Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá tác dụng điều trị táo bón cơ năng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng điện châm phối hợp thuốc Ma Tử Nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 109 trang )


B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
[\




Lấ TRUNG CHNH






đánh giá tác dụng điều trị táo bón cơ năng
ở bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng điện châm
phối hợp thuốc ma tử nhân








LUN VN THC S Y HC










H NI - 2009

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
[\



Lấ TRUNG CHNH





đánh giá tác dụng điều trị táo bón cơ năng
ở bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng điện châm
phối hợp thuốc ma tử nhân



Chuyờn ngnh: Y hc c truyn
Mó s: 60.72.60




LUN VN THC S Y HC




Ngi hng dn khoa hc:
TS. NG KIM THANH




H NI - 2009
Lời cảm ơn

Với tất cả sự kính trọng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Đảng uỷ, Ban giám hiệu Trờng Đại học Y Hà Nội, phòng Đào tạo
sau đại học, Khoa Y học cổ truyền, các phòng ban của nhà trờng đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
- PGS.TS. Nguyễn Nhợc Kim - Trởng Khoa Y học cổ truyền Trờng
Đại học Y Hà Nội, ngời thầy tận tâm dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện luận văn.
- Tiến sỹ Đặng Kim Thanh - Phó trởng Khoa Y học cổ truyền Trờng
Đại học Y Hà Nội, ngời thầy hớng dẫn khoa học đã tận tâm giảng dạy, giúp
đỡ và chỉ bảo cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong học tập và nghiên cứu
khoa học.
- Các thầy các cô trong khoa YHCT Trờng Đại học Y Hà Nội, những
ngời thầy đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
- Các thầy, các cô trong hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ Y học Trờng
Đại học Y Hà Nội, những ngời thầy đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý

báu để tôi hoàn thành luận văn này.
- Ban giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp, Khoa YHCT Bệnh viện Bạch
Mai và đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Bs.CKII Nguyễn Công Doanh -
Trởng khoa YHCT Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa.
- Ban giám đốc, Trởng khoa YHCT cùng toàn thể cán bộ Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Tuyên Quang là nơi công tác và cũng là nơi hỗ trợ nhiệt tình về cả
vật chất cũng nh tinh thần cho tôi.
- Cuối cùng tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, vợ con
và những ngời thân trong gia đình đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập. Cảm ơn cách anh các chị, những ngời bạn thân thiết đã cùng
tôi chia xẻ những ngày khó khăn vất vả trong học tập v nghiên cứu.

Hà Nội, tháng 9 năm 2009
Lê Trung Chính

MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Đại cương về tai biến mạch máu não 3
1.1.1. Tai biến mạch máu não theo y học hiện đại 3
1.1.2. Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền 7
1.2.Tổng quan về chứng táo bón 10
1.2.1. Một số hiểu biết về táo bón theo y học hiện đại 10
1.2.2. Chứng táo bón theo y học cổ truyền 17
1.2.3. Một số nghiên cứu về điều trị táo bón
21
1.3. Tổng quan bài thuốc dùng trong nghiên cứu 24
1.3.1. Nguồn gốc xuất xứ, cấu tạo bài thuốc 24
1.3.2. Sơ bộ về các vị thuốc trong bài “Ma tử nhân” 24

Chương 2: Chất liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 29
2.1. Chất liệu nghiên cứu 29
2.2. Đối tượng nghiên cứu 30
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 30
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30
2.3.Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 31
2.3.2. Quy trình nghiên cứu 32
2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 34
2.3.4. Phương pháp đánh giá kết quả 37
2.3.5. Phương pháp khống chế sai số 38
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 39
2.3.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 39
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 41
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 41
3.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 46
3.3. Các tác dụng không mong muốn 59

Chương 4: Bàn luận 63
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 63
4.1.1. Đặc điểm theo tuổi 63
4.1.2. Theo giới tính 64
4.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp 64
4.1.4. Thời gian mắc bệnh 64
4.1.5. Chế độ ăn 65
4.1.6. Về khả năng hoạt động độc lập theo chỉ số Barthel 66
4.1.7. Về tiền sử điều trị táo bón 67
4.1.8. Vấn đề táo bón theo thể tai biến mạch máu não 68
4.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 68
4.2.1. Kết quả đại tiện sau từng ngày điều trị 68

4.2.2. Số lần đại tiện trên tuần 69
4.2.3. Sự thay đổi tính chất phân 70
4.2.4. Sự thay đổi triệu chứng đau bụng 70
4.2.5. Sự thay đổi triệu chứng đầy chướng bụng 71
4.2.6. Sự thay đổi sức rặn đại tiện 71
4.2.7. Kết quả cải thiện chất lượng cuộc sống 72
4.2.8. Kết quả điều trị chung 72
4.2.9. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 74
4.2.10. Công thức huyệt và bài thuốc dùng trong nghiên cứu 75
4.3. Tác dụng không mong muốn 77
4.3.1. Trên lâm sàng 77
4.3.2. Trên cận lâm sàng 78
Kết luận 79
Kiến nghị 81
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 41
Bảng 3.2. Phân bố nghề nghiệp 42
Bảng 3.3. Phân bố về thời gian mắc táo bón 43
Bảng 3.4. Phân bố về chế độ ăn 43
Bảng 3.5. Phân bố về tiền sử điều trị táo bón 44
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ táo bón theo thể tai biến mạch máu não 45
Bảng 3.7. Kết quả đại tiện được theo ngày trong thời gian điều trị 46
Bảng 3.8. Kết quả sự thay đổi số lần đại tiện/tuần 47
Bảng 3.9. Kết quả thay đổi tính chất phân 49
Bảng 3.10. Kết quả thay đổi triệu chứng đau bụng 50

Bảng 3.11. Kết quả sự thay đổi triệu chứng đầy chướng bụng 51
Bảng 3.12. Kết quả sự thay đổi sức rặn đại tiện 52
Bảng 3.13. Kết quả cải thiện chất lượng cuộc sống 53
Bảng 3.14. Kết quả điều trị táo bón theo nhóm tuổi 54
Bảng 3.15. Kết quả điều trị táo bón theo giới 56
Bảng 3.16. Kết quả điều trị táo bón theo thể tai biến mạch máu não 56
Bảng 3.17. Kết quả điều trị táo bón theo khả năng hoạt động độc lập của
bệnh nhân (đánh giá theo chỉ số Barthel)
57
Bảng 3.18. Kết quả điều trị táo bón trong thời gian nghiên cứu 58
Bảng 3.19. Tần số mạch, huyết áp giữa trước và sau điều trị 59
Bảng 3.20. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng không mong muốn 60
Bảng 3.21. Chỉ số huyết học trước và sau điều trị 61
Bảng 3.22. Sự thay đổi các chỉ số sinh hoá trước và sau điều trị 62

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 42
Biểu đồ 3.2. Phân độ khả năng hoạt động độc lập của bệnh nhân theo chỉ số
Barthel
44
Biểu đồ 3.3. Số lần đại tiện TB/tuần trong thời gian nghiên cứu 48
Biểu đồ 3.4. Kết quả thay đổi tỷ lệ táo bón tuổi 18 - 49 55
Biểu đồ 3.5. Kết quả thay đổi tỷ lệ táo bón tuổi 50 - 69 55
Biểu đồ 3.6. Kết quả thay đổi tỷ lệ táo bón tuổi ≥ 70 55


35,40,42,44,48,55
1-34,36-39,41,43,45-47,49-54,56-93



1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là vấn đề luôn mang tính thời sự
của y học, đã và đang được quan tâm trên toàn thế giới vì tỷ lệ thường gặp và
tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng nặng nề. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(1990), tỷ lệ tử vong do TBMMN chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh thần
kinh và là nguyên nhân tử vong thứ ba sau các bệnh ung thư và tim mạch. Tại
Hoa Kỳ (2001), tỷ lệ m
ắc TBMMN hàng năm là 1.250/100.000 dân, tỷ lệ mới
mắc là 2,5/1.000 dân, tỷ lệ tử vong 28,6%. Tại Trung Quốc tỷ lệ mới mắc
hàng năm là 219/100.000 dân [
13], [17].
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ học (1994) của Bộ môn Thần
kinh - Trường Đại học Y Hà Nội, tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, tỷ lệ
hiện mắc là 116/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 53/100.000 dân [
13].
Tai biến mạch máu não là nhóm bệnh lý thường gặp do nhiều nguyên
nhân khác nhau, có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại nhiều hậu quả
nặng nề cho bản thân người bệnh như: liệt nửa người, loét do đè ép, nhiễm
trùng phổi, nhiễm trùng tiết niệu, táo bón [
17], [19]. Những khiếm khuyết
sau TBMMN làm cho người bệnh giảm hoặc mất khả năng độc lập, phải phụ
thuộc người khác trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày [
12], [23].

Táo bón được công nhận là một vấn đề nghiêm trọng trong thực hành
lâm sàng, xảy ra trên một tỷ lệ lớn các bệnh nhân bị TBMMN đang trong thời
kỳ phục hồi chức năng [

55]. Thực tế cũng cho thấy rất nhiều bệnh nhân sau
TBMMM có biểu hiện táo bón. Theo kết quả của một số nghiên cứu, tỷ lệ táo
bón ở bệnh nhân TBMMN là trên 60% [
19], [66].
Về điều trị táo bón, Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp, tuỳ
theo nguyên nhân có thể dùng thuốc chống táo bón, thủ thuật thụt tháo, phẫu
thuật. Thuốc nhuận tràng có nhiều loại: thuốc làm trơn ruột, thuốc thẩm thấu,

2
thuốc nhuận tràng kích thích [
20], [31], [39], [68]. Các thuốc chống táo bón
tuy có hiệu quả nhưng khi dừng thuốc bệnh nhân thường táo bón trở lại, nếu
lạm dụng có thể gây những tác dụng không mong muốn như mất nước, lệ
thuộc thuốc, giảm hấp thu, rối loạn phản xạ đại tiện [
8], [27], [34].
Y học cổ truyền (YHCT) cũng có nhiều phương pháp điều trị chứng táo
bón có hiệu quả như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, khí công dưỡng sinh và
dùng thuốc. Các phương pháp này đã được sử dụng từ nhiều năm qua bởi các
thầy thuốc YHCT hoặc truyền miệng trong dân gian [
9], [21], [27], [50]. Tuy
nhiên chưa có nhiều nghiên cứu (NC) đánh giá một cách hệ thống, khoa học
về hiệu quả điều trị của các phương pháp. Ở nước ta việc NC các vị thuốc, bài
thuốc cũng như các phương pháp không dùng thuốc để điều trị chứng táo bón
chưa nhiều, đặc biệt cho tới nay chưa có NC nào về phương pháp của YHCT
trong điều trị chứng táo bón ở bệnh nhân bị TBMMN. Vì vậ
y, để góp phần
nâng cao hiệu quả điều trị chứng táo bón và cải thiện chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân bị TBMMN, giúp cho người bệnh nhanh chóng trở lại hoà
nhập với cuộc sống gia đình và xã hội. Đồng thời đánh giá hiệu quả phối hợp
nhiều phương pháp của YHCT trong cả lĩnh vực dùng thuốc và không dùng

thuốc trong điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đ
ánh giá tác dụng điều trị
táo bón cơ năng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng điện châm
phối hợp thuốc “Ma tử nhân”.
Với hai mục tiêu sau:
1/ Đánh giá tác dụng điều trị chứng táo bón cơ năng ở bệnh nhân tai
biến mạch máu não bằng điện châm phối hợp “Ma tử nhân”.
2/ Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều tr

bằng điện châm kết hợp “Ma tử nhân” dựa trên một số chỉ số lâm sàng và
cận lâm sàng.



3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
1.1.1. Tai biến mạch máu não theo y học hiện đại
1.1.1.1. Định nghĩa - phân loại
• Định nghĩa theo Tổ chức Y tế Thế giới (1990) [
3], [17]:
“TBMMN là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các
triệu chứng khu trú hơn là lan toả, các triệu chứng tồn tại quá 24 giờ hoặc tử
vong trong 24 giờ, loại trừ nguyên nhân sang chấn sọ não”.
• Phân loại [
3], [13]:
Tuỳ thuộc bản chất tổn thương, TBMMN được chia thành 2 thể lớn:
+ Xuất huyết não.

+ Nhồi máu não.
1.1.1.2. Nhồi máu não
Xảy ra khi một mạch máu não bị tắc, làm khu vực tưới bởi mạch đó
không được nuôi dưỡng sẽ bị thiếu máu và hoại tử [
13].
Triệu chứng lâm sàng [
3], [13], [17]: tuỳ vị trí của ổ nhồi máu, trên
lâm sàng có đặc điểm chung là nhanh chóng xuất hiện các thiếu sót về thần
kinh, sau đó triệu chứng giảm đi, có thể do phù nề não bớt đi hoặc có sự tưới
máu bù hồi phục phần chu vi của ổ nhồi máu não.
- Thiếu máu hệ cảnh:
Hội chứng thị tháp: mù một bên, liệt nửa người bên kia. Hội chứng này
là điển hình khi tắc mạ
ch cảnh gốc.
- Thiếu máu cục bộ hệ sống nền:

4
* Nhồi máu động mạch não giữa:
Nhánh nông: rối loạn cảm giác, liệt nửa người đối bên ưu thế mặt - tay,
rối loạn vận nhãn, thất ngôn.
Nhánh sâu: liệt nửa người nặng đối bên đồng đều, rối loạn cảm giác kín
đáo, thất ngôn (chủ yếu nói khó).
Nhồi máu toàn bộ động mạch não giữa: liệt nửa người nặng đố
i bên,
mất cảm giác nửa người đối bên, bán manh bên cùng tên, thất ngôn hoàn toàn,
rối loạn ý thức.
* Nhồi máu động mạch mạc trước:
Liệt nửa người đối bên nặng, giảm cảm giác cùng khu vực, bán manh
bên cùng tên, không có thất ngôn.
* Nhồi máu động mạch não trước:

Liệt nửa người ưu thế ở chân, không nói được ở giai đoạn đầu, rối loạn
cảm giác ở khu vực li
ệt, tiểu tiện không tự chủ.
Hội chứng thuỳ trán: rối loạn tâm trí, phản xạ cầm nắm
* Nhồi máu động mạch não sau:
Nhồi máu nhánh nông: triệu chứng thị giác nổi bật, nếu bị hai bên thì
mù vỏ não, mất nhận biết thị giác, mất đọc còn viết, rối loạn trí nhớ.
Nhồi máu nhánh sâu: liệt nhẹ nửa người bên đối diện, mất cảm giác
nông và sâu trội
ở ngọn chi, mất điều phối nửa người.
* Nhồi máu động mạch vùng thân não:
Thường có tổn thương lan toả, hay gặp hội chứng giao bên (liệt dây sọ
một bên, liệt nửa người bên kia).
1.1.1.3. Xuất huyết não
Là hiện tượng chảy máu vào trong nhu mô não đột ngột và cấp tính.

5
Triệu chứng lâm sàng [
3], [13], [17]:
Bệnh cảnh xuất huyết não thường xảy ra đột ngột, và tiến triển nặng lên
trong 3 đến 4 ngày đầu, thường sau gắng sức về tâm lý và thể lực. Bệnh nhân
(BN) bị rối loạn ý thức, đi vào hôn mê. Tuỳ vị trí tổn thương mà BN còn có
các triệu chứng lâm sàng khác có tính chất định khu.
Xuất huyết não thất: thường nặng, tử vong cao, nếu máu tụ lan vào não
thất bên và máu thoát ra khoang màng nhện BN sẽ có các triệu chứng củ
a
xuất huyết dưới nhện như nhức đầu dữ dội, buồn nôn, nôn.
Xuất huyết vùng đồi thị: liệt nửa người kèm rối loạn cảm giác nhất là
cảm giác đau.
Xuất huyết cầu não: BN hôn mê, liệt tứ chi, rối loạn hô hấp. Phần lớn

xuất huyết cầu não rất nặng, tử vong cao.
Xuất huyết tiểu não: BN biểu hiện đau đầu vùng chẩm d
ữ dội, buồn
nôn, nôn, mất điều phối, rung giật nhãn cầu. Nếu ổ chảy máu lớn sẽ chèn ép
vào thân não gây biến chứng lọt hạnh nhân tiểu não dễ gây tử vong.
Xuất huyết thuỳ não: thường có các triệu chứng nhức mắt, đau đầu
vùng thái dương, giảm vận động hay giảm cảm giác nửa người đối bên, rối
loạn ngôn ngữ.
1.1.1.4. Cận lâm sàng
- Chụp cắt lớp vi tính s
ọ não: cho biết vị trí, kích thước khối máu tụ,
biểu hiện trên hình ảnh là vùng tăng tỷ trọng tự nhiên kèm dấu hiệu hiệu ứng
khối như chèn ép, đè đẩy hệ thống não thất và đường giữa (với xuất huyết
não) hoặc biểu hiện bằng vùng giảm tỷ trọng tự nhiên trong nhu mô não (với
nhồi máu não) [
3], [13], [17], [18].
- Chụp cộng hưởng từ: có thể phát hiện sớm các thương tổn tai biến
mạch máu não [
13].

6
- Chụp động mạch não: cho phép phát hiện các dị dạng mạch não như
phình mạch não, thông động - tĩnh mạch não [
13], [17]. Ngoài ra chụp cắt lớp
vi tính đa dãy đầu dò và cộng hưởng từ cũng cho phép đánh giá rất hiệu quả
và chính xác các dị dạnh mạch não trên hình ảnh 3D.
1.1.1.5. Điều trị
• Giai đoạn cấp [
3], [12], [13], [17]:
Là một cấp cứu thần kinh, vì vậy trong giai đoạn cấp bệnh nhân được

điều trị tại khoa cấp cứu, các đơn vị đột quỵ não.
Về nguyên tắc:
- Đảm bảo thông khí tốt: khai thông đường thở, hỗ trợ hô hấp đảm bảo
oxy cho tế bào não.
- Đảm bảo tuần hoàn.
- Điều trị rối loạn nước điện giải và chống phù não.
- Thuốc bảo vệ và dinh dưỡng tế bào thần kinh.
- Thuốc tiêu huyết khối: chỉ định trong nhồi máu não (sử dụng trong
vòng 3 giờ đầu từ khi khởi phát) nếu bệnh nhân không có chống chỉ định.
- Chỉ định phẫu thuật khi:
Xuất huyết trên lều đường kính trên 5cm, có di lệch đường giữa trên 1cm.
Xuất huyết dưới lều: xuất huyết tiểu não cần chỉ định phẫu thuật sớm
(tr
ừ khi ổ xuất huyết nhỏ).
- Điều trị dự phòng các biến chứng: chống nhiễm khuẩn, chống loét và
phục hồi chức năng.
• Sau giai đoạn cấp [
12], [19], [23]:
Chủ yếu là phục hồi chức năng vận động và điều trị các thương tật thứ
cấp như: loét do đè ép, nhiễm trùng hô hấp, tiết niệu, táo bón Việc phòng
ngừa và điều trị này là rất quan trọng vì những thương tổn thứ cấp này có thể
làm cho người bệnh không thể hồi phục lại được, thậm chí tàn tật suốt đời.

7
1.1.2. Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền
Trong YHCT không có bệnh danh TBMMN. Dựa vào các triệu chứng
lâm sàng của TBMMN là người bệnh có hôn mê hay không có hôn mê, kèm
theo liệt nửa người, liệt mặt, bệnh thường xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh,
liên hệ với YHCT thì nằm trong phạm vi chứng “Trúng phong” [
24].

1.1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Tai biến mạch máu não thuộc chứng trúng phong của YHCT, trên lâm
sàng được mô tả là người bệnh đột nhiên xuất hiện bán thân bất toại, miệng méo,
nói khó, chân tay tê bì, có thể hôn mê hoặc không. Bệnh thường xảy ra đột ngột,
diễn biến nhanh nên gọi là “Trúng phong” hay “Thốt trúng” [
24], [47].
Về nguyên nhân trúng phong, các y gia Trung Quốc qua các thời đại đã
đưa ra nhiều học thuyết khác nhau:
- Từ thời Hán, Đường về trước:
Trong Linh Khu nói: hư tà xâm nhập nửa người, khu trú ở dinh vệ,
dinh vệ yếu thì chân khí mất, còn mình tà khí ở lại trở thành khô cứng nửa
người [
5].
Kim quỹ yếu lược cho rằng: “Mạch lạc hư không, phong tà thừa cơ
xâm nhập gây chứng trúng phong, tuỳ theo bệnh nặng nhẹ mà biểu hiện
chứng hậu ở kinh lạc hay tạng phủ” [
6].
- Từ thời Hán, Đường về sau [
24], [36], [47]:
“Hà gian lục thư” chủ trương “Tâm hoả cực mạnh”, nhiệt khí uất kết
gây ra bệnh.
Trong “Đan khê tâm pháp” cho rằng “Đàm thấp sinh nhiệt” mà gây
nên bệnh.
“Đông đản thập thư” cho rằng “Chính khí hư tụ”: hư tổn chân khí nên
dễ bị trúng phong.

8
Diệp Thiên Sỹ thiên về phong dương: do huyết kém, thuỷ yếu không
nuôi dưỡng được can mộc, phần dương của can quá mạnh sinh nội phong, nội
phong nổi lên gây ra chứng trúng phong hoặc do huyết táo sinh nhiệt, nhiệt

được phong khí đưa lên thành trúng phong [
24].
- Ngày nay các nhà y học cho rằng nguyên nhân gây trúng phong có thể
quy thành các nguyên nhân sau [
47]:
Nội thương tinh tổn: do tố chất cơ thể âm huyết suy, dương thịnh
hoả vượng, phong hoả dễ tích hoặc do cơ thể già yếu can thận âm suy, can
dương thiên thịnh, khí huyết thượng nghịch, thượng bít thần khiếu đột nhiên
mà phát bệnh.
Lao dục quá độ: hao khí thương âm dễ gây lên dương khí bạo loạn,
khí huyết thượng nghịch mà gây bệnh.
Ẩm thực bất tiết: do ăn uống không đi
ều độ, uống nhiều rượu, ăn
nhiều chất cay béo ảnh hưởng đến công năng tỳ vị, thấp nội sinh tích tụ sinh
đàm, đàm thấp sinh nhiệt, nhiệt cực sinh phong, thấp nhiệt nội thịnh phạm
vào mạch lạc, thượng tắc thanh khiếu gây bệnh.
Tình chí thương tổn: làm âm dương trong người rối loạn, can khí bất
hoà, khí uất hoá hoả, can phong bạo phát, dẫn động tâm hoả, khí huyết thượ
ng
xung lên não mà gây bệnh.
Khí xung trúng tà: thường còn được gọi dưới tên “Thốt trúng”, mà
hiện nay dễ liên hệ với trường hợp đột quỵ do xuất huyết não.
Như vậy nguyên nhân của trúng phong theo YHCT là do ngoại phong
và nội phong nhưng chủ yếu do nội phong là chính.
Ngoại phong: do ảnh hưởng của khí hậu, phong tà nhân chính khí cơ
thể suy giảm, tấu lý sơ hở, mạch lạc trống rỗng mà xâm nhập vào.
Nội phong: phong do bên trong cơ thể sinh ra, do âm dươ
ng mất cân
bằng, chính khí cơ thể suy kém làm hao tổn chân âm, ảnh hưởng đến can


9
thận. Can là tạng thuộc phong, nếu can âm suy kém sẽ dẫn đến can hoả
vượng, nhiệt hoá hoả, hoả thịnh thì phong động, che lấp các khiếu, rối loạn
thần minh gây nên chứng trúng phong. Nếu nhẹ là trúng phong kinh lạc
(TPKL), nặng là trúng phong tạng phủ (TPTP), chữa không kịp thời sẽ tử
vong hoặc để lại chứng bán thân bất toại.
1.1.2.2. Triệu chứng lâm sàng
Theo sách Kim quỹ yếu lược, các thể lâm sàng ở giai đoạn c
ấp tuỳ theo
tà khí xâm phạm ở phần nông là TPKL, ở phần sâu có hôn mê là TPTP [
47].
Trúng phong kinh lạc: mức độ nhẹ, da thịt tê dại, đi đứng nặng nhọc,
không hôn mê, bỗng nhiên thấy miệng mắt méo, tê liệt nửa người, rêu lưỡi
trắng, mạch huyền tế hoặc phù sác.
Trúng phong tạng phủ: người bỗng lăn ra mê man bất tỉnh, nói ú ớ hoặc
không nói được, thở khò khè, miệng mắt méo lệch, tê liệt nửa người, nếu
nặng có thể tử vong. Gồm có hai thể:
Chứ
ng bế: đột nhiên hôn mê bất tỉnh, thở mạnh, răng cắn chặt hai tay
nắm chặt, bí đại tiểu tiện, chân tay ấm, mạch huyền hữu lực.
Chứng thoát: bất tỉnh, mắt nhắm, miệng há, chân tay lạnh, tay duỗi, thở
khò khè, đại tiểu tiện không tự chủ, mạch tế khó bắt.
Chứng bán thân bất toại: sau giai đoạn cấp, hậu quả của trúng phong để
lạ
i là bán thân bất toại. Biểu hiện thượng, hạ chi của bên phải hoặc bên trái tê
dại, không cử động, có thể còn cảm giác biết đau, biết nóng lạnh, tay không
còn cầm nắm được, chân không đi lại được [
40].
Ngoài ra còn phải phân biệt hai trạng thái thực chứng và hư chứng:
Thực chứng: bệnh nhân có bán thân bất toại, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng

dày, thích ăn đồ mát, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, chân tay ấm, mạch phù
huyền hữu lực.

10
Hư chứng: bệnh nhân có bán thân bất toại, lưỡi chất nhợt, rêu trắng
mỏng, thích ăn đồ ấm, đại tiện lỏng, chân tay lạnh, mạch trầm huyền vô lực.
1.1.2.3. Điều trị
Tuỳ theo chính khí của cơ thể mạnh hay yếu, bệnh thuộc chứng thực
hay chứng hư mà đánh giá, tiên lượng nặng hay nhẹ, từ đó đề ra phương pháp
điều trị thích hợ
p [47].
Chứng bế:
Phương pháp chữa: Tức phong, thanh hoả, tiêu đàm, khai khiếu.
Bài thuốc: Linh dương giác câu đằng ẩm gia giảm.
Châm cứu: Nhân trung, Liêm tuyền, Thừa tương, Thập nhị tỉnh.
Chứng thoát:
Phương pháp chữa: Hồi dương, hồi âm cứu thoát.
Bài thuốc: Sinh mạch tán gia giảm.
Châm cứu: Quan nguyên, Khí hải, Bách hội, Nội quan, Hợp cốc, Tam
âm giao.
Chứng bán thân bất toại [
40]:
Cổ phương có nhiều bài thuốc điều trị có hiệu quả, tuỳ theo thể bệnh
lựa chọn bài thuốc thích hợp:
Phương thuốc “Đại tần giao thang”, “Tiểu tục mệnh thang”: được áp
dụng điều trị di chứng trúng phong kinh lạc.
Phương thuốc “Bổ dương hoàn ngũ thang”, “Địa hoàng ẩm tử”: điều trị
di chứng trúng phong tạng phủ.
Ngoài ra cần kết hợ
p các phương pháp không dùng thuốc như châm

cứu, xoa bóp, tập vận động để đạt được hiệu quả tốt hơn.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHỨNG TÁO BÓN
1.2.1. Một số hiểu biết về táo bón theo y học hiện đại
1.2.1.1. Định nghĩa
Táo bón là tình trạng đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần.

11
Táo bón tận cùng hoặc khó đi ngoài khi rối loạn tống phân nằm ở trực
tràng, dù số lần đi ngoài vẫn bình thường. Khó đi ngoài sẽ dẫn đến phải gắng
sức nhiều và kéo dài và thường đi kèm với cảm giác đi ngoài chưa hết hoặc
tiếp tục muốn đi thêm, người bình thường phải tạo ra áp lực đối kháng vùng
hậu môn hoặc trong âm đạo để tống phân ra [
7], [20], [31], [35], [39].
1.2.1.2. Dịch tễ học
Trên thế giới:
Tại Mỹ mỗi năm hơn 2,5 triệu người phải đi khám vì chứng táo bón,
trong đó 92000 lượt người phải nhập viện, chi phí mua thuốc nhuận tràng lên
đến vài trăm triệu đô la [
2].
Tại Pháp táo bón ảnh hưởng 35% dân số, 15% dân số phải đi khám vì
táo bón, mỗi năm tiêu thụ khoảng 36 triệu viên thuốc nhuận tràng [
39].
Tại Trung Quốc, có khoảng 130 triệu người đang có những vấn đề về
chứng táo bón, trong đó có đến 75% có chứng táo bón mạn tính [
50].
Nghiên cứu của Robain G. và cộng sự (2002) về tỷ lệ mới mắc táo bón
sau liệt nửa người mới xảy ra do tai biến mạch máu não cho thấy có đến 60%
bị táo bón [
66].
Danielle Harari và cộng sự (2004) trong một nghiên cứu điều trị chứng

táo bón và đại tiện không chủ động ở bệnh nhân bị đột quỵ não cho thấy 66%
bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu bị táo bón [
55].
Hosia-Randell H. và cộng sự (2007) nghiên cứu về sử dụng thuốc
nhuận tràng tại trung tâm dưỡng lão ở Hensinki (Phần Lan) cho thấy trong số
1987 người cư trú tại đây thì có 82% được đưa vào nghiên cứu, 55,3% người
được chỉ định dùng thuốc nhuận tràng thường xuyên. Các yếu tố liên quan
đến việc sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên là: trên 80 tuổi, bị đột quỵ,
mất khả năng vận động, uống ít nước, s
ử dụng thuốc như lợi tiểu, thuốc chống
trầm cảm, chống tiết acid dạ dày, thuốc kháng viêm không steroid [
59].

12
Ở Việt Nam:
Kết quả nghiên cứu của Hà Văn Ngạc về thói quen đại tiện ở 2127
người bình thường cho thấy: đại tiện từ 4 ngày trở lên/lần chiếm tỷ lệ 1,68%,
trong đó tỷ lệ nữ mắc táo bón nhiều hơn nam, cán bộ công nhân viên mắc táo
bón nhiều hơn lao động chân tay và lao động khác [
1].
Theo Đào Văn Long, khoảng 50% người cao tuổi ở cộng đồng phàn
nàn có rối loạn chức năng ruột, đa số là táo bón [
28].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ (2007) về nhu cầu phục hồi
chức năng cho bệnh nhân TBMMN tại khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai.
Kết cho thấy 60% BN trong nhóm nghiên cứu bị táo bón [
19].
1.2.1.3. Nguyên nhân của táo bón
Táo bón do rất nhiều nguyên nhân gây nên [
15], [16], [31], [39], [63].

• Nguyên nhân tạm thời: đi du lịch, tính chất của thức ăn, có thai.
• Nguyên nhân vệ sinh - tiết thực: thiếu hoạt động thể lực, chán ăn
nguyên phát hay thứ phát, ăn thiếu chất xơ.
• Nguyên nhân tiêu hoá:
- Ở đại tràng: u, chít hẹp, chèn ép từ bên ngoài, bán tắc mạn tính, phình
đại tràng bẩm sinh hoặc mắc phải, đờ đại tràng.
- Bất thường ở trực tràng hậu môn: khối u, viêm trực tràng và đại tràng
sigma, hậu quả c
ủa phẫu thuật, hẹp nứt kẽ hậu môn, trĩ hậu môn.
- Nguyên nhân do thực thể - chức năng: suy tống phân do thành bụng
yếu hoặc do cơ nâng hậu môn, trực tràng kém nhạy cảm, tăng trương lực trực
tràng hậu môn, tăng trương lực cơ mu hậu môn.
• Nguyên nhân nội tiết - chuyển hoá: suy giáp hoặc suy toàn tuyến yên,
cường năng cận giáp hoặc các nguyên nhân tăng calci máu, u tuỷ thượng thận,
suy thận, hạ kali máu, bệ
nh collagen.


13
• Táo bón do thần kinh - tâm thần:
Hội chứng thần kinh ngoại biên: tổn thương thần kinh thực vật trong
đái tháo đường, hội chứng cận ung thư, bệnh dây - hạch thần kinh.
Hệ thần kinh trung ương: u não, TBMMN, Parkinson, xơ cứng rải rác,
liệt tứ chi sau chấn thương, hội chứng đuôi ngựa.
Bệnh lý tâm thần: trầm cảm, loạn thần, bệnh tâm căn, sang chấn tâm lý.
• Do thuốc và độc chất: thuố
c phiện, thuốc giảm đau, thuốc chống động
kinh, thuốc hướng thần và trầm cảm, thuốc chẹn beta, thuốc hạ áp, thuốc lợi
tiểu, thuốc kháng cholin, các thuốc gel có chứa nhôm, các muối sắt, nhiễm
độc chì, arsenic, thuỷ ngân, phospho

• Các nguyên nhân khác: táo bón nguyên phát, nằm liệt giường [
20], [39].
1.2.1.4. Phân loại
Có thể chia táo bón làm 2 nhóm chính [
28], [31], [34], [54]:
Táo bón do lưu thông: vì đại tràng bị liệt, kém hoạt động, khối thức ăn
không di chuyển bình thường theo dọc khung đại tràng, bệnh nhân không có
cảm giác mót đi ngoài, thời gian lưu thông tiêu hoá tăng.
Nguyên nhân do:
- Mất cân bằng dinh dưỡng: thường do người bệnh ăn ít chất xơ và
uống quá ít nước.
- Bệnh táo bón: táo bón quá nặng do toàn bộ đại tràng bị liệt, mọi
phương pháp điều trị thông thường đều thất bại.
Ngoài ra còn gặp ở những người nhịn đi ngoài vì lý do công việc hay vì
một lý do nào đó. Lâu ngày trực tràng mất dần phản xạ giãn ra vì chứa nhiều
phân, người bệnh không mót đi ngoài nữa.
Táo bón tận cùng: do rối loạn ở giai đoạn tống phân ra ngoài. Bệnh nhân
mót đi ngoài, nhưng mỗi lần đi đại tiện chỉ đi được một ít phân và vẫn còn
cảm giác mót đi ngoài, cảm thấy đi ngoài không hết. Gặp
ở:

14
- Tăng trương lực cơ tròn trong (hội chứng tắc đường ra): do khi ruột
tống phân ra ngoài, cơ tròn trong và lớp cơ vòng trực tràng không giãn ra.
- Tăng trương lực của bó mu - trực tràng cơ nâng hậu môn: bệnh còn có
tên gọi khác là co thắt đảo ngược bó mu - trực tràng. Rối loạn gây ra do khi
tống phân ra, bó mu - trực tràng không giãn ra mà luôn ở tình trạng co cứng.
- Rối loạn sự tĩnh tại của trực tràng: độ tĩnh tại của trực tràng că
n bản
nhờ vào sự bám của mũi trực tràng vào trung tâm xơ và vào bó mu trực tràng

của cơ nâng hậu môn, mỗi lần rặn đi ngoài, trực tràng bị đẩy từ trên xuống
dưới do áp lực từ ổ bụng tống xuống. Nếu sự đè nén này mạnh và lặp đi lặp
lại nhiều lần và người bệnh sẵn có những yếu tố nguy hiểm như thay đổi trục
củ
a xương cùng, túi cùng douglas quá dài, tầng sinh môn quá yếu do chấn
thương sản phụ khoa cũ, trực tràng có nguy cơ bị tụt xuống dưới. Kết quả là
xảy ra hội chứng sa tầng sinh môn và táo bón.
1.2.1.5. Cơ chế
Rối loạn vận chuyển ở đại tràng:
Do giảm trương lực, tăng trương lực và tăng co thắt. Đại tràng có nhiệm
vụ đẩy phân từ trên xuống, nếu nhu động của
đại tràng giảm hoặc bị cản trở bởi
khối u đều dẫn đến hậu quả phân bị giữ lâu ở đại tràng [
31], [34].
Rối loạn vận động ở trực tràng và hậu môn:
Do vận động giảm ở trực tràng và đại tràng sigma, tăng ở hậu môn dẫn đến
rối loạn tống phân ở đại tràng sigma và trực tràng [
7], [31], [34], [39], [65].
Táo bón ở bệnh nhân TBMMN:
Các tổn thương do TBMMN khi gây tác động tới các trung tâm chỉ huy
đại tiện ở cầu não, có thể làm gián đoạn chuỗi các thần kinh giao cảm và phó
giao cảm chi phối hoạt động đại tiện, và gây tổn hại tới sự điều phối giữa sóng
nhu động ruột và sự chùng lỏng của cơ thắt ngoài hậu môn. Hậu quả là gây rối

15
loạn sự co thắt, giãn nở các cơ trơn của đại tràng và hậu môn. Ngoài ra, đa số
bệnh nhân bị TBMMN là người cao tuổi, thường được điều trị bằng một số
thuốc có thể gây táo bón, bệnh nhân cao tuổi thường kèm tình trạng mất nước cơ
thể, chế độ ăn thiếu chất xơ, giảm hoặc mất khả năng vận động Đây là nhữ
ng

nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng táo bón ở bệnh nhân bị TBMMN [
36],
[
50], [51], [71].
1.2.1.6. Triệu chứng
* Triệu chứng cơ năng [
4], [8]:
Biểu hiện chủ yếu là số lần đại tiện ít, nhiều ngày mới đi một lần, phân
cứng rắn vón thành cục. Việc đi đại tiện rất khó khăn, phải rặn nhiều, đi ngoài
xong vẫn có cảm giác khó chịu. Ngoài ra, do phân và chất cặn bã lưu giữ lâu
ngày trong ruột gây nên những ảnh hưởng không tốt như đau bụng, sôi bụng,
đầy chướng bụng, buồn nôn, ăn không ngon miệ
ng.
Nếu táo bón kéo dài có thể gây biến loạn về toàn thân như tâm trạng
buồn phiền dễ cáu gắt, ngủ kém, đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
* Triệu chứng thực thể [
28], [35], [39]:
- Khám bụng: ấn dọc khung đại tràng bệnh nhân đau, có thể sờ thấy
khối u phân.
- Thăm trực tràng: có thể sờ thấy khối phân cứng.
Cũng có khi khám thực thể không phát hiện thấy gì đặc biệt.
* Triệu chứng cận lâm sàng [
8], [28], [35]:
Tuỳ theo nguyên nhân có thể làm các xét nghiệm:
- Công thức máu, huyết sắc tố.
- Sinh hoá máu: đường máu, canxi máu, kali máu, chức năng tuyến giáp
- Xét nghiệm phân: tìm máu trong phân
- Soi đại tràng: loại trừ viêm, khối u, polyp, chít hẹp

16

- Chụp Xquang ổ bụng có thể thấy hình ảnh ứ đọng tại đại tràng.
- Chụp khung đại tràng có barit đánh giá sự biến đổi cấu trúc như chít
hẹp, xoắn hoặc phình to đại tràng.
- Transit ruột: thấy thời gian vận chuyển đại tràng kéo dài.
- Đo áp lực và độ mềm mại của ống hậu môn - trực tràng.
Với táo bón đơn thuần các kết quả xét nghiệm thường là không có thay đổi gì.
1.2.1.7. Đi
ều trị
* Các biện pháp chung [
7], [16], [49], [58]:
Táo bón dù nguyên nhân gì, điều trị thường bắt đầu bằng thay đổi lối
sống, ăn chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước (ít nhất 1,5 lít/ngày), huấn
luyện giờ giấc đại tiện một cách đều đặn và tập thể dục.
* Dùng thuốc [
8], [20], [31], [39]:
- Các chất tăng khối lượng phân: là những chất được chế biến từ các sợi
quả hoặc các chế phẩm làm từ xơ, thân cây hoặc nhựa cây, chứa các thành
phần đường phức, cellulose, pectin như: Sterculia, isphagula, methyl
cellulose, cám thô. Các chất này gắn với nước, làm tăng khối lượng phân và
giảm thời gian vận chuyển ở đại tràng.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: gồm các muối natri, muối magnesi, và
các đường như lactulose (Duphalac), magnesi sulfat, glycerin, sorbitol
đây là
các phức hợp không hấp thu, có tác dụng giữ lại dịch trong lòng ruột làm
loãng hoặc lỏng phân.
- Các thuốc nhuận tràng kích thích: Boldolaxine, macrogol (Forlax),
bisacodyl, kích thích trực tiếp lên niêm mạc đại tràng gây bài tiết nước điện
giải, giảm hấp thu nước.
- Chất làm trơn, mềm phân: dầu Paraffin (Lubentyl), Vaselin (Transitol).


17
- Thuốc nhuận tràng dùng bằng đường hậu môn như: Eductyl,
Microlax, Ducolax Các thuốc này làm phóng thích khoảng 50-100ml dịch
trong trực tràng và gây kích thích phản xạ bài phân.
* Điều trị ngoại khoa
[8], [16], [34], [39], [57]:
Đây là biện pháp được chỉ định hết sức hạn chế: cắt đại tràng, mở cơ
vòng hậu môn, sửa chữa đáy chậu (ở những bệnh nhân táo bón do sa niêm
mạc trực tràng hoặc sa tầng sinh môn).
1.2.2. Chứng táo bón theo y học cổ truyền
Theo YHCT, chứng táo bón có nhiều tên gọi khác nhau như: “đại tiện
bí”, “đại tiện táo kết”, “đại tiện nan”, “hậu bất lợi”, “tỳ ước”. Sự chẩn đoán
bệnh của YHCT nhấn mạnh: “xem sắc bấm mạch, trước hết phân biệt âm
dương”, cho nên chia táo bón làm hai loại lớn là “dương kết” và “âm kết”. Lại
căn cứ vào sự khác nhau của chính hư và tà thực, để chia thành “thực bí” và
“hư bí” [
37], [50].
1.2.2.1. Nguyên nhân
* Nhiệt kết ở đại tràng gây táo bón:
Gặp ở những người vốn dương thịnh, thích uống rượu, thích ăn cay,
chất khó tiêu hoặc do bệnh nhiệt ngoại cảm, nhiệt tà nhập lý, nhiệt tích ở đại
trường, làm cho tân dịch bị hao tổn, đại trường truyền dẫn không nhuận, phân
khô dẫn đến táo bón [
11], [47], [50].
* Khí trệ gây táo bón:
Là chỉ tình trạng do khí ngưng trệ, làm cho các chất cặn bã lưu lại
không đẩy ra được dẫn đến táo bón. Khí trệ thường do ưu sầu, tư lự quá độ,
tình chí không thoải mái hoặc ngồi lâu ít vận động, làm khí cơ uất trệ, không
tuyên đạt được, sự thăng giáng bị trái thường. Khí trệ ở trong thì tân dịch
không hành, quá trình thông điều thủy đạo sút kém, do đó ảnh hưởng đến vận

hành t
ống đạt phân ra ngoài của trường vị [37], [50].

×