Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ kỹ THUẬT KHỐI tế bào (CELL – BLOCK) TRONG CHẨN đoán UNG THƯ PHỔI tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.85 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NHÓM 07 - LỚP 3 - NỘI TRÚ NHI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT KHỐI TẾ BÀO
(CELL – BLOCK) TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ
PHỔI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2019

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


HÀ NỘI – 2019


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CB

Cell block - Khối tế bào



Chẩn đoán

CS

Cell smear – Phiến đồ phết lam


Cs

Cộng sự

HE

Hematoxylin – eosin

HMMD

Hóa mô miễn dịch

MBH

Mô bệnh học

NC

Nghiên cứu

STMP

Sinh thiết màng phổi

TB

Tế bào

TBH


Tế bào học

TDMP

Tràn dịch màng phổi

UTBM

Ung thư biểu mô

WHO

Word health organization


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................2
1.1. Giải phẫu, cấu tạo mô học của phổi................................................................2
1.2. Chẩn đoán ung thư phổi..................................................................................2
1.2.1. Chẩn đoán lâm sàng.................................................................................2
1.3. Chẩn đoán cận lâm sàng..................................................................................3
1.3.1. X quang thường qui..................................................................................3
1.3.2. Chụp cắt lớp vi tính.................................................................................3
1.3.3. Giải phẫu bệnh.........................................................................................3
1.4. Các phương pháp lấy bệnh phẩm cho xét nghiệm giải phẫu bệnh...................3
1.4.1. Nội soi sinh thiết và lấy dịch rửa phế quản...............................................3
1.4.2. Sinh thiết và chọc hút xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính. . .3
1.4.3. Sinh thiết màng phổi................................................................................3
1.5. Phân loại mô bệnh học ung thư phổi...............................................................4

1.6. Phân loại ung thư phổi trên sinh thiết và tế bào theo IASLC/ATS/ERS (2011)
tương ứng với phân loại của WHO 2004........................................................4
1.7. Một số hình ảnh tế bào học ung thư phổi trên tiêu bản cell block...................5
1.7.1. Ung thư biểu mô tuyến.............................................................................5
1.7.2 Ung thư biểu mô tế bào vảy......................................................................5
1.7.3. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ.....................................................................6
1.7.4 Ung thư biểu mô tế bào lớn ......................................................................6
1.7.5 Ung thư biểu mô dạng sarcoma.................................................................7
1.8. Kỹ thuật khối tế bào........................................................................................7
1.8.1 Quy trình kỹ thuật khối tế bào...................................................................7
1.8.2 Ứng dụng kĩ thuật khối tế bào...................................................................8
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................10
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................10


2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn...............................................................................10
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..................................................................................10
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................10
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................10
2.2.2. Các biến số/chỉ số nghiên cứu................................................................11
2.3. Thu thập và xử lý số liệu...............................................................................11
2.4. Sai số và cách khắc phục...............................................................................12
2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...................................................................12
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................13
3.1. Đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu......................13
3.1.1. Đặc điểm về tuổi....................................................................................13
3.1.2. Đặc điểm về giới....................................................................................13
3.2. Phân loại các típ ung thư phổi trên khối tế bào.............................................13
3.3. Kết quả chẩn đoán GPB ung thư phổi bằng các phương pháp chẩn đoán cell
block và sinh thiết........................................................................................14

3.4. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp chẩn đoán.................14
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN......................................................................15
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..........................................................................................15
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.........................................................................................15
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU................................................................................16
DỰ TRÙ KINH PHÍ..............................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 các biến số chỉ số....................................................................................11
Bảng 3.1. Kết quả phân nhóm tuổi......................................................................13
Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu về giới..................................................................13
Bảng 3.3. Phân loại các typ ung thư phổi trên CB............................................13
Bảng 3.4. Kết quả chẩn đoán giải phẫu bệnh trên tiêu bản CB và TBH.........14
Bảng 3.5. Độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp cell block.................................14


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ung thư biểu mô tuyến của phổi ..........................................................5
Hình 1.2. Ung thư biểu mô tế bào vảy trên khối tế bào CB ...............................6
Hình 1.3. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ..................................................................6
Hình 1.4. Ung thư biểu mô tế bào lớn...................................................................7
Hình 1.5 Ung thư biểu mô dạng sacoma...................................................................7


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư phổi là u ác tính xuất phát từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản tận
hoặc các tuyến phế quản.
Ung thư phổi là ung thư hay gặp và có tỷ lệ tử vong lớn nhất trên thế giới.
Năm 2010, ước tính có khoảng 1,7 triệu trường hợp ung thư phổi mới mắc được
chẩn đoán, chiếm khoảng 13% các loại ung thư trên toàn thế giới . Năm 2012 có 1,8
triệu ca mới mắc (chiếm 12,9 % tổng số ung thư mới mắc), số ca tử vong do ung
thư phổi là 1,59 triệu người (chiếm 19,4 % tổng số ca tử vong do ung thư) [2].
Ở Việt Nam, UTP chiếm 20% tổng số trường hợp ung thư, là loại hay gặp. Tỷ
lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi ở nam tăng từ 29,3/100000 dân (năm 2002) lên
35,1/100000 dân (năm 2010) và từ 6,5/100000 dân (năm 2002) lên 13,2/100000 dân
(năm 2010) ở nữ [3].
Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổi hiện nay rất phát triển, tuy nhiên xét
nghiệm mô bệnh học vẫn là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán ung thư phổi. Tuy nhiên có
nhiều trường hợp ung thư phổi giai đoạn muộn không phuẫu thuật được và những
khối u phổi ở ngoại vi không thể sinh thiết được thì có phương pháp chọc hút xuyên
thành ngực dưới hướng dẫn của CT lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm tế bào học. Tuy
phương pháp chẩn đoán này có độ đặc hiệu cao song lại có nhiều hạn chế.
Kỹ thuật khối tế bào (cell block: CB) Trong nghiên cứu của một số tác giả
trên thế giới, độ nhạy và độ đặc hiệu của cell block lên tới 90%[4],[5],[6]. Giá trị
chẩn đoán của cell block cao hơn tế bào học và lưu giữ được khối tế bào trong lốc
nến, do vậy đồng thời áp dụng được các phương pháp nhuộm khác nhau, đặc biệt là
hóa mô miễn dịch (HMMD) và các xét nghiệm sinh học phân tử xác định đột biến
gen trong ung thư phổi để điều trị đích[7].
Khối tế bào đã được biết đến và áp dụng thành công từ lâu trên thế giới. Ở
nước ta hiện nay có một số ít các Bệnh viện lớn đã tiến hành kỹ thuật này tại các
phòng xét nghiệm Giải phẫu bệnh. Tuy nhiên, có rất ít các công trình nghiên cứu
khoa học về cell block được tiến hành tại Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tôi tiến
hành đề tài nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm tế bào học của ung thư phổi qua kỹ thuật khối tế bào cell
block.

2. So Sánh hiệu quả chẩn đoán ung thư phổi bằng kỹ thuật khối tế bào cell
block và tế bào hoc thông thường.


2

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu, cấu tạo mô học của phổi [4]
+ Khí quản: Đi từ thanh quản tới chỗ chia đôi của nó trong trung thất
+ Phế quản gốc: tính từ nơi phân chia của khí quản đến rốn mỗi phổi.
+ Cây phế quản: Mỗi phế quản gốc khi đến rốn phổi sẽ chia nhánh nhỏ dần đi vào
trong phổi, các nhánh chia từ phế quản gốc được gọi là cây phế quản.
+ Cấu tạo mô học: Thành phế quản từ trong ra ngoài có 4 lớp.
* Niêm mạc: có biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển phủ.
* Lớp đệm: tạo bởi mô liên kết thưa.
* Lớp cơ trơn: cơ Reisessen.
* Lớp sụn và tuyến: Sụn bé dần theo đường kính phế quản và mất khi
đường kính phế quản < 1mm.
1.2. Chẩn đoán ung thư phổi
1.2.1. Chẩn đoán lâm sàng [8]
1.2.1.1. Triệu chứng hô hấp
- Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài (75%).
- Ho máu gặp ở 50% bệnh nhân.
- Khó thở: thường xuất hiện khi có tắc nghẽn phế quản lớn, tràn dịch màng
phổi hoặc u quá to.
- Khám phổi có hội chứng ba giảm khi u to, nằm sát thành ngực.
- Đau ngực: lúc đầu âm ỉ, không liên tục. Đau sẽ trở lên liên tục, cường độ
tăng dần do di căn ra màng phổi, thành ngực.
- Hội chứng trung thất (do xâm lấn trực tiếp hoặc di căn hạch trung thất)

1.2.1.2. Triệu chứng toàn thân
Bao gồm triệu chứng toàn thân và hội chứng cận u. Triệu chứng toàn thân bao
gồm gày sút cân, mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, sốt, giảm khả năng lao động. Hội
chứng cận u: Là sự tác động gián tiếp của u tới cơ thể không liên quan tới vị trí, kích


3

thước hoặc di căn của u tiên phát, ví dụ: hội chứng Cushing, vú to (Gynecomastie); hội
chứng Eaton – Lambert, hội chứng Pierre - Marie, ngón tay dùi trống.
1.2.1.3. Triệu chứng di căn xa
Ung thư phế quản có thể di căn đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, hay gặp
nhất là não, xương, gan, hạch ngoại vi, tuyến thượng thận, phổi bên đối diện.
1.3. Chẩn đoán cận lâm sàng [8].
1.3.1. X quang thường qui (thẳng, nghiêng)
Thường gặp hình ảnh bóng mờ tròn đơn độc, bờ có múi, có tua, khe nứt, bên
trong khối u thuần nhất. Hang ung thư có đặc điểm là hang lệch tâm, bờ trong ghồ
ghề, khúc khuỷu.
1.3.2. Chụp cắt lớp vi tính
Xác định chính xác các tính chất của khối mờ bất thường trong nhu mô phổi
và ở trung thất, hướng dẫn sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học.
1.3.3. Giải phẫu bệnh.
Đây là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán ung thư phổi. trong đó mô bệnh
học là tiêu chuẩn vàng.
1.4. Các phương pháp lấy bệnh phẩm cho xét nghiệm giải phẫu bệnh.
1.4.1. Nội soi sinh thiết và lấy dịch rửa phế quản
Nội soi phế quản là phương pháp thăm khám bên trong của hệ thống khí phế
quản nhờ vào hệ thống nội soi phế quản. Có hai loại kỹ thuật nội soi phế quản là nội
soi ống cứng và nội soi ống mềm[9],[10].
1.4.2. Sinh thiết và chọc hút xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính[11].

Tuy nhiên sinh thiết xuyên thành ngực sử dụng kim sinh thiết nên ưu điểm là
lấy được mẫu mô để chẩn đoán MBH, nhưng kim sinh thiết thường to có thể gây
biến chứng chảy máu và gây tràn khí khoang màng phổi. Do đó những khối u ở
ngoại vi mà ở vị trí gần mạch máu lớn hay gần tim, trung thất thì chọc hút xuyên
thành ngực lấy bệnh phẩm làm tế bào học hoặc làm cell block sẽ an toàn hơn nhiều.
1.4.3. Sinh thiết màng phổi
Chẩn đoán mô bệnh học STMP có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nguyên
nhân TDMP đặc biệt trong TDMP do ung thư


4

1.5. Phân loại mô bệnh học ung thư phổi
Bảng phân loại ung thư tuyến mới đã được giới thiệu vào năm 2011 bởi một
nhóm chuyên gia thuộc Hiệp hội Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư phổi (IASLC),
Hiệp hội Lồng ngực Hoa kỳ (ATS) và Hiệp hội Hô hấp châu Âu (ERS). Bảng phân
loại này được áp dụng cho những bệnh phẩm sinh thiết nhỏ và tế bào học [12],[ 13].
1.6. Phân loại ung thư phổi trên sinh thiết và tế bào theo IASLC/ATS/ERS (2011)
tương ứng với phân loại của WHO 2004
Phân loại của IASLC/ATS/ERS cho sinh
thiết và tế bào
Ung thư biểu mô tuyến:
Hình thái ung thư biểu mô tuyến rõ:
Ung thư biêu mô tuyến
Không có thuật ngữ tương ứng.
Hình thái ung thư biểu mô tuyến không rõ
Tất cả đều được chẩn đoán ung thư (hỗ trợ bằng HMMD):
biểu mô tuyến dạng đặc
UTBMKTBN – xu hướng biệt hóa tuyến
Ung thư biểu mô tiểu phế quản phế Ung thư biểu mô tuyến với thành phần

nang (không chế nhầy)
lepidic
Ung thư biểu mô tiểu phế quản phế Ung thư biểu mô tuyến chế nhầy (mô tả
nang (chế nhầy)
thành phần có mặt)
Ung thư biểu mô tuyến bào thai
Ung thư biểu mô tuyến với dạng bào thai
Ung thư biểu mô tuyến nhầy dạng keo Ung thư biểu mô tuyến với dạng keo
Ung thư biểu mô tuyến tế bào nhẫn
Ung thư biểu mô tuyến (mô tả thành phần
xuât hiện) và tế bào nhẫn
Ung thư biểu mô tuyến biến thể tế bào Ung thư biểu mô tuyến với (mô tả thành
sáng
phần có mặt) và thành phần tế bào sang
Ung thư biểu mô tế bào vảy
Hình thái dạng biểu mô vảy rõ ràng:
Ung thư biểu mô tế bào vảy
Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
Ung thư biểu mô tế bào lớn
Ung thư biểu mô không tế bào nhỏ, không
định danh khác
Ung thư biểu mô tế bào lớn thần kinh Ung thư biểu mô không tế bào nhỏ hình thái
nội tiết
thần kinh nội
Ung thư biểu mô tế bào lớn với hình UTBMKTBN hình thái thần kinh nội tiết
thái thần kinh nội tiết
Ung thư biểu mô tuyến vảy
Hình thái ung thư biểu mô tuyến và vảy:
UTBMKTBN hình thái ung thư biểu mô

tuyến vảy
Ung thư biểu mô dạng sarcoma
UTBMKTBN kém biệt hóa với thành phần
ung thư biểu mô tế bào thoi/ hoặc tế bào
khổng lồ
Phân loại của WHO 2004


5

1.7. Một số hình ảnh tế bào học ung thư phổi trên tiêu bản cell block.
1.7.1. Ung thư biểu mô tuyến
Ung thư biểu mô loại hay gặp nhất trong ung thư phổi .

Hình 1.1. Ung thư biểu mô tuyến của phổi
Hình thái học của UTBM tuyến:
- Cầu tế bào lớn hoặc tế bào đơn lẻ
- Bào tương có hốc
- Tế bào nhẫn (từ dạ dày, vú)
Tế bào bong của UTBM tuyến thường tạo thành hình cầu hoặc đơn lẻ. Tế bào
u có hốc trong bào tương nhưng không phải là tiêu chuẩn đặc hiệu vì có thể gặp
trong u trung biểu mô hoặc các ung thư khác.
1.7.2 Ung thư biểu mô tế bào vảy
Hình thái học của UTBM vảy:
- Đám lớn hoặc tế bào đơn lẻ
- Có sừng hoặc không sừng hóa, bào tương đậm
Tế bào của UTBM vảy tạo thành đám lớn hoặc đứng rời rạc. Hình thái của tế bào
u khác nhau dựa vào mức độ biệt hóa sừng. Bào tương của tế bào thường đậm hoặc
màu da cam, hơi ưa axit. Tế bào hình nòng nọc hoặc hiếm hơn là hình thoi. .



6

Hình 1.2. Ung thư biểu mô tế bào vảy trên khối tế bào CB
1.7.3. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ (UTBM TB nhỏ)
UTBM TB nhỏ của phổi hay di căn
Hình thái học của UTBM TB nhỏ
- Tế bào kích thước nhỏ (đơn độc, dây hoặc thành đám)
- Nhân sẫm mầu, chất nhiễm sắc mịn, hạt nhân không rõ, bào tương hẹp.
Tế bào u thường đơn độc, xếp thành dây hoặc thành đám. Tế bào có kích
thước nhỏ với đường kính gấp 2-3 lần lympho bào nhỏ. Bào tương hẹp, nhân sẫm
màu, chất nhiễm sắc mịn, hạt nhân không rõ và nhân vỡ thường gặp[14].

Hình 1.3. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ.
1.7.4 Ung thư biểu mô tế bào lớn (Large Cell Carcinoma-UTBM TB lớn)
UTBM TB lớn là u ác tính không phải tế bào nhỏ, không biệt hóa, chiếm
khoảng 9% tổng số ung thư phổi.
Hình thái tế bào học của UTBM TB lớn:
- Tế bào kích thước lớn, nằm rải rác hoặc đám hợp bào.
- Nhân bất thường, chất nhiễm sắc sáng, hạt nhân rõ và thường nhiều.


7

- Ranh giới bào tương không rõ.

Hình 1.4. Ung thư biểu mô tế bào lớn.
1.7.5 Ung thư biểu mô dạng sarcoma (sarcomatoid carcinoma)
Ung thư biểu mô dạng sarcoma là tập hợp các ung thư biểu mô kém biệt hóa,
không phải tế bào nhỏ có hình thái dạng sarcoma hoặc biệt hóa tế bào khổng lồ.


Hình 1.5 Ung thư biểu mô dạng sacoma.
1.8. Kỹ thuật khối tế bào (cell block)
1.8.1 Quy trình kỹ thuật khối tế bào (cell block) [15]
Sau khi có được mẫu bệnh phẩm từ choc hút xuyên thành ngực hoặc dịch rửa
phế quản, dịch màng phổi ta tiến hành các bước sau:
+ Bước 1: Đặt các ống chứa dịch (đã đậy nắp hoặc nút chặt) vào máy ly tâm
theo nguyên tắc đối trọng, rồi điều chỉnh và bật máy ly tâm với tốc độ 2000 vòng /
phút x 10 phút.
+ Bước 2: Loại bỏ phần dịch trong phía trên để lấy phần cặn lắng tế bào ở đáy
ống. Tiếp theo nhỏ thêm 3 giọt huyết tương và 3 giọt thrombin, lắc nhẹ nhàng, sau


8

đó để ở nhiệt độ phòng trong 2 phút. Khi bệnh phẩm đã thành khối chắc thì cho
dung dịch formol trung tính 10% vào ống để cố định (thể tích formol gấp khoảng
10 lần phần dịch chứa cặn tế bào) trong 2 giờ. Kiểm tra xem hỗn hợp đã hình
thành cục đông hay chưa. Nếu chưa, ly tâm hỗn hợp trong 5 phút ở 3000
vòng/phút. Nếu sau khi ly tâm một cục đông không hình thành, dùng huyết tương
và/hoặc thrombin mới.
+ Bước 3: Loại bỏ phần dung dịch formol vào bình đựng nước thải. Dùng que
gỗ nhỏ để lấy khối tế bào ra và đặt lên một tờ giấy (loại giấy không dính có sẵn ở
các phòng xét nghiệm mô học). Gói khối tế bào trong giấy này và đặt vào trong
cassette đã được dán nhãn, ghi tên bệnh nhân và mã số khối tế bào.
+ Bước 4: Cho cassette chứa khối tế bào vào máy xử lý mô theo quy trình mô
học thường quy, sau đó đúc trong khối paraffin.
+ Bước 5: Các mảnh cắt từ khối tế bào đúc trong paraffin với độ dày 3-5 m
được nhuộm theo các phương pháp khác nhau, tùy từng trường hợp, như:
Hematoxylin - Eosin (HE) và nhuộm hoá mô miễn dịch.

1.8.2 Ứng dụng kĩ thuật khối tế bào (cell block ).
Chẩn đoán TBH dịch các màng đã được áp dụng gần một thế kỷ nay, nó giúp
ích rất nhiều trong chẩn đoán giai đoạn và tiên lượng các khối u ác tính đồng thời
cung cấp thêm nhiều thông tin có giá trị về các tổn thương viêm trong dịch các
khoang cơ thể. Chẩn đoán TBH dương tính ngày càng được chấp nhận như một
chẩn đoán xác định .
Năm 1867, Lucke và Klebs mô tả và minh họa các tế bào ác tính trong dịch .
Năm 1895, Beale giới thiệu PP khối nến (paraffin - block) áp dụng cho dịch tràn.
Đến năm 1896, Bahrenberg là người đầu tiên đã mô tả kỹ thuật khối tế bào, tuy
nhiên phải sau khi Mandlebaum báo cáo tìm thấy nấm actinomyces bằng kỹ thuật
khối tế bào thì PP này mới được sử dụng thường xuyên (trích theo ).
Từ năm 1943 đã có rất nhiều báo cáo khoa học của nhiều tác giả về CS, CB và
so sánh vai trò của CS và CB trong chẩn đoán dịch ung thư .


9

Ưu điểm của CB là tập trung các tế bào trên những vi trường nhỏ hơn nhưng
có nhiều mảnh tổ chức mô và tế bào hơn trên một mặt phẳng. Quan sát được nhiều
mảnh cắt khác nhau của cùng một mẫu tế bào đồng thời có thể nhuộm được đặc biệt
và HMMD khi cần. Vì vậy phương pháp CB giúp ích chẩn đoán trong nhiều trường
hợp khó chẩn đoán bằng CS.
Nhược điểm của CB là thời gian chẩn đoán chậm hơn so với CS và đôi khi có
nguy cơ hỏng bệnh phẩm trong quá trình làm kỹ thuật. Một số trường hợp các tế
bào trung biểu mô hình thành cấu trúc giả hoa hồng do biến đổi giả tạo (ly tâm)
khiến cho chẩn đoán nhầm lẫn.
Theo kinh nghiệm của Leopold G. Koss và Cs [25], dung dịch Bouin hoặc
acid picric là loại tốt nhất để cố định cho CB, nhưng formalin trung tính 10% cũng
được sử dụng rộng rãi trong thực hành.
Trong nghiên cứu của Sujathan và Cs, số TH chẩn đoán ác tính tăng từ 17 lên

21 và giảm số TH không điển hình từ 10 xuống 1 . Bodele và Cs thấy bằng PP CB
số chẩn đoán ác tính tăng 7% so với CS. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, hơn
55% các TH chẩn đoán CS được cải thiện sau chẩn đoán CB. Nhìn chung giá trị
chẩn đoán đúng của CB là 97% với độ nhạy là 95% và độ đặc hiệu 100% đối với
các tổn thương ác tính .
S. Udasimath và Cs nghiên cứu thấy độ nhạy của CB dịch các màng nói
chung là 100%, độ đặc hiệu là 84%. Riêng đối với DMP, CB có vai trò cải thiện
tăng thêm 15% số TH ác tính khi so sánh với CS.
Ở Việt Nam hiện nay, kỹ thuật này đã được áp dụng và phổ biến tại một số
bệnh viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh như bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ, Hùng
Vương… còn ở miền Bắc vẫn chưa được thực hiện. Tuy nhiên các công trình khoa
học về kỹ thuật này chưa có hoặc vẫn chưa được công bố.


10

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Những bệnh nhân theo dõi ung thư phổi của khoa hô hấp, được chỉ định làm
các xét nghiệm mô bệnh học, cell block và tế bào học bệnh phẩm chọc hút xuyên
thành ngực dưới hướng dẫn của CT, dịch rửa phế quản và dịch màng phổi tại khoa
giải phẫu bệnh – Bệnh viện Bạch Mai từ 01/2018 đến 12/2019.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những trường hợp bệnh phẩm lấy được số lượng quá ít không thể chia làm hai
mẫu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt
ngang.

Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu:

n Z 2 (1  / 2 )

p (1  p )
d2

n: cỡ mẫu nhỏ nhất phải đạt được trong nghiên cứu.
p: Trong nghiên cứu của Nathan và Cs (2016) giá trị chẩn đoán đúng của CB
là 97% với độ nhạy là 89.4% và độ đặc hiệu 100% đối với các tổn thương
ác tính [38]
d: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần
thể, d = 5%
Z : Hệ số tin cậy, ở mức xác suất 95%, Z = 1,962
Tính toán ta được cỡ mẫu lý thuyết = 146 bệnh nhân
Phương pháp chọn mẫu: mẫu ngẫu nhiên hệ thống
2.2.2. Các biến số/chỉ số nghiên cứu.


11

Bảng 1.1 các biến số chỉ số
Mục
tiêu

Tên biến số

Mục


Loại typ ung thư phổi

tiêu 1

trên tiêu bản CB
CB chẩn đoán ung thư

Mục
tiêu 2

phổi
Mô bệnh học chẩn đoán
ung thư phổi
TBH chẩn đoán ung thư
phổi

Loại biến

Định

số

nghĩa biến

Định tính

Theo bảng
riêng

Phương


Công cụ

pháp thu

thu thập số

thập số liệu

liệu
Bệnh án

Xét nghiệm

Định tính

(+)/(-)

Xét nghiệm

Định tính

(+)/(-)

Xét nghiệm

Định tính

(+)/(-)


Xét nghiệm

nghiên cứu
Bệnh án
nghiên cứu
Bệnh án
nghiên cứu
Bệnh án
nghiên cứu

2.3. Thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp thu thập thông tin:
Tiến cứu: thu thập trực tiếp từ bệnh nhân chẩn đoán là ung thư phổi và có làm CB
tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2019 – 31/12/2019
Thu thập số liệu theo 5 bước:
Bước 1: Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu.
Bước 2: lấy vào nghiên cứu những bệnh nhân theo dõi ung thư phổi
Bước 3: tham gia khám, tư vấn bệnh nhân, làm xét nghiệm CB và MBH và TBH,
thu thập các chỉ tiêu nghiên cứu theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
Bước 4: Lập bảng thống kê, phân tích số liệu.
Bước 5: Kết luận.
Xử lý số liệu: Các số liệu được mã hóa và xử lý bằng phần mềm thống kê y học
SPSS 20.0
 Mô tả: Trung bình, độ lệch chuẩn (XSD)
 Để so sánh 2 phương pháp chẩn đoán được tiến hành trên cùng một nhóm
bệnh nhân có ý nghĩa thống kê hay không áp dụng phương pháp so sánh hai
tỷ lệ với thuật toán T test. Sự khác nhau được coi là có ý nghĩa thống kê ở mức
xác xuất 95% (p < 0,05).
 Công thức tính độ nhạy, độ đặc hiệu cho việc kết luận giá trị của phương
pháp chẩn đoán CB với mô bệnh học theo các công thức sau:

Xét nghiệm

MBH


12

Ung thư

Không ung thư

Dương tính
Âm tính
Độ nhạy: là tỷ lệ phát hiện được những người dương tính trong số những
người bị bệnh
Độ nhạy = Dương tính thật (Dương tính thật + Âm tính giả) x 100
Độ đặc hiệu: là tỷ lệ phát hiện được những người âm tính trong số những
người không mắc bệnh
Độ đặc hiệu = Âm tính thật (Âm tính thật + Dương tính giả) x 100
2.4. Sai số và cách khắc phục.
Sai số trong quá trình lựa chọn mẫu. Khắc phục bằng việc lựa chọn mẫu đảm
bảo đúng theo yêu cầu của nghiên cứu.
Khắc phục bằng cách thực hiên theo đúng quy trình và hướng dẫn của nhà
sản xuất.
Những sai số có thể xảy ra trong quá trình thu thập và nhập số liệu. Khắc
phục bằng việc số liệu sẽ được kiểm tra mã hóa trước khi nhập và việc nhập số liệu
sẽ được nhập hai lần độc lập.
2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
 Được thông qua hội đồng đạo đức của trường đại học Y Hà Nội
 Tính tự nguyện: tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều được cung cấp đầy đủ

thông tin, hoàn toàn tự nguyện tham gia và có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ
lúc nào.
 Giữ bí mật thông tin, tôn trọng, thông cảm chia sẻ với bệnh nhân.


13

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tuổi

Bảng 3.1. Kết quả phân nhóm tuổi
Tuổi
N
%

< 40

41 – 50

51 – 60

61 – 70

> 70

Tổng

3.1.2. Đặc điểm về giới

Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu về giới
Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ %

Nam
Nữ
Tổng
3.2. Phân loại các típ ung thư phổi trên khối tế bào

Bảng 3.3. Phân loại các typ ung thư phổi trên CB
Typ ung thư phổi trên CB
UTBM tuyến
UTBM tế bào lớn (dạng đáy)
UTBM dạng sarcoma
UTBM vảy
UTBM TB nhỏ
Tổng

Số lượng

%

100


14


3.3. Kết quả chẩn đoán GPB ung thư phổi bằng các phương pháp chẩn đoán
cell block và sinh thiết
Bảng 3.4. Kết quả chẩn đoán giải phẫu bệnh trên tiêu bản CB và TBH
ΔGPB UT
Mẫu BP
Ung thư
Không ung thư
Tổng

Trên TB tế bào
Số lượng
Tỷ lệ

Trên TB CB
Số lượng Tỷ lệ

Trên TB MBH
Số lượng Tỷ lệ

3.4. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp chẩn đoán
Bảng 3.5. Độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp cell block
Chẩn đoán
Độ nhạy (%)
Độ đặc hiệu (%)

CB

TBH

Nathan và CS(2016)

CB
TBH
89,4
50
100
96


15

Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
Bàn luận theo mục tiêu và kết quả nghiên cứu

DỰ KIẾN KẾT LUẬN
Kết luận theo mục tiêu nghiên cứu

DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ
- Kỹ thuật cell block là một kỹ thuật đơn giản, rẻ tiền, sẵn có nhưng có giá trị
chẩn đoán cao do đó cần được đưa vào làm xét nghiệm thường quy tại khoa giải
phẫu bệnh và áp dụng cho nhiều loại dịch hay mẫu bệnh phẩm chọc hút kim nhỏ ở
các cơ quan khác trong cơ thể


16

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Các hoạt động dự kiến
Đọc tài liệu tham khảo
Chuẩn bị đề cương nc

Chuẩn bị triển khai nc

Thời gian triển khai
02 - 14/01/2019
15/1-18/1/2019

Phân công nhân lực
Nhóm NC
Nhóm NC

Liên hệ khoa hô hấp

20/1-23/1/2019

Bs An

Thiết lập bệnh án nc
Thu thập số liệu
Nhập số liệu
Phân tích số liệu
Viết báo cáo
Thảo luân, báo cáo

20/1-23/1/2019
25/1-30/11/2019
1/10-30/11/2019
1/12-15/12/2019
16/12-30/12/2019
1/2020


Bs Ái, Bs Anh, Bs Bích
Nhóm NC
Bs An, Bs Ái
Nhóm NC
Nhóm NC
Nhóm NC


17

DỰ TRÙ KINH PHÍ

STT

Nội dung

Kinh phí

1
2

Trả cho bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Xét nghiệm tế bào học, Cell Block và mô bệnh

(đơn vị: triệu đồng)
17
50

3
4


học
Giấy in bệnh án nghiên cứu
Dự trù kinh phí phát sinh
Tổng cộng

1
7
75


TÀI LIỆU THAM KHẢO


×