Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận xã hội học kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.66 KB, 14 trang )

Đề bài



Phân tích và so sánh quan điểm và hành động kinh tế của ba nhà xã
hội học Max.Wer, Wilfredo Pareto và Joseph Schumpeter.
Từ những quan điểm của các nhà xã hội học anh/ chị hãy vận dụng
vào nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay. Trong nền kinh tế vĩ
mô với công thức Tổng cầu Y=C+I+G+T+X-M, thì yếu tố nào tạo
điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển. Vì sao?.

1


MỤC LỤC
Lời mở đầu…………………………………………………………… …………3
I.

II.

III.

KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC
KINH TẾ
1. Khái niệm xã hội học kinh tế…………………………................... 4
2. Đối tượng của xã hội học kinh tế………………………. …………4
3. Nhiệm vụ của xã hội học kinh tế……………………….. …………4
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH QUAN ĐIỂM VÀ HÀNH ĐỘNG KINH
TẾ CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC
1. Một số lí luận chung xã hội học kinh tế
1.1 Max. Weber……………………………………………………….5


1.2 Joshep Schumpeter……………………………………………….6
1.3 Wilfredo Pareto…………………………………………………...7
2. So sánh quan điểm và hành động của các nhà xã hội học
2.1 Max.Weber và Schumpeter……………………………………..9
2.1.1 Sự giống nhau về quan điểm và hành động kinh tế của Max.
Weber và Schumpeter.
2.2 Max. Weber và Wilfredo Pareto………………………………
10
2.2.2 Sự giống nhau về quan điểm và hành động kinh tế của
Max.Weber và Wilfredo Pareto.
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM VÀ HÀNH ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÁC NHÀ XÃ
HỘI HỌC……………………………………………………………………………11

IV.
V.

KẾT LUẬN………………………………………………………….....13
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….....14

LỜI MỞ ĐẦU
2


Qua việc nghiên cứ sự phân công lao động trong xã hội, các nhà khoa học lí giải,
trên thực tế con người sống trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ
thể và có những hình thức hoạt động sống cụ thể do điều kiện và hoàn cảnh đó quy
định, do đó, cần phải hiểu rõ nguyên nhân và chức năng xã hội của những sự kiện
kinh tế. Mặt khác, tất cả các hành vi của con ngưởi điều nhằm vào việc làm thế nào
để nâng cao các lợi ích kinh tế trước hết cho bản thân họ và qua đó phục vụ đem lại
lợi ích kinh tế cho cộng động. Đồng thời các nhà khoa học cũng khẳng định: hành

động của con người là một loại hành vi có tính đến những hành vi của người khác.
Điều đó có nghĩa rằng, con người là một thực thể kinh tế, “con người kinh tế”, do
vậy khi xem xét đến một hiện tượng, sự kiện, hành động kinh tế nào cũng phải tìm
ra được cơ sở xã hội của nó1. Xuất phát từ những nhận định trên, các nhà xã hội
học đã đưa ra những quan điểm kinh tế khác nhau để phân tích, lí giải những vấn
đề, sự kiện hiện tượng kinh tế. Trong đó có Max.Weber người coi “hành động kinh
tế là hành động xã hội, luôn có ý nghĩa xã hội và gắn liền với quyền lực”, Wifredo
Pareto người vận dụng khái niệm “cân bằng” để nghiên cứu các chức năng kinh tế
cơ bản của quá trình sản xuất, sự hình thành “vốn” và chu kì kinh tế, và cuối cùng
Joseph Schumpeter người đưa ra khái niệm doanh nghiệp và phân tích mối quan hệ
của nó với kinh tế. Với những quan điểm kinh tế của các nhà XHH chúng ta có thể
phân tích, so sánh quan điểm và hành động của ba nhà xã hội học và vận dụng vào
nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay để thấy được trong Tổng cầu Y=
C+I+G+T+X-M, thì yếu tố nào sẽ tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển.

I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC
KINH TẾ.
1 Ts. Lê Thị Mai “Xã hội học kinh tế “ nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội- 2008

3


1.

Khái niệm

Xã hội học kinh tế là lĩnh vực xã hội học chuyên nghiên cứu về quy luật, tính quy
luật, thuộc tính, và các đặc điểm nảy sinh, vận động và phát triển mối quan hệ giữa
con người xã hội và kinh tế.
2.


Đối tượng nghiên cứu

Dưới góc độ xã hội học, kinh tế là một hiện tượng xã hội, nó đóng vai trò vừa là cơ
sở, nền tảng, cơ chế, điều kiện để thông qua đó mối quan hệ giữa con người và xã
hội đã được hình thành và biến đổi. Các mối quan hệ đã hình thành trên một số
khía cạnh như sau:
+ Quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quá trình kinh tế
+ Quan hệ giữa con người với tư cách, với hoạt động nghề nghiệp, tổ chức và
những thiết chế kinh tế
+ Mối quan hệ giữa xã hội và kinh tế
+ Mối tương tác giữa một bên là các yếu tố kinh tế, một bên là hành vi, hoạt động
của các cá nhân, nhóm xã hội.
Ngoài ra xã hội học kinh tế nghiên cứu các quá trình, hành vi và các sự kiện kinh tế
với tư cách là một hành động xã hội, chức năng xã hội và hệ thống xã hội.
3.
-

-

-

Nhiệm vụ của xã hội học kinh tế
Xã hội học kinh tế góp phần luận chứng khoa học cho việc hoạch định chiến
lược, đường lối và chính sách phát triển kinh tế xã hội để tổ chức, quản lí và
điều chỉnh hành vi, hoạt động kinh tế của các cá nhân, nhóm. Tiến đến xây
dựng xã hội phát triển, công bằng văn minh.
Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận, thực nghiệm, triển khai ứng dụng của xã hội
học kinh tế đều hướng tới giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn nảy
sinh từ sự phát triển kinh tế xã hội.

Việc xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể còn tùy thuộc vào nhiều yếu
tố trong đó có yếu tố về quan điểm nghiên cứu.

4


II. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH QUAN ĐIỂM VÀ HÀNH ĐỘNG KINH TẾ
CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC
1.
1.1

Một số lí luận chung xã hội học kinh tế
Max. Weber

Max. Weber được coi là người đặt nền móng cho xã hội học hiện đại. Theo Weber
xã hội học kinh tế là một bộ phận của kinh tế học xã hội. Đó là một khoa học kinh
tế liên ngành gồm: (1) lí thuyết kinh tế. (2) Lịch sử kinh tế. (3) Xã hội học kinh tế.
Weber cho rằng; cần phải dựa vào cả ba bộ phận khoa học để nghiên cứu một cách
hệ thống có tính khoa học và bất cứ một hiện tượng kinh tế nào đó. Bản thân xã hội
học kinh tế tập trung nghiên cứ cả kinh tế và mối quan hệ giữa kinh tế với bộ phận
khác của xã hội như luật pháp, chính trị, tôn giáo.
M. Weber coi hành động kinh tế là hành động xã hội, luôn có ý nghĩa xã hội và gắn
liền với quyền lực.
Ví dụ: Hành động trao đổi trên thị trường không đơn thuần là hành động kinh tế
“thuận mua, vừa bán” mà là kết quả của một quá trình “ thỏa hiệp lợi ích giữa các
bên tham gia”. Bản thân thị trường không đơn thuần là mua, bán hay “cung, cầu”,
mà đó là sự cạnh tranh, tức người này chống kẻ khác, “ người được, kẻ thua”. Giá
cả chỉ được quy định là một quy luật giá trị theo nguyên lí cung và cầu. Mà nó
chính là sự giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích và sự thỏa hiệp về quyền lực.
Theo Weber sự khác biệt giữa xã hội học kinh tế và kinh tế học là ở khía cạnh xã

hội và ý nghĩa xã hội của hiện tượng kinh tế ( của cải) và phi kinh tế ( vị thế xã hội,
uy tín, cơ may) các yếu tố này trở thành mối quan tâm các nhà xã hội học hiện đại
khi nghiên cứu.

1.2 Joseph Schumpeter
Cùng với quan điểm của M. Weber, Schupeter coi xã hội học là một bộ phận
chuyên ngành của kinh tế học, gồm; (1) lí thuyết kinh tế. (2) Lịch sử kinh tế và
nhân học . (3) Xã hội học kinh tế. (4) Thống kê xã hội. Ông xem đối tượng xã hội
học là khía cạnh thiết chế của nền kinh tế, không phải là là bản thân của hiện tượng
kinh tế.
5


Theo Schumpeter định nghĩa xã hội học kinh tế có nhiệm vụ miêu tả và lí giải các
thiết chế tương ứng với kinh tế, bao gồm các thói quen và tất cả các hình thức,
hành vi ứng xử nói chung như chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, các hành vi theo
thói quen còn gọi là hành vi “ duy lí”, trong khi đó kinh tế học có nhiệm vụ miêu tả
có lí giải về các cơ chế kinh tế của các thiết chế đó.
Ví dụ: cơ chế thị trường. ( vì nhắc đến thị trường là không thể không nói đến yếu
tố cạnh tranh).
Câu hỏi nghiên cứu cơ bản của kinh tế học là: “ các cá nhân cư xử như thế nào
trong tình huống kinh tế xã hội”
Câu hỏi nghiên cứu của xã hội học kinh tế là “ tại sao các cá nhân lại cư xử như
vậy” ( yếu tố tôn giáo, văn hóa, niềm tin, tâm lí..)
Thực chất ta có thể hiểu: ở trong mỗi tình hướng kinh tế xã hội các cá nhân lại có
những cách cư xử tình huống đó khác nhau.
Ví dụ: về yếu tố tôn giáo: khi bạn là một người theo tôn giáo nhất là Thiên Chúa
giáo chắc chắn bạn phải chịu sự ảnh hưởng từ tôn giáo đó. Khi các bạn xin vào làm
việc những người công giáo họ luôn hỏi người chủ quản có được nghỉ ngày chủ
nhật không, hay thậm chí nhiều ngày lễ quan trọng rơi vào ngày thường họ vẫn lấy

lí do tế nhị để xin nghĩ và tham gia sinh hoạt công giáo. Điều đó cho thấy mỗi cá
nhân tùy hoàn cảnh, yếu tố tác động mà có nhữn cách cư xử khác nhau.
Schumpeter đưa ra khái niệm doanh nghiệp và phân tích mối quan hệ của nó với
kinh tế. Chức năng đổi mới của nhà doanh nghiệp là nhân tố của sự phát triển kinh
tế và biến đổi xã hội. Điều này đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải có một số phẩm chất
nhân cách duy lí, máy móc. Có thể nói nhà doanh nghiệp là thủ lĩnh kinh tế, là
nhân tố không thể thiếu của mọt nền kinh tế đặc trưng bởi sự cạnh tranh, vận động
và biến đổi không ngừng.
Khái niệm doanh nghiệp thực chất là doanh nhân, theo quan niệm của Schumpeter,
khác với nhà lãnh đạo, quản lí và người buôn bán. Nhà lãnh đạo hay nhà quản lí
chỉ có thể là người được giao quyền chỉ huy, chỉ là người thừa hành trách nhiệm
điều phối hoạt động của người khác và giám sát sản xuất kinh doanh. Để trở thành
doanh nhân, họ cần có trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng vốn đầu tư của họ đã
bỏ ra, cần có sáng kiến và tinh thần đổi mới để làm ra lợi nhuận.
6


Khái niệm giai cấp:
- Trước hết giai cấp gắn liền với gia đình.
- Gia đình là một thiết chế cơ bản của xã hội
- Sự phân chia giai cấp không chỉ gắn với bản thân quá trình sản xuất ( sở hữu tư
liệu SX) mà còn gắn với chức năng quan trọng về mặt xã hội, đó là chức năng lãnh
đạo kinh tế và đổi mới nền kinh tế.
- Mối quan hệ đoàn kết gắn bó với các thành viên cùng giai cấp trong việc nắm giữ
và chuyển giao tài sản, quyền lực và vị thế từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.3 Wilfredo Pareto
Theo thuyết của Pareto, hành động xã hội bao gồm hai hành loại; hành động logic
và hành động phi logic.
+ Hành động kinh tế logic: là hành động có sự lựa chọn một cách duy lí ( hợp lí )
những phương tiện thích hợp để đạt được những mục đích kinh tế đã xác định.

+ Hành động phi logic:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

Bản năng sáng tạo; đó là trí tưởng tượng, sự kết hợp tạo ra những cái mới,
mối liên hệ mới.
Bản năng thả hiệp; thường nhất trí với nhóm, trung thành với nhóm và làm
theo truyền thống
Bản năng hoạt động; nhu cầu hành động, luôn biến đổi sự vật và biểu đạt ý
tưởng suy nghĩ ( thay đổi sản phẩm )
Bản năng phối hợp; phối hợp các lợi ích vật chất và tinh thần.
Bản năng giao tiếp xã hội; giao lưu và kết bạn.

Pareto vận dụng khái niệm “ cân bằng” để nghiên cứu các chức năng kinh tế cơ
bản của quá trình sản xuất, sự hình thành “vốn” và chu kì kinh tế. Ông phát hiện ra:
quy luật phân phối thu nhập và cho rằng, việc phân chia của cải trong xã hội
thường tuân theo một cơ cấu cân bằng , ổn định và khó thay đổi. Vì vậy các nhóm
7


và các chuẩn mực xã hội luôn có xu hướng kìm lại mọi biến đổi trong cách phân
phối thu nhập.
Quan niệm “cân bằng” được vận dụng để giải thích các quyết định kinh tế. Mọi lựa
chọn, mọi quyết định và hành động kinh tế đều là kết quả của trạng thái cân bằng
giữa trạng thái và cơ hội kinh tế ( nhu cầu, động cơ, nguyện vọng ) và những trở
ngại ( những yếu tố cản trở việc thỏa mãn nhu cầu). Con người luôn tính toán hợp
lí để thỏa mãn nhu cầu hoạt động kinh tế của mình một cách tốt nhất trong hoàn

cảnh cho phép.
Pareto cho rằng có 2 loại cân bằng:
(1)
(2)

Cân bằng tĩnh: là trạng thái cân bằng được thiết lập và dy trì nhờ những
thay đổi nhỏ bên trong hệ thống.
Cân bằng động: thể hiện khi có sự thay đổi, thì bộ phận này kéo theo sự
thay đổi của bộ phận khác cân bằng lại. Kết quả là tạo thành quá trình biến
đổi toàn bộ hệ thống từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng
khác.

Ví dụ:
(1)
(2)

VFF kết quả kinh tế theo mô hình kế hoạch nên những thay đổi nhỏ trong
hệ thống vẫn tự cân bằng được.
Sự thành lập công ti cổ phần bóng đá (VPF) trực thuộc VFF nhưng hoạch
toán kinh tế độc lập có phép tính lãi lỗ theo thị trường tạo sự biến đổi toàn
hệ thống. ( Không độc quyền phát sóng truyền truyền hình, vá quảng cáo,
tạo lợi nhuận, đồng thời phục vụ chính cho công chúng và khán giả)

Pareto đề ra nguyên lí về phúc lợi kinh tế và ông cho rằng; có thể tạo ra những thay
đổi trên thị trường để một nhóm xã hội này có thu nhập nhiều hơn nhóm khác mà
không phương hại đến lợi ích của các nhóm. Ông cho rằng; để xã hội công bằng và
bình đẳng hơn về thu nhập, thì cách tốt nhất là làm cho tất cả các nhóm xã hội đều
khá lên.

8



2.

So sánh quan điểm và hành động của các nhà xã hội học

2.1. Max.Weber và Schumpeter
2.1.1. Sự giống nhau về quan điểm và hành động kinh tế của Max. Weber
và Schumpeter.



Hai nhà nhà hội học đều coi xã hôi học là một bộ phận của chuyên ngành
kinh tế học.

2.1.1.1. Sự khác nhau về quan điểm và hành động kinh tế của Max. Weber
và Schumpeter.
MAX.WEBER
-

-

SCHUMPETER

Sự khác biệt giữa xã hội kinh tế
và kinh tế học là ở khía cạnh xã
hội và ý nghĩa của xã hội của
hiện tượng kinh tế mà nhà xã hội
học kinh tế phải quan tâm.


-

Chủ nghĩa duy lí là nhân tố phát
triển nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa

-

-

-

Kinh tế học có nhiệm vụ mô tả
và trả lời cho câu hỏi “các cá
nhân cư xử như thế nào trong
tình huống kinh tế xã hội.
Xã hội học kinh tế mô tả và lí
giải các thiết chế tương ứng với
kinh tế
Phát triển kinh tế cần sự đổi mới
và tính năng động của chũ thể
kinh tế.
Đề cập đến yếu tố thống kê học
kinh tế trong bộ phận chuyên
ngành của kinh tế học.

Bảng: so sánh sự khác nhau về quan điểm và hành động kinh tế của hai nhà xã hội
học.
9



2.2.Max. Weber và Wilfredo Pareto
2.2.2. Sự giống nhau về quan điểm và hành động kinh tế của Max.Weber và
Wilfredo Pareto.


M. Weber và Pareto đều cho rằng xã hội học kinh tế tập trung nghiên cứu
cả kinh tế và mối quan hệ giữa kinh tế với bộ phận khác của xã hội như
luật pháp, chính trị, lịch sử tôn giáo,...Đồng thời xã hội học kinh tế của
M.Weber và Pareto cũng đều xem xét sự tác động qua lại giữa kinh tế và
xã hội.

2.2.2.2. Sự khác nhau về quan điểm và hành động kinh tế của Max.Weber và
Wilfredo Pareto.
Max. Weber

Wilfredo Pareto

-

Max Weber thì coi hành động
kinh tế là hành động xã hội, luôn
có ý nghĩa xã hội và gắn liền với
quyền lực.

-

Coi hệ thống kinh tế và biến đổi
kinh tế liên quan đến hành động
xã hội.


-

Max Weber cho rằng sự phân
tầng xã hội và bất bình đẳng xã
hội bắt nguồn từ các yếu tố kinh
tế (của cải) và phi kinh tế (vị thế
xã hội, uy tín, cơ may).

-

Pareto cho rằng để xã hội công
bằng và bình đẳng hơn về thu
nhập thì cách tốt nhất là làm cho
tất cả các nhóm xã hội đều khá
lên.

-

Theo quan điểm của Max
Weber, chủ nghĩa duy lý là nhân
tố phát triển nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa. Giải thích của Weber
tính duy lý mang ý nghĩa là tính
hợp lý, tức là sự tính toán, sự
lựa chọn phương tiện sao cho
phù hợp với mục đích theo

-


Theo thuyết của Pareto, hành
động xã hội bao gồm 2 loại:
hành động logic và hành động
phi logic
+ Hành động logic: có mục đích,
ý thức rõ ràng
+ Hành động phi logic: hành
động bản năng, không được ý
10


nguyên tắc chi phí thấp nhất
nhưng đem lại lợi ích nhiều
nhất. Hành động duy lý còn có
nghĩa là hành động vì lợi ích
trước mắt.

thức.

-

Pareto thì vận dụng khái niệm
‘cân bằng’ là cân bằng động và
cân bằng tĩnh.
+ Cân bằng động: thể hiện khi
có sự thay đổi thì bộ phận này
kéo theo sự thay đổi của bộ phận
khác để cân bằng lại. Kết quả là
tạo thành quá trình biến đổi toàn
bộ hệ thống từ trạng thái cân

bằng này sang trạng thái cân
bằng khác.
+ Cân bằng tĩnh: là trạng thái
cân bằng được thiết lập và duy
trì nhờ những thay đổi nhỏ bên
trong hệ thống.

III. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM VÀ HÀNH ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI
HỌC.
1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn bộ
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế
có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng
trưởng). Trong phân tích kinh tế, để phán ánh mức độ mở rộng quy mô của nền
kinh tế, khái niệm tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được dùng. Đây là tỷ lệ phần
trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của
thời kỳ trước đó hoặc thời kỳ gốc.
11


2. Các nhân tố tác động đến tổng cầu

Tổng cầu Y=C+I+G+T+X-M
Các yếu tố: khả năng chi tiêu, sức mua và năng lực thanh toán (tổng cầu AD) là các
yế tố liên quan trực tiếp đến đầu ra của nền kinh tế.
Kinh tế học vĩ mô đã cho trấy có 4 yếu tố trực tiếp cấu thành tổng cầu, bao gồm:
+ Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên
và các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến phát sinh.
+ Chi tiêu của Chính phủ (G): Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch

vụ của Chính phủ.
+ Chi cho đầu tư (I): Là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các doanh
nghiệp và các đơn vị kinh tế, bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động.
+ Chi qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX=X-M): Thực tế, giá trị hàng hoá xuất
khẩu là các khoản phải chi cho các yếu tố nguồn lực trong nước, còn giá trị nhập
khẩu là giá trị của các loại hàng hóa sử dụng trong nước nhưng lại không phải bỏ
ra các khoản chi phí cho các yếu tố yếu tố nguồn lực trong nước. Sự thay đổi của
một trong bốn yếu tố sẽ kéo theo sự thay đổi tổng cầu.
Như chúng ta đã biết, tăng trưởng có thể được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) và GDP=C+I+G+NX. Do đó, sự thay đổi của một trong 4 nhân tố cũng
đều có thể làm cho GDP thay đổi, sự thay đổi đó thể hiện sự biến động trong tăng
trưởng kinh tế.
Bên cạnh việc tác động của các yếu tố trên tổng cầu thì yếu tố “I” là yếu tố tạo điều
kiện cho cá nhân và xã hội phát triển.
Vì:
-

“ I” là đầu tư mang lại lợi ích lâu dài trong tương lai trong thị trường kinh tế.
Sự giàu có của một quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt
chẽ của nhà nước mà do bởi sự tự do trong kinh doanh ( tư tưởng thế kỉ
XIX) vì thế khi các doanh nghiệp được nhà nước tạo điều kiện phát triển thì
họ sẽ có sự sáng tạo, cạnh tranh, và tạo ra những sản phẩm có năng suất cao.
12


-

Đồng thời sự phát triển của các cá nhân doanh nghiệp sẽ thu hút vốn đầu tư
nước ngoài mang đến nguồn thu cao cho đất nước. Và theo Adam Smith
( bàn tay vô hình) thì lợi ích chung là tổng lợi ích riêng, điều này dẫn đến

khả năng xem lợi ích của doanh nghiệp như là cộng động lợi ích giữa “ vốn
đầu tư bản và lao động”.
Vì phát triển kinh tế cần sự đổi mới và tính năng động của chủ thể kinh tế,
đặc biệt là các doanh nhân, doanh nghiệp dám mạo hiểm trong kinh doanh,
đi đầu trong việc đưa ra các sản phẩm mới và nhanh chóng áp dụng các kỉ
thuật, công nghệ tiên tiến ( Schumpeter)

IV. KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên ta thấy được rằng: những quan điểm và hành đọng
kinh tế của các nhà xã hội học Max.Weber, Schumpeter và Pareto đều có những
đóng góp nhất định cho nền kinh tế vĩ mô của Việt nam hiện tại. Với việc các cá
nhân doanh nghệp được tự do kinh doanh trong điều kiện cho phép, quản lí mở
của nhà nước, thì các doanh nghiệp hay tư nhân đó đang dần phát triển và đi lên
bởi tính năng động sáng tạo, biết vận dụng kiến thức, trang bị những kỉ thuật
công nghệ hiện đại và đang chứng minh vị thế của mình trên thị trường quốc tế.

13


V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình xã hội học kinh tế ( Nguyễn Tất Thành)
2. Lê Thị Mai “Xã hội học kinh tế “ nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội2008
3. Tư liệu sẵn có từ Giáo trình xã hội học kinh tế ( Nguyễn Tất Thành )

14



×