Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN theo mẫu mới:Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS... trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.8 KB, 27 trang )

“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------o0o------........., ngày 30 tháng 3 năm 2019
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Cấp cơ sở
Kính gửi: Thường trực Hội đồng sáng kiến ngành GDĐT
- Họ và tên: .......
- Đơn vị công tác: Trường THCS
- Điện thoại:Email:
- Cá nhân, tổ chức phối hợp (đối với sáng kiến có nhiều thành viên tham gia): không.
Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm học 2018-2019 như sau:
1. Tên sáng kiến: “Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6A2 trường THCS.... trong việc
ứng dụng kiến thức Vật lí vào thực tế đời sống”
2. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu): Việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn
đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục và đào tạo đang
nổ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh trong hoạt động học tập thì việc đề cao và coi trọng khả năng sáng tạo và ứng dụng
kiến thức của học sinh vào thực tế cuộc sống càng có ý nghĩa hơn và là một đòi hỏi cần phải
quan tâm và nhằm giúp HS hiểu sâu hơn kiến thức cơ bản của môn Vật lí.
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến: Vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tế cuộc sống sẽ giúp
cho người học môn Vật lí trở nên nhẹ nhàng hơn, kích thích được tư duy, hứng thú của học
sinh, giúp học sinh có thói quen biết vận dụng tri thức đó, học không chỉ với môn Vật lí mà
còn các môn học khác, là cầu nối giữa lý thuyết sách vở với thực tế, giữa nhà trường và xã hội.
4. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến “Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6A2 trường THCS
..........trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí vào thực tế đời sống” vẫn có thể áp dụng rộng rãi
ở các khối lớp 7, 8, 9 và HKII của lớp 6 trong trường và các khối lớp cho nhiều trường khác.
5. Hiệu quả đạt được: Qua các bài giảng giúp tôi giáo dục tốt hơn học trò của mình, biết vận
dụng kiến thức gắn liền với thực tiễn. Giúp tiết học Vật lí không còn khô khan, nặng nề về lý
thuyết mà học sinh có cảm giác như bản thân đang được chứng kiến trải nghiệm về cuộc sống.


Lớp học trở nên thân thiện – học sinh trở nên tích cực, hứng thú hơn.
Người đăng ký

1


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Hòa, ngày

tháng

năm

BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
- Tên cá nhân thực hiện: ..........
- Thời gian đó được triển khai thực hiện: Từ ngày 17/9/2018 đến ngày 31/12/2018
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Chương trình Vật lí THCS hiện nay bao gồm cơ học, nhiệt học, điện học, quang học
(quang hình, các dụng cụ quang học). Mỗi phần được thể hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức
khác nhau, tương ứng với các cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Với một lượng kiến thức như
vậy, việc vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tế cuộc sống của các em vụ cũng phong phú, vận
dụng kiến thức của các em ở ngay trong đời sống, ở chính gia đình của mình, các em hoàn
toàn có khả năng làm chủ được kiến thức của mình nếu các em được trực tiếp tự tay thực hiện
các thí nghiệm khoa học.
Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới

phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong
hoạt động học tập thì việc đề cao và coi trọng khả năng sáng tạo và ứng dụng kiến thức của
học sinh vào thực tế cuộc sống càng có ý nghĩa hơn và là một đòi hỏi cần phải quan tâm.
Yêu cầu đổi mới PPDH đối với môn Vật lí còn có một sắc thái riêng, phải hướng tới việc
tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua họat động thực nghiệm và cao
hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề Vật lí trong thực tế.
Trong đổi mới phương pháp dạy học việc “Phát huy tính sáng tạo của học sinh trong
việc ứng dụng kiến thức Vật lí vào thực tế đời sống” cũng là một phương pháp dạy học tích
cực, nhằm giúp HS hiểu sâu hơn kiến thức cơ bản của môn Vật lí.
2. Mô tả sáng kiến:
Tên sáng kiến: “Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6A 2 trường THCS ..........trong
việc ứng dụng kiến thức Vật lí vào thực tế đời sống”.
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức Vật lí gắn kết một cách chặt chẽ với thực
tế cuộc sống con người, những hiện tượng Vật lí trong cuộc sống luôn đặt ra cho ta câu hỏi
cần giải thích. Khi đó giải thích được ta sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khác có liên quan đến
kiến thức Vật lí đó.
Đặc điểm ở lứa tuổi các em học sinh cấp THCS là luôn luôn thích tìm hiểu, khám phá thế
giới xung quanh mình. Vậy để tiết học không khô khan, tránh học lý thuyết suông thì giáo
2


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
viên cần đưa kiến thức Vật lí của bài học vào cuộc sống sẽ giúp các em thấy được niềm vui,
thấy được lợi ích thiết thực của việc học môn Vật lí, nó không còn xa lạ với các em nữa, làm
cho các em muốn học, yêu thích học môn Vật lí hơn, mà một khi các em đã thích học thì chắc
chắn các em sẽ tự học, tự tìm tòi, tự khám phá, có hứng thú trong học tập có nghĩa là ta đã
kích thích được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Hơn nữa, trong sách
giáo khoa, bài tập định tính và câu hỏi liên hệ thực tế rất ít, không đa dạng, phong phú và
không thật sự gần gũi với thực tế đời sống hàng ngày của các em. Từ thực tế đó, tôi tập trung

tìm hiểu và viết sáng kiến “Vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tế cuộc sống” nhằm phần nào
khắc phục bớt những hạn chế nêu trên.
3. Phạm vi triển khai thực hiện:
Sáng kiến này thực hiện trong phạm vi các tiết dạy Vật lí 6 học kỳ I sách giáo khoa Vật
lí 6.
4. Tính mới của sáng kiến:
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn kết một cách chặt chẽ với thực
tế đời sống con người những hiện tượng vật lí trong cuộc sống luôn đặt ra cho ta câu hỏi cần
giải thích. Khi đã giải thích được ta sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khác có liên quan đến
kiến thức vật lí đó.
Đặc điểm ở lứa tuổi các em học sinh cấp THCS là luôn luôn thích tìm hiểu, khám phá
thế giới xung quang mình. Vậy để tiết học không khô khan tránh học lý thuyết suông thì giáo
viên cần đưa kiến thức vật lí của bài học vào cuộc sống sẽ giúp các em thấy được nềm vui
thấy được lợi ích thiết thực của việc học môn vật lí, nó không còn xa lạ với các em nữa làm
cho các em muốn học, yêu thích học môn vật lí hơn mà một khi các em đã thích học thì chắc
chắn các em sẽ tự học, tự tìm tòi, tự khám phá có hứng thú trong học tập có nghĩa là ta đã kích
thích được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh.
Hơn nữa trong sách giáo khoa bài tập định tính và câu hỏi liên hệ thực tế rất ít, không đa
dạng phong phú và không thực sự gần gũi với thực tế đời sống hàng ngày của các em . Từ
thực tế đó tôi tập trung viết sáng kiến này với đề tài “ Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp
6A2 trường THCS ..........trong việc áp dụng kiến vật lí 6 vào thực tế đời sống nhầm phần nào
khắc phục những hạn chế của các em.
Sáng kiến có cải tiến so với giải pháp trước đây, cho phù hợp với trình độ đối tượng
học sinh, trang thiết bị dạy học của nhà trường để việc dạy học vận dụng kiến thức Vật lí vào
đời sống đạt kết quả tốt hơn, đồng thời cải thiện được vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả
đào tạo bộ môn.
5. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Sau khi tìm ra một số ứng dụng trong thực tế, bản thân áp dụng trong lớp 6A2 mình phụ
trách tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn khi đến tiết học Vật lí. Tiết học trở nên nhẹ nhàng
hơn, học sinh chủ động, sáng tạo hiện tượng khác liên quan đến bài học đã thắc mắc trước lớp.

3


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
Dạy học theo hướng vận dụng kiến thức Vật lí vào đời sống nhằm phát huy tính sáng tạo của
học sinh trong thời gian qua đã đem lại một số kết quả, hiệu quả lạc quan sau:
Khi áp dụng sáng kiến này, vẫn áp dụng câu hỏi khảo sát như trên cho lớp 6A 1 so với 6A2
ở HKI năm học 2018-2019 như sau:
Qua số liệu thống kê và so sánh bài khảo sát chất lượng KSCL vòng I và KSCL học kì I
(HKI) năm học 2018 - 2019 của lớp 6A2, tôi thấy tỉ lệ học sinh từ trung bình trở lên của
KSCL HKI năm học 2018- 2019 cao hơn KSCL đầu năm học. Học sinh tích cực, mạnh dạn
phát biểu xây dựng bài; biết cách tự học, có ý thức học tập theo nhóm; tích cực, chủ động và
sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề; nắm vững các kiến thức một cách chắc
chắn hơn và đặc biệt hứng thú, yêu thích học tập bộ môn hơn.
Sáng kiến được áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả, giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
6. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Sáng kiến“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6A 2 trường THCS ..........trong việc
ứng dụng kiến thức Vật lí vào thực tế đời sống” vẫn có thể áp dụng rộng rãi ở các khối lớp
6,7,8 và khối 9 HKII trong trường và các khối lớp cho nhiều trường khác trong tỉnh Tây Ninh.
7. Kiến nghị, đề xuất:
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị, sách tham
khảo... cho các nhà trường để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của giáo viên.
Đối với Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên khuyến khích, động viên giáo viên tìm
tòi, nghiên cứu và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong việc truyền thụ kiến thức
cho học sinh.
Đối với Tổ chuyên môn cần tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn
theo hướng vận dụng kiến thức vào đời sống, chủ đề dạy học phát huy tính sáng tạo qua các
bài tập, cả về nội dung và phương pháp tổ chức.

Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để có phương pháp
dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn.
Tôi cam đoan những điều khai trên là đúng sự thật và không vi phạm pháp luật.
Ý kiến xác nhận
của Thủ trưởng đơn vị

Ngày 30 tháng 3 năm 2019
Tác giả

..........

4


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
A. MỞ ĐẦU:
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường
THCS ..........”.
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
2.1 Sự cần thiết của sáng kiến:
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện
để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”.
Giáo dục là nơi đào tạo, xây dựng những thế hệ con người mới “Vừa Hồng vừa chuyên”: có đủ tài,
đức, bản lĩnh để tạo ra những công dân có ích cho xã hội; đưa đất nước tiến lên sánh vai với các nước
trên thế giới. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Các cấp Đảng ủy, chính
quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các thành viên trong xã hội đều có trách nhiệm vào sự nghiệp phát
triển Giáo dục - Đào tạo của đất nước.
Giáo dục THCS chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Giáo dục

trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học
vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục
học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.( Trích điều 27-Luật
GD-2005.)
Học sinh giai đoạn phát triển ở lứa tuổi THCS có tính quyết định đến thể lực, nhân cách, năng lực
phát triển trí tuệ của trẻ trong suốt cả cuộc đời.
Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của học
sinh tuổi THCS. Với nhiệm vụ là người cán bộ quản lí bậc học THCS, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm
thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh để các em phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể Mỹ. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao; cần phải chú
trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên để
họ duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường; phải làm tốt công tác xã hội hóa
giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục trong thời
đại hiện nay. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số đổi mới công tác quản lí nâng cao
chất lượng giáo dục ở trường THCS ..........”.

2.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Dạy học là một nghệ thuật, nó không chỉ đơn thuần là việc cung cấp kiến thức cho học
sinh, truyền cho các em những gì mình biết mà nó còn là cả một quá trình nghiên cứu, sáng
tạo để có được những con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất giúp học sinh tiếp cận và chiếm lĩnh
kiến thức, rèn luyện và nâng cao khả năng vận dụng tri thức vào cuộc sống.
5


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
Vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tế cuộc sống sẽ giúp cho người học môn Vật lí trở
nên nhẹ nhàng hơn, kích thích được tư duy, hứng thú của học sinh, giúp học sinh có thói quen
biết vận dụng tri thức đó, học không chỉ với môn Vật lí mà còn các môn học khác, là cầu nối
giữa lý thuyết sách vở với thực tế, giữa nhà trường và xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu:

- Giáo viên dạy bộ môn và thực trạng việc dạy học phát huy tính sáng tạo của học sinh
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí vào thực tế đời sống
- Học sinh lớp 6A2 năm học 2018-2019, trường THCS ...........
- Vấn đề đặt ra: Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6A2 trường THCS ..........trong
việc áp dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Sáng kiến này thực hiện trong phạm vi các tiết dạy Vật lí 6 học kỳ I sách giáo khoa Vật lí
lớp 6.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Điều tra (dự giờ, đối chiếu).

6


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
B. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Trong Diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senegan (2000) Chương trình
hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 nói rằng “Mỗi quốc gia phải đảm
bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp”. Còn trong
mục tiêu 6 yêu cầu “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kĩ năng sống của
người học”. Như vậy, học kĩ năng sống trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục
phải được thể hiện cả trong kĩ năng sống của người học.
Việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông là đổi mới đồng bộ các phương diện giáo dục
từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đến cách thức đánh giá, nhằm thay đổi lối
dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học tương tác, giúp học sinh phát triển năng lực cá
nhân, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, năng
lực tự học, năng lực hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có tình cảm

nhân văn và niềm vui, hứng thú trong học tập.
Luật Giáo Dục 2005 (Điều 5) qui định, “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là
“giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc
điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự
học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Nghị Quyết TW 2
khóa 8 cũng khẳng định “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục, đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng
các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện
và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh …”.
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, bởi vậy đòi hỏi giáo viên bộ môn phải sử dụng
các phương pháp và kỹ thuật dạy học một cách hợp lí, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của
cấp học, môn học; phù hợp với nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ HS; phù
hợp với thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương, nhất là
tăng cường việc sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học.
Trong dạy học Vật lí, giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách tạo
hứng thú, kích thích tính tỉ mĩ, ham hiểu biết của học sinh; rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực
hành; rèn luyện khả năng sử dụng và diễn đạt ngôn ngữ Vật lí cho học sinh. Qua đó việc vận
dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ được phát huy tối đa.
7


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”

Chương trình Vật lí THCS hiện nay bao gồm cơ học, nhiệt học, điện học, quang học
(quang hình, các dụng cụ quang học). Mỗi phần được thể hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức
khác nhau, tương ứng với các cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Với một lượng kiến thức như
vậy, việc vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tế cuộc sống của các em cũng phong phú, vận
dụng kiến thức của các em ở ngay trong đời sống, ở chính gia đình của mình, các em hoàn
toàn có khả năng làm chủ được kiến thức của mình nếu các em được trực tiếp tự tay thực hiện
các thí nghiệm khoa học.
Hơn nữa, trong sách giáo khoa, bài tập định tính và câu hỏi liên hệ thực tế rất ít, không đa
dạng, phong phú và không thật sự gần gũi với thực tế đời sống hàng ngày của các em. Từ thực
tế đó, tôi tập trung tìm hiểu và viết sáng kiến “Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6A2
trường THCS ..........trong việc áp dụng kiến thức Vật lý 6 vào thực tế đời sống” nhằm cải
cách giáo dục; quan tâm đến đối tượng trung tâm của quá trình dạy và học là học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2018 - 2019 là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo
dục”, tiếp tục thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, kích thích tính tự học, tự
nghiên cứu của học sinh, phải biết kết hợp lý thuyết với thực hành, không tách rời kiến thức
trong nhà trường với thực tế cuộc sống. Theo Gớttơ, triết gia Đức nói “Lý thuyết là màu xám,
thực tiễn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Thật vậy, nói cho cùng, kiến thức giảng dạy ở nhà
trường nếu không được lồng ghép, tích hợp, liên hệ cụ thể bằng thực tế phong phú, sống động
của đời sống muôn màu muôn vẻ, không vận dụng vào cuộc sống thì sẽ chỉ là lý thuyết, là vấn
đề sách vở mà thôi. Hơn nữa, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt
ra cho ngành giáo dục nước ta những yêu cầu bức bách và những nhiệm vụ hết sức to lớn. Sản
phẩm của giáo dục ngày nay phải là những con người năng động, có tri thức tiên tiến, những
con người không chỉ biết học cách bắt chước, mà phải biết tạo ra những giá trị mới để giải
quyết những vấn đề nhiều mặt trong đời sống xã hội và kinh tế của địa phương mình. Để trò

sáng tạo thì người thầy phải biết sáng tạo trước, phải hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh
tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề Vật lý
trong thực tế cuộc sống.
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức Vật lí gắn kết một cách chặt chẽ với thực
tế cuộc sống con người, những hiện tượng Vật lí trong cuộc sống luôn đặt ra cho ta câu hỏi
cần giải thích. Khi đó giải thích được ta sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khác có liên quan đến
kiến thức Vật lý đó.
Đặc điểm ở lứa tuổi các em học sinh cấp THCS là luôn luôn thích tìm hiểu, khám phá thế
giới xung quanh mình. Vậy để tiết học không khô khan, tránh học lý thuyết suông thì giáo
8


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
viên cần đưa kiến thức Vật lí của bài học vào cuộc sống sẽ giúp các em thấy được niềm vui,
thấy được lợi ích thiết thực của việc học môn Vật lí, nó không còn xa lạ với các em nữa, làm
cho các em muốn học, yêu thích học môn Vật lí hơn, mà một khi các em đó thích học thì chắc
chắn các em sẽ tự học, tự tìm tòi, tự khám phá, có hứng thú trong học tập có nghĩa là ta đã
kích thích được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
3. Nội dung vấn đề:
3.1. Vấn đề đặt ra:
Dạy học là một nghệ thuật, nó không chỉ đơn thuần là việc cung cấp kiến thức cho học
sinh, truyền cho các em những gì mình biết mà nó còn là cả một quá trình nghiên cứu, sáng
tạo để có được những con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất giúp học sinh tiếp cận và chiếm lĩnh
kiến thức, rèn luyện và nâng cao khả năng vận dụng tri thức vào cuộc sống.
Vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tế cuộc sống sẽ giúp cho người học môn Vật lí trở
nên nhẹ nhàng hơn, kích thích được tư duy, hứng thú của học sinh, giúp học sinh có thói quen
biết vận dụng tri thức đó, học không chỉ với môn Vật lí mà còn các môn học khác, là cầu nối
giữa lý thuyết sách vở với thực tế, giữa nhà trường và xã hội.
3.2. Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết:

* Đối với các môn khoa học thực nghiệm như Vật lí người học càng cần thường trực ý
thức ứng dụng:
Đừng học lý thuyết suông, cần coi trọng các thí nghiệm thực hành; thí nghiệm thực hành
mà chỉ “đọc” trong sách hoặc xem trên màn hình thì không đủ; muốn nâng cao tư duy kỹ thuật
bạn hãy cố gắng tìm mọi cách để được tiếp cận, được làm, được vận hành, được quan sát,
được nhận xét... để có thể nâng lên thành kỹ năng, kỹ xảo.
Có bạn hỏi, tự học thì lấy vật tư, phòng thí nghiệm đâu ra mà làm, mà vận hành? Hiện
nay với công nghệ thông tin người ta có thể và đó xây dựng các thí nghiệm “ảo”, các phần
mềm dạy học và tự học, các sách giáo khoa điện tử và đưa vào đĩa CD; nhiều thí nghiệm rất
khó về Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, ... đó được mô tả y như thật và rất hấp dẫn. Bạn có
thể thao tác các thí nghiệm đó nhiều lần mà không sợ nguy hiểm và cũng không tốn kém gì.
Bạn cũng có thể quan sát nhiều lần các thí nghiệm, các hiện tượng tự nhiên kỳ thú, cả những
hiện tượng ở dưới lòng đại dương, trên vũ trụ hoặc cả thế giới vi mô mà mắt thường không
bao giờ nhìn thấy được hoặc quan sát trên những băng hình chuyên đề khoa học mà tất cả các
cuốn sách không thể nào mô tả cho bạn được. Thao tác trên máy tính, xem băng hình hay
phim khoa học có liên quan cũng làm tăng năng lực nhận thức, tăng khả năng nghe - nhìn,
quan sát của bạn lên rất nhiều. Tất nhiên, với kỹ thuật số người ta có thể tạo ra cảnh người bay
trên không, phóng chưởng phá thành, búp bê chạy nhảy,... nên thí nghiệm ảo cũng chỉ là để
tham khảo chứ không thể thay thực nghiệm được.
Thường xuyên phát động trong toàn thể học sinh tham gia làm đồ dùng học tập, học sinh
hưởng ứng rất tích cực và đã làm được một số đồ dùng đơn giản ứng dụng vào đời sống như:
9


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
máy hút đinh, khóa nắp túi xách, (ứng dụng của nam châm vĩnh cửu). Tự quấn ống dây để làm
nam châm điện và phục vụ cho các thí nghiệm về từ trường của ống dây có dòng điện chạy
qua. Tự làm bình thông nhau với những vật liệu tự kiếm được. Và nhiều dụng cụ thí nghiệm
khác.

* Dạy học theo phương pháp thực nghiệm được tiến hành theo trình tự các bước sau: Nêu
các sự kiện mở đầu, làm bộc lộ quan niệm có sẵn của HS - xây dựng mô hình - giả thuyết suy luận đề xuất các phương án thí nghiệm kiểm tra - tiến hành thí nghiệm kiểm tra phát biểu
kết quả - dùng mô hình giải thích giả thuyết - luyện tập và ứng dụng thực tế.
* Việc sử dụng thiết bị sẵn có để làm thí nghiệm đối với môn Vật lí đã có đến 90% số tiết
có thí nghiệm được giáo viên làm trên lớp cho HS.
* Hướng dẫn HS làm các đồ dùng và thí nghiệm đơn giản kể cả những thiết bị dễ làm và
thông dụng mà ở phòng thực hành sẵn có. Qua đó kích thích và tạo điều kiện cho các em phát
huy tính sáng tạo trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí vào thực tế đời sống.
* Bài tập định tính và câu hỏi thực tế sử dụng trong một tiết học phù hợp với nội dung
kiến thức của từng bài, từng nhóm kiến thức. Đây là những bài tập và câu hỏi có tính thực tế
cao.
* Đối với HS: bài tập định tính và câu hỏi thực tế là phương tiện để rèn luyện ngày càng
hoàn thiện hơn những hoạt động nhận thức, các thao tác phổ biến, cần dựng trong lĩnh hội kiến
thức Vật lí. Mức độ vận dụng cũng từ thấp tới cao, từ ứng dụng một cách máy móc đến sự vận
dụng một cách nhuần nhuyễn, từ giải quyết những vấn đề, bài toán tương tự gần gũi tới việc
giải quyết những vấn đề phức tạp và những “bài toán” hóc búa, từ vận dụng để giải quyết
những vấn đề mang tính kiến thức đơn lẻ sang giải quyết các vấn đề phức hợp liên quan tới sự
vận dụng nhiều nguyên tắc cho các bộ môn khác hay để giải quyết cả những vấn đề của đời
sống và nghề nghiệp đặt ra cho mình.
* Đối với giáo viên: bài tập định tính và câu hỏi thực tế là công cụ hữu hiệu để GV có thể
sử dụng hiệu quả trong tiến trình tổ chức và kiểm tra các hoạt động nhận thức của HS trên giờ
lên lớp.
* Để định hướng cho HS tự lực xây dựng những phương án thí nghiệm loại này, GV nên
sử dụng các phép suy luận từ những bài tập định tính và câu hỏi thực tế sáng tạo. Đây thực
chất là cách biến bài tập định tính thành loại bài tập thí nghiệm. Các câu hỏi dùng trong trường
hợp này thường theo kiểu: “Bằng cách nào …?”, “Làm thế nào để …?”. Câu hỏi có tính chất
phủ định theo kiểu “Nếu không có … thì sao?”.Câu hỏi gợi ý suy luận định tính theo kiểu
“Nếu …càng tăng (hay càng giảm)… thì sao?”. Câu hỏi gợi ý tư duy sáng tạo kiểu “Hiện
tượng sẽ thế nào … nếu …?” hay “Hiện tượng có xảy ra không …nếu …?”.
Qua việc sử dụng các bài tập định tính và câu hỏi thực tế HS đó sử dụng các kiến thức

Vật lý giải thích được các hiện tượng thực tế xảy ra hàng ngày xung quanh các em, từ đó các
em đó hiểu và nhớ sâu hơn kiến thức đã học. Trong quá trình dạy học Vật lí, bài tập định tính
và câu hỏi thực tế có vai trò hết sức quan trọng.
10


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
* Các ảnh chụp thực tế, đoạn phim video ngắn phù hợp với nội dung kiến thức của từng
bài, từng nhóm kiến thức, có tính giáo dục cao. Dựa vào các ảnh chụp thực tế, các đoạn phim
video ngắn HS đó thấy được tính trực quan, tính thực tế của kiến thức.
Trong giai đoạn củng cố, vận dụng kiến thức, việc sử dụng các bài tập định tính và câu
hỏi thực tế là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Các dạng bài tập và câu hỏi nên tập trung
vào ba dạng: giải thích hiện tượng, dự đoán hiện tượng và nêu phương án chế tạo thiết bị đáp
ứng một yêu cầu của đời sống và sản xuất.
* Mô tả nội dung giải pháp mới:
Thuyết minh tính mới: học sinh vẫn còn thói quen học vẹt, xem quá trình học tập là một
quá trình ghi nhớ, học thuộc bài. Từ đó, học sinh không rèn luyện được ý thức và thói quen
vận dụng những điều đó vào cuộc sống hằng ngày. Cho nên đề tài này giúp các em hiểu được
kiến thức đã học, nếu các em vận dụng tốt sẽ có hiệu quả trong cuộc sống. Để vận dụng kiến
thức vật lí vào thực tế cuộc sống, theo tôi cần phải:
* Đưa bài tập định tính và câu hỏi có nội dung thực tế vào tiết dạy Vật lí:
Ví dụ 1: Bài 1 – Đo độ dài (Vật lí 6)
Giáo viên thông báo: trong đời sống, ngoài các đơn vị đo độ dài như đã học người ta còn
dùng các đơn vị khác như mm là li, cm là phân, dm là tấc.
1 in ( inch) = 2,54 cm (chiều dài một lóng ngón tay)
? Màn hình của ti vi 17 in có ý nghĩa gì?
Trả lời: Màn hình ti vi 17 in có nghĩa là đường chéo của màn hình dài 17 in = 17x2,54 cm
= 43,18 cm.
Ví dụ 2: Bài 15 – Đòn bẩy (Vật lý 6)

Em hãy nêu một số ứng dụng của đòn bẩy trong đời sống thực tế và nêu tác dụng của nó
trong từng ứng dụng ?
Trả lời: Một số ứng dụng của đòn bẩy trong đời sống thực tế là:
- Dùng búa để nhổ đinh.
- Kéo cắt giấy hay cắt kim loại.
- Tay chèo ở thuyền.
- Xà beng để di chuyển vật nặng.
- Bập bênh.
- Cân đòn hay cân Rôbecvan.
11


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
- Cần cẩu…
* Các tác dụng của từng đòn bẩy trên là:
- Các dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy có tác dụng cho ta lợi về lực
nhưng lại thiệt về đường đi: dùng búa để nhổ đinh, kéo cắt kim loại, xà beng để di chuyển vật
nặng.
- Các dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy có tác dụng cho ta lợi về đường
đi nhưng lại thiệt về lực: dùng kéo cắt giấy, tay chèo thuyền.
- Bập bênh, cân đòn hay cân Rôbecvan hoạt động dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy không
phải để lợi về lực hay lợi về đường đi mà có tác dụng tạo ra sự cân bằng.
Ví dụ 3: Bài 16 – Ròng rọc (Vật lý 6)
Hãy nêu một số ứng dụng của ròng rọc trong đời sống thực tế?
Trả lời : Một số ứng dụng của ròng rọc trong đời sống thực tế:
- Cần cẩu hàng hóa trong các cảng.
- Dùng để nâng các vật nặng lên cao (đưa vôi, gạch, lên cao để xây nhà cao tầng)
- Dùng ở giếng để kéo nước từ dưới sâu lên.
- Dùng để kéo các tấm rèm ở cửa.

- Dựng ở đầu cần câu.
- Dùng ở đầu trụ cờ để kéo cờ lên.
Ví dụ 4: Bài 18 – Sự nở vì nhiệt của chất rắn (Vật lí 6)
Khi đi khám răng, bác sĩ thường hay khuyên chúng ta không nên ăn thức ăn quá nóng
hoặc quá lạnh. Tại sao?
Trả lời: Vì nếu chúng ta ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh thì răng của ta sẽ bị nở ra hay
co lại vì nhiệt nhiều dẫn đến hỏng men răng.
Ví dụ 5: Bài 21- Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt (Vật lí 6)
a) Em hãy giải thích tại sao một số ngôi nhà sau khi xây dựng một thời gian thì hay bị nứt
trần nhà hoặc tường ?
Trả lời : Một số ngôi nhà sau khi xây dựng một thời gian thì trần hay tường bị nứt, có thể
do hai lí do:
- Khi xây dựng, việc gia cố móng không tốt, nhà bị lún nhưng không đều nên dẫn đến
nứt.
12


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
- Khi xây tường hay đổ trần nhà, người thợ trộn bê tông không đúng tỉ lệ, nên khi trời
nóng hay lạnh sự dãn nở vì nhiệt của bê tông và sắt, thép không đều nên gây ra nứt.
b) Em hãy tìm hiểu các nguyên tắc sử dụng bình ga trong gia đình và trao đổi với bạn bè
cùng nhau phòng tránh nguy hiểm?
Trả lời: Không để bình ga gần lửa, ở nơi có nhiệt độ cao, không để ánh nắng mặt trời
chiếu trực tiếp vào bình ga.
Ví dụ 6 : Bài 26, 27 – Sự bay hơi và sự ngưng tụ (Vật lí 6)
a) Về mùa hè, trời nóng chúng ta thường ăn chè đá. Mặc dù ly chè không bị nứt nhưng
khi ta cầm nó thì bị ướt? Hãy giải thích hiện tượng đó?
Trả lời: Về mùa hè trời nóng, không khí cũng nóng, nhưng trong không khí có hơi nước,
hơi nước trong lớp không khí được tiếp xúc với ly chè gặp lạnh nên ngưng tụ thành nước.

Nước đó có làm cho tay ta bị ướt khi cầm ly chè.
b) Không có tủ lạnh và cũng không có đá, làm thế nào có được một ly nước chanh mát để
uống vào mùa hè?
Trả lời: Ta làm như sau:
- Ta pha nước chanh rồi đổ vào một chai bằng kim loại có đậy nắp hay tốt nhất là đổ vào
một bi đông bằng sắt.
- Treo chai (bi đông) đó vào một chỗ càng nhiều gió càng tốt.
- Lấy một khăn ướt phủ lên chai (bi đông)
- Luôn tưới nước lên chai khi khăn khô. Sau một thời gian, nước chanh trong bi đông đó
được làm lạnh. Vì gió càng nhiều tốc độ bay hơi càng nhanh, khi bay hơi nhiệt độ của khăn
giảm. Vì chai (bi đông) bằng sắt nên dẫn nhiệt tốt, nên nhiệt trong nước chanh sẽ truyền cho
khăn làm cho nước chanh lạnh dần.
c) Em hãy nêu một vài ứng dụng về sự bay hơi và ngưng tụ trong thực tế đời sống? Trả
lời: Một vài ứng dụng về sự bay hơi và ngưng tụ trong thực tế đời sống:
- Khi trồng cây người ta cắt bớt lá để giảm sự bay hơi của nước.
- Người ta thường làm muối vào mùa nắng.
- Nấu rượu: để tách rượu, người ta đun cho rượu hóa hơi, sau đó làm lạnh cho ngưng tụ
thành rượu.
- Chế tạo các lò sấy để làm cho sản phẩm chóng khô.
- Muốn quần áo mau khô thì phải trải rộng ra và phơi ở những chổ nhiều nắng và gió.
13


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
- Khi pha sơn ta nên pha bằng xăng hay dầu mà không pha nên pha bằng nước. Vì pha
xăng hay dầu thì sơn chóng khô hơn.
d) Một nhóm người đi vào sa mạc, không có nước uống. Họ đã phải làm thế nào để khỏi
bị chết khát?
Trả lời: Ta biết, ở sa mạc vào ban đêm rất lạnh, trong không khí tuy ít nhưng vẫn có hơi

nước, nên người ta có thể tạo ra nước bằng cách:
- Đắp cát lên tạo thành mặt phẳng nghiêng, phía dưới khoét một lỗ sâu.
- Trải tấm ni lông lên mặt phẳng nghiêng và đặt một cái ca vào lỗ sâu.
- Vào ban đêm hơi nước ở lớp không khí tiếp xúc với tấm ni lông gặp lạnh sẽ ngưng tụ
thành nước chảy dọc theo mặt phẳng nghiêng xuống ca. Như vậy ta có được một ít nước để
chống khát. ..
Sau khi giáo viên xác định được những năng lực học sinh cùng với các phương pháp dạy
học phù hợp sẽ tiến hành soạn một kế hoạch bài học phát huy tính sáng tạo của học sinh trong
việc áp dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống.
* Kế hoạch bài học minh họa:
Tiết 18 – Bài 15:
Tuần dạy:

ĐÒN BẨY

Tuần: 18
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được các ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
- Xác định điểm tựa 0, các lực tác dụng lên đòn bẩy.
- Biết sử dụng đòn bẩy trong các công việc thích hợp (biết thay đổi vị trí của các điểm 0, 01, 02
cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
2. Kĩ năng: Biết đo lực ở mỗi trường hợp
3.Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
Đòn bẩy giúp con người thực hiện công việc dễ dàng hơn như thế nào?
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Lực kế có GHĐ 2N
14



“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
Khối trụ kim loại có móc, 1 giá đỡ, tranh 15.1 – 15.4
- HS: bảng 15.1 (SGK).
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo như thế nào so với trọng
lượng của vật? Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật lên trên mặt phẳng đó như
thế nào? (4đ)
Làm bài tập 14.3, 14.4 (SBT) (6đ)
* HS1 trả lời:
+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. (2đ)
+ Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vậ lên trên mặt phẳng đó càng nhỏ. (2đ)
+ Đi như vậy là theo đường ít nghiêng hơn, nên đỡ tốn lực nâng người lên hơn. (3đ)
+ Để đở tốn lực đưa ô tô lên dốc hơn (3đ)
Câu 2: Đòn bẩy bao gồm những bộ phận chính nào?
+ HS trả lời: Mỗi đòn bẩy đều có :
Điểm tựa là 0
Điểm tác dụng của lực F1 là 01
Điểm tác dụng của lực F2 là 02
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm
3. Tiến trình học tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

15



“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
-GV treo hình 15.1 và yêu cầu HS tìm hiểu tình
huống đầu bài. Sau đó đặt câu hỏi:
Dùng cần vọt để nâng ống bê tông lên, liệu làm
như thế có dễ dàng hơn không?
+ HS dự đoán trả lời:
- GV: Dựa vào tranh 15.1 giới thiệu cách nâng vật
lên bằng cần vọt (đòn bẩy).
- GV chuyển ý: Trong cuộc sống hàng ngày có rất
nhiều dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn
bẩy. Vậy đòn bẩy có cấu tạo thế nào? Nếu giúp con
người làm việc nhẹ nhàng hơn như thế nào? Chúng
ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy :
- GV Treo tranh H15.2 và giới thiệu.
+ HS đọc phần 1 và cho biết
Các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố
đó là những yếu tố nào ?

I. CẤU TẠO VỀ ĐÒN BẨY:

+ HS trả lời, GV nhận xét.
Có thể dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố trên
được không ?
+ HS: không


Mỗi đòn bẩy đều có :

Vậy đòn bẩy có cấu tạo như thế nào ?

+ Điểm tựa là 0

+ HS trả lời, GV bổ sung:
- GV cho HS quan sát hình 15.2; 15.3, yêu cầu HS
tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy và trả lời câu C1.

+ Điểm tác dụng của lực F1 là 01
+ Điểm tác dụng của lực F2 là 02

+ HS lần lượt trả lời, GV theo dõi, sửa sai.
C1: (1) 01
(2) 0
(3) 02
16


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
(4) 01
(5) 0
(6) 02

Hình 38

Hoạt động 3: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con
người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?

- GV treo tranh 15.4 cho HS quan sát.

II. ĐÒN BẨY GIÚP CON NGƯỜI
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC DỄ
DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO?

1. Đặt vấn đề (SGK).

Hình 39

Muốn lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng
lượng của vật thì khoảng cách 001 &
002 thỏa mãn điều kiện gì?

- GV đặt câu hỏi:
Dùng lực nâng nhỏ hơn trọng lượng của vật thì
khoảng cách 001 và 002 phải thõa mãn điều kiện gì?
+ HS dự đoán trả lời:
- GV: Để khắc sâu vấn đề trên ta thí nghiệm kiểm
tra

17


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
- GV phát dụng cụ thí nghiệm cho HS
+ HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm
Muốn F2 < F1 thì 001 và 002 phải thoả mãn điều
kiện gì?

+ HS các nhóm báo cáo kết quả thực hành, GV
nhận xét kết quả thực hành của các nhóm, hoàn
chỉnh câu C2

2. Thí nghiệm:

- Dựa vào kết quả thí nghiệm rút ra kết luận câu C3

b. Tiến hành:

a. Dụng cụ : SGK

Em hãy nêu một số ứng dụng của đòn bẩy + Đo trọng lượng của vật F1 = P
trong đời sống thực tế và nêu tác dụng của nó
+ Đo lực kéo vật F2
trong từng ứng dụng ?
HS trả lời:

3. Kết luận

- Dùng búa để nhổ đinh.

- Khi 002 > 001 thì F2 < F1

- Kéo cắt giấy hay cắt kim loại.

- Nếu lực nâng vật nhỏ hơn trọng
lượng của vật thì phải làm cho
khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác
dụng của lực nâng lớn hơn, khoảng

cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng
của trọng lượng của vật.

- Tay chèo ở thuyền.
- Xà beng để di chuyển vật nặng.
- Bập bênh.
- Cân đòn hay cân Rôbecvan.
- Cần cẩu…
* GV lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào trong
bài dạy: Đối với những người làm thợ mộc, thợ lái
cần cẩu tác dụng của máy cơ đơn giản giúp con
người làm giảm hoang phí sức lực và làm tăng năng
suất lao động.Ví dụ khi khui nắp hộp sữa ông thọ ta
có thể sử dụng vật sắt có mũi nhọn hoặc dùng kềm
bấm móng tay sẽ khui nắp dễ dàng hơn.
GV mở rộng:
* Các tác dụng của từng đòn bẩy trên là:
- Các dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc
của đòn bẩy có tác dụng cho ta lợi về lực nhưng lại
thiệt về đường đi: dùng búa để nhổ đinh, kéo cắt
kim loại, xà beng để di chuyển vật nặng.
18


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
- Các dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc
của đòn bẩy có tác dụng cho ta lợi về đường đi
nhưng lại thiệt về lực: dùng kéo cắt giấy, tay chèo
thuyền.

- Bập bênh, cân đòn hay cân Rôbecvan hoạt
động dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy không phải
để lợi về lực hay lợi về đường đi mà có tác dụng tạo
ra sự cân bằng.
Hoạt động 4: Vận dụng

IV. VẬN DỤNG:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn chỉnh câu
C4
+ HS lần lượt cho ví dụ minh họa

C4: Dùng xà beng để dịch chuyển
vật nặng.

- GV hướng dẫn HS làm câu C5, C6

C5: - Dùng xà beng để đẩy tản đá
lớn, xe cút kít, kềm cắt.

+ HS làm bài dưới sự hướng dẫn của GV

- Điểm tựa :
+ Chỗ máy chèo tựa vào mạng
thuyền
+ Trục bánh xe cút kít
+ Ốc giữ chặt 2 nữa kéo
+ Trục quay bập bênh
- Điểm tác dụng của lực F1
+ Chỗ nước đẩy vào máy chèo

+ Chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít
chạm vào thanh nối ra tay cầm
+ Chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo
+ Chỗ 1 bạn ngồi
- Điểm tác dụng F2
+ Chỗ tay cầm máy chèo
+ Chỗ tay cầm xe cút kít
+ Chỗ tay cầm kéo
+ Chỗ bạn thứ 2 ngồi.
19


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
4. Tổng kết:
GV gọi HS làm câu C6
+ HS làm bài: Điểm tựa đặt gần ống bê tông, buộc dây kéo xa điểm tựa hơn, buộc thêm
gạch, khúc gỗ hoặc các vật khác vào dưới cuối đòn bẩy.
Đòn bẩy không được dùng trong các trường hợp nào?
A. Kim đồng hồ

B. Cân đòn

C. Xẻng xúc đất

D. Kéo cắt kim loại

+ HS: Chọn A
Cần dùng một lực 150N thì mới nâng được vật lên (biết 00 1<002), trọng lượng của vật
là:

A.150N

B.200N

C.100N

D.50N

+ HS: Chọn B
5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học này:
+ Học bài, nêu thêm ví dụ về đòn bẩy
+ Làm bài : 15. 1 – 15.5 /19,20 (SBT)
Giáo viên hướng dẫn bài 15.4 (SBT) theo các bước sau:
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định 3 điểm 0, 01, 02 trên thìa và đồng xu.
Học sinh nhận xột khoảng cỏch 001 và 002 trên thìa và đồng xu
Giáo viên nhắc nhở nếu 001 < 002 thì mở nắp hộp dễ dàng hơn.
- Đối với bài học tiếp theo:
+ Xem trước bài 16: Ròng rọc
+ Chuẩn bị câu hỏi:
1. Lực kéo vật lên trực tiếp như thế nào so với lực kéo vật lên bằng ròng rọc động?
2. Dựng ròng rọc động có thể kéo vật len như thế nào so với trọng lượng của vật?
3. Một vật có khối lượng 20kg, muốn dùng ròng rọc động để kéo vật lên cần dùng một
lực là bao nhiêu?
+ Hướng dẫn câu 3:
Bước 1: Đề bài cho khối lượng m = 20kg, áp dụng công thức P =10m để tìm trọng
lượng của vật.
20



“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
Bước 2: Dùng ròng rọc động lực F < P từ đó trả lời câu hỏi của bài toán.
3.3. Kết quả so sánh, số liệu trước và sau khi thực hiện sáng kiến mang tính thuyết
phục:
Sau khi tìm ra một số ứng dụng trong thực tế, bản thân tôi áp dụng trong lớp 6A2 mình phụ
trách tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn khi đến tiết học Vật lí. Tiết học trở nên nhẹ nhàng
hơn, học sinh chủ động, sáng tạo hiện tượng khác liên quan đến bài học để thắc mắc trước lớp.
Khi áp dụng sáng kiến này, vẫn áp dụng câu hỏi khảo sát như trên cho lớp 6A 2 so với 6A1
ở HKI năm học 2018 - 2019 như sau:
Số liệu thống kê và so sánh bài KSCL vòng 1 và KSCL HKI năm học 2018 - 2019:

GIAI
ĐOẠN

LỚP

TSHS

GIỎI

KHÁ

T.BÌNH

YẾU

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

TRÊN
TRUNG
BÌNH
SL

%

KSCL
VÒNG 1

6A1

29

1

3.4


7

24.3

13

44.8

8

27.5 21 72.4

6A2

29

1

3.4

8

27.6

13

41.8

7


24.1 22 75.9

KSCL
HKI

6A1

29

1

3.4

9

30

12

41.4

7

24.1 22 75.9

6A2

29


5

17.2

10

34.5

10

34.5

4

13.8 25 86.2

Ta thấy tỉ lệ học sinh từ trung bình trở lên của KSCL HKI năm học 2018 - 2019 cao hơn
KSCL vòng 1 giữa hai lớp. Sự chênh lệch đó khẳng định ý thức, thái độ học tập của học sinh
lớp 6A2 qua hai giai đoạn không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động của sáng kiến mang
lại. Nghĩa là mức độ ảnh hưởng của sáng kiến mà tôi đưa ra là lớn, có tính thực tiễn, khả thi.
4. Tính mới của sáng kiến:
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn kết một cách chặt chẽ với thực
tế đời sống con người những hiện tượng vật lí trong cuộc sống luôn đặt ra cho ta câu hỏi cần
giải thích. Khi đã giải thích được ta sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khác có liên quan đến
kiến thức vật lí đó.
Đặc điểm ở lứa tuổi các em học sinh cấp THCS là luôn luôn thích tìm hiểu, khám phá
thế giới xung quang mình. Vậy để tiết học không khô khan tránh học lý thuyết suông thì giáo
viên cần đưa kiến thức vật lí của bài học vào cuộc sống sẽ giúp các em thấy được nềm vui
thấy được lợi ích thiết thực của việc học môn vật lí, nó không còn xa lạ với các em nữa làm
cho các em muốn học, yêu thích học môn vật lí hơn mà một khi các em đã thích học thì chắc


21


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”
chắn các em sẽ tự học tự tìm tòi , tự khám phá có hứng thú trong học tập có nghĩa là ta đã kích
thích được tính tích cực, tự giác , chủ động sáng tạo của học sinh.
Hơn nữa trong sách giáo khoa bài tập định tính và câu hỏi liên hệ thực tế rất ít, không đa
dạng phong phú và không thực sự gần gũi với thực tế đời sống hàng ngày của các em . Từ
thực tế đó tôi tập trung viết sáng kiến này với đề tài “ Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp
6A2 trường THCS ..........trong việc áp dụng kiến vật lí 6 vào thực tế đời sống nhầm phần nào
khắc phục những hạn chế của các em.
Sáng kiến có cải tiến so với giải pháp trước đây cho phù hợp với trình độ đối tượng học
sinh, trang thiết bị dạy học của nhà trường để việc dạy học vận dụng kiến thức Vật lí vào đời
sống đạt kết quả tốt hơn, đồng thời cải thiện được vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả đào
tạo bộ môn.
5. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Sáng kiến được áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả cao, giúp tôi hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
Việc dạy học vận dụng kiến thức Vật lí vào đời sống ở HKI cho học sinh lớp 6A2 trong
thời gian qua đó đem lại một số kết quả, hiệu quả lạc quan sau:
+ Học sinh tích cực tham khảo nhiều sách báo liên quan đến Vật lí.
+ Có óc quan sát, ghi nhớ một số hiện tượng trong đời sống.
+ Học sinh tích cực, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài.
+ Học sinh biết cách tự học, có ý thức học tập theo nhóm.
+ Tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề.
+ Nắm vững các kiến thức một cách chắc chắn hơn.
+ Hứng thú, yêu thích học tập bộ môn.
+ Học sinh từ trung bình trở lên ngày càng tăng rõ rệt qua các bài KSCL.

Dạy học vận dụng kiến thức Vật lí vào đời sống là một việc làm hết sức cần thiết. Qua
các bài giảng giúp tôi giáo dục tốt hơn học trò của mình, biết vận dụng kiến thức gắn liền với
thực tiễn. Giúp tiết học Vật lí không còn khô khan, nặng nề về lý thuyết mà học sinh có cảm
giác như bản thân đang được chứng kiến trải nghiệm về cuộc sống. Lớp học trở nên thân thiện
– học sinh trở nên tích cực, hứng thú hơn.

22


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”

C. KẾT LUẬN:
1. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Sáng kiến “Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6A 2 trường THCS ..........trong
việc ứng dụng kiến thức Vật lí vào thực tế đời sống” vẫn có thể áp dụng rộng rãi ở các khối
lớp 7, 8, 9 và HKII của lớp 6 trong trường và các khối lớp cho nhiều trường khác. Tuy nhiên,
tùy theo tình hình chất lượng của học sinh của mỗi khối lớp mà giáo viên vận dụng một cách
linh hoạt phù hợp với thực tế ở lớp mình, đơn vị mình. Làm sao cho tất cả học sinh đều nhận
thấy rằng: làm cách nào khơi gợi được ở HS áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
Mỗi người giáo viên khi trực tiếp đứng lớp có một nghệ thuật khác nhau nhưng cùng chung
mục đích là đào tạo được một thế hệ HS đáp ứng được những yêu cầu của xã hội: không chỉ
nắm được kiến thức như một cái máy mà phải biết vận dụng kiến thức đó vào từng trường hợp
cụ thể.
2. Bài học kinh nghiệm:
Trên cơ sở nghiên cứu về quá trình dạy học theo quan điểm hiện đại; xem xét các đặc điểm,
vai trò của thiết bị dạy học và các thí nghiệm trực quan và các loại bài tập định tính, câu hỏi
thực tế kết hợp với việc định hướng cho HS làm đồ dùng thí nghiệm đơn giản trong việc tổ
chức hoạt động nhận thức cho HS, tôi nhận thấy: việc sử dụng thiết bị dạy học, các thí nghiệm
trực quan và các loại bài tập định tính, câu hỏi thực tế kết hợp với việc định hướng cho HS

làm đồ dùng thí nghiệm đơn giản trong quá trình dạy học Vật lí đã phát huy được tính tích
cực, chủ động trong hoạt động nhận thức, kích thích tính tỉ mĩ ham tìm hiểu nâng cao khả
năng vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn phát huy được tính sáng tạo của HS, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học Vật lí ở trường THCS. Đó là việc làm có cơ sở khoa học và là hết
sức cần thiết.
Với lòng nhiệt tình ham học hỏi và mong muốn chuyển tải những kiến thức Vật lí khô khan
thành những ứng dụng sinh động, dễ hiểu, cho HS dễ tiếp thu, tôi đã thực hiện sáng kiến này.
3. Hướng nghiên cứu tiếp sáng kiến:
Với kết quả của sáng kiến này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và
đặc biệt là đối với giáo viên bộ môn cấp THCS luôn tự nghiên cứu và tìm ra các phương pháp
dạy học tích cực để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
Tân Hòa, ngày 30 tháng 03 năm 2019
Tác giả
23


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”

..........

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO:


TT

Tài liệu tham khảo

Tên tác giả


Nhà
xuất bản

Năm
xuất bản

1

Học và thực hành theo
chuẩn kiến thức kĩ năng
Vật lý 6

Nguyễn Thanh Hải

Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam

2013

2

Sách giáo khoa, Sách
giáo viên Vật lý 6

Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam

2014

3


Ôn tập và kiểm tra Vật lý Nguyễn Thanh Hải
6
Lê Thị Thu Hà

Nhà xuất bản Đại
học QG Hà Nội

2011

Nguyễn Phú Đồng
Vũ Quang

24


“Phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6a2 trường THCS
trong việc ứng dụng kiến thức Vật lí 6 vào thực tế đời sống”

PHỤ LỤC

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

.............................Trang: 01

BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN ............................Trang: 02
A. MỞ ĐẦU

.....................................................Trang: 05


1. Tên sáng kiến ..........................................Trang: 05
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến ...Trang: 05
3. Đối tượng nghiên cứu ...............................Trang: 06
4. Phạm vi nghiên cứu .................................Trang: 06
5. Phương pháp nghiên cứu .........................Trang: 06
B. NỘI DUNG........................................................Trang: 07
1. Cơ sở lý luận .........................................Trang: 07
2. Cơ sở thực tiễn ..... ....................................Trang: 08
3. Nội dung vấn đề .......................................Trang: 09
4. Tính mới của sáng kiến ..............................Trang: 21
5. Kết quả, hiệu quả mang lại .........................Trang: 22
C. KẾT LUẬN.....................................................Trang: 23
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................Trang: 24
PHỤ LỤC ....................................................................................Trang: 25
E. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦATrang: 26
1. Hội đồng sáng kiến đơn vị, trường học ...................................Trang: 26
2. Hội đồng sáng kiến Phòng GD&ĐT... ....................................Trang: 27

25


×