ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------
LỮ THỊ HẢI
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI XOAN ĐÀO
(Pygeum arboreum Endl) TẠI XÃ NGHINH TƢỜNG
HUYỆN VÕ NHAI - TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Quản Lý Tài Nguyên Rừng
Khoa
: Lâm Nghiệp
Lớp
: 44 - QLTNR
Khóa học
: 2012-2016
Thái Nguyên, năm 2016
Comment [M1]:
Comment [M2]:
Comment [M3]:
Comment [M4]:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------
LỮ THỊ HẢI
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI XOAN ĐÀO
(Pygeum arboreumEndl) TẠI XÃ NGHINH TƢỜNG
HUYỆN VÕ NHAI - TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn
: Chính quy
: Quản Lý Tài Nguyên Rừng
: 44 - QLTNR
: Lâm Nghiệp
: 2012-2016
: ThS. Phạm Thu Hà
Thái Nguyên, năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi.Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là quá trình điều tra
trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan, chưa công bố trên tài liệu
nào.Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho vi ệc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Ngƣời viết cam đoan
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
ThS. Phạm Thu Hà
Lữ Thị Hải
Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu.
(Ký, ghi rõ họ tên)
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học,
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô trong
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình
học tập tại trường qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ
quý báu này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng
dẫn ThS. Phạm Thu Hà người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bác,các cô,các chú các
anh các chị đang công tác tại trạm kiểm lâm xã Nghinh Tường và UBND xã
Nghinh Tường đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc hướng dẫn, cung cấp các
thông tin,tài liệu và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài của mình trong thời
gian qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên
bản đề tài nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo, các bạn sinh viên
để hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 06 năm 2016
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Biểu 2.1: Tình hình đất đai của xã Nghinh Tường năm 2015........................ 17
Biểu 2.2: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2013, 2014, 2015 21
Biểu 2.3: Tình hình sản xuất ngành Nông nghiệp của xã qua ba năm 2013 - 2015 .. 26
Bảng 4.1:Kết quả điều tra loài Xoan đào trên các ô tiêu chuẩn ..................... 42
Bảng 4.2: Kích thước cây tiêu chuẩn loài Xoan đào trưởng thành. ............... 44
Bảng 4.3: Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao nơi có loài Xoan đào
phân bố tại vị trí chân đồi. ............................................................ 47
Bảng 4.4: Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao nơi có loài Xoan đào
phân bố tại sườn đồi ..................................................................... 48
Bảng 4.5: Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao nơi có loài Xoan đào phân
bố tại đỉnh đồi............................................................................... 49
Bảng 4.6: Hình thái phẫu diện đất tại khu vực có Xoan đào phân bố. ........... 54
Bảng 4.7: Tổ thành cây tái sinh ở nơi có Xoan đào phân bố ........................ 56
Bảng 4.8: Mật độ tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng ............................. 59
Bảng 4.9: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ........................................... 60
Bảng 4.10: Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao của lâm phần và Xoan đào . 61
Bảng 4.11: Đặc điểm tầng cây bụi và thảm tươi nơi có loài Xoan đào phân bố.. 63
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu tổng quát .......................................................... 31
Hình 3.2: Một số hình ảnh lập OTC và điều tra. ........................................... 32
Hình 3.3: Hình dạng, kích thước OTC và sơ đồ bố trí ODB. ........................ 34
Hình 4.1: Thân cây Xoan đào ....................................................................... 44
Hình 4.2: Lá cây Xoan đào (mặt trước) ....................................................... 45
Hình 4.3: Lá cây Xoan đào (mặt sau) ........................................................... 45
Hình 4.4: Quả cây Xoan đào ........................................................................ 46
v
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ
TTT
Viết tắt
1
D1.3
2
Dt
Đường kính tán
3
TT
Thứ tự
4
Ha
Hecta
5
Hvn
Chiều cao vút ngọn
6
Hdc
Chiều cao phân cành
7
N
Số cây
8
CTV
9
LP
Lâm phần
10
ODB
Ô dạng bản
11
OTC
Ô tiêu chuẩn
12
T
13
TB
Trung bình
14
X
Xấu
15
ĐTC
15
CN-NN-DV
16
GTVT
Giao thông vận tải
13
ĐVT
Đơn vị tính
14
𝐻m
Đường kính ngang ngực
Cây triển vọng
Tốt
Độ tàn che
Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ
Chiều cao trung bình
vi
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .................................................................................................. i
Lời cảm ơn ..................................................................................................... ii
Danh mục các bảng ....................................................................................... iii
Danh mục các hình ........................................................................................ iv
Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt .............................................................. v
Mục lục ......................................................................................................... vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Đặt vấn đề .............................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập. ......................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ......................................................... 4
PHẦN 2.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .................................................. 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước...................................... 8
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 8
2.2.1.1. Về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thực vật......................... 8
2.2.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Xoan đào ........ 10
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................... 12
2.2.2.1. Về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thực vật....................... 12
2.2.3. Thảo luận............................................................................................ 14
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .......................... 15
2.3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 15
2.3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 15
2.3.1.2. Địa hình ........................................................................................... 15
vii
2.3.1.3. Đặc điểm đất đai .............................................................................. 16
2.3.1.4. Đặc điểm khí hậu ............................................................................. 18
2.3.1.5. Điều kiện thủy văn .......................................................................... 19
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội. ..................................................................... 20
2.3.2.1. Tình hình dân số và lao động ........................................................... 20
2.3.2.2. Tình hình kinh tế xã hội ................................................................... 23
2.4. Thuận lợi và khó khăn ........................................................................... 28
2.4.1. Thuận lợi ........................................................................................... 28
2.4.2. Khó khăn ........................................................................................... 28
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 30
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................... 30
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 30
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 31
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung .......................................................... 31
3.3.2. Tính kế thừa ....................................................................................... 31
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu ngoại nghiệp ............................................... 32
3.3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh thái loài Xoan đào (Pygeum
arboreum Endl) ............................................................................................ 33
3.3.3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lâm phần có loài Xoan đào
(Pygeum arboreum Endl) phân bố .............................................................. 33
3.3.4. Phương pháp nội nghiệp ..................................................................... 35
3.3.4.1. Xác định tổ thành loài cây tầng gỗ ................................................... 35
3.3.4.2. Mật độ cây gỗ ................................................................................... 36
3.3.4.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên ............................................... 36
3.3.4.4. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che ở rừng nơi loài Xoan đào phân bố .. 38
3.3.4.5. Đánh giá điều kiện đất tại khu vực nghiên cứu ................................ 39
3.3.4.6. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên ............. 40
viii
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 42
4.1. Tổng hợp thông tin trên các OTC đã lập. ............................................... 42
4.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) .... 43
4.2.1. Đặc điểm phân loại của loài trong hệ thống phân loại ......................... 43
4.2.2. Đặc điểm hình thái thân cây............................................................... 43
4.2.3 Đặc điểm hình thái lá ........................................................................... 45
4.2.4. Đặc điểm hình thái hoa, quả ............................................................... 46
4.3. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ............................................. 46
4.3.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ tại vị trí chân đồi.................. 46
4.3.2. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ tại vị trí sườn đồi nơi có Xoan
đào phân bố .................................................................................................. 47
4.3.4. Cấu trúc tầng thứ rừng nơi có Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) phân bố .. 50
4.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh học nơi loài Xoan đào phân bố..................... 52
4.4.1. Đặc điểm khí hậu nơi loài Xoan đào phân bố. .................................... 52
4.4.2. Đặc điểm phân bố của Xoan đào theo độ cao...................................... 53
4.4.3. Đặc điểm đất đai nơi loài phân bố....................................................... 53
4.5. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Xoan đào (Pygeum
arboreum Endl) ............................................................................................ 55
4.5.1. Tổ thành cây tái sinh........................................................................... 55
4.5.1.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh ........................................... 56
4.5.1.2. Đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng............ 59
4.5.2. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ................................................. 60
4.5.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao .............................................. 61
5.5. Đặc điểm tầng cây bụi và thảm tươi nơi có loài Xoan đào phân bố........ 62
5.6. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển loài Xoan đào
(Pygeum arboreum Endl) ............................................................................. 64
5.6.1. Giải pháp về chính sách ...................................................................... 66
ix
5.6.2. Các giải pháp về kỹ thuật.................................................................... 66
5.6.3. Nâng cao ý thức và năng lực cộng đồng trong công tác bảo vệ đa dạng
sinh học ........................................................................................................ 67
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 68
5.1. Kết luận ................................................................................................ 68
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 71
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam được xem là một trong những nước tại Đông Nam Á giàu về
đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có tính đa dạng
sinh học cao nhất thế giới. Các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, biển, đồi đá
vôi, v.v,…Những nét đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là nơi
sinh sống và phát triển của nhiều loài hoang dã đặc hữu, có giá trị, trong đó có
những loài không tìm thấy bất cứ nơi nào trên thế giới. Việt Nam được biết
đến với nhiều nguồn gen hoang dã, đặc biệt là cây thuốc, các loài hoa, cây
cảnh nhiệt đới, v.v,…
Đa dạng sinh học ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn trên nhiều phương diện
khác nhau về sinh thái, kinh tế và xã hội.Tuy là một nước đa dạng sinh học
cao nhưng cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam phải đối mặt với tình
trạng suy giảm trầm trọng về hệ sinh thái nguyên nhân chủ yếu là do hoạt
động của con người gây ra: Việc chuyển đổi từ đất rừng sang đất sản xuất,
xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác gỗ trái phép, lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là
săn bắt, buôn bán các loài động vật hoang dã cũng như đánh bắt các loài thủy
sản bằng phương pháp hủy diệt,…vẫn tồn tại và nó trở thành thách thức đối
với các nhà quản lý bảo tồn đa dạng sinh học.
Nhận thức được giá trị to lớn và tầm quan trọng của đa dạng sinh học,
năm 1993 Việt Nam đã phê chuẩn công ước quốc tế về đa dạng sinh học.Năm
1995, Chính phủ đã phê duyệt và ban hành “Kế hoạch hành động đa dạng sinh
học ở Việt Nam”.Năm 2007, “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020” được xây dựng và phê duyệt triển khai.
2
Xã Nghinh Tường có 1.979,53ha rừng đặc dụng nằm trong khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
Tại khu bảo tồn Thần sa – Phượng Hoàng có hệ khu rừng núi đá độc đáo, có
tính đa dạng sinh học phong phú, với nhiều kiểu gen động thực vật quý hiếm
và nhiều hệ sinh thái chuẩn của vùng núi đá.
Tuy nhiên hệ thực vật tại khu bảo tồn có chiều hướng giảm về số lượng
và chất lượng như: Nghiến, Song mật, Táu,… ngoài ra có các loài gỗ thông
dụng khác được sử dụng nhiều trong đời sống người dân để làm nhà, đồ dân
dụng,… như Xoan đào. Một số đặc điểm của loài này như:Xoan Đào sinh
trưởng nhanh, tăng trưởng bình quân năm đạt đường kính 2 - 2,5cm và đạt
chiều cao 1,2 - 2m. Gỗ Xoan Đào được dùng làm ván lạng, ván bóc và các đồ
nội thất gia đình như cửa gỗ, bàn ghế, tủ bếp… Đặc biệt hiện nay gỗ Xoan
Đào được dùng làm ván lạng cho veneer rất phổ biến, loại gỗ này đang rất
được ưa chuộng trên thị trường. Chất liệu veneer Xoan Đào đang trở thành xu
hướng và sự lựa chọn của rất nhiều gia đình Việt. Lá non và vỏ cây có thể
dùng để chiết xuất tinh dầu.
Là loại gỗ có độ bền và độ ổn định cao, thiết kế được nhiều kiểu dáng,
mẫu mã hiện đại, sau khi đã được xử lý kỹ thuật thì độ chịu ẩm và khả năng
kháng mối mọt tốt hơn. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam năm
2012 đạt 3,8 tỷ USD - đứng thứ 6 thế giới, thứ 2 châu Á, thứ Nhất Đông Nam
Á - trong đó các mặt hàng chế biến từ gỗ Xoan Đào khá lớn. Xoan Đào cho
giá trị kinh tế rất cao .
Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đang bị thiếu hụt trầm trọng nguyên
liệu gỗ phục vụ xây dựng phát triển đô thị, khu công nghiệp, dân dụng.
3
Từ những vấn đề đang đặt ra trong thực tế hiện nay, để nhằm bảo vệ và
phát triển Xoan Đào. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm sinh học loài Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) tại xã Nghinh
Tường huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”. Trên cở sở đó có thể thấy được
các đặc điểm hình thái, sinh thái và hiện trạng phân bố của loài Xoan đào
và đề xuất một số giải pháp nhằm mục đích bảo vệ và phát triển loài.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được một số đặc điểm hình thái, vật hậu, sinh thái, phân bố,
cấu trúc tầng cây gỗ, đặc điểm tái sinh của Xoan đào (Pygeum arboreum
Endl) tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển loài
Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài.
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập.
Củng cố lý thuyết đã học, rèn luyện kỹ năng thực hành và nâng cao
kiến thức.
Biết phương pháp học tập, làm việc và nghiên cứu khoa học trong
thực tiễn.
Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
đề tài cụ thể.
Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn
tại địa bàn nghiên cứu.
Biết cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh doanh
rừng, việc bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay, nâng cao tính
bền vững của hệ sinh thái rừng.
4
Giúp nắm rõ hơn về đặc điểm sinh vật học, vật hậu của loài Xoan đào tự
nhiên.Đồng thời hiểu rõ hơn về đặc điểm phân bố sinh thái của loài này.
Đây là những kiến thức rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu học tập
và làm việc sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh vật học của loài Xoan
đào nhằm đề xuất một số biện pháp bảo vệ và phát triển loài.
Thành công của đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc việc bảo
vệ loài Xoan đào trong tự nhiên, cũng như là gây trồng, gieo ươm để phát
triển loài này.Góp phần vào phát triển nền kinh tế - xã hội của xã, của tỉnh
cũng như toàn bộ miền núiphía bắc.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở đề xuất
biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong
kinh doanh rừng rất được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo đó,
các lý thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để
trong nghiên cứu đặc điểm của 1 loài cụ thể nào đó.
Theo Odum E.P (1971) [26] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái,
trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P (1935). Ông đã
phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá
thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập
tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý.
Việc nghiên cứu sinh học loài cây trong đó có các đặc điểm hình thái
và vật hậu đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Đây là bước đầu tiên, làm
tiền đề cho các môn khoa học khác liên quan. Có rất nhiêu công trình liên
quan đến hình thái và phân loại các loài cây. Những nghiên cứu này đầu tiên
tập trung vào mô tả và phân loại các loài, nhóm loài, ...Có thể kể đến một vài
công trình rất quen thuộc liên quan đến các nước lân cận như: Thực vật chí
Hong Kong (1861) [32], Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn độ
(1874) [29], Thực vật chí Ấn độ 7 tập (1872 – 1897) [29], Thực vật chí Hải
Nam (1972 – 1977) [32], Thực vật chí Vân Nam (1977) [23], Thực vật chí
Quảng Đông, Trung Quốc (9 tập) [31]. Sự ra đời của các bộ thực vật chí đã
góp phần làm tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại cũng
như đánh giá tính đa dạng của các vùng miền khác nhau.
Về vật hậu học: Hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơ
quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố
6
ở các vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt. Điều này có ý nghĩa
cần thiết trong nghiên cứu sinh thái cá thể loài và công các chọn tạo giống.
Các công trình như nêu trên cũng đã ít nhiều nêu ra các đặc điểm về chu kỳ
hoa, quả và các đặc trưng vật hậu của từng loài, nhóm loài.
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997)[16], nước ta có khoảng 11.373 loài
thực vật thuộc 2524 chi và 378 họ. Các nhà thực vật học dự đoán con số loài
thực vật ởnước ta còn có thể lên đến 15.000 loài. Trong các loài cây nói trên
có khoảng 7.000 loài thực vật có mạch, sốloài thực vật đặc hữu của Việt Nam
chiếm khoảng 30% tổng số loài thực vật ởmiền Bắc và chiếm khoảng 25%
tổng số loài thực vật trên toàn quốc, có ít nhất 1.000 loài cây đạt kích thước
lớn, 354 loài cây có thểdùng để sản xuất gỗ thương phẩm
Xoan Đào (Pygeum arboreum Endl) là loài cây đem lại giá trị kinh tế
cao khi được trồng phổ biến và thông dụng, dễ sinh trưởng và thời gian có
thể thu hoạch ngắn.Sau chu kỳ từ 8 đến 10 năm (với các tỉnh phía Bắc), 7 - 8
năm (với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên), cây Xoan Đào đã cho khai
thác, với giá bán từ 5 - 5,5 triệu đồng/m3 (gỗ tròn) đối với loại vanh dưới
80cm và trên 6 triệu đồng/m3 đối với loại vanh từ 80cm trở lên. Bán 12,5 - 13
triệu đồng/m3 gỗ xẻ hộp, 16,5 - 18 triệu/m3 gỗ xẻ thành phẩm.
Là loại gỗ có độ bền và độ ổn định cao, thiết kế được nhiều kiểu dáng,
mẫu mã hiện đại, sau khi đã được xử lý kỹ thuật thì độ chịu ẩm và khả năng
kháng mối mọt tốt hơn. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam năm
2012 đạt 3,8 tỷ USD - đứng thứ 6 thế giới, thứ 2 châu Á, thứ Nhất Đông Nam
Á - trong đó các mặt hàng chế biến từ gỗ Xoan Đào khá lớn. Xoan Đào cho
giá trị kinh tế rất cao. Hiện tại, hầu hết gỗ Xoan Đào trên thị trường
Việt Nam được nhập khẩu từ Lào, Indonexia và Nam Phi.
Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đang bị thiếu hụt trầm trọng nguyên
liệu gỗ phục vụ xây dựng phát triển đô thị, khu công nghiệp, dân dụng. Để
7
giải quyết một phần khủng hoảng thiếu các loại gỗ phục vụ nhu cầu xin giới
thiệu các bạn chú ý tới một loại gỗ quen thuộc lâu nay lãng quên trong các
căn nhà của người dân đó là cây Xoan Đào. Xoan Đào rất dễ trồng, lớn
nhanh, gỗ tốt, giá lại gấp 10 lần keo và bạch đàn. Một cây Xoan Đào 15 năm
tuổi có đường kính 35 - 40 cm giá từ 3 - 3,5 triệu đồng. Một sào Xoan Đào
(1000m2) có thể trồng từ 150 - 200 cây. Thời gian thu hoạch tốt nhất của cây
Xoan Đào từ 6 - 8 năm tuổi.
Ở Việt Nam, Xoan Đào sinh trưởng ở độ cao từ 700 đến 1000m so với
mặt nước biển. Phân bố rải rác ở các tỉnh vùng đồi phía Bắc như Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Quảng
Ninh… và một số khu vực khác của Tây Nguyên. Tại Kom Tum, Xoan Đào
phát triển tốt ở một số huyện như: Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plong. Xoan Đào
còn rất ít cá thể ở khu vực rừng miền Đông Nam Bộ.
Các tỉnh vùng đồi phía bắc có phân bố Xoan Đào hầu hết loài này
thường phân bố ở rừng đồi đất. Là cây ưa sáng sinh trưởng tương đối nhanh.
Cây tái sinh mạnh trong các loại rừng thứ sinh và rừng tự nhiên có độ tàn che
0.3- 0.5. Cây Xoan đào có biên độ sinh thái rộng nên có thể gây trồng ở các
tỉnh miền Bắc những nơi có lượng mưa bình quân 1500-2500 mm/năm, nhiệt
độ bình quân 20-270C. Có thể trồng các loại đất còn tính chất đất rừng, nhưng
thích hợp nhất là đất feralit sâu dày, ẩm mát, thoát nước.Tuy nhiên hiện nay
rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, những vùng loài Xoan Đào phân bố cũng
đang bị tàn phá và khai thác gỗ nghiêm trọng.
Cây Xoan Đào tại địa bàn xã Nghinh Tường phân bố tương đối nhiều là
nơi giáp ranh của ba tỉnh miền núi phía Bắc là Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc
Kạn.Tuy vậy giá trị kinh tế của loài này chưa thực sự được quan tâm nhiều.
Người dân nơi đây chưa thực sự hiểu biết về loài này vì vậy việc bảo vệ là rất
khó khăn. Nhiều nơi còn phá rừng để trồng loài cây khác. Do rừng đã được
8
phân cho các hộ gia đình, tuy có một số người biết về cây Xoan Đào nhưng đa
số dân cư còn hạn hẹp về giá trị kinh tế to lớn của loài cây mang lại.
Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài cây này
nhằm góp phần nào đó để mọi người có thể biết và bảo vệ, phát triển cây
Xoan Đào. Mở rộng diện tích và gây trồng loại cây này.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1.1. Về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thực vật
Ở nước ta, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài cây bản
địa đã được thực hiện, có thể tổng hợp và liệt kê ra đây một số nghiên cứu có
liên quan như sau:
Có rất nhiều các bộ sách chuyên khảođã góp phần vào việc nghiên cứu
đa dạng sinh học thực vật chung, như các bộ về Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện
điều tra quy hoạch, (1971-1988) [21], Bộ Lâm nghiệp (1971-1988) [1]), Cây
thuốc Việt Nam (Viện dược liệu, 1990) [20], Cây tài nguyên (Trần Đình lý và
cs., 1993) [9], Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam (Trần Hợp & Nguyễn Bội Quỳnh,
1993) [5], 100 loài cây bản địa (Trần Hợp & Hoàng Quảng Hà, 1997) [6],
Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn chi và Trần Hợp, 1999) [4], Tài nguyên
cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002) [7], v.v...Gần đây Viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật cũng đã xây dựng và biên soạn được 11 tập chuyên khảo đến
họ riêng biệt. Đây là những tài liệu vô cùng quý giá góp phần vào việc nghiên
cứu về thực vật của Việt Nam.
Trong đó có 2 loài cây thuộc họ Hoa hồng(Rosaceae) đó là:Cây chua chát,
còn gọi la cây sán sá (Tầy) có tên khoa học là Malus doumeri (Bois) Chev, thuộc
họ Hoa hồng (Rosaceae) và Cây Táo mèo, còn gọi là chi tô di (Mèo) có tên khoa
học Docynia indica (Mall.) Dec. cùng thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Công
trình đã nghiên cứu về đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái, tác dụng trongy
9
học của 2 loài này. Đây là những loài cây bản địa đa tác dụng. Táo mèo được
trồng ở Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai độ cao trên 1000m.
Lê Phương Triều (2003) [17] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật
học của loài Trai lý tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tác giả đã đưa ra một số
kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài, ngoài
ra tác giả còn kết luận là: có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố
N-D1.3, N-Hvn, các mối quan hệ H-D1,3, Dt-D1,3.
Nguyễn Toàn Thắng (2008) [15] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm
học của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis) tại Lâm Đồng. Tác giả đã có
những kết luận rõ ràng về đặc điểm hình thái, vật hậu, phân bố, giá trị sử
dụng, về tổ thành tầng cây gỗ biến đổi theo đai cao từ 17 đến 41 loài, với các
loài ưu thế là Dẻ anh, Vối thuốc răng cưa, Du sam,...
Trần Minh Tuấn (1997) [18] đã nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học
loài Phỉ ba mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại Vườn Quốc gia Ba
Vì - Hà Nội, ngoài những kết quả về đặc điểm hình thái, tái sinh tự nhiên,
sinh trưởng và phân bố của loài, tác giả còn đưa ra một số định hướng về kỹ
thuật lâm sinh để tạo cây con từ hạt và trồng rừng đối với loài cây này.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) [11] trong công trình nghiên cứu “Bảo
tồn nguồn gen cây rừng”; có đề cập đến Mun như là loài cây cần được quan
tâm trong công tác bảo tồn nguồn gen. Với các mô tả về hình thái, phân bố
của loài đã được tác giả mô tả cũng như một vài đặc điểm về tái sinh tự nhiên
của loài
Kết quả nghiên cứu về loài cây Căm xe (Vương Hữu Nhị, 2004) [12];
Cây Giáng hương (Hà Thị Mừng, 2005) [10]; Cây Huỷnh, Giổi xanh (Nguyễn
Xuân Tý và Nguyễn Đức Minh, 2002)[19]; Cây Mun (Ngô Văn Nhương,
2014) [13]; Cây Vối thuốc (Đoàn Đình Tam, 2012) [14]. Các tác giả đã tập
trung làm rõ, hình thái, sinh thái, thu hái chế biến, bảo quản hạt giống, sản xuất
cây con, trồng rừng và sinh trưởng của một số loài cây nghiên cứu.
10
Vũ Văn Cần (1997) [2] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh
vật học của loài Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vườn
Quốc gia Cúc Phương, ngoài những kết luận về đặc điểm phân bố, hình thái,
vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần,… tác giả cũng đưa ra kỹ thuật
tạo cây con từ hạt đối với loài Chò đãi.
Lê Viết Lộc (1964) [8] về “Bước đầu điều tra thảm thực vật rừng Cúc
Phương” Công trình đã tiến hành điều tra 47 ô tiêu chuẩn có diện tích 1000
m2 và 2000 m2 và đã xây dựng được bản đồ phân bố của 11 loại hình ưu thế
trong vùng nghiên cứu cho thấy ở Cúc phương Chò chỉ( Parashorea
chinensisWang Hsie) là cây ưu thế lập quần trong loại hình ưu thế: Sâng –
Sấu – Chò chỉ - Đinh hương (Lê Viết Lộc, 1964. Các thảm thực vật rừng ở
Cúc Phương).
Nguyễn Bá Chất (1996) [3] đã nghiên cứu biện pháp lâm học và biện
pháp gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu về
các đặc điểm phân bố, sinh thái, tái sinh,…Tác giả đã đưa ra một số biện pháp
kỹ thuật gieo ươm cây con và trồng rừng đối với Lát hoa.
2.2.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Xoan đào.
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu, tài liệu về loài Xoan đào
(Pygeum arboreum Endl) rất hiếm và hầu như chưa có công trình nghiên cứu
nào cụ thể và chi tiết nào về loài cây này. Sau đây là một số tài liệu liên quan
đến loài Xoan đào. Tuy nhiên, các nghiên cứu về loài Xoan đào mới chỉ là
bước đầu, chưa đồng bộ và chưa đủ cơ sở để phục vụ cho việc đề xuất các biện
pháp kỹ thuật gieo ươm và gây trồng trên diện tích lớn.
Xoan Đào sinh trưởng ở độ cao từ 700 đến 1000m so với mặt nước
biển. Phân bố rải rác ở các tỉnh vùng đồi phía Bắc như Thái Nguyên, Bắc
Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh… và một
số khu vực khác của Tây Nguyên. Tại Kom Tum, Xoan Đào phát triển tốt ở
11
một số huyện như: Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plong. Xoan Đào còn rất ít cá thể
ở khu vực rừng miền Đông Nam Bộ[34].
Xoan Đào sinh trưởng nhanh, tăng trưởng bình quân năm đạt đường
kính 2 - 2,5cm và đạt chiều cao 1,2 - 2m. Gỗ Xoan Đào được dùng làm ván
lạng, ván bóc và các đồ nội thất gia đình như cửa gỗ, bàn ghế, tủ bếp… Đặc
biệt hiện nay gỗ Xoan Đào được dùng làm ván lạng cho veneer rất phổ biến,
loại gỗ này đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Chất liệu veneer Xoan
Đào đang trở thành xu hướng và sự lựa chọn của rất nhiều gia đình Việt. Lá
non và vỏ cây có thể dùng để chiết xuất tinh dầu.
Là loại gỗ có độ bền và độ ổn định cao, thiết kế được nhiều kiểu dáng,
mẫu mã hiện đại, sau khi đã được xử lý kỹ thuật thì độ chịu ẩm và khả năng
kháng mối mọt tốt hơn. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam năm
2012 đạt 3,8 tỷ USD - đứng thứ 6 thế giới, thứ 2 châu Á, thứ Nhất Đông Nam
Á - trong đó các mặt hàng chế biến từ gỗ Xoan Đào khá lớn. Xoan Đào cho
giá trị kinh tế rất cao.
Xoan Đào cũng thuộc họ Hoa hồng(Rosaceae), nên có tính chịu hạn
cao. Thích hợp với vùng đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn.
“Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Xoan đào bản
địa (Pygeum arboreum Endl)phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh
Lào Cai” (2013)[33] do Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng thực hiện. Địa
điểm triển khai thực hiện tại huyện Văn Bàn. Mục tiêu nghiên cứu cơ bản của
đề tài, nhằm xác định được các đặc tính sinh học, vật hậu học và xây dựng
được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng mô hình cây xoan đào để gia tăng
số lượng, giảm nguy cơ tuyệt chủng.Kết quả bước đầu: Cơ quan thực hiện đã
xác định được vị trí phân bố của 50 cây trội để theo dõi nghiên cứu một số
đặc điểm lâm học, sinh thái, vật hậu học và thu hái, bảo quản hạt giống. Gieo
ươm được 7 vạn cây giống, cây cao bình quân khoảng 60 – 80 cm sinh trưởng
12
và phát triển tốt. Hiện đang tiếp tục theo dõi chăm sóc cây giống tại vườn
ươm thuộc xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Kỹ thuật trồng cây Xoan đào(Pygeum arboreum Endl)của Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam [34] đã nêu lên các đặc điểm hình thái, đặc điểm
sinh thái, giống và tạo cây con. Ngoài ra còn cho biết về kỹ thuật trồng và
chăm sóc rừng, khai thác và sử dụng.
Qua khảo sát Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) tại địa phương xã
Hiếu, huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum cho thấy loài cây ưa sáng hoàn toàn,
ngoài ra việc khảo sát còn nghiên cứu về vấn đề hình thái vật hậu, tái sinh,
mật độ, giá trị kinh tế, biện pháp kỹ thuật trong gieo ươm cây Xoan đào từ hạt
và các biện pháp lâm sinh trồng và chăm sóc loài này[34].
Quyết định của bộ lâm nghiệp số 2198/CNR ngày 26 tháng 11 năm
1977 ban hành bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong
cả nước của bộ trưởng bộ lâm nghiệp thì Xoan đào (Pygeum arboreum Endl)
thuộc gỗ nhóm VI[35].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nướcngoài
2.2.2.1. Về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thực vật
Họ Hoa hồng (danh pháp khoa học: Rosaceae)là một họ lớn trong thực
vật, với khoảng 2.000-4.000 loài trong khoảng 90-120 chi, tùy theo hệ thống
phân loại. Hiện tại hệ thống APG II công nhận 2.520 loài trong 90 chi. Theo
truyền thống nó được chia thành 4 phân họ: Rosoideae, Spiraeoideae,
Maloideae, Amygdaloideae. Các phân họ này được miêu tả đặc trưng chủ yếu
theo cấu trúc của quả, mặc dù cách tiếp cận này không phải là được tuân theo
một cách rộng khắp. Các công trình gần đây đã xác nhận rằng kiểu phân chia
truyền thống 4 phân họ như vậy không phải đều có tính đơn ngành, vì thế cấu
trúc của họ này vẫn phải chờ giải pháp hoàn thiện và tổng thể hơn [22].
13
Sơn Tra có tên khoa học là Crataegus oxycantha, còn được gọi là
Hawthorn, là một loài cây bụi thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae). Sơn tra đã
được sử dụng trong nhiều thế kỉ ở Châu Âu và được sử dụng rộng rãi ở Bắc
Mĩ trong thế kỉ trước như một vị thuốc có lợi cho tim mạch,giúp chống tăng
huyết áp và hỗ trợ điều trị rối loạn lipid huyết. Công trình nghiên cứu loài Sơn
tra từ lâu đời ngoài nghiên cứu về tác dụng các chất có tác dụng làm thuốc
chữa bệnh, công trình nghiên cứu đã nêu lên đặc điểm hình thái, vật hậu, đặc
điểm sinh tháu, phân bố của loài này [31].
Hoa hồng có tên khoa học là Rosa sp. có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt
đới vùng Bắc bán cầu, được xếp vào lớp Song tử diệp (Dicotyledones), bộ
Hồng (Rosales), họ Hồng (Rosaceae). Hoa hồng đã có mặt trên Trái đất cách
đây 35 triệu năm. Vào khoảng 3000 năm trước công nguyên, người Sumerian,
nay thuộc Irap, đã có những ghi nhận đầu tiên về hoa hồng. Trung Quốc có
thể là nơi đầu tiên thuần hóa hoa hồng, cách đây khoảng 5000 năm. Nhưng
mãi đến thế kỷ XVIII thì những giống hồng từ Trung Quốc mới được giới
thiệu ở châu Âu, sau đó du nhập qua Hà Lan, Pháp, Đức, Bungari và chính
người Châu Âu mới có công lai tạo ra nhiều giống mới hiện đại như ngày nay.
Trong tự nhiên, giống hoa hồng có khoảng 150 loài, phân bố khắp bán cầu
bắc, từ Alaska cho đến Mexico và ở cả Bắc Phi. Các công trình mô tả rất chi
tiết về hình thái, vật hậu, mật độ, khả năng gây trồng thuần hóa, lai tạo và
phân bố sinh thái của loài hoa đẹp này.
Theo Odum E.P (1971) [26] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái,
trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P (1935). Ông đã
phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá
thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập
tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý.
14
Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới(World Agroforestry Centre,
2006) [30], Kebler, Sidiyasa (1994) [25],Vối thuốc (Schima wallichii) và đã
mô tả tương đối chi tiết về đặc điểm thân, lá, hoa, quả, hạt của loài cây này,
góp phần cung cấp cho việc gây trồng và nhân rộng loài Vối thuốc trong dự
án trồng rừng.
Trên thế giới nhiều nhà khoa học đã quan tâm mô tả hình thái loài Căm
xe và được Troup và Joshi (1983) [29], đã tổng hợp tương đối đầy đủ về thân,
cành, lá và các cơ quan sinh sản.
W.Lacher (1978) [28] đã chỉ rõ vấn đề nghiên cứu trong sinh thái thực
vật như: Sự thích nghi với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, nhiệt
độ, độ ẩm, khí hậu.
Theo Khamleck (2004) [24], họ Dẻ có phân bố khá rộng, khoảng 900
loài chúng được tìm thấy ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, cận nhiệt đới và nhiệt
đới, xong chưa có tài liệu nào công bố chúng ở vùng nhiệt đới Châu Phi. Hầu
hết các loài phân bố tập trung ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam có tới 216 loài
và ít nhất là Châu Phi và Vùng Địa Trung Hải chỉ có 2 loài.
2.2.3. Thảo luận
Từ các công trình nghiên cứu được trình bày như trên ta thấy các công
trình nghiên cứu lý thuyết về hình thái, vật hậu, sinh thái cũng như các nghiên
cứu về tái sinh, mật độ, cấu trúc,…đối với một số loài cây thuộc họ Hoa Hồng
(Rosaceae) như: Hoa Hồng, Sơn tra, Táo mèo,…các nghiên cứu khác được thực
hiện khá nhiều, nhưng những nghiên cứu về loài Xoan đào còn rất hạn chế nên
thiếu các cơ sở khoa học để chọn tạo và nhân giống. Mặc dù có một số công
trình nghiên cứu về Xoan đào tuy nhiên chưa có công trình nào hoàn thiện. Dựa
trên những kiến thức trên là cơ sở cho tôi nghiên cứu về loài cây này.
Tóm lại, với những kết quả của những công trình nghiên cứu như trên
là cơ sở tốt để tôi lựa chọn những nội dung và hướng đi thích hợp cho đề tài