuộm Gram: cầu khuẩn Gram(+) đứng thành đôi hay thành chuỗi

-

Thử nghiệm Catalase: âm tính

-

Thử nghiệm Bacitracin: âm tính

-

CAMP test: dương tính.
Kháng sinh đồ:
+ Nhóm beta lactam: Oxacillin, Cefoxitin, Cefotaxim, Cephalexin
+ Nhóm aminoside: Amikacin, Netilmycin, Gentamycin


×