Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

Luận văn hồ chí minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa ( 1945 1946 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

NGUYỄN THỊ VÂN

HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG THỂ CHẾ
DÂN CHỦ CỘNG HÒA (1945 - 1946)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

NGUYỄN THỊ VÂN

HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG THỂ CHẾ
DÂN CHỦ CỘNG HÒA (1945 - 1946)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 60 22 03 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. NGND LÊ MẬU HÃN

Hà Nội, 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này do chính tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Phó giáo sư sử học, Nhà giáo nhân dân Lê Mậu Hãn. Các tài liệu, số liệu
nêu ra trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, các tài liệu tham
khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2015
Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Vân


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Lịch
sử, bộ môn Lịch sử Đảng đã tận tình dạy bảo, truyền thụ kiến thức cho tơi
trong suốt q trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS. NGND Lê Mậu Hãn - giảng
viên hướng dẫn, người đã chỉ bảo, giúp đỡ tơi tận tình trong q trình thực
hiện và hồn thành Luận văn.
Xin cảm ơn những người mà tơi chưa từng gặp mặt, nhưng cuộc sống, tư
tưởng, cơng trình của họ đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến bản thân tơi,
giúp tơi có niềm tin, động lực để hồn thành Luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp, những người luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tơi hồn
thành Luận văn của mình!


MỤC
LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3
Chương 1: HỒ CHÍ MINH KHẢO CỨU VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH NHÀ
NƢỚC DÂN CHỦ CỘNG HỊA Ở VIỆT NAM ................................................. 8
1.1. Quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm con đƣờng giải phóng dân tộc và mơ hình
nhà nƣớc kiểu mới cho Việt Nam ......................................................................... 8
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử đầu thế kỷ XX................................................................. 8
1.1.2. Quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm một con đường giải phóng dân tộc gắn với
tìm kiếm kiểu nhà nước cho Việt Nam................................................................. 12
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng mơ hình nhà nƣớc kiểu mới ở
Việt Nam................................................................................................................ 22
1.2.1. Nhận thức và chuẩn bị tổ chức cho sự ra đời của một nhà nước kiểu mới ở
Việt Nam ................................................................................................................ 23
1.2.2. Xây dựng mơ hình nhà nước kiểu mới ở các khu giải phóng (03/1945 08/1945) ................................................................................................................. 28
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................. 35
Chương 2: HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG THỂ CHẾ DÂN CHỦ
CỘNG HÒA Ở VIỆT NAM (1945 - 1946) ......................................................... 37 2.1.
Nhà nƣớc theo thể chế dân chủ cộng hòa ở Việt Nam ............................... 37 2.1.1.
Bối cảnh lịch sử những năm 1945 - 1946.................................................. 37
2.1.2. Tư duy chính trị của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa........................................................................ 44
2.2. Xây dựng nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945 - 1946)................ 51
2.2.1. Bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945 - 1946).................. 53
2.2.2. Hoạt động nhà nước nhằm củng cố và tăng cường thực lực về mọi mặt 69 Tiểu
kết chƣơng 2................................................................................................. 84 Chương
3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................. 86
3.1. Một vài nhận xét về thể chế dân chủ cộng hòa ở Việt Nam giai đoạn (1945 1946)....................................................................................................................... 86

1



3.1.1. Nhân tố xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa ở Việt Nam ........................ 86
3.1.2. Giá trị của nền dân chủ cộng hòa ở Việt Nam (1945 - 1946) ................... 92 3.2.
Một số kinh nghiệm....................................................................................... 94 3.2.1.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong mọi hoàn cảnh ............... 94 3.2.2. Xây
dựng bộ máy nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân................... 98 Tiểu kết
chƣơng 3............................................................................................... 109 KẾT
LUẬN ......................................................................................................... 111 TÀI
LIỆU THAO KHẢO.................................................................................. 115 PHỤ
LỤC ............................................................................................................ 121

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhà nước Việt Nam, người chiến
sĩ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, từ lâu đã là đối tượng nghiên
cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Những cơng trình nghiên cứu về Người được
tiếp cận trên bình diện của các ngành khoa học khác nhau, như: lịch sử, chính trị, văn
hóa… Càng nghiên cứu, tìm hiểu về Hồ Chí Minh, các nhà khoa học càng hiểu thêm những giá
trị tư tưởng và nhân văn, càng thấy ở Người tầm nhìn chiến lược, sự kiên định, nhất
quán trong tư tưởng, hành động của một lãnh tụ cộng sản kiên cường, anh hùng giải phóng
dân tộc, nhà văn hóa lớn.
Trải qua quá trình lao động, học tập, nghiên cứu, đấu tranh trong phong trào dân
tộc yêu nước và công nhân quốc tế, sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã vận dụng và sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể nước ta. Một trong những sáng
tạo độc đáo của Người là việc thiết lập và xây dựng nhà nước dân chủ cộng hòa ở Việt
Nam, một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa
xã hội.
Nghiên cứu đề tài Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa

(1945 - 1946) là việc làm cần thiết góp phần làm sáng tỏ thêm những sự kiện lịch sử về
q trình Hồ Chí Minh khảo cứu, chỉ đạo, xây dựng Nhà nước dân chủ cộng hòa ở Việt
Nam từ năm 1945 đến năm 1946. Qua đó, xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng,
đưa Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Ngày nay, đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Tình hình trong nước, khu vực và thế giới đã có những thay đổi căn bản.
Nhưng những nền tảng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của
dân, do dân, vì dân vẫn giữ nguyên giá trị. Đề tài Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể
chế dân chủ cộng hịa (1945 - 1946) ln có ý nghĩa lý luận, thực tiễn đối với việc
nghiên cứu lịch sử dân tộc và mang tính thời sự trong việc quyết tâm giữ vững độc lập
dân tộc, dân chủ, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa trong một
thế giới đa cực, đa phương…

3


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hồ Chí Minh là người đầu tiên sáng lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đơng Nam Á. Vì vậy, tư tưởng và hoạt
động lãnh đạo của Hồ Chí Minh về nhà nước đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Liên quan
đến đề tài này, có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập dưới các dạng khác nhau
có thể chia thành các nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: Một số cơng trình nghiên cứu của các nhà lãnh đạo có liên quan
đến đề tài như: Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ
nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội; Phạm Văn
Đồng (1980), Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà
Nội; Đỗ Mười (1991), Xây dựng nhà nước của nhân dân - Thành tựu, kinh nghiệm, đổi
mới, Nxb Sự thật, Hà Nội; … Nội dung mang tính khái quát sự nghiệp thành lập nhà nước dân
chủ nhân dân ở Việt Nam.
Nhóm thứ hai: Một số cơng trình nghiên cứu chun khảo về Hồ Chí Minh với

nhà nước, trong đó có đề cập đến nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn
(1945 - 1946) như: TS. Lê Phương Thảo (2009), Nhà nước và cách mạng Việt Nam
những năm 1945 - 1946, những sáng tạo của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội; Nguyễn Ngọc Minh (1998), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và
pháp luật, Nxb Sự thật, Hà Nội; PGS.TS. Hoàng Văn Hảo (1995), Tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước kiểu mới - Sự hình thành và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội; Vũ Đình H (2001), Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hố Thơng
tin, Hà Nội; Phạm Ngọc Anh - Bùi Đình Phong (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Lao động; Bùi Ngọc Sơn (2004),
Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, Nxb
Lý luận chính trị; …
Một số bài viết đăng báo, tạp chí như: Song Thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh
đạo Tổng tuyển cử bầu Quốc hội lập hiến đầu tiên ở nước ta, Tạp chí Lịch sử Đảng (1),
năm 2001; Dương Xuân Ngọc, Quá trình xây dựng thể chế nhà nước của dân, do dân, vì
dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lý luận chính trị, 02/2004;

4


Lê Mậu Hãn, Hồ Chí Minh kiến lập nhà nước pháp quyền Việt Nam, Tạp chí Lịch
sử Đảng, 05/2005; GS. Trần Xuân Trường, Đảng cầm quyền và nhà nước của dân, do
dân, vì dân; PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc, 60 năm xây dựng nhà nước cách mạng của
dân, do dân, vì dân, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9 năm 2005; GS.VS Nguyễn Duy
Quý, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thành tựu và những vấn đề cần
giải quyết, Tạp chí Thơng tin cơng tác tư tưởng lý luận, 07/2006; GS. TSKH Đào Trí
Úc, Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa; Báo Nhân dân số ra ngày 08/08/2006; …
Nội dung cịn chung chung đối với tồn bộ sự nghiệp xây dựng nhà nước dân chủ
nhân dân, hoặc mới chỉ nghiên cứu ở phạm vị tư tưởng.
Nhóm thứ ba: Một số Luận văn, Luận án đề cập đến vấn đề này như: Vận dụng

tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong q trình thực hiện dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Luận án Tiến sĩ Triết học, năm 2003) của Phạm Văn
Bính; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam (Luận án Tiến sĩ, năm 2001) của Phạm Viết Mỹ; Sự biến đổi chính trị ở Việt
Nam từ 1958 đến 1945 (Luận án Tiến sĩ Chính trị học, năm 2012) của Trần Thị Thu Hoài;
… Phong phú, đa dạng về nội dung, phạm vi nghiên cứu, đều nhằm tìm phương hướng cho sự
nghiệp xây dựng nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Các cơng trình trên đây đã nghiên cứu ngày một rõ về vai trị và những sáng tạo
của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam, trong đó
có đề cập đến giai đoạn (1945 - 1946). Tuy nhiên do mục đích và yêu cầu đặt ra khác
nhau, nên cách tiếp cận của mỗi cơng trình khác nhau, phần lớn các tác giả nghiên cứu
chuyên sâu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu
của các tác giả đi trước, nhận thấy việc nghiên cứu vai trị của Hồ Chí Minh trong "xây
dựng thể chế dân chủ cộng hòa" với mối liên hệ của bối cảnh lịch sử Việt Nam những
năm 1945 - 1946 là cần thiết. Vì vậy, tơi chọn đề tài: "Hồ Chí Minh với việc xây dựng
thể chế dân chủ cộng hòa (1945 - 1946)" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Nghiên cứu q trình Hồ Chí Minh khảo cứu, xây dựng thể chế dân chủ cộng
hòa ở Việt Nam giai đoạn (1945 - 1946).
Luận văn góp phần khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo của Hồ Chí Minh trong
xây dựng thể chế dân chủ cộng hịa ở Việt Nam. Qua đó rút ra những bài học có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn, vận dụng vào sự nghiệp giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng và phát
triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ:

Hệ thống hóa q trình tìm tòi, khảo cứu, xây dựng thể chế dân chủ cộng hịa
ở Việt Nam của Hồ Chí Minh.
Đánh giá, nhận xét khách quan những thành tựu đạt được khi xây dựng đất nước
theo thể chế dân chủ cộng hòa giai đoạn (1945 - 1946).
Rút ra những bài học, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
trong xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu về nội dung của Luận văn là: Xây dựng thể chế dân chủ
cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1946, chủ yếu thơng qua q trình khảo cứu và thực hiện
của Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
- Về nội dung: Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hịa. - Về
khơng gian:Việt Nam.
- Về thời gian: Từ năm 1945 đến năm 1946.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu chính
Luận văn được tiến hành trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về xây dựng Nhà nước.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chính trong Luận văn là phương pháp lịch
sử, phương pháp lơ-gích, và một số phương pháp khác như: phương pháp thống
kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…

6


Nguồn tư liệu chủ yếu được sử dụng là: các bài viết, bài nói, sắc lệnh, chỉ thị
của Hồ Chí Minh; các văn kiện của Đảng; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về xây dựng
Nhà nước; các văn bản, tài liệu của Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
báo cáo của các cấp chính quyền; các sách tham khảo, tạp chí có liên
quan, …
6. Đóng góp của Luận văn
Luận văn trình bày hệ thống cả về lý luận và thực tiễn q trình Hồ Chí Minh

khảo cứu, chỉ đạo, xây dựng Nhà nước dân chủ cộng hòa ở Việt Nam từ năm 1945 đến
năm 1946.
Luận văn rút ra một số bài học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong nghiên
cứu lịch sử dân tộc cũng như hoạt động chính trị thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy.
7. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung
của luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Hồ Chí Minh khảo cứu và xây dựng mơ hình Nhà nước dân chủ
cộng hịa ở Việt Nam
Chương 2: Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa ở Việt
Nam (1945 - 1946)
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm

7


Chương 1
HỒ CHÍ MINH KHẢO CỨU VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH NHÀ NƢỚC
DÂN CHỦ CỘNG HỊA Ở VIỆT NAM
1.1. Q trình Nguyễn Ái Quốc tìm con đƣờng giải phóng dân tộc và mơ
hình nhà nƣớc kiểu mới cho Việt Nam
1.1.1. Hồn cảnh lịch sử đầu thế kỷ XX
Tình hình thế giới: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản thế giới
chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng
gay gắt, dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Sau Chiến tranh, phe
Trục gồm Đức - Áo - Hung - Thổ Nhĩ Kỳ - Bungari thất bại, phe Đồng minh đứng đầu
là Mỹ - Anh - Pháp chiến thắng. Mặc dù là nước thắng trận, nhưng bị thiệt hại nặng nề
về kinh tế, Pháp trở thành một con nợ lớn, vì vậy để khơi phục nền kinh tế, thực dân

Pháp một mặt thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, mặt khác tăng cường đầu tư ra
nước ngoài, đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Nước Nga tham gia chiến tranh ngay từ đầu nhưng bị thiệt hại nặng nề, nền kinh
tế khủng hoảng nghiêm trọng. Trong bối cảnh ấy, Đảng Bơnsêvích Nga, đứng đầu là
V.I. Lênin đã giương cao ngọn cờ đấu tranh chống chiến tranh đế quốc và chống chủ
nghĩa sô vanh; nêu hai khẩu hiệu: "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến" và "Làm
cho chính phủ mình thất bại trong chiến tranh đế quốc". Năm 1917, ở nước Nga đã diễn
ra cuộc Cách mạng dân chủ tư sản Tháng Hai, sau đó là cuộc Cách mạng xã hội chủ
nghĩa Tháng Mười. Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, mở ra kỷ nguyên mới cho
lịch sử loài người. Năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập, tạo điều kiện cho sự ra
đời hàng loạt đảng cộng sản ở các nước: Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Từ khi
ra đời cho đến khi giải thể (1943), Quốc tế Cộng sản đã chỉ đạo hoạt động của hầu hết các đảng
cộng sản trên thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1922, Liên Xô ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành
tựu trong đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và công cuộc xây dựng chủ

8


nghĩa xã hội. Liên Xô trở thành trung tâm cách mạng của thế giới, là lực lượng chủ
yếu đấu tranh chống các thế lực phản động quốc tế hiếu chiến, có cơng đầu về tiêu
diệt chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945).
Sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã cổ vũ mạnh mẽ phong
trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ
thuộc.
Ở Trung Quốc, năm 1911, Cách mạng Tân Hợi thành cơng, xóa bỏ chế độ phong
kiến, lập ra chính phủ tư sản dân tộc dưới sự lãnh đạo của Quốc dân Đảng do Tôn Trung
Sơn đứng đầu. Tuy nhiên, sau đó chính quyền lại rơi vào tay các thế lực quân phiệt do
Viên Thế Khải cầm đầu. Năm 1925, Tưởng Giới Thạch đứng đầu Quốc dân Đảng, thi
hành chính sách chống cộng, gây nội chiến ở Trung Quốc, đến năm 1949 mới bị Đảng

Cộng sản đánh bại.
Tình hình thế giới đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam.
Tình hình Việt Nam: Giai đoạn này, Việt Nam nằm dưới ách thống trị của
thực dân Pháp. Triều đình phong kiến nhà Nguyễn nhu nhược, ươn hèn cam tâm làm
tay sai cho đế quốc, mất hết thực quyền. Từ năm 1919 - 1929, thực dân Pháp đẩy mạnh
công cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương, tăng cường vơ vét tài ngun khống sản, bóc
lột nhân dân ta. Khác với đợt khai thác thuộc địa lần trước, (1897 - 1914), Pháp mở rộng
đầu tư khai thác nhiều lĩnh vực, tốc độ chậm chạp, kéo dài, lần này Pháp tiến hành đầu tư
ồ ạt, tốc độ nhanh hơn và quy mô rộng lớn hơn nhiều. Nếu lần trước nguồn vốn chủ yếu
đầu tư vào các ngành khai mỏ và giao thơng vận tải thì lần này tập trung vào nơng
nghiệp và khai thác khống sản. Chính nhân tố này làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế
Việt Nam.
Do chính sách mở rộng nơng nghiệp, các nhà tư sản Pháp chiếm đất ruộng của nông
dân lập đồn điền để trồng lúa, cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su…). Chúng giao ruộng
đất cho nông dân theo kiểu phát canh thu tô mà không đầu tư các biện pháp kỹ thuật nên
năng suất lúa ở Việt Nam rất thấp. Khi giá cao su tăng cao, Pháp đẩy mạnh kinh doanh
mặt hàng này, diện tích trồng cao su tăng vọt. Mặc dù vậy, tốc độ phát triển nông nghiệp
Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước châu Á khác.

9


Các ngành công nghiệp như khai thác than được mở rộng. Nhiều công ty than
được thành lập ở Quảng Ninh, sản lượng than khai thác tăng dần. Ngoài than đá, các cơ sở
khai thác mỏ thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, công nhân và đẩy nhanh tiến
độ khai thác. Bên cạnh đó, một số cơ sở chế biến quặng, đúc kẽm, thiếc cũng ra đời.
Các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến như nhà máy xi măng ở Hải
Phòng, nhà máy tơ, sợi và dệt ở Hà Nội, Nam Định, Sài Gòn; các nhà máy xay xát gạo,
chế biến rượu, làm đường ở Hải Dương, Hà Nội, Chợ Lớn… đều phát triển nhanh
chóng. Nhưng ngành công nghiệp nặng theo đúng nghĩa vẫn chưa ra đời. Công nghiệp

Việt Nam vẫn chủ yếu là công nghiệp dịch vụ và phục vụ, phụ thuộc vào thực dân Pháp và
thị trường nước ngoài.
Để đáp ứng yêu cầu khai thác thuộc địa thời kỳ này, ngành giao thông vận tải tiếp
tục được tăng cường đầu tư vốn và các trang thiết bị kỹ thuật. Các đường sắt nối Vinh Đông Hà, Đồng Đăng - Na Sầm được xây thêm; mở nhiều đường quốc lộ và đường liên
tỉnh; mở rộng và xây thêm một số hải cảng, mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy.
Ngành thương nghiệp phát triển vượt bậc so với thời kỳ trước chiến tranh. Hàng
hóa xuất siêu khá lớn, các đối tác nước ngoài được mở rộng. Hàng hóa xuất khẩu là
khống sản, lúa gạo, cao su, chè, hạt tiêu… Hàng nhập khẩu (chủ yếu từ Pháp) bao gồm:
vải, bông, sợi, giày dép, rượu, thuốc lá… Các hoạt động thương mại lớn đều nằm trong tay
người Pháp hoặc người Hoa.
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này là sự phát triển không cân
đối. Nền nông nghiệp nặng nề, lạc hậu; nền công nghiệp phụ thuộc, phân tán, quy mô
nhỏ, nặng về khai khống; các ngành sản xuất luyện kim, cơ khí, năng lượng hầu như
không được chú ý phát triển. Kinh tế miền Bắc và miền Nam phát triển hơn nhiều so
với miền Trung, các vùng miền núi vẫn nghèo đói, lạc hậu, cuộc sống người dân vẫn phổ
biến là du canh du cư.
Với thân phận nô lệ, nhân dân "một cổ hai tròng", chịu cảnh sưu cao thuế nặng,
cuộc sống lầm than, khổ cực. Thể chế chính trị thời kỳ này là thể chế thực dân nửa phong
kiến. Thực dân Pháp nắm quyền thống trị đất nước ta, chúng chia Việt

10


Nam thành ba kỳ nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và dễ bề cai trị. Triều đình nhà
Nguyễn mất hết thực quyền, chỉ là công cụ, tay sai của Pháp. Nhƣ vậy, ở Việt Nam
lúc này đang tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn dân tộc - giữa nhân dân
Việt Nam với đế quốc Pháp, và mâu thuẫn giai cấp - giữa nông dân với địa chủ,
giữa công nhân với tƣ sản (chủ yếu là tƣ sản Pháp).
Vấn đề đặt ra lúc này cho những người Việt Nam yêu nước là phải làm thế nào giải
quyết đồng thời được hai mâu thuẫn trên, nghĩa là vừa đánh đuổi được quân xâm lược,

giành lại độc lập dân tộc; vừa mang lại tự do hạnh phúc cho nhân dân. Trong phong
trào yêu nước đã xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng và các cuộc vận động cách mạng.
Phong trào yêu nước thời kỳ này đều hướng vào mục đích đánh đuổi thực dân Pháp,
giành độc lập dân tộc, nhưng lại khác nhau ở phương pháp và đường lối cách mạng, mà
trong đó quan trọng nhất là xác định một mơ hình thể chế chính trị cho Việt Nam sau khi
đánh đổ chính quyền thực dân phong kiến.
Xu hướng tiếp tục khôi phục lại thể chế quân chủ phong kiến độc lập là sự lựa chọn
của các sĩ phu lãnh đạo phong trào Cần Vương (1885 - 1896), Hoàng Hoa Thám… Tuy
nhiên, sau một thời gian phát triển, phong trào đã bị đàn áp và thất bại. Mơ hình thể chế chính trị
phong kiến đã trở nên lỗi thời, lạc hậu với trào lưu chung trên thế giới mà hiện thân là triều
Nguyễn lúc bấy giờ - đã không thể tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân. Sự
thất bại của phong trào Cần Vương báo hiệu kiểu nhà nước phong kiến đã hết vai trò lịch
sử ở Việt Nam.
Thời kỳ này, sự thức tỉnh châu Á cùng với phong trào cách mạng dân chủ tư sản ở
châu Âu đã ít nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam, làm xuất hiện những trào lưu tư tưởng mới
và nảy sinh các phong trào yêu nước, cách mạng mang màu sắc mới, tiêu biểu là phong
trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân… Một trong những đại biểu xuất sắc của
trào lưu này là Phan Bội Châu. Ông chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng ở
Việt Nam một thể chế quân chủ lập hiến theo kiểu Nhật Bản (thời kỳ đầu), hoặc một thể
chế cộng hòa dân chủ theo kiểu Tây Âu (thời kỳ sau). Còn Phan Chu Trinh phê phán
gay gắt thể chế quân chủ chuyên chế, coi đó là nguyên nhân làm suy yếu dân tộc. Theo
ơng cần phải nâng cao dân trí, mở rộng dân

11


quyền, hướng tới nền dân chủ theo kiểu phương Tây, trước hết là dựa vào Pháp.
Mặc dù khuynh hướng dân chủ tư sản có nhiều tiến bộ, nhưng chưa phù hợp với thực
tiễn lịch sử Việt Nam nên không thể thành công.
Vào cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Việt Nam Quốc dân Đảng - một chính đảng

của giai cấp tư sản Việt Nam ra đời. Đảng này chủ trương đánh Pháp, xây dựng một
thể chế chính trị cộng hòa theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Nhưng do giai cấp tư sản Việt Nam
cịn nhỏ yếu, khơng có cơ sở trong quần chúng nhân dân, thiếu tổ chức chặt chẽ nên
cuộc đấu tranh chống ngoại xâm do họ phát động đã thất bại. Điều đó cũng chứng tỏ
rằng, nhà nước tư sản và nền dân chủ tư sản không phải là mục tiêu của cách mạng Việt
Nam, mơ hình thể chế chính trị tư sản khơng phù hợp với nước ta. Yêu cầu cấp bách nhất
lúc này là giải phóng kiếp người nơ lệ và đem lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc cho
đại đa số nhân dân lao động. Nhân dân Việt Nam không muốn quay trở lại xã hội phong
kiến đang suy tàn; cũng rất căm ghét chế độ bóc lột vơ nhân tính, bất công của chủ nghĩa
tư bản. Cả hai loại thể chế đó đều chỉ phục vụ cho lợi ích của một nhóm người, cịn đại
đa số nhân dân vẫn chịu cảnh áp bức, bóc lột, khơng có tự do, hạnh phúc.
Tóm lại, thời kỳ này khủng hoảng về đường lối chính trị, chưa có một mơ hình thể
chế chính trị nào định hình và đứng vững trong phong trào yêu nước Việt Nam.
1.1.2. Quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm một con đường giải phóng dân tộc gắn
với tìm kiếm kiểu nhà nước cho Việt Nam
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước bị xâm lược, nhân dân bị nô dịch,
mất tự do, Nguyễn Tất Thành đã cảm nhận và thấu hiểu bi kịch của dân tộc. Tuy rất khâm
phục những nhà yêu nước đương thời, nhưng Người không đồng tình với con đường cứu
nước, với mơ hình thể chế chính trị mà họ lựa chọn. Chính vì vậy, Người đã xuất dương
để tìm con đường giải phóng dân tộc.
Trong hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc vừa
lao động, vừa quan sát, tập trung nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn các cuộc
cách mạng điển hình. Đặc biệt, Người đã quan tâm nghiên cứu nhiều kiểu nhà nước đang
tồn tại trên thế giới đó là kiểu nhà nước tư sản ở thuộc địa, kiểu nhà

12


nước tư sản ở chính quốc và kiểu nhà nước mới - kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa ở
nước Nga, Xơ Viết.

Trước hết là nhìn nhận, đánh giá của Nguyễn Ái Quốc về một hình thức đặc biệt kiểu nhà nước của giai cấp tư sản tồn tại ở thuộc địa Việt Nam dưới hình thức chế độ
thực dân phong kiến.
Các khuynh hướng cứu nước gắn với việc tìm kiếm các mơ hình nhà nước khác
nhau của những người Việt Nam yêu nước đã tỏ rõ lập trường chung của tầng lớp nhân
dân Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam với chế độ thực dân phong kiến mà thực dân
Pháp thiết lập ở nước ta. Đó là một thái độ căm phẫn, lên án và mong muốn thay thế chế
độ chính trị này bằng một chế độ chính trị tốt đẹp hơn. Thái độ của Nguyễn Ái Quốc
với chế độ thực dân phong kiến góp thêm một tiếng nói cho việc lên án và thủ tiêu chế
độ chính trị tàn bạo này. Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc như lời
tuyên chiến với chủ nghĩa thực dân. Có thể khẳng định, đây là người Việt Nam đầu tiên
đã có "cơng trình" nghiên cứu để vạch tội và tuyên án chủ nghĩa thực dân một cách
mạnh mẽ, kiên quyết, đầy sức thuyết phục. Không chỉ tun án, mà bằng những hoạt
động chính trị khơng mệt mỏi của mình, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện bản án đó đến
cùng.
Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, bản thân Nguyễn Ái Quốc cảm nhận sâu sắc sự
tàn bạo phi nhân tính của chủ nghĩa thực dân trên quê hương Việt Nam cũng như tất cả
các thuộc địa khác trên thế giới. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã khát quát: "Từ khi bị
Pháp chiếm, đất nước chúng tôi hầu như luôn luôn sống lay lắt ngày này qua ngày
khác, khơng hề biết chính quyền muốn dẫn mình đi đến đâu" [59, tr. 10]. Và nửa thế kỷ
sau khi đặt ách thống trị trên đất nước ta: "Thật đáng buồn thay khi thấy rằng sau 50
năm thống trị mà những người đại diện cho nước Cộng hòa Pháp ở Đơng Dương vẫn cứ
ngoan cố kìm chân người bản xứ trong vịng nơ lệ, khơng cho họ hưởng một chút quyền
tự do nào cũng như các quyền khác theo luật pháp" [59, tr. 18]. Một tình trạng vơ vọng,
bế tắc bao trùm tất cả dưới sự cai trị của chủ nghĩa thực dân.

13


Trong chế độ này, người Việt Nam khơng cịn tồn tại như những con người:
"Chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đơng Dương từ hơn nửa thế kỷ nay, vì lợi ích của nó,

nó đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tơi. Từ đó, chúng tơi khơng những bị
áp bức, bóc lột một cách nhục nhã mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm…
người ta đã làm chết hàng nghìn người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác để bảo vệ lợi
ích khơng phải của chính họ" [59, tr. 34, 35]. "Annamit và Angiêriêng đâu phải là người!
Đó là bọn "nhà quê" bẩn thỉu, bầy "bicốt" (con dê con) bẩn thỉu. Cần qi gì phải có
cơng lý đối với những giống ấy" [59, tr. 203]. Ln ln có sẵn "một kho đầy ắp những
hình phạt" [59, tr. 203] để giáng vào đầu
những con người khốn khổ ấy…
Nguyễn Ái Quốc khẳng định: "Chưa có bao giờ, ở một nước nào mà người ta lại vi
phạm mọi quyền làm người một cách dã man, độc ác và trắng trợn đến thế" [60, tr.
121]. Và "để dạy cho mọi người sống cho ra sống, người ta bắt đầu bằng việc giết họ đi
đã" [60, tr. 36]. Mỗi thuộc địa, chủ nghĩa thực dân sử dụng những biện pháp tàn bạo
khác nhau để cai trị, nhưng các thuộc địa đều giống nhau ở một điểm: "Giữa An Nam
với Công Gô, Máctinich hay Tân Đảo, không hoàn toàn giống nhau chút nào, trừ sự cùng
khổ" [59, tr. 80].
Thực tế đó tại các thuộc địa, ngay cả người Pháp ở chính quốc cũng khơng thể
phủ nhận. Sau lời phát biểu tại Đại hội Toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp của
Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch phiên họp Êminguđơ phải thừa nhận: "Qua những loạt vỗ
tay tán thành đại biểu Đơng Dương, có thể thấy rằng tồn thể Đảng Xã hội đều đứng về
phía đồng chí để phản đối những tội ác của giai cấp tư sản" [59, tr. 36].
Những con ngƣời trong bộ máy chính quyền thực dân - "tinh hoa của các
cặn bã" luôn lƣợm lặt từ các nƣớc châu Âu.
Con người trong bộ máy chính quyền thực dân là sự dung nạp của tất cả những
cặn bã từ chính quốc thải ra, từ viên chức bình thường cho đến nhân vật chóp bu là viên
Tồn quyền.
Về các quan cai trị thì: "Sang Bắc Kỳ, các ơng Tồn quyền chỉ nhằm một mục
đích là: tìm chỗ hố đựng bạn bè, con cháu thân thuộc và bọn vận động bầu cử

14



của những bậc thế quyền có thể làm chỗ dựa cho mình" [60, tr. 61]; "Các viên Tồn
quyền lớn, Tồn quyền bé được nước mẹ ký thác vận mệnh xứ Đơng Dương, nói chung
đều là bọn ngu xuẩn, bọn đểu cáng' [60, tr. 92]. Tất cả sự xa hoa, tráng lệ, thừa mứa
trong cuộc sống của các quan cai trị thuộc địa đều dựa trên ngân sách được bòn rút từ
những người bản xứ nghèo khổ, bị bần cùng hoá đến cùng cực. "Quan Toàn quyền
chưa vừa ý với những lâu đài tráng lệ mà ngài ở tại Sài Gòn và Hà Nội, còn phải cần
thêm cho ngài một biệt thự ở bãi biển nữa. Ngân sách Đông Dương lại phải "è lưng ra
gánh"… Tiền nhà cửa, bàn ghế, điện nước của các vị đó đều do cơng quỹ đài thọ cả. Ngoài ra,
những người đánh xe, lái xe, giữ ngựa, làm vườn, tóm lại, tất cả những kẻ hầu người hạ
của họ cũng đều do nhà nước trả tiền cơng" [60, tr. 78, 79].
Cịn các ngài viên chức trong bộ máy chính quyền thuộc địa thì là "những tên
ngu xuẩn tị mị ưa xoi mói" [60, tr. 94]. Một chính quyền được tạo nên từ những con
người mà "so với bọn viên chức thuộc địa thì những tên cướp đường còn là những người
lương thiện" [60, tr. 77]. Ngay cả một tên lính thực dân cũng phải thốt ra trong cuốn
nhật ký đi đường của mình rằng: "Quả thật, chúng tơi đã có tâm hồn thực dân" và tự
thừa nhận: "Chúng ta còn độc ác, còn dã man hơn cả bọn kẻ cướp nhà nghề" [60, tr.
70]. Một nhà văn chính quốc khi sang thăm Đơng Dương, tận mắt chứng kiến những tội
ác của thực dân Pháp với những người bản xứ, đã viết: "Hình như họ (các quan bảo hộ
người Pháp) chỉ là những điều khiển cho sự có
mặt của chúng ta trở thành một điều xấu xa bỉ ổi không ai chịu được" [60, tr. 68].
Thuộc địa là một "thiên đường ở trần gian" cho các quan cai trị, nơi mà "cái gì
người ta (người châu Âu ở Đơng Dương) cũng được phép và có thể làm được" [60, tr.
59]. Nơi đây "tất cả những ai có tí chút quyền hành trong tay cũng đều sử dụng và lạm
dụng quyền hành để thả cửa làm bậy vì họ biết chắc rằng sẽ khơng bị tội vạ gì hết" [60,
tr. 63, 64]. Và "khi người ta đã là một nhà khai hố thì người ta có thể
làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất" [60, tr. 63]…
Tóm lại có thể tìm thấy trong chính quyền thuộc địa "tinh hoa của các cặn bã"
lượm lặt ở tất cả các nước châu Âu. Với một bộ máy được tạo nên từ những


15


hạng người có tố chất xấu xa như vậy, để tồn tại, nguyên tắc hoạt động của chính
quyền thuộc địa luôn là "bằng bất cứ giá nào nhất thiết phải giữ uy tín cho kẻ đi chinh
phục" và "bảo vệ uy tín của chủng tộc thượng đẳng".
Chính quyền thực dân - một bộ máy cồng kềnh, quan liêu, tham nhũng.
Đó là một bộ máy ăn bám khổng lồ. Hãy làm một phép so sánh giản đơn: "Ở
thuộc địa Anh, cứ 66.150 người dân thì có một viên chức người Âu, cịn ở thuộc địa Pháp
thì cứ 3.490 người dân đã có một viên chức người Âu" [60, tr. 61]. Trong bộ máy đó
tồn tại nhan nhản những "viên chức giữ những chức vụ vơ dụng" và thậm chí cịn "dốt
đặc" nhưng vẫn được nhận những "đồng lương rất hậu". Đây cịn điển hình là một bộ
máy quan liêu. Các viên thanh tra thuộc địa, hàng năm ngốn của ngân khố một số tiền
khổng lồ cho công việc thanh tra "thế nhưng các ngài thanh tra thì khơng bao giờ rời khỏi
Pari và đối với các thuộc địa thì các ngài cũng khơng hiểu biết gì hơn là hiểu biết ơng
Trăng già" [60, tr. 76]. Đó cịn là một bộ máy vô trách nhiệm và vô cảm khi sử dụng
những đồng tiền ngân sách một cách phung phí, tùy tiện và bừa bãi: "Hết hành vi điên rồ
này đến hành vi điên rồ khác đã phung phí đồng tiền mà người dân An Nam khốn khổ đã
phải đổ mồ hôi nước mắt mới kiếm được" [60, tr. 75]. Một bộ máy hoạt động tùy tiện,
không tuân theo nguyên tắc nào: "Khi cần tiền, nhà nước bảo hộ Pháp chỉ có việc thay đổi
hạng ruộng. Chỉ một nét bút thần kì là họ biến một đám ruộng xấu thành ruộng tốt" [60, tr.
90]. Bộ máy nhà nước chính trị tồn tại và hoạt động khơng phải để thực hiện những việc
cơng ích mà chỉ để thực hiện sự cai trị chính trị nhằm vơ vét đầy túi tham cho những kẻ
cai trị.
Đúng là một bộ máy "cướp giật được hợp pháp hóa":
Một số phiên họp của Hội đồng Quản hạt chỉ là để bàn việc cướp giật cơng quỹ
một cách có phương pháp… Với quyền hành sẵn có, họ sức cho dân bản xứ biết nhà nước cần
một khoản tiền bao nhiêu đó, rồi họ phân bố cho các làng phải đóng góp [60, tr. 77].
Bọn thực dân với quyền lực trong tay ngày càng phè phỡn trên máu và nước mắt
của những người bản xứ: "Tất cả bọn chúng chỉ có mỗi cái tài là phung phí cơng quỹ,

cịn người An Nam khốn khổ thì cứ nai lưng đóng góp, đóng góp mãi"

16


[60, tr. 78]. Tệ tham nhũng đã bòn rút gần như sạch trơn ngân sách chính quyền:
"Trong số 12 triệu đồng của ngân sách Nam Kỳ, thì 10 triệu đồng đã tìm cách chui sâu
vào túi các ngài viên chức rồi" [59, tr. 172].
Và hoạt động của bộ máy chính quyền ấy cũng thật quái đản. Ví như, để giải
quyết nạn đói, chính phủ bắt giam một số đơng người đói. Và để cho bọn người đói đừng
coi nhà tù là nơi cứu tế, người ta không cho họ ăn gì hết cho đến chết!.
Chế độ thuộc địa, chính quyền thuộc địa đã thực thi một chính sách ngu dân triệt
để hòng "làm cho dân ngu để dễ trị". Nơi đây "ngay cả cái quyền sơ đẳng là viết thư
cho nhau, họ (người bản xứ) cũng không được hưởng. Sự vi phạm tự do cá nhân ấy lại
ghi thêm một thành tích cho cái chế độ lạm quyền, cái chế độ mật thám bỉ ổi đương hoành
hành ở các thuộc địa" [59, tr.127].
Từ việc tố cáo tội ác kinh tởm của chủ nghĩa thực dân khắp nơi trên thế giới,
Nguyễn Ái Quốc kết luận rằng: "Thế giới sẽ chỉ có nền hịa bình cuối cùng khi tất cả các
dân tộc tự mình thỏa thuận với nhau cùng tiêu diệt con quái vật chủ nghĩa đế quốc ở
khắp mọi nơi mà họ gặp nó" [59, tr. 17]. Kết luận này chính là sự phủ nhận của Người
với chính trị thực dân phong kiến - một hình thức đặc biệt, nhà nước của giai cấp tư sản đã
bị thực dân hóa ở các thuộc địa của chủ nghĩa tư bản.
Trong nhận thức của Nguyễn Ái Quốc, chính trị thực dân phong kiến sẽ phải được
xóa bỏ ở Việt Nam và phải được thay thế bằng một chế độ chính trị phù hợp với sự phát
triển tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, thay thế chính trị thực dân phong kiến bằng nền
chính trị nào thì lúc đó Người chưa tìm ra câu trả lời.
Tiếp theo là nhìn nhận, đánh giá của Nguyễn Ái Quốc về kiểu nhà nước tư sản
tồn tại ở các nước tư bản phát triển dưới hình thức chế độ dân chủ tư sản ở Mỹ, Pháp.
Bản chất của một chế độ chính trị thể hiện rõ nhất ở chỗ nó đại diện cho lợi ích
của ai, phục vụ cho ai. Trong q trình bơn ba khắp năm châu bốn biển để tìm cho dân

tộc một con đường sống, nghiên cứu xã hội tư bản và các cuộc cách mạng nổi tiếng thế
giới như cách mạng Anh, Pháp, Mỹ, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy nhiều điều nghịch lý.

17


Sự tương phản giữa những khẩu hiệu mỹ miều trên lá cờ của cách mạng tư sản
Pháp mà Nguyễn Ái Quốc được nghe thấy từ khi học trường Quốc học Huế với sự dã
man, tàn bạo của thực dân Pháp trên quê hương đau khổ của Người đã thôi thúc Người
đến nước Pháp để khám phá những gì thực sự ẩn giấu đằng sau cái gọi là "tự do - bình
đẳng - bác ái". Đến Pháp, Người có dịp nghiên cứu bản "Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền" của Cách mạng Pháp 1789. Trong thời kỳ mà nền chuyên chế phong kiến đang
thống trị thế giới, mọi quyền con người bị tước đoạt, bản Tun ngơn là một văn kiện
chính trị, pháp lý tiến bộ khi nó khẳng định quyền tự do, bình đẳng, quyền chống áp bức
của con người. Nhà nước đảm bảo quyền tự do, có nghĩa là mọi người có thể làm tất cả
những gì khơng gây hại cho người khác và không bị pháp luật nghiêm cấm. Quyền lực
tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân. Luật
pháp phải biểu hiện ý chí của tất cả các thành viên trong xã hội…
Tuy Tuyên ngôn Pháp khẳng định quyền bình đẳng của con người nhưng tại
Đơng Dương thuộc Pháp thì khơng như vậy: "Giá mà mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật, như người ta thường nói, thì tuổi thọ của ơng Xarơ, Tồn quyền Đơng
Dương, phải dài ghê lắm mới đủ để cho ông ngồi hết hạn tù" [60, tr. 103]. Sau cách
mạng tư sản, giai cấp tư sản Pháp nhiều lần thiết lập nhà nước quân chủ nghị viện
nhưng trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng nhân dân, chúng đã không thể thực
hiện được. Tuy nhà nước vẫn mang hình thức cộng hịa nghị viện nhưng nhà nước tư
sản Pháp ngày càng lao vào con đường độc tài, phản động. Nghiên cứu lịch sử cách
mạng Pháp, khi tư sản Pháp câu kết với tư sản Đức chống lại cách mạng, Nguyễn Ái
Quốc rút ra kết luận: "Tư bản khơng có Tổ quốc" [60, tr. 296]. Kết luận này giúp Người
nhận thức rõ hơn bản chất quốc tế của chủ nghĩa đế quốc và nhà nước tư sản ở các nước
Âu Mỹ. Lịch sử cách mạng Pháp cũng cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc những thơng tin

q báu về một loại hình chính phủ của nhân dân, đó chính là cơng xã Pari. Mơ hình
một chính phủ: "Tự dân cử lên và dân có quyền thay đổi chính phủ", "dân có quyền tự
do tổ chức, làm báo, khai hội, xuất dương…", "bất kỳ đàn ông, đàn bà, ai cũng được quyền
chính trị, tuyển cử và ứng cử" [60, tr. 295]. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu những giá trị chân
chính, những yếu

18


tố nhân văn, tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản, của chính trị tư sản nhưng
Người cũng đã nhận ra những hạn chế của nó.
Đến Mỹ, Người nghiên cứu bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ của Cách mạng Mỹ
1776. Tuyên ngôn khẳng định: "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng… trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" [62, tr. 1].
Tuyên ngôn cũng khẳng định cuộc đấu tranh vì nền độc lập của nước Mỹ đồng thời cũng
là cuộc đấu tranh vì một chính phủ dựa trên sự đồng thuận của nhân dân thay thế cho một
chính phủ được điều hành bởi một ơng Vua. Chính phủ mới được thiết lập để bảo vệ tự
do, hạnh phúc của nhân dân.
Tun ngơn thì đẹp đẽ, song những gì diễn ra trên hiện thực nước Mỹ thì trái lại.
Tuyên ngơn khẳng định rõ quyền đập đổ chính phủ nếu chính phủ ấy làm hại dân
nhưng "bây giờ chính phủ Mỹ lại khơng muốn cho ai nói đến cách mệnh, ai động đến
chính phủ. Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông
vẫn cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai" [60, tr. 291]. Giai cấp tư sản Mỹ
ngày càng chà đạp trắng trợn các nguyên tắc cơ bản của Tuyên ngơn. Chúng đã thiết lập
một chính quyền trung ương mạnh với quyền hạn tập trung cho các cơ quan nhà nước liên
bang nhằm tập trung lực lượng để có điều kiện đàn áp hiệu quả phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nước. Hệ thống chính trị Mỹ với thủ đoạn
cầm quyền thơng qua hai đảng của giai cấp tư sản nhằm lừa bịp nhân dân lao động là hai
đảng ấy đối lập nhau, đó là sự dân chủ trong nhà nước Mỹ nhưng thực chất hai đảng đó
chỉ là hai cánh tay của chủ nghĩa tư bản thay nhau nắm giữ chính quyền nhà nước.

Đúng như Ăng-ghen viết: "Ở đây lại có bầy lũ lớn những nhà chính trị đầu cơ thay nhau
nắm giữ chính quyền nhà nước và lợi dụng chính quyền đó với những phương pháp vơ
liêm sỉ và cả nước đều bất lực trước những tên lớn đó gồm những nhà chính trị vốn
mạo xưng vì cả
nước mà phục vụ nhưng thực ra lại thống trị và cướp bóc nó" [53, tr. 771, 772].
Cuối cùng, băn khoăn của Nguyễn Ái Quốc khi tận mắt chứng kiến những phụ nữ
Pháp nghèo khổ lao động cực nhọc dưới cảng Mácxây: "Tại sao người Pháp khơng đi
khai hóa cho chính họ trước khi khai hóa chúng ta?". Theo Người, nguyên

19


nhân của tất cả những nghịch lý trên tựu trung lại là vì: Cách mệnh Pháp cũng như
Cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa
và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa. Cách
mệnh đã bốn lần rồi mà nay cơng nơng Pháp hẵng cịn phải mưu cách mệnh lần nữa
mới thốt khỏi vịng áp bức [60, tr. 296].
Nguyễn Ái Quốc cũng đã từng biết đến Chủ nghĩa Tam dân của Tơn Dật Tiên và
mơ hình nhà nước Trung Hoa dân quốc mà chủ nghĩa này hướng tới xây dựng. Và dù
nhận thấy chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có ưu điểm là "chính sách của nó phù hợp với nước
ta", song mơ hình nhà nước theo kiểu Trung Hoa dân quốc - một kiểu nhà nước dân chủ tư
sản, cũng không phải sự lựa chọn của Người.
Từ nghiên cứu thực tiễn các nước tư bản chủ nghĩa và lý luận của các cuộc cách
mạng tư sản nổi tiếng thế giới, nhìn rõ những hạn chế của cách mạng tư sản và bản chất
xã hội tư bản đằng sau vẻ ngoài xa hoa, hào nhoáng. Người rút ra kết luận: Cách mạng
Việt Nam không thể đi theo con đường ấy - con đường cách mạng tư sản. Và kết luận
này một lần nữa khẳng định chính trị tư sản, kiểu nhà nước tư sản khơng thể là chính trị
tương lai của Việt Nam.
Nhìn nhận, đánh giá của Nguyễn Ái Quốc về kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa ở
Nga.

Với ham muốn tột bậc là "làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" [59,
tr. XXVIII], Nguyễn Ái Quốc tâm niệm: "Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên
làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cho cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số
nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân
chúng mới được hạnh phúc" [60, tr. 292]. Vậy, không đi theo con đường cách mạng tư
sản, mơ hình nhà nước theo kiểu nhà nước tư sản không phải sự lựa chọn của Nguyễn Ái
Quốc. Việt Nam sẽ đi theo con đường nào, gắn với một kiểu nhà nước như thế nào?.
Người đã tìm thấy câu trả lời cho bài toán độc lập của Việt Nam khi biết tới Lênin
và Cách mạng Tháng Mười Nga. Sau nhiều trải nghiệm thực tế, Nguyễn Ái

20


Quốc thấm thía và cảm nhận sâu sắc hơn bản chất dối trá, giả nhân giả nghĩa của
chế độ dân chủ tư sản mà Luận cương của Lênin đã chỉ ra. Cái mà giai cấp tư sản cũng
như chế độ dân chủ tư sản gọi là "bình đẳng" thực chất chỉ là bình đẳng hình thức, bình
đẳng cho những kẻ hữu sản.
Hướng tới một mơ hình chính trị mới trước hết nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc
nên Nguyễn Ái Quốc dành nhiều sự quan tâm đến những luận điểm của Lênin về cách
mạng giải phóng dân tộc thuộc địa. Đặc biệt ở các dân tộc trong đó những quan hệ có
tính chất phong kiến hoặc gia trưởng nơng dân đang chiếm ưu thế như Việt Nam. Trong
khi trên thế giới người ta bàn nhiều tới cách mạng vô sản ở chính quốc mà lãng quên
hoặc nhận thức chưa đúng đắn về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa thì Người
phát hiện ra chính Lênin là người đầu tiên đã nhấn mạnh và nhận thức hết tầm quan
trọng to lớn của việc giải quyết một cách đúng đắn vấn đề thuộc địa đối với cách mạng
thế giới. Trong tất cả các Đại hội của Quốc tế Cộng sản, của Quốc tế Cơng đồn và của
Quốc tế Thanh niên Cộng sản, vấn đề thuộc địa luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Lênin
chỉ rõ không chỉ chống bọn địa chủ và chế độ phong kiến mà còn phải chống cả giai cấp
tư sản đã bị đế quốc hóa và chế độ tư bản chủ nghĩa.

Từ những luận điểm đầy ý nghĩa về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, Luận
cương cịn chỉ ra mơ hình nhà nước tương lai có khả năng tạo sức mạnh để giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Đó là mơ hình mà "Chính phủ
cơng nơng binh phát ruộng đất cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, không bắt
dân đi chết cho tư bản và đế quốc chủ nghĩa nữa, ra sức tổ chức kinh tế mới để thực hành
chủ nghĩa thế giới đại đồng" [60, tr. 303, 304]. Tiếng vang của Lênin và Cách mạng
Tháng Mười đã đến tận những vùng xa xăm của thế giới và Nguyễn Ái Quốc ngưỡng mộ
"người ưu tú nhất của nước đó" cũng như "một dân tộc ở miền Bắc xa xơi" vì họ "đã
đánh đuổi được bọn áp bức và tự quản lý lấy mình" [60, tr. 222]. Như vậy, khát vọng
của Nguyễn Ái Quốc về một xã hội trong đó khơng cịn áp bức dân tộc qua trải nghiệm
thực tiễn đã được xác lập trong tương lai đó là một mơ hình trong đó người dân tự quản
lý lấy mình. Nguyễn Ái Quốc đã

21


×