Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

KHẢO sát các yếu tố NGUY cơ, ĐÁNH GIÁ và mô tả ẢNH HƯỞNG của rối LOẠN GIẤC NGỦ TRÊN đối TƯỢNG NHÂN VIÊN y tế tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI từ 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.85 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐÀO NGỌC ĐỨC

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ, ĐÁNH
GIÁ VÀ MÔ TẢ ẢNH HƯỞNG CỦA RỐI LOẠN
GIẤC NGỦ TRÊN ĐỐI TƯỢNG NHÂN VIÊN Y
TẾ TẠI
BỆNH VIỆN BẠCH MAI TỪ 2018 - 2019

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI –2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐÀO NGỌC ĐỨC

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ, ĐÁNH
GIÁ VÀ MÔ TẢ ẢNH HƯỞNG CỦA RỐI LOẠN
GIẤC NGỦ TRÊN ĐỐI TƯỢNG NHÂN VIÊN Y
TẾ TẠI
BỆNH VIỆN BẠCH MAI TỪ 2018 - 2019


Chuyên ngành

: Nội khoa

Mã số

: 60720140

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS VŨ VĂN GIÁP
TS. LÊ KHẮC BẢO


HÀ NỘI –2018
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AASM

: American academy of sleep medicine
(Hiệp hội giấc ngủ Hoa Kỳ)

AHI

: Apnea – hypopnea index
(Chỉ số ngừng thở - giảm thở)

BMI

: Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)


CPAP

: Continuous Positive Airway Pressure
(Thở áp lực dương liên tục)

NTKNDTN

: Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn

NREM

: Non Rapic Eye Movement
(Giai đoạn không động mắt nhanh)

OSAS

: Obstructive sleep apnoea syndrome
(Hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn)

REM

: Repid Eye Movement
(Giai đoạn động mắt nhanh)

RLGN

: Rối loạn giấc ngủ


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Đai cương về giấc ngủ............................................................................3
1.2. Liên quan của giấc ngủ và các chức năng sinh lý.................................10
1.2.1 Liên quan với hoạt động hô hấp.......................................................10
1.2.2. Liên quan với hoạt động tim mạch.................................................10
1.2.3. Nhu cầu về giấc ngủ........................................................................11
1.2.4. Rối loạn giấc ngủ............................................................................12
1.3. Lịch sử phát triển, đặc điểm dịch tễ học và nghiên cứu về rối loạn giấc
ngủ trên thế giới và tại Việt Nam.................................................................20
1.3.1 Trên thế giới.....................................................................................20
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...................................................22
1.4 Các phương pháp thăm dò giấc ngủ và sự tỉnh táo................................23
1.4.1. Đánh giá khách quan:......................................................................23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........29
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................29
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:...........................................29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:.........................................................................29
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................29
2.2.1. Thời gian nghiên cứu......................................................................29
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................29
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................29
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................29
2.3.4. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................31
2.3.5. Xử lí và phân tích số liệu:...............................................................32


2.3.6. Phương tiện nghiên cứu:.................................................................32

2.4. tiêu chí đánh giá rối loạn giấc ngủ........................................................32
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................33
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.............................................................34
3.1. Xác định tỉ lệ rối loạn giấc ngủ.............................................................34
3.1.1. Tỉ lệ theo tuôi và giới......................................................................34
3.1.2. Thời gian ngủ trong ngày................................................................34
3.1.3. Tỉ lệ mất ngủ...................................................................................35
3.1.4. Tỉ lệ thức dậy ban đêm và triệu chứng ban đêm.............................35
3.1.5. Triệu chứng ban ngày......................................................................36
3.1.6. Tỉ lệ dùng các chất kích thích.........................................................36
3.1.7. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến giấc ngủ.........................37
3.1.8. Số buổi trực trung bình/ tháng........................................................37
3.1.9. Buồn ngủ ban ngày.........................................................................37
3.1.10. Mất tập trung và suy giảm trí nhớ.................................................38
3.1.11. Tần suất gặp ‘’hoặc suýt bị’’ tại nạn giao thông hoặc tai nạn lao
động/ sinh hoạt liên quan đến rối loại giấc ngủ........................................38
3.1.12. Các bệnh lý phổi hợp....................................................................39
3.2. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ...................................................................39
3.2.1 Các rối loạn giấc ngủ phần lớn liên quan đến những nguyên nhân nào....39
3.2.2. Kết quả của một số bộ câu hỏi lượng giá........................................39
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................40
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................40
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới...............................................34
Bảng 3.2. Chỉ số khổi cơ thể...........................................................................34

Bảng 3.3. thời gian ngủ trung bình trong ngày...............................................34
Bảng 3.4. Phân bố tỉ lệ mất ngủ......................................................................35
Bảng 3.5. Triệu chứng ban đêm......................................................................35
Bảng 3.6. Triệu chứng ban ngày......................................................................36
Bảng 3.7. Các chất kích thích thường dùng....................................................36
Bảng 3.8. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến giấc ngủ.............................37
Bảng 3.9. Số buổi trực trung bình/ tháng........................................................37
Bảng 3.10. Tần suất buồn ngủ ban ngày.........................................................37
Bảng 3.11. Mất tập trung và suy giảm trí nhớ.................................................38
Bảng 3.12. Tần suất gặp tại nạn giao thông hoặc tai nạn lao động liên quan
đến rối loạn giấc ngủ...................................................................38
Bảng 3.13. Các bệnh lý phôi hợp....................................................................39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, cơ thể con người ngày càng
phải chịu những tác động bất lợi bởi các tác nhân bên ngoài
ảnh hưởng đến giấc ngủ và nhịp sinh học: môi trường làm
việc, thời gian làm việc, làm việc thêm giờ, trực đêm… Dẫn
đến các rối loạn giấc ngủ như: mất ngủ, chứng ngủ nhiều, ngủ
rũ (ngủ lịm), rối loạn nhịp thức ngủ hàng ngày và các rối loạn
giấc ngủ có liên quan đến hơ hấp đặc biệt là hội chứng ngưng
thở khi ngủ [1]
Ngày nay người ta thừa nhận rằng giấc ngủ đóng vai trị
quyết định trong sự cân bằng nội môi của cơ thể, đóng góp
vào sự khỏe mạnh của thể chất và tinh thần, sự phát triển,
phát triển não bộ và trí nhớ [2]
Sự gián đoạn của giấc ngủ làm giảm chất lượng cuộc sống,

góp phần vào sự xuất hiện của bệnh tật và làm nặng hơn
bệnh hiện tại. Giấc ngủ cũng góp phần cân đối lại sự mất cân
bằng dinh dưỡng, sự mất cân bằng mà chúng ta biết là hậu
quả của toàn cầu. Ảnh hưởng của giấc ngủ đối với hành vi là
rất lớn có thể tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của cá
nhân cũng như toàn xã hội.Tại Hoa Kỳ Ước tính khoảng 50–70
triệu người trưởng thành bị một hoặc nhiều rối loạn giấc ngủ
[3] Tác động của rối loạn giấc ngủ có thể có tác động sâu rộng
đến sức khỏe bao gồm tăng nguy cơ tai nạn xe cộ liên quan
đến lái xe buồn ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch,
trầm cảm và thậm chí ung thư, và một số cũng có thể làm
tăng nguy cơ tử vong [3].


2

Nhân viên y tế là đối tượng nguy cơ cao của rối loạn giấc
ngủ: do đặc thù công việc: trực đêm, làm thêm giờ… [4] mặt
khác cơng việc địi hỏi độ tập trung và chính xác cao.
Theo một nghiên cứu trên 715 nhân viên y tế tại bệnh
viện Dr. Masih Daneshvari 2012 (Iran) chỉ ra rằng có 6,9 %
nhân viên y tế có nguy cơ cao bị ngừng thở khi ngủ liên quan
đến thời gian ngủ ban đêm ít, rối loạn nhịp ngày đêm và một
số các yếu tố nguy cơ khác [5].
Có nhiều phương pháp thăm dị và đánh giá về giấc ngủ
và rối loại giấc ngủ như:
 Đánh giá khách quan: Đa ký giấc ngủ ban đêm, đa
ký hô hấp ban đêm, đo cử động liên tục …
 Đánh giá chủ quan: thang điểm thị giác đơn thuần,

bảng câu hỏi hệ thống, nhật ký giấc ngủ.
Trong đó phương pháp thăm dò giấc ngủ bằng Thang
điểm thị giác đơn thuần và bảng câu hỏi hệ thống có những
ưu điểm: Đơn giản, nhanh chóng. Cho biết về chất lượng của
giấc ngủ. Thu thập được các triệu chứng quan trọng của rối
loạn giấc ngủ. Hiểu rõ được các thói quen, lối sống và giấc
ngủ của người bệnh. Phản ánh cảm nhận chủ quan của người
bệnh về giấc ngủ của họ. Giúp định hướng những thăm dò
cầm làm để bổ xung chẩn đoán [6]
Tại Viêt Nam hiện nay việc tầm soát và đánh giá các
phàn nàn về giấc ngủ còn rất hạn chế. Chính vì vậy chúng tơi
tiến hành nghiên cứu đề tài ‘‘Khảo sát các yếu tố nguy cơ,
đánh giá và mô tả ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ trên


3

đối tượng nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai từ
2018 - 2019’’ với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ và một số yếu tố nguy cơ gây rối loạn
giấc ngủ ở nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai bằng
bộ câu hỏi lượng giá
2. Nhận xét đặc điểm của rối loạn giấc ngủ và kết quả
của một số bộ câu hỏi lượng giá rối loạn giấc ngủ của
nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đai cương về giấc ngủ
Ngủ là một hoạt động sinh lí bình thường của con người,
xảy ra luân phiên với hoạt động thức. Mỗi người trung bình

dành gần một phần ba cuộc đời của mình để ngủ. Cho đến
nay có nhiều giả thuyết đưa ra để giải thích về cơ chế cũng
như chức năng của hoạt động sinh lí này.
 Đặc điểm chung hệ thống thức [7]
- Duy trì sự mất đồng bộ hóa neuron thần kinh, liên quan
chặt chẽ với cơ chế thức
- Nhiều hệ thống hoạt động với nhau theo mạng lưới
- Về mặt giải phẫu các hệ thống này hợp lại ở phần dưới
của não, não giữa, cầu não


4

- Có sợi trục dài => chiếu tỏa rơng lên vỏ não, liên kết
vơi hệ thống limbic, não trung gian =>Vì vậy đảm nhân
nhiều chức năng cùng một lúc: vận động, cảm giác, thực
vật
- Kiểm soát điện thế màng tế bào thần kinh của tế bào thần
kinh đồi thị-vỏ
- Sự kích thích của một trong các hệ thống đủ để kích
hoạt sự thức tỉnh
- Sự ức chế của một trong các hệ thống không đủ để ức
chế sự thức tỉnh như thể có sự bù trừ bởi hệ thống khác
- Sự ức chế của các hệ thống gây tình trạng đồng bộ hóa tế
bào thần kinh
 Cơ chế hệ thống thức [7]
- Vùng dưới đồi sau tiết ra histamine làm tế bào hoạt động
trong trạng thái thức, giảm trong giai đoạn ngủ chậm và
bất hoạt trong giai đoạn ngủ nghịch thường do vậy thuốc
kháng histamine gây buồn ngủ; tổn thương tại chỗ gây

hôn mê
- Đồi thị: tế bào thần kinh đồi thị - vỏ tiết ra chất
Aspartate/ Glutamate => axit amin kích thích gây trạng
thái thức
- Nhân Meynert – Basal ở phần nền não tiết Acetylcholine
gây chặn fuseau, kíc hoạt vỏ não. Atropin( chất đối
kháng cholinergic làm xuất hiện fuseau và song chậm vỏ
não) – GABA: ức chế liên tế bào thần kinh giải phóng vào
vỏ não => kích hoạt vỏ não => trạng thái thức.


5

- Cấu trúc lưỡi của não giữa: tế bào Aspartate /Glutamate
kích thích mạnh gây trạng thái thức tỉnh mạnh
- Nhân Locus coeruleus: Tế bào Nor – adrenergic: đường
hướng tâm cả kích hoạt và ức chế giúp điều hịa trạng
thái thức tỉnh
- Nhân Raphe: tế bào Serotonin kích thích thức tỉnh, cịn
có vai trị trong việc chuẩn bị đi ngủ do tác động vào
vùng dưới đồi trước
- Vùng dưới đồi phía bên: tế bào Orexin/ hypocretin: kích
thích gây thức và thèm ăn. Tổn thương gây bệnh ngủ rũ
trên động vật.
- Adenosine có vai trị trong việc chuẩn bị giấc ngủ, chất
này tích lũy trong ngày gây nên tình trạng ức chế
- Kích hoạt của sự thức tích cũng được duy trì bởi chính sự
thức tỉnh: bởi khi ta nhận thức các kích thích bên ngồi
( tiếng ồn, ánh sáng, chất kích thích: cà phê, thuốc lá….,
thể thao) và bên trong ( ý chí, suy nghĩ, stress)



6

Hình 1.1: giải phẫu các vùng bài tiết các chất trong
quá trình thức [7]


Hệ thống đi vào giấc ngủ: Các tín hiệu kích thích của sự
thức
Phải tắt trong khu vực vỏ não. Các tín hiệu này sẽ bị gián

đoạn ở khu vực đồi thị. Về cơ chế: khi ta thức sẽ giải phóng
serotonin gây kích hoạt các khu vực trước thị ( tế bào GABA)
nằm ở vùng dưới đồi trước gây ức chế vùng dưới đồi sau ( ức
chế histamine)


7

Mệt mỏi và thức kéo dài gây tích tụ
các chất gây ngủ

ức chế hệ thống thức

Giấc ngủ ập đến

Đồng hộ nội sinh học gây tiết
chất melatonin
Đồng thời nhiệt độ cơ thể giảm

tối thiêu

Tạo nhịp sóng chậm trong não bằng
đồng bộ hóa tế bào thần kinh

Các yếu tố kích thích bên
ngồi biến mất( ban đêm,
nghỉ ngơi)

Về mặt cơ bản các tác giả đều cho rằng ngủ là một nhu
cầu bắt buộc giúp con người tồn tại và phát triển để bù đắp với
hoạt động thức. Nếu hoạt động thức tiêu tốn nhiều năng lượng
thì ngủ giúp các cơ quan trong cơ thể con người được nghỉ ngơi
và có thời gian hồi phục. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng
trong quá trình ngủ, có thể con người tiết ra nhiều chất sinh
học đặc biệt là các hormone có vai trị tăng trưởng và bảo vệ
cơ thể như GH, testosterone…[8]
Thời gian ngủ của con ngưởi rất khác nhau, phụ thuốc vào
nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tuổi tác. Tuổi càng
nhỏ nhu cầu ngủ càng nhiều. Trẻ mới sinh có thể ngủ 16- 18


8

giờ một ngày, trong khi ở người trưởng thành con số này là 78 giờ
Theo hiệp hội giấc ngủ Hoa Kỳ năm 2013 (American
Academy of Sleep Medicin), giấc ngủ được chia làm 4 giai
đoạn N1, N2, N3 và giai đoạn chuyển động mắt nhanh, trong
đó N3 bao gồm 2 giai đoạn giấc ngủ chậm sâu thì 3 và thì 4.
Tỷ lệ phần trăm các giai đoạn giấc ngủ: N1 khoảng 5%, N2:

45%, N3: 25% và REM: 25% [9].
Thức giấc (W-wake): người thư giãn, mắt nhắm:
- Điện não (ECG): sóng alpha ở vùng não sau
- Điện cơ (EMG): tăng trương lực cơ tư thế (cằm)
- Điện cơ mắt (EMO): cử động mắt có chu kỳ
- Điện tim (ECG): nhịp tim ổn định
Sóng
delta
(ngủ sâu)
Sóng
Theta
(ngủ
nơng)
Sóng Beta
(thức
giấc, hoạt
động)


9

Sóng
Alpha
(thức
giấc, nghỉ
ngơi)
Hình 1.2. Các dạng sóng của não [10]

Giấc ngủ chậm nơng thì 1: (N1)
- Điện não (ECG): sóng alpha biến mất, sóng chậm

hơn (thêta)
- Điện cơ mắt (EMO): cử động mắt nhanh sau chậm
hơn
- Điện cơ (EMG): trương lực cơ giảm
Giấc ngủ chậm nơng thì 2: (N2)
- Điện não (ECG): xuất hiện các “cụm”: từng cơn
ngắn tần suất 13 chu kỳ/giây, kéo dài 1-2 giây, đôi
khi xuất hiện phức hợp K (K complex: biên độ cao,
sóng hai pha với thời gian kéo dài ≥ 0,5 giây) hoặc
hình thoi giấc ngủ (sleep spindles: sóng dao động
với tần số 12-14Hz kéo dài 0,5-1,5 giây).
- Điện cơ cằm (EMG): trương lực cơ còn nhưng giảm
- Điện cơ mắt (EMO): cử động mắt biến mất
Giấc ngủ chậm sâu thì 3: (N3)


10

- Điện não (ECG): các cụm ở thì 2 biến mất thay
bằng các sóng chậm delta xuất hiện trở lại
- Điện cơ (EMG): hoạt động cơ cằm rất yếu
- Điện cơ mắt (EMO): cử động mắt biến mất
Giấc ngủ chậm sâu thì 4:
- Điện não (ECG): chỉ có sóng chậm delta với biên
độ cao
- Điện cơ (EMG): hoạt động điện cơ cằm rất yếu
- Điện cơ mắt (EMO): cử động mắt biến mất
- Điện tim (ECG): nhịp tim và nhịp thở đều đặn bình
ổn
Giấc ngủ nghịch thường hoặc giấc ngủ với cử động

mắt nhanh: (REM sleep) là sự kết hợp ngược nhau hoạt động
của não gần như lúc thức giấc và mất trương lực cơ tư thế
(các xung động thần kinh vận động không được truyền cho
thân não để đi đến ngoại biên
-

Điện não (ECG): mất tính đồng bộ, nhịp nhanh hơn,

giống thì 1 gợi ý thức giấc
- Điện cơ (EMG): mất trương lực cơ tư thế, đây là điểm
nghịch lý
- Điện cơ mắt (EMO): cử động giật mắt nhanh
- Điện tim (ECG): nhịp tim và nhịp thở không đều


11

Hình 1.3 các giai đoạn của giấc ngủ của người trưởng
thành

Hình 1.2. Các giai đoạn của giấc ngủ [11]
1.2. Liên quan của giấc ngủ và các chức năng sinh lý
1.2.1 Liên quan với hoạt động hô hấp
Giống như tất cả các hoạt động sống khác của cơ thế,
hoạt động hô hấp chịu sự chi phối của não bộ và được điều


12

hòa theo cơ chế thần kinh- thể dịch. Các hoạt động hô hấp

được chi phổi bới trung tâm hô hấp và được điều hịa theo
nồng độ các chất hóa học sinh ra trong q trình chuyển hóa
như pH, PCO2, O2. Các biến đổi của giấc ngủ lên hệ hô hấp
phụ thuộc vào giai đoạn của giấc ngủ.
Ở giai đoạn 1 và 2: sự thơng khí khơng ổn định, nhịp thở
khơng đều và có chu kì.
Giai đoạn 3 và 4: Thơng khí phụ thuộc hồn tồn vào sự
điều hịa của chuyển hóa, do nồng độ các chất khí trong máu
như CO2, O2, hoạt động hô hấp đảm bảo thăng bằng nôi môi.
Giai đoạn REM: tăng mạnh hoạt động điện não kèm mất
trương lực cơ vân hoàn toàn làm tăng sức cản đường hô hấp
và mất trương lực cơ hô hấp ở lồng ngực. Sự đáp ứng với tình
trạng thiếu Oxy và tăng carbonic máu giảm nhiều, nhịp thở
trở nên không đều.
1.2.2. Liên quan với hoạt động tim mạch
Các biến đổi về tim mạch cũng phụ thuộc vào giai đoạn
giấc ngủ. Giai đoạn không vận động mắt nhanh, nhịp tim giảm,
huyết áp hạ do giảm hoạt động giao cảm, tăng hoạt động phó
giao cảm. Trong giai đoạn chuyển động mắt nhanh, nhịp tim và
huyết áp có những dao động lớn làm thay đổi cung lượng tim
và huyết áp. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch
và tai biến mạch não vào đầu buổi sáng [12]. Hội chứng ngừng
thở do tắc nghẽn khi ngủ liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp,
rối loạn nhịp tim [13]. Nghiên cứu của Milleron và cộng sự năm
2004 cho thấy điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ làm giảm
các biến cố mạch vành, tỉ lệ các biến cố mạch vành của nhóm


13


được điều trị và không điều trị khác biệt rõ rệt, tương ứng là
24% và 58% [14]. Peker và cộng sự năm 2006 kết luận ngừng
thở khi ngủ là một yếu tố nguy cơ bệnh lí tim mạch, độc lập với
các yếu tố nguy cơ tim mạch khác [15].
1.2.3. Nhu cầu về giấc ngủ
- Nhu cầu về giấc ngủ thay đổi theo tuổi và từng đối tượng
- Nhu cầu giấc ngủ ở người lớn: trung bình khoảng 7-8 giờ/
ngày [Ohayon et al 2005] [16]
- Có tính chất di truyền.
- Có khả năng thích nghi, có thể ‘’luyện tập’’ được.
- Người ngủ ít: khoảng 6 giờ mỗi ngày.
- Người ngủ nhiều: trên 9 giờ mỗi ngày

Hình 1.4. Sự tiến triển của giấc ngủ ở trẻ sơ sinh [17]


14

Hình 1.5. Giấc ngủ thay đổi theo tuổi [17]
1.2.4. Rối loạn giấc ngủ
1.2.4.1. Khái niệm và phân loại RLGN
Nhu cầu ngủ của mỗi người là khác nhau: những
người ngủ nhiều cần khoảng 9 – 10 tiếng mỗi đêm, và một số
người lại ngủ ít. Tuy nhiên, độ dài của giấc ngủ không luôn
liên quan đến RLGN.
Một nghiên cứu năm 2002 trên 1 triệu người cả nam và nữ đã
chỉ ra rằng những người ngủ trên 8.5 giờ hoặc ngủ ít hơn 3.5
giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong cao hơn 15% so với những
người ngủ trung bình 7 giờ một đêm. Các tác giả chưa tìm
thấy nguyên nhân rõ ràng giải thích cho việc này nhưng có lẽ

những người ngủ ít có thể có những bệnh kết hợp. 4 triệu


15

chứng chính đặc trưng cho hầu hết các RLGN là mất ngủ, ngủ
nhiều, giấc ngủ bất thường và RL nhịp thức ngủ. Những triệu
chứng này thường chồng lấp lên nhau
1.2.4.2. Phân loại RLGN
Phân loại Quốc tế về Rối loạn giấc ngủ lần thứ 3 (2014)
đã có những bản cập nhật và sửa lỗi (ICSD – 3) đã chia các rối
loạn giấc ngủ thành sáu nhóm chính [18]
1. Mất ngủ
2. Các rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ
3. Ngủ nhiều trung ương
4. Rối loạn nhịp thức ngủ
5. Các rối loạn cận giấc ngủ
6. Các rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ
Rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ được phân ra các
nhóm nhỏ hơn bao gồm:
- Ngừng thở khi ngủ tiên phát ở trẻ em.
- Hội chứng ngừng thở trung ương khi ngủ.
- Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ:
+ Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ ở
người lớn.
+ Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ ở
trẻ em.
- Hội chứng giảm thơng khí/giảm oxy liên quan đến
giấc ngủ.



16

- Hội chứng rối loạn hô hấp khác liên quan đến giấc
ngủ.
1.2.4.3. Các RLGN thường gặp
1. Mất ngủ:
- Triệu chứng: Mất ngủ được chẩn đốn khi người bệnh
than phiền khơng ngủ, khó vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc
ngủ, các triệu chứng này cần kéo dài ít nhất ba tháng. Mất
ngủ được đặc trưng bởi hai dấu hiệu: khó vào giấc ngủ và hay
thức giấc. Người bệnh có thể mất ngủ đầu giấc, họ đi nằm
ngủ như bình thường nhưng nằm mãi mà không ngủ được.
Các bệnh nhân này thường cho biết phải đến 1-2 giờ sáng họ
mới có thể vào được giấc ngủ. Tuy nhiên, giấc ngủ không sâu
và dễ thức giấc. Mất ngủ đầu giấc hay gặp ở người trẻ tuổi.
Có thể mất ngủ ở giữa giấc, biểu hiện bằng việc hơi khó đi
vào giấc ngủ. Ngủ được đến 2-3 giờ sáng thì thức giấc. Sau đó
phải mất từ 1-2 giờ thì mới có thể tiếp tục ngủ tiếp được. Mất
ngủ giữa giấc hay gặp ở người trung niên.
Người cao tuổi thường than phiền có mất ngủ cuối giấc.
Họ thường vào giấc ngủ khơng q khó nhưng giấc ngủ khơng
kéo dài, đến khoảng 1-2 giờ sáng thì thức giấc và khơng sao
ngủ lại được.
Mất ngủ hồn tồn thường hiếm gặp. Thường khơng thể
ngủ được trong vịng 24 giờ. Do mất ngủ nên bệnh nhân hay
cáu gắt và tỏ ra rất lo lắng cho giấc ngủ của mình. Các trường
hợp này thường có biểu hiện hơi hưng phấn vào buổi tối. Họ
quan tâm đến việc làm sao để được ngủ đầy đủ, vì thế họ



17

thường cố gắng tìm mọi cách để ngủ như loại bỏ các yếu tố
gây khó ngủ nhưng khơng thành cơng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-5 bao gồm
A. Than phiền chủ yếu là không thỏa mãn về thời lượng và
chất lượng giấc ngủ, phổi hợp một hoặc nhiều hơn những triệu
chứng sau:
- Khó vào giấc ngủ ( với trẻ em, khó vào giấc ngủ khi
khơng có người chăm sóc.
- Khó giữ giấc ngủ, đặc trưng là hay thức giấc hoặc khó
ngủ lại sau khi thức giấc ( đối với trẻ em, khó ngủ lại khi
khơng có người chăm sóc).
- Thức dậy sớm và không thể ngủ lại.
B. Mất ngủ ( hoặc mệt mỏi ban ngày do mất ngủ) là nguyên
nhân gây ra các triệu chứng khó chịu rõ rệt, ảnh hưởng xấu
đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng
quan trọng khác.
C. Mất ngủ xảy ra ít nhất 3 lần mỗi tuần.
D. Khó ngủ tồn tại ít nhất 3 tháng.
E. Khó ngủ xảy ra mặc dù bệnh nhân có đầy đủ điều kiện thuận
lợi cho giấc ngủ.
F. Mất ngủ không nằm trong phạm vi của một rối loạn thức –
ngủ khác ( ngủ rũ, rối loạn giấc ngủ do hô hấp, rối loạn nhịp
thức – ngủ hàng ngày và rối loạn cận giấc ngủ)
G. Mất ngủ không phải là một hậu quả sinh lý của một chất
( làm dụng ma túy, thuốc)..
H. Nếu có rối loạn tâm thần khác hoặc bệnh cơ thể phối hợp
thì bệnh này khơng đủ để giải thích cho triệu chứng mất ngủ.



18

2. Chứng ngủ nhiều:
Ngủ nhiều được chẩn đoán khi bệnh nhân ngủ quá nhiều
trong ngày, kéo dài ít nhất một tháng mà khơng có ngun
nhân. Một số người có giấc ngủ kéo dài, một số khác thì giấc
ngủ ngắn hơn nhưng có nhiều lần ngủ trong ngày, vì vậy tổng
số thời gian ngủ vẫn khá dài. Thời gian ngủ của họ tuy kéo dài
nhưng điện não đồ và sinh lý giấc ngủ vẫn bình thường. Hiệu
quả của giấc ngủ và nhịp sinh học giấc ngủ của họ trong giới
hạn bình thường. Người bệnh không than phiền về chất lượng
giấc ngủ nhưng việc ngủ hàng ngày và khó tỉnh táo vào buổi
sáng ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, vận động và cơng việc của
họ. Ngủ nhiều có thể xuất hiện vào một thời điểm trong đời và
có tính chất gia đình. Các trường hợp này thường than phiền
họ rất dễ rơi vào giấc ngủ.
Tiêu chuẩn chẩn đốn theo DSM-5:
A. Ln than phiền ngủ quá nhiều mặc dù giấc ngủ chính chỉ
kéo dài ít nhất là 7 giờ, kết hợp với một hay nhiều các triệu
chứng sau:
- Ngủ hoặc buồn ngủ nhiều lần trong ngày.
- Tổng thời lượng các giấc ngủ trong ngày nhiều hơn 9
giờ mà vẫn không cảm thấy thoải mái.
- Khó giữ được trạng thái tỉnh táo hồn tồn sau khi thức
dậy.
B. Ngủ quá nhiều diễn ra ít nhất 3 lần một tuần và kéo dài ít
nhất ba tháng.



19

C. Ngủ quá nhiều làm giảm khả năng nhận thức, ảnh hưởng
xấu đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp và các chức năng
quan trọng khác.
D. Ngủ nhiều không diễn ra trong một phạm vi rối loạn giấc
ngủ khác ( ngủ rũ, rối loạn giấc ngủ do hô hấp, rối loạn nhịp
thức – ngủ hoặc rối loạn cận giấc ngủ).
E. Ngủ nhiều không phải là do một chất ( thuốc, ma túy) hoặc
một thể bệnh khác gây ra.
F. Các rối loạn tâm thần và cơ thể phối hợp không đủ giải
thích cho triệu chứng ngủ nhiều chiếm ưu thế hàng ngày.
3. Ngủ rũ ( ngủ lịm):
Ngủ rũ được đặc trưng bởi ngủ quá nhiều và có các triệu
chứng phụ như biểu hiện của giấc ngủ REM trong lúc thức.
Người bệnh đột ngột rơi và giấc ngủ mà không thể cưỡng lại
được. Giấc ngủ kéo dài 10 – 20 phút, sau đó họ tỉnh giấc và
cảm thấy thoải mái. Ngủ rũ có thể xảy ra bất cứ lúc nào ( khi
ăn, khi nói, khi lái xe, khi quan hệ tình dục…). Ngủ rũ có các
triệu chứng của giấc ngủ REM như áo giác trong lúc nửa thức,
nửa ngủ, thất điều, liệt trong giấc ngủ. Giấc ngủ REM xuất
hiện khoảng 10 phút sau khi bắt đầu ngủ được coi là bằng
chứng cho ngủ rũ. Bệnh có thể gây nguy hiểm trong khi lái xe
hoặc làm việc với máy móc vì dễ gây tai nạn. Ngủ rũ thường
không hiếm gặp, chiếm 0,02 – 0,16% ở người lớn và có tính
chất gia đình. Ngủ rũ không phải là một dạng của động kinh
hoặc một bệnh tâm thần khác. Bệnh ngủ rũ có thể xảy ra ở
mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở tuổi vị thành niên và thanh
niên. Bệnh tiến triển chậm và kéo dài suốt đời.



×