Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Đánh giá tác dụng làm lành vết thương phần mềm của kem bôi cây thuốc “giấu”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 90 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vết thương phần mềm (VTPM) là các vết thương có rách da – niêm mạc
tại các mô mềm: da, mô liên kết dưới da, mỡ, cân, cơ…. Trong cuộc sống
hàng ngày có thể gặp các VTPM nhỏ, đơn giản, rất dễ chủ quan khi sơ cứu
cũng như khi điều trị dẫn đến hậu quả nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
(nhiễm trùng uốn ván, hoại tử sinh hơi…) [35].
VTPM là loại tổn thương thường gặp cả trong thời bình và thời chiến,
chiếm tỷ lệ cao nhất so với những vết thương của các bộ phận khác trong cơ
thể.Ví dụ: tai nạn hỏa khí (nhiều trong thời chiến); tai nạn giao thông (nhiều ở
thời bình); tai nạn lao động; tập luyện và thi đấu thể thao. Tuổi hay gặp là độ
tuổi lao động, nam nhiều hơn nữ [35].
Theo Y học cổ truyền (YHCT), VTPM được mô tả trong chứng Sang
thương hoặc Thương khoa. Sang thương là tổn thương rách đứt da, cơ, mạch
máu…có thể to nhỏ, nông sâu tùy thuộc vào lực và vật sắc nhọn trực tiếp gây
nên. Được mô tả theo hai thể là dương-khí và âm-huyết. Vết thương mau lành
hay không còn phụ thuộc vào chính khí của cơ thể cũng như các phương pháp
điều trị [36].
Điều trị VTPM đã đạt được nhiều kết quả tốt bằng phương pháp điều trị
toàn thân và tại chỗ. Tuy nhiên, việc lựa chọn một phương pháp tối ưu còn là
vấn đề bỏ ngỏ do vẫn có những bệnh nhân bị nặng lên trong quá trình điều trị.
Vì vậy, nghiên cứu tìm ra những phương pháp điều trị mới luôn được các nhà
khoa học quan tâm và tiến hành một cách nghiêm túc.Đặc biệt, Việt Nam là
một đất nước có nhiều cây thuốc, bài thuốc quý. Cho nên, sử dụng các
phương pháp điều trị bằng dược liệu theo YHCT thể hiện được sự kế thừa và
phát huy tinh hoa y học dân tộc, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước.


2



Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu điều trị
vết thương phần mềm bằng thuốc thảo dược như: tinh dầu tràm, cao lá mỏ
quạ, kem ráy, mỡ maduxin, cao cỏ lào, cao bạch đàn... Kết quả cho thấy, các
thuốc trên có tác dụng kháng khuẩn và kích thích mô hạt phát triển, góp phần
làm cho quá trình liền vết thương diễn ra nhanh chóng.
Năm 2015, Nguyễn Văn Quang và cộng sự nghiên cứu tác dụng trên
thực nghiệmvà lâm sàng của Kem bôi cây thuốc “Giấu” trong điều trị chấn
thương phần mềm (chỉ là những tổn thương kín) có tác dụng tốt với chấn
thương cơ-khớp, giảm đau rõ rệt trong những giờ đầu, cải thiện tầm vận động
của khớp, giảm sưng nề tới 72 giờ, và không phát hiện ra tác dụng không
mong muốn nào [27].Tuy nhiên,nghiên cứu chưa được tiến hành trên các bệnh
nhân có vết thương phần mềm (hở), dựa trên nhu cầu thực tiễn điều trị vết
thương phần mềm nói chung và vết thương phần mềm do tai nạn thể thao tại
Bệnh viện Thể thao Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá
tác dụng làm lành vết thương phần mềm của kem bôi cây thuốc “Giấu” với
hai mục tiêu:
1.

Đánh giá tác dụng làm lành vết thương da hở của kem bôi cây thuốc
“Giấu”.

2.

Khảo sát tác dụng không mong muốn khi dùng kem bôi cây thuốc
“Giấu” trong điều trị vết thương da hở.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
1.1.1. Khái niệm
Theo y học hiện đại: Vết thương phần mềm là sự phá vỡ cấu trúc giải
phẫu bình thường và quan trọng hơn là làm ảnh hưởng tới chức năng của cơ
quan, tổ chức.
VTPM là một cấp cứu thường gặp ở mọi tuyến ngoại khoa. Nó bao gồm
cả những vêt thương nhỏ như vết thương da đầu đơn thuần đến những vết
thương lớn, dập nát phần mềm rộng, tổn thương cả mạch máu và thần kinh.
Chẩn đoán VTPM dễ nhưng chủ quan có thể bỏ sót những tổn thương nặng [9].
Theo y học cổ truyền: Sang thương là chỉ các tổn thương rách đứt da,
cơ, mạch máu…có thể to nhỏ hoặc sâu nông tuỳ thuộc vào lực và vật rắn sắc
nhọn trực tiếp gây nên [36].
1.1.2. Nguyên nhân
1.1.2.1. Theo y học hiện đại
Nguyên nhân gây nên vết thương phần mềm hiện nay thường hay gặp là
các tai nạn trong vận động thể thao, hoạt động hàng ngày (té ngã, tai nạn sinh
hoạt lao động, tai nạn giao thông) [9].
1.1.2.2. Theo y học cổ truyền
Cách đây 770 năm trước Công nguyên, do YHCT đã phát triển cho nên
đã biết phân loại trong chấn thương, hơn nữa con người đã biết sử dụng kim
khí cho nên khi các loại kim khí này gây rách da – cơ thì gọi là kim thương.
Sau này do các nguyên nhân gây ra vết thương có rất nhiều, ngoài kim
khí ra còn nhiều loại sắc nhọn khác hay côn trùng gây nên, cho nên người xưa
đặt tên chung là sang thương [36].


4


1.1.3. Phân loại
1.1.3.1. Y học hiện đại
Theo thời gian Friedrich
-VTPM đến sớm trước 6 - 8h, là thời gian có sự hiện diện của vi khuẩn
nhưng nếu thể trạng bệnh nhân tốt, vết thương nhỏ và cấp cứu kịp thời thì
khản năng nhiễm khuẩn thấp.
-VTPM đến muộn sau 6 - 12h là thời gian vi khuẩn đã phát triển từ tổ chức
chết, hoại tử bắt đầu xâm lấn, tấn công tổ chức sống, chúng gây nên dấu hiệu
nhiễm trùng trên lâm sàng, tùy theo thể trạng bệnh nhân và mức độ tổn thương.
-VTPM đến muộn nhiễm khuẩn sau 24h, nếu vết thương rộng, dập nát
phần mềm nhiều có thể gây nhiễm trùng máu.
Theo đặc điểm tổn thương
- Các vết chợt da nhỏ, nông. Thương tổn nằm ở lớp thượng bì, trên lớp tế
bào đáy.Vết thương tự lành.
- Các vết thương rách da đơn thuần, cân – cơ không bị tổn thương. Đến
muộn, cắt lọc, để hở, khâu da lần hai.
- Các vết thương sâu, vào qua cân đến lớp cơ.
1.1.3.2. Y học cổ truyền
Y học cổ truyền rất coi trọng tới tổn thương tại chỗ, được miêu tả theo
âm dương, khí huyết [36]
STT
1
2
3
4
5
6
7

Đặc điểm vết thương

Dương khí
Âm huyết
Đau nhiều
Chảy máu
Sưng không đỏ
Sưng có đỏ
Thâm nát
Sưng không thoát mủ
(khí hư)
Vết thương chảy nước vàng
(huyết hư)
Vết thương không liền hoặc
8
(dương hư)
(dương hư)
không thu miệng
9
Vết thương thâm nát
(kiệt)
(kiệt)
1.1.4. Đặc điểm của da, tổ chức dưới da và quá trình liền của VTPM
1.1.5. Đặc điểm giải phẫu sinh lý, mô bệnh học của da và tổ chức dưới da


5

1.1.5.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý, mô bệnh học của da [51], [12].
Da là một trong những cơ quan có diện tích lớn nhất của cơ thể, chiếm
tới gần 15% khối lượng cơ thể người trưởng thành. Nó có cấu tạo gồm có 3
tầng mô chính là biểu bì, trung bì và hạ.

Lớp biểu bì:
Cấu tạo bởi các tế bào biểu mô lát tầng sừng hoá gồm 5 lớp lần lượt từ
dưới lên là:
- Lớp sinh sản hay lớp đáy: chỉ gồm một hàng tế bào hình vuông hay trụ,

hơi sẫm màu, đứng trên màng đáy.
- Lớp Malpighi (hay lớp sợi) gồm nhiều hàng tế bào nhân hình tròn hay
hình trứng, sáng mầu, hạt nhân rõ.
- Lớp hạt: 2-3 hàng tế bào hình thoi, bào tương có các hạt mầu tím nâu.
- Lớp bóng: tương đối mỏng, mầu hồng bóng, các tế bào thoái hoá nhân
không bắt màu .
- Lớp sừng: là những lá sừng mầu đỏ, không nhân
Chân bì:
Cấu tạo là những mô liên kết chứa nhiều mạch máu.Nơi chân bì đội biểu
bì lên gọi là các nhú chân bì.
Chân bì là mô liên kết giàu mạch máu, nằm ngay dưới biểu bì và ngăn
cách với biểu bì bằng một màng đáy lượn sóng.Chân bì gồm tập hợp tế bào
sắp xếp 2 lớp là lớp nhú và lớp lưới.
- Lớp nhú mỏng là mô liên kết thưa có nhiều mạch máu.
- Lớp lưới dày và rất chắc do có rất nhiều sợi collagen xếp theo nhiều hướng.

Bao quanh giữa các tế bào chân bì là chất nền ngoại bào do chính các tế
bào tiết ra(extracellular matrix-ECM) – tập hợp của các đại phân tử
polysaccharide (glycosaminoglycan, proteoglycan) và glycoprotein (collagen,
fibronectin, elastin) – có vai trò quan trọng trong duy trì và giữ chức năng cấu
trúc tế bào cũng như quá trình liền vết thương [30].


6


Lớp hạ bì:
Hạ bì được đặc trưng bởi mô liên kết thưa, nhiều mô mỡ tập trung thành
lại thành từng đám tạo thành tiểu thuỳ mỡ và giữa các tiểu thùy ngăn cách
nhau bởi các mô liên kết. Tế bào mỡ có hình đa diện lớn bào tương chứa đầy
các hạt mỡ đã bị tan ra trong dung môi khi làm tiêu bản nên không bắt màu
thuốc nhuộm. Nhân tế bào mỡ dẹt, nằm sát màng bào tương.
1.1.5.2. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý, mô bệnh học của cơ và các tổ chức
liên quan
Cơ là một trong các mô quan trọng của cơ thể. Sự co rút cơ tạo nên mọi
hoạt động của cơ thể, cơ vân là nhóm cơ nằm ở dưới da.
Cơ vân (hay cơ bám xương) hoạt động theo ý muốn của con người do
thần kinh động vật chi phối, nó chiếm khoảng 2/5 trọng lượng cơ thể. Đơn vị
cấu tạo của cơ là sợi cơ. Mỗi sợi cơ gồm có nguyên sinh chất và một số nhân.
Nguyên sinh chất có nhiều tơ cơ. Mỗi tơ cơ gồm có đĩa sáng và đĩa tối xen kẽ
nhau. Khi cơ co, các đĩa tối thu ngắn lại và phình ra. Khi cơ duỗi, các đĩa sáng
kéo dài ra và nhỏ lại. Tổ chức liên kết thưa nối liền các sợi cơ với nhau thành
từng bó nhỏ, tập hợp dần thành các bó lớn và cuối cùng thành cơ.
Thần kinh cơ: Mỗi cơ được vận động bởi một hay nhiều nhánh thần
kinh. Thần kinh vào cơ có sợi cảm giác và vận động theo tỷ lệ 40/60. Các
nhánh thần kinh vào cơ theo hai cách: nếu là cơ dài thì thần kinh đi song song
với thớ cơ, nếu là cơ rộng thi thần kinh đi thẳng góc với thớ cơ. Độ lớn của
thần kinh đi vào cơ không phụ thuộc vào độ lớn của cơ mà phụ thuộc vào
chức năng hoạt động của cơ có phức tạp hay không.
Mạch máu cấp cho cơ thường đi kèm với thần kinh tạo thành bó mạch thần
kinh.
Gân gồm những thớ trắng, chắc ở đầu cơ và thường bám vào xương. Với
các gân dẹt của các cơ rộng thì thường được gọi là cân [14], [13].


7


1.1.6. Sinh lý bệnh của quá trình liền vết thương phần mềm
Quá trình liền vết thương diễn ra ngay sau khi bị thương. Đây là một quá
trình phức tạp, diễn ra theo một trật tự nhất định, trong các điều kiện sinh hoạt
khác nhau, có sự tham gia của nhiều loại tế bào và nhiều yếu tố, nhằm mục
đích khôi phục mô tổn thương và tái tạo mô mới, làm liền vết thương. Diễn
biến của quá trình liền vết thương nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ, tính
chất thương tổn, phản ứng của cơ thể và cách thức xử trí vết thương [58],[62].
Đặc trưng của quá trình này bao gồm sự kích thích hoạt động phân bào
và chuyển động amip của các tế bào biểu mô đã sản sinh ra tế bào sừng, sự
kích thích hoạt động và tăng sinh các nguyên bào sợi ở vùng lân cận vết
thương, đặc biệt là quá trình sản xuất collagen đơn phân tử và các thành phần
cấu tạo quan trong của mạng lưới ngoại bào, trong đó có sự trùng hợp của
protocollagen được hình thành trong hệ thống lưới phức tạp... [33], [45].
Các vết thương diễn biến một cách bình thường và theo một trình tự gồm
3 giai đoạn riêng biệt nhưng có sự đan xen, kế tiếp nhau, đó là các giai đoạn:
viêm, tăng sinh và tái tạo [39].
Các thành phần của mạng lưới ngoại bào (extracellular matrix ECM)
đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa và hợp nhất nhiều quá trình
then chốt trong quá trình liền vết thương diễn ra.
Nếu vết thương gọn, sạch, được xử lý kịp thời, đúng phương pháp; tình
trạng toàn thân bệnh nhân khỏe mạnh; vết thương không bị nhiễm khuẩn,
không hoại tử, không có khoảng trống, sẽ là những điều kiện thuận lợi cho
nguyên bào sợi và các sợi collagen tập trung lấp đầy vết thương. Quá trình
tổng hợp collagen và quá trình biểu mô hóa sẽ hoàn thành sau 6 – 8 ngày và
vết thương có thể liền lại ngay trong kỳ đầu [60].
Nếu vết thương mất nhiều tổ chức, hai bờ mép vết thương cách xa nhau,
hoặc vết thương bị nhiễm khuẩn, thì quá trình liền vết thương sẽ diễn biến qua



8

3 giai đoạn: viêm, tăng sinh và tái tạo. Các giai đoạn của quá trình liền vết
thương diễn ra liên tục và thống nhất với nhau, các yếu tố được hình thành ở
giai đoạn này có ảnh hưởng đến giai đoạn tiếp theo [55].
1.1.6.1. Các giai đoạn của quá trình liền vết thương
Giai đoạn viêm:
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình liền vết thương, bao gồm triệu
chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại vết thương.
Nét đặc trưng của giai đoạn này là hệ thống đáp ứng viêm được kích
hoạt, có sự hoạt hóa hệ thống đông máu, giải phóng ra các chất trung gian hóa
họa khác nhau từ tiểu cầu và đại thực bào như yếu tố tăng trưởng nguồn gốc
tiểu cầu (PDGF), yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF), thromboxane, serotonine
adrenlin, các yếu tố bổ thể [3], [49].
Quá trình đầu tiên của giai đoạn viêm là quá trình cầm máu, theo đó các
tiểu cầu dính vào các thành phần của mô mới lộ ra như collagen, ngưng kết
lại, tạo ra cục máu đông và làm ngừng chảy máu tại vết thương ở một chừng
mực nào đó. Tại vết thương, tiểu cầu và các tế bào bị tổn thương chế tiết ra
các chất trung gian hóa học, hoạt hóa cả chuỗi các yếu tố, cuối cùng làm biến
đổi fibrinogen thành fibrin tham gia vào quá trình cầm máu [3], [49].
Ở thời điểm cuối cùng của quá trình đông máu, yếu tố XIIIa được tạo ra
có vai trò làm ổn định fibrin bằng việc biến đổi fibrin dạng hòa tan thành dạng
không hòa tan và gắn fibronectin vào các nguyên bào sợi (fibroblast). Yếu tố
XIIIa hoạt hóa kích thích fibrin monomer ngưng tập lại thành cấu trúc dạng
dưới, tạo ra chất căn bản cho sự di cư của nguyên bào sợi [3], [49].
Sau khi bị thương 2-4 giờ, các tế bào viêm bắt đầu xuất hiện.Bạch cầu đa
nhận trung tính và các đại thực bào xâm nhập vào vết thương nhờ sự hướng
động của các bổ thể C3a, C5a, các sản phẩm thoái hóa từ fibrin và collagen giải



9

phóng từ các cục máu đông. Các bạch cầu và đại thực bào tiết ra các men phân
hủy các tế bào bị thương tổn thành các phân tử rồi tiêu hóa chung [3], [49].
Các đại thực bào tiết ra chất lactate, các yếu tố điều chỉnh sự tăng sinh và
khả năng tổng hợp của các nguyên bào sợi, nhờ đó mà sau khi bị thương từ 1
– 3 ngày, các nguyên bào sợi đã di chuyển tới vết thương và sự phân chia
nguyên bào sợi sẽ diễn ra từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6.
Các bạch cầu tham gia dọn sạch mô hoại tử và đề kháng vi khuẩn nhờ
các enzym thủy phân protein như elastase, hydrolase acid, lactoferrin,
lysozym. Các bạch cầu hạt bị thủy phân kết hợp với dịch vết thương tạo thành
mủ [3], [49].
Hiện tượng thâm nhiễm bạch cầu sẽ hết sau vài ngày nếu vết thương
không bị nhiễm khuẩn, thường sau 32 giờ (từ ngày thứ hai trở đi) tại vết
thương đã xuất hiện nguyên bào sợi, vết thương sẽ liền kỳ đầu.
Trong giai đoạn viêm có sự xuất hiện chất mucopolysaccarit do các
nguyên bào sợi tiết ra tại vết thương, lượng hexosamin toàn phần tăng cao,
vào ngày thứ 5, thứ 6 sau khi bị thương, các sợi collagen bắt đầu hình thành
và thể hiện rõ về hóa tổ chức [48], [56].
Các tế bào bị thương tổn tiết ra những chất sinh học như leukotoxin,
prostaglandin, bradykinin, histamin làm tăng tính thấm thành mạch gây ra hiện
thương thoát mạch của bạch cầu.Môi trường tại vết thương bị toán hóa và từ
ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 bắt đầu xuất hiện các mạch máu tân tạo [50], [53].
Quá trình viêm là phản ứng của toàn thân nhưng những biểu hiện tại chỗ
lại nổi bật hơn cả.Phản ứng viêm là một cơ chế bảo vệ quan trọng để cơ thể
chống lại các tác nhân gây bệnh và phát động quá trình sửa chữa cả về cấu
trúc và chức năng của các mô bị tổn thương [54].
Quá trình viêm và tình trạng rối loạn vi tuần hoàn tại chỗ dẫn đến thiếu
oxy cục bộ, làm cho phân áp oxy tại vết thương giảm, phân áp carbinic tăng



10

cao, môi trường vết thương toan hóa. Đây là những điều kiện kích thích quá
trình hình thành các mạch máu tân tạo, tạo ra lưới mao mạch vùi trong lớp mô
hạt nằm sát đáy vết thương [63].
Trong giai đoạn này, các thuốc đắp tại chỗ, trong đó có thuốc có nguồn
gốc thảo dược, có vai trò kháng khuẩn, chống viêm, giảm phù nề, giảm tiết
dịch tại chỗ.
Giai đoạn tăng sinh:
Giai đoạn này biểu hiện bằng sự tăng sinh của các tế bào nhằm khôi
phục lại hệ thống mạch máu, thay thế mô đã bị mất hoặc tổn thương và tái tạo
lại bề mặt vết thương. Những mạch máu mới được hình thành, nguyên bào sợi
tăng sinh và tạo ra chất căn bản liên kết các mép vết thương, vết thương được
tái tạo bề mặt nhờ sự di chuyển, biểu mô hóa của các tế bào sừng.
Giai đoạn tăng sinh gồm 3 quá trình: tăng sinh mạch máu tân tạo, tăng
sinh nguyên bào sợi và tăng sinh biểu mô.
Quá trình tân tạo mạch được kích thích bởi áp lực oxy hóa thấp, pH tại
vết thương thấp và nồng độ lactate cao.Sự xuất hiện một vài yếu tố phát triển
như bFGF, TGF và yếu tố phát triển nội mạc mạch máu (VEGF) là các tín
hiệu cho thấy sự tăng sinh các tế bào nội mạc.Nồng độ oxy trong các mô điều
chỉnh trực tiếp sự tăng sinh mạch máu bằng cách tác động với các protein cảm
nhận oxy điều chỉnh sự phiên mã của các gen tăng sinh và chống tăng sinh
mạch máu. Các mao mạch mới được hình thành từ các tế bào nội mạc mao
mạch đã có từ trước ở mô lân cận vết thương, hoặc từ các tế bào có nguồn gốc
từ tủy xương được gọi là các nguyên bào máu. Các tế bào này hình thành nên
các mầm mao mạch, phát triển thành các quai mao mạch có nội mạc tương
đối dày [3], [49].
Sự phát triển của lưới mạch máu tân tạo sẽ bổ sung thêm các chất dinh
dưỡng, nguồn oxy cần thiết cho quá trình tổng hợp các nguyên bào sợi, quá



11

trình phân chia của tế bào mô và quá trình hình thành mô liên kết. Các thành
phần của mô liên kết có vai trò sinh học quan trọng trong quá trình tái tạo mô
hạt làm liền vết thương [61].
Tỷ lệ tăng sinh các đại thực bào và nguyên bào sợi là sự thể hiện của sức
đề kháng và khả năng tái tạo của vết thương.Theo dõi sự hình thành của
nguyên bào sợi cho thấy chúng có mật độ cao nhất ở tuần lễ thứ tư sau khi bị
thương.Các nguyên bào sợi có chức năng tổng hợp nên các phân tử tạo
protocollagen, chế tiết chúng vào chất căn bản của mô liên hết, hình thành nên
các tơ collagen bởi quá trình trùng hợp. Lúc đầu, các tơ collagen được phân
bố thành một lười hỗn động giữa quai mao mạch và các tế bào; sau đó chúng
được định hướng thành hai lớp:
- Lớp nông: xếp dọc thẳng đứng so với nền vết thương;
- Lớp sâu: xếp song song với nền vết thương.

Khi đã định hướng xong vị trí, các tơ collagen phát triển và trùng hợp với
nhau tạo thành sợi collagen nhờ các mucopolysaccarit của chất căn bản, lúc này
các sợi collagen trở nên bền vững, không hòa tan và liên kết với nhau thành từng
bó, từng dải [59].
Quá trình tổng hợp collagen từ các nguyên bào sợi đòi hỏi các điều kiện
như môi trường vết thương có tính acid, sự có mặt của các chất khử, của oxy
phân từ và acid ascorbic.
Thành phần của mô hạt bao gồm các tế bào sợi non, bạch cầu đa nhân
trung tính, bạch cầu ái toan, tương bào, nguyên bào sợi. Khi sức đề kháng tại
chỗ và toàn thân tốt và mô hạt đỏ, chắc, bằng phằng, tiết dịch ít và sạch.Nếu
thể trạng bệnh nhân yếu, tình trạng nhiễm khuẩn lên tăng lên thì mô hạt phù
nề, nhợt nhạt, tiết nhiều dịch viêm và có giả mạc.

Các vết thương có diện tích rộng, khi mô hạt tốt, phải ghép da để vết
thương liền thuận lợi [3], [49].


12

Ở giai đoạn này, vai trò của các thuốc đắp tại chỗ, trong đó có các thuốc
có nguồn gốc thảo dược, là kích thích sự hình thành mô hạt làm liền vết
thương.
Giai đoạn tái tạo:
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình liền vết thương phục hồi các tổ
chức mỡ dưới da, mao mạch, cảm giác tại vị trí vết thương, từ ngày 25 đến
ngày thứ 60 sau tổn thương. Ở những vết thương sâu, mất toàn bộ lớp biểu bì,
quá trình biểu mô hóa được bắt đầu từ các mép vết thương. Còn ở những vết
thương nông, lớp tế bào màng đáy còn nguyên vẹn, vết thương được tái tạo lại
nhờ sự phân bào và biệt hóa của các tế bào màng đáy còn lại tại lớp đáy của
vết thương [3], [49].
1.1.6.2 Một số yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến quá trình liền VTPM
- Tính chất tai nạn
- Vị trí tổn thương
- Mức độ tổn thương, thời gian xử lý và điều trị sớm hay muộn
- Cơ địa của bệnh nhân
- Tuổi của bệnh nhân
- Một số bệnh mãn tính kèm theo như: tiểu đường, các bệnh về dinh dưỡng;
- Một số thuốc dùng toàn thân và tại chỗ ảnh hưởng đến quá trình liền
vết thương...
Việc tìm hiểu các yếu tố bất lợi này là rất cần thiết, tạo cơ sở để có thể
đưa ra được những nhận định về các mối liên quan giữa kết quả điều trị và các
yếu tố bất lợi này trên mỗi bệnh nhân.
Bên cạnh đó, việc khảo sát những yếu tố bất lợi này còn giúp cung cấp

những thông tin bổ ích cho việc điều trị vết thương phần mềm trên lâm sàng.
1.1.7. Triệu chứng và chẩn đoán
1.1.7.1. Y học hiện đại


13

Có thể gặp VTPM lớn, da – cơ dập nát, bong lóc trên diện rộng, gây sốc
chấn thương, thậm chí phải cắt cụt chi cấp cứu mới sống được mặc dù bệnh
nhân không gãy xương, mạch không bị tổn thương [5].
Chẩn đoán VTPM dễ nhưng chủ quan có thể bỏ sót những tổn thương
nặng gây ảnh hưởng đến tính mạng [9].
1.1.7.2. Y học cổ truyền
Chứng hậu và chẩn đoán phụ thuộc vào sự liên quan giữa vết thương
với các tạng phủ, khí huyết
Theo quan điểm của YHCT: vết thương mau lành hay không còn tuỳ
thuộc chính khí của cơ thể cụ thể là:
- Khí: biểu hiện về đau, thoát mủ, vết thương sạch. Do vậy, nếu khí hư
thì vết thương đau liên tục âm ỉ, không thoát mủ, bẩn; nếu khí chưa hư thì vết
thương đau ít, mủ thoát dễ dàng, vết thương tươi sạch.
- Huyết: biểu hiện về sưng nóng, đỏ và liền vết thương. Nếu huyết ứ, huyết
hư đều gây chảy máu, chảy nước vàng ở vùng tổn thương; nếu huyết không hư
thì nơi tổn thương được nuôi dưỡng tốt cho nên vết thương chóng liền.
- Tỳ: tỳ liên quan tới cơ nhục, nhiếp huyết và sinh khí huyết của hậu
thiên. Trăm bệnh đều do tỳ gây nên và ngược lại tỳ ảnh hưởng trở lại tới trăm
bệnh. Do vậy, nếu tỳ tốt thì vết thương chóng lành, ít chảy máu, dễ thoát mủ.
- Can: can tàng huyết, can chủ cân; nếu can tốt thì vết thương lành không
ảnh hưởng tới vận động.
- Tâm: chủ thần minh, tâm tốt thì huyết đầy đủ, giấc ngủ lành, người
bệnh có nghị lực chịu khó tập luyện không để lại di chứng.

- Thận: chủ cốt tuỷ, thận tốt thì vết thương không ảnh hưởng tới xương.
1.1.8. Phương pháp điều trị
1.1.8.1. Nguyên tắc điều trị


14

Theo y học hiện đại
Mục đích:
- Biến một vết thương bẩn thành một vết thương sạch.
- Tạo điều kiện để vết thương lành sẹo nhanh chóng.
Nguyên tắc:
- Xử lý VTPM theo nguyên tắc cắt lọc - rạch rộng – để hở.
- Các VTPM cần được xử trí càng sớm càng tốt nhất là trong 6 giờ đầu.
- Loại bỏ tối đa các tổ chức hoại tử, máu tụ, dị vật, ngóc ngách vết
thương.
- Không làm tổn thương thêm các tổ chức lành (đổ các chất sát khuẩn
vào vết thương, cắt lọc quá mức, đốt điện nhiều…), cũng không đưa thêm quá
nhiều dị vật vào vết thương (các loại chỉ khâu, buộc, clip…)
- Phục hồi hình thể, cơ năng, thẩm mỹ tùy thuộc vào điều kiện cho phép
không nên tối ưu hóa ngay từ đầu.
Xử trí vết thương phần mềm đến sớm (đối tượng nghiên cứu):
- Sơ cứu VTPM: (1) Băng vô khuẩn VTPM sau khi sát trùng rộng rái
xung quanh vết thương. (2) Bất động tạm thời bằng nẹp đối với những vết
thương lớn. (3) Theo dõi và đề phòng sốc với VTPM lớn, dập nát nhiều. (4)
Dùng thuốc: kháng sinh toàn than chống bội nhiễm, giảm đau, tiêm phòng
uốn ván (SAT: 1500 UI).
- Vệ sinh xung quanh vết thương: Bằng xà phòng sát khuẩn và nước ấm.
Đối với các vết thương quá bẩn có thể tưới rửa nước bằng nước muối sinh lý.
Sát khuẩn vết thương theo hướng từ trong ra ngoài, che phủ vùng xung quanh

vết thương bằng khăn mổ vô khuẩn.
- Cắt lọc mép vết thương: (1) Dùng dao mổ cắt quanh da vết thương,
cách mép vết thương 2mm-3mm. (2) Da đầu mặt, bàn tay là nơi giàu mạch
máu nuôi dưỡng, chống đỡ nhiễm khuẩn tốt nên chỉ cần cắt lọc tiết kiệm để
sau đó vừa dễ khâu, đỡ bị co kéo ảnh hưởng đến thẩm mỹ. (3) Da bị rách
thành hình sao hoặc thành vạt bong lóc, các góc nhọn rất dễ bị hoại tử, các vạt
da bong lóc cố gắng quay xuống dưới, máu tụ phía dưới không thuận lợi cho


15

nuôi dưỡng. Nếu thấy có nguy cơ hoại tử, phải cắt lạng da thành lớp da mỏng,
rạch mắt sàng cho thoát dịch, băng bất động.
Khâu vết thương:
- Khâu kín với các vết thương hở đã được làm sạch và đến sớm trước 6 giờ.
- Môi trường tai nạn không phải là môi trường ô nhiễm nặng.
Theo y học cổ truyền
Như vậy vết thương phần mềm không những cần chú ý tới tổn thương tại
chỗ mà phải chú ý tới toàn thân, phải biện chứng chính xác giữa triệu chứng
tại chỗ và toàn thân mới có pháp điều trị tốt, bệnh sẽ chóng khỏi. Pháp điều trị
chủ yếu là hành khí, hoạt huyết, khứ ứ, tiêu viêm, nâng cao chính khí. [6]
1.1.8.2. Thuốc điều trị cụ thể
Y học hiện đại
Thuốc dùng ngoài có tác dụng sát khuẩn:
 Cồn
- Thành phần: Dung dịch Ethanol 700 hoặc 900
- Chỉ định: Sát trùng ngoài da.
- Chống chỉ định: Có tiền sử dị ứng ethanol.
- Liều dùng: Thoa lên vết thương nhiều lần trong ngày.
 Cồn iod

- Thành phần: Dung dịch iod 5%.
- Chỉ định: Sát khuẩn vết thương và da, niêm mạc sau chấn thương hoặc
trước khi phẫu thuật, chống một số loại nấm da.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với iod, không bôi trực tiếp trên niêm mạc,
trẻ dưới 2 tuổi.
- Liều dùng: Bôi thuốc lên vùng da để khử khuẩn hoặc vào vùng da tổn
thương để tránh nhiễm khuẩn, ngày bôi 2 lần.
 Oxy già
- Thành phần: Dung dịch 1,5%; 3%; 6% hydrogen peroxide.
- Chỉ định: Súc miệng, rửa vết thương.


16

- Chống chỉ định: Không được dung nước oxy già dưới áp lực để rửa vết
thương sâu có rách nát vì có thể tạo hơi ở dưới da.
- Liều dùng: Rửa vết thương, vết loét: Dung dịch 1,5%; 3%.
 Povidine
- Thành phần: Dung dịch dung ngoài 7,5%; 10% povidone-iodine.
- Chỉ định: Sát khuẩn vết thương, da, niêm mạc.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, tránh dùng thường xuyên hoặc
kéo dài ở bệnh nhân bướu giáp nhân colloid, bướu giáp lưu hành, phụ nữ có
thai và cho con bú…
- Liều dùng: Dung dịch 10%: Người lớn và trẻ em, ngày bôi 2 lần (dung
dịch không pha loãng), nếu cần phủ gạc lên vết thương.
Thuốc uống có tác dụng chống viêm, chống phù nề:
 Serrata
- Thành phần: Viên nén 10mg Serratiopeptidase.
- Chỉ định: Viêm nhiễm sau phẫu thuật hay sau chấn thương.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần của thuốc.

- Liều dùng: 5 - 10 mg/lần x 3 lần/24 giờ. Không bẻ hoặc nghiền nát viên
thuốc. Uống sau mỗi bữa ăn.
 Lozyme
- Thành phần: Viên nén 90mg Lysozyme.
- Chỉ định: Viêm nhiễm ngoài da, ho đờm.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Liều dùng: 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
Y học cổ truyền:
Các chế phẩm dùng ngoài điều trị vết thương phần mềm:
 Cao mỏ quạ - Bệnh viện YHCT Trung ương.
- Thành phần: Cao lỏng màu đen, đặc, dính của cây mỏ quạ.
- Chỉ định: Vết thương phần mềm, loét do tỳ đè, viêm nhiễm ngoài da.


17

- Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần của thuốc, không bôi vào mắt
và niêm mạc.
- Liều dùng: Bôi một lớp mỏng 0,5mm lên vùng tổn thương 1 lần/ngày
sau khi đã làm sạch và khô vết thương.
 Maduxin – Viện bỏng Quốc gia.
- Thành phần: Cao sến toàn phần và tá dược.
- Chỉ định: Vết thương phần mềm, vết thương nhiễm khuẩn, chữa bỏng,
các vết xây sát, đứt tay chảu máu.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Liều dùng: Bôi một lớp mỏng 0,5mm lên vùng tổn thương 1 lần/ngày
sau khi đã làm sạch và khô vết thương.
 Mỡ sinh cơ – Bệnh viện YHCT Trung ương.
- Thành phần: Đương quy, Bạch chỉ, Bổ cốt toái, Ma hoàng, Khương
hoạt, Thương truật, Đại hoàng, Sinh địa, Ngưu tất, Quế nhục, Long não kết

tinh, Nghệ tươi, Tá dược vừa đủ.
- Chỉ định: Tiêu viêm, loại mủ, sinh cơ, chữa mụn nhọt lở loét, vết
thương phần mềm…
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần của thuốc, tránh vùng niêm
mạc, thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, và trẻ em.
- Liều dùng: Bôi một lớp mỏng 0,5mm lên vùng tổn thương 1 lần/ngày
sau khi đã làm sạch và khô vết thương.
Các chế phẩm đường uống điều trị VTPM:
 Cao tiêu viêm – Bệnh viện YHCT Trung ương.
- Thành phần: Cao lỏng chứ độc hoạt, sinh khương, đan sâm….
- Chỉ định: Tiêu viêm, vết thương phần mềm, chân tay sưng tấy….
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Liều dùng: Người lớn ngày 25ml/lần x 2 lần/ngày sau ăn, trẻ em
10ml/lần x 2 lần/ngày sau ăn.
1.1.9. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị VTPM
1.1.9.1. Tác dụng giảm đau: VAS
1.1.9.2. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn tại chỗ [18], [28].
Chỉ tiêu trên lâm sàng:


18

Thời gian sạch vết thương được tính bằng ngày, từ thời điểm bắt đầu
điều trị đến khi vết thương khô và liền mép.
Một số chỉ tiêu trên cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu:
Mục đích đánh giá sự thay đổi số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu
trước và sau điều trị, từ đó cho phép đánh giá khả năng, mức độ đề kháng của
cơ thể trước và sau điều trị cũng như đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ.
- Cấy vi khuẩn tại vết thương:

Mục đích đánh giá sự thay đổi về chủng loại và mật độ vi khuẩn tại vết
thương trước và sau diều trị.
- Soi đại thực bào tại vết thương:
Mục đích đánh giá quá trình bạch cầu nuốt và tiêu hóa các vi khuẩn, các
mảnh tế bào bị hủy hoại và các chất lạ tại vết thương, rồi phân hủy thành các
sản phẩm hòa tan có trọng lượng phân tử thấp phân tán tự do trong tế bào rồi
tiêu đi, từ đó đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tại vết thương phần mềm trước
và sau điều trị.
1.1.9.3. Đánh giá tác dụng kích thích hình thành mô hạt tại vết thương [18],
[28].
Một số chỉ tiêu trên lâm sàng: Sự thay đổi diện tích vết thương trước và sau
điều trị:
- Tốc độ thu hẹp vết thương:
Tốc độ thu hẹp vết thương là số diện tích vết thương được thu hẹp tích
theo đơn vị cm2/ngày.Trong đó, tốc độ thu hẹp vết thương là hiệu số giữa diện
tích vết thương trước điều trị với diện tích vết thương sau điều trị, chia cho
thời gian điều trị (ngày).
Tốc độ thu hẹp vết thương cho phép đánh giá kết quả của quá trình biểu
mô hóa tại vết thương.


19

Tiến hành đo diện tích vết thương ở hai thời điểm trước và sau nghiên
cứu, sự thay đổi diện tích vết thương trước và sau điều trị cho phép đánh giá
kết quả của quá trình biểu mô hóa. Đo diện tích vết thương bằng cách dùng
một tấm plastic vô khuẩn được kẻ sẵn các vuông, mỗi ô vuông có diện tích 1
cm2. Áp tấm plastic lên bề mặt vết thương, dùng bút dạ vẽ theo bờ mép vết
thương, đếm số ô vuông nằm trong đường kẻ trên giấy plastic (theo chu vi vết
thương) và cộng lại sẽ được diện tích vết thương.

- Chụp ảnh:
Là cơ sở để xác định sự thay đổi diện tích vết thương tại các thời điểm
nghiên cứu, từ đó đánh giá hiệu quả trước và sau điều trị.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ VTPM

1.2.1. Trên thế giới
Theo nhiều tài liệu ghi lại, người Trung Quốc và người Liên Xô đã dùng
lá mã đề tươi giã nát đắp vết thương để cầm máu, đắp lên mụn nhọt cho
chóng vỡ và mau lành. Người Hy Lạp cổ dùng rau mùi tây đắp lên vết thương
cho mau liền [44].
Người dân tại nhiều quốc gia đã biết cất tinh dầu tràm để làm thuốc chữa
bệnh. Theo tác giả Rumfif E., từ thế kỷ thứ XVII, nhân dân Malaysia và
Indonesia đã dùng tinh dầu tràm để chữa ho, cảm sốt và làm liền vết thương.
Năm 1941, các tác giả Huard D. và Guichard F đã sử dụng tinh dầu tàm để sát
khuẩn trong phẫu thuật; kết quả cho thấy, tinh dầu tràm có khả năng sát khuẩn
rất tốt [42].
Dựa vào kết quả nghiên cứu về hóa dược và dược lý thực nghiệm, các
nhà khoa học đã đưa Madecassol (chiết xuất từ cây rau má) vào điều trị trên
lâm sàng ở các nước như: Pháp, Canada, Italy, Hà Lan, Ấn Độ và một số nước
khác. Khảo sát kết quả điều trị cho thấy, Madecassol tác dụng tốt đối với sự
phát triển của mô liên kết [52].


20

1.2.2. Tại Việt Nam
YHCT ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Nhiều
bài thuốc hay, nhiều cây thuốc quý có tác dụng chữa lành vết thương đã được
sử dụng bởi các danh y như Tuệ Tĩnh, Lê Đức Vọng, Dương Công Chính, Lê
Hữu Trác.

Danh y Tuệ Tĩnh đã dùng lá trầu không giã nát, trộn với rượt trắng để
điều trị bỏng. Trong một bài thuốc khác, ông đã dùng rễ mướp già sắc đặc đắp
tại chỗ để điều trị vết loét, làm cho vết loét nhanh thu miệng [32].
Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1792), trong cuốc “Hành trình trân nhu”
giới thiệu bài thuốc gồm đại hoàng và cam thảo tán bột mịn, rồi trộn với mật
ong để điều trị vết thương, vết bỏng cho nhanh liền [34].
Từ năm 1966, bệnh viện YHCT trung ương đã điều trị 120 bệnh nhân
VTPM bằng lá mỏ quả tươi. Kết quả cho thấy, vết thương mất mùi hôi sau 2
-7 ngày, làm sạch hoại tử, kích thích sự phát triển của mô hạt, nhanh chóng
làm đầy vết thương [40], [23].
Năm 2003, Nghiêm Đình Phàn đã nghiên cứu chế phẩm kem H4 bào chế
từ lá mỏ quạ và lá bạch đồng nữ. Kết quả cho thấy, thuốc có tác dụng kháng
khuẩn tại vết thương như: S. aureus vàP.aeruginosa, các chủng vi khuẩn này
giảm cả về số lượng và mật độ. Vết thương giảm phù nề, quá trình biểu mô
hóa diễn ra nhanh chóng [26].
Năm 2012, Trần Hữu Hiệp nghiên cứu tác dụng của cao lỏng bạch đàn
cho kết quả tốt trong quá trình kháng khuẩn, kích thích hình thành mô hạt
phục hồi vết thương phần mềm giai đoạn sớm và nhiễm khuẩn [18].
Năm 2013, Nguyễn Thị Thuỳ Dương nghiên cứu tác dụng của “Kem
chấn thương BsQ” (thồm lồm, dây đòn gánh, sống đời) cho kết quả điều trị tốt
và khá là: 81,2%, ngày khỏi trung bình là 5,22±1,66 ngày. Số ngày giảm đau


21

trung bình là 2,03±0,897 ngày, ngày hết đau trung bình là 5,09±1,673 ngày.Số
ngày giảm sưng trung bình là 2,38±1,04 ngày, số ngày hết sưng trung bình là
5,19±1,61 ngày [15].

1.3. TỔNG QUAN KEM BÔI CÂY THUỐC “GIẤU”


1.3.1. Nghiên cứu về cây thuốc “Giấu”

Hình 1.1 Cây thuốc “Giấu” trưởng thành
Cây thuốc “Giấu” là cây thuốc quý đã được người dân địa phương sử
dụng lâu đời trong điều trị chấn thương và bệnh lý khác …Qua các nghiên
cứu, chúng tôi thấy rằng:
1.3.1.1. Đặc điểm thực vật, phân bố
Cây thuốc “Giấu” có tên khoa học là Zollingeriana ……………L; thuộc
họ Zollingeriana; Chi chàm Indigofera; Họ đậu Fabaceae; Bộ đậu Fabales;
Lớp thực vật hai lá mầm Magnoliopsida;Ngành thực vật có hoa
Magnoliophyta; Giới Plantae. Cây sống ở vùng khí hậu á nhiệt đới nóng ẩm
mùa hè và có nhiệt độ thấp ở các vùng trung du, miền núi với độ cao > 300m-


22

2000m hay mọc dọc theo các con suối nhỏ, chưa thấy trồng ở đồng bằng. Có
thể trồng và thu hoạch tốt trên các triền đất có độ dốc (< 15 o) của trung du, đồi
thấp, chịu ngập nước ở mức trung bình. Cây có thể trồng bằng hạt trực tiếp
theo hố trồng theo mật độ nhất định hoặc trồng theo bầu đất trên luống để tiện
chăm sóc và tỷ lệ sống cao, hoặc có thể trồng bằng mần rễ khi kích thích theo
phương pháp chặt rễ. Cây thuốc “Giấu” là cây thân gỗ cao tới 5-7 m, đường
kính thân khoảng 15-25 cm, ra hoa vòa tháng 5-6 hàng năm, có thể thu hoạch
khi càng và lá bánh tẻ ở tháng 7-8 và tháng 11-12. Lá mọc cách, kép lông
chim, dài 3,5-4,5 cm, 7-14 lá phụ. Lá phụ hình trứng ngược, tròn hay lõm và
có gai nhỏ ở đỉnh, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt và có lông nằm
màu trắng, dài 1,3-1,9 cm, rộng 0,7-0,9 cm. Gân lá lông chim, 5-7 cặp gân
phụ. Cuống lá chung dài 0,9-1,1 cm, phù ở đáy, màu xanh; cuống phụ 1,2
mm, màu xanh; cuống chung và cuống phụ có lông nằm màu trắng. Có Cụm

hoa là chùm ngắn ở nách lá, dài khoảng 43,5-4,5 cm. Trục phát hoa màu xanh,
có ít lông nằm màu trắng. Hoa đều, lưỡng tính. Cuống hoa ngắn, 1,4-2,3 mm,
có lông nằm màu trắng. Lá đài 5, cánh hoa 5, không đều, rời, mặt ngoài các
cánh hoa có lông hoe nâu. Cánh cờ to nhất, màu xanh, mặt trong có màu gân
màu đỏ tỏa ra từ gốc; móng ngắn, 1 mm; phiến gần tròn đường kính 3-3,5
mm. Cánh bên có móng màu đỏ, cao 1 mm, phiến màu đỏ nhạt 4 mm x 1,6
mm. Nhị 10, không đều, dính nhau thành 1 ống cao 3-3,5 mm, rời một ít phía
trên. Chỉ nhị dạng sợi màu trắng, dài 3,2-4 mm. Bao phấn hình bầu dục có
mũi, màu vàng, dài 1 mm, 2 ô, nứt dọc, hướng trong. Hạt phấn rời, màu vàng,
hình bầu dục hay hình cầu, có rãnh dọc. Lá noãn 1, bầu trên 1 ô, 9-13 noãn,
đính noãn mép. Bầu noãn màu xanh, dài 3-4,2 mm, có lông nằm màu trắng;
vòi nhụy dạng sợi màu trắng, cong, dài 2 mm; đầu nhụy hình điểm, màu nâu.
Cây ra hoa vào tháng 5-6 hàng năm [15].


23

Hình 1.2. Lá và hoa cây thuốc “Giấu”
Quả của cây thường mọc thành chùm, có từ 2-5-9 quả tùy mức độ đậu
quả của cây. Dạng quả dài 5-8 cm, nhỏ hơn quả đỗ chè, đường kính quả
chừng 0,2- 0,3 cm, có 1 gai ở đỉnh dài 1,5-2,2 mm. Lúc chưa chín quả màu
xanh mặt ngoài nhiều lông nằm màu trắng, lúc chín chuyển màu vàng, sau đó
có màu nâu đen màu xanh. Phơi khô lấy hạt quả vỡ đôi như quả đỗ. Hạt hình
trụ, màu nâu đen, kích thước khoảng 0,3 cm x 0,2cm. Mỗi quả có chừng 5-7
hạt, hạt có màu nâu đen, cứng rắn, hơi có ngấn giữa các hạt, thường thu hạt
vào tháng10-11 [15].

Hình 1.3. Chùm quả của cây thuốc “Giấu”



24

Hình 1.4. Hạt của cây thuốc “Giấu”
1.3.1.2. Thành phần hóa học [15]
Các hoạt chất sinh học chủ yếu:
+ Dotriacontan-1-ol, công thức phân tử là C32H66O, cấu trúc hoá học:

+ Axit tetratriacontanoic, công thức phân tử: C34H68O2, cấu trúc hoá học:

+ β-Sitosterol, công thức phân tử C29H50O, cấu trúc hoá học:

HO

+ β-Sitosterol - glucopyranosit, công thức phân tử C35H61O7, cấu trúc
hoá học:


25

GluO

+ Indigotin, công thức phân tử là C16H10N2O2, cấu trúc hoá học:

Dotriacontan-1-ol, công thức phân tử C32H66O, Axit tetratriacontanoic,
công thức phân tử C34H68O2, β-Sitosterol, công thức phân tử C29H50O, βSitostero-glucopyranosit, công thức phân tử C35H61O7, Indigotin, công thức
phân tử C16H10N2O. Trong đó β-Sitosterol, β-Sitosterol– glucopyranosit là những
hoạt chất sinh học trong cấu trúc hóa học có khung steroid, khi vào cơ thể được
chuyển hóa thành steroid có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh. Indigotin là
tiền chất của chống viêm, chống phù nề và ung thư [15].
1.3.1.3. Công dụng của cây thuốc “Giấu”

Dân gian dùng vị thuốc này để chữa chấn thương cấp phần mềm (gân,
cơ, dây chằng) mà không cần chỉ định phẫu thuật với tác dụng giảm đau, tiêu
viêm, chống phù nề, tan máu tụ. Cây phân xanh, cải tại đất cho các vùng đồi
núi thấp. Cây che bóng cho chè và cà phê. Lá làm thức ăn cho động vật nuôi.
Lá còn được dùng chữa viêm họng, sốt; cầm máu, đắp trĩ; ép lấy dịch trộn với
mật ong chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu. Rễ bổ gan, indirubin có
trong rễ là thành phần có tác dụng chống ung thư máu….[15].
1.3.2. Kem bôi cây thuốc “Giấu” [28]
1.3.2.1. Thành phần Kem bôi cây thuốc “Giấu”
Kem Cây thuốc “Giấu” được bào chế từ cao mềm Cây thuốc “Giấu”,
hàm ẩm 20-25%. Cao mềm Cây thuốc “Giấu” được chiết xuất và cô đặc từ


×