Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tác động của mức lương tối thiểu lên thị trường lao động ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.31 KB, 22 trang )

Tiền lương khu vực công

MỤC LỤC
Tiêu đê

Trang

1. Đặt vấn đê..........................................................................1
2. Cơ sở lý luận chung vê tiên lương tối thiểu trong nên kinh tê
thị trường..............................................................................1
Khái niệm, bản chất về tiền lương khu vực công...............1
Khái niệm..............................................................................1
Bản chất của tiền lương khu vực công..................................2
Khái quát chung về tiền lương tối thiểu...........................2
Khái niệm..............................................................................2
Ý nghĩa của tiền lương tối thiểu.............................................3
Căn cứ xác định tiền lương tối thiểu......................................3
Một số khái niệm về thị trường lao động..........................4
Khái niệm..............................................................................4
Mối quan hệ giữa tiền lương tối thiểu và thị trường lao động4
3. Thực trạng tiên lương tối thiểu tại Việt Nam và tác động của
nó đên thị trường lao động từ năm 2013 - 2018.......................5
Thực trạng thị trường lao động Việt Nam.........................5
Yếu tố cung lao động.............................................................6
Yếu tố cầu lao động...............................................................7
Yếu tố tiền lương, tiền công..................................................7
Thực trạng mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 6 năm
gần đây (2013 - 2018).....................................................8
Tác động của mức lương tối thiểu....................................8
Tác động mức lương tối thiểu đến thị trường........................8
Tác động mức lương tối thiểu đến người lao động................9




Tiền lương khu vực công

Tác động của phân vùng lương tối thiểu đến sự cạnh tranh
về việc làm giữa các vùng.....................................................9
Tiền lương tối thiểu tác động đến cung và cầu lao động....10
Tác động đến doanh nghiệp khi tăng lương tối thiểu..........12
4. Giải pháp nâng cao và cải cách chính sách tiên lương tối
thiểu trong thị trường lao động Việt Nam..............................13
5. Kêt luận...........................................................................14
Danh mục tài liệu tham khảo.................................................15


Tiền lương khu vực công

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nguồn nhân lực là một bộ phận của nguồn lực phát triển, là yếu tô
đầu vào thiết yếu của quá trình sản xuất, là nhân tô quan trọng đảm
bảo cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế thị trường. Để
thực hiện có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam tất yếu phải quan tâm, điều chỉnh sự
thay đổi, phát triển của nguồn lực này sao cho phù hợp với nền kinh tế
theo định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua nhiều chính sách khác
nhau. Một trong sô đó là sự tác động của chính phủ đến thị trường lao
động thông qua tiền lương tôi thiểu. Hiểu được tính cấp thiết và quan
trọng của vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ phân tích sâu hơn về tác
động của tiền lương tôi thiểu đến thị trường lao động Việt Nam qua các
năm từ 2013 – 2018. Qua đó tìm hiểu tình hình thực tế về thị trường lao
động ở nước ta hiện nay, nêu lên mặt tích cực và tiêu cực do tác động

của mức lương tôi thiểu đến thị trường; người lao động; sự cạnh tranh
về việc làm giữa các vùng; cung và cầu lao động; doanh nghiệp. Để
đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm cải thiện và nâng cao chính sách của
mức lương tôi thiểu, đảm bảo cho con người chủ thể của lao động sông
đầy đủ về vật chất và tinh thần, duy trì chất lượng nguồn lao động.


Tiền lương khu vực công

TÁC ĐỘNG CỦA MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU LÊN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 2018
1. Đặt vấn đê
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, nên chế độ tiền lương trong nền kinh tế này vừa
mang tính chất thị trường, vừa mang tính chất định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nghĩa là chế độ tiền lương vừa chịu sự chi phôi bởi thị trường lao
động, vừa chịu sự chi phôi bởi nguyên tắc phân phôi theo lao động.
Tiền lương tôi thiểu không chỉ áp dụng cho lao động giản đơn mà
nó còn là khung pháp lý quan trọng, là cơ sở để trả công lao động toàn
xã hội. Việc quy định mức lương tôi thiểu có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng không chỉ đôi với việc bảo vệ người lao động mà còn có ý nghĩa
lớn đôi với việc phát triển kinh tế, ổn định quan hệ lao động, ổn định
chính trị - xã hội. Một mức tiền lương hợp lý vừa có vai trò quan trọng
trong tạo động lực làm việc, nâng cao năng suất lao động, phát triển
sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa phải đảm bảo cho chủ thể
lao động sông đầy đủ về mặt vật chất và tinh thần. Chính vì tính cấp
thiết của vấn đề này nên em đã chọn đề tài “Tác động của mức lương
tôi thiểu lên thị trường lao động ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018” làm
đề tài cho bài tiểu luận của mình. Bài viết sau đây em sẽ trình bày
những vấn đề: Khái niệm, bản chất, vai trò của tiền lương khu vực công

là gì? Thế nào là mức lương tôi thiểu? Ý nghĩa, căn cứ xác định mức
lương tôi thiểu? Thị trường lao động là gì? Môi quan hệ giữa tiền lương
tôi thiểu và thị trường lao động. Thực trạng tiền lương tôi thiểu tại việt
nam và tác động của nó đến thị trường lao động. Và cuôi cùng là các
giải pháp nâng cao và cải cách chính sách tiền lương tôi thiểu trong thị
trường lao động Việt Nam.
2. Cơ sở lý luận chung vê tiên lương tối thiểu trong nên kinh tê
thị trường
Khái niệm, bản chất về tiền lương khu vực công
Khái niệm.
1


Tiền lương khu vực công

Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở
thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trên thị
trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật
lao động.1
Tiền lương được hình thành và có sự quản lý của nhà nước. Nhà
nước tổ chức giám sát kiểm tra chấp hành các quy định về tiền lương
bảo đảm lợi ích cho người lao động. Việc tăng lương dựa trên cơ sở tôc
độ tăng năng suất lao động.
Bản chất của tiền lương khu vực công
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá
trị sức lao động thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và
người sử dụng lao động. Để bù đắp phần hao phí lao động đó họ cần có
một lượng nhất định các vật phẩm tiêu dùng do nhu cầu ăn, mặc, ở …
và người sử dụng lao động phải đáp ứng nhu cầu đó với mức hao phí
mà người lao động đã bỏ ra thông qua tiền lương. Việc trả lương cho

người lao động không chỉ căn cứ vào hợp đồng mà căn cứ vào kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của người lao động mà họ nhận được
sau một thời gian lao động mà họ bỏ ra.
Khái quát chung về tiền lương tối thiểu
Khái niệm
“Mức lương tôi thiểu được ổn định theo giá cả sinh hoạt đảm bảo
cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao
động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy
tái sản xuất mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính mức lương các
loại lao động khác”.2
Như vậy chúng ta có thể thấy tiền lương tôi thiểu có các dấu hiệu
đặc trưng sau:
- Tiền lương tôi thiểu được xác định tương ứng với trình độ lao
động giản đơn nhất, chưa qua đào tạo nghề.
- Tiền lương tôi thiểu tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng
nhất, không đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng thần kinh, cơ bắp.
1 Theo Nguyên Tiệp va Lê Thanh Ha, 2011 (tr.9)
2 Điêu 56 Bộ luật Lao động 2012.

2


Tiền lương khu vực công

- Tiền lương tôi thiểu được tính tương ứng với môi trường và điều
kiện lao động bình thường, không có tác động xấu của các yếu tô điều
kiện lao động.
- Tiền lương tôi thiểu được tính tương ứng với nhu cầu tiêu dùng ở
mức độ tôi thiểu cần thiết.
- Tiền lương tôi thiểu phải tương ứng với mức giá tư liệu sinh hoạt

chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.
- Tiền lương tôi thiểu phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
của mỗi quôc gia.
Trong kết cấu tiền lương tôi thiểu không bao gồm tiền lương làm
thêm giờ, phụ cấp làm việc ban đêm, phụ cấp trách nhiệm hay chức vụ,
tiền ăn giữa ca và các khoản tiền lương khác ngoài tiền lương thông
thường hàng tháng do Chính phủ quy định. Mức lương tôi thiểu chung là
căn cứ và nền thấp nhất để xây dựng các mức tiền lương tôi thiểu
vùng, ngành.
Ý nghĩa của tiền lương tối thiểu
Thứ nhất: Đôi với người lao động
Tiền lương tôi thiểu là sự đảm bảo có tính pháp lý của Nhà nước
đôi với người lao động trong mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan
hệ lao động, bảo đảm đời sông tôi thiểu cho họ phù hợp với khả năng
của nền kinh tế. Mục tiêu của chính sách tiền lương tôi thiểu là nhằm
bảo vệ người lao động, bảo đảm cho người lao động tái sản xuất sức lao
động. Chính sách tiền lương tôi thiểu còn có ý nghĩa trong việc loại trừ
khả năng bóc lột có thể xảy ra đôi với người lao động trước sức ép của
thị trường. Khi cung lao động vượt cầu lao động (thị trường lao động
của Việt Nam luôn ở trong tình trạng này) nếu không có “lưới an toàn”
là tiền lương tôi thiểu do Nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện thì
người sử dụng lao động có thể lợi dụng, gây sức ép nhằm trả công theo
ý muôn.
Thứ hai: Đôi với nền kinh tế, lương tôi thiểu là công cụ điều tiết
của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội và trong từng cơ sở kinh tế
nhằm:
3


Tiền lương khu vực công


- Bảo vệ sức mua cho các mức tiền lương trước sự gia tăng của
lạm phát và các yếu tô kinh tế khác.
- Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng của thị trường lao động.
- Phòng ngừa những cuộc xung đột trong các ngành.
- Thiết lập môi quan hệ ràng buộc kinh tế trong lĩnh vực sử dụng
lao động, tăng cường trách nhiệm của các bên trong quản lý và sử
dụng lao động.
- Tiền lương tôi thiểu không chỉ có chức năng bảo vệ lợi ích của
người lao động và còn đảm bảo lợi ích của người sử dụng lao động, có
chức năng khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước
ngoài, thúc đẩy phân công lao động quôc tế trong xu thế toàn cầu hóa
Thứ ba: Tiền lương tôi thiểu là sự đảm bảo có tính pháp lý của nhà
nước đôi với người lao động có tham gia quan hệ lao động trong mọi
khu vực kinh tế. Nó là cơ sở để xây dựng hệ thông thang, bảng lương
và còn là căn cứ để các bên thỏa thuận tiền lương phù hợp với điều
kiện, khả năng, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
Căn cứ xác định tiền lương tối thiểu
- Hệ thông các nhu cầu tôi thiểu của người lao động và gia đình
họ. Hệ thông nhu cầu tôi thiểu này bao gồm các nhu cầu sinh học và
nhu cầu xã hội bao gồm: nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, y tế,
sinh hoạt văn hóa, giao tiếp xã hội, nuôi con….
- Mức tiền lương chung của cả nước. Việc xác định tiền lương tôi
thiểu phải dựa trên căn cứ này để đảm bảo tiền lương tôi thiểu không
quá thấp hoặc không quá cao so với giá cả chung trong thị trường sức
lao động đồng thời góp phần vừa bảo vệ người lao động vừa bảo vệ
được người sử dụng lao động và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn
định, bền vững.
- Chi phí và sự biến động của giá cả sinh hoạt
- Môi tương quan về điều kiện sông của các tầng lớp dân cư trong

xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa đôi với việc đảm bảo công bằng
trong việc trả công trong xã hội mà còn hạn chế sự phân hóa giàu
nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Đồng thời sự chênh lệch về mức sông
4


Tiền lương khu vực công

giữa các tầng lớp dân cư ở các vùng miền cũng là căn cứ để xác định
mức lương tôi thiểu vùng, mức lương tôi thiểu ngành cho phù hợp.
- Các nhân tô kinh tế như tôc độ tăng trưởng kinh tế và mức năng
suất lao động. Căn cứ này thể hiện nguyên tắc điều chỉnh lương (trả
lương theo nguyên tắc phân phôi theo lao động và trên cơ sở năng suất
lao động)
- Sự đạt được và giữ vững về mức độ có việc làm trên phạm vi
vùng và quôc gia.
Một số khái niệm về thị trường lao động.
Khái niệm
Theo Giáo trình Kinh tế học hiện đại: “Thị trường lao động là nơi
thực hiện việc làm được trả công qua các quan hệ mua bán giữa người
cung ứng lao động và người sử dụng lao động thông qua quan hệ cung
cầu lao động”
Như vậy thị trường lao động là nơi người lao động (bên cung) và
người sử dụng lao động (bên cầu) thực hiện các giao dịch thỏa thuận về
giá cả sức lao động, từ đó tạo ra sự cạnh tranh của thị trường. Nói cách
khác, khi bên cung lao động lớn hơn bên cầu lao động thì người sử
dụng lao động được lợi và ngược lại.
Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tô là: cung lao
động, cầu lao động và giá cả sức lao động.
Mối quan hệ giữa tiền lương tối thiểu và thị trường lao động

Giá cả sức lao động không chỉ bị quy định bởi giá trị của nó mà
còn chịu ảnh hưởng của quy luật cung – cầu sức lao động. Khi cung lao
động vượt qua cầu, giá cả sức lao động sẽ thấp hơn giá trị sức lao
động. Khi cung sức lao động không đáp ứng được cầu lao động, giá cả
sức lao động sẽ tăng lên. Môi quan hệ này được biểu thị trên đồ thị sau:
Khi cung và cầu lao động trên thị trường đạt mức cân bằng thì giá
cả có xu hướng dừng lại ở mức P0, nhưng nếu giá cả hàng hóa sức lao
động dừng lại ở mức cao hơn P0 (P1> P0) thì mức cung lao động sẽ tăng
lên đến S1, nhưng lúc đó cầu sẽ giảm đi, chỉ còn ở mức D 1. Khoảng cách
5


Tiền lương khu vực công

D1S1 chính là khoảng cách chênh lệch giữa cung và cầu thị trường lao
động. Ứng với giá trị P1 thì cung lớn hơn cầu lao động.
Ngược lại, nếu giá cả sức lao động ở mức thấp P 2 (P2< P0) thì cầu
lao động sẽ tăng lên ở mức P 2, nhưng cũng chỉ ở mức S 2. Khoảng cách
D2S2 là sự chênh lệch giữa cung và cầu trên thị trường lao động, ứng với
mức P2 thì cầu sẽ lớn hơn cung lao động. Theo quy luật của thị trường
thì giá cả sức lao động luôn có xu hương trở về P 0 để cung và cầu có
thể được cân bằng.
Tuy nhiên trên thực tế, thị trường lao động ở nước ta là thị trường
không hoàn hảo, tiền công trên thị trường chưa hoàn toàn phản ánh
đúng giá cả sức lao động. Hơn nữa, do kinh tế chậm phát triển, khả
năng mở mang các ngành nghề thu hút lao động còn thấp nên cung lao
động luôn lớn hơn cầu.
3. Thực trạng tiên lương tối thiểu tại Việt Nam và tác động của
nó đên thị trường lao động từ năm 2013 - 2018
Thực trạng thị trường lao động Việt Nam

Thị trường lao động là một trong những thị trường quan trọng và
cơ bản của nền kinh tế thị trường, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn
quôc lần thứ IX các định: “Thúc đầy sự hình thành, phát triển và từng
bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
đặc biệt quan tâm những thị trường quan trọng nhưng còn sơ khai như:
thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,
thị trường khoa học và công nghệ”. Nhìn chung, sau 20 năm đổi mới thị
6


Tiền lương khu vực công

trường lao động Việt Nam đã từng bước được hình thành và phát triển,
tuy nhiên quy mô còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Để có
cách nhìn tổng thể về thị trường lao động, định hướng phát triển cho
phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn có thể xem xét thành các yếu tô cấu
thành cơ bản như sau:
Yếu tố cung lao động
Bảng 1. Lực lượng lao động trong độ tuổi ở Việt Nam năm 2017 –
2018.
Đơn vị: nghìn người

Cả nước
Chia theo
khu vực:
- Thành
thị
- Nông
thôn
Chia theo

giới tính:
- Nam
- Nữ

Quý I
năm
2017

Quý IV
năm
2017

Quý I
năm
2018

Quý I
năm
2018
so với
Quý I
năm
2017

Quý I
năm
2018
so với
Quý IV
năm

2017

47 878,5

48 497,8

48 375,8

101,0

99,7

15 995,2

16 204,4

16 123,8

100,8

99,5

31 883,3

32 293,4

32 252,0

101,2


99,9

25 950,5
21 928,0

26 321,8
22 176,0

26 242,3
22 133,5

101,1
100,9

99,7
99,8

Nguồn: Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí về tình hình Lao động
việc làm quý I năm 2018
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý I năm 2018 là 48,4
triệu người, giảm 122,0 nghìn người so với quý trước, tăng 497,3 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu
vực thành thị là 16,1 triệu người, chiếm 33,3%, lực lượng lao động nữ
trong độ tuổi là 22,1 triệu người, chiếm 45,8% tổng sô lao động trong
độ tuổi của cả nước.
7


Tiền lương khu vực công


Có thể nhận thấy lực lượng lao động Việt Nam khá dồi dào, lao
động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao so với dân sô, mức tăng lao
động cao, hằng năm có khoảng 1 triệu lao động bước vào độ tuổi lao
động bổ sung thêm cho nguồn lực lao động. Đây là nguồn lực có tiềm
năng cao, cần được quan tâm, bồi dưỡng và đào tạo cả về thể chất và
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để có thể tạo ra một cung lao động đủ
mạnh phục vụ cho thị trường lao động trong tương lai.
Về chất lượng lao động, nhờ có các chính sách hỗ trợ đào tạo, dạy
nghề trong các năm qua, đặc biệt là chương trình mục tiêu quôc gia về
giáo dục đào tạo nghề đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực. Trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động cả nước tiếp tục
được nâng cao. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động ngày
càng được nâng lên, năm 2016, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là
22,2%3, tăng 2,6% so với năm 2014 (19,6%) và tăng 3,1% so với năm
2013 (19,1%).4
Yếu tố cầu lao động
Nhìn chung, cầu lao động của nền kinh tế có xu hướng tăng cả về
sô lượng và chất lượng, sô lao động có việc làm năm 2017 là 54 051,9
nghìn người5, tăng 3699,9 nghìn người so với năm 2011 6. Cơ cấu lao
động có việc làm chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ lao động
trong khu vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ lệ trong khu
vực nông – lâm – ngư nghiệp.
Yếu tố tiền lương, tiền công
Giá cả sức lao động được hình thành và điều chỉnh theo quy luật
giá trị chung, cung cầu và cạnh tranh. Như vậy các tếu tô này đã tác
động qua lại và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thị trường lao động.
Khi thị trường được xác lập người lao động và người sử dụng lao động
được tự do thỏa thuận mức tiền lương, tiền công theo yêu cầu công
việc và trình độ năng lực làm việc và đương nhiên mức thỏa thuận này
bị chi phôi bởi các quy luật nêu trên.

3 Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí vê tình hình Lao động việc lam quý I năm 2018
4 Tổng cục thống kê, Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đao tạo.
5 Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí vê tình hình Lao động việc lam quý I năm 2018
6 Tổng cục thống kê, Điêu tra Lao động việc lam: Quý 2, 2014.

8


Tiền lương khu vực công

Mức lương cho các vị trí công việc đang được điều chỉnh phù hợp
với quy luật thị trường. Chênh lệch mức lương giữa người làm quản lý,
kỹ thuật, khoa học ngày được phân định rõ hơn. Thu nhập tiền lương
giữa các công việc, ngành nghề ngày càng được phân biệt rõ và đã trở
thành động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, khuyến khích người
lao động nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn để có thể làm việc ở
những vị trí ở mức lương cao hơn.
Trong bôi cảnh hội nhập kinh tế, phát triển thị trường lao động
Việt Nam là yêu cầu khách quan, là động lực phát triển kinh tế xã hội
bền vững theo hướng phát huy nội lực. Có như vậy mới phát huy dược
tiềm năng, thế mạnh nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt
Nam trong hội nhập đồng thời hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa.
Thực trạng mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 6 năm
gần đây (2013 - 2018)
Bảng 2. Quy định mức lương tôi thiểu vùng, 2013 – 2017
Đơn vị: Đồng
Nghị
định
182/2013

/NĐ-CP
103/2014
/NĐ-CP
122/2015
/NĐ-CP
153/2016
/NĐ-CP

Ngày
ban
hành
14/11/20
13
11/11/2014

Thời
điểm áp
dụng
31/12/20
13
01/01/2015

14/11/20
15
14/11/20
16

01/01/20
16
01/01/20

17

Vùng I

Vùng II Vùng III

2
700
000
3 100
000
3 500
000
3
750
000

2 400
000
2 750
000
3
100
000
3
320
000

2.100.000


Vùng
IV
1.900.000

2
400 2 150
000
000
2 700 000 2 400 000
2 900 000

2 580 000

Bảng 2 cho thấy mức lương tôi thiểu vùng đã có sự thay đổi bôn
lần từ năm 2013 đến năm 2017. Mức lương tôi thiểu năm 2017 so với
năm 2013: Vùng I tăng 1050000 đồng (từ 2700000 đồng lên 3750000
đồng); Vùng II tăng 920000 đồng (từ 2400000 đồng lên 3320000 đồng);
Vùng III tăng 800000 đồng (từ 2100000 đồng lên 2900000 đồng); Vùng
IV tăng 680000 đồng (từ 1900000 đồng lên 2580000 đồng). Mức lương
có sự tăng lên qua các năm, nhưng còn tương đôi thấp so với nhu cầu
9


Tiền lương khu vực công

đời sông của người lao động, vì vậy mà đời sông cán bộ công chức ít
được cải thiện.
Thực tế việc cải cách lương còn chậm so với Đề án xây dựng lâu
nay. Mức lương tôi thiểu và tiền phụ cấp công vụ vẫn thấp, chưa mang
tính đột phá, tỷ lệ tăng lương thấp hơn tỷ lệ lạm phát khiến đời sông

người làm công ăn lương, tiêu biểu như tầng lớp giáo viên đặc biệt khó
khăn.
Theo Điều 91, Bộ Luật Lao động 2012, mức lương tôi thiểu được
xác định theo tháng, ngày và giờ. Tuy nhiên trên thực tế, lương tôi thiểu
chỉ được xác định theo tháng.
Về cơ bản, Chính phủ đã có những điều chỉnh cần thiết với tiền
lương tôi thiểu khi có những thay đổi về mức tăng trưởng kinh tế, chỉ sô
giá tiêu dùng và cung cầu lao động. Tuy nhiên, lương tôi thiểu tăng còn
phải tính đến dựa trên khả năng chi trả của ngân sách nhà nước và khả
năng chi trả của doanh nghiệp.
Tác động của mức lương tối thiểu
Tác động mức lương tối thiểu đến thị trường
Tiền lương tôi thiểu được tính toán dựa trên cơ sở đảm bảo được
các nhu cầu tôi thiểu của người lao động. Do vậy, mục tiêu của nhà
nước khi đặt ra mức lương tôi thiểu không phải là để điều tiết cung cầu
trên thị trường sức lao động. Khi nền kinh tế có lạm phát cao thì nhà
nước có thể xem xét tăng mức lương tôi thiểu để bù lạm phát và đảm
bảo mức sông tôi thiểu cho người lao động.
Mặc dù tăng mức lương tôi thiểu làm tăng năng suất lao động,
giảm sô người hưởng trợ cấp xã hội và tăng tiêu dùng và tổng cầu,
nhưng sẽ kéo theo các hệ lụy như tăng giá các sản phẩm tiêu dùng
thiết yếu, ảnh hưởng đến cân đôi ngân sách khu vực công, phát sinh
thêm một khoản chi phí đôi với doanh nghiệp. Đây cũng là một lý do
làm tăng giá bán sản phẩm.
Tác động mức lương tối thiểu đến người lao động
Với cơ chế tính lương ở nước ta thì lương tôi thiểu là một cơ sở thu
nhập hết sức quan trọng với người lao động. Mức lương tôi thiểu cao sẽ
10



Tiền lương khu vực công

dẫn đến lương thực tế cao. Như vậy, nó có tác dụng cả về mặt vật chất
và tinh thần đôi với người lao động. Làm cho người lao động bằng lòng
và hăng say với công việc hơn, tránh được tình trạng thiếu nhân công
do người lao động nghỉ việc, nhảy việc. Mức lương tăng lên cũng
thường chỉ phù hợp với mức tăng đó của giá cả. Đi cùng với tăng trưởng
kinh tế là lạm phát và tăng lương tôi thiểu là một biện pháp đảm bảo
đời sông cơ bản của người lao động được như cũ hoặc ngày một tôt
hơn. Không chỉ cải thiện thu nhập cho người lao động mà còn tăng
lượng cung lao động, khuyến khích người lao động tăng năng suất,
giảm sô lượng hưởng trợ cấp.
Tuy nhiên, giá cả là kinh tế tổng hợp và bao giờ nó cũng đẩy lên
trước. Thử hỏi nếu giá cả tăng, lương không tăng thì người lao động sẽ
như thế nào. Ở đây giá cả tăng là do nhiều yếu tô tổng hợp, như hiện
nay nhà nước tăng giá điện là giá đầu vào nên đẩy toàn bộ giá cả tăng
theo. Dù Chính phủ liên tục điều chỉnh lương tôi thiểu, thậm chí điều
chỉnh trước lộ trình theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, nhưng do giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao nên giá trị tiền
lương thực tế giảm, tiền lương tôi thiểu vẫn chưa đảm bảo được mức
sông tôi thiểu cho người lao động.
Tác động của phân vùng lương tối thiểu đến sự cạnh tranh về việc
làm giữa các vùng
Chính sách tiền lương tôi thiểu theo vùng là một công cụ điều tiết
kinh tế vĩ mô. Việc quy định mức lương tôi thiểu cao hơn đôi với những
vùng phát triển hơn sẽ làm tăng tính cạnh tranh về việc làm, thu hút
được những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng
suất lao động.
Đôi với những địa phương kém phát triển hơn, mức lương tôi thiểu
sẽ được quy định thấp hơn. Điều đó giúp cho địa phương có cơ hội thu

hút vôn đầu tư, tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Ngoài ra, tại mỗi địa phương, chi phí đảm bảo nhu cầu tôi thiểu
phụ thuộc vào hai yếu tô: sự khác nhau về giá cả hàng hóa và thói
quen tiêu dùng của người lao động. Trong khi đó, giá cả hàng hóa ở mỗi
vùng lại rất khác nhau, tạo ra sự khác biệt rất lớn về thói quen tiêu
11


Tiền lương khu vực công

dùng nhất là giữa vùng nông thôn và các thành phô lớn. Vì vậy, một
trong những mục tiêu của việc quy định tiền lương tôi thiểu theo vùng
là để đảm bảo sức mua của tiền lương tôi thiểu trong điều kiện các mức
giá khác nhau cho cùng một loại hàng hóa.
Tiền lương tối thiểu tác động đến cung và cầu lao động
- Tác động đến cung lao động:
Mức lương tôi thiểu tăng sẽ dẫn đến lực lượng lao động trong cả
nước (cụ thể các vùng) từ năm 2013 – 2016 có những biến động, nhưng
nhìn chung có xu hướng giảm nhẹ.
Bảng 3. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng
dân sô
phân theo vùng
Đơn vị: %

CẢ NƯỚC
Đồng
bằng
sông
Hồng

Trung du và miên núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và
Duyên
hải
miên
Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu
Long

2013

2014

2015

58,2

58,1

57,6

Sơ bộ
2016
57,5

57,3


56,7

56,1

55,6

63,7

63,4

63,1

62,4

58,9

59,5

58,5

58,2

58,7
54,8

59,4
54,5

60,3
54,0


60,4
54,0

57,8

57,7

57,3

58,0

Nguồn: Tổng cục thống kê, Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang
làm việc so với tổng dân số phân theo vùng
Mức lương tôi thiểu tăng nhìn chung làm cho tỷ lệ thất nghiệp của
cả nước (các vùng cụ thể) giảm theo qua các năm (2013 – 2016).

12


Tiền lương khu vực công

Bảng 4. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu
vực thành thị
phân theo vùng.
Đơn vị: %
2013

2014


2015

3,59

3,40

3,37


2016
3,23

5,13

4,86

3,42

3,23

2,26

2,35

3,11

3,20

3,81


3,71

4,51

4,30

2,07

1,94

2,27

2,19

Đông Nam Bộ
3,34
Đồng bằng sông Cửu
2,96
Long

3,00

3,05

2,61

2,79

3,22


3,73

CẢ NƯỚC
Đồng
bằng
sông
Hồng
Trung du và miên núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và
Duyên
hải
miên
Trung
Tây Nguyên

bộ

Nguồn: Tổng cục thống kê, Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao
động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng.
Việc tăng lương tôi thiểu qua các năm đã kích thích được lực
lượng lao động trong thị trường lao động tham gia nhiều hơn, làm giảm
tỷ lệ thất nghiệp qua các năm.
Từ năm 1993 đến nay, nước ta đã có 16 lần điều chỉnh lương tôi
thiểu, Đảng và nhà nước đã đưa ra các chính sách về lương tôi thiểu ,
ban hành hệ thông lương mới. Nhưng với mức lương tôi thiểu hiện nay,
hầu như khó đáp ứng cuộc sông cho người dân. Sở dĩ hệ thông lương có
mức điều chỉnh liên tục như vậy là đền bù vào sự trượt giá lương, nhằm
đảm bảo cho thu nhập của người lao động theo kịp sức tăng giá chóng
mặt của các loại hàng hóa tiêu dùng.

Ngoài ra, mức lương tôi thiểu chưa thông nhất giữa các khu vực
đã tạo ra mâu thuẫn và chưa theo nguyên tắc bình đẳng trong kinh tế
thị trường. Mức lương tôi thiểu thấp chưa phản ánh được sự chênh lệch
về giá cà sinh hoạt, chi tiêu, mức sông dân cư giữa các vùng.
13


Tiền lương khu vực công

Thực tế cho thấy, mức lương mà nguồn lao động nhân lực chưa đủ
đáp ứng cho đời sông của họ. Mức lương này hầu như không dựa trên
sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, mà nó
bám sát vào mức lương tôi thiểu. Như thế là chưa hợp lý.
Lương thực tế nước ta chỉ là công cụ kiểm soát thu nhập của các
cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, doanh nghiệp,


14


Tiền lương khu vực công

- Tác động đến cầu lao động
Lao động là một bộ phận cấu thành của thị trường yếu tô sản
xuất. Một cách tổng quát, trong dài hạn việc tăng giá tiền công sẽ dẫn
đến giảm lượng cầu về lao động để sản xuất ở một mức sản xuất nhất
định. Khi tiền công lao động tăng, nghĩa là chi phí biến tăng, dẫn đếm
sản lượng sản xuất ra giảm đáng kể, không tránh khỏi giảm lợi nhuận,
từ đó giá bán sẽ tăng.
Trong điều kiện kinh doanh trong môi trường cạnh tranh, khi giá

tăng thì lượng cầu đôi với sản phẩm dài hạn sẽ giảm, kết quả tất yếu là
lao động cũng sẽ giảm. Vì cầu lao động không phải trực tiếp mà là cầu
dẫn xuất (cầu thứ sinh), nó được sinh ra từ cầu về sản lượng của sản
phẩm.
Khi cầu đôi với sản lượng của một ngành sản xuất càng biến động
thì lượng cầu sẽ giảm đi khi giá tăng (do chi phí biên tăng). Có thể thấy
rằng, đây chính là cầu đôi với các sản phẩm của ngành có tính cạnh
tranh cao, hoặc có nhiều sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Điều này
là hợp lý đôi với ngành dệt may ở nước ta, một ngành có thị trường sản
xuất chủ yếu phục vụ xuất khảu và tận dụng lợi thế nguồn lao động dồi
dào trong nước
Tác động đến doanh nghiệp khi tăng lương tối thiểu
Người lao động sẽ yên tâm hơn khi có được đồng lương ổn định và
khi đó nhảy việc sẽ giảm, như vậy sẽ có lợi cho doanh nghiệp trong
việc đào tạo lại nhân công lành nghề.
Trong khu vực doanh nghiệp, bước đầu đã quy định mức lương tôi
thiểu phù hợp tính chất và khả năng từng loại doanh nghiệp. Trong đó,
đôi với công ty nhà nước, hình thành cơ chế áp dụng hệ sô điều chỉnh
tăng thêm so với mức lương tôi thiểu chung, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương theo cơ
chế thị trường, gắn tăng tiền lương với tăng năng suất lao động, hiệu
quả sàn xuất, kinh doanh. Đôi với doanh nghiệp có vôn đầu tư nước
ngoài, hình thành được mức lương tôi thiểu vùng, bảo đảm nhu cầu tôi
thiểu cho người lao động và phù hợp với chênh lẹch giá cả sinh hoạt,
chi tiêu, mức sông dân cư giữa các vùng.
15


Tiền lương khu vực công


Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại một sô vấn đề như:
Doanh nghiệp là đôi tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc tăng
lương tôi thiểu, do đó khi tăng lương tôi thiểu đã làm tăng chi phí đầu
vào của doanh nghiệp gia công như dệt may, da giày, thủy sản,… chi
phí có thể tăng cao hơn, gây nhiều sức ép cho doanh nghiệp.
Tăng lương tôi thiểu làm biến phí của doanh nghiệp tăng, như vậy
sẽ gây thêm khó khăn trong công tác dự báo và hoạch định chiến lược
phát triển sản xuất, đặc biệt là trong ngành dệt may, vôn sử dụng
nhiều lao động và phụ thuộc nhiều vào các đơn đặt hàng.
Lương tôi thiểu tăng đồng nghĩa với chi phí bảo hiểm người lao
động tăng. Hơn nữa, trước đây doanh nghiệp luôn có một khoản tiền
thưởng vào cuôi năm nhưng khi lương tôi thiểu tăng thì doanh nghiệp
sẽ dùng khoản tiền bù đáp cho khoản chi phí tăng thêm. Như vậy quỹ
thưởng sẽ bị giảm và làm mất đi sự khuyến khích đôi với người lao
động.
Tăng lạm phát, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi
phí lao động tăng, giảm cầu về lao động và tăng thất nghiệp đôi với
những người lao động có thu nhập thấp.
4. Giải pháp nâng cao và cải cách chính sách tiên lương tối
thiểu trong thị trường lao động Việt Nam
Qua những gì đã trình bày, hệ thông tiền lương Việt Nam nói
chung và tiền lương tôi thiểu nói riêng còn nhiều bất cập, đặc biệt là
tiền lương tôi thiểu chưa thực hiện đầy đủ vai trò và chức năng của nó.
Vì vậy cần có những giải pháp đồng bộ và hợp lý nhằm giải quyết hài
hòa môi quan hệ và lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao
động.
Thứ nhất, việc quy định và điều chỉnh lương tôi thiểu vùng, ngoài
sự thông nhất của ba bên ở Trung ương trong Hội đồng tiền lương hiện
nay, cần phải có sự tham gia của người đại diện chung. Bên cạnh đó,
với mức lương tôi thiểu chỉ quy định theo tháng như hiện nay, người lao

động làm việc theo giờ hoặc theo ngày sẽ gặp nhiều bất lợi. Để đảm
bảo quyền lợi của người lao động, lương tôi thiểu cần được quy định
thêm theo giờ hoặc ít nhất theo ngày.
16


Tiền lương khu vực công

Thứ hai, dựa vào mức sông tôi thiểu của người dân để đề ra mức
lương tôi thiểu phù hợp. Việc điều chỉnh tiền lương tôi thiểu chung sẽ
trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, khả năng chi trả của doanh nghiệp, biến
động của chỉ sô giá sinh hoạt và tương quan mức sông giữa các khu
vực nông thôn, thành thị và các tầng lớp dân cư.
Thứ ba, tách tiền lương tôi thiểu chung và quy định mức lương
thấp nhất cho khu vực hành chính nhà nước, khu vực sự nghiệp và khu
vực sản xuất kinh doanh. Chính phù cần có phương án tách bạch giữa
các công chức, viên chức, cán bộ nghỉ hưu để có lộ trình tăng lương cho
phù hợp. Cần phải có một mức lương áp dụng cho khu vực nhà nước vì
đây là tinh hoa của một công quyền. Trong khu vực này, cán bộ công
chức được trả theo trình độ chuyên môn, nhưng xứng đáng được hưởng
mức trung bình khá.
Thứ tư, xây dựng cơ chế đôi thoại, thương lượng, thỏa thuận về
tiền lương nhất là tiền lương tôi thiểu ở doanh nghiệp và ngành, thỏa
thuận giữa doanh nghiệp và người lao động để có mức lương phù hợp
với mong muôn của hai bên.
Thứ năm, mỗi khi tăng lương thì ảnh hưởng tới việc làm, thất
nghiệp, cùng đó tình trạng giá cả tăng mạnh: giá thực phẩm, giá nhà
trọ,… Vì vậy, để ổn định đời sông cho công nhân bằng tiền lương cần sự
phôi hợp ở mỗi địa phương để bình ổn thị trường, kiểm soát giá.
Thứ sáu, tăng cường quản lý nhà nước về tiền lương, tiền công

trong các khu vực sản xuất kinh doanh theo hướng tiếp tục hoàn thiện
khung pháp lý. Xây dựng luật tiền lương tôi thiểu, luật việc làm; sắp xếp
doanh nghiệp nhà nước, thành lập ủy ban các bên về quan hệ lao động,
ngành và cấp quôc gia thực hiện chương trình định kì giám sát và điều
chỉnh mức lương tôi thiểu.
Thứ bảy, hoàn thiện phương pháp xác định tiền lương khu vực nhà
nước. Việc mở rộng hệ sô, bội sô của thang lương sẽ không có ý nghĩa
nếu như không hoàn thiện phương pháp xác định tiền lương của lao
động trong khu vực nhà nước.
Thứ tám, nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như:
giảm tiền thuê đất cho những khu vực có công nhân ở trong khu vực,
17


Tiền lương khu vực công

miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; những doanh nghiệp làm tôt
việc nộp bảo hiểm xã hội thì giãn thời gian nộp cho 3 tháng hoặc 6
tháng để doanh nghiệp giảm bớt áp lực về vôn trong lúc lãi suất tăng
cao như hiện nay.
Thứ chín, người lao động cần tìm hiểu và biết rõ về doanh nghiệp
mình đang làm việc, về quy định tiền lương tôi thiểu cũng như luật lao
động để bảo vệ quyền lợi bản thân cũng như hài hòa lợi ích của doanh
nghiệp, chia sẻ với doanh nghiệp trong những khoảng thời gian khó
khăn để cùng tồn tại và phát triển. Cần chủ động học hỏi, nâng cao tay
nghề, trình độ, tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại, làm giàu vôn kiến
thức cho bản thân cũng như doanh nghiệp.
5. Kêt luận
Tiền lương tôi thiểu là một trong những công cụ kinh tế cực kì
quan trọng và vô cùng nhạy cảm trong đời sông kinh tế – chính trị và

xã hội của nước ta. Đồng thời, tiền lương tôi thiểu cũng là một trong
những vấn đề cực kì phức tạp trên cả phương diện lý thuyết và thực
tiễn. Việc điều chỉnh tiền lương tôi thiểu không những tác động lên tiền
lương, việc làm của người lao động mà nó còn đóng một vai trò to lớn
trong nền kinh tế thông qua việc tác động lên thị trường, lạm phát,
phân phôi thu nhập và sự tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, liên quan
đến tiền lương – một vấn đề lớn luôn được xã hội quan tâm cần có
những trao đổi thường xuyên và liên tục để giúp các nhà hoạch định
chính sách cũng như các nhà trức trách có được một cái nhìn đầy đủ,
toàn diện, chính xác và sâu sắc hơn nữa về tiền lương tôi thiểu, phát
huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của “đòn bẩy” kinh tế quan
trọng này.

18


Tiền lương khu vực công

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Tiệp và Lê Thanh Hà, 2011. Giáo trình Tiền lương – Tiền
công. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
2. Bộ luật lao động Việt Nam năm 2012.
3. Các Nghị định của Chính phủ: 182/2013/NĐ-CP, 103/2014/NĐ-CP,
122/2015/NĐ-CP, 153/2016/NĐ-CP.
4. Tổng cục Thông kê, 2014. Điều tra Lao động việc làm: Quý 2, 2014.
Truy cập tại:
<
/>tabid=512&idmid=&ItemID=14230 > [Ngày truy cập: 24/06/2017].
5. Nguyễn Đức Thành và cộng sự, 2017. Tiền lương tối thiểu ở Việt
Nam: Một số quan sát và nhận xét ban đầu. Truy cập tại:

<
/>df > [Ngày truy cập: 24/06/2017].
6. Văn Thị Thu Hà, 2013. Báo Tuổi trẻ. Vấn đề lương tối thiểu ở Việt
Nam: Một tiếp cận khác.
7. Tổng cục thông kê, Thông cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm
quý I năm 2018. Truy cập tại: < />tabid=382&ItemID=18787 > [Ngày truy cập: 24/06/2017].

19



×