Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giáo án tế bào nhân thực (t2) theo hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.44 KB, 6 trang )

BÀI 9, 10. TẾ BÀO NHÂN THỰC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phân biệt được cấu trúc, chức năng của ti thể và lục lạp.
- Nêu được cấu trúc, chức năng của màng sinh chất.
- Nêu được đặc điểm của thành tế bào và chất nền ngoại bào.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình,
thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ
- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Năng lực tự học
- Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thông
tin về cấu trúc của tế bào.
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát Xác định được các bào quan tham gia cấu tạo nên tế bào và vai trò của
hiện và giải quyết chúng trong tế bào.
vấn đề
Năng lực tư duy
Phát triển năng lực tư duy thông qua so sánh được sự khác nhau giữa các
hình thức vận chuyển các chất. Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào
nhân thực. Qua quan sát tranh và các thành phần cấu tạo tế bào từ đó
phân loại được chúng.
Năng lực giao HS phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua quá trình trao đổi chung
tiếp hợp tác
trong nhóm về vấn đề: Cấu trúc chức năng của các bào quan, sự vận


chuyển các chất qua màng.
NL quản lí
Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.
Năng lực sử dụng Biết sử dụng công nghệ để tìm kiếm thông tin bài học.
CNTT
- Năng lực chuyên biệt:.
+ Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến tế bào nhân thực.
+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức
trong bài.
5. GDĐĐ – GDMT
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách
giáo viên.
2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.


III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình – Giảng giải ; Quan sát – Vấn đáp – Thảo luận –
Tìm tòi.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
Lớp
10A5
10A6
10A7
Ngày dạy
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân thực là gì?
Câu 2: Nêu cấu trúc và chức năng của nhân tế bào?
Câu 3: Lưới nội chất có cấu tạo như thế nào? Bộ máy Gôngi có cấu tạo như thế nào?

3. Hoạt động dạy - học bài mới:
a. Hoạt động khởi động
Tại sao lá cây có màu xanh? Con người phơi nắng thì có thể tổng hợp chất hữu cơ cho cây
không?
b. Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu ti thể
- GV treo hình phóng to 9.1 SGK và hướng dẫn
HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục V SGK
và trả lời câu hỏi:
? Ti thể có cấu tạo như thế nào?
- HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục V SGK
và trả lời câu hỏi:
+ 2 lớp màng bao bọc: Màng ngoài không gấp
khúc, màng trong gấp khúc thành các mào chứa
nhiều enzim hô hấp. Bên trong là chất nền chứa
ADN và ribôxôm.
? Ti thể có chức năng gì?
+ Chứa nhiều enzim hô hấp, tham gia chuyển hóa
các hợp chất hữu cơ thành ATP, cung cấp năng
lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
 Trả lời lệnh 1 SGK?
- GV mở rộng: Cơ quan hoạt động càng mạnh thì
càng cần cung cấp nhiều năng lượng. Do đó, cần
phải có nhiều “Nhà máy điện” để phục vụ. VD: Tế
bào cơ tim, tế bào gan…
Hs: Tế bào cơ tim.


V. TI THỂ:
- Cấu tạo:
+ 2 lớp màng bao bọc: Màng ngoài không
gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các
mào chứa nhiều enzim hô hấp.
+ Bên trong là chất nền chứa ADN và
ribôxôm.
- Chức năng: Chứa nhiều enzim hô hấp,
tham gia chuyển hóa các hợp chất hữu cơ
thành ATP, cung cấp năng lượng cho các
hoạt động sống của tế bào.


- HS lắng nghe và ghi chú.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lục lạp
- GV treo hình phóng to 9.2 SGK và hướng dẫn
HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục VI SGK
và trả lời câu hỏi:
? Lục lạp là bào quan có ở tế bào ĐV hay TV?
? Lục lạp có cấu tạo như thế nào?
? Lục lạp có chức năng gì?
- HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục VI SGK
và trả lời câu hỏi:
+ Thực vật.
+ 2 lớp màng bao bọc. Bên trong là chất nền
chứa ADN, ribôxôm và tilacôit.
+ Chứa nhiều diệp lục, tham gia chuyển đổi năng
lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
 Trả lời lệnh 2 SGK?

+ Lá xanh chứa nhiều lục lạp và lục lạp chứa
nhiều sắc tố diệp lục. Màu xanh của lá không có
liên quan gì đến chức năng quang hợp.
- GV mở rộng: Lá xanh chứa nhiều lục lạp và lục
lạp chứa nhiều sắc tố diệp lục. Khi ánh sáng chiếu
vào lá xanh, do sắc tố diệp lục không hấp thụ ánh
sáng xanh lục và phản xạ trở lại nên chúng ta nhìn
thấy lá có màu xanh lục. Do đó, màu xanh của lá
không có liên quan gì đến chức năng quang hợp.
- HS lắng nghe và ghi chú.
Hoạt động 3: Tìm hiểu màng sinh chất
– GV mở rộng: Năm 1972, Singer và Nicolson đã
đưa ra mô hình cấu trúc của màng sinh chất theo
mô hình khảm động.
- HS lắng nghe và ghi chú.
- GV treo hình phóng to 10.2 SGK và hướng dẫn
HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục IX.1
SGK và trả lời câu hỏi:
? Màng sinh chất gồm có mấy thành phần chính?
? Lớp phôtpholipit có cấu tạo như thế nào?
? Prôtêin màng có cấu tạo như thế nào?
- HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục IX.1

VI. LỤC LẠP:
- Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực
vật.
- Cấu tạo:
+ 2 lớp màng bao bọc.
+ Bên trong là chất nền chứa ADN, ribôxôm
và tilacôit.

- Chức năng: Chứa nhiều diệp lục, tham gia
chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng
lượng hóa học.

IX. MÀNG SINH CHẤT:
1. Cấu trúc: Gồm có 2 thành phần chính:
- Lớp phôtpholipit: 1 đầu chứa nhóm
phôtphat ưa nước và 1 đầu chứa axit béo kị
nước. Trong 2 lớp phôtpholipit, 2 đuôi kị
nước hướng vào nhau và 2 đầu ưa nước
hướng ra ngoài.
- Prôtêin màng: Prôtêin xuyên màng và
prôtêin bề mặt.
2. Chức năng:
- Lớp phôtpholipit: Giúp tế bào trao đổi chất
với môi trường có chọn lọc. Do đó, màng


SGK và trả lời câu hỏi:
+ 2 thành phần chính.
+ 1 đầu chứa nhóm phôtphat ưa nước và 1 đầu
chứa axit béo kị nước. Trong 2 lớp phôtpholipit, 2
đuôi kị nước hướng vào nhau và 2 đầu ưa nước
hướng ra ngoài.
+ Prôtêin xuyên màng và prôtêin bề mặt.
- GV mở rộng: Màng sinh chất như bộ mặt của tế
bào và các thành phần của màng sinh chất như
prôtêin, lipôprôtêin và glicôprôtêin… làm nhiệm
vụ như giác quan (Thụ thể), cửa ngõ (Kênh) và
các dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế

bào.
- HS lắng nghe và ghi chú.
- GV treo hình phóng to 10.2 SGK và hướng dẫn
HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục IX.2
SGK và trả lời câu hỏi:
? Lớp phôtphotlipit có chức năng gì?
? Prôtêin màng có chức năng gì?
? Các dấu chuẩn glicôprôtêin có chức năng gì?
 Vì sao khi ghép cơ quan từ người này sang
người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận
biết và đào thải các cơ quan lạ đó?
- HS chú ý quan sát hình, nghiên cứu mục IX.2
SGK và trả lời câu hỏi:
+ Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường có
chọn lọc. Do đó, màng sinh chất có tính bán thấm.
+ Tiếp nhận thông tin hoặc làm kênh vận chuyển
các chất ra vào tế bào.
+ Giúp nhận biết các tế bào của cùng cơ thể hoặc
các tế bào “lạ”.
+ Ảnh hưởng chức năng của màng sinh chất
Hoạt động 4: Tìm hiểu các cấu trúc bên ngoài
của màng sinh chất
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục X.1 SGK và trả
lời câu hỏi:
? Thành tế bào có cấu tạo như thế nào?

sinh chất có tính bán thấm.
- Prôtêin màng: Tiếp nhận thông tin hoặc làm
kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào.
- Các dấu chuẩn glicôprôtêin: Giúp nhận biết

các tế bào của cùng cơ thể hoặc các tế bào
“lạ”.

X. CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI CỦA
MÀNG SINH CHẤT:
1. Thành tế bào:
- Cấu tạo: Ở thực vật là xenlulôzơ. Ở nấm là
kitin.


? Thành tế bào có chức năng gì?
- Chức năng: Bảo vệ và quy định hình dạng
- HS nghiên cứu mục X.1 SGK và trả lời câu hỏi: tế bào.
+ Ở thực vật là xenlulôzơ. Ở nấm là kitin.
2. Chất nền ngoại bào:
+ Bảo vệ và quy định hình dạng tế bào.
- Cấu tạo: Chủ yếu gồm các sợi glicôprôtêin
- GV mở rộng: Trong môi trường nước, các tế bào kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác
sẽ trương nước. Nếu không có thành tế bào thì nhau.
nước vào sẽ làm các tế bào bị vỡ. Nếu có thành tế - Chức năng: Giúp các tế bào liên kết với
bào thì nước sẽ vào các tế bào với lượng nhất định nhau tạo nên các mô nhất định và thu nhận
và cân bằng với sức đàn hồi của thành tế bào.
thông tin.
- HS lắng nghe và ghi chú.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục X.2 SGK và trả
lời câu hỏi:
? Chất nền ngoại bào có cấu tạo như thế nào?
? Chất nền ngoại bào có chức năng gì?
- HS nghiên cứu mục X.2 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Chủ yếu gồm các sợi glicôprôtêin kết hợp với

các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.
+ Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các
mô nhất định và thu nhận thông tin.
c. Củng cố - Luyện tập
Câu 1: Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa (MĐ1)
a. các bào quan không có màng bao bọc.
b. chỉ chứa ribôxom và nhân tế bào.
c. chứa bào tương và nhân tế bào.
d. hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào
Câu 2. Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi (MĐ1)
A các phân tử prôtêin và axitnuclêic.
B. các phân tử phôtpholipit và axitnuclêic.
C. các phân tử prôtêin và phôtpholipit.
D. các phân tử prôtêin.
Câu 3. Colesteron có ở màng sinh chất của tế bào (MĐ3)
A. vi khuẩn.
B. nấm .
C. động vật.
D. thực vật.
Câu 4. Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì MĐ4
A. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.
B. được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.
C. phải bao bọc xung quanh tế bào .
D. gắn kết chặt chẽ với khung tế bào .
Câu 5. Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào (MĐ1)
A. một cách tuỳ ý.
B. một cách có chọn lọc .


C. chỉ cho các chất vào.

D. chỉ cho các chất .
d. Vận dụng
- Liên hệ thực tế -giáo dục toàn diện:
+ Mỗi ngày cơ thể người có hàng tỉ tế bào bị chết và được thay thế → cần tắm rửa, vệ sinh cá
nhân sạch sẽ để không sinh bệnh và đồng thời tạo điều kiện cho quá trình hình thành tế bào mới
thay thế,…
+ Hoạt động của bộ máy Gôngi giống như hoạt độn của một phân xưởng sản xuất và phân phối
sản phẩm → tăng hứng thú yêu thích môn học,…
e. Tìm tòi – Mở rộng
So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp
A. Giống nhau
- Cấu trúc của lớp màng: Được cấu bởi lớp màng kép
- Các thành phần cấu trúc bên trong: Chất nền chứa ADN và ribôxôm
B. Khác nhau:
Ti thế có ở mọi TB nhân thực, có nhiều hình dạng, màng ăn sâu vào chất nền tạo thành các mào,
không chứa sắc tố , chứa nhiều enzim hô hấp, phân giải chất hữu cơ, giải phóng nang lượng, có
chức năng dị hóa .
Lục lạp chỉ có ở TB thực vật, có dạng bầu dục lớp màng kép , có sắc tố quang hợp, có enzim xúc
tác cho quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng có chức năng đồng hóa
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời CH & BT SGK trang 43, 46.
- Đọc mục: “Em có biết ?”.
- Xem trước bài mới: Bài 11 - “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất”.
- Chuẩn bị mực và cốc trong suốt
5. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………



×