Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và TÌNH TRẠNG NHIỄM TRÙNG ở BỆNH NHÂN mày ĐAY TRẺ EM tại BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.58 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH CHÂU

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ TÌNH TRẠNG NHIỄM TRÙNG Ở BỆNH NHÂN
MÀY ĐAY TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN
DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2013 - 2019

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. BS. Trần Thị Huyền

HÀ NỘI - 2019


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAS

: Angioedema activity score

AE-QoL

(Bảng điểm đánh giá mức độ hoạt động phù mạch)
: angioedema quality of life questionnaire


(Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân phù

CRP

mạch)
: C-reactive protein

(Protein phản ứng C)
CU-Q2oL : Chronic urticaria quality of life questionnaire
(Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân mày đay
PAF

mạn tính)
: Platelet activating factor

UAS

(Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu)
: Urticaria activity score

UCT

Bảng điểm mức độ hoạt động mày đay
: Urticaria control test
(Test kiểm soát mày đay)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3

1.1. Đại cương về bệnh mày đay....................................................................3
1.1.1. Định nghĩa.........................................................................................3
1.1.2. Vài nét lịch sử về bệnh mày đay.......................................................3
1.1.3. Dịch tễ học........................................................................................4
1.1.4. Phân loại mày đay dựa trên thời gian và yếu tố nguy cơ..................5
1.1.5. Cơ chế bệnh sinh...............................................................................5
1.1.6. Gánh nặng bệnh tật...........................................................................8
1.1.7. Triệu chứng lâm sàng........................................................................9
1.1.8. Cận lâm sàng.....................................................................................9
1.1.9. Chẩn đoán.......................................................................................10
1.1.10. Điều trị..........................................................................................14
1.2. Đặc điểm bệnh mày đay ở trẻ em..........................................................20
1.2.1. Dịch tễ học và cơ chế bệnh sinh......................................................20
1.2.2. Lâm sàng.........................................................................................20
1.2.3. Cận lâm sàng...................................................................................21
1.2.4. Điều trị............................................................................................21
1.3. Một số nghiên cứu về bệnh mày đay ở trẻ em.......................................22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............23
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................24
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................24
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................24


2.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................24
2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu.......................................................24
2.3. Các biến số trong nghiên cứu................................................................27
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................27
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................28

3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh mày đay..................................28
3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân......................................................28
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng..........................................................................30
3.1.3. Cận lâm sàng...................................................................................31
3.2. Tình trạng nhiễm trùng..........................................................................31
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng..........................................................................31
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng...................................................................32
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................34
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh mày đay ở trẻ em điều trị nội trú
tại Bệnh viện Da liễu Trung ương...........................................................34
4.2. Đánh giá tình trạng nhiễm trùng ở bệnh nhân mày đay trẻ em điều trị
nội trú tại Bệnh viện Daliễu Trung ương................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tiền sử của bệnh nhân trước khi mắc bệnh mày đay......................29
Bảng 3.2. Phân bố vùng tổn thương................................................................30
Bảng 3.3. Tổn thương phù mạch.....................................................................30
Bảng 3.4. Xét nghiệm sinh hóa.......................................................................31
Bảng 3.5. Đặc điểm sốt của bệnh nhân...........................................................31
Bảng 3.6. Tổn thương cơ quan........................................................................32
Bảng 3.7. Xét nghiệm marker nhiễm trùng.....................................................32
Bảng 3.8. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu..............................................33
Bảng 3.9. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.....................................................33


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới.......................................................28

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................28
Biểu đồ 3.3. Liên quan giữa tuổi và giới.........................................................29
Biểu đồ 3.4. Triệu chứng toàn thân.................................................................30

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hoạt động của tế bào mast tại vùng da tổn thương ở bệnh mày đay.......6


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh mày đay là một bệnh lí thường gặp. Trên thế giới cứ 100 người sẽ
có khoảng 15-20 người mắc mày đay cấp tính ít nhất một lần trong đời [1]. Ở
Việt Nam, theo Nguyễn Năng An tỉ lệ này là 11,16% [2]. Bệnh gặp ở mọi
giới, mọi chủng tộc cũng như mọi lứa tuổi, trong đó chủ yếu là ở giai đoạn từ
sơ sinh đến 9 tuổi và từ 30 đến 40 tuổi [3].
Chẩn đoán mày đay chủ yếu dựa vào lâm sàng. Bệnh đặc trưng bởi
những tổn thương ban dát đỏ, sẩn phù có quầng bao quanh, ranh giới rõ với
vùng da lành, chúng có hình dạng và kích thước thay đổi, có thể rải rác hoặc
tập trung thành từng mảng và xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, kéo dài
30 phút đến tối đa 24 giờ rồi mất đi và xuất hiện cảc tổn thương mới. Bệnh
thường rất ngứa, dai dẳng làm bệnh nhân rất khó chịu.
Mày đay không phải là một bệnh lí trầm trọng nhưng là bệnh gây ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Ở người lớn, mày đay làm giảm chất
lượng công việc. Còn với trẻ nhỏ, bệnh làm trẻ kích thích, quấy khóc, kém ăn,
kém chơi. Với những trẻ lớn đang độ tuổi đến trường, bệnh làm trẻ kém tập
trung, ngứa ngáy, lo lắng, mất ngủ, mệt mỏi dẫn đến giảm khả năng học tập,
thậm chí phải nghỉ học.
Một số trường hợp bệnh mày đay đi kèm với phù Quincke, là một tổn

thương sưng nề sâu dưới da với biểu hiện sưng phù là chính, da phía trên có
màu đỏ hoặc bình thường, chúng thường ít ngứa nhưng đau, rát bỏng và xuất
hiện chủ yếu ở môi, mi mắt, lưỡi, đôi khi là ở niêm mạc các cơ quan nội tạng
(thanh quản, dạ dày, ruột …).
Căn nguyên gây bệnh mày đay rất phức tạp bao gồm nguyên nhân bên
trong, bên ngoài, thậm chí không rõ căn nguyên. Trên cùng một bệnh nhân có
thể có một hoặc nhiều căn nguyên kết hợp. Thuốc, thức ăn, mạt bụi nhà, thay


2

đổi thời tiết là những căn nguyên hay gặp nhất. Ngoài ra, một số tác giả cho
rằng nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình
trạng mày đay cấp ở trẻ nhỏ [4]. Bệnh mày đay liên quan mật thiết đến vai trò
của tế bào mast và sự giải phóng histamin nên điều trị bệnh bằng các thuốc
kháng histamin, corticoid thời gian ngắn giúp nhanh chóng làm lành tổn
thương, giảm ngứa.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về bệnh
mày đay nhưng tập trung chủ yếu ở đối tượng người lớn. Các tỉ lệ nghiên cứu
về bệnh mày đay ở trẻ em còn ít. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về
đặc điểm của bệnh mày đay ở trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lân sàng và
tình trạng nhiễm trùng ở bệnh nhân mày đay trẻ em tại Bệnh viện Da liễu
Trung ương” với 2 mục tiêu:
1.

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh mày đay ở trẻ em điều
trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 08/2018 đến
tháng 04/2019.


2.

Đánh giá tình trạng nhiễm trùng ở bệnh nhân mày đay trẻ em điều trị
nội trú tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về bệnh mày đay
1.1.1. Định nghĩa
Mày đay là một nhóm bệnh được đặc trưng bởi sự phát triển của sẩn phù,
phù mạch hoặc cả hai. Mày đay cần phải được phân biệt với những tình trạng
bệnh lí khác cũng có biểu hiện sẩn phù, phù mạch hoặc cả hai như sốc phản
vệ, hội chứng đáp ứng viêm tại chỗ, mày đay viêm mạch, phù mạch qua trung
gian bradykinin bao gồm phù mạch di truyền.
Sẩn phù ở bệnh nhân mày đay có 3 đặc điểm nổi bật:
- Hình dạng thay đổi với sẩn phù ở giữa, bao quanh bởi một quầng đỏ.
- Cảm giác ngứa, đôi khi bỏng rát.
- Xuất hiện và biến mất trong vòng 30 phút đến 24 giờ trên nền da lành.
Phù mạch trong mày đay đặc trưng bởi:
- Sẩn phù đỏ hoặc thay đổi màu sắc da xuất hiện đột ngột, rõ rệt ở
vùng hạ bì, dưới da hoặc niêm mạc.
- Cảm giác đau, bỏng rát nổi trội hơn là ngứa.
- Biến mất chậm hơn so với ban mày đay (có thể kéo dài tới 72 giờ).
1.1.2. Vài nét lịch sử về bệnh mày đay
Thuật ngữ mày đay có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “urtica” nghĩa là cây
tầm ma, là loại cây dại, có hoa, thụ phấn nhờ gió, trên thân và lá có chi chít
các lông nhỏ chứa acid formic, khi tiếp xúc với da sẽ gây phản ứng làm cho

da rất ngứa và nhức.
Bệnh mày đay đã được đề cập từ rất sớm, Hippocrate (460-377 trước
Công nguyên) đã mô tả các tổn thương rất ngứa ở da do tiếp xúc với lông của
cây tầm ma và do côn trùng cắn, ông gọi nó là “knidosis” – tên Hy Lạp của


4

cây tầm ma (nettle). Đặc biệt ông cũng đề cập đến những vết lằn trên da ở
những bệnh nhân rối loạn tiêu hóa nhưng các thương tổn này ít ngứa hơn so
với những vết đốt của côn trùng [5].
Năm 1769, bác sĩ người Scotland William Cullen đã sử dụng thuật ngữ
“urticarial” và đặt tên chính thức cho căn bệnh mày đay này trong cuốn sách
“Synopsia Nosalogiae Methodica” [6].
Năm 1882, Quincke phát hiện ra hội chứng phù mạch, sau này được
mang tên tác giả (Phù Quincke) [7].
Năm 1906, bác sĩ Nhi khoa Von Pirquet người Áo, lần đầu tiên sử dụng
thuật ngữ dị ứng (Allergy) để chỉ khả năng phản ứng đặc hiệu đối với chất
ngoại lai của cơ thể mẫn cảm [8].
Năm 1910, Dale đề xuất vai trò của histamin trong cơ chế dị ứng. Một
loạt các chất trung gian có vai trò trong dị ứng lần lượt được phát hiện:
acetylcholin (1914), bradykinin(1949), serotonin(1954), prostaglandin(1936,
1967) và một số chất khác [8].
Thuốc kháng histamin được tìm ra đầu tiên bởi Bovet và Staub [9].
1.1.3. Dịch tễ học
Mày đay là bệnh phổ biến. Tuổi, giới, chủng tộc, nghề nghiệp, vị trị địa lí
và các mùa trong năm được xem như là yếu tố nguy cơ của bệnh. Theo một
nghiên cứu tại vương quốc Anh, tỉ lệ mắc bệnh mày đay là 15-20% trong dân
số, trong đó chỉ có 1-3% bệnh nhân được nhập viện điều trị [1]. Theo số liệu
của trung tâm dịch vụ chăm sóc y tế ngoại trú Mỹ từ năm 1990-1997, phụ nữ

chiếm 69% tổng số người mắc mày đay, bệnh có hai đỉnh tuổi là từ sơ sinh
đến 9 tuổi, từ 30 đến 40 tuổi [10].
Mày đay cấp có thời gian kéo dài dưới 6 tuần. Hầu hết các đợt cấp có
liên quan đến thức ăn hoặc sử dụng thuốc hoặc là tình trạng nhiễm virus, vi
khuẩn ở trẻ nhỏ.


5

Nếu mày đay kéo dài trên 6 tuần được gọi là mày đay mạn tính. Mày đay
mạn tính được chia ra làm 2 nhóm lớn: mày đay mạn tính có yếu tố khởi phát
(45%) và mày đay mạn tính tự phát (55%) với tỉ lệ mắc là 0,5% dân số [11].
Người ta thấy 85% trẻ em bị mày đay không kèm theo phù mạch còn
45% người lớn bị mày đay có phù mạch kèm theo [12].
1.1.4. Phân loại mày đay dựa trên thời gian và yếu tố nguy cơ
Sự phân bố dưới typ của mày đay rất rộng và trên một bệnh nhân có thể
song song tồn tại hai hay nhiều dưới typ khác nhau.
Hiện nay, mày đay được phân loại theo 2 cách: dựa trên thời gian bị bệnh
và dựa trên nguyên nhân gây bệnh, yếu tố khởi phát.
Phân loại theo thời gian

Phân loại theo nguyên nhân

Mày đay cấp: tổn thương kéo Mày đay mạn tính tự phát.
dài dưới 6 tuần.
Mày đay mạn tính có yếu tố khởi phát:
Mày đay mạn: tổn thương kéo - mày đay do lạnh
dài trên 6 tuần.
- mày đay áp lực
- mày đay do ánh sáng mặt trời

- mày đay do nhiệt
- chứng vẽ nổi
- mày đay do rung động
- mày đay cholinergic
- mày đay do nước
1.1.5. Cơ chế bệnh sinh
Mày đay là bệnh được đặc trưng bởi sự hoạt động của tế bào mast. Khi
có dị nguyên xâm nhập, các tế bào lympho T nhận dạng và tiết ra các kháng
thể IgE, chúng gắn vào các receptor đặc hiệu ái lực cao FceRI trên bề mặt tế
bào mast và mở đầu cho các chuỗi phản ứng tiếp theo. Histamin và các chất
trung gian khác, như PAF và các cytokin được tiết ra từ các tế bào mast hoạt
động ở da. Kết quả dẫn tới sự hoạt hóa hệ thần kinh cảm giác, giãn mạch và
thoát huyết tương dẫn đến sự tập trung tế bào đến vùng tổn thương mày đay.


6

Về mô bệnh học, mày đay được mô tả bởi sự phù nề ở thượng bì và trung bì,
cùng với sự giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương ở mô
dưới da. Còn phù mạch có cơ chế tương tự nhưng xảy ra ở lớp hạ bì và mô
liên kết. Vùng da bị mày đay thường biểu hiện sự tăng các phân tử kết dính
nội mô, các peptid thần kinh, yếu tố tăng trưởng. Có sự thâm nhiễm các tế bào
viêm ra khỏi thành mạch như bạch cầu hạt trung tính, có thể kèm theo bạch
cầu ưa acid, bạch cầu ưa base, các đại thực bào, và tế bào lympho T nhưng
không có sự thoái hóa thành mạch. Đây chính là đặc trưng của viêm mạch
trong bệnh mày đay. Vùng da không tổn thương ở bệnh nhân mày đay mạn
tính tự phát cũng có sự gia tăng các phân tử kết dính, thâm nhiễm các bạch
cầu ưa acid và có mặt của các cytokin. Một số tác giả cũng đề cập đến có sự
tăng từ nhẹ đến trung bình của tế bào mast. Những nghiên cứu này còn nhấn
mạnh đến phức hợp tự nhiên trong sinh bệnh học của mày đay, chúng góp

phần gây ra sự giải phóng histamin từ các tế bào mast ở da. Những đặc trưng
này của bệnh mày đay cũng được nhận thấy ở trong một số tình trạng viêm
khác nên chúng không đặc hiệu và không có giá trị chẩn đoán. Các marker
sinh học đặc hiệu để phân biệt các typ mày đay khác nhau và phân biệt bệnh
mày đay với các trình trạng khác đang được tìm kiếm.

Hình 1.1. Hoạt động của tế bào mast tại vùng da tổn thương
ở bệnh mày đay.
Nguồn: />

7

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh mày đay:
Thuốc là một trong những tác nhân hàng đầu được nghi ngờ là nguyên
nhân bệnh. Nhiều trường hợp dừng hoàn toàn thuốc nghi ngờ khởi phát bệnh
mày đay hoặc thay thế bằng một nhóm thuốc khác đã giúp cải thiện triệu
chứng rõ rệt.
Các tác nhân vật lý được đề cập đến rất nhiều trong mày đay mạn tính có
yếu tố khởi phát. Thông tin đầy đủ của từng loại tác nhân rất quan trọng giúp
người bệnh hiểu rõ để nhận biết và phòng tránh chúng trong đời sống hàng
ngày. Ví dụ như trong bệnh mày đay do áp lực hay chứng vẽ nổi, biện pháp
đơn giản là làm rộng phần tay cầm của những túi xách nặng để giảm áp lực đối
với bệnh mày đay do áp lực và giảm ma sát, tránh các triệu chứng của chứng vẽ
nổi. Hoặc trong bệnh mày đay do ánh sáng mặt trời, việc xác định độ dài bước
sóng từng vùng để lựa chọn kem chống nắng phù hợp là rất cần thiết.
Tình trạng nhiễm trùng cũng được báo cáo có liên quan tới mày đay mạn
tính. Điều này có ý nghĩa trong một số trường hợp, nhưng một số nghiên cứu
cũng chỉ ra các kết quả mâu thuẫn và những điểm yếu về phương pháp luận.
Các vi khuẩn được nhắc đến gồm Helicobacter pylori gây bệnh lý dạ dày hay
các vi khuẩn vùng mũi họng [13]. Kí sinh trùng đường ruột hiếm gặp và được

nhận thấy là tác nhân gây mày đay mạn ở những nước công nghiệp phát triển
[13]. Trước đây, candida đường ruột được cho là nguyên nhân quan trọng của
mày đay mạn tính [13] nhưng những phát hiện gần đây không ủng hộ vai trò
của nó trong việc gây ra bệnh mày đay [14]. Ngoài các bệnh truyền nhiễm,
các quá trình viêm mạn tính cũng được xác định là yếu tố gây nên bệnh mày
đay mạn tính, đặc biệt các bệnh viêm dạ dày mạn tính, hội chứng trào ngược
dạ dày thực quản, viêm ống mật, túi mật, viêm gan virus [15].
Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về cơ chế tác động của stress nhưng
cũng có bằng chứng cho thấy có sự liên quan về mức độ nghiêm trọng và hoạt


8

động của bệnh với mức độ stress [16]. Đặc biệt, sự căng thẳng về thể chất và
tinh thần có liên quan tới mày đay do cholinergic [17].
Dị ứng thức ăn qua IgE là nguyên nhân hiếm gặp gây ra mày đay mạn
tính. Một số loại thức ăn như hải sản, các loại hạt, trứng, lùa mì, đậu nành là
tác nhân gây bệnh thường gặp [18].
1.1.6. Gánh nặng bệnh tật
Mày đay mạn tính mang lại một gánh nặng đáng kể với người bệnh, gia
đình, hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội. Những bảng điểm đánh giá mức
độ ảnh hưởng của mày đay được sử dụng trong nghiên cứu và thực hành lâm
sàng như bảng điểm đánh giá mức độ hoạt động của phù mạch (angioedema
activity score, AAS), bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân mày đay
mạn (chronic urticaria quality of life questionnaire, CU-Q2oL). Bộ câu hỏi
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân phù mạch (angioedema quality of life
questionnaire, AE-QoL) và test kiểm soát mày đay (urticaria control test,
UCT) giúp xác định tốt hơn về ảnh hưởng và tác động của mày đay mạn tính
tới người bệnh.
Điểm Ban


Ngứa

0

Không có

Không

1

Nhẹ (<20 ban/24 giờ)

Nhẹ (không gây phiền phức và khó chịu)

2

Trung bình (20-50 ban/ 24 giờ)

Trung bình (gây phiền phức nhưng
không ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt
động hàng ngày)

3

Nặng (>50 ban/ 24 giờ hoặc có Nặng (nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
vùng ban tập hợp thành mảng)
giấc ngủ và hoạt động hàng ngày)

Tổng điểm: 0-6 điểm/ngày, đánh giá trong vòng 1 tuần (tối đa 42

điểm/tuần)


9

Trước đây, O’Donnell và cộng sự đã chỉ ra rằng điểm số đánh giá về tình
trạng sức khỏe ở bệnh nhân mày đay mạn tính tự phát được so sánh ngang
bằng với những bệnh nhân có bệnh lí mạch vành[19]. Hơn nữa, tình trạng sức
khỏe và mức độ hài lòng ở bệnh nhân mày đay mạn tính tự phát thấp hơn so
với bệnh nhân có bệnh lí dị ứng đường hô hấp [20]. Mày đay mạn tình còn
tiêu tốn chi phí đáng kể cho người bệnh và xã hội [21],[22],[23].
1.1.7. Triệu chứng lâm sàng
Ngứa: thường là dấu hiệu đầu tiên, thường xảy ra ở nơi sắp sửa xuất hiện
các tổn thương, mức độ ngứa mang tính chủ quan của từng bệnh nhân và phụ
thuộc vào mức độ bệnh. Đây là triệu chứng khiến bệnh nhân khó chịu, ảnh
hưởng đến công việc, học tập, sinh hoạt của bệnh nhân.
Thương tổn da cơ bản: dát đỏ, sẩn phù kích thước 1-8 cm, màu đỏ hoặc
màu trắng với viền đỏ xung quanh, đa hình thái, hình tròn, ovan hoặc đa cung,
ranh giới rõ với vùng da lành xung quanh. Các thương tổn khu trú hoặc lan
rộng thành từng mảng lớn, phân bố khắp nơi trên cơ thể. Thời gian tồn tại
ngắn, từ 30 phút cho đến 24 giờ.
Phù mạch: sưng nề mí mắt, môi, lưỡi, đầu chi và có thể ở cả niêm mạc
các cơ quan nội tạng như phù thanh quản gây khó thở, phù mạch ở niêm mạc
dạ dày, đường ruột gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa,…
Có thể mày đay chỉ tồn tại đơn thuần hoặc kết hợp với phù mạch.
1.1.8. Cận lâm sàng
- Mô bệnh học: hình ảnh phù trung bì, mô dưới da, giãn mạch nhưng
không có sự phá hủy thành mạch. Có hiện tượng khử hạt tế bào mast và xâm
nhập của các tế bào viêm, chủ yếu là tế bào lympho tại mô tổn thương.
- Huyết thanh học:

Định lượng IgE, tự kháng thể FceRI
Các xét nghiệm liên quan tới các bệnh viêm gan virus, bệnh lí miễn dịch
như lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren


10

- Huyết học:
Tốc độ máu lắng tăng
Bạch cầu ái toan tăng tạm thời ở bệnh nhan dị ứng
Bổ thể giảm
- Siêu âm: chẩn đoán sớm bệnh phù mạch di truyền ở những bệnh nhân
mày đay có kèm theo đau bụng
- Xét nghiệm kí sinh trùng, vi khuẩn
Xét nghiệm phân tìm KST đường tiêu hóa
Nội soi dạ dày, xét nghiệm tìm Helicobacter pylori ở những bệnh nhân
có kèm viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Các test trong mày đay vật lý
Mày đay do lạnh: đá lạnh, nước lạnh, gió lạnh
Mày đay do áp lực: test áp lực, test ngưỡng
Mày đay do nhiệt: nước nóng
Mày đay do ánh nắng: test với UV và ánh sáng nhìn được ở các bước
sóng khác nhau. Loại trừ các bệnh da do ánh sáng khác.
Mày đay vẽ nổi: dấu hiệu vẽ nổi, test ngưỡng
Mày đay do nước: mặc áo ướt ở nhiệt độ cơ thể trong 20 phút
Mày đay do cholin: vận động, tắm nóng
Mày đay do tiếp xúc: test lẩy da
1.1.9. Chẩn đoán
Mày đay cấp
Mày đay cấp tính được chẩn đoán chủ yếu dựa vào tiền sử và triệu chứng

lâm sàng. Mày đay cấp tính thường tự khỏi và kéo dài tối đa trong vòng 6
tuần. Vì vậy các test chẩn đoán không được khuyến cáo để chẩn đoán mày
đay cấp tính. Trừ thường hợp nghi ngờ mày đay do dị ứng typ 1 ở những bệnh
nhân nhạy cảm hoặc có những yếu tố liên quan khác như thức ăn, thuốc


11

chống viêm không steroid. Trong trường hợp này, test dị nguyên nên được
tiến hành để tìm ra nguyên nhân thích hợp giúp phòng tránh.
Mày đay mạn tính
Việc chẩn đoán mày đay mạn gồm 3 mục tiêu: 1. Loại trừ các chẩn đoán
phân biệt, 2. Đánh giá mức độ hoạt động, ảnh hưởng và kiểm soát bệnh mày
đay, 3. Xác định các yếu tố nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh hoặc
chỉ ra các nguyên nhân gây bệnh.
1. Mày đay và phù mạch có thể là biểu hiện của một số tình trạng bệnh
khác. Ở bệnh nhân chỉ có mày đay (không có phù mạch) cần đưa ra các chẩn
đoán phân biệt với mày đay viêm mạch và rối loạn đáp ứng viêm tại chỗ như
hội chứng Schnitzler hay hội chứng cryopyrin có chu kì. Mặt khác, những
bệnh nhân chỉ có phù mạch (không có mày đay) thì cần chẩn đoán phân biệt
với các tình trạng phù mạch qua trung gian bradykinin, phù mạch do thuốc ức
chế men chuyển, phù mạch không liên quan tế bào mast, phù mạch di truyền
typ 1-3...
2. Đánh giá ban đầu về mức độ hoạt động bệnh (UAS, AAS), về mức độ
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh (CU-Q2oL, AE-QoL), và
mức độ kiểm soát bệnh mày đay (UCT) là không thể thiếu để đưa ra quyết
định điều trị, cung cấp thông tin hữu ích về gánh nặng bệnh tật với người
bệnh, cũng như yếu tố nguy cơ.
3. Hỏi tiền sử là vấn đề thiết yếu để tìm nguyên nhân và các yếu tố nguy
cơ ở bệnh mày đay, đặc biệt ở các bệnh nhân mắc mày đay lâu năm và không

kiểm soát được.
Trong những thập kỉ gần đây, đã có nhiều tiên bộ trong việc xác định
nguyên nhân của các typ và dưới typ mày đay khác nhau [24],[25],[26]. Trong
số đó, bệnh tự miễn qua trung gian tự kháng thể trực tiếp chống lại các
receptor có ái lực cao với IgE (kháng thể kháng FceRI) hoặc các kháng thể


12

kháng IgE, giả dị ứng với thức ăn và thuốc (phản ứng quá mẫn không dị ứng),
các bệnh nhiễm trùng cấp và mạn (Helicobacter pylori hoặc Anisakis simplex)
được xem như là nguyên nhân của mày đay mạn tính. Tuy nhiên, có sự thay
đổi về tần số các bệnh nền ở các nghiên cứu khác nhau. Điều này cũng phản
ánh sự khác nhau giữ các khu vực trên thế giới, như chế độ ăn, tỉ lệ nhiễm
trùng. Vì vậy điều quan trọng là không nhất thiết phải tìm ra mọi nguyên nhân
gây bệnh ở tất cả các bệnh nhân. Bước đầu tiên trong việc chẩn đoán mày đay
chính là hỏi tiền sử bệnh chi tiết giúp định hướng bệnh. Những điểm cần chú
ý khi khai thác tiền sử bệnh:
- Thời gian khởi phát bệnh
- Kích thước, hình dạng, sự phân bố của tổn thương
- Có kèm theo phù mạch hay không
- Các triệu chứng khác kèm theo như sốt, đau nhức xương khớp, đau
bụng, khó thở
- Tiền sử gia đình mắc mày đay hoặc phù mạch
- Tổn thương có liên quan đến các yếu tố vật lí, các hoạt động thể dục không
- Sự liên quan đến thuốc, thức ăn, thời tiết, sự căng thẳng, hay tình trạng
nhiễm trùng không
- Sự liên quan với nhịp ngày đêm, chu kì kinh nguyệt, kì nghỉ lễ
- Tiền sử nghề nghiệp, xã hội và các hoạt động giải trí.
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh tự miễn, bệnh dị ứng, bệnh nhiễm trùng hay

các vấn đề về rối loạn tiêu hóa
- Ở những bệnh nhân đã từng mắc mày đay, chúng ta cần hỏi về chẩn
đoán, liệu pháp điều trị, liều, thời gian điều trị cũng như kết quả điều trị trước đây.
Bước thứ hai là thăm khám lâm sàng và sử dụng một số test vật lý để
chẩn đoán các typ mày đay.


13

Những nhóm bệnh mày đay khác nhau có thể biểu hiện các triệu chứng
lâm sàng khác nhau và thường rất ngứa gây cảm giác khó chịu. Ví dụ những
ban mày đay nhỏ, có quầng đỏ lớn xung quanh đặc trưng cho mày đay
cholinergic, ban dạng đường kẻ gặp trong chứng vẽ nổi, ban tổn thương tập
trung ở vùng da hở trong mà đay do lạnh hoặc ánh sáng. Những mày đay vật
lý có thể được xác định bởi những test dị nguyên như dùng những vật tù vẽ
lên da để nhận biết chứng vẽ nổi, những kích thích nóng lạnh sẽ cho biết
chứng mày đay do nhiệt, hay những bài tập vận động giúp xác định nhóm
mày đay liên quan đến cholinergic,…
Những tổn thương mày đay xuất hiện từng đợt (dưới 6 tuần) và biểu hiện
như nhau giữa các đợt thường liên quan đến phản ứng dị ứng do thức ăn,
thuốc. Vì vậy chúng ta cần chú ý trong việc khai thác tiền sử ở những bệnh
nhân này. Những test lẩy da, test kích thích được áp dụng cho những bệnh
nhân này nhằm xác định sự tăng mẫn cảm với tác nhân gây bệnh qua trung
gian IgE, nhưng có một số loại thuốc không liên quan đến IgE như NSAIDs,
opioids cũng gây nên tình trạng mày đay.
Ở trẻ em, mày đay có thể liên quan đến tình trạng nhiễm virus, vi khuẩn
như nhóm Streptococcus và người ta cũng nhận thấy tình trạng này ở người
lớn liên quan với nhiễm virus viêm gan B, nhiễm EpsteinBarr virus…
Thương tổn ở mày đay mạn tính kéo dài trên 6 tuần, được chia thành
mày đay mạn tính tự phát không tìm được nguyên nhân và mày đay mạn tính

có yếu tố khởi phát. Khoảng 40% những trường hợp này có kèm theo phù
mạch, thường ở đầu chi, mí mắt, môi, lưỡi, thanh quản nhưng không bao giờ
có thương tổn ở khí quản. Dạng thương tổn này ít ngứa, thường là đau rát.


14

Sơ đồ 1. Các bước tiếp cận chẩn đoán bệnh mày đay
1.1.10. Điều trị
1. Mục tiêu điều trị là điều trị cho đến khi khỏi bệnh.
2. Cách tiếp cận điều trị mày đay mạn:
a. Xác định là loại bỏ nguyên nhân.
b. Tránh các yếu tố nguy cơ.
c. Giải mẫn cảm và/hoặc
d. Sử dụng thuốc ngăn cản giải phóng chất trung gian hóa học của tế
bào mast và/hoặc ảnh hưởng của các chất trung gian tế bào mast.


15

3. Điều trị tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản, điều trị tối ưu khi cần và tối
thiểu nhất có thể. Điều này có nghĩa phải cá thể hóa điều trị, phác đồ điều trị
phụ thuộc vào diễn biến của bệnh và phụ thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân.
Xác định và loại bỏ nguyên nhân, tránh các yếu tố nguy cơ
Để loại bỏ nguyên nhân cần phải chẩn đoán chính xác bệnh. Tuy nhiên
xác định nguyên nhân mày đay mạn ở hầu hết các trường hợp là rất khó, ví dụ
nhiễm trùng có thể là nguyên nhân, có thể là yếu tố nguy cơ hay không liên
quan đến bệnh. Cách duy nhất xác định nguyên nhân đó là sử dụng test kích
thích mù đôi, triệu chứng bệnh thuyên giảm khi loại bỏ yếu tố được nghi ngờ
là nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng sẽ quay trở lại khi tiếp xúc với

nguyên nhân. Tuy nhiên, các triệu chứng của mày đay có thể xuất hiện và tự
mất đi tình cờ, sự thay đổi của triệu chứng khi làm test diễn ra một cách trùng
hợp ngẫu nhiên.
Giải mẫn cảm
Giải mẫn cảm có thể có ích ở một số dưới typ mày đay. Tuy nhiên, giải
mẫn cảm chỉ kéo dài trong vài ngày, vì thế sự tiếp xúc hàng ngày được duy trì
ở ngưỡng là cần thiết. Giải mẫn cảm và việc duy trì chúng thường khó tuân
thủ, như trong trường hợp mày đay do lạnh thì bệnh nhân phải tắm nước lạnh
hàng ngày nên rất khó chấp nhận được điều này.
Điều trị triệu chứng bằng thuốc
Nguyên tắc chung của điều trị bằng thuốc là để giảm hoàn toàn triệu
chứng, sử dụng thuốc nhiều nhất nếu cần và ít nhất nếu có thể. Các thuốc có
tác dụng khác nhau được lựa chọn trong các đợt khác nhau của bệnh.
Lựa chọn chính để giảm triệu chứng là giảm tác dụng của chất trung gian
tế bào mast như histamin, PAF và các thuốc khác tác động trên các cơ quan
đích. Các triệu chứng của mày đay liên quan với hoạt động của histamin trên
receptor H1 ở các tế bào nội mô và tận cùng thần kinh (gây ngứa). Vì thế,


16

điều trị liên tục bằng kháng histamin H1 là đặc biệt quan trọng trong điều trị
mày đay. Sử dụng liên tục kháng histamin H1 ở mày đay mạn tính được ủng
hộ bởi các thử nghiệm lâm sàng và cơ chế tác dụng của thuốc, chúng ức chế
hồi phục và có ái tính hơn với các receptor H1 không hoạt động, ổn định
chúng ở trạng thái đó và đưa về cân bằng ở trạng thái không hoạt động.
Tuy nhiên, các chất trung gian tế bào mast khác (PAF,leukotrien,
cytokin) có thể liên quan đến quá trình xâm nhập các tế bào ái kiềm, lympho
và tế bào ái toan. Các tác nhân này đáp ứng hoàn toàn với một đợt ngắn điều
trị corticoid và không đáp ứng với kháng histamin.

Các đánh giá chung về sử dụng thuốc liên quan đến cả mày đay mạn tính
và cấp tính. Sự khác nhau giữa mày đay mạn tính có yếu tố khởi phát và mày
đay mạn tính tự phát là ở một số dạng mày đay vật lý, như mày đay do lạnh
thì điều trị từng đợt có hiệu quả hơn điều trị liên tục. Đặc biệt nếu bệnh nhân
biết được việc sẽ tiếp xúc các tác nhân kích thích từ trước, như đi ra lạnh thì việc
sử dụng kháng histamin H2 dự phòng trước đó 2 giờ đủ để kiểm soát bệnh.
Kháng histamin được lưu hành từ những năm 1950. Kháng histamin thế
hệ 1 có tác dụng kháng cholinergic, tác dụng gây ngủ, có tương tác với rượu
và các thuốc tác động trên thần kinh trung ương khác (an thần, giảm đau...).
Chúng có thể gây ra cử động nhanh nhãn cầu khi ngủ và tác động lên học tập,
làm việc. Các tác động này đặc biệt tăng lên khi thực hiện các hoạt động phối
hợp và phức tạp như lái xe. Trong GA²LEN (Global Allergy and Asthma
European Network) khuyến cáo mạnh rằng không sử dụng kháng histamin thế
hệ 1 trong điều trị dị ứng kéo dài ở người lớn và đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Quan điểm này được tổ chức y tế thế giới đồng ý trong hướng dẫn
ARIA. Dựa trên các bằng chứng liên quan đến tác dụng phụ của kháng
histamin thế hệ 1, khuyến cáo rằng không nên sử dụng kháng histamin thế hệ
1 là lựa chọn đầu tiên trong điều trị mày đay mạn, trừ ở một số nơi không có


17

sẵn kháng histamin thế hệ 2. Tác dụng phụ của kháng H1 thế hệ 1 liên quan
đến sự thấm qua hàng rào máu não, gắn vào receptor H1 ở hệ thần kinh trung
ương và tương tác với tác dụng dẫn truyền thần kinh của histamin.
Sự phát triển của kháng histamin thế hệ 2 đã tạo ra các thuốc có tác dụng
ít hoặc không gây ngủ và không có tác dụng kháng cholinergic. Các thuốc
kháng histamin thế hệ 2 mới nên được xem là lựa chọn đầu tiên trong điều trị
triệu chứng trong mày đay bởi tính an toàn của chúng. Tuy nhiên, đến nay
nhiều so sánh trong các thử nghiệm lâm sàng về tác dụng và an toàn của

kháng histamin thế hệ 2 vẫn còn chưa được đầy đủ.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích của việc sử dụng liều cao hơn kháng
histamin thế hệ 2 ở các bệnh nhân nghiên cứu và bằng chứng ở các nghiên
cứu trước đây cùng đưa ra kết luận giống nhau như việc sử dụng kháng
histamin thế hệ 1. Có sự thay đổi ở các nghiên cứu khác nhau về việc sử dụng
liều gấp 4 lần so với liều khuyến cáo của bilastin, desloratadin, ebastin,
fexofenadin, levocetrizin và rupatadin.
Tóm lại, các nghiên cứu gợi ý rằng phần lớn bệnh nhân mày đay không
đáp ứng với liều thông thường sẽ có đáp ứng tốt hơn với việc tăng liều. Các
thuốc kháng histamin ở liều thông thường là lựa chọn đầu tiên và tăng liều chỉ
là lựa chọn thứ 2 trong điều trị triệu chứng mày đay.
Các liệu pháp đối với bệnh nhân không đáp ứng với kháng histamin
Omalizumab (ani-IgE) được chỉ ra có tác dụng rất tốt và an toàn trong
điều trị mày đay mạn tính tự phát. Omalizumab cũng được báo cáo có tác
dụng trong mày đay mạn tính có yếu tố khởi phát, mày đay do lạnh, mày đay
do nắng, mày đay do nhiệt, hội chứng vẽ nổi cũng như trong mày đay áp lực.
Trong mày đay mạn tính tự phát, omalizumab bảo vệ khỏi phát triển phù
mạch, cải thiện chất lượng cuộc sống, phù hợp với điều trị lâu dài và có tác
dụng trong mày đay tái phát. Omalizumab trong mày đay mạn tính có tác


18

dụng ở liều 150-300 mg/tháng. Liều của thuốc phụ thuộc vào nồng độ IgE
toàn phần huyết thanh. Khuyến cáo sử dụng liều ở mày đay mạn tính tự phát
là 300mg mỗi tháng. Liều thông thường và thời gian điều trị thay đổi ở mỗi
quốc gia.
Cyclosporine A cũng có tác dụng trực tiếp, trung bình lên sự giải phóng
các chất trung gian của tế bào mast. Tác dụng của cyclosporin A trong kết hợp
với kháng histamin thế hệ 2 mới được chỉ ra trong các thử nghiệm kiểm soát

thuốc an thần cũng như trong các thử nghiệm ở trong mày đay mạn tính tự
phát, nhưng nó không được khuyến các như là thuốc chính do tác dụng phụ
rất nhiều. Ciclosporin A là thuốc không chính thống trong điều trị mày đay và
được khuyến cáo với những bệnh nhân không đáp ứng với kháng histamin và
omalizumab, kể cả kết hợp hai thuốc. Tuy nhiên cyclosporin A có tỉ lệ nguy
cơ trên lợi ích tốt hơn so với với sử dụng corticoid kéo dài.
Một số thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã đánh giá tác dụng của kháng
receptor leukotrien (LTRA). Các nghiên cứu khó để so sánh do sự khác nhau
của quần thể nghiên cứu. Nhìn chung mức độ bằng chứng về tác dụng của
LTRA trong điều trị mày đay còn thấp nhưng tốt nhất vẫn là montelukast.
Hiện tại, các thuốc corticosteroid bôi thường được sử dụng và tác dụng
tốt với các bệnh dị ứng, nhưng trong mày đay nó lại không có lợi ích (trừ
trong mày đay áp lực chưa có nhiều bằng chứng). Nếu corticosteroid đường
toàn thân được sử dụng, liều 20-50 mg/ngày prednisone được lựa chọn và
phải ngăn ngừa biến chứng khi sử dụng lâu dài. Trong mày đay cấp và đợt cấp
của mày đay mạn tính tự phát, một đợt ngắn corticosteroid đường uống, điều
trị tối đa trong 10 ngày có thể có ích trong giảm thời gian, tình trạng hoạt
động của bệnh. Tuy nhiên các nghiên cứu có chất lượng còn ít.
Trong khi kháng histamin có thể sử dụng tăng liều đến gấp 4 lần liều
khuyến cáo để kiểm soát triệu chứng ở phần lớn bệnh nhân mày đay trong


19

thực hành lâm sàng, các thuốc khác là cần thiết trong việc kiểm soát ở các
bệnh nhân không đáp ứng. Trước khi thay đổi sang một thuốc khác, khuyến
cáo nên chờ 1-4 tuần để đánh giá tác dụng đầy đủ của thuốc đang dùng. Nếu
mức độ nặng mày đay có thể thay đổi, sự hồi phục tự phát có thể xảy ra bất kì
thời gian nào, nên khuyến cáo cần đánh giá lại sự cần thiết của việc tiếp tục sử
dụng thuốc hay đổi sang thuốc điều trị khác trong 3-6 tháng.

Trừ omalizumab và cyclosporin A, cả hai đều được giới hạn bởi giá
thành cao, còn những phương pháp điều trị khác, như kết hợp giữa kháng
histamin thế hệ 2 mới và LTRA đều dựa trên các nghiên cứu lâm sàng với
bằng chứng thấp.
Hiện nay, kháng H2 và dapsone được khuyến cáo trước đây trong các
hướng dẫn được nhận thấy ít có hiệu quả để duy trì trong các phác đồ nhưng
vẫn được sử dụng ở một số khu vực chăm sóc sức khỏe bị hạn chế.
Sulfasalazin, methotrexat, interferon, lọc huyết tương, ánh sáng trị liệu,
immunoglobulin tĩnh mạch và các lựa chọn điều trị có bằng chứng thấp hoặc
chỉ có các ca lâm sàng được công bố. Mặc dù thiếu các bằng chứng được
công bố, tất cả các thuốc có thể có giá trị đối với các bệnh nhân khác nhau
trong bệnh cảnh lâm sàng thích hợp.
Các thuốc kháng TNF-alpha và immunoglobulin tĩnh mạch được báo cáo
có hiệu quả trong các trường hợp công bố và được khuyến cáo chỉ sử dụng ở
các trung tâm chuyên khoa như là sự lựa chọn cuối cùng.
Trong điều trị mày đay mạn tính tự phát và bệnh vẽ nổi, UV-B, UV-A và
PUVA trong 1-3 tháng đơn thuần hoặc kết hợp với điều trị bằng kháng
histamin.
Một số điều trị thay thế được cho là không có tác dụng trong một số
nghiên cứu cũng như không được sử dụng tiếp do đánh giá khuyến cáo mức
thấp. Các thuốc này bao gồm tranxemic acid và sodium cromoglycate trong


×