Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp của CT4 trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.34 KB, 64 trang )



B Ộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ THU HÀ

ĐÁNH GIÁ
TÁC DỤNG LỢI TIỂU VÀ HẠ HUYẾT ÁP
CỦA CT4 TRÊN THỰC NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ





HÀ NỘI – 2015





B Ộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HÀ


ĐÁNH GIÁ
TÁC DỤNG LỢI TIỂU VÀ HẠ HUYẾT ÁP
CỦA CT4 TRÊN THỰC NGHIỆM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:

1. TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế
2. DS. Nguyễn Thị Cẩm Nhung

Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược lực


HÀ NỘI – 2015



LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn tới
TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế, ThS. Nguyễn Thu Hằngvà DS. Nguyễn Thị Cẩm
Nhung– là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Các cô luôn là những người tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo, chỉnh sửa cho em bằng tất cả
tâm huyết của mình. Các cô là những tấm gương sáng về lòng yêu nghề và tận tụy
nghiên cứu khoa học mà em cần phải noi theo.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên trong
bộ môn Dược lực đã giúp đỡ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật
để em hoàn thành nghiên cứu thực nghiệm tại bộ môn. Đồng kính gửi các anh chị

và các bạn cùng nhóm nghiên cứu đã hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
này.
Nhân dịp này em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể
các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho em trong thời gian em học tập tại trường.
Và cuối cùng là lời cảm ơn con kính gửi tới gia đình và bạn bè, những người
đã luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ con trong suốt thời gian qua.
Do thời gian làm thực nghiệm cũng như kiến thức của bản thân có hạn, khóa
luận này còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô,
bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hà





MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẲNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về tăng huyết áp 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Nguyên nhân 3

1.1.3. Phân loại tăng huyết áp 3
1.1.4.Điều trị tăng huyết áp 4
1.1.5. Cơ chế tác dụng của các nhóm thuốc chính trong điều trị tăng huyết áp 4
1.2. Một số mô hình gây tăng huyết áp trên thực nghiệm 8
1.2.1. Mô hình gây tăng huyết áp do bệnh lý động mạch thận 9
1.2.2. Mô hình gây tăng huyết áp do chế độ ăn 12
1.2.3. Mô hình gây tăng huyết áp do nội tiết 12
1.2.4. Tăng huyết áp do thần kinh 14
1.2.5. Tăng huyết áp do tâm lý 14
1.2.6. Tăng huyết áp do di truyền 14
1.2.7. Các mô hình khác 15
1.3. Một số kỹ thuật đo huyết áp trên mô hình động vật thí nghiệm 15
1.4. Tổng quan về dược liệuHarrisonia perforate 16
1.4.1. Đặc điểm thực vật 16


1.4.2. Phân bố, thu hái, chế biến 17
1.4.3. Thành phần hóa học 17
1.4.4. Công dụng Error! Bookmark not defined.
1.4.5. Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của H.perforate 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng 20
2.1.1. Mẫu nghiên cứu 20
2.1.2. Động vật sử dụng trong nghiên cứu 20
2.2. Hóa chất và trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm 20
2.2.1. Hóa chất 20
2.2.2. Trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm 21
2.3. Nội dung nghiên cứu 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu 20
2.4.1. Đánh giá tác dụng lợi tiểu của CT4 20

2.4.2 Triển khai mô hình gây tăng huyết áp cho chuột cống bằng cortison acetat,
áp dụng để đánh giá tác dụng hạ huyết áp của CT4 21
2.5. Xử lý số liệu 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 26
3.1. Tác dụng lợi tiểu của CT4 trên thực nghiệm 26
3.1.1. Ảnh hưởng của CT4 trên thể tích nước tiểu 26
3.1.2. Ảnh hưởng của CT4 lên nồng độ Na
+
, K
+
, Cl
-
trong nước tiểu thu được
sau 10 giờ 28
3.2. Triển khai mô hình gây tăng huyết áp cho chuột cốngbằng cortison acetat
30


3.3. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của dịch chiết CT4 35
3.4. Bàn luận 37
3.4.1. Về tác dụng lợi tiểu của CT4 trên động vật thí nghiệm 37
3.4.2. Triển khai mô hình gây tăng huyết áp cho chuột cống bằng cortison acetat
39
3.4.3. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của CT4 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 48






DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACE Angiotensin converting enzym
AqE Effects of aqueous
AT
1
Angiotensin II type I
BHR Borderline hypertensive rat
CA Carbonic anhydrase
DOCA Deoxycorticosteron acetat
EtE Effects of ethanolic
SHR Spontaneous hypertensive rat
RAAS Renin – angiotensin – aldosteron system
1K1C One kidney one clip
1K1L One kidney oneligature
2K1C Two kidney one clip
2K2C Two kidney two clip
2K1L Two kidney one ligature




DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng Tên bảng Trang
1.1 Phân loại tăng huyết áp 3
3.1

Ảnh hưởng của CT4 lên nồng độ Na

+
, K
+
, Cl
-
trong nước
tiểu tích lũy thu được sau khi uống mẫu thử 10 giờ
30
3.2 Ảnh hưởng của cortison acetat liều 2,5 mg/kg lên huyết
áp tối đa và huyết áp tối thiểu của chuột
35
3.3 Ảnh hưởng của cao CT4 lên huyết áp tối đa và huyết áp
tối thiểu của chuột cống thực nghiệm
36






DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình Tên hình Trang
2.1
Máy Powerlab với bộ cảm biến
22
3.1
Ảnh hưởng của CT4 lên thể tích nước tiểu chuột sau khi
uống mẫu thử 5h

27
3.2
Ảnh hưởng của CT4 lên thể tích nước tiểu chuột sau uống
mẫu thử 10h
28
3.3
Ảnh hưởng của CT4 lên thể tích nước tiểu chuột sau khi cho
uống 24 giờ
29
3.4
Bộc lộ động mạch đùi chuột
32
3.5
Đặt catheter vào động mạch đùi chuột cống
33
3.6
Đo huyết áp trực tiếp của chuột qua catheter nối với máy
Powerlab
34
3.7
Hình ảnh băng tần huyết áp đo được của chuột lô chứng
trắng và lô chứng bệnh
34
3.8
Ảnh hưởng của tiêm dưới da cortison acetat liều 2,5 mg/kg
lênhuyết áp trung bình của chuột
36
3.9 Ảnh hưởng của cao CT4 lên huyết áp trung bình chuột cống
37
3.10 Luồn catheter lên vùng giữa hai bả vai chuột

45
3.11 Cố định catheter bằng dụng cụ thích hợp
45


ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý phổ biến ở các nước phát triển. Ở
những nước đang phát triển, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành một
vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Tăng huyết áp phần lớn xuất hiện ở
những người từ độ tuổi trung niên trở lên, nhất là ở những người lao động trí óc.
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây nên các biến
cố tim mạch. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp gồm béo phì, rối loạn lipid
máu, bệnh tiểu đường, người có hút thuốc lá, thuốc lào, tiền sử gia đình có người bị
tăng huyết áp… Đặc biệt, bệnh nhân tăng huyết áp có thể mắc những biến chứng
nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời như đột quỵ,
suy giảm nhận thức, suy tim, suy thận mạn…
Tại Việt Nam, tần suất mắc bệnh tăng huyết áp ở người lớn ngày càng tăng.
Theo số liệu thống kê của chương trình quốc gia phòng chống tăng huyết áp, trong
những năm 1960 tỉ lệ bệnh nhân mắc tăng huyết áp là 1%, đến năm 1992 tỉ lệ này là
11,2% và tăng dần theo các năm, đến năm 2001 con số này là 16.3% và tăng lên
đến 18.3% vào năm 2005. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam năm 2008 ở
những người trên 25 tuổi tại 8 tỉnh và thành phố ở nước ta, tỷ lệ tăng huyết áp là
25,1%, điều này có nghĩa cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp.
Do tính chất nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp nên việc phòng, điều trị và
kiểm soát bệnh là rất cần thiết, đòi hỏi người bệnh phải nhận thức được tính nghiêm
trọng và phải tuân thủ một chế độ điều trị nghiêm ngặt để phòng ngừa và giảm thiểu
các biến chứng do tăng huyết áp gây ra. Hiện nay, cùng với các biện pháp điều trị
bằng thay đổi lối sống, đã có rất nhiều nhóm thuốc có tác dụng làm hạ huyết áp như
nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc chẹn kênh Ca

2+
, nhóm thuốc ức chế men chuyển,
nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin, nhóm thuốc chẹn β - adrenergic … Trong đó,
thuốc lợi tiểu được dùng phổ biến do có hiệu quả đối với tăng huyết áp nhẹ, hơn
nữa nhóm thuốc này khá rẻ tiền và dễ sử dụng, thường được phối hợp làm tăng tác
dụng hạ áp của các thuốc điều trị tăng huyết áp khác.


Harrisonia perforate Merr. (họ Thanh thất – Simaroubaceae)là một thảo
dược nổi tiếng trong y học cổ truyền. Dược liệu này cũng đã được tìm thấy ở Việt
Nam. Lá của H.perforateđược coi là loại thuốc bổ và thuốc lợi tiểu, xuất hiện trong
các bài thuốc truyền thống để chữa các bệnh bao gồm rối loạn dinh dưỡng, bệnh
ngoài da, sỏi và các bệnh tiết niệu khác. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy
trong dịch chiết láH.perforate có một số thành phần có tác dụng lợi tiểu làm tăng
lượng nước tiểu bài tiết và tăng nồng độ các chất điện giải trong nước tiểu. Đây là
những gợi ý định hướng cho việc đánh giá tác dụng của CT4, chế phẩm được chiết
xuất từ láH.perforate, theo hướng lợi tiểu, hạ huyết áp trong đề tài:“Đánh giá tác
dụng lợi tiểu và hạ huyết áp của CT4 trên thực nghiệm”. Đề tài được thực hiện
với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng lợi tiểu của CT4 trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của CT4 trên mô hình gây tăng huyết áp
cho chuột cống bằng cortison acetat


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tăng huyết áp
1.1.1. Khái niệm
Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp
tâm trương > 90 mmHg [22],[54].Ngưỡng huyết áp 140/90 mmHg được đưa ra dựa
trên các thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành trước đây cho thấy các bệnh nhân

sẽ có lợi ích trên tỉ lệ biến cố tim mạch, tử vong…từ việc điều trị hạ huyết áp [54].
1.1.2. Nguyên nhân
Tăng huyết áp ở 90 – 95% người trưởng thành là không rõ nguyên nhân, còn
gọi là tăng huyết áp nguyên phát [2], [40], [54]. Tăng huyết áp không rõ nguyên
nhân không thể chữa khỏi được nhưng có thể kiểm soát được huyết áp bằng các
biện pháp điều trị [40]. 5 – 10% còn lại là tăng huyết áp có nguyên nhân, gọi là tăng
huyết áp thứ phát [2], [40], [54]. Nếu xác định được nguyên nhân tăng huyết áp thì
có thể làm thuyên giảm bệnh và có khả năng chữa khỏi [40].Các nguyên nhân gây
tăng huyết áp thứ phát bao gồm [2], [40], [54]: bệnh thận cấp hoặc mạn tính, viêm
cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, viêm thận kẽ, sỏi thận, bệnh thận đa nang, thận ứ
nước, suy thận, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận (pheocromocytome), cường
aldosterone tiên phát (hội chứng Cohn), hội chứng Cushing, bệnh lý tuyến giáp, ….
1.1.3. Phân loại tăng huyết áp
Dựa trên huyết áp đo được, có thể phân độ tăng huyết áp như sau [24]:
Bảng 1.1 Phân loại tăng huyết áp
Phân độ huyết áp
Huyết áp tâm thu
(mmHg)

Huyết áp tâm trương
(mmHg)
Huyết áp tối ưu <120 và <80
Huyết áp bình thường 120 – 129 và/hoặc

80 – 84
Tiền tăng huyết áp 130 – 139 và/hoặc

85 – 89
Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 và/hoặc


90 – 99
Tăng huyết áp độ 2 160 – 179 và/hoặc

100 – 109
Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 và/hoặc

≥ 110
Tăng huyết áp tâm
thu đơn độc
≥ 140 và < 90


Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì
chọn mức cao hơn để xếp loại.
1.1.4. Điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi liên tục, điều trị đúng và đủ
hàng ngày, điều trị lâu dài. Nguyên tắc chung để điều trị tăng huyết áp là đạt huyết
áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch với huyết áp mục tiêu cần đạt là dưới
140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ
tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Tùy
theo từng hướng dẫn điều trị cụ thể mà có các đích huyết áp khác nhau đối với các
đối tượng khác nhau. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác
đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để có sự điều chỉnh kịp
thời [22], [40].Cùng với các biện pháp tích cực thay đổi lối sống, trong điều trị tăng
huyết áp cần có các biện pháp điều trị bằng thuốc với 5 nhóm thuốc chính [4], [40],
[54], [74]:
(1) Nhóm thuốc chẹn β - adrenergic.
(2) Nhóm thuốc chẹn kênh calci.
(3) Nhóm thuốc ức chế enzyme chuyển dạng angiotensin.
(4) Nhóm thuốc chẹn thụ thể của angiotensin.

(5) Nhóm thuốc lợi tiểu.
Ngoài ra còn các nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp, nhóm thuốc kích thích  -
adrenergic trung ương, nhóm thuốc hủy - adrenergic… [4], [40], [74].
1.1.5. Cơ chế tác dụng của các nhóm thuốc chính trong điều trị tăng huyết áp
1.1.5.1. Nhóm thuốc chẹn β – adrenergicgồm atenolol, nadolol, metopralol,…
Các thuốc chẹn β – adrenergic làm giảm lưu lượng tim, giảm trương lực giao
cảm ở trung ương và giảm tiết renin, do đó nhóm thuốc này làm giảm angiotensin II
hoạt hóa và giảm aldosteron, có tác dụng trong điều trị tăng huyết áp, đặc biệt với
những người có hoạt tính renin huyết thanh cao. Một số thuốc chẹn β – adrenergic
có tác dụng cường giao cảm nội tại của cơ tim nên ngăn bớt được sự giảm nhịp tim,


có thể có lợi cho những bệnh nhân có rối loạn về chức năng nút xoang, về dẫn
truyền nhĩ thất và co bóp cơ tim [4].
1.5.1.2. Nhóm thuốc chẹn kênh Ca
2+
bao gồm amlodipin, nifedipin, felodipin, …
Các thuốc chẹn kênh Ca
2+
chủ yếu gắn đặc hiệu vào kênh Ca
2+
ở tế bào cơ
tim và cơ trơn thành mạch, phong tỏa kênh không cho Ca
2+
đi vào trong tế bào gây
giãn cơ. Các thuốc thuộc nhóm dihydropyridin còn ức chế nucleotid
phosphodiesterase vòng ở tế bào cơ trơn, dẫn đến tăng nucleotid vòng gây giãn cơ
trơn mạch máu và giảm huyết áp. Gần đây nhóm thuốc này còn được chứng minh
làm tăng lưu lượng máu đến thận, dẫn đến tăng sức lọc cầu thận nên có tác dụng lợi
tiểu và góp phần làm hạ huyết áp.Ngoài ra, các thuốc chẹn kênh Ca

2+
làm giãn
mạch ngoại vi, chủ yếu giãn động mạch, gây giảm sức cản ngoại vi nên làm hạ
huyết áp; hơn nữa còn gây giãn mạch vành. Nhóm thuốc này tác động trên tiểu
động mạch nhiều hơn tĩnh mạch nên không làm hạ huyết áp thế đứng, không làm
tăng hoạt tính renin huyết thanh, không làm ảnh hưởng đến hệ renin – angiotensin –
aldosteron (RAAS), không gây giữ nước và Na
+
[4], [6], [7].
1.5.1.3. Nhóm thuốc ức chế enzym chuyển dạng angiotensin (angiotensin converting
enzyme - ACE)như captopril, enalapril, lisinopril…
Các enzym chuyển dạng angiotensin xúc tác cho quá trình tạo angiotensin II
– một chất có tác dụng co mạch, tăng giữ Na
+
và làm giáng hóa bradykinin nên gây
tăng huyết áp. Khi dùng thuốc ức chế ACE, angiotensin II không được hình thành
và bradykinin bị ngăn cản giáng hóa dẫn đến giãn mạch và tăng thải Na
+
làm hạ
huyết áp.
Các thuốc nhóm ức chế ACE có tác dụng giãn mạch, do giảm angiotensin II,
giảm vasopressin huyết tương, dẫn đến giảm sức cản tuần hoàn ngoại biên. Các
thuốc này gây giãn mạch chọn lọc ở các mô quan trọng (mạch vành, mạch não,
mạch thận, tuyến thượng thận, ) nên tái phân phối lưu lượng tuần hoàn tại các khu
vực khác nhau làm giảm cả tiền gánh và hậu gánh. Không chỉ thế, chúng còn làm
giảm phì đại thành mạch, tăng tính đàn hồi của động mạch, cải thiện chức năng của
mạch máu do đó làm hạ huyết áp. Ngoài ra, các thuốc nhóm ức chế ACE còn làm


tăng thải acid uric, tăng tuần hoàn thận dẫn đến tăng sức lọc cầu thận, làm giảm tác

dụng của aldosteron gây tăng thải Na
+
, giữ K
+
nên được sử dụng trong điều trị tăng
huyết áp [4].
1.5.1.4. Nhóm thuốc chẹn receptor AT1 của angiotensin IIbao gồm losartan,
ibesartan, valsartan…

Các thuốc này ức chế receptor AT
1
của angiotensin II làm mất tác dụng
angiotensin II, do đó gây giãn mạch và hạ huyết áp. Tác dụng của các thuốc chẹn
receptor AT
1
của angiotensin II tương tự như các thuốc ức chế men chuyển, cơ chế
chung là làm hạ huyết áp từ từ do giãn mạch trực tiếp nên giảm sức cản ngoại vi,
giảm trương lực giao cảm ngoại vi, giảm giải phóng noradrenalin ở tuyến tủy
thượng thận, noradrenalin tăng thu hồi vào hạt dự trữ ở dạng không hoạt tính, giảm
giải phóng vasopressin từ tuyến yên và giảm đáp ứng của mạch với các chất co
mạch như vasopressin và noradrenalin. Trên tim, các thuốc chẹn receptor AT
1
của
angiotensin II ức chế mở kênh Ca
2+
trong tế bào cơ tim nên làm giảm co bóp cơ tim,
giảm trương lực giao cảm nên làm giảm nhịp tim. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn tác
dụng trên thận, làm giảm giải phóng aldosteron và tăng tuần hoàn thận, tăng sức lọc
cầu thận, dẫn đến hạ huyết áp [4].
1.5.1.5. Nhóm thuốc lợi tiểu

Bao gồm hai nhóm chính là thuốc lợi tiểu giảm kali máu (gồm các thuốc
phong tỏa carbonic anhydrase(CA), thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid)
và thuốc lợi tiểu giữ kali máu (như spironolacton, amilorid, triamter). Ngoài ra còn
các thuốc lợi tiểu thẩm thấu và không gây rối loạn ion.
Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid bao gồm hydrochlorothiazid, chlorothiazid,
metylchlorothiazid… Các thuốc nhóm thiazid ức chế tái hấp thu Na
+
và Cl
-
ở đoạn
pha loãng của ống lượn xa, theo cơ chế đồng vận chuyển như ở nhánh lên quai
Henle, làm tăng thải lượng Na
+
và Cl
-
như nhau. Ngoài ra, do ức chế enzym CAvà
ức chế tái hấp thu Na
+
nên các thuốc nàycòn làm tăng thải trừ K
+
. Các thuốc lợi tiểu
nhóm thiazid có tác dụng lợi tiểu trung bình, làm tăng thải 5-10% lượng Na
+
lọc qua
cầu thận. Chúng có ưu điểm là tác dụng cả ở môi trường acid và base, ít gây rối loạn


dịch ngoại bào hơn các thuốc lợi tiểu khác, lại không tăng thải trừ HCO
3
-

nên không
gây nhiễm acid máu. Ngoài tác dụng thải muối, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid còn ức
chế tại chỗ tác dụng co mạch của vasopressin và noradrenalin do đó làm hạ huyết áp
trên những bệnh nhân tăng huyết áp. Đây là nhóm thuốc được sửdụng nhiều nhất và
hiệu quả nhất trong các thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp nhẹ và trung bình khi
tình trạng tim, thận bình thường. Các thuốc lợi tiểu thiazid được lựa chọn cho người
cao tuổi (trên 65 tuổi), dùng liều thấp 12,5 – 25mg/ngày, các bệnh nhân có tăng
huyết áp tâm thu đơn độc, suy tim có và không có phù [4], [5], [7].
Thuốc lợi tiểu phong tỏa enzym CA bao gồm acetazolamid, diclophenamid,
methazolamid… Khi enzym CA bị phong tỏa, lượng H
+
giảm hoặc không được giải
phóng, nên Na
+
không được tái hấp thu sẽ bị thải trừ, kéo theo nước gây lợi tiểu.
Mặt khác, do sự tranh chấp bài xuất giữa H
+
và K
+
, khi thiếu H
+
thì K
+
tăng thải trừ
và hạn chế chuyển NH
3
thành NH
4
+
. Như vậy thuốc phong toả CA làm tăng thải trừ

Na
+
, K
+
, HCO
3
-
, làm giảm K
+
máu, có hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp [4].
Thuốc lợi tiểu quai như furosemid, bumetanid, acid ethacrynic… có tác dụng
phong tỏa cơ chế đồng vận chuyển ở nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ Na
+
,
Cl
-
, K
+
kéo theo nước nên lợi tiểu. Ngoài ra, các thuốc này còn làm giãn mạch
thận, tăng lưu lượng máu qua thận, tăng độ lọc cầu thận, phân phối lại máu có lợi
cho vùng sâu ở vỏ thận, kháng vasopressin tại ống lượn xa, làm tăng đào thải
Ca
2+
, Mg
2+
. Nhóm lợi tiểu quai có tác dụng lợi tiểu nhanh, mạnh (tăng thải trên
25% Na
+
), thời gian tác dụng ngắn hơn so với các thuốc lợi tiểu khác nên được
dùng để điều trị cơn tăng huyết áp kịch phát, phù phổi cấp, suy tim trái cấp và

mạn, suy thận cấp và mạn, bệnh tăng huyết áp có kèm các bệnh trên [4].
Thuốc lợi tiểu giữ K
+
máu như spironolacton, amilorid, triamteren, có công
thức tương tự aldosterol nên tranh chấp với aldosterol tại receptor ở ống lượn xa,
làm tăng thải Na
+
gây lợi tiểu. Sự tăng thải Na
+
này phụ thuộc vào lượng aldosterol
tăng hoặc giảm bài tiết. Ngoài ra, các thuốc này còn làm giảm thải K
+
và H
+
. Trong
điều trị tăng huyết áp, do có hiệu lực lợi tiểu yếu và gây tăng K
+
máu nên nhóm
thuốc lợi tiểu giữ K
+
thường được phối hợp với nhóm thuốc lợi tiểu giảm K
+
máu


để giữ được tác dụng của thuốc và khắc phục tình trạng tăng K
+
máu. Không dùng
chung các thuốc lợi tiểu giữ K
+

máu với các thuốc ức chế men chuyển vì dễ gây ra
tai biến do tăng K
+
máu [4].
Nhìn chung, các thuốc lợi tiểu làm giảm thể tích huyết tương dẫn đến giảm
cung lượng tim và giảm huyết áp. Thuốc lợi tiểu tác dụng mạnh trên những người
có hoạt tính renin thấp, người cao tuổi, béo phì, da đen, người có tăng thể tích huyết
tương. Ngược lại, nhóm thuốc này tác dụng hạn chế ở người có hoạt tính renin cao.
Trong điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu được dùng phổ biến do có hiệu quả đối
với tăng huyết áp nhẹ, hơn nữa lại rẻ tiền, dễ sử dụng và được phối hợp để làm tăng
tác dụng của các thuốc điều trị tăng huyết áp khác [4].
1.2. Một số mô hình gây tăng huyết áp trên thực nghiệm
Các mô hình gây tăng huyết áp trên động vật được thực hiện để thử nghiệm
tiềm năng gây hạ huyết áp của thuốc và nghiên cứu thêm về cơ chế bệnh sinh trong
phòng và điều trị tăng huyết áp, tạo tiền đề cho các thử nghiệm lâm sàng trên người.
Một mô hình gây tăng huyết áp lý tưởng cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau [22]:
 Có thể triển khai trên các động vật nhỏ.
 Đơn giản và có thể sử dụng lặp lại nhiều lần.
 Có thể dự đoán được tiềm năng hạ huyết áp của một thuốc.
 Cần dùng một lượng dược chất nhỏ.
 Có cơ chế bệnh sinh gần giống ở người.
Hầu hết các mô hình gây tăng huyết áp được thực hiện trên thỏ, khỉ, lợn và
chuột. Trong đó chuột là động vật thử nghiệm được dùng nhiều nhất [23].
Mô hình gây tăng huyết áp đã đang được sử dụng có thể chia thành các nhóm
dựa vào nguyên nhân gây tăng huyết áp, cụ thể như [22]:
 Mô hình gây tăng huyết áp do bệnh lý động mạch thận
 Mô hình gây tăng huyết áp do chế độ ăn.
 Mô hình gây tăng huyết áp do nội tiết.
 Mô hình gây tăng huyết áp do thần kinh.
 Mô hình gây tăng huyết áp do tâm lý.



 Mô hình gây tăng huyết áp do di truyền.
1.2.1. Mô hình gây tăng huyết áp do bệnh lý động mạch thận
Gây tăng huyết áp do bệnh lý động mạch thận là mô hình được sử dụng phổ
biến nhất. Hoạt tính của hệ RAAS đóng vai trò rất quan trọng trong mô hình này
[24], [27].
Nguyên tắc gây tăng huyết áp do bệnh lý động mạch thận như sau: khi co
thắt động mạch thận làm giảm lưu lượng máu đến thận, làm hoạt hóa hệ RAAS và
hệ thần kinh giao cảm, thận sẽ bài tiết renin. Renin chuyển angiotensinogen thành
angiotensin I. Dưới xúc tác của enzym chuyển angiotensin (ACE), angiotensin I
chuyển thành angiotensin II. Angiotensin II là chất gây co mạch, đồng thời cũng
làm bài tiết aldosteron, dẫn đến giữ muối và nước gây tăng huyết áp [24], [27], [34].
Các thuốc lợi tiểu và chẹn β – adrenergic hầu như không có hoặc rất ít hiệu
quả trên mô hình gây tăng huyết áp do bệnh lý động mạch thận. Trong khi đó các
thuốc ức chế hệ RAAS để ngăn sản xuất angiotensin II như các thuốc ức chế ACE,
thuốc chẹn receptor AT
1
của angiotensin II…, lại có tác dụng rất tốt [27], [31], [34],
[43], [76].Một số mô hình gây tăng huyết áp do bệnh lý động mạch thận đã được
công bố như:
 Mô hình của Goldblatt
Nghiên cứu của Goldblatt chỉ ra rằng nếu thắt một phần động mạch thận ở
chó, chuột, thỏ và khỉ sẽ làm tăng huyết áp [15]. Trên thỏ và chuột, dụng cụ được sử
dụng là một kẹp bạc hình chữ U để thắt động mạch thận [30].
Cách tiến hành: Chuột cống được gây mê bằng natri hexobarbital (liều
40mg/kg). Dùng một kẹp bạc có đường kính trong là 0.2mm cặp lên động mạch
thận trái ở đoạn gần với động mạch chủ [39], nên đảm bảo thắt được hơn 50% động
mạch thận. Chuột được coi như mắc tăng huyết áp tâm thu nếu có huyết áp lớn hơn
160 mmHg trong 2 ngày liên tiếp sau 4 tuần thắt động mạch [57]. Ở chó và thỏ, tiến

hành rạch 1 đường ở bụng song song với bờ sườn, từ đó tách cơ và phúc mạc để bộc
lộ động mạch thận [30]. Ở chó, động mạch thận có thể được thắt bằng một kẹp bạc
hoặc bằng chỉ khâu lụa [67]. Ở thỏ, thắt động mạch thận hai bên sẽ được tiến hành


trong hai giai đoạn cách nhau 1 - 4 tuần. Huyết áp sẽ tăng từ mức độ trung bình đến
nặng trong vòng 12 tháng [30]. Kết quả, 65% số thỏ thử nghiệm có huyết áp tâm
thu tăng từ 106 mmHg (mức bình thường) lên đến 160 – 190 mmHg sau 4 tuần đến
9 tháng [15]. Mô hình cho hiệu quả cao nhất trên thỏ khi cắt thận phải và sau hơn 2
tuần sẽ đặt một kẹp bạc vào động mạch thận trái [21]. Có 3 hình thức gây tăng
huyết áp theo phương pháp của Goldblatt:
 Mô hình 2K1C (two kidney one clip)
Trong mô hình này thực hiện thắt động mạch một bên thận, thận còn lại vẫn
để hoạt động bình thường. Thắt động mạch một bên thận làm tăng hoạt tính renin
huyết thanh dẫn đến tăng angiotensin II gây co mạch mạnh và làm tăng huyết áp.
Tuy nhiên, phương pháp thắt động mạch một bên thận không gây giữ muối và nước
ở động vật thí nghiệm vì vẫn có một bên thận hoạt động bình thường. Vì vậy, trong
giai đoạn đầu (khoảng 6 tuần sau phẫu thuật), tăng huyết áp phụ thuộc vào hệ
RAAS. Sau 6 tuần phẫu thuật, angiotensin II tăng dẫn đến tăng bài tiết aldosteron từ
vỏ thượng thận gây giữ muối và nước làm giảm bài tiết renin. Từ giai đoạn này trở
đi, tăng huyết áp phụ thuộc vào khối lượng tuần hoàn [27], [30], [34]. Do đó, cân
bằng muối - nước có liên quan chặt chẽ đến cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp do
bệnh lý động mạch thận. Nếu tháo kẹp thắt hoặc cắt bỏ thận ở bên có nút thắt động
mạch sẽ đưa huyết áp và hoạt tính renin huyết thanh trở về mức bình thường [34].
 Mô hình 1K1C (one kidney one clip)
Trong mô hình này một bên thận được cắt bỏ và thắt động mạch thận của bên
thận còn lại. Huyết áp sẽ tăng lên trong vòng vài giờ. Do cắt một bên thận nên
không có áp lực lợi tiểu và thải Na
+
gây giữ muối và nước nhanh, hoạt tính renin

huyết thanh không thay đổi nên tăng huyết áp sẽ phụ thuộc vào khối lượng tuần
hoàn [27], [30], [34]. Các thuốc ức chế ACE và các thuốc chẹn receptor AT
1
của
angiotensin II không có hiệu quả trên mô hình này [27], [34].
 Mô hình 2K2C (two kidney two clip)
Mô hình 2K2C thực hiện thắt động mạch chủ hoặc cả 2 động mạch thận gây
thiếu máu cục bộ thận làm tăng tiết renin dẫn đến tăng huyết áp. Mô hình này có


tính thực tế cao vì thiếu máu đến thận chính là một trong những nguyên nhân gây
tăng huyết áp do bênh lý động mạch thận [27].
 Mô hình gây tăng huyết áp do chèn ép vỏ ngoài thận
Mô hình này có thể được tiến hành trên chó, thỏ và chuột.
 Gây tăng huyết áp nhờ “bọc thận”
Tiến hành bọc một tờ giấy bóng kính xung quanh thận và giữ cố định bằng
một sợi chỉ khâu lụa gắn lỏng lẻo quanh cuống thận. Có thể tiến hành “bọc” cả hai
thận hoặc chỉ “bọc” một bên thận và cắt bỏ thận còn lại [59]. Do đáp ứng của thận
với các dị vật, sau 3 - 5 ngày bên thận bị “bọc” sẽ hình thành một vỏ fibrocollagen.
Lớp vỏ này ép vào nhu mô thận, gây giảm áp lực mạch máu thận, làm tăng khối
lượng dịch ngoại bào, do đó làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình này
sẽ có một tỷ lệ lớn động vật thí nghiệm bị tăng huyết áp tiến triển lên mức độ nặng
và chết trong vòng 8 tuần [15].
 Mô hình gây tăng huyết áp theo Grollman
Theo Grollman, gây thắt nén mô thận bằng cách buộc vòng quanh thận theo
vòng số 8. Mô hình này có thể áp dụng trên chó, thỏ, chuột và chia thành hai dạng
là 2K1L (two kidney one ligature) và 1K1L (one kidney one ligature) [32]. Trong
mô hình 2K1L, thắt động mạch của một bên thận, thận còn lại vẫn để hoạt động
bình thường. Trong mô hình 1K1L, cắt bỏ một bên thận và thắt động mạch thận của
bên thận còn lại.

 Gây tăng huyết áp do hẹp eo động mạch chủ
Mô hình gây tăng huyết áp do hẹp eo động mạch chủ được áp dụng trên các
động mạch thận, giữa động mạch thận với động mạch mạc treo tràng trên hay giữa
hai động mạch thận cùng với động mạch trên thận phải và động mạch dưới thận trái
ngay dưới vị trí chèn ép [72]. Khi động mạch chủ bị chèn ép, lưu lượng máu thận
giảm đi, gây nên tình trạng tăng huyết áp. Nếu sử dụng một băng cao su để làm hẹp
động mạch chủ ở bụng cùng với thắt động mạch thận phải trong vòng 8 tuần sẽ gây
tăng huyết áp tương tự như mô hình 2K1C của Goldblatt. Tăng huyết áp cũng có


thể hình thành khi phẫu thuật làm hẹp eo động mạch chủ đồng thời cắt bỏ một bên
thận [26], [34].
 Mô hình giảm khối lượng thận
Theo nghiên cứu của Anderson S và cộng sự, huyết áp sẽ tăng lên nếu giảm
đến 5/6 khối lượng nhu mô thận. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắt bỏ
thận phải đồng thời thắt 2 hoặc 3 nhánh động mạch thận trái để tạo nhồi máu trong
2/3 thận trái, gây ra tăng huyết áp [11].
Kết quả thu được ở nhóm chuột áp dụng các mô hình gây tăng huyết áp do
bệnh lý động mạch thận, huyết áp động mạch trung bình (231,64 ± 3,10 mmHg) cao
hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (160,00 ± 2,84 mmHg) [69].
1.2.2. Mô hình gây tăng huyết áp do chế độ ăn
Có thể gây tăng huyết áp bằng cách tăng lượng muối NaCl trong thức ăn và
nước uống của động vật nghiên cứu. Hàng ngày, thận có khả năng bài tiết lượng
muối ăn nhất định nên không làm tăng thể tích dịch ngoại bào. Tuy nhiên, có nhiều
dữ liệu dịch tễ học chỉ ra rằng khi chuột ăn liên tục một lượng dư thừa muối sẽ gây
tăng huyết áp, cũng tương tự như gây tăng huyết áp trên người [19]. Tăng huyết áp
gây ra do chế độ ăn nhiều muối đã được thử nghiệm ở chuột, thỏ và gà con bằng
cách thay nước uống hàng ngày bởi dung dịch NaCl 1 – 2% trong 9 – 12 tháng [15],
[65]. Cũng có thể gây tăng nhanh huyết áp trên chuột bằng cách thắt vòng số 8
quanh một bên thận và cắt bỏ thận còn lại, đồng thời thay nước uống bằng dung

dịch NaCl 1 – 2% trong vòng 3 tuần [69].
1.2.3. Mô hình gây tăng huyết áp do nội tiết
 Gây tăng huyết áp bởi corticoid
Mineralocorticoid là tác nhân gây giữ muối và nước trong cơ thể. Selye và
cộng sự là những người đầu tiên chứng minh rằng deoxycorticosteron acetat
(DOCA) gây tăng huyết áp trên chuột [68].
Nguyên tắc: Khi nồng độ DOCA tăng, gây tăng tái hấp thu muối và nước dẫn
đến tăng thể tích máu làm tăng huyết áp. Ngoài ra DOCA còn làm tăng tiết
vasopressin dẫn đến giữ nước và co mạch mạnh. Thêm vào đó, hoạt tính của hệ


RAAS thay đổi làm tăng hoạt động giao cảm [19], [35]. Chuột cái và chuột trưởng
thành dễ bị gây tăng huyết áp bởi DOCA [19], [65]. Mô hình này cũng được áp
dụng trên chó và lợn, với nhiều mineralocorticoid khác (như aldosteron) và
glucocorticoid [46], [68].
Tăng huyết áp gây ra bởi DOCA là mô hình tăng huyết áp phụ thuộc vào
lượng muối. Vì nếu động vật thí nghiệm không sử dụng muối mà chỉ cho uống
DOCA và chỉ cắt bỏ thận cũng không thể làm tăng huyết áp.Mô hình sử dụng chuột
khỏe mạnh, cho ăn chế độ ăn tự do với hàm lượng muối cao và uống NaCl 2%. Sau
khi đạt đến khối lượng 250g, chuột được sử dụng DOCA liều 10mg/kg, 2 lần/tuần,
liên tục trong 43 ngày [65], [66].
Trong một mô hình khác, chuột được cắt một bên thận trước khi dùng
DOCA một tuần [44]. Sau đó tiêm dưới da DOCA liều 25mg/kg/tuần trong vòng 5
tuần và theo dõi huyết áp. Ngoài ra, cũng có thể thay tiêm dưới da DOCA bằng cấy
DOCA dưới da động vật thí nghiệm theo phương pháp cấy ghép silicon với liều
200mg/chuột [10].
Abbie I.Knowlton và cộng sự (1952) tiến hành đánh giá tác dụng gây tăng
huyết áp trên chuột của một glucocorticoid, cụ thể là cortison acetat liều
2.5mg/ngày, so sánh với tác dụng gây tăng huyết áp của DOCA liều 2,5mg/ngày,
trên nền chế độ ăn hạn chế muối và chế độ ăn với hàm lượng muối cao, trên động

vật đã cắt bỏ tuyến thượng thận và trên động vật bình thường. Kết quả thu được cho
thấy mức huyết áp tăng nhanh tương tự giữa hai nhóm dùng cortison acetat và
DOCA khi cho động vật ăn chế độ ăn nhiều muối. Các thuốc lợi tiểu như
chlorothiazid và hydrochlorothiazid và các thuốc chẹn kênh Ca
2+
có hiệu quả trong
điều trị tăng huyết áp do corticoid trong khi đó các thuốc ức chế enzym chuyển
dạng angiotensin và chẹn thụ thể AT
1
lại không có hiệu quả trên mô hình này [15],
[48], [58].
 Mô hình tăng huyết áp gây ra bởi sự tái sinh tuyến thượng thận
Thủ thuật khoét tuyến thượng thận được thực hiện bằng cách rạch 1 đường
nhỏ ở hang thượng thận, dùng kẹp cong để tạo áp lực, làm cho các mô tuyến trong


thận bị đẩy ra ngoài theo đường rạch. Nước uống được thay bằng dung dịch NaCl
1%. Tăng huyết áp tiển triển trong suốt quá trình tái sinh tuyến thượng thận, khoảng
2 tuần [15]. Sau khi tăng huyết áp được hình thành, nếu cắt bỏ tuyến thượng thận đã
tái sinh hay thay dung dịch NaCl 1% trở về nước uống bình thường cũng không làm
hạ huyết áp được [70]. Theo phương pháp này, tăng huyết áp tiến triển nhanh hơn ở
chuột cái và chuột trưởng thành. Mô hình này chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu
vai trò khác nhau của các yếu tố như steroid… trong sinh lý bệnh tăng huyết áp
[25], [70].
1.2.4. Tăng huyết áp do thần kinh
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy hệ thống thần kinh trung ương tham gia
vào hình thành bệnh lý tăng huyết áp. Khi kích thích bằng điện hoặc bằng hóa chất
vào những vùng khác nhau của não sẽ dẫn đến tăng huyết áp trên chuột, ví dụ kích
thích điện vùng dưới đồi, tiêm glutamat vào vùng hành tủy [41], [52].
1.2.5. Tăng huyết áp do tâm lý

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, stress là một trong những nguyên nhân
quan trọng gây nên tăng huyết áp ở người, nếu tình trạng căng thẳng lặp đi lặp lại
nhiều lần có thể dẫn đến tăng huyết áp liên tục [37].
Trong mô hình chuột tăng huyết áp giới hạn (Borderline hypertensive rats -
BHR), chuột được chia làm 2 nhóm. Hàng ngày 2 nhóm chuột này được tiếp xúc
với yếu tố gây stress trong 20 phút hoặc 120 phút. Sau 2 tuần, kết quả thu được cho
thấy nhóm tiếp xúc với stress trong 120 phút có huyết áp tâm thu cao hơn đáng kể
so với nhóm chuột tiếp xúc với stress trong 20 phút [37]. Với nhiều tác nhân gây
stress khác như kích thích cảm xúc, kích thích điện, căng thẳng tâm lý… cũng cho
kết quả tăng huyết áp tương tự [38], [49]. Đây là mô hình tăng huyết áp không phụ
thuộc renin vì khi có tăng huyết áp, hoạt tính renin huyết thanh vẫn ở mức bình
thường [49].
1.2.6. Tăng huyết áp do di truyền
Năm 1963, Okamoto và Aoki giới thiệu một mô hình thử nghiệm tăng huyết
áp mới mà không cần phẫu thuật can thiệp, đó là chuột tăng huyết áp tự phát


(spontaneous hypertensive rat – SHR). Chúng là kết quả của việc giao phối cận
huyết dẫn đến 100% thế hệ sau có tăng huyết áp tự phát. Trong nhóm chuột này,
huyết áp tăng dần từ lúc chuột mới ra đời và tăng ổn định sau 12 tuần tuổi. Kết quả
ở nhóm chuột đực tăng huyết áp tự phát, huyết áp động mạch trung bình trong
khoảng 190 - 200 mmHg, so với mức huyết áp ở chuột nhóm đối chứng là 115-130
mmHg. Chuột SHR không chỉ bị tăng huyết áp tiến triển, mà còn gặp nhiều biến
chứng của tăng huyết áp trong đó biến chứng hay gặp nhất là đột quỵ, chiếm đến
hơn 80%. Ngoài ra chuột còn bị các biến chứng khác như xuất huyết não, huyết
khối, tổn thương cơ tim và đặc biệt là tổn thương não. Do tính chất tương tự của các
biến chứng tăng huyết áp tự phát trên chuột với các biến chứng trên người, mô hình
này được sử dụng hiệu quả trong nghiên cứu về sinh lý bệnh và dự phòng các biến
chứng tăng huyết áp. Trong mô hình sử dụng chuột SHR, thuốc lợi tiểu và thuốc
chẹn β – adrenergic cho hiệu quả hạ áp rõ rệt. Tăng huyết áp di truyền được ưu tiên

thử nghiệm trên chuột vì chuột có kích thước nhỏ, tuổi thọ ngắn và không tốn nhiều
chi phí [27], [57], [73].
1.2.7. Các mô hình khác
Ngoài các mô hình nêu trên, nhiều mô hình gây tăng huyết áp khác cũng
được sử dụng như mô hình gây tăng huyết áp liên quan đến béo phì, gây tăng huyết
áp bởi các tác nhân cholinergic và angiotensin II…
1.3. Một số kỹ thuật đo huyết áp trên mô hình động vật thí nghiệm
Trong nghiên cứu tác dụng của thuốc trên huyết áp của động vật thí nghiệm,
một trong nhiều kĩ thuật quan trọng buộc phải thực hiện là đo huyết áp của động
vật. Nếu như ở người việc đo huyết áp khá đơn giản thì việc đo huyết áp ở động vật
thí nghiệm lại phức tạp hơn nhiều, đặc biệt với những động vật nhỏ như chuột.
Huyết áp trên động vật được đo trực tiếp hoặc gián tiếp bằng nhiều kỹ thuật như:
Kỹ thuật đo huyết áp trực tiếp trong động mạch
Đối với chó, thỏ chuột, đo huyết áp trực tiếp có thể gây mê hoặc không gây
mê động vật thí nghiệm, đặt catheter vào động mạch cảnh hoặc động mạch đùi để
đo huyết áp bằng máy ghi chuyên dụng [15], [28].


Kỹ thuật đo huyết áp gián tiếp
Với kỹ thuật đo huyết áp này không gây chảy máu nên không cần gây mê
động vật thí nghiệm.
Ở chó, dùng một vòng bít để quấn quanh động mạch xương chày ở bề mặt
chân sau hay ở động mạch quay của chân trước. Huyết áp được ghi lại bằng cách sử
dụng ống nghe microphone. Tuy nhiên tính đàn hồi vốn có của các mô xung quanh
động mạch sẽ ảnh hưởng đến kết quả huyết áp đo được [15].
Trên thỏ, tiến hành chèn ép động mạch trung tâm tai thỏ bằng một màng
cứng trong suốt. Huyết áp tâm thu chính là áp lực nén gây ra thông dòng máu tại vị
trí chèn ép. Phương pháp này rất đơn giản và không tốn quá nhiều chi phí. Tuy
nhiên sử dụng kỹ thuật này cũng có nhiều bất lợi vì huyết áp thỏ không ổn đinh,
huyết áp ở động mạch trung tâm thấp hơn nhiều so với động mạch cảnh và huyết áp

thay đổi theo trương lực của thành động mạch và bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ [30].
Đo huyết áp gián tiếp trên chuột chủ yếu bằng cách sử dụng một vòng bít hơi
ở đuôi chuột. Đây là phương pháp phổ biến và thuận tiện nhất để đo huyết áp tâm
thu ở chuột. Vòng bít hơi được bơm phồng đến khi bơm căng sẽ không nghe được
tiếng nhịp tim. Sau đó vòng bít được xì hơi dần dần, khi bắt đầu xuất hiện nhịp đập
đầu tiên đó chính là huyết áp tâm thu. Vòng bít hơi được gắn với một máy đo huyết
áp để ghi lại huyết áp. Với phương pháp này cần làm ấm đuôi chuột trước khi tiến
hành thí nghiệm [47], [51], [62].
1.4. Tổng quan về dược liệu Harrisonia perforate Merr.
Tên khoa học: Harrisonia perforate Merr.
Họ: Thanh thất – Simaroubaceae
Tên thường gọi: Cây Đa đa, hay còn gọi là cây Xân.
1.4.1. Đặc điểm thực vật
Harrisonia perforate Merr. là cây nhỏ mọc trườn, sống nhiều năm, có mủ
trắng; rễ to, cứng, thơm; thân mảnh, không có lông; lá biến thiên; phiến dài 5- 10
cm, rộng 0.5 – 4 cm, màu xám đậm có đốm ở mặt trên, có lông và đốm ở mặt dưới;
cụm hoa chùm dày, mảnh, hoa nhỏ, đài có vẩy ở gốc, tràng hình chén, ống ngắn hơn

×