Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của “TĂNG DỊCH THỪA KHÍ THANG” TRONG điều TRỊ táo bón CHỨC NĂNG ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.67 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HOA TƯƠI

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA
“TĂNG DỊCH THỪA KHÍ THANG”
TRONG ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN
CHỨC NĂNG Ở TRẺ EM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HOA TƯƠI

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA
“TĂNG DỊCH THỪA KHÍ THANG”
TRONG ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN
CHỨC NĂNG Ở TRẺ EM
Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số


: 60720201

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà

HÀ NỘI –2019


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý - Đào tạo Sau Đại học,
Khoa Y học cổ truyền, các Phòng Ban của Trường Đại học Y Hà Nội đã
tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà - Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Trường
Đại học Y Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy, giúp em hoàn thiện kiến
thức và kỹ năng, chia sẻ cùng em những khó khăn trong suốt quá trình học tập
và thực hiện nghiên cứu.
Các thầy cô trong Hội đồng thông qua đề cương, Hội đồng chấm
luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Y Hà Nội, những người thầy, người cô đã
đóng góp cho em nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành nghiên cứu.
Các thầy cô trong Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội,
những người đã luôn dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp cùng toàn thể nhân viên
Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đã tạo điều kiện cho em thu
thập số liệu và thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên em trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019


Nguyễn Thị Hoa Tươi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Hoa Tươi, học viên Cao học khóa 26, Trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Hoa Tươi


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BT

: Bình thường

ĐT

: Điều trị


LS

: Lâm sàng

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


MỤC LỤC

PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Táo bón là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em trên toàn
thế giới. Táo bón chiếm khoảng 3 – 5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và
35% trẻ đến khám ở các bác sĩ nhi tiêu hoá [1]. Theo nghiên cứu của Suzanne

và cộng sự năm 2011, tỷ lệ táo bón trung bình ở trẻ em là 12% [2]. Ở Việt
Nam, theo Lê Thị Hồng Minh (2009) có 7,3% trẻ mẫu giáo quận Gò Vấp bị
táo bón, tỷ lệ nam:nữ là 1,3:1. Tác giả thấy 54,9% táo bón xảy ra ở lứa tuổi 36
– 48 tháng và 58,8% có triệu chứng táo bón lần đầu dưới 24 tháng tuổi [3].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Mai trên 137 trẻ táo bón đến khám tại
phòng khám tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Trung ương, có 92,5% trẻ mắc táo bón
chức năng, không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc táo bón theo giới tính, với tỷ lệ
nam:nữ trong nhóm nghiên cứu là 1,4:1 [4].
Táo bón là tình trạng đi ngoài thưa hơn bình thường của bản thân trẻ dưới
12 tháng tuổi, hoặc dưới 3 lần trong một tuần đối với trẻ từ 12 tháng trở lên.
Táo bón ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó 10% các trường hợp
là táo bón do nguyên nhân thực thể, 90% còn lại là táo bón chức năng. Táo
bón chức năng là tình trạng táo bón khi đã loại trừ các nguyên nhân thực thể
về giải phẫu, tổ chức sinh học, chỉ còn chức năng ống tiêu hóa chưa hoàn
thiện. Trẻ bị táo bón kéo dài có thể mắc những bệnh lý khác như sa trực tràng,
trĩ, chảy máu, nứt kẽ hậu môn, chán ăn, mệt mỏi ... không những thế bệnh còn
ảnh hưởng đến tâm lý, giấc ngủ và gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu các thuốc điều trị táo bón cho trẻ hiện nay là rất cần thiết. Có
nhiều phương pháp điều trị táo bón chức năng ở trẻ em, trong đó điều trị táo bón
bằng thuốc Y học cổ truyền (YHCT) có khá nhiều ưu điểm do bài thuốc chữa
bệnh ngoài các vị thuốc có tác dụng nhuận tràng, còn có các vị thuốc điều chỉnh
cơ địa của trẻ nên có thể sử dụng kéo dài và cho kết quả bền vững [5], [6].


9

Trong Y học cổ truyền, táo bón chức năng thuộc chứng tiện bí, là tình
trạng đại tiện bí kết không thông, đi ngoài phải ngồi lâu, muốn đi ngoài nhưng
phân khó ra. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiện bí nhưng táo nhiệt nội
kết là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em [5], [6].

“Tăng dịch thừa khí thang” là bài thuốc cổ phương có nguồn gốc từ Ôn
bệnh điều biện. Thành phần bài thuốc gồm Đại hoàng, Mang tiêu có tác dụng
tả nhiệt thông tiện; Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn có tác dụng dưỡng âm
tăng dịch, nhuận tràng thông tiện. Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác
dụng tư âm, tăng dịch, tả nhiệt, thông tiện. Bài thuốc đã được áp dụng điều trị
cho trẻ táo bón chức năng thể táo nhiệt nội kết tại khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa
YHCT Hà Nội có hiệu quả tốt trên lâm sàng. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên
cứu nào về bài thuốc này. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này
nhằm hai mục tiêu:
1.

Đánh giá tác dụng của “Tăng dịch thừa khí thang” trong điều trị táo
bón chức năng ở trẻ em.

2.

Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của phương pháp
can thiệp.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan niệm về táo bón trẻ em theo Y học hiện đại
1.1.1. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý học của đại
tràng

Hình 1.1. Giải phẫu đại tràng [7]
Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, nối từ hồi manh tràng tới hậu

môn, như một hình chữ U ngược quay lấy tiểu tràng. Từ phải sang trái bao
gồm: Manh tràng, đại tràng lên, đại tràng xuống và đại tràng sigma, trực tràng
hậu môn. Độ dài trung bình từ 1,4 đến 1,8m. Đường kính to nhất ở manh
tràng 6-7cm rồi giảm dần đến đại tràng sigma khoảng 3cm.
Hình thể bên ngoài: có 3 dải cơ dọc, do lớp cơ dọc tạo nên. Dải sau trong
hay dải mạc treo tràng, dải sau ngoài hay dải mạc nối, dải dọc trước hay dải tự
do. Có các chỗ phình gọi là bướu đại tràng cách nhau bởi chỗ hẹp ngang.Có
các bờm mỡ chứa trong các túi mạc nối.


11

Toàn bộ đại tràng được nuôi dưỡng bởi các mạch máu và thần kinh sau:
− Động mạch mạc treo tràng trên.
− Động mạch đại tràng phải, động mạch đại tràng giữa, động mạch mạc treo
tràng dưới.
− Tĩnh mạch trực tràng.
− Thần kinh: thần kinh tự chủ của đại tràng xuất phát từ các đám rối treo
tràng trên, tràng dưới và từ đám rối hạ vị dưới. Phần dưới ống hậu môn
được chi phối bởi các nhánh trực tràng dưới của thần kinh thẹn [8], [9].
 Chức năng sinh lý của đại tràng
Đại tràng là khoang chứa tạm thời với những chức năng cơ bản là: hấp
thu nước, điện giải và các chất dinh dưỡng, cô đặc phân và co bóp tống phân
ra ngoài [10], [11].
Các co bóp của đại tràng bao gồm co bóp nhào trộn và co bóp đẩy. Khi
co bóp đẩy phân vào trực tràng người ta thường có cảm giác buồn đi đại tiện.
Ở những người táo bón, tần số co bóp khối giảm đóng vai trò quan trọng
trong cơ chế bệnh sinh [12]. Nhu động của đại tràng được điều hòa thông qua
cơ chế thần kinh - nội tiết, từ đại tràng đến thần kinh trung ương.
Hoạt động đại tiện bình thường và tự chủ là một quá trình phức tạp với

sự phối hợp của các cơ thắt hậu môn, cơ mu trực tràng, độ cong trực tràng, cơ
bụng sàn chậu. Cơ thắt hậu môn hình thành do sự dày lên của cơ trơn trực
tràng. Đây là cơ trơn, không tự chủ, duy trì 70% trương lực cơ hậu môn lúc
nghỉ ngơi.Cơ thắt ngoài hậu môn là cơ vân, tự chủ, chiếm 30% trương lực cơ
hậu môn lúc nghỉ ngơi [10]. Thông thường ở trực tràng không có phân vì giữa
đại tràng sigma và trực tràng có một cơ thắt ở cách hậu môn khoảng 20cm.
Khi các co bóp khối đẩy phân vào trực tràng, người ta có cảm giác muốn đi


12

đại tiện do có sự co phản xạ của trực tràng và sự giãn của cơ thắt hậu môn. Sự
đẩy liên tục của phân qua hậu môn bị cản lại do các cơ thắt hậu môn ở trạng
thái co trương lực, cơ mu trực tràng duy trì góc trực tràng-hậu môn, hậu môn
được đóng kín [10], [12].
Khi phân hoặc khí vào trực tràng làm trực tràng dãn ra, các tín hiệu kích
thích truyền vào đám rồi Auerbach ức chế cơ thắt trong hậu môn làm cơ này
dãn ra và có cảm giác buồn đi ngoài. Đây là phản xạ nội sinh thường được gọi
là phản xạ ức chế hậu môn - trực tràng. Phản xạ này dẫn truyền qua hệ thần
kinh ruột, không chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương hay ngoại vi.
Phản xạ này thường yếu và phải được tăng cường bằng phản xạ ngoại sinh
còn gọi là phản xạ tống phân phó giao cảm [10], [12]. Nếu trẻ không muốn đi
đại tiện, chúng sẽ co cơ thắt ngoài hậu môn và ép khối cơ mông, trực tràng
dãn ra, hậu quả là phân sẽ bị đẩy cao hơn trên van trực tràng và giảm cảm
giác buồn đi ngoài. Do đó, khi có cảm giác buồn đi ngoài trẻ thường có tư thế
giữ phân, điều này thường không được nhận thấy ở trẻ táo bón và bị cha mẹ
hiểu lầm là trẻ cố gắng rặn nhưng không thể đi ngoài được [10]. Nếu trẻ muốn
đi ngoài, trẻ ngồi hoặc ngồi xổm, nín thở, dây thần kinh đến trực tràng bị kích
thích, các tín hiệu được truyền về tủy sống rồi theo các sợi phó giao cảm
trong dây thần kinh chậu xuống đến đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực

tràng và hậu môn. Các tín hiệu phó giao cảm này làm tăng co bóp của đại
tràng, mở góc trực tràng - hậu môn, co cơ hoành, cơ thành bụng và trực tràng
để đẩy phân xuống đồng thời đẩy đáy chậu xuống dưới để tống phân ra (động
tác rặn) [10].

Bảng 1.1. Số lần đi ngoài bình thường của trẻ


13

Nhóm tuổi

Số lần đi ngoài/tuần

Số lần đi ngoài/ngày

0 - 6 tháng bú mẹ

5 - 40

2,9

0 - 6 tháng ăn sữa công thức

5 - 28

2,0

6 - 12 tháng


5 - 28

1,8

1 - 3 tuổi

4 - 21

1,4

>3 tuổi

3 - 14

1,0

1.1.2. Định nghĩa táo bón
Táo bón là tình trạng đi ngoài thưa hơn bình thường của bản thân trẻ dưới
12 tháng tuổi, hoặc dưới 3 lần trong một tuần đối với trẻ từ 12 tháng trở lên.
Táo bón là vấn đề phổ biến ở trẻ em, là một triệu chứng chứ không phải là một
bệnh. Khó đi ngoài sẽ dẫn đến trẻ phải rặn nhiều, đau đớn, thậm chí kêu khóc
khi đi ngoài.
Định nghĩa táo bón của “Hội tiêu hóa, gan mật và dinh dưỡng Bắc Mỹ”
(NASPGHAN(2006)): Táo bón là tình trạng chậm, khó bài xuất phân kéo dài
≥ 2 tuần, gây các ảnh hưởng đến tâm lý cho người bệnh [13].
 Định nghĩa táo bón chức năng:
Táo bón chức năng là tình trạng táo bón khi đã loại trừ các nguyên nhân
thực thể về giải phẫu, tổ chức sinh học, chỉ còn chức năng ống tiêu hóa chưa
hoàn thiện [14].


Theo tiêu chuẩn ROME IV (2016) [15], táo bón chức năng được xác định khi:
1. Không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích.
2. Phải bao gồm ≥ 2 tiêu chuẩn sau trong ≥ 1 tháng.
− Đi ngoài ≤ 2lần/tuần ở trẻ ≥ 4 tuổi.


14

− Ít nhất có 1 lần són phân trong tuần.
− Tiền sử giữ phân hoặc ứ phân quá mức một cách tự ý.
− Tiền sử đau bụng hoặc khó đi khi đi đại tiện.
− Sự hiện diện của khối phân lớn trong trực tràng.
− Tiền sử đi ngoài khuôn phân lớn có thể gây tắc bồn cầu.
Sau khi đánh giá hợp lý các triệu chứng không thể giải thích một cách
chính xác các bệnh lý khác thì sẽ đánh giá và chẩn đoán táo bón cơ năng.
1.1.3. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em:
 Nguyên nhân thực thể
 Nguyên nhân đại - trực tràng: Bệnh phình to đại tràng, bệnh giả tắc ruột
mạn tính, hẹp đại tràng, hẹp trực tràng hậu môn bẩm sinh, sẹo dính các dị
tật hậu môn trực tràng.
 Nguyên nhân thần kinh: Kém/tổn thương vùng cùng cụt, thoát vị màng
não tủy – chèn ép tủy, bệnh não bẩm sinh, bại não, bệnh cơ vân.
 Nguyên nhân toàn thân: Suy giáp trạng bẩm sinh, giảm kali máu tăng
canxi máu, giảm trương lực thành bụng.
 Nguyên nhân cơ năng
 Chưa hoàn thiện cơ chế bài xuất phân
• Chưa hoàn thiện quá trình myelin hóa sợi thần kinh tủy sống và vùng
cùng cụt, trẻ chưa kiểm soát được phản xạ bài xuất phân. Bình thường
phản xạ bài xuất phân hoàn thiện khi trẻ đứng hoặc đi được mấy bước.
• Các cơ thẳng bụng và đường trắng giữa chưa phát triển và khép kín

đường trắng giữa.
• Trẻ dưới 5 tuổi khó điều khiển phối hợp các động tác tăng áp lực trong
ổ bụng.
 Yếu tố dinh dưỡng: Là nguyên nhân chủ yếu
• Trẻ đang bú mẹ hoàn toàn: Rất ít gặp, nếu gặp thường do chế độ ăn của mẹ.
• Trẻ ăn sữa công thức, chưa ăn dặm: Do đổi sữa, hoặc do chọn sữa
không phù hợp, không đúng với độ tuổi, pha sữa không đúng tỷ lệ...


15

• Trẻ ăn dặm: Sai lầm trong cách cho ăn dặm, thức ăn không phù hợp
với độ tuổi của trẻ: Lượng bột quá nhiều, nấu quá đặc, ăn thịt, rau
xanh, hoa quả quá sớm, cho ăn nhiều thức ăn mới một lúc, tăng đột
ngột lượng thức ăn trong một bữa.
• Trẻ lớn: Thiếu chất xơ: Ăn ít hoặc không ăn rau xanh, lười ăn hoa quả;
Lượng thức ăn ăn được hàng ngày ít, dẫn đến tiêu hóa chậm gây táo bón;
thiếu nước.
 Yếu tố tâm lý giáo dục:
Gặp ở trẻ trên 2 tuổi, thường do: Trẻ mải chơi, người lớn quá quan tâm
đến việc đi ngoài của trẻ, làm trẻ mắc cỡ. Với trẻ đã đi học thường do sợ cô
giáo, sợ cảm giác đau và khó chịu khi đi ngoài do táo bón...
 Các nguyên nhân khác: Táo bón nguyên phát, nằm liệt giường [14], [16], [17].
1.1.4. Triệu chứng
 Triệu chứng cơ năng:
Biểu hiện chủ yếu là số lần đại tiện ít, nhiều ngày mới đi một lần, phân
cứng rắn, vón thành cục. Đại tiện rất khó khăn, phải rặn nhiều, đi ngoài xong
vẫn có cảm giác khó chịu. Đau bụng, sôi bụng, đầy chướng bụng, buồn nôn,
ăn không ngon miệng.


Các triệu chứng khác bao gồm: Són phân, kích thước phân lớn, đau khi
đi ngoài, và triệu chứng đặc trưng là “động tác giữ phân”. Một số trẻ có thể có
kèm theo các biểu hiện khác như: Căng thẳng khi đi ngoài, đau bụng, chán ăn,
nôn và chảy máu ở trực tràng, sa trực tràng mỗi khi đi ngoài.
Tính chất phân: Hình ảnh phân rắn, lổn nhổn như hạt thường gặp trong
táo bón thực thể, trong khi khuôn phân rắn và to thường gặp trong các trường
hợp táo bón cơ năng. Sử dụng thang điểm Bristol đánh giá tính chất phân [18]


16

(phụ lục 1).
 Triệu chứng thực thể:
− Khám bụng: Xác định bụng chướng, ấn đau dọc khung đại tràng, có thể sờ
thấy khối u phân.
− Khám hậu môn, trực tràng:
+ Xác định nứt kẽ hậu môn, túi thừa hậu môn và viêm tấy.
+ Thăm khám trực tràng bằng tay: Có thể sờ thấy khối phân cứng.
+ Cũng có khi khám thực thể không phát hiện thấy gì đặc biệt [14], [13].
 Triệu chứng cận lâm sàng:
Tuỳ theo nguyên nhân có thể làm các xét nghiệm:
− Công thức máu, huyết sắc tố.
− Sinh hoá máu: Đường máu, canxi máu, kali máu, chức năng tuyến giáp...
− Xét nghiệm phân: Tìm máu trong phân.
− Soi đại tràng: Loại trừ viêm, khối u, polyp, chít hẹp...
− Chụp Xquang ổ bụng: Có thể thấy hình ảnh ứ đọng tại đại tràng.
− Chụp khung đại tràng có barit.

1.1.5. Điều trị
a. Nguyên tắc:

Táo bón dù nguyên nhân gì, điều trị thường bắt đầu bằng thay đổi lối
sống, ăn chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, huấn luyện giờ giấc đại tiện
một cách đều đặn và tập thể dục. Giáo dục, tư vấn cho cha me, thụt tháo phân
(nếu có) và điều trị duy trì.


17

Mục đích của quá trình điều trị là giải quyết tình trạng ứ đọng phân ở
trực tràng, duy trì thói quen đi vệ sinh. Quá trình điều trị có thể kéo dài 6 - 12
tháng, thậm chí hàng năm và đòi hỏi sự hợp tác giữa gia đình và nhân viên y
tế hết sức chặt chẽ.
b. Phương pháp không dùng thuốc:
 Điều chỉnh chế độ ăn: Là biện pháp quan trọng nhất.
− Của mẹ nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn: Tránh thức ăn khó tiêu, nhiều dầu
mỡ, gây táo.
− Của bé đang ăn sữa công thức:
+ Chọn sữa đúng độ tuổi, pha đúng tỷ lệ khuyến cáo, đổi sữa, pha thêm nước
hoa quả hoặc nước cháo...
+ Một số trẻ táo bón do bất dung nạp sữa bò: Dùng sữa đậu nành hoặc
sữa đạm thủy phân.
− Của bé bắt đầu cho ăn dặm:
+ Bắt đầu ăn bột gạo loãng với sữa, không cho thêm rau xanh, thịt.
+ Nếu táo bón cần tạm ngừng ăn dặm, đợi sau 2 tuần lại bắt đầu lại. Tốt nhất,
đợi cho đến khi trẻ được 6 tháng mới cho ăn dặm.

− Của bé 6 – 24 tháng:
+ Tìm thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ.
+ Ăn tăng chất xơ như rau xanh, hoa quả cả bã, bánh mỳ nguyên cám, ngũ cốc
nguyên hạt.

+ Uống đủ nước.
− Của bé > 24 tháng:


18

+ Uống nhiều nước.
+ Điều chỉnh chế độ ăn: Chế biến thức ăn để trẻ ăn được nhiều hơn, đặc biệt là
rau xanh, hoa quả.
Bảng 1.2. Nhu cầu lượng dịch hàng ngày của trẻ [19]
Tuổi

Tổng lượng nước trong ngày(ml)

0 – 6 tháng

70ml (Nước từ sữa mẹ)

7 – 12 tháng

800ml (Nước từ sữa, thức ăn bổ sung
hoặc nước hoa quả)

Lượng nước uống
trong ngày (ml)

600ml

1 – 3 tuổi


1300

900

4 – 8 tuổi

1700

1200

9 – 13

Nam

2400

1800

tuổi

Nữ

2100

1600

14 – 18

Nam


3300

2600

tuổi

Nữ

2300

1800


19

 Thay đổi hành vi: Tạo thói quen đi ngoài vào một giờ nhất định. Không
nên quá ép trẻ đi ngoài, gây lo lắng và làm trẻ xấu hổ.
 Biện pháp hỗ trợ:
− Xoa bóp bụng từ trong ra ngoài, theo chiều kim đồng hồ 3 - 5 phút/lần x 2
lần/ngày, vào giữa các bữa ăn.
− Tăng cường vận động cho trẻ <6 tháng: Cầm chân cho bé đạp xe đạp.
− Tắm nước ấm. Trong khi tắm có thể xoa bóp bụng hỗ trợ.
c. Dùng thuốc nhuận tràng:
− Nhuận tràng thẩm thấu: Giữ lại dịch trong lòng ruột làm loãng hoặc lỏng phân.
Lactulose (Duphalac): 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.
Sorbitol: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.
PEG 3350 không có điện giải: 1g/kg/ngày.
Magiesium hydroxide: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.
− Nhuận tràng bôi trơn: Ít dùng
Dầu paraffin: trẻ > 1 tuổi: 1 - 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.

− Nhuận tràng kích thích: Kích thích trực tiếp lên niêm mạc đại tràng gây
bài tiết nước điện giải, giảm hấp thu nước.
Bisacodyl ≥ 2 tuổi: 0,5 – 1 viên đạn 10mg/lần.
1 – 3 viên nén 5mg/lần.
Boldolaxine, macrogol (Forlax), glycerin đặt hậu môn [14], [13].
d. Điều trị ngoại khoa:
Đây là biện pháp được chỉ định hết sức hạn chế: Cắt đại tràng, mở cơ
vòng hậu môn, sửa chữa đáy chậu. Chỉ làm cho những bệnh nhi táo bón do sa
niêm mạc trực tràng hoặc sa tầng sinh môn [14], [20].


20

1.2. Quan niệm về táo bón trẻ em theo Y học cổ truyền
Trong Y học cổ truyền, táo bón chức năng thuộc chứng tiện bí, là tình
trạng đại tiện bí kết không thông, đi ngoài phải ngồi lâu, muốn đi ngoài nhưng
phân khó ra. Phát sinh ra tiện bí do rối loạn chức năng vận chuyển của đại
trường bởi nhiều nguyên nhân.
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.2.1.1. Tích trệ:
− Trẻ đang bú mẹ hoàn toàn: Một số trẻ không tiêu được sữa mẹ, nếu mẹ cơ
địa nhiệt hay có thói quen ăn nhiều thức ăn, gia vị cay nóng, làm sữa tích lại
hóa nhiệt gây táo bón.
− Trẻ ăn sữa công thức, ăn bổ sung: Do mẹ thiếu kiến thức nuôi con, cho trẻ ăn
thức ăn không hợp với lứa tuổi, ăn không đúng cách... Tỳ của trẻ vốn bất túc,
lại ăn thức ăn khó tiêu, sẽ tích lại ở trường vị, hoá nhiệt sinh tiện bí.
1.2.1.2. Táo nhiệt nội kết (Vị trường táo kết):
Là nguyên nhân chủ yếu ở trẻ em
− Trẻ vốn dương thịnh, ăn uống bừa bãi, làm trường vị tích nhiệt. Đã táo trẻ
lại càng sợ đi ngoài hoặc do mải chơi mà kìm nén việc đi ngoài, nhiệt

càng tích lại, phân càng khô kết, khó bài tiết ra, gây táo bón kéo dài.
− Sau khi mắc các bệnh ôn nhiệt (viêm não – màng não, viêm phổi…), dư
nhiệt chưa trừ hết, gây tổn thương tân dịch, đường ruột không nhu nhuận,
vị trường tích nhiệt, phân khô kết lại sinh bệnh.
1.2.1.3. Khí trệ:
Ít gặp nhất ở trẻ em. Một số ít trẻ tình chí mất bình thường (tăng động,
tự kỷ…), khí cơ uất trệ, công năng vận chuyển của trường vị rối loạn, chất bã
đình ngưng bên trong, gây táo bón.


21

1.2.1.4. Khí huyết hư:
Do tiên thiên bất túc (suy dinh dưỡng bào thai, sinh non…), lại thêm hậu
thiên nuôi dưỡng không đầy đủ, tinh hoa thủy cốc, nguồn hoá sinh khí huyết,
giảm sút, lâu ngày làm khí huyết hư. Khí hư là công năng của tỳ phế suy
giảm.Phế và đại trường liên quan biểu lý, phế khí hư làm đại trường không có
sức truyền tống, khiến trẻ muốn đại tiện phải rặn nhiều mới ra, tuy phân không
khô kết lắm. Huyết hư thì tân khô, không tư nhuận được vị trường, khiến đại
tiện bài tiết khó khăn [5], [6].
1.2.2. Các thể lâm sàng
1.2.2.1. Tích trệ
− Triệu chứng: Đại tiện bí kết, vùng bụng chướng đau, không muốn ăn uống,
miệng hôi, ợ thối, buồn nôn, lòng bàn chân bàn tay nóng, tiểu tiện vàng sẻn.
Chất lưỡi đỏ, rêu vàng dày cáu đục, mạch trầm hữu lực, chỉ văn tía trệ.
− Pháp điều trị: Tiêu tích hóa trệ, thanh nhiệt hòa trung.
− Điều trị bằng thuốc:
+ Do nhũ tích: Bài Tiêu nhũ hoàn gia giảm (Phổ tế phương)
+ Do thực tích: Bài Bảo hòa hoàn gia vị (Đan khê tâm pháp) [5], [6].
1.2.2.2. Táo nhiệt nội kết:

Là thể hay gặp nhất ở trẻ em
− Triệu chứng: Táo bón lâu ngày, rất khó đi, phân khô kết, vón cục, bụng
chướng cứng. Mặt đỏ mình nóng, nước tiểu ít và vàng sẫm. Miệng họng
khô và hôi, có thể nổi mụn, bứt rứt khó chịu (tâm phiền), khát nước.
Lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc vàng khô, mạch hoạt sác hoặc tế sác, hữu lực,
chỉ văn tía.
− Pháp điều trị:Thanh phủ tiết nhiệt, nhuận trường thông tiện. Tùy từng
trường hợp cụ thể mà chọn pháp:
+ Thanh nhiệt nhuận táo.
+ Lương huyết nhuận táo.


22

+

+
+
+

Dưỡng âm nhuận táo
Điều trị bằng thuốc:
Thanh nhiệt nhuận táo: Bài Lương cách tán (Hòa tễ cục phương)
Lương huyết nhuận táo: Bài Ma tử nhân hoàn (Thương hàn luận)
Dưỡng âm nhuận táo: Bài Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận)
[5], [6].

1.2.2.3. Khí cơ uất trệ
− Triệu chứng: Đại tiện bí kết, muốn đi mà không đi được, bụng chướng
đau, ngực sườn đầy tức, cơn bốc hỏa cuộn lên liên tục. Chất lưỡi đỏ, rêu

trắng mỏng, mạch huyền, chỉ văn trệ.
− Pháp điều trị: Sơ can lý khí, hóa trệ thông tiện.
− Điều trị bằng thuốc: Bài Lục ma thang (Chứng trị chuẩn thằng) [5], [6].
1.2.2.4. Huyết hư
− Triệu chứng: Đại tiện táo, phân khô cứng, khó ra. Hoa mắt, chóng mặt,
váng đầu, tâm quý, sắc mặt nhợt, môi lưỡi nhợt. Chất lưỡi nhợt, rêu trắng
mỏng, mạch tế sáp, chỉ văn nhợt.
− Pháp điều trị: Dưỡng huyết, nhuận táo.
− Điều trị dùng thuốc: Bài Nhuận trường hoàn (Thẩm nhị tôn sinh thư) [5], [6].
1.2.2.5. Khí hư
− Triệu chứng: Đại tiện táo kéo dài, nhưng phân không quá khô kết. Muốn
đại tiện nhưng không đủ sức rặn, rặn thì mệt lả, vã mồ hôi, đoản hơi. Sắc
mặt trắng nhợt, mệt mỏi. Chất lưỡi nhợt, rêu mỏng, mạch hư nhược, chỉ
văn hồng nhợt.
− Pháp điều trị: Ích khí, nhuận trường.
− Điều trị dùng thuốc: Bài Bổ trung ích khí thang (Tỳ vị luận) [5], [6].
1.3. Tổng quan về bài thuốc “Tăng dịch thừa khí thang”
1.3.1. Nguồn gốc: Ôn bệnh điều biện.
1.3.2. Thành phần: Sinh địa

15 gam


23

Huyền sâm

20 gam

Mạch môn


15 gam

Đại hoàng

06 gam

Mang tiêu

03 gam

1.3.3. Tác dụng: Tư âm tăng dịch, tả nhiệt thông tiện.
1.3.4. Phân tích: Trong bài Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn có tác dụng
dưỡng âm tăng dịch, nhuận tràng thông tiện. Đại hoàng khổ, hàn có tác dụng
tả nhiệt thông tiện. Mang tiêu vị mặn, tính lạnh, làm mềm chỗ cứng giúp Đại
hoàng tả nhiệt thông tiện. Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng tư
âm, tăng dịch, tả nhiệt, thông tiện [21].
1.3.5. Tác dụng của từng vị thuốc trong bài thuốc
 Sinh địa (Radix Rehmanniae):
− Bộ phận dùng: Rễ của cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosa (Gaertn.)
Libosch.), họ hoa mõm sói (Scrophulariaceae).
− Tính vị quy kinh: Ngọt, đắng, lạnh, vào kinh tâm, can, thận.
− Tác dụng: Thanh nhiệt lương huyết, dưỡng âm, sinh tân dịch.

− Ứng dụng lâm sàng:
+ Sốt cao kéo dài, mất nước (âm hư nội nhiệt).
+ Ho lâu ngày, rối loạn thần kinh thực vật do phế âm hư.
+ Chảy máu do sốt nhiễm khuẩn.
+ Táo bón do tạng nhiệt, sốt cao mất nước gây táo bón.
+ Giải độc cơ thể, viêm họng, mụn nhọt.

+ An thai khi nhiễm trùng gây động thai.


24

− Liều lượng: 8 - 16g/ngày.
− Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng và dương hư, đa đàm dẫn tới thấp nhiệt.
− Tác dụng dược lý: Cầm máu do thúc đẩy sự ngưng kết của tiểu cầu. Cường
tim, tác động chủ yếu và cơ tim. Lợi niệu, làm giãn huyết quản ở thận. Hạ
đường huyết.
 Huyền sâm (Radix Scrophulariae):
− Bộ phận dùng: Rễ phơi khô của cây Huyền sâm (Scrophularia buergeriana
Miq.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
− Tính vị quy kinh: Đắng, mặn, hơi lạnh, vào kinh phế, thận.
− Tác dụng: Thanh nhiệt lương huyết, giải độc, giáng hỏa, nhuận tràng,
nhuyễn kiên.
− Ứng dụng lâm sàng:
+ Tư âm giáng hỏa: Chữa sốt cao gây mất tân dịch, vật vã, khát nước trong
bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng.
+ Giải độc: Chữa sốt cao phát ban, mụn nhọt, hay dùng nhất trong viêm
họng, sưng đau.
+ Nhuận tràng chữa sốt cao gây táo bón.
+ Chữa viêm hạch, lao hạch.
− Liều lượng: 8 - 12g/ngày.
− Kiêng kỵ: Âm hư không có nhiệt, người có thấp ở tỳ vị, tỳ vị hư hàn
không dùng.
− Tác dụng dược lý: Cường tim, giãn nở huyết quản, liều nhỏ tác dụng
làm huyết áp hơi tăng, sau lại xuống thấp. Liều cao tác dụng hạ huyết



25

áp. Tác dụng hạ đường huyết (do có các thành phần Iridoid). Ức chế
nhiều loại vi khuẩn.
 Đại hoàng (Rhizoma Rhei):
− Bộ phận dùng: Thân rễ của cây Đại hoàng (Rheum palmatum L.) hoặc
(Rheum officinale Baillon), họ rau răm (Polygonaceae).
− Tính vị quy kinh: Đắng, lạnh, vào kinh tỳ, vị, can, đại trường.
− Tác dụng: Hạ tích trệ ở trường vị, tả thực nhiệt ở đại trường.
− Ứng dụng lâm sàng:
+ Táo bón do thực nhiệt, tích trệ, bụng đầy chướng, rêu lưỡi vàng, mạch
trầm thực.
+ Chảy máu do sốt cao: Nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu.
+ Hoàng đản nhiễm trùng, phù thũng do sốt nhiễm trùng: Sốt cao, phiền
táo, phù nửa người trên, táo bón.
+ Hoạt huyết thông kinh: Chữa sung huyết, bế kinh, thóng kinh.
+ Chữa mụn nhọt, lở loét miệng.
− Liều lượng: Nhuận trường: 4 - 6g/ngày, Tẩy: 8 - 20g/ngày. Dùng sống tác
dụng mạnh, dùng chín tác dụng hòa hoãn hơn.

 Mang tiêu (Natri sunfat)
− Bộ phận dùng: Là khoáng vật, thành phần chủ yếu là Natri sunfat.
− Tính vị quy kinh: Mặn, lạnh, vào kinh đại trường, tam tiêu.
− Tác dụng: Tẩy, nhuận tràng, nhuyễn kiên, thanh nhiệt.


×