Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Đặc trưng văn hóa tổ chức trong trường Đại học Nguyễn Tất Thành (cơ sở IV) Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 29 trang )

Văn hóa tổ chức

MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi văn hố đã trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của
đời sống xã hội, vấn đề xây dựng môi trường văn hoá trên cơ sở kế thừa, phát huy những
giá trị văn hoá truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại cần phải được coi là
vấn đề bức thiết để xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, văn hóa doanh nghiệp tại trường học đã chịu
những tác động rất lớn từ môi trường văn hoá - xã hội theo xu thế phát triển của kinh tế
thị trường và tồn cầu hố. Trong bối cảnh phát triển nhà trường nước ta hiện nay, văn
hóa tổ chức của nhà trường cần được định hướng để thực sự phát huy ảnh hưởng tích cực
của nó đến mọi thành viên trong tổ chức nhà trường. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong
xã hội, nhà trường phải là tổ chức thể hiện văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn
hoá để đào tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội.
Sau khi được tìm hiểu mơn học “Văn hóa tổ chức”, em cảm thấy mong muốn được
tìm hiểu thực trạng văn hóa tổ chức tại các trường Đại học và đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện vấn đề này. Vì vậy mà em đã chọn đề tài “Đặc trưng văn hóa tổ chức
trong trường Đại học Nguyễn Tất Thành (cơ sở IV) Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề
tài cho bài tiểu luận.


Văn hóa tổ chức

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1.

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có


văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những
con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay
vẫn cịn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa:
Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng
về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một
thành viên của xã hội”.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong
phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến
con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử…
Văn hóa bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ
và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản
lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và khơng ngừng
lớn mạnh”
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa đề
cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Như vậy, khái


Văn hóa tổ chức
niệm văn hóa rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinh thần làm nền tảng cho lối
sống, đạo đức, chuẩn mực, hành vi, quan điểm, cách nghĩ và hành động của mỗi dân tộc
và các thành viên để vươn tới cái Chân, Thiện, Mỹ trong quan hệ giữa người với người,
giữa người với tự nhiên và xã hội. Theo đó, có thể rút ra khái niệm chung về văn hóa như
sau: văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã tạo ra trong
quá trình lịch sử.

1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp
Đề cập đến khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp” đã có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Trước khi hai khái niệm “Văn hóa” và “doanh nghiệp” được ghép lại với nhau, đã có
hàng chục định nghĩa khác nhau về văn hóa. Khi kết hợp “Văn hóa” với “doanh nghiệp”
thì nghĩa của nó đã được thu hẹp đi rất nhiều. Tuy nhiên cụm từ “Văn hóa doanh nghiệp”
vẫn có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Cụ thể là:
Theo Denison (1990): văn hóa doanh nghiệp chỉ những giá trị, tín ngưỡng và
nguyên tắc bên trong tạo thành nền tảng của hệ thống quản lý doanh nghiệp, cũng như
một loạt các thủ tục quản lý và hành vi ứng xử minh chứng và củng cố cho những nguyên
tắc cơ bản này.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt
của các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi
mà toàn bộ chúng là duy nhất với một tổ chức đã biết.
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những người làm cùng trong một
doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Văn hóa doanh nghiệp xác lập một hệ
thống các giá trị được mọi người trong doanh nghiệp chấp nhận, đề cao, chia sẻ và ứng xử
theo các giá trị đó. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp và được
coi là bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp liên quan đến nhận
thức. Các cá nhân trong doanh nghiệp nhận thức văn hóa qua những gì họ thấy, họ nghe
được trong doanh nghiệp mình. Các thành viên trong tổ chức có thể có trình độ, vị trí,
trách nhiệm khác nhau nhưng vẫn có xu hướng mơ tả về văn hóa doanh nghiệp theo
những cách tương tự.


Văn hóa tổ chức
1.2.

Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp

1.2.1. Các giá trị văn hóa hữu hình

Những giá trị văn hóa hữu hình là những cái thể hiện được ra bên ngoài rõ ràng, dễ
nhận biết nhất của văn hóa doanh nghiệp. Các thực thể hữu hình mơ tả một cách tổng
quan nhất môi trường vật chất và các hoạt động xã hội trong một doanh nghiệp. Bao gồm
các hình thức cơ bản sau:
Kiến trúc đặc trưng và diện mạo doanh nghiệp
Được coi là bộ mặt của doanh nghiệp, kiến trúc và diện mạo luôn được các doanh
nghiệp quan tâm, xây dựng. Kiến trúc, diện mạo bề ngoài sẽ gây ấn tượng mạnh với
khách hàng, đối tác… về sức mạnh, sự thành đạt và tính chuyên nghiệp của bất kỳ doanh
nghiệp nào. Diện mạo thể hiện ở hình khối kiến trúc, quy mô về không gian của doanh
nghiệp. Kiến trúc thể hiện ở sự thiết kế các phòng làm việc, bố trí nội thất trong phịng,
màu sắc chủ đạo,…Tất cả những sự thể hiện đó đều có thể làm nên đặc trưng cho doanh
nghiệp. Thực tế cho thấy, cấu trúc và diện mạo có ảnh hưởng đến tâm lý trong quá trình
làm việc của người lao động.
Lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa
Đây là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Lễ
nghi theo từ điển tiếng Việt là tồn thể những cách làm thơng thường theo phong tục, áp
dụng khi tiến hành một cuộc lễ. Theo đó, lễ nghi là những nghi thức đã trở thành thói
quen, được mặc định sẽ được thực hiện khi tiến hành một hoạt động nào đó, nó thể hiện
trong đời sống hàng ngày chứ không chỉ trong những dịp đặc biệt. Lễ nghi tạo nên đặc
trưng về văn hóa, với mỗi nền văn hóa khác nhau các lễ nghi cũng có hình thức khác
nhau. Một ví dụ cụ thể về lễ nghi trong phục vụ bàn: có sự khác nhau cơ bản giữa Việt
Nam và các nước châu Âu. Do bữa ăn của người Việt mang tính cộng đồng cao, tất cả
mọi người đều ăn chung một món ăn, nên ở Việt Nam khi phục vụ thức ăn thường có bát,
nồi to đặt ở giữa bàn, mỗi thực khách có một bộ bát, đĩa, thìa, đũa để lấy thức ăn từ bát


Văn hóa tổ chức
lớn và nồi. Ngược lại, ở phương Tây phục vụ bàn đem từng suất ăn ra phục vụ cho từng
khách hàng, cùng một món mà đặt bao nhiêu suất thì sẽ mang ra bấy nhiêu bát, đĩa.
Ngôn ngữ, khẩu hiệu

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong đời sống hàng ngày, do cách ứng xử, giao
tiếp giữ các thành viên trong doanh nghiệp quyết định. Những người sống và làm việc
trong cùng một mơi trường có xu hướng dùng chung một thứ ngôn ngữ. Các thành viên
trong doanh nghiệp để làm việc được với nhau cần có sự hiểu biết lẫn nhau thông qua
việc sử dụng chung một ngơn ngữ, tiếng “lóng” đặc trưng của doanh nghiệp. Những từ
như "dịch vụ hoàn hảo", "khách hàng là thượng đế",...được hiểu rất khác nhau tùy theo
văn hóa của từng doanh nghiệp.
Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ thể
hiện một cách cô đọng nhất triết lý kinh doanh của một công ty.
Biểu tượng, bài hát truyền thống
Biểu tượng là biểu thị một cái gì đó khơng phải là chính nó và có tác dụng giúp
mọi người nhận ra hay hiểu được cái mà nó biểu thị. Các cơng trình kiến trúc, lễ nghi, giai
thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng. Một biểu tượng khác là
logo. Logo là một tác phẩm sáng tạo thể hiện hình tượng về một tổ chức bằng ngôn ngữ
nghệ thuật. Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn nên được các doanh
nghiệp rất quan tâm chú trọng. logo được in trên các biểu tượng khác của doanh nghiệp
như bảng nội quy, bảng tên công ty, đồng phục, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, các tài liệu
được lưu hành,…
Bài hát truyền thống, đồng phục là những giá trị văn hóa tạo ra nét đặc trưng cho
DOANH NGHIỆP và tạo ra sự đồng cảm, gắn bó giữa các thành viên. Đây cũng là những
biểu tượng tạo nên niềm tự hào của nhân viên về cơng ty mình.
Ngồi ra, các giai thoại, truyện kể, các ấn phẩm điển hình,…là những biểu tượng
giúp mọi người thấy rõ hơn về những giá trị văn hóa của tổ chức.


Văn hóa tổ chức
1.2.2. Những giá trị được tuyên bố
Bao gồm các chiến lược, mục tiêu, các nội quy, quy định, tầm nhìn, sứ mệnh được
công bố công khai để mọi thành viên của doanh nghiệp nỗ lực thực hiện. Đây là kim chỉ
nam cho mọi hoạt động của nhân viên. Những giá trị này cũng có tính hữu hình vì có thể

nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác.
Tầm nhìn
Tầm nhìn là trạng thái trong tương lai mà doanh nghiệp mong muốn đạt tới. Tầm
nhìn cho thấy mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành động thống nhất. Tầm nhìn
cho thấy bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp trong tương lai với giới hạn về thời gian
tương đổi dài và có tác dụng hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp chung sức, nỗ lực
đạt được trạng thái đó.
Sứ mệnh
Sứ mệnh nêu lên lý do vì sao tổ chức tồn tại, mục đích của tổ chức là gì? Tại sao
làm vậy? Làm như thế nào? Để phục vụ ai? Sứ mệnh và các giá trị cơ bản nêu lên vai trò,
trách nhiệm mà tự thân doanh nghiệp đặt ra. Sứ mệnh và các giá trị cơ bản cũng giúp cho
việc xác định con đường, cách thức và các giai đoạn để đi tới tầm nhìn mà doanh nghiệp
đã xác định.
Mục tiêu chiến lược
Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, doanh nghiệp luôn chịu các tác
động cả khách quan và chủ quan. Những tác động này có thể tạo điều kiện thuận lợi hay
thách thức cho doanh nghiệp. Mỗi tổ chức cần xây dựng những kế hoạch chiến lược để
xác định “lộ trình” và chương trình hành động, tận dụng được các cơ hội, vượt qua các
thách thức để đi tới tương lai, hoàn thành sứ mệnh của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa
chiến lược và văn hóa doanh nghiệp có thể được giải thích như sau: Khi xây dựng chiến
lược cần thu thập thông tin về môi trường. Các thông tin thu thập được lại được diễn đạt
và xử lý theo cách thức, ngôn ngữ thịnh hành trong doanh nghiệp nên chúng chịu ảnh


Văn hóa tổ chức
hưởng của văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa cũng là cơng cụ thống nhất mọi người về nhận
thức, cách thức hành động trong quá trình triển khai các chương trình hành động.
1.2.3. Các giá trị ngầm định
Các giá trị ngầm định là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm đã ăn sâu trong
tiềm thức mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Các ngầm định là cơ sở cho các hành động,

định hướng sự hình thành các giá trong nhận thức cho các cá nhân.
1.3.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp với sự phát triển của doanh nghiệp

1.3.1. Thu hút và gìn giữ nhân tài cho doanh nghiệp
Một mơi trường văn hóa mạnh có tác dụng thu hút và gìn giữ nhân tài cho tổ chức.
Địa vị, tiền lương, cơ hội thăng tiến,…chỉ thực sự có tác dụng lâu dài khi đi liền với nó là
một mơi trường làm việc tạo được hứng thú, nhân viên cảm nhận được bầu khơng khí
thân thiện và có cơ hội khẳng định mình. Một tổ chức xây dựng được một nền văn hóa
mạnh sẽ quy tụ được sự nhất trí cao giữa các thành viên về những gì mà tổ chức đề ra. Sự
nhất trí đó sẽ tạo ra sự liên kết, củng cố lòng trung thành và sự cam kết bền vững với tổ
chức. Như vậy sẽ giảm được xu hướng rời bỏ tổ chức.
1.3.2. Văn hóa doanh nghiệp tăng tính nhất qn của hành vi
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò gắn kết các thành viên, giảm xung đột. Muốn tồn
tại và phát triển doanh nghiệp cần tìm được sự thống nhất để thích ứng với mơi trường cả
bên trong và bên ngồi. Mơi trường bên trong tổ chức liên quan đên sự nhất trí giữa các
thành viên. Văn hóa doanh nghiệp là chất keo gắn kết các thành viên thống nhất cách nhìn
nhận vấn đề, đánh giá, lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề. Điều này giúp mọi người
hiểu nhau hơn và khi có xung đột thì đây là yếu tố giúp mọi người hòa hợp và gắn kết.
Điều đó góp phần tạo sự phát triển trong thế ổn định và bền vững cho doanh nghiệp.
1.3.3. Văn hóa doanh nghiệp tạo động lực làm việc
Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy được mục tiêu, định hướng phát triển
và bản chất của công việc họ làm, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên và một


Văn hóa tổ chức
mơi trường làm việc lành mạnh. Nó làm cho nhân viên thấy tự hào về công việc mình
làm, với tư cách là thành viên của doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh trên thị
trường lao động cùng với các yếu tố về thù lao, phúc lợi, điều kiện lao động,… thì văn

hóa doanh nghiệp là một tiêu chí để người lao động quyết định vào làm việc và gắn bó lâu
dài với doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là nguồn động lực to lớn với nhân viên. Các
nhân viên sẽ tự có ý thức khi cảm thấy cơng việc họ đang làm có ý nghĩa, thành tích của
họ được đề cao và họ cảm thấy được tôn trọng. Về mặt này, văn hóa doanh nghiệp có vai
trị quan trọng giúp nhân viên củng cố niềm tin, đoàn kết và trung thành với tổ chức. Họ
yêu mến nơi họ làm việc, đó là động lực quan trọng thúc đẩy họ cống hiến hết mình cho
tổ chức.
1.3.4. Tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững cho doanh
nghiệp
Chính những yếu tố của văn hóa doanh nghiệp tạo ra nét đặc trưng trong phong
thái của doanh nghiệp giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Phong
thái này dễ nhận biết và là niềm tự hào của nhân viên. Tổng hợp các yếu tố: gắn kết các
thành viên, tạo động lực làm việc, giảm thuyên chuyển,… Văn hóa doanh nghiệp sẽ làm
tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp trên thương trường. Hiệu
quả và sự khác biệt sẽ giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trước các đối thủ cạnh
tranh.
1.3.5. Văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy sự sáng tạo
Những doanh nghiệp có mơi trường văn hóa mạnh sẽ thúc đẩy tinh thần tự lực ở
các thành viên, họ có ý thức, chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống. Và họ được
khuyến khích làm như vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.


Văn hóa tổ chức

CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG VĂN HĨA TỔ CHỨC
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH (Cơ sở IV)
2.1. Khái quát về cơ sở IV Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển


Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam thuộc
Bộ Công Thương và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo thuộc Bộ Giáo dục –
Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Được thành lập vào 5 tháng 6 năm
2005, tiền thân là Cao đẳng Nguyễn Tất Thành.
Ra đời từ chủ trương xã hội hóa giáo dục, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã
không ngừng đầu tư, xây dựng và phát triển để trở thành một trường đại học đẳng cấp
quốc gia và hội nhập quốc tế. Sau gần 20 năm, đến này trường đã có những bước tiến
vượt trội trong công tác đào tạo với 15 khoa, 54 chương trình đào tạo các bậc thuộc các
khối ngành: Sức khỏe, Kinh tế, Xã hội – Nhân văn, Kỹ thuật – Công nghệ, Nghệ thuật –
Mỹ thuật.


Văn hóa tổ chức
Ngay từ lúc thành lập, Cơ sở IV trường Đại học Nguyễn Tất Thành xác định sứ
mệnh đào tạo ra những con người có kiến thức vững chắc về khoa học cơng nghệ, xã hội
nhân văn, có khát vọng đổi mới, tư duy và năng lực sáng tạo để tham gia tích cực vào tiến
trình đổi mới, sáng tạo trong xã hội. Đến nay, sau 15 năm, trường gần như đã đạt được
những điều ấy nhờ có những bước đột phá trong cách thức quản lý giáo dục, ln bồi
dưỡng văn hóa chất lượng, văn hóa tổ chức, văn hóa phục vụ, và khơng ngừng đổi mới tư
duy, cơ chế quản trị nhà trường, đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học,
đổi mới cơ chế nghiên cứu khoa học, cơ chế tiền lương, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng
các chương trình đào tạo tiên tiến, tăng cường liên kết, hợp tác với các trường ĐH trong
và ngồi nước.
2.1.2. Quy mơ đào tạo
Đại học Nguyễn Tất Thành cơ sở IV là trường đào tạo đa ngành, đa bậc học từ
trung cấp, cao đẳng, đại học cho tới sau đại học. Với mục tiêu hướng đến trường đại học
ứng dụng thực hành, Nhà trường đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng
đội ngũ giảng viên và chương trình đào tạo.
Quy mô đào tạo hơn 20.000 sinh viên theo học tại 15 khoa, 54 chương trình đào
tạo thuộc các khối ngành khoa học Sức khỏe, Kinh tế – Quản trị, Xã hội – Nhân văn, Kỹ

Thuật – Công nghệ, Nghệ thuật – Mỹ thuật.


Văn hóa tổ chức

Bảng 2.1. Các bậc và ngành đào tạo trường Đại học Nguyễn Tất Thành
BẬC ĐÀO TẠO

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

Bậc sau đại học

Tài chính – Ngân hàng; Quản trị kinh doanh; Công nghệ thông tin.
32 chương trình đào thuộc 5 khối ngành:
- Sức khỏe: Y khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng,…
- Kinh tế: Quản trị kinh doanh, Kế tốn, Tài chính – Ngân hàng,…

Bậc đại học

- Kỹ thuật - Công nghệ: Công nghệ thông tin, Công nghệ Kỹ tḥt
Ơ-tơ,…
- Xã hội nhân văn: Đơng phương học, Việt Nam học,…
- Mỹ thuật - Nghệ thuật: Đạo diễn Điện ảnh - Truyền hình, Kiến
trúc, Thiết kế Nội thất,…

Bậc cao đẳng

Điều dưỡng; Kế tốn; Thiết kế Nội thất; Đơng phương học,…

Liên thông (Cao

đẳng liên thông từ
trình độ Trung cấp;

Điều dưỡng đa khoa; Điều dưỡng hộ sinh; Điều dưỡng; Gây mê

Đại học liên thông

hồi sức; Dược.

từ trình độ Cao
đẳng)
Đào tạo quốc tế

Kinh doanh/ chun ngành Kế tốn & Tài chính; Kinh doanh/
chuyên ngành Quản trị; Quản trị khách sạn.

2.1.3. Bộ máy quản lý cơ sở IV Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức cơ sở IV trường Đại học Nguyễn Tất Thành


Văn hóa tổ chức

Ng̀n: Phòng tở chức nhân sự trường Đại học Nguyễn Tất Thành (cơ sở IV)

2.1.4. Đội ngũ cán bộ
Đội ngũ giảng viên gồm 1800 giảng viên, trong đó trên 75% có bằng tiến sĩ, thạc
sĩ. Bao gồm 12 giáo sư, 17 phó giáo sư, hơn 80 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ, hơn 500 thạc sĩ.
Được đầu tư kinh phí nghiên cứu khoa học hàng chục tỷ đồng, giảng viên của Nhà trường
đã góp phần khơng nhỏ vào việc phát triển khoa học công nghệ của đất nước. Tính đến
nay, Trường đã thực hiện trên 400 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có 14 đề

tài cấp nhà nước, 26 đề tài cấp bộ, 13 đề tài cấp sở, phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội
đất nước và địa phương. Giảng viên của Trường hằng năm công bố trung bình 250 đề tài
khoa học trên các tạp chí, tại các hội thảo trong và ngoài nước.
2.1.5. Cơ sở vật chất


Văn hóa tổ chức
- Đầu tư hơn 2000 tỉ đồng xây dựng cơ bản và trang thiết bị dạy học.
- Tổng diện tích sàn là 100.000m2
- 100% phịng học, phịng thực hành được lắp máy lạnh
- 3.000 máy tính được nối Internet phục vụ việc dạy và học
- 100% khuôn viên trường được phủ sóng wifi
- 248 phịng học và giảng đường
- Trường có ký túc xá nội trú cho sinh viên.
- Thư viện đạt chuẩn quốc gia có hơn 44.775 bản sách với hơn 11.484 đầu sách. (hình)1

2.2 Phân tích thực trạng văn hố doanh nghiệp tại cơ sở IV trường Đại học Nguyễn
Tất Thành
2.2.1 Các giá trị văn hố hữu hình


Văn hóa tổ chức

Kiến trúc đặc trưng và diện mạo của trường
Được ví như “tịa nhà tri thức”, cơ sở mới của trường Đại hôc Nguyễn Tất Thành
tọa lạc ngay quốc lộ 1A, Phú An Phú Đông, Quận 12. Với tổng diện tích sàn xây dựng
hơn 35.000 m2, mức đầu tư lên đến 600 tỉ đồng. Điểm nhấn của cơ sở mới là hai khối nhà
10 tầng được thiết kế với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên cho hơn
15.000 sinh viên (SV). Hệ thống máy lạnh được bố trí tại các phịng học, khu thí nghiệm,
sóng wifi phủ khắp tồn trường giúp SV có thể học tập mọi lúc mọi nơi. Diện tích rộng

lớn cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ tiện nghi, không gian rộng rãi thoải mái
khiến cho những thành viên của trường Đại học Nguyễn Tất Thành cơ sở IV luôn nâng
cao tinh thần học tập và sáng tạo cũng như đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy
của giảng viên.
Logo trường


Văn hóa tổ chức

Thơng qua hình ảnh logo của trường Đại học Nguyễn Tất Thành, trường muốn xây
dựng những ý nghĩa đẹp đẽ để gửi gắm đến những thành viên của trường và tất cả mọi
người. Hình ảnh “Chiếc khiên” – biểu tượng của tinh thần hiệp sĩ, sự cân bằng và bền
vững. Trong lĩnh vực giáo dục, khiên đề cao giá trị truyền thống và mang tính quốc tế.
Biểu thị tinh thần cao thượng, mà mọi thành viên trong gia đình NTTU cần có và cũng là
thể hiện một thế đứng vững vàng của trường Đại học uy tín và chất lượng. Nằm trên tông
màu chủ đạo là màu xanh của biển, hình ảnh của năm ngôi sao thể hiện mục tiêu đạt
trường chuẩn quốc tế 5 sao theo tiêu chuẩn của QS Stars - một trong các chuẩn xếp hạng
hàng đầu dành cho các trường đại học trên thế giới.
Cơng tác giáo dục
- Cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng:
Đoàn viên chi đoàn chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua việc học tập các nghị quyết và sinh hoạt
chính trị do trường tổ chức.


Văn hóa tổ chức
Chi đồn đã tích cực tham gia nhiều hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởng như:
Tổ chức tham gia hội thi trực tuyến “Tự hào sử Việt lần thứ III – 2016. Tổ chức thành
công Lễ Tổng kết các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè 2018,… (hình)2


- Công tác giáo dục đạo đức – lối sống:
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục đạo đức, lối sống, cở sở đã tổ các phong trào,
cuộc thi do ngành Giáo dục và Đào tạo phát động như “Dạy tốt, học tốt”, “Mỗi
thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nhất là triển khai thực hiện
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được đẩy mạnh với những việc học
tập và làm theo ý nghĩa. Phong trào đã giúp đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên nâng
cao nhận thức, ý thức, nỗ lực tự học tập, tu dưỡng bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,
lối sống, tác phong, lương tâm nghề nghiệp, trở hành những tấm gương sáng, đồng thời
giúp học sinh, sinh viên có mơi trường học tập tḥn lợi để hồn thiện nhân cách, đạo
đức... (hình)3


Văn hóa tổ chức

- Cơng tác giáo dục truyền thống - về nguồn:
Là ngôi trường mang tên thời Thanh niên của Bác Hồ, Trường ĐH Nguyễn Tất
Thành đã có nhiều hoạt động để hướng hướng tới kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Người,
19 năm ngày truyền thống Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, một trong những sự kiện nổi
bật nhất khơng thể khơng nhắc tới đó là Hội thao Truyền thống 2018, được diễn ra từ
ngày 7/5/2018 và kết thúc vào ngày 27/5/2018. (hình)4


Văn hóa tổ chức
- Cơng tác nghiên cứu khoa học
Hợp tác xuất bản: Hợp tác với nhà xuất bản Springer xuất bản các tạp chí khoa học
“Vietnam Journal of Computer Sciences” và hợp tác với trường University of the Thai
Chamber of Commerce xuất bản tạp chí Southeast Asian Journal of Sciences, East-West
Journal of Mathematics.
Hợp tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất và xây dựng
kinh tế địa phương: Bình Thuận, Đắk Nông, Tiền Giang, Bến Tre, Tp. Hồ Chí Minh…

Hoạt động phong trào
Trong nhiệm kỳ vừa qua Chi đoàn đã tổ chức và tham gia các hoạt động như sau:
Hàng năm cơ sở thường xuyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình nhân
đạo, tình nguyện, chung sức vì cộng đồng, tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, áo ấm
mùa đông, vì biển đảo quê hương, ủng hộ đồng bào lũ lụt… (hình)5


Văn hóa tổ chức
Tổ chức Gala Chào đón tân sinh viên khóa 2018, để chào mừng các tân sinh viên
chính thức bước vào trường, giúp các tân sinh viên sẽ hịa nhập tốt hơn tại mơi trường học
tập mới, có thêm niềm tin và quyết tâm để đạt kết quả tốt nhất trong học tập. (hình)6

Tổ chức Hội thi Nấu ăn cắm hoa chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, nhân
dịp kỷ niệm 88 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2018), gồm các hoạt
động như thi Nấu ăn, cắm hoa với sự tham của toàn thể cán bộ giảng viên, công nhân viên
đến từ 18 đơn vị. Góp phần tạo khơng khí vui tươi, lành mạnh và tạo mối quan hệ giữa
các đoàn viên. (hình)7


Văn hóa tổ chức

Với mục đích tạo cho các em thiếu nhi có một đêm trung thu thật ý nghĩa, vui vẻ
và bổ ích và trao quà trung thu cho các em thiếu nhi, Đoàn khoa Điều dưỡng của cơ sơ đã
tổ chức trương trình “Trung thu cho em 2018 – Thắp sáng ước mơ cho trẻ em nghèo” cho
các em thiếu nhi Trường tiểu học Định Hòa, xã Long Hịa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Qua đó cũng giúp cho các sinh viên được học tập và trải nghiệm nhiều hơn về cách làm
việc và sinh hoạt tập thể. (hình)8


Văn hóa tổ chức

Các cuộc vận động
Tích cực tham gia cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt”, với nội dung “học tập tốt”,
“đạo đức tốt”, “kỹ năng tốt”, “hội nhập tốt”, “thể lực tốt”. Sinh viên 5 tốt ra đời như 1
động lực để thanh niên trẻ xem đó như mục tiêu lớn để đạt được. Không những vậy, cuộc
vận động cịn tạo điều kiện, mơi trường, động lực cho sinh viên tự giáo dục, tự rèn luyện,
tự trau dồi lý tưởng, trang bị những hành trang cơ bản để lập thân, lập nghiệp. Đồng thời,
thông qua cuộc vận động để từng bước đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống, tệ nạn xã
hội… đang tồn tại trong một bộ phận sinh viên; khắc phục những hạn chế, yếu kém của
sinh viên; xây dựng các điển hình tiên tiến trong sinh viên một cách rộng rãi, cụ thể, sát
thực với tình hình mới.
Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời
Bác”, tạo sự chuyển biến tích cực trong sinh viên về các mặt đạo đức, học tập, thể lực, kỹ
năng, hội nhập, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
giai đoạn hiện nay.

Các bạn sinh viên hào hứng với cuộc thi “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”


Văn hóa tổ chức

Cơng trình thanh niên:
Cơng trình thanh niên “Trường đẹp cho em”, đây là hoạt động trọng tâm trong
chiến dịch tình nguyện sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành cơ sở IV. Các bạn
sinh viên đã tiến hành vẽ tranh trang trí tường trường tiểu học Thị trấn Thới Lai 2, kết hợp
với chỉnh trang, dọn dẹp vệ sinh khn viên trường, diện tích cơng trình gần 100m2. Tổng
giá trị công trình trên 10 triệu đồng.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG – BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Nhìn chung nhiệm kỳ vừa qua, chi đoàn đã đạt được các mặt như sau:
- Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy, Chi bộ và Đồn trường và

các phịng ban trong định hướng các hoạt động.
- Đa phần sinh viên đều được học tập đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước, được tham gia các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, các mơn khoa học
chun ngành, các cuộc thi tay nghề, tham gia vào các phong trào thi đua, cuộc thi của
trường, khoa, đoàn thanh niên, hội hội sinh viên, các câu lạc bộ các hoạt động văn hóa,
thể thao, hoạt động ngoại khóa do trường, khoa, đồn thanh niện, hội sinh viên tổ chức.
- Đa số sinh viên tham gia với thái độ tự giác, nghiêm túc trong học tập và thảo
luận đóng góp qua đó cũng đề xuất một số sáng kiến làm cho các hoạt động này đa dạng,
hiệu quả.
- Các tổ chức đoàn thanh niên, hội sinh viên, các câu lạc bộ, các khoa đã hưởng
ứng tích cực các cuộc vận động, phong trào, hoạt động đoàn thể.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập:
-

Chưa phát huy vai trò của các tổ chức đồn thể khi triển khai thực hiện mơi

trường văn hóa trong cán bộ công chức, viên chức và sinh viên.


Văn hóa tổ chức
- Cơng tác truyền thơng trong q trình triển khai thực hiện chưa hiệu quả.
- Một bộ phận nhỏ sinh viên còn tham gia phong trào một cách hình thức, chưa
nhiệt tình trong các hoạt động, không quan tâm đến xây dựng và thực hiện môi trường
văn hóa trường đại học.
- Một bộ phận sinh viên có thái độ và động cơ học tập chưa đúng đắn, chưa tích
cực học tập, rèn luyện, ý chí phấn đấu chưa cao
- Nội dung sinh hoạt của chi đoàn chưa được phong phú, chưa tổ chức được nhiều
hoạt động, phong trào mang tính chất đặc thù của chi đồn.
- Tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các mặt cơng tác

cịn chưa đồng đều ở các đoàn viên.
2.4. Bài học kinh nghiệm
- Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác gắn kết các chi đồn, khoa, cũng như tổ chức trong
Nhà trường. Ban chấp hành chủ động tham mưu với Đoàn trường trong chỉ đạo, tạo điều
kiện cho cơng tác Đồn và phong trào thanh niên phát triểu có hiệu quả.
- Nội dung hoạt động phải thực tế với các nhu cầu, khả năng của đoàn giúp thúc
đẩy, nâng cao tinh thần cho các đoàn viên tham gia tích cực, sáng tạo và hồn thành
nhiệm vụ. Cần tập trung hình thành các chương trình mục tiêu phù hợp với các đoàn viên,
sinh viên.
- Soạn thảo một kế hoạch, một phương án hành động cụ thể, chi tiết tới từng việc,
từng người, phù hợp với các điều kiện thời gian và nguồn lực khác để có thể thực thi được
kế hoạch đó.
2.5. Những giá trị được tuyên bố
2.5.1. Tầm nhìn
Đến năm 2020, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ trở thành một trường đại học
ứng dụng và thực hành, đa ngành, đa bậc học, gắn với nhu cầu phát triển của địa phương
và quốc gia, đạt chuẩn quốc gia, và có uy tín trong nước và khu vực.


Văn hóa tổ chức

2.5.2. Sứ mạng
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cam kết thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã
hội, văn hóa và mơi trường của TP. HCM và Việt Nam thông qua các hoạt động đào tạo,
nghiên cứu và phục vụ cộng đồng, xã hội dựa trên liên minh chiến lược gắn kết với các
doanh nghiệp và các viện nghiên cứu nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, có sức
cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong và ngoài nước.
2.5.3. Mục tiêu
Là một trường ĐH định hướng ứng dụng và thực hành, Trường ĐH Nguyễn Tất
Thành hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu giáo dục đại học đại chúng, tạo lập một môi

trường học tập tích cực và trải nghiệm thực tiễn cho mọi sinh viên, trang bị cho họ năng
lực tự học, tinh thần sáng tạo khởi nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng để họ phát triển
mọi tiềm năng và có thể thích ứng với một xã hội đang thay đổi, có cơ hội tìm được việc
làm ngay khi tốt nghiệp, thơng qua đó đóng góp cho việc tạo dựng TPHCM nói riêng và
đất nước Việt Nam nói chung phồn vinh về kinh tế, ổn định về xã hội, phát triển bền vững
và vươn lên hội nhập toàn cầu.
2.5.4. Giá trị cốt lõi:
- Đẳng cấp (đạt tới những mục tiêu chất lượng cao, chất lượng đẳng cấp quốc gia
và quốc tế).
- Hội nhập (với chuẩn trong nước, khu vực và thế giới)
- Năng động (trong học tập, nghiên cứu, làm việc, cống hiến và cuộc sống)
- Trí tuệ (với tâm trong, trí sáng, xử trí mọi vấn đề thơng minh)
- Trách nhiệm (với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội trong mỗi vấn đề).
- Triết lý đào tạo: “Thực học –Thực hành – Thực danh – Thực nghiệp”
2.6. Các giá trị ngầm


Văn hóa tổ chức
Văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa dân tộc – văn hóa của người
phương Đông. Ngày nay, cùng với sự giao lưu, hội nhập phát triển kinh tế các giá trị văn
hóa, xã hội cũng được lan tỏa và giao thoa với nhau. Nhưng cái bản chất cốt lõi thì vẫn
nằm trong tiềm thức và không mấy thay đổi. Tuy nhiên, ở những trường đại học khác
nhau thì các quan điểm cũng có sự khác nhau. Với trường Đại học Nguyễn Tất Thành (cơ
sở IV), qua 20 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, sức mạnh của văn hóa doanh
nghiệp đã bám sâu vào trong từng giảng viên, làm nên sự khác biệt giữa trường Đại học
Nguyễn Tất Thành (cơ sở IV) đối với các trường đại học khác.
- Tinh thần đồng đội trong mọi công việc của cán bộ nhân viên, ln sẵn sàng giúp
đỡ lẫn nhau, có tinh thần đồn kết cao trong cơng việc.
- Bầu khơng khí làm việc vui tươi, năng động, kết nối từng con người thành một
đại gia đình lớn: Trong trường Đại học Nguyễn Tất Thành (cơ sở IV), mọi người ứng xử,

cư xử với nhau rất khéo léo và có chừng mực, ln u thương, hiểu biết và thơng cảm
lẫn nhau.
- Tính trung thực và tinh thần tự giác cao: rất nhiều giảng viên là những tấm gương
tốt, truyền lại những kinh nghiệm quý báo cho các giảng viên trẻ, làm cho mọi người nể
phục, và kính trọng, tạo nền tảng hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu
quả của giảng viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành (cơ sở IV).
2.7. Một số hạn chế
- Việc xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch dài hạn của nhà trường về nâng cao
giá trị văn hóa của tổ chứa có thực hiện nhưng vẫn chưa cụ thể và thực sự hiệu quả.
- Văn hóa chưa được quan tâm thật sự và đầy đủ, có định hướng rõ ràng, được thể
chế hóa bằng luật và các văn bản dưới luật, các chế độ chính sách phù hợp.
- Quy mô đào tạo của nhà trường lớn với các hệ, bậc khác nhau nên mức độ nhận
thức có sự khác nhau, khơng theo mặt bằng chung.
- Việc quan tâm xây dựng nét văn hóa, truyền thống của nhà trường chưa được chú
trọng.


×