Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

AN TOÀN SINH học TRONG CHĂN NUÔI THỦY sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.1 KB, 8 trang )

AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI THỦY SẢN
Nhu cầu thực tế đối với nuôi tôm siêu thâm canh làm cho việc kiểm soát các loại dịch bệnh
ngày càng trở nên quan trọng. Các biện pháp an toàn sinh học tốt là cần thiết để duy trì sức khỏe
của vật nuôi, giảm nguy cơ mắc bệnh và cho năng suất thu hoạch cao.
An toàn sinh học có thể được định nghĩa là "các biện pháp và phương pháp được áp dụng để
đảm bảo môi trường nuôi không bị bệnh trong suốt quá trình nuôi để tăng khả năng sinh lời. Các
quy trình an toàn sinh học được đưa ra để duy trì " độ an toàn" của cơ sở chăn nuôi đối với một
số sinh vật gây bệnh (ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút và nấm) những loại không được phép hiện
diện.
Các biện pháp an toàn sinh học là ngăn ngừa vật nuôi không bị nhiễm bệnh bằng biện pháp
tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh hoặc ký sinh trùng. Các biện pháp an toàn sinh học
thông thường là: Khử trùng trứng thích hợp, Kiểm soát truyền bệnh dọc, Các biện pháp vệ sinh
nghiêm ngặt, Kiểm soát giao thông, Xử lý nước thải, Nguồn thức ăn sạch, Loại bỏ tử vong,...
Một chương trình an toàn sinh học toàn diện nên được áp dụng và điều này rất cần thiết trong
việc đối đầu và chống lại bệnh tật.
Các mục tiêu
- Ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài vào trong trại.
- Không để mầm bệnh nhiễm chéo giữa các khu vực trong trại.
- Không để tôm, cá trong trại phát bệnh.
- Ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh từ trong trại (nếu có) ra ngoài trại.
Các thành phần cơ bản trong thực hành chăn nuôi an toàn sinh học


Kiểm soát chất lượng giống

Kiểm soát đầu vào

Bảo vệ nguồn nước

Xử lý chất thải


Kiểm soát tác động môi
trường

AN TOÀN SINH HỌC

Chẩn đoán sức khỏe tôm

Con người

KIểm soát động thực vật
hoang dã
Khử trùng khu vực nuôi,
phòng thí nghiệm

Các thành phần đảm bảo an toàn sinh học trong công ty nuôi thủy sản
1. Kiểm tra chất lượng giống
Trong hoạt động nuôi tôm, con giống là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất
bại của một vụ tôm. Do đó, việc chọn tôm giống sạch đúng quy cách phải được quan tâm hàng
đầu để đảm bảo vụ tôm thắng lợi.
- Truy suất nguồn gốc giống: có thương hiệu uy tín, giấy kiểm dịch trước khi thả.
- Phòng xét nghiệm:
+ Kiểm tra số lượng giống, mẫu, hoạt động.
+ Kiểm tra trực quan trên kính hiển vi bên ngoài tôm theo các tiêu chí đánh giá: chiều dài, màu
sắc, vỏ, dị tật, đường ruột, tỷ lệ cơ ruột, gan tụy… đánh giá cơ bản sức khỏe tôm tốt hay không
trước khi thả.
+ Kiểm tra bằng kỹ thuật hiện đại: Sinh học phân tử - PCR, kiểm khuẩn. Xác định các mầm bệnh
có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tôm (Taura,YHCV, IHHNV, NHPB, IMNV..) có định hướng thả
hay không và hướng điều trị tôm ban đầu.
Tư liệu tham khảo
1. Thông tư Quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường

nuôi trồng thủy sản của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn (15/11/2018)
2. />
2. Bảo vệ nguồn nước, kiểm dịch






Chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nuôi thủy sản; nhưng khó dự đoán và khó
kiểm soát. Chất lượng nước quyết định hiệu quả của thức ăn, tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của
tôm. Chất lượng nước phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước, chất đất, chế độ cho ăn, thời tiết,
công nghệ và chế độ quản lý đầm nuôi. Chất lượng nước được đánh giá bằng các chỉ tiêu hóa lý
và vi sinh, được kiểm tra liên tục để có thể xử lý nước kịp thời đảm bảo an toàn sinh học.
- Phòng xét nghiệm
Hóa lý
- Kiểm tra thường xuyên ngày 2 lần sáng chiều các chỉ tiêu : pH, Kiềm, TAN (NH3/ NH4), độ
cứng, DO, độ trong… đưa ra thông số dưới dạng văn bản làm kết quả tham vấn cho phòng kỹ
thuật điều chỉnh kịp thời môi trường ao nuôi trước và sau khi thả.
- Kiểm tra độ tồn dư hóa chất khử trùng trong ao nuôi, ao cấp nước báo cáo cho cấp quản lý để
có lịch trình thả nuôi tốt nhất.
- Tính toán số liệu cân hóa chất khóa, khử trùng, vôi… cho phòng kỹ thuật đúng với nồng độ quy
định trước khi đánh xuống ao.
Vinh sinh
- Kiểm tra mật độ của một số vi sinh vật gây bệnh, đưa ra thông số dưới dạng văn bản rõ ràng
mật độ khuẩn trong nước và trên tôm để có biện pháp phòng ngừa từ xa.
- Kiểm tra vi sinh vật nước ao chứa, nước ao lắng, nước ao xả thải. Và thậm chí thăm dò cả các
ao nuôi trong vùng. Để có biện pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu từ xa.
- Kiểm tra mật độ tảo có hại, tảo có lợi, kết cấu hạt Floc tham vấn cho phòng kỹ thuật điều chỉnh
màu nước kịp thời.

- Phòng kỹ thuật
- Kiểm tra đáy ao tôm hằng ngày và xi phông kịp thời các chất thải hữu cơ, chất vô cơ.
- Dựa vào kết quả của phòng xét nghiệm để đưa ra có biện pháp điều chỉnh màu nước, thông số
môi trường, mật độ Floc, lượng hóa chất, vi sinh hợp lý.
- Sử dụng chế phẩm sinh học probiotic (men vi sinh) để phân hủy các chất hữu cơ, các chất vô
cơ, làm sạch nước ao nuôi bằng biện pháp sinh học an toàn.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ lịch thời vụ mực nước sông Mỹ Thanh, nguồn nước đầu vào ao
chứa, ao lắng, lắng lọc và khử trùng an toàn bằng Chlorine, Formol, Iodine, TCCA, ozon… trước
khi đưa vào hệ thống ao nuôi.
- Quản lý, chăm sóc cho tôm ăn đúng cách, đúng lượng, đúng liều tránh dư thừa, hao hụt gây ô
nhiễm nguồn nước.
- Cách ly nhiêm ngặt, khử trùng, khu vực nuôi tránh để lây nhiễm chéo vào vùng nước nuôi giữa
các ao.
- Nước cấp vào để châm nước phải đạt các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh theo như quy trình nuôi đã
được đề ra. Ngoài ra, nước cần được loại bỏ phù sa và chất hữu cơ không cần thiết cũng như các
động vật không mong muốn (ốc hàu vẹn, sữa).
Tư liệu tham khảo
1. />fbclid=IwAR1BuUF9MreQzZCV4Ql0zZvNvMutRYVq9YpXh1pohUlsUwXxLZ6T8BUe1Io
2. />fbclid=IwAR3tJtGZGt8fxQsYbWJ7stQLsmR5eF20_HovH8br0sdnz-DpgSKYZ_OndAM


3. Con người
- Chính sách thăm viếng
+ Kiểm soát nhân sự ra vào công ty. Hạn chế các hoạt động tiếp đón các hộ nuôi tôm khác đang
trong vùng dịch vào khu vực nuôi tôm.
+ Nhân viên và khách viếng thăm cần thay đồ bảo hộ (áo, ủng, nón…) ở phòng thay đồ quy định
trước khi xuống khu vực nuôi. Phân riêng đồ bảo hộ cho khu vực nuôi, phòng thí nghiệm tránh
dùng chung cho cả 2 khu vực
+ Khu vực nuôi cần được cách ly hoàn toàn với khu hành chính, phòng thí nghiệm, nhà ăn . Tất
cả mọi sự di chuyển ra vào trại và giữa các khu vực trong trại đều phải được kiểm soát. Có hệ

thống bơm và vòi nước áp lực để rửa các loại phương tiện trước ranh giới vùng đệm hành chính
và khu vực nuôi, Phương tiện xuống khu vực nuôi đều nên khử trùng bánh xe, tốt nhất toàn
phương tiện bằng thuốc tím (KMnO4 >2ppm ) hoặc dẫm qua vôi bột tại khu vực hố sát trùng.
- Trong khu vực nuôi, cách ly giữa người chịu trách nhiệm đứng ao với nhau.
+ Phân riêng dụng cụ sử dụng cho từng ao tránh dùng chung như vợt, cốc thủy tinh, chậu, dụng
cụ trộn thức ăn trộn thuốc đánh vi sinh,…
+ Phân riêng khu vực trộn thức ăn, thuốc cho từng người chịu trách nhiệm nuôi .
+ Phân riêng thức ăn, thuốc cho từng ao không dùng chung cùng một sản phẩm cho nhiều ao một
lúc.
- Khử trùng
+ Luôn khử trùng tay bằng cồn trước khi tiếp xúc với ao, kéo nhá, vợt kiểm tra tôm hay lấy mẫu.
+ Rửa tay, tắm rửa sạch sẽ sau khi xi phong ao.
- Tăng cường nhận thức về an ninh sinh học của nhân viên.
Tài liệu tham khảo:
/>fbclid=IwAR3uP9Kp2WRoqxr5rSw4FW6qFgpExVKv3PSiQE1-6a7emI0E2lfFjTqTADA

4. Chẩn đoán sức khỏe tôm
- Phòng vi sinh báo cáo kịp thời mật độ khuẩn có lợi và có hại trong mẫu nước, tôm để có hướng
điều chỉnh lượng vi sinh. Cần thiết làm kháng sinh đồ để lựa chọn hướng điều trị sớm.
- Phòng Hóa lý báo cáo kịp thời các thông số môi trường với phòng kỹ thuật để điều chỉnh môi
trường kịp thời.
-Phòng bệnh học khi có dấu hiệu nghi ngờ khi sức khỏe tôm không tốt kiểm tra bằng kỹ thuật
hiện đại: Sinh học phân tử - PCR. Xác định các mầm bệnh tham vấn cho phòng kỹ thuật có định
hướng điều trị tiếp hay không.
- Phòng Kỹ thuật thường xuyên theo dõi, quan sát sức khỏe tôm thông qua chu kỳ lột xác, hoạt
động bơi lội bắt mồi, lượng thức ăn trong ngày, màu nước, mật độ Floc… kết hợp thông qua số
liệu tham vấn của phòng quản lý chất lượng để điều chỉnh môi trường tốt nhất, phát hiện bệnh
kịp thời có hướng điều trị sớm, hướng tới duy trì tốc độ phát triển tốt nhất cho tôm.
5. Khử trùng khu vực nuôi, phòng thí nghiệm.



Khu vực nuôi


- Khu vực nuôi trong nhà, phun khử trùng 3 ngày một lần: đường đi, thành ngoài bể, dụng cụ
nuôi, lưới lan, đường ống dẫn nước, bể lọc floc, tường xung quanh, lưới lan chắn gió . Các loại
hóa chất có thể dùng là: Iodin 1%, NaOH 2%, BKA 2%, Clorin 3%, Formol 2%, Nước vôi 10%,
…Tránh phun qua loa, mà phải phun ướt đẫm với lượng 1 lít dung dịch/1m2.Nếu rắc bột natri
carbonate 50 – 100 kg/ 1.000m2.Hoặc rắc bột vôi: 400 kg/ 1.000m2
- Bể lọc floc, đường ống, lưới,… hạn chế dùng chung dụng cụ, nếu cần thiết thì ngâm rửa kỹ
với Chlorine trước khi chuyển sang ao khác.
- Ngay sau mỗi đợt nuôi, cần phải quét dọn, chùi rửa và sát trùng toàn bộ khu vực nuôi:
+ Tháo dỡ, di chuyển và xử lý trang thiết bị:
- Làm sạch nước trong ống và bồn chứa nước rồi rửa phía ngoài bằng dung dịch xà phòng, tiếp
đến cho dung dịch diệt khuẩn Clo loãng vào bên trong ngâm trong 24 giờ, sau đó rửa đường
ống 2 lần bằng nước sạch.
- Các loại thiết bị như sục khí , hệ thống oxy quạt nước cần được tháo dỡ ngâm rửa diệt khuẩn
của bể nào ngâm tại bể đó; với ao đất đưa đến khu rửa dụng cụ riêng.
- Các loại thiết bị không chịu nước cần được hút bụi và lau chùi khô.
- Quét dọn, xả toàn bộ chất thải đưa đến khu xử lý riêng. Phải đảm bảo rằng nước thải từ quá
trình rửa thiết bị được dẫn đến hố chứa, không để bị thấm, chảy ra các lối đi hay các khu vực
xung quanh chuồng.
Sau khi thực hiện xong các công việc trên, để trống bể hoặc ao ít nhất 10 ngày nếu công ty
đang trong vùng dịch bệnh.
+ Trước khi nhập tôm mới:
- Trước khi nhập tôm mới 3 ngày, Kiểm tra dư lượng thuốc sát khuẩn tiền hành lập kế hoạch
khử thuốc và quạt nước, sục khí đảo nước. Phun thuốc diệt khuẩn lên xung quanh đường đi
trước và sau khi vận chuyển giống vào khu vực bề



Khu vực phòng thí nghiệm
Đặt mức an toàn sinh học cấp 2 theo tiểu chuẩn của Who
- Chỉ những người có trách nhiệm mới được phép ra vào khu vực làm việc.
- Luôn đóng cửa phòng thí nghiệm.
- Không cho phép trẻ em, động vật vào khu vực làm việc.
- Phải đeo gang tay trong tất cả các quá trình tiếp xúc trực tiếp hoặc tình cờ với hóa chất,
mẫu tôm, mẫu nước có khả năng gây nhiễm trùng hay nhiễm bệnh. Sau khi sử dụng , tháo
bỏ găng tay đúng cách và phải rửa tay trước khi ra khỏi khu vực làm việc của phòng thí
nghiệm.
- Luôn phải mặc áo bảo hộ, khẩu trang để không bị các dung dịch nhiễm trùng bắn vào mắt
và mặt cũng như tránh được tia cực tím nhân tạo.Không mặc quần áo bảo hộ phòng thí
nghiệm ở bên ngoài phòng thí nghiệm như nhà ăn, phòng giải khát, văn phòng, phòng vệ
sinh. Áo bảo hộ đã mặc có khu vực để riêng. Khử trùng áo bảo hộ, Blu qua tủ an toàn sinh
học trước khi sử dụng.
- Giày dép trong phòng thí nghiệm đi riêng không mang đi ra ngoài khu vực phòng thí
nghiệm.
- Không mang đồ ăn, thức uống, mỹ phẩm, hút thuốc ở trong khu vực của phòng thí
nghiệm.


- Khử trùng các dung dịch, môi trường nhiễm trùng ( bằng hóa chất hay vật lý) trước khi
thải ra hệ thống .
- Vào cuối mỗi ngày làm việc, phòng thí nghiệm phải được khử nhiễm sau khi làm các đồ
vật nguy hiểm bằng tia cực tím, cồn.
- Tất cả các vật liệu phòng vi sinh, phòng bệnh học phải được khử trùng ( hấp tiệt trùng,
ngâm qua clorin) trước khi thải bỏ hoặc rửa sạch để sử dụng lại. Không cố gắng rửa bất kỳ
các vật liệu ô nhiễm ( có thể gây nhiễm) nào để hấp khử trùng và tái sử dụng. Bất kỳ việc
làm sạch hay sửa chữa nào đều phải được thực hiện sau khi hấp khử trùng.
- Xác tôm sau khi thí nghiệm xong cần gói vào bọc kín , để vào khu vực riêng. Xử lý đốt
ngay trong ngày.

- Phòng vi sinh thao tác lấy mẫu, vật dụng luôn trong môi trường sát trùng bằng cồn, đốt
đèn cồn để tránh lấy nhiễm chéo giữa các mẫu.
- Hóa chất để ngan nắp gọn gàng ở các tủ bảo quản, sử dụng đúng hướng dẫn sử dụng nhà
sản xuất yêu cầu. Đóng nắp chắc chắn, có dán nhãn. Hút hóa chất bằng pipet nên thao tác
với đầu col 1 lần tránh lây nhiễm trong hóa chất.
Tài liệu tham khảo
/>%20Manualweb.pdf





6. Kiểm soát đầu vào
Thức ăn
- Thức ăn phải còn hạn sử dụng
- Hạt thức ăn không được mốc, ẩm, biến tính, nát, khác màu, hôi dầu so với quy cách nhà
sản xuất đưa ra.
- Lập báo cáo thức ăn (hình ảnh,…)để so sánh với các đợt nhập sau.
- Bảo quản thức ăn trong kho, kê cao thức ăn tránh ẩm mốc.
- Tránh các tránh bọ, chuột, kiến xâm nhập, định kỳ xịt côn trùng khu vực kho, đặt bẫy diệt
các động vật ngoại lai.
- Thức ăn phân phát phải cho ăn trong ngày, không để sang ngày khác.
- Thức ăn phân phát cho người chịu trách nhiệm ao thông qua cửa kho, không vào kho nhận
thức ăn, tránh lây nhiễm bệnh trong ao qua thức ăn.
Hóa chất, vi sinh
- Kiểm tra chất lượng đầu vào của hóa chất, vi sinh.
- Hóa chất sử dụng cho khu vực nuôi không được quá hạn sử dụng, không được biến tính so
với quy cách nhà sản xuất đưa ra.
- Bảo quản hóa chất trong kho tránh nhiệt độ cao, ánh sáng, kê cao với các sản phẩm bột,
tránh ẩm mốc và động vật khác đúc khoét.

Lưu ý: Sử dụng sản phẩm ngay sau khi mở. Thủ kho cần phải phân chia lượng thức ăn, hóa
chất, vi sinh theo yêu cầu của phía kỹ sư để tránh nhiễm khuẩn giữa các ao nuôi.
Tài liệu tham khảo
1. />
7. Xử lý chất thải
- Các chất thải sau khi xiphong được xử lý tại ao riêng, khử trùng vôi hoặc chlorin làm
giảm mật độ vi sinh có hại và chất độc trước khi thải ra môi tường bên ngoài.


- Các ao tôm bệnh trước khi xả bỏ cần được cô lập, tiêu hủy vớt khỏi ao bằng vợt chuyên
dụng, cho vào thùng kim loại hoặc thùng nhựa đáy kín, có nắp đậy và được vận chuyển đến
hố xử lý. Hóa chất sử dụng trong tiêu hủy phải thuộc danh mục hóa chất được phép lưu
hành tại Việt Nam có tác dụng tiêu độc khử trùng mạnh. Khi tiêu hủy, cần rải một lớp vôi
bột xuống đáy hố (1kg/m2, đổ động vật thủy sản vào, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột
lên trên, lấp đất dày ít nhất 1m. Phun sát trùng khu vực chôn lấp.
- Các chất thải từ phòng thí nghiệm cần phân loại riêng các chất dung dịch, xác động vật,
môi trường và dụng cụ dùng 1 lần tiềm tàng nhiễm bệnh sau khi phân tích, phải khử trùng
bằng ngâm Clorin 24h trước khi thải ra môi trường đốt.
- Các chất thải dạng khô, rắn cần xử lý trong ngày bằng cách đốt. Các chất thải dạng lỏng
xử lý qua Clorin 24h trước thi thải ra môi trường.
- Hệ thống cống xả thải phải biệt lập, chỉ dùng với mục đích xả thải. Thường xuyên định kỳ
2 tuần tạt khử trùng cống xả.
Tài liệu tham khảo
1. />fbclid=IwAR3uP9Kp2WRoqxr5rSw4FW6qFgpExVKv3PSiQE1-6a7emI0E2lfFjTqTADA

2. />
3. />%A3n/-ph%C3%B2ng-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh/doctin/007247/2017-03-17/quang-ninh-huong-dan-bien-phap-phong-chong-mot-so-loai-benhdich-nguy-hiem-thuong-gap-tren-tom-nuoi






8. Kiểm soát tác động môi trường
Gió
- Hạn chế ảnh hưởng của gió mang các mầm bệnh vào khu vực nuôi. Khu vực nhà kính cần
che chắn kín bằng bạt hoặc bằng lưới mắt dày. Định kỳ 3 ngày phun sát khuẩn mặt trong và
ngoài bạt và lưới để tiêu diệt các mầm bệnh, bào tử bám.
Mưa
- Với khu nuôi ngoài trời nên nâng mực nước ao từ 1,2 m- 1,5 m hạn chế tác động của mưa
ảnh hưởng sức khỏe tôm thông qua biến động nhiệt độ, độ mặn, pH,…
- Gia cố thành ao vững chắc tránh sạt lở xói mòn, có thể trải bạt bờ hoặc trải bạt nguyên ao .
- Với khu nuôi nhà kính, cần che chắn kín đáo tránh để nước mưa tác động cuốn theo mầm
bệnh vào bể nuôi.
Tài liệu tham khảo
/>
9. Kiểm soạt động thực vật hoang dã
- Chó, mèo cần được nuôi nhốt, không được di chuyển trong khu vực nuôi, khu vực phòng
thí nghiệm.
- Phân chim và các động vật gặm nhấm dễ dàng làm nhiễm thức ăn. Chuột có thể là vật
mang nhiều mầm bệnh và làm vấy nhiễm thức ăn, nguồn nước sẽ hỗ trợ giúp lây lan mầm


bệnh từ khu vực nhiễm sang khu vực sạch. Đặt bẫy tiêu diệt chuột, phun thuốc diệt côn
trùng, Xua đuổi chim hoang dã khi đi vào khu vực kho bãi, phòng thí nghiệm.
- Khu nuôi tôm trong nhà kính cần xua đuổi chim.
- Cây cỏ xung quanh bờ khu vực nuôi, ao lắng cần phát quang, dọn sạch định kỳ . Không
trồng các cây bóng mát cao xung quanh ao.
Tài liệu tham khảo
/>



×