Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ

BÁO CÁO MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I
ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
FPT
Giáo viên hướng dẫn:
Giảng viên Phan Khoa Cương
Thực hiện: NHÓM 2


MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN FPT
2.1.Tổng quan về Tập đoàn FPT
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn
2.1.2.Lĩnh vực hoạt động
2.1.2.Cơ cấu tổ chức
2.2.Phân tích và đánh giá về Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần FPT
2.2.1.Phân tích nền kinh tế vĩ mô
2.2.2.Phân tích ngành
2.2.3.Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần FPT
2.2.3.1.Phân tích Bảng cân đối kế toán


2.2.3.2.Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.3.3.Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.2.3.4.Phân tích các Tỷ số tài chính của Tập đoàn FPT
2.3.Một số giải pháp
PHẦN III: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài


Trong cuộc sống tất bật hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội việc sử
dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống ngày càng phổ biến.Mọi việc đều được đơn giản
và tối ưu hóa thời gian thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý các công
việc hàng ngày.
Công nghệ thông tin và truyền thông giờ đây đã có mặt ở nhiều phương diện trong cuộc
sống hàng ngày của chúng ta, từ thương mại đến giải trí và thậm chí cả văn hóa, xã hội và
giáo dục. Ngày nay, điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, máy tính để bàn, thiết bị
cầm tay, thư điện tử và việc sử dụng Internet đã trở thành tâm điểm trong văn hóa và
cộng đồng của chúng ta, là cầu nối không thể tách rời trong nhịp sống toàn cầu hóa.
Như một lẽ dĩ nhiên là các công ty, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông
tin và truyền thông cũng mọc lên ngày càng nhiều và phát triển theo xu hướng của toàn
cầu. Một trong những tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực này chính là FPT. Công ty cổ
phần FPT trở thành cầu nối giúp con người tiếp cận với những công nghệ thông minh và
hiện đại nhất. Công ty cổ phần FPT đang ngày càng đạt được nhiều thành công mà biểu
hiện rõ nhất là những khoản lợi nhuận khổng lồ mà công ty này thu về được từ việc kinh
doanh các thiết bị công nghệ, dịch vụ viễn thông,…
Để hiểu rõ hơn yếu tố thành công của Công ty cổ phần FPT trong ngành công nghệ thông
tin và truyền thông nhóm em quyết định phân tích báo cáo tài chính của công ty để có cái
nhìn cụ thể hơn về tình hình tài chính của công ty, một yếu tố quyết định sống còn của

doanh nghiệp.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình hình tài chính của Công ty cổ phần FPT
Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, biết được điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Để biết khả năng sinh lời từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Từ kết quả phân tích báo cáo tài chính, đánh giá những điểm nổi bật cũng như tồn tại
chưa được của doanh nghiệp, đưa ra những giải pháp cần thiết để khắc phục, giúp công ty
tăng lợi nhuận.
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính và tình hình hoạt động của Công ty cổ phần FPT
Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần FPT giai đoạn 2015-2017
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liêu và các thông tin liên quan đến đề tài làm báo cáo từ nhiều nguồn thông
tin khác nhau như: sách, báo, internet, truyền hình, phát thanh,…
Tập hợp số liệu và so sánh sự thay đổi giữa các năm, đánh giá sự tăng giảm số liệu
Khi đã thu thập xong số liệu tiến hành tính toán, phân tích số liệu một cách khách quan
nhất, đưa ra nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015-2017

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT


2.1.Tổng quan về Công ty cổ phần FPT
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần FPT (tên cũ là Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ), là một công ty
dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung
cấp các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin. Theo thống kê của chương trình Phát
triển Liên Hiệp Quốc,đây là doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm 2007. Theo
VNReport thì đây là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ ba của Việt Nam trong năm 2012. Tiêu

chí để Vietnam Report lựa chọn những doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiêp có
vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51%.
*Lịch sử hình thành
Ngày 13/09/1988, FPT được thành lập với tên gọi Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm
hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa.
(Chữ gốc FPT ban đầu có nghĩa là The Food Processing Technology Company – Công
nghệ Cổ phần Chế biến Thực phẩm).
Ngày 27/10/1990 được đổi tên thành The Corporation for Financing Promoting
Technology – Công ty Đầu te và Phát triển Công nghệ với hoạt động kinh doanh cốt lõi là
Công nghệ thông tin.
Tháng 4 năm 2002 trở thành Công ty cổ phần.
Năm 1998 trở thành 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam tạo
bước phát triển đột phá cho lĩnh vực này tại Việt Nam.
2.1.2.Lĩnh vực hoạt động
Công nghệ: bao gồm Phát triển phần mềm; Tích hợp hệ thống và Dịch vụ Công nghệ
thông tin.
Viễn thông: bao gồm Dịch vụ viễn thông và Nội dung số
Phân phối – bán lẻ các sản phẩm công nghệ: bao gồm Phân phối các sản phẩm công nghệ
và Bán lẻ các sản phẩm công nghệ.
Giáo dục: bao gồm trường THPT FPT, Đại học FPT, sau đại học, liên kết quốc tế và đào
tạo trực tuyến.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức
FPT hiện diện tại 21 quốc gia trên toàn cầu bao gồm: Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Slovakia, Singapore, Úc, Philippines, Lào,
Thái Lan, Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Kuwait, Malaysia, Myanmar. Tại Việt
Nam, FPT hiện diện 63/63 tỉnh thành. Công ty đặt trụ sở chính tại tòa nhà FPT , lô B2
Phố Duy Tân, Đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội có 9 công ty thành viên và 2
công ty liên kết.
* Chín công ty thành viên
1. Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software)

2. Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT Information System)
3. Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)
4. Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online)


5. Công ty TNHH FPT (FPT Education)
6. Công ty Cổ phần thương mại FPT (FPT Trading)
7. Công ty Cổ phần Bán lẻ FPT (FPT Ratail)
8. Công ty Đầu tư FPT (FPT Investment)
9. Công ty Cổ phần Công nghệ Sen Đỏ (Sendo.vn)
* Hai công ty liên kết
1. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities)
2. Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư FPT (FPT Capital)
2.2.Phân tích và đánh giá về Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần FPT
2.2.1.Phân tích nền kinh tế vĩ mô
* Các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trong năm 2017, phản ánh qua nhu cầu nội địa
tăng mạnh sản xuất chế biến chế tạo tăng trưởng tích cực và sự phục hồi của ngành công
nghiệp. Nhu cầu nội địa và đặc biệt là tiêu dùng cá nhân tiếp tục bùng nổ do động lực từ
lạm phát thấp và tăng lương thực tế.
Giữa áp lực về giá cả, chính sách tiền tệ và tín dụng tiếp tục mục tiêu đảm bảo cân bằng
sự ổn định và các mục tiêu tăng trưởng.
Cán cân thanh toán của Việt Nam hiện thặng dư nhờ thặng dư thương mại, kiều hối dồi
dào và các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nhờ dòng vốn ngoại tệ chảy vào mạnh mẽ, tỷ giá hối đoái tiếp tục giữ ổn định và dự trữ
ngoại hối tiếp tục gia tăng.
Nền kinh tế năng động của Việt Nam tiếp tục tạo việc làm và tăng lương thực tế nhanh
chóng, dẫn đến việc mở rộng phúc lợi và giảm nghèo.
* Công cụ điều tiết vĩ mô
Chính sách tài khóa: Nâng cao hiệu quả phân bổ nguông lực gắn với quá trình tái cơ cấu

đầu tư công. Vốn đầu tư công, nhất là đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu
chính phủ được bố trí tập trung hơn, ưu tiên tập trung cho các công trình dự án quan
trọng, cấp thiết, sớm hoàn thành, đưa nhanh vào sử dụng để phát huy hiệu quả. Tập trung
xử lý nợ động xây dựng cơ bản và thanh toán vốn ứng trước. Cải cách thủ tục hành chính
thuế, hải quan.
Chính sách tiền tệ: thực hiện chính cách tiền tệ chủ động và linh hoạt. Chính sách lãi suất
được điều hành hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
Chính sách ngoại thương: Nhà nước quy định rõ địa vị pháp lý của các doanh nghiệp
tham gia hoạt động ngoại thương, quy định các điều kiện và thủ tục trong kinh doanh
xuất nhập khẩu hàng.Chính sách khuyến khích xuất khẩu.
Chính sách thu nhập: điều chỉnh tăng lương, ổn định giá cả thị trường.
2.2.2.Phân tích ngành
Trong lĩnh vực công nghệ, với 29 năm kinh nghiệm tại Việt Nam và trên toàn cầu, cùng
đội ngũ 12 219 kỹ sư, chuyên gia công nghệ, công ty luôn sát cánh cùng các tổ chức,
doanh nghiệp để nghiên cứu phát triển và cung cấp các giải pháp, dịch vụ tối ưu nhất.


Trong lĩnh vực viễn thông, FPT là 1 trong 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu
Việt Nam bên cạnh VNPT và Viettel. FPT đang sở hữu hạ tầng internet phủ rộng tới
59/63 tỉnh thành. Thành viên của Tuyến cáp quang Liên lục địa Á Mỹ AAG (Asia –
American Gateway), APG.
Về phân phối và bán lẻ sản phẩm công nghệ: Hiện nay FPT là nhà phân phối và bán lẻ
các sản phẩm thiết bị công nghệ hàng đầu Việt Nam với hơn 30 đối tác là các thương hiệu
công nghệ nổi tiếng thế giới như Asus, Acer, Apple, Dell, HP,…Sở hữu thương hiệu riêng
mang tên FPT về sản phẩm điện thoại, máy this, máy tính bảng. 1500 đại lý phân phối tại
63/63 tỉnh thành. Hơn 200 cửa hàng bán lẻ tại 63/63 tỉnh thành. Nhà phân phối chính
thức các sản phẩm của Apple tại Việt Nam.
Trong giáo dục và lĩnh vực khác; FPT luôn tiên phong trong đổi mới giáo dục bằng việc
triển khai chương trình đào tạo hiện đại theo chuẩn quốc tế, chú trọng kỹ ngăng ngoại
ngữ, phát triển kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng cá nhân.

2.2.3.Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần FPT
2.2.3.1.Phân tích Bảng cân đối kế toán
 Tình hình tài sản
Năm 2015: Tài sản ngắn hạn chiếm 72,79%, Tài sản dài hạn chiếm 27,21%
Năm 2016: Tài sản ngắn hạn chiếm 73,44%, Tài sản dài hạn chiếm 26,56%
Năm 2017: Tài sản ngắn hạn chiếm 64,24%, Tài sản dài hạn chiếm 35,76%
Trong năm 2015 và 2016 thì Tài sản ngắn hạn chiếm gần 3/4 tổng tài sản của công ty.
Riêng năm 2017, Tài sản ngắn hạn chỉ chiếm chưa đầy 2/3 tổng tài sản. Điều này cho
thấy sự thay đổi trong cơ cấu tài sản của công ty trong thời gian này.


Biểu đồ 1: Tình hình tài sản Công ty cổ phần FPT giai đoạn 2015 - 2017
• Tài sản ngắn hạn
Bảng 1: Tỷ trọng các khoản mục trong Tài sản ngắn hạn giai đoạn 2015 –
2017
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015
Tiền và các khoản tương đương tiền
21,67
27,45
18,91
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
27,27
15,85
13,80
Các khoản phải thu ngắn hạn
38,31
30,31
29,19

Hàng tồn kho
6,35
20,78
27,79
Tài sản ngắn hạn khác
6,40
5,61
10,31
Tài sản ngắn hạn năm 2016 là 21 908 663 triệu đổng, tăng 15,56% so với năm 2015
(Năm 2015 là 18 959 009 triệu đồng). Đến năm 2017 thì tài sản ngắn hạn lại giảm 26,7%
so với năm 2016 và giảm 15,29% so với năm 2015. Trong giai đoạn từ 2015- 2017 thì chỉ
tiêu Các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên dưới 30%), còn chỉ
tiêu tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất (10% trở xuống) trong tài sản ngắn
hạn của công ty.
• Tài sản dài hạn
Bảng 2: Tỷ trọng các khoản mục trong Tài sản dài hạn giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm 2017
Năm 2016
Năm 2015
Các khoản phải thu dài hạn
2,59
4,81
4,92
Tài sản cố định
58,70
57,92
60,57
Bất động sản đầu tư

_
_
_
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
19,95
10,43
10,27
Tổng tài sản dài hạn khác
9,75
13,96
14,47
Lợi thế thương mại
_
_
_
Giai đoạn 2015 – 2017, Tài sản dài hạn tăng dần theo thời gian. Tài sản dài hạn năm 2016
tăng 11,83 % so với năm 2015 và năm 2017 tăng 12,81 % so với năm 2016. Trong các
chỉ tiêu về tài sản dài hạn giai đoạn 2015 – 2017 thì chỉ tiêu Tài sản cố định luôn chiếm
tỷ trong cao nhất (trên 55%), chỉ tiêu Các khoản phải thu dài hạn luôn chiếm tỷ trọng
thấp nhất.
 Tình hình Tổng Nguồn vốn (Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả)
• Nợ phải trả
Năm 2017: Nợ ngắn hạn chiếm 94,38 %, Nợ dài hạn chiếm 5,62 %.
Năm 2016: Nợ ngắn hạn chiếm 94,65 %, Nợ dài hạn chiếm 5,35 %.
Năm 2015: Nợ ngắn hạn chiếm 92,72 %, Nợ dài hạn chiếm 7,28 %.


Biểu đồ 2: Tình hình Nợ phải trả của Công ty Cổ phần FPT giai đoạn 2015 - 2017
Nợ phải trả năm 2017 giảm so với năm 2016 là 29,23 % và giảm so với năm 2015 là
25,83 %. Nhưng nợ phải trả năm 2016 lại tăng so với năm 2015 là 4,80 %.

Tỷ trọng nợ phải trả so với Nguồn vốn giai đoạn 2015 – 2017 lần lượt là: Năm 2015
chiếm 56,68 %; Năm 2016 chiếm 56,12 %; Năm 2017 chiếm 47,11 %. Nhìn chung có xu
hướng giảm dần qua các năm.
• Vốn chủ sở hữu
Giai đoạn 2015 -2017, Vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm. Năm 2016 tăng 7,27 % so
với năm 2015. Năm 2017 tăng 1,54 % so với năm 2016. Còn chỉ tiêu nguồn kinh phí và
quỹ khác thì giữ ở mức không thay đổi là 2 750 triệu đồng mỗi năm. Dựa vào số liệu ở
trên có thể thấy công ty đang kinh doanh tốt, hoạt động kinh doanh đang phát triển và
việc huy động vốn công ty ngày càng cao. Đây là một tín hiệu tốt đối với doanh nghệp.
2.2.3.2.Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
 Phân tích sự tích sự biến động của doanh thu
Doanh thu thuần của Công ty Cổ phần FPT giai đoạn 2015 – 2017
Năm 2015 là 37 959 699 triệu đồng
Năm 2016 là 39 531 469 triệu đồng
Năm 2017 là 42 658 611 triệu đồng
Nhìn vào số liệu trên, ta có thể thấy doanh thu thuần của công ty tăng dần qua các năm.
Cụ thể như sau: năm 2016 tăng 4,14 % so với năm 2015 và năm 2017 tăng 7,91 % so với
năm 2016.


 Phân tích sự biến động của chi phí
Bảng 3: Biến động chi phí Công ty cổ phần FPT giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch
Chênh lệch
2016/2015
2017/2016
Số tiền
%

Số tiền
%
Giá vốn hàng
30 465 879 31 093 334 32 976 206
627 455 2,06 1 882 872
6,06
bán
Chi phí hoạt
động
Chi phí tài chính
620 412
694 214
600 872
73 802 11,89
(93 342) (13,45)
Chi phí bán
2 226 871 2 638 455
3 074 637
411 584 18,48
436 182
16,53
hàng
Chi phí quản lý
2 331 789 2 751 158
3 441 129
419 369 17,89
689 971
25,08
doanh nghiệp
Tổng chi phí

5 179 072 6 083 827
7 116 638
904 755 17,47 1 032 811
16,98
hoạt động
Chi phí lợi
nhuận
Chi phí thuế
413 064
438 208
727 004
25 144 6,09
288 796
65,90
TNDN
Lợi ích của cổ
507 189
585 048
596 538
77 859 15,35
11 490
1,96
đông thiểu số
Tổng chi phí lợi
920 253 1 023 256
1 323 587
103 003 11,19
300 331
29,35
nhuận

Tổng chi phí
36 565 204 38 200 417 41 416 431 1 635 213 4,47 3 223 014
8,44
Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy trong giai đoạn 2015 – 2017 thì chi phí của
doanh nghiệp có xu hướng tăng dần theo thời gian. Cụ thể như sau: Tổng chi phí năm
2016 tăng 4,47 % so với năm 2015, tổng chi phí năm 2017 tăng 8,44 % so với năm 2016.
 Phân tích sự biến động của lợi nhuận
Bảng 4: Biến động lợi nhuận của Công ty Cổ phần FPT giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch
Chênh lệch
2016/2015
2017/2016
(%)
(%)
Lơi nhuận gộp
7 493 828 8 438 135 9 682 405
12,60
14,75
Lợi nhuận thuần từ
2 801 769 2 964 201 4 219 952
5,80
42,36
hoạt động kinh
doanh


Lợi nhuận khác
49 379

49 697
35 166
0,64
(29,24)
Tổng lợi nhuận kế
2 851 149 3 013 899 4 255 118
5,71
41,18
toán trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
1 930 896 1 990 643 2 931 531
3,09
47,27
TNDN
Nhìn vào bảng, đặc biệt là chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp ta có thể
thấy lợi nhuận có xu hướng tăng qua các năm. Vượt bậc nhất là lợi nhuận của năm 2017,
tăng gần 50 % so với năm 2016, đây là một con số rất lớn. Điều này thể hiện công ty
đang kinh doanh rất hiệu quả.
2.2.3.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng 5: Tình hình lưu chuyển tiền tệ Công ty Cổ phần FPT giai đoạn 2015 -2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Chênh lệch Chênh lệch
2016/2015 2017/2016
(%)
(%)
Thu nhập

2 851 148,83
3 013 898,67
4 248 575,38
5,71
40,97
ròng/Dòng
bắt đầu
Tiền mặt từ
1 155 885,03
4 311 658,49
1 837 371,26
273,02
(57,39)
hoạt động
kinh doanh
Tiền mặt từ
(2 900 909 76)
(2 032 807,09)
(2 458 244,2)
29,93
(20,93)
hoạt động
đầu tư
Tiền mặt từ
993 451,43
140 800,84 (1 911 841,94)
(85,83)
(1357,83)
hoạt động tài
chính

Thay đổi tiền
(751 573,3)
2 428 652,24 (2 532 714,88)
323,14
(101,79)
mặt ròng
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thây, thu nhập ròng có xu hướng tăng dần qua các năm,
các chỉ số còn lại biến động khá lớn qua từng năm khác nhau.
2.2.3.4.Phân tích các Tỷ số tài chính của Tập đoàn FPT giai đoạn 2015 - 2017
 Tỷ số thanh toán
a)Tỷ số thanh toán hiện thời
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với toàn bộ các khoản
nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán trong vòng 1 năm hoặc 1
chu kì kinh doanh.


Tỷ số thanh toán hiện thời =
Bảng 6: Tỷ số thanh toán hiện thời giai đoạn 2015-2017

Tỷ số thanh toán
hiện thời

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1,266lần


1,257 lần

1,447 lần

Đánh giá:

Nhìn chung, tỷ số thanh toán hiện thời giai đoạn 2015-2016 giảm, tuy nhiên giai
đoạn 2016-2017 tăng mạnh ( khoảng 15%). Năm 2015 tỷ số thanh toán hiện thời là 1,266
lần, tức là cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của DN được đảm bảo bằng 1,266 đồng tài
sản ngắn hạn. Năm 2016, năm 2017 thì mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của DN được đảm
bảo lần lượt bằng 1,257 đồng và 1,447 đồng tài sản ngắn hạn

Cả ba chỉ số trên đều lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán của DN ở mức có
thể chấp nhận được, DN nên duy trì ở mức này.Tuy nhiên nếu các năm tiếp theo chỉ số
này có xu hương nhỏ hơn 1 thì DN nên có biện pháp để ổn định tình hình tài chính.
b)Tỷ số thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả bằng các tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho.
Tỷ số thanh toán nhanh =
Bảng 7: Tỷ số thanh toán nhanh giai đoạn 2015-2017
Tỷ số thanh
toán nhanh
Dựa vào bảng trên ta thấy:

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017


0,914 lần

1,00 lần

1,355 lần

Năm 2015, hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0,914 lần, tức là cứ 1 đồng nợ
ngắn hạn phải trả, công ty có 0,914 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh.Năm
2016, 2017 hệ số thanh toán nhanh của công ty lần lượt là 1 lần;1,355 lần tức là cứ 1
đồng nợ ngắn hạn phải trả, công ty có 1đồng;1,355 đồng tài sản có khả năng thanh toán
nhanh.



Năm 2016, hệ số này là 1,00 so với năm 2015 hệ số này tăng 9,4% . .
• Năm 2017, hệ số này là 1,355 tăng 35,5% so với năm 2016
Trong hai năm 2015 và 2016, hệ số khả năng thanh toán nhanh ở mức dưới hoặc bằng 1.


Tuy nhiên đền năm 2017 thì chỉ số này tăng mạnh, cụ thể là 35,5% so với năm 2016 và
48,3% so với năm 2015. Nguyên nhân tăng mạnh như vậy có thể là do xử lý được một số
lượng lớn hang tồn kho.

Biểu đồ 3. Tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh giai đoạn 2015-2017
 Tỷ số hiệu quả hoạt động
a)Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử
dụng tài sản của công ty.
Vòng quay tổng tài sản =

Bảng 8: Vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2015-2017

Vòng quay tổng tài sản
Đánh giá:

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1,56 lần

1,41 lần

1,56 lần


• Nhìn chung thì vòng quay tổng tài sản giảm ở năm 2016 là 9,62% so với năm
2015, tuy nhiên đến năm 2017 thì vòng quay tổng tài sản tăng lên 9,62% , điều này làm
cho vòng quay tổng tài sản năm 2017 bằng năm 2015.
• Năm 2015, vòng quay tổng tài sản là 1,56 lần có nghĩa là mỗi đồng tài sản của
doanh nghiệp tạo ra 1,56 đồng doanh thu. Các năm 2016, 2017 thì vòng quay tổng tài sản
là 1,41 lần; 1,56 lần tức là cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra lần lượt 1,41; 1,56
đồng doanh thu.
• Vòng quay tổng tài sản đều lớn hơn 1, cho thấy công ty sử dụng tài sản một cách
hiệu quả, nên duy trì.
b) Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân là bình quân DN mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải
thu

Kỳ thu tiền bình quân =

x 365

Bảng 9: Kỳ thu tiền bình quân giai đoạn 2015-2017
Năm 2015
50 ngày

Năm 2016
56 ngày

Năm 2017
55 ngày

Kỳ thu tiền bình quân
Đánh giá:
• Năm 2015, kỳ thu tiền bình quân là 50 ngày, tức là trong năm 2015 thì doanh
nghiệp bình quân mất 50 ngày cho một khoản phải thu; sang năm 2016 thì kỳ thu tiền
bình quân tăng lên thành 56 tức là doanh nghiệp mất 56 ngày cho một khoản phải thu.
Năm 2017 thì kì thu tiền bình quân giảm còn 55 ngày cho thấy lúc này doanh nghiệp cần
bình quân 55 ngày cho một khoản phải thu.
• Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra công ty đang thực hiện chính sách
bán trả chậm, việc thu hồi nợ của doanh nghiệp đang ở mức tương đối cao do cạnh tranh
trên thị trường. Tuy nhiên, cần có công tác theo dõi khoản phải thu để có biện pháp xử lí
nợ đã quá hạn.
c)Số ngày tồn kho
Chỉ tiêu số ngày tồn kho có ý nghĩa là bình quân trong một năm, tồn kho của DN mất bao
nhiêu ngày.



Số ngày tồn kho =

x 365

Bảng 10: Số ngày tồn kho giai đoạn 2015-2017
Năm 2015
59 ngày

Năm 2016
58 ngày

Năm 2017
31 ngày

Số ngày tồn kho
Đánh giá:
• Năm 2015, số ngày tồn kho là 59 ngày, tức là bình quân công ty mất 54 ngày để
xử lí hàng tồn kho.
• Năm 2016, công ty mất 58 ngày để xử lý hàng tồn kho.
• Năm 2017, công ty mất bình quân là 31 ngày để xử lí hàng tồn kho. Thời gian xử
lí hàng tồn kho có sự giảm mạnh so với 2 năm 2016 và 2015. Nếu lien hệ tỷ số này với
tỷ sồ thanh khoản nhanh chúng ta có thể nhận thấy do DN trong năm này giữ hàng tồn
kho không nhiều dẫn đến tỷ số thanh khoản nhanh tăng và số ngày tồn kho của DN giảm.
d) Kỳ trả tiền bình quân
Chỉ tiêu kỳ trả tiền bình quân có ý nghĩa là bình quân DN mất bao nhiêu ngày cho một
khoản phải thu.
Kỳ trả tiền bình quân =

x 365


Bảng 11: Kỳ trả tiền bình quân giai đoạn 2015-2017
Năm 2015
141 ngày

Năm 2016
158 ngày

Năm 2017
129 ngày

Kì trả tiền bình quân
Đánh giá:
• Năm 2015, bình quân công ty mất 141 ngày để trả một khoản phải trả.
• Năm 2016, bình quân công ty mất 158 ngày để trả một khoản phải trả.
• Năm 2017, bình quân công ty mất 129 ngày để trả một khoản phải trả.
Kỳ trả tiền bình quân của DN có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2015-2106.Tuy
nhiên đến năm 2017 thì kỳ trả tiền bình quân của DN giảm mạnh .
 Tỷ số quản lý nợ
a)Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp


Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
Bảng 12: Tỷ số nợ trên tổng tài sản giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016


Năm 2017

Tổng nợ (triệu đồng)

15.863.303

18.385.187

11.761.301

Tổng tài sản (triệu đồng)

26.045.589

29.833.262

24.999.677

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (lần)
0,61
0,62
0,47
Đánh giá:
• Tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty năm 2016 tăng 1,6% so với năm 2015. Do
tổng nợ và tổng tài sản trong năm 2016 đều tăng lên so với năm 2015 lần lượt là 16%;
14,5%.
• Năm 2017, tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản giảm 24,2% so với năm 2016
Nhìn chung, tỷ số nợ/ tổng tài sản của công ty cổ phần FPT trong 3 năm 2014, 2015,
2016 ở mức khá cao và có xu hướng giảm mạnh ở năm 2017.


Biểu đồ 4. Tổng nợ và tổng tài sản giai đoạn 2015-2017
b) Tỷ số khả năng trả lãi
Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trả lãi vay của công ty từ lợi nhuận hoạt động
kinh doanh.
Bảng 13. Tỷ số khả năng trả lãi giai đoạn 2015-2017
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017


Tỷ số khả năng trả lãi
Đánh giá:

61%

62%

 Tỷ số khả năng sinh lời
a) Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số này cho chúng ta biết cứ 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =
Bảng 14: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2017

Tỷ số lợi nhuận trên doanh


6,42%

6,52%

8,3%

so với

so với

2015
0,1%

2016
1,78%

thu(ROS)
Đánh giá:
• Đối với công ty FPT, năm 2015 cứ 1 đồng doanh thu tạo ra được 0,642 đồng lợi
nhuận dành cho cổ đông.Năm 2016, 2017 thì cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được lần lượt
là 6,52 và 8,3 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
• Dựa vào bảng trên ta thấy tỷ số ROS năm 2016 tăng 0,1% so với năm 2015 ,năm
2017, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tăng 1,88 % so với năm 2016
b) Tỷ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
- ROA cho biết bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.

Đơn vị: %


Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Chênh lệch


ROA

7,93%

7,12%%

10,69%

2016/2015 2017/2016
-0,81%
3,57%

• Đánh giá:
o Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản từ năm 2015-2016 có xu hướng giảm từ
7,93% xuống còn 7,12% tức giảm 0,81%
o Từ năm 2016-2017 có xu hương tăng nhanh trở lại và vướt mức năm 2015.
Từ 7,12% năm 2016 tăng mạnh lên thành 10.69% trong năm 2017. Tăng
3,57% tức tăng gấp 4,5 lần so với kì 2015/2016.
o Điều này cho thấy từ đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra đồng lợi nhuận

cho cổ đông vẫn có nhiều rủi ro. Tuy nhiên chung quy lại vẫn có xu hướng
tăng. Đáng để đầu tư.
c) Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

- Ý nghĩa của ROE là bình quân cứ mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.

Chênh lệch
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2016 Năm 2017 2016/20
2017/2016
15
ROE
21,34%
18,41%
23,75%
-2,93%
5,34%
• Đánh giá:
o Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu từ năm 2015 đếân năm 2016 có
xu hướng đi xuống (21,34% xuống còn 18,41%) , giảm 2,93%.
o Từ 2016-2017, tăng mạnh trở lại đạt mức 23,75% trong năm 2017. Tăng
lên 5,34%.
o Điều này chho thấy lợi nhuận dành cho cổ đông là không ổn định nhưng
vẫn có xu hướng tăng.
.
 Tỷ số giá trị thị trường

a)Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)

-chỉ số EPS cho biết mỗi phần vốn góp có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận
Bảng 15. Lợi nhuận trên mỗi cổ phần
Đơn vị tính: triệu đồng/cổ phiếu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Chênh lệch


2016/2015 2017/2016
5908
-566
1265

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu
5209
4643
EPS
• Đánh giá:
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, Lợi nhuận trên mỗi cổ phần năm 2016 giảm so với năm
2015 ( giảm 566 triệu đồng/cổ phiếu), Lợi nhuận trên mỗi cổ phần năm 2017 tăng mạnh
so với 2016 ( tăng 1265 triệu đồng/cổ phiếu). Điều này chứng tỏ năm 2017 là một năm
làm ăn phát đạt, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
b)Tỷ số giá trên thu nhập (P/E):
- chỉ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn lòng chi trả bao nhiêu đồng vốn để có được một
đồng lợi nhuận của công ty.
Đơn vị: lần.
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Chênh lệch
2016/2015 2017/2016
Tỷ số giá trên thu nhập

9,48
9,67
0,19
• Đánh giá:
o Tỉ số giá trên thu nhập năm 2016 đạt 9,48 lần. năm 2017 đạt 9,67 lần. điều
này cho thấy sự sẵn lòng bỏ bỏ vốn ra của các nhà đầu tư ngày một tăng,
cho thấy công ty ngày càng đạt được uy tính trên thị trường. Chứng tỏ công
ty đang phát triển theo hướng tích cực.
2.3.Một số giải pháp:
• Hiện tại công ty đang phát triển hiệu , để duy trị được tình trạng hiệu quả
này và tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai Cty cần:
o Mở rộng thị trường.
o Tiếp tục cải tiến và cho ra đời các sản phẩm, dịch vụ chất lượng và bắt
kịp thị hiếu khách hàng.
o Bồi dương, đào tạo, tuyển dụng nhân sự chất lượng.
o Tiếp tục vạch ra chính sách hoạt động hiệu quả và bền vững.
o Dự đoán và lường trước các rủi ro để giảm thiểu tác động xấu tới C.ty.

PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày
càng cao thì tài chính doanh nghiệp càng có vai trò quan trọng hơn. Phân tích tình hình
tài chính của doanh nghiệp giúp chúng ta biết được giá trị của doanh nghiệp, liệu doanh
nghiệp có đủ sức để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hay sẽ sớm thất
bại. Trên cơ sở đó chúng ta có thể dưa ra những giải pháp để phát triển doanh nghiệp
trong tương lại, định hướng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp một
cách chính xác nhất.


Ngoài ra, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một yếu tố giúp các nhà đầu
tư, các ngân hàng tham khảo để quyết định có nên cho doanh nghiệp vay tiên hay đầu tư

vào doanh nghiệp hay không.
Xã hội hiện nay, chịu tác động không hề nhỏ của các yêu tố vĩ mô (kinh tế, chính trị, pháp
luật) cùng với đó là sự phát triển ko ngừng của Khoa học-Công nghệ. Toàn thế giới đã và
đang bướng vào kỉ nguyên số hóa. CTCP FPT vẫn luôn tồn tại một cách bền vững và
không ngừng phát triển nhờ vào việc bắt kịp xu hướng của thị trường luôn thu hút được
sự quan tâm của khách hàng từ mọi nơi cũng như chiếm được lòng tin của các nhà đầu
tư nhờ vào những sản phẩm và dịch vụ của c.ty mang lại khiến cho công ty ngày càng
phát triển mạnh hơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Slide bài giảng môn Tài chính doanh nghiệp1 của Giảng viên Phan Khoa Cương – Giảng
viên khoa Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
www.cophieu68.vn





×