Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP KHẢO sát TÌNH HÌNH NHIỄM ESCHERICHIA COLI TRÊN BỆNH NHÂN có hội CHỨNG TIẾT DỊCH NIỆU đạo – âm đạo tại BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.91 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM
ESCHERICHIA COLI
TRÊN BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG
TIẾT DỊCH NIỆU ĐẠO – ÂM ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN
DA LIỄU TRUNG ƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC
KHÓA 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Lê Văn Hưng
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và tiến hành đề tài nghiên cứu này, em đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô, các anh chị, gia đình
và bạn bè để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Với tất cả tình cảm
chân thành của mình, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Vi
sinh – Ký sinh Lâm sàng trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ em học tập và hoàn thành khóa luận trong suốt thời gian qua.
TS. Lê Văn Hưng, Phó trưởng Khoa Kỹ thuật Y học Trường Đại học Y Hà Nội.
Người thầy luôn dành cho sinh viên những tình cảm ưu ái nhất, người đã tận tình
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Ban Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung Ương cùng tập thể cán bộ nhân viên của
khoa xét nghiệm bệnh viện Da Liễu Trung Ương đã tạo những điều kiện tốt nhất giúp
em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cha mẹ, các anh chị trong gia đình và
bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ em, giúp em có điều kiện học tập và hoàn
thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày…tháng…năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Linh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng tôi, các số liệu của khóa luận
được lấy trung thực, chính xác và kết quả chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào.
Hà Nội, ngày… tháng …năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Linh
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
E. coli : Escherichia coli
EHEC : Enterohemorrhagic E. coli
ETEC : Enterotoxigenic E. coli
EPEC : Enteropathogenic E. coli
EAEC : Enteroaggregative E. coli
EIEC : Enteroinvasive E. coli
STEC : Shiga toxonegic coli
HIV/AIDS : Human immunodeficiency virus infection / acquired
immunodeficiency syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải)
KSĐ : Kháng sinh đồ
BN : Bệnh nhân
HCTDNDAD : Hội chứng tiết dịch niệu đạo – âm đạo
LTQDTD : Lây truyền qua đường tình dục
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
BC : Bạch cầu
BVDLTW : Bệnh viện Da Liễu Trung Ương
PCR : Polymerase Chain Reaction

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Escherichia coli (E. coli) được Theodore Escherich phát hiện lần đầu
tiên năm 1885 [1]. Chi Escherichia thuộc họ vi khuẩn đường ruột, và trong
các loài thuộc chi này E. coli được coi là điển hình và đóng vai trò quan trọng
nhất trong y học. Chúng là vi khuẩn thuộc vi hệ đường ruột của người khỏe
mạnh, được phân lập chủ yếu từ hệ tiêu hóa của người và động vật. E. coli là
một vi khuẩn thuộc vi hệ, chiếm khoảng 80% các vi khuẩn hiếu khí của
đường tiêu hóa [1], tuy nhiên chúng có thể là nguyên nhân quan trọng của các
nhiễm trùng trong và ngoài ruột tương tự các trường hợp suy giảm miễn dịch
[2]. E. coli đứng đầu trong các vi khuẩn gây tiêu chảy, viêm đường sinh dục –
tiết niệu, viêm đường mật, nhiễm khuẩn huyết [2], hay gây các bệnh khác như
viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn vết thương, dễ dàng lây nhiễm giữa
người với người qua đường chân – tay – miệng. Tuy nhiên, E. coli lại được sử
dụng làm mô hình nghiên cứu về sinh học phân tử trong lĩnh vực vi sinh học
nói riêng và sinh học nói chung. Mặc dù được quan tâm nghiên cứu sâu từ rất
sớm, nhưng cho đến nay, nó vẫn tiếp tục được nghiên cứu với các phát hiện
mới tầm phân tử, đặc biệt là các cơ chế bệnh sinh cũng như khả năng đề
kháng với các kháng sinh hiện có.
Tổ chức y tế thế giới WHO đã ghi nhận hàng loạt vụ dịch E. coli nguy
hiểm trên toàn thế giới như: Vụ dịch nghiêm trọng năm 2011 tại Đức do E.
coli (EHEC), vụ dịch do E. coli tại Anh và Nhật năm 1996 hay năm 2000 ở
Canada.
Tại Việt Nam, do việc sử dụng kháng sinh không theo chỉ định của bác
sĩ, kháng sinh được bán tràn lan, không có sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ
hay áp lực của các bác sĩ khi kê đơn thuốc… tất cả đã dẫn đến tình trạng
kháng kháng sinh ngày càng tăng cao, đặc biệt là với các vi khuẩn gây bệnh

8
phổ biến trong đó có E. coli. Trên các bệnh nhân có HCTDNDAD, E. coli
cũng là một căn nguyên thường được tìm thấy trong nhiễm trùng này. E. coli
đã kháng lại gần hết các kháng sinh phổ biến hiện nay như Ampicilin,
Amoxicilin, Cephalosporin Khả năng đề kháng kháng sinh của E. coli đã và
đang trở thành thách thức với ngành Y tế khi tỷ lệ lây nhiễm và xuất hiện các
chủng kháng thuốc ngày càng tăng.
Để góp phần chẩn đoán các căn nguyên gây hội chứng tiết dịch niệu đạo
– âm đạo, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình nhiễm Escherichia
coli trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo – âm đạo tại Bệnh
Viện Da Liễu Trung Ương” với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm E. coli trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo
– âm đạo đến khám tại Bệnh Viện Da Liễu Trung Ương từ 10/2014 –
4/2015.
2. Đánh giá mức độ đề kháng của các chủng E. coli phân lập được.
9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Escherichia coli là vi khuẩn thuộc vi hệ đường ruột của người khỏe
mạnh, được phân loại trong họ Enterobacteriacea [3, 4]. E. coli được phân
lập chủ yếu từ người và động vật, không có khả năng sống tự do trong môi
trường tự nhiên.
Lịch sử.
Năm 1885, tại München, một bác sĩ nhi khoa tên là Theodor
Escherich rất quan tâm đến những phát hiện quan trọng của Louis
Pasteur và Robert Koch về vi khuẩn. Cùng với việc nghiên cứu bệnh tiêu
chảy, Escherich tỏ rõ mối lưu ý tới một vi sinh vật đường ruột trẻ em qua
nhiều thí nghiệm lâm sàng. Vi khuẩn do Escherich phát hiện từ trong tã lót
của trẻ em được công bố với tên gọi đầu tiên là Bacterium coli commune. Chỉ
4 năm sau vi khuẩn này được giới chuyên môn đổi tên thành Escherich nhằm
tri ân người có công khám phá. Tuy nhiên, nó được gọi bằng tên Bacillus

coli vào năm 1895 và Bacterium coli vào một năm sau đó. Cuối cùng, sau
nhiều tên gọi khác nhau, đến năm 1919 loài vi khuẩn này được định danh
thống nhất toàn cầu là Escherichia coli.
Về phân loại khoa học E. coli được xếp vào:
- Giới: Bacteria.
- Ngành: Proteobacteria
- Lớp: Gramma Proteobacteria
- Bộ: Enterobacteriales
- Họ: Enterobacteriaceae
- Chi: Escherichia
- Loài: Escherichia coli
10
Tình hình nhiễm và khả năng đề kháng.
E. coli là loài vi khuẩn phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nó
là một thành viên trong nhóm vi hệ đường ruột [1], tuy nhiên nó lại trở thành
tác nhân gây bệnh khi ra ngoại cảnh và lây nhiễm ngược trở lại cơ thể con
người.
Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO đã ghi nhận hàng loạt vụ dịch E. coli trên
diện rộng như đợt dịch bùng phát ở Mỹ năm 1982 do EHEC, STEC ước tính
gây ra khoảng 100.000 ca bệnh, 3.000 ca nhập viện và 90 trường hợp tử vong
hàng năm tại Hoa Kỳ [4], hay vụ dịch do EHEC ở Đức năm 2011, ở Nhật năm
1996. Gần đây là vụ dịch năm 2011 ở Châu Âu, E. coli hiện nay đang là thủ
phạm gây ra vụ dịch lớn nhất, tính đến trung tuần tháng 6 có khoảng 3.256
người nhiễm bệnh phải nhập viện, khoảng 812 người bị nhiễm trùng tiêu hoá
nặng, 100 người đang trong giai đoạn nguy kịch và có tới 35 người đã chết.
Tại Việt Nam, E. coli xếp hàng đầu trong các vi khuẩn thường gặp gây
bệnh, thường xuyên gây các vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể,
trường học, công ty Không những vậy gần đây xuất hiện các chủng đa
kháng gây nguy hiểm và khó khăn cho điều trị như 4 trường hợp trẻ dưới 5
tuổi bị tiêu chảy có kết quả dương tính với E. coli kháng thuốc, trong đó 2

trường hợp đã tử vong tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2013. Ở nước ta
hiện nay, E. coli đứng hàng thứ hai trong các vi khuẩn kháng thuốc. Theo
tổng hợp của Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, tỉ lệ đa kháng của E. coli ở
nước ta hiện nay khoảng 20 – 25%, tỉ lệ tử vong cao. Nhóm vi khuẩn gram
âm như E. coli đứng hàng thứ hai trong các vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm.
Theo số liệu giám sát năm 2012 của khoa xét nghiệm Bệnh Viện Nhiệt Đới
Trung Ương, tỷ lệ kháng Ampicilin của E. coli lên tới 81,4%; kháng
Amoxicillin/Clavunanic và Ampicillin/Sulbactam khoảng 40%. Các kháng
sinh nhóm Cephalosporin thế hệ ba cũng bị kháng đến gần một nửa, và nhóm
fluoro – quinolon cũng bị kháng khoảng 45% [5].
11
Đặc điểm sinh học.
1.1.1. Hình thể.
E. coli là trực khuẩn Gram âm, hầu hết có khả năng di động nhờ các lông
xung quanh thân, đôi khi có vỏ, không sinh nha bào [1].
Hình 1.1. E. coli dưới kính hiển vi điện tử Hình 1.2. E. coli trên tiêu bản nhuộm Gram.
1.3.2. Tính chất nuôi cấy.
E. coli là trực khuẩn gram âm, phát triển dễ dàng trên các môi trường
nuôi cấy thông thường [1], đặc biệt là môi trường thạch MacConkey. Nhiệt độ
thích hợp 37
0
C, phát triển trong khoảng nhiệt độ dao động rộng (từ 5 – 40°C),
pH thích hợp là 7,0 – 7,2. Hiếu khí và kỵ khí tuỳ tiện [1].
Môi trường canh thang: Nuôi cấy sau 3 – 4 giờ vi khuẩn phát triển làm
đục nhẹ môi trường, sau 2 ngày trên mặt môi trường có váng mỏng, những
ngày sau vi khuẩn lắng xuống đáy ống.
Môi trường thạch thường: Nuôi cấy sau 8 – 10 giờ có thể nhìn thấy
khuẩn lạc riêng rẽ qua kính phóng đại, khuẩn lạc to dần, tròn lồi, hơi phồng,
mặt nhẵn, bờ đều, đường kính khoảng 1,5 mm. Những ngày sau, khuẩn lạc
chuyển thành màu xám xanh, giữa đục xám. Có thể thấy khuẩn lạc dạng R (xù

xì) và M (nhầy).

12
Hình 1.3: E. coli trên môi trường
MacConkey.
Hình 1.4: E. coli trên môi trường thạch máu.
1.3.3. Tính chất sinh vật hóa học.
- Lên men các đường glucose, lactose, levulose, galactose, xylose, ramnose,
manit kèm theo sinh hơi [1].
- Không lên men đường adonit và inozit.
- Nghiệm pháp IMVIC: Dùng để phân biệt E. coli với các vi khuẩn đường
ruột khác, gồm có các phản ứng:
+ Phản ứng sinh indol (I): E. coli có indol (+) [1].
+ Phản ứng đỏ metyl (M): E. coli có phản ứng đỏ metyl (+).
+ Phản ứng Voges Proskauer (V): Phản ứng này dùng để kiểm tra khả
năng sinh ra acetyl – metyl carbinol, E. coli có pbản ứng Voges
Proskauer âm tính.
+ Phản ứng kiểm tra lên men đường inozitol (I): Trong thực tế không
làm.
+ Phản ứng tìm khả năng sử dụng carbon của citrat (C): E. coli phản ứng
citrat âm tính.
- Ngoài ra E. coli không phân giải được ure, không sinh H
2
S sau 48 giờ [1].
13
Bảng 1.1: Tính chất hóa sinh của một số loài vi khuẩn thuộc chi
Escherichia.
E. coli
(bình
thường)

E. coli
(inactiver)
E.
blatta E
E.
fergusonii
E.
hermani
E.
vunler S
E.
alberti I
ONPG + T - T + + -
Indol + T - T + - -
Đỏ methyl + + + + + +
Voges-
Proskauer
- - - - - - -
Citrat - - T T - - -
Lysin
decarboxylas
e
T T + + - T +
Di động + - - + + + -
D- glucose
acid
+ + + + + + +
D- glucose
sinh hơi
+ - + + + + +

Lactose + T - - T T -
Sucrose T T - - T - -
D- mannitol + + - + + + +
Andonitol - - - + - - -
Cellobiose - - - + + + -
D- sorbitol + T - - - - -
D- arabitol - - - - - - -
L- ramnose T T + + + + +
Sinh sắc tố
vàng
- - - - + T -
OPNG: Orthor – nitrophenyl – beta – D – galactopyranoside
+: > 90% dương tính.
-: < 10% dương tính.
1.3.4. Khả năng đề kháng.
- Bị tiêu diệt ở 55
0
C trong 1 giờ hoặc 60
0
C trong 30 phút.
- Dễ bị diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường.
1.3.5. Kháng nguyên.
- Có kháng nguyên O, kháng nguyên H và kháng nguyên bề mặt K [6].
14
+ Kháng nguyên O: Có khoảng 157 kháng nguyên O được đánh số 1, 2, 3, 4
[1].
+ Kháng nguyên H: Có tới 52 kháng nguyên H [1].
+ Kháng nguyên K: Gồm có kháng nguyên L và B không chịu nhiệt và kháng
nguyên А, M chịu nhiệt. Kháng nguyên bề mặt K thường ngăn cản hiện tượng
ngưng kết О của vi khuẩn sống. Nếu đun sôi 1 giờ huỷ kháng nguyên K, hiện

tượng ngưng kết О lại xuất hiện [13]. Có khoảng 100 kháng nguyên K.
- Dựa vào cấu trúc kháng nguyên, E. coli được chia thành các typ huyết thanh.
Với sự tổ hợp của các yếu tố kháng nguyên, sẽ có rất nhiều typ huyết thanh
khác nhau, mỗi typ huyết thanh được kí hiệu bằng kháng nguyên O và kháng
nguyên K.
E. coli được đánh số theo thứ tự kháng nguyên O, kháng nguyên K và H.
Ví dụ: E. coli O111: B4:12 (có kháng nguyên O là 111, kháng nguyên K
là B4 và kháng nguyên H là 12 [1].
Khả năng gây bệnh.
1.1.2. Độc tố.
Có ít nhất năm loại E. coli có khả năng sinh độc tố gây tiêu chảy được
công nhận:
- E. coli sản xuất Shiga toxin (STEC) còn được gọi là Enterohemorrhagic
E. coli (EHEC) – E. coli gây chảy máu đường ruột.
- Enterotoxigenic E. coli (ETEC) – E. coli sinh độc tố ruột.
- Enteropathogenic E. coli (EPEC) – E. coli gây bệnh đường ruột.
- Enteroaggregative E. coli (EAEC) – E. coli bám dính đường ruột.
- Enteroinvasive E. coli (EIEC) – E. coli xâm nhập đường ruột.
Các triệu chứng lâm sàng của tiêu chảy liên quan đến DAEC thường
không rõ ràng [7, 8].
15
1.1.3. Yếu tố giả thiết gây tiêu chảy của E. coli.
Có nhiều yếu tố giả định đã được mô tả. Không có typ nào lại có yếu tố
gây bệnh rõ ràng được khẳng định từ các tình nguyện viên hoặc từ các điều
tra dịch tễ học [9].
Chủng DAEC biểu hiện thành các mảng bám dài đặc trưng ở trên tế bào
Hep – 2, nó được cho là nguyên nhân tiêu chảy của một vài nghiên cứu dịch
tễ học. Một truyền tín hiệu thác phức tạp đã được đề xuất như là cơ chế bệnh
sinh của DAEC [11].
Các chủng E. coli sản xuất độc tố gây chết tế bào bằng cách làm tế bào

trương lên xuất ra 1 loại tác nhân không bền nhiệt bao gồm kích tố bào và
độc tố tế bào làm thay đổi tế bào buồng trứng của chuột đồng Trung Quốc
tương tự LT [11]. Yếu tố này không ảnh hưởng đến tế bào Y – 1. Kết quả từ
một nghiên cứu từ Banglades chỉ ra rằng các chủng E. coli này liên quan đến
tiêu chảy [12], tuy nhiên kết quả này vẫn cần có thêm các nghiên cứu khác để
khẳng định.
Một vài dịch tiêu chảy có liên quan đến các chủng E. coli, mà các chủng
này không thuộc về bất cứ một typ nào từng được công bố. Một số chủng lại
mang gen mã hóa độc tố bám ST giống như độc tố EAST – 1, độc tố này có
quan hệ với độc tố ST của ETEC. Các công trình sau này cần chứng minh yếu
tố độc lực của các chủng này. Tuy nhiên gen EAST – 1 lại có thể được dùng
trong công nghệ phân tử.
1.1.4. Gây bệnh ngoài đường tiêu hóa.
Khác với E. coli gây bệnh đường ruột (IPEC), các E. coli gây bệnh ngoài
đường ruột (ExPEC) là những vi khuẩn gây bệnh cơ hội khi “lạc chỗ”. Chúng
có thể là thành viên của hệ vi khuẩn bình thường ở ruột nhưng khi vào máu,
vào dịch tủy não, vào đường tiết niệu thì trở thành tác nhân gây bệnh, nhất là
ở những người có cơ chế đề kháng bị suy giảm. Tuy nhiên đã xác định được
16
những gen độc lực của ExPEC thường gặp trong các nhiễm trùng ngoài
đường ruột.
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, tới 80% các trường hợp viêm màng
não ở trẻ sơ sinh do E. coli EPEC là nguyên nhân chủ yếu của nhiễm trùng
đường tiết niệu. Yếu tố độc lực quan trọng của EPEC là P – pili. Nhờ Pili này,
E. coli có thể gắn đặc hiệu vào kháng nguyên P, là một trong các kháng
nguyên nhóm máu. Ngoài ra nó còn có một số yếu tố độc lực khác cũng tham
gia vào cơ chế gây bệnh. Và các nhóm huyết thanh hay gặp là O1, O2, O4,
O6, O7 và O75. Các chủng có kháng nguyên K1, K2, K3, K5, K12, K13 là
hay gặp nhất. Những vi khuẩn này thường có các gen mã hóa cho các yếu tố
độc lực như yếu tố bám dính, vỏ, các độc tố.

1.2. Chẩn đoán vi sinh.
1.2.1. Nhuộm soi trực tiếp.
- Có thể làm tiêu bản soi trực tiếp đối với một số loại bệnh phẩm như cặn ly
tâm nước tiểu hoặc nước não tủy [1].
- Làm tiêu bản nhuộm gram với bệnh phẩm phân, dịch niệu đạo – âm đạo,
máu
Kết quả: các trực khuẩn gram âm, bắt màu đỏ trên tiêu bản nhuộm gram [1].
1.2.2. Nuôi cấy phân lập.
- Phân: Bệnh phẩm phân được nuôi cấy trên hai môi trường phân lập: một môi
trường có chất ức chế chọn lọc như Endo, MacConkey; một môi trường
không có chất ức chế như thạch thường, thạch máu [14]
- Nước tiểu: Nước tiểu giữa dòng được tiến hành cấy đếm trên môi trường đặc,
trước đây thường sử dụng thạch thường, hiện nay có môi trường uriselect vừa
có giá trị cấy đếm, vừa có khả năng định danh.
- Máu: Tiến hành cấy máu khi nghi có nhiễm khuẩn máu.
- Dịch niệu đạo – âm đạo: cấy trên thạch thường, thạch máu…
17
Sau khi đã phân lập được vi khuẩn thuần nhất thì tiến hành định danh
bằng cách xác định tính chất sinh vật hóa học và phản ứng ngưng kết trên
phiến kính với các kháng huyết thanh mẫu.
1.2.3. Phương pháp miễn dịch.
- Phản ứng ngưng kết latex: Dùng cho viêm màng não mủ để phát hiện
kháng nguyên đặc hiệu [1].
- Xác định typ huyết thanh: Xác định kháng nguyên O (thân) và kháng
nguyên H (lông).
Ưu điểm: kháng nguyên O và kháng nguyên H của E. coli ổn định và
đáng tin cậy. Xác định typ huyết thanh O và H của các chủng E. coli liên quan
đến bệnh tiêu chảy đặc biệt hữu ích với điều tra dịch tễ [15].
Nhược điểm: rất tốn kém, hầu như không dùng.
1.2.4. Phương pháp sinh học phân tử.

Kỹ thuật khuếch đại gen PCR cũng đã được áp dụng trong chẩn đoán E.
coli như:
- Xác định gen mã hóa sản xuất độc tố Shiga (Stx) bằng thăm dò DNA hay
PCR [16].
- Xét nghiệm miễn dịch enzyme cạnh tranh, xét nghiệm ngưng kết latex thụ
động đảo ngược để phát hiện độc tố ST của ETEC [17].
Ở nước ta hiện nay chủ yếu mới sử dụng PCR trong định danh khi vi
khuẩn đã được phân lập thuần nhất. Các kỹ thuật PCR xác định E. coli trực
tiếp từ bệnh phẩm đang được nghiên cứu phát triển.
1.3. Nguyên tắc phòng phòng và điều trị.
1.3.1. Nguyên tắc phòng bệnh.
- Phòng không đặc hiệu:
+ Thực hiện vệ sinh ăn uống: rửa sạch tay trước và sau khi chế biến thực
phẩm, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chế biến, ăn chín uống sôi
18
+ Xử lý và cung cấp nước sạch, không sử dụng các nguồn nước không
đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt.
+ Quản lý, xử lý phân.
+ Phát hiện sớm người lành mang vi khuẩn, đặc biệt là những người có
liên quan trực tiếp đến vấn đề ăn uống tập thể.
+ Thực hiện vệ sinh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài, thực hiện
nguyên tắc vô trùng khi tiến hành thăm dò hoặc đặt thông đường tiết
niệu để đề phòng nhiễm khuẩn tiết niệu [1]
- Phòng đặc hiệu: hiện nay chưa có phương pháp phòng E. coli đặc hiệu [1].
1.3.2. Nguyên tắc điều trị.
E. coli thuộc vào các loại vi khuẩn có tỷ lệ kháng thuốc rất cao hiện nay
[1], nhất là các chủng vi khuẩn phân lập được từ nước tiểu, vì vậy phải làm
kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh phù hợp [1], điều trị hiệu quả và hạn
chế tình trạng kháng kháng sinh.
Ngoài việc sử dụng kháng sinh, một số việc khác rất có giá trị trong điều

trị như bồi phụ nước, điện giải trong trường hợp tiêu chảy, giải quyết các cản
trở trên đường tiết niệu như rút thăm dò, ống thông sớm nếu có thể [1].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG – VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng.
2.1.1. Đối tượng.
1024 bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo – âm đạo đến khám tại
bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ tháng 10/2014 – 4/2015.
2.1.2. Nguồn bệnh phẩm.
- Bệnh phẩm: dịch niệu đạo – âm đạo.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo – âm đạo.
19
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân đang hành kinh, rong kinh, rong huyết, xuất huyết âm đạo.
+ Bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong vòng 10 ngày trước xét nghiệm.
+ Bệnh nhân có đặt thuốc âm đạo, thụt rửa âm đạo.
+ Bệnh nhân suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS, lao …
2.2. Vật liệu.
2.2.1.Trang thiết bị.
- Tủ an toàn sinh học.
- Tủ ấm.
- Máy ly tâm.
- Kính hiển vi.
- Bồn nhuộm.
- Máy tính, máy in.
- Bàn, ghế, đèn phụ khoa…
2.2.2. Dụng cụ.
- Que cấy vi khuẩn.
- Kẹp mũi nhọn.

- Đèn cồn.
- Lam kính, lá kính.
- Pipet pasteur.
- Tăm bông vô trùng, que lấy bệnh phẩm.
- Tube đựng bệnh phẩm.
- Bút viết kính, găng tay, thước đo.
- Khay đựng tiêu bản, khay hạt đậu.
- Mỏ vịt.
- Giá nhuộm, khay nhuộm.
- Dầu soi kính.
20
- Thùng rác y tế, rác thải sinh hoạt…
2.2.3. Hóa chất.
- Thuốc nhuộm.
- Cồn tuyệt đối.
- Nước muối sinh lý vô khuẩn…
2.2.4. Sinh phẩm.
- Môi trường nuôi cấy phân lập: thạch máu, thạch thường.
- Các kit định danh: thạch mềm, môi trường KIA, môi trường citrate – simmon,
thạch uriselect, uri – indol
- Môi trường làm kháng sinh đồ: Mueler – hinton.
- Khoanh giấy kháng sinh: hãng OXOID
2.3. Phương pháp.
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
21
2.3.2. Quy trình thực hiện.
22
Tư vấn:
Tư vấn cho bệnh nhân về mục đích làm xét nghiệm, ý nghĩa của việc

bệnh nhân hợp tác trong việc lấy bệnh phẩm.
- Lấy bệnh phẩm.
+ Bệnh nhân nam [18]:
Hướng dẫn bệnh nhân bộc lộ bao quy đầu, dùng nước muối sinh lý vô
khuẩn lau sạch da quy đầu, chờ khô.
Vuốt nhẹ dương vật dọc theo niệu đạo để ra một giọt dịch, thấm giọt dịch
lên que tăm bông vô trùng.
Nếu bệnh nhân không vuốt được dịch, có thể dùng que tăm bông đưa sâu
vào niệu đạo sâu khoảng 1.5 – 2cm rồi xoay nhẹ 2 vòng, sau đó lưu trong niệu
đạo khoảng 10 giây, rút ra cho vào tube đựng bệnh phẩm vô trùng.
Với bệnh nhân nghi ngờ đồng tính thì lấy thêm ở hậu môn và hầu họng.
+ Bệnh nhân nữ [18]:
Bệnh nhân nằm trên bàn khám tư thế phụ khoa, rửa sạch bộ phận sinh
dục ngoài bằng nước muối sinh lý vô khuẩn, thấm khô, đặt mỏ vịt vô trùng.
Dùng tăm bông vô trùng lấy dịch ở thành sau âm đạo cho vào tube đựng
bệnh phẩm.
Với bệnh nhân nữ, trẻ, chưa quan hệ tình dục, chưa lập gia đình hoặc
đang mang thai, không nên dùng mỏ vịt, chỉ sử dụng tăm bông vô khuẩn lấy
dịch ở sâu trong âm đạo.
- Nhuộm soi: xác định hình thể, tính chất bắt màu.
Quy trình nhuộm gram [20]:
+ Lấy bệnh phẩm phết lên lam kính thành vòng tròn, đường kính khoảng 1cm,
dàn đều, cố định tiêu bản.
+ Phủ kín bệnh phẩm bằng dung dịch tím Gentian, để 1 phút.
+ Rửa nước.
Tình hình KKS
Xđịnh tỷ lệ nhiễm
Yếu tố liên quan
Nhuộm soi
Trả kết quả

Kháng sinh đồ
Định danh
Nuôi cấy phân lập
Lấy bệnh phẩm
Tư vấn bệnh nhân
23
+ Phủ dung dịch Lugol, để 30s.
+ Rửa nước.
+ Tẩy màu bằng cồn aceton (tẩy màu cho đến khi vết bệnh phẩm chỉ còn là màu
tím nhạt).
+ Rửa nước.
+ Phủ đỏ Fuchsin, để 1 phút.
+ Rửa nước và để khô tự nhiên.
Sau đó soi dưới kính hiển vi vật kính dầu: trực khuẩn, bắt màu gram âm.
- Nuôi cấy phân lập:
+ Hòa tan bệnh phẩm trên tăm bông trong môi trường nước muối sinh lý vô
khuẩn.
+ Dùng que cấy lấy dịch vừa pha cấy phân vùng trên thạch máu/thạch thường
hoặc uriselect.
+ Để tủ ấm 37
0
C, CO
2
trong 24h.
- Định danh.
+ Sau 24h, quan sát, chọn khuẩn lạc nghi ngờ (số lượng lớn nhất): khuẩn lạc
dạng S, trắng xám, tròn, lồi, bóng mỡ, mùi hôi, d = 1 – 2mm.
+ Lấy khuẩn lạc nuôi cấy nhuộm gram: trực khuẩn bắt màu gram âm.
+ Làm test xác định tính chất sinh vật hóa học: cấy vi khuẩn phân lập được lên
các môi trường xác định tính chất sinh vật hóa học:

Thạch mềm: xác định tính chất di động (+).
Môi trường KIA, tủ ấm 37
0
C, 24h: lactose (+), glucose (+), sinh hơi (+),
H
2
S (-).
Môi trường citrat – simmon, 37
0
C, 24h: citrat (-).
Môi trường ure – indol: indol (+), urease (-).
Thạch uriselect sau 24h mọc các khuẩn lạc màu hồng.
- Làm kháng sinh đồ [14].
24
+ Môi trường làm kháng sinh đồ: thạch Mueler – Hinton, độ dày 4,0±0,5mm.
+ Lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc thuần đã phân lập, xác định là tác nhân gây bệnh,
pha thành huyền dịch có độ đục chuẩn 0.5 McFarland (10
8
vi khuẩn/ml), cấy
dàn đều trên mặt thạch Mueler – Hinton (sao cho sau 18 – 24h, các khuẩn lạc
mọc đều trên mặt thạch, sát nhau, không quá dày (chồng chéo lên nhau), cũng
không quá thưa (cách xa nhau).).
+ Dùng kẹp mũi nhọn lấy các khoanh giấy kháng sinh phù hợp đặt nhẹ nhàng,
hơi ấn nhẹ lên mặt thạch đã cấy vi khuẩn, khoảng cách giữa các khoanh giấy
khoảng 2.0cm, cách thành khoảng 1.5 – 2cm.
+ Đặt tủ ấm 18 – 24h.
+ Đọc kết quả:
Dùng thước đo đường kính vùng ức chế tính ra mm.
So sánh với giá trị của chủng mẫu bằng bảng giới hạn chuẩn, từ đó
xác định mức độ “đề kháng – resistant – R” hoặc “trung gian – intermediate –

I” hoặc “nhạy cảm –susceptible – S” cho các kháng sinh tương ứng.
25
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn KSĐ CLSI sử dụng cho E. coli.
STT Tên KS
Nồng độ (µg)
Kí hiệu R I S
1 Ampicillin 10 AM ≤15 16 -
22
≥23
2 Amoxicillin/
clavulanic acid
30 AMC
≤18 19 -
25
≥26
3 Gentamicin 30 GM ≤18 19 -
26
≥27
4 Ceftriaxon 30 CRO ≤28 29 -35 ≥36
5 Ciprofloxacin 5 CIP ≤29 30 -
40
≥41
6 Ceftazidim 30 CAZ ≤14 15 -
17
≥18
7 Cefotaxim 30 CTX ≤14 15 -
22
≥23
8 Cefuroxim 30 CXM ≤14 15 -
17

≥18
9 Amikacin 30 AK ≤14 15 -
16
≥17
*** Hãng sản xuất: OXOID.
+ Yếu tố ảnh hưởng:
Đọc kết quả đường kính vô khuẩn sai.
Chủng bị nhiễm bẩn hoặc lẫn chủng khác.
Nồng độ vi khuẩn pha huyền dịch quá đặc hoặc quá loãng.
Độ đục Mac Farland 0.5 không chuẩn.
Điều kiện ủ ấm về nhiệt độ, thời gian, khí trường không đúng quy định.
Môi trường không chuẩn, quá hạn sử dụng.
Bảo quản kháng sinh không tốt ảnh hưởng đến hoạt lực.
- Trả kết quả.
2.3.3. Thời gian – địa điểm nghiên cứu.
- Thời gian: từ 10/2014 – 4/2015.

×