Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.7 KB, 22 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ BÌNH DƯƠNG
LỚP TCCT - HC TT K65

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bình Dương, ngày 19 tháng 12 năm 2017
BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
(TỔ 3 – LỚP TCCT K65)
I. Phần mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng xác định học để hiểu biết, để làm việc, học để phục
vu cách mạng, phục vụ nhân dân, học để làm người. Muốn vậy phải có thói quen đem lý
luận liên hệ với thực tiễn. Với tinh thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến
tính thực tế, bất cứ việc gì cũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, phải thiết thực. Muốn
đạt được kết quả đó thì việc học phải xuất phát từ yêu cầu của công việc và phải học cặn
kẽ, thấu đáo. Người mong muốn việc học - hành, tức là việc nhận thức - hành động phải
đạt tới chỗ thấy cho hết, nhìn cho thấu. Vì vậy, theo Người học tập ở trong nhà trường,
trong sách vở chưa đủ, phải học trong cả cuộc sống, học ở người khác…
Ở một phạm vi hẹp mà cụ thể là trong quá trình học tập tại trường Chính trị tỉnh
Bình Dương mỗi học viê khi tham gia học tập sẽ được tiếp thu những kiến thức khoa
học, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, kiến thức lịch sử và cách
mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kỹ năng lãnh đạo quản lý, các
nghiệp vụ khác…, là hệ thống tri thức đã được tổng kết từ các kinh nghiệm thực tế trong
từng ngành, từng lĩnh vực và được thể hiện trong nội dung chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cho cán bộ cấp cơ sởv.v…, những kiến thức mà học viên tiếp thu được là những
lý luận khoa học. Có lý luận, nếu mỗi học viên trong quá trình học tập được tham gia
nghiên cứu, được tiếp xúc trực tiếp với những vấn đề thực tế diễn ra ở cơ sở, sẽ giúp họ
hoàn thiện tri thức của bản thân. Vì vậy nghiên cứu thực tế là một nội dung rất quan
trọng và không thể thiếu trong quá trình giáo dục của nhà trường.


Xuất phát từ nhu cầu đó, sau khi đã hoàn thành các học phần lý luận theo quy
định. Trường Chính trị tỉnh Bình Dương đã tổ chức chuyến đi thực tế đến Thành phố Đà
Lạt tỉnh Lâm Đồng cho lớp Trung cấp lý luận chính trị hành chính hệ tập trung khóa 65
từ ngày 29/11/2017 đến 01/12/2017. Với mục tiêu giúp các học viên có điều kiện tiếp
xúc với thực tế về tất cả các mặt công tác ở địa phương, mà cụ thể là nắm bắt được tình
hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Lâm Đồng nói chung và
của thành phố Đà Lạt nói riêng. Qua đó rút ra bài học cho bản thân mỗi học viên, kinh
nghiệm để phục vụ công tác của thân tại địa phương, đơn vị của mình.
Để chuẩn bị cho chuyến thực tế này đoàn đi có 42 đồng chí, gồm 01 cán bộ và 41
học viên (được chia làm 03 tổ với số lượng như sau: Tổ 1 có 14 học viên, tổ 2 có 12 học
viên và tổ 3 có 15 học viên), Trưởng đoàn là thầy Nguyễn Trung Hiếu - Phó phòng đào
tạo (Chủ nhiệm lớp). Trong 3 ngày nghiên cứu thực tế tại thành phố Đà Lạt (từ ngày
29/11/2017 đến 01/12/2017) tuy không dài nhưng đã mang lại thật nhiều điều bổ ích về
1


những ấn tượng khó phai, về những kết quả và thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm
Đồng nói chung đã và đang làm được: Đó là sự phát triển kinh tế - xã hội dựa trên
những mô hình phát triển du lịch, thương mại - dịch vụ; mô hình nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao,… đến sự thân thiện từ môi trường sống lẫn con người ở miền đất Nam
Tây Nguyên. Tất cả đã tạo nên thành phố Đà Lạt rất riêng và một tỉnh Lâm Đồng ngày
càng phát triển.
Là những cán bộ công chức và là người con của tỉnh Bình Dương, trong chuyến
đi nghiên cứu thực tế chúng tôi thực sự tâm đắc với mô hình phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây là mô hình cho hiệu
quả kinh tế rất cao và nhất là nó có thể áp dụng hiệu quả ở nhiều địa phương trong cả
nước, trong đó có tỉnh Bình Dương. Bằng vốn kiến thức về lý luận đã được học tập tại
trường, cùng với kiến thức tiếp thu được trong đợt nghiên cứu lần này chúng tôi hy
vọng có thể đóng góp những ý kiến, đề xuất có chất lượng để phát triển mô hình nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bình Dương, nhằm góp phần cải thiện đời sống

- kinh tế cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.
II. Phần nội dung
1. Những kiến thức thu nhận được qua đợt nghiên cứu thực tế
1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng
1.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đông Nam Bộ
có 12 đơn vị hành chính gồm 10 huyện, 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc với tổng dân số
1,3 triệu người, có nhiều tiềm năng cho phát triển nông nghiệp với 278.843 ha đất canh
tác nông nghiệp trong đó có 208.843 ha thuộc vùng đất bazan. Với đặc thù về điều kiện
và đất đai, khí hậu, sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng chia làm 4 vùng sinh thái:
- Vùng có độ cao từ 200 – 500m ( chiếm 15% đất tự nhiên của Tỉnh ) gồm các
huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên với các cây trồng chủ lực là lúa, điều, cây ăn trái
gắn liền với thương hiệu sầu riêng Đạ Huoai
- Vùng có độ cao từ 500 – 800m ( chiếm 33,7% diện tích tự nhiên ) gồm các
huyện Bảo Lâm, Di Linh và thành phố Bảo Lộc với thế mạnh sản xuất cây công nghiệp
dài ngày như cây chè, cà phê, cây ăn quả ( bơ, sầu riêng ), dâu tằm đã hình thành nên
các thương hiệu cà phê Di Linh, chè Blao
- Vùng có độ cao từ 800 – 1.000m ( chiếm 33,9% diện tích tự nhiên) gồm các
huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà và Đam Rông sản xuất đa dạng các loại cây
trồng như cà phê, chè, rau, hoa, cây ăn trái, nấm ăn, chăn nuôi bò sữa, heo… đã phát
triển được các thương thiệu như dứa Cayen, chuối Laba. Ngoài ra đây cũng là vùng
trọng điểm về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Tỉnh ( chiếm 43% diện tích toàn
tỉnh )
- Vùng có độ cao trên 1.500m ( chiếm 17,4% diện tích tự nhiên) gồm thành phố
Đà Lạt và huyện Lạc Dương là vùng trọng điểm sản xuất rau, hoa, cây đặc sản, cà phê,
chè Cầu Đất, cà phê chè Langbiang, phát triển cá nước lạnh
1.1.2 Tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng
* Về du lịch, dịch vụ:
2



Thu hút khách du lịch năm 2016 là 5,4 triệu lượt khách (trong đó, khách lưu trú
đạt 3,6 triệu lượt; khách quốc tế đạt khoản 275.000 lượt) bằng 100% kế hoạch, tăng
5,9%. Doanh thu xã hội từ từ du lịch khoản 7380 tỷ, có 33 khu điểm du lịch, 60 điểm
tham quan miễn phí
* Về nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, tổng diện tích gieo trồng và sản lượng
nông sản tăng so với cùng kỳ, triển khai thực hiện tốt chương trình tái định cư cây cà
phê, đến nay tổng diện tích đã thực hiện trên 35 ngàn ha, năng suất cà phê trung bình
toàn tỉnh đạt 29,6 tạ/ha tăng 4,7% so với cùng kỳ. Chương trình nông nghiệp công nghệ
cao tiếp tục phát triển diện tích, năng suất, chất lượng được tăng lên đáng kể, nhiều mô
hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao được nhân rộng. Tổng diện tích sản xuất nông
nghệp ứng dụng công nghệ cao đạt 49,089 hécta, tăng 6.005 ha so với cùng kỳ, tập
trung chủ yếu ở diện tích rau, hoa. Năng suất cây trồng ứng dụng công nghệ cao tăng từ
30% đến 50% so với bình quân chung, chất lượng nông sản được tăng lên, lợi nhuận đạt
trên 40% doanh thu
2. Tìm hiểu mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2.1 Khái niệm về mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Theo vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và PTNT: “Nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản
xuất, bao gồm: Công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản
xuất), tự động hóa công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và
các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế
cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”. Như
vậy, mục tiêu cuối cùng của phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là giải
quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư
công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tư khoa học
công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và sản lượng cao,
hiệu quả vả chất lượng cao. Thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người và tài
nguyên, làm cho ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống

nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái môi trường.

3


Khu Trang trại rau và hoa công nghệ cao
2.2 Những thế mạnh của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
-Nông nghiệp công nghệ cao tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất cao, chất
lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường. Các bài học kinh nghiệm của Israel
cho thấy khi áp dụng công nghệ cao thì mỗi ha trồng cà chua cho ra 250 – 300 tấn/
năm , trong khi với cách sản xuất truyền thống của nước ta thì năng suất chỉ đạt khoảng
20 – 30 tấn/ha/năm. Cũng như vậy, một ha trồng hoa hồng ở nước ta chỉ cho khoảng 1
triệu cành với doanh thu từ 50 – 70 triệu đồng/ha/năm thì ở Israel con số tương ứng là
15 triệu cành chất lượng đồng đều và hiển nhiên doanh thu cũng cao hơn. Không những
vậy việc ứng dụng khoa học công nghệ cao còn giúp nhà sản xuất tiết kiệm các chi phí
như nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và do đó góp phần bảo vệ môi trường. Chính
những lợi ích như vậy mà sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã và đang trở thành
mẫu hình cho nền nông nghiệp thế kỷ XXI.
- Nông nghiệp công nghệ cao sẽ giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự
lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mô sản xuất được mở rộng. Việc ứng dụng
hiệu ứng nhà kính để tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiêp cũng
như ứng dụng các thành tựu công nghệ khác để tạo ra các cơ sở trồng trọt chăn nuôi
hiện đại, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu giúp nông dân chủ động được kế hoạch
sản xuất của mình. Do không phụ thuộc mùa vụ và thời tiết nên có thể cho ra đời các
sản phẩm nông nghiệp trái vụ có giá bán cao hơn và do đó đạt lợi nhuận cao hơn các sản
phẩm chính vụ. Không những vậy, hiệu ứng nhà kính với các môi trường nhân tạo được
tạo ra đã tránh được các rủi ro thời tiết, sâu bệnh và hiển nhiên là năng xuất cây trồng
vật nuôi trên một đơn vị đất đai sẽ tăng lên, sản phẩm nhiều lên thì tất yếu thị trường
được mở rộng hơn. - Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao giúp giảm giá thành sản
phẩm, đa dạng hóa thương hiệu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Khi áp dụng công

nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế được sự lãng phí về tài nguyên đất, nước
do tính ưu việt của các công nghệ này như công nghệ sinh học, công nghệ gen, công
nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất. Với việc tiết kiệm chi phí và tăng
4


năng xuất cây trồng vật nuôi, quá trình sản xuất rễ rằng đạt được hiệu quả theo quy mô
và do đó tạo ra nền sản xuất lớn với lượng sản phẩm đủ để cung cấp cho quá trình chế
biến công nghiệp. Ví dụ về trồng rau công nghệ cao trong nhà lưới đã cho thấy doanh
thu đạt 120 – 150 triệu đồng/ha, gấp 2 – 3 lần canh tác theo lối truyền thống.

Hệ thống trồng rau thủy canh
3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng
3.1. Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy ( theo giá 2010 ) năm 2016 đạt
35.287,6 tỷ đồng, trong đó: Nông nghiệp đạt 34.613 tỷ đồng; thủy sản đạt 313 tỷ đồng;
lâm nghiệp đạt 361,6 tỷ đồng
+ Về cơ cấu: Nông nghiệp 97,8%, lâm nghiệp 1,18%, thủy sản 0,97%. Cơ cấu nội
bộ ngành nông nghiệp ( theo giá hiện hành ): trồng trọt 80,3%, chăn nuôi 15,9%, dịch
vụ 3,8%
+ Diện tích cây trồng được tưới cả năm là 143 nghìn ha, trong đó được tưới bằng
công trình thủy lợi: 58.083 ha
+ Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích năm 2016 đạt 150 triệu đồng /ha. Độ che
phủ của rừng đạt 53,5%
+ Đến hết năm 2016 toàn tỉnh có 60/117 xã đạt 19/19 tiêu chí, tiêu chí bình quân
trên xã đạt 16; huyện Đơn Dương đạt huyện nông thôn mới, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc
hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
3.2. Kết quả thực hiện lĩnh vực trồng trọt năm 2016:
+ Diện tích canh tác nông nghiệp toàn tình năm 2016 đạt 278.882 ha, hệ số sử
dụng 1,27 lần ( bao gồm: Cà phê 155.239 ha; lúa 22.158 ha; chè 21.131 ha; rau 19.479
ha; điều 18.326,6 ha; đất cây màu 15.022 ha; cây ăn quả 13.339,7 ha; dâu tằm 4.995 ha;

hoa 3.812,4 ha; dược liệu 158,8 ha; dâu tây 141 ha và 5.079,5 ha một số cây trồng
khác )
+ Tổng diện tích gieo trồng 355.086,2 ha, cây hàng năm 126.587,3 ha, cây dài
ngày 228.498,9 ha. Trong đó: 155.238,7 ha cà phê ( năng suất 29,6 tạ/ha , sản lượng
429.592,4 tấn). 61.813,9 ha rau ( năng sua6t1,2 tạ/ha, sản lượng 2.145.462,1 tấn );
5


29.937,4 ha lúa ( năng suất 51,1 tạ/ha, sản lượng 152.812,2 tấn ); 18.326,6 ha điều
( năng suất 8,8 tạ/ha, sản lượng 15.902,3 tấn ); 13.339,7 ha cây ăn quả ( năng suất 119,3
tạ/ha, sản lượng 109.293,4 tấn); 8.387,2 ha hoa ( năng suất 357 ngàn cành/ha, sản lượng
2.994.007 ngàn cành ); 4.995 ha dâu tằm ( năng suất 176,6 tạ/ha, sản lượng 87.445 tấn );
158,8 ha dược liệu ( năng suất 404,7 tạ/ha, sản lượng 6.426,8 tấn ), 141 ha dâu tây
( năng suất 96,4 tạ/ha, sản lượng 1.358,7 tấn ) và 62.747,9 ha các cây trồng khác.
3.3. Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp; cơ sở sản xuất; kinh doanh vật tư nông
nghiệp năm 2016 trên địa bàn có 4.108 doanh nghiệp, cơ sở, trong dó:
+ 1.425 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, trong đó\; 959 doanh nghiệp trồng
trọt và 466 doanh nghiệp chăn nuôi thủy sản
+ 1.214 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phân bón; 825 doanh nghiệp, cơ sở kinh
doanh thuốc BVTV
+ 13 doanh nghiệp sản xuất phân phân bón; 01 cơ sở sản xuất thuốc BVTV; 275
cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quả ( năm 2016 sản xuất
32 triệu cây giống); 308 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống rau, hoa ( năm
2016 sản xuất 10.660 triệu cây giống) và 47 cơ sở, doanh nghiệp nuôi cấy mô ( 340 box
cấy ) năm 2016 sản xuất 27 triệu cây củ, giống
+ Hàng năm tiêu thụ hết 3,9 triệu tấn phân bón các loại và 4.600 tấn thuốc BVTV
thương phẩm
4. Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp
4.1. Thuận lợi:
a. Về khách quan:

- Điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp với 4 vùng sinh thái đặc trưng ở độ cao từ
200- 2.200m, có 208.843 ha đất đỏ bazan thuận lợi cho phát triển đa dạng, quanh năm
nhiều chủng loại cây trồng như rau, hoa, chè, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái, phát triển
chăn nuôi bò sữa, nuôi cá nước lạnh..
- Có hệ thống thủy lợi với 214 hồ chứa, 4 liên hồ chứa, 87 đập dâng, 14 trạm
bơm, 12 kênh tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
b. Về chủ quan:
- Tỉnh ủy, UBND, các tổ chức đoàn thể của tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo
xây dựng các nghị quyết chuyên đề, kế hoạch hàng năm, đồng thời đưa ra các chủ
trương, cơ chế và các giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ
cao, phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng nông thôn mới.
- Lâm Đồng có sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế như Jica( Nhật Bản ), vương
quốc Bỉ, Hàn Quốc, các chương trình, dự án ISLA về phát triển nông nghiệp bền vững,
dự án Cida về sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn, chứng nhận
- Nông dân Lâm Đồng cần cù, ham học hỏi, có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm
mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để phát triển nông nghiệp
theo hướng hàng hóa đặt biệt trong công tác giống, nông dã nghiên cứu, chọn tạo được
môt số giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng như giống cà phê Thiện trường,
Hữu Thiên, giống chè LD9, giống bơ 034, giống hồng vuông, ngoài ra từ thực tế sản
xuất nông dân đã nghiên cứu và chế tạo các loại máy móc giảm nhân công lao động như
máy gieo hạt tự động tích hợp 6 trong 1…
6


- Đã xây dựng, hình thành và phát tiển được một số thương hiệu nông sản đặc thù
với các vùng sinh thái như dứa Cayen Đơn Dương, trà Blao Bảo Lộc, cà phê Di Linh, cà
phê Arabica Cầu đất thuận lợi cho việc tiêu thụ, xuất khẩu nông sản
- Là tỉnh đi đầu áp dụng cơ chế chính sách thu hút đầu tư về phát triển nông
nghiệp công nghệ cao sớm nhất cả nước. Nhiều doanh nghiệp nông dân chủ động đầu
tư,nhập khẩu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ tưới, màng phủ, nhà

kính, nhà lưới, thiết bị cảm biến về nhiêt độ, độ ẩm
- Nông sản Lâm Đồng được khách hàng trong nước và quốc tế tin dùng về an
toàn thực phẩm và chất lượng với các thương hiệu đã được chứng nhận như cà phê Di
Linh, chè B’lao, sầu riêng Đạ Huoai… đặc biệt là chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản với
thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
- Nhiều giống cây trồng mới đặc biệt là các giống rau, hoa ( cúc, lily,các cây hoa
trang trí) đã được các doanh nghiệp nghiên cứu, thử nghiệm và nhập khẩu đưa về gieo
trồng tại địa phương
4.2. Khó khăn:
a. Khách quan :
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng mưa mùa trái mùa, mưa đá, gióc
lốc, sương muối hàng năm làm thiệt hại nhiều diện tích hoa màu, tạo điều kiện cho môt
số dịch hại bùng phát. Lụt cục bộ xuất hiện, cảnh quan đô thị chưa được cải thiện ở một
số khu vực có hệ thống nhà kính với mật độ cao
- Địa hình canh tác phức tạp chủ yếu là đồi dốc,diện tích đất canh tác của các
nông hộ còn nhỏ,phân tán gây khó khăn cho việc tích tụ ruộng đất, cơ giới hóa, một số
diện tích chưa chủ động nguồn nước tưới
- Rào cản kỹ thuật về giống, bản quyền giống và công nghệ, dư lượng thuốc
BVTV còn cản trở sản xuất và xuất khẩu
- Kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các giống cây trồng nhập nội còn vướng
mắc về thủ tục phân tích nguy cơ dịch hại ( PRA) gây khó khăn cho Lâm Đồng để phát
triển đa dạng các giống rau hoa mới theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ cả nước
- Thị trường tiêu thụ nông sản còn bấp bênh, thiếu ổn định. Phần lớn nông dân
còn sản xuất tự phát, chạy theo thị trường. Hiện tượng trà trộn, giả thương hiệu nông
sản Lâm Đồng để xuất bán tiêu thụ ngày càng nhiều như khoai tây, hành tây, cà rốt, cá
nước lạnh
b. Chủ quan:
- Việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các loại nông sản Lâm Đồng tuy đã
được triển khai nhưng chưa có nhiều thương hiệu được chứng nhận dẫn đến sức cạnh
tranh của nông sản thấp gây khó khăn cho việc tiêu thụ và xuất khẩu nông sản sang thị

trường các nước
- Chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với một số công nghệ, vật liệu mới phục vụ
phát triển nông nghiệp công nghệ cao như nhà kính, nhà lưới, hệ thống cảm biến điều
khiển ẩm độ, nhiệt độ nhà kính chưa được tháo gỡ kịp thời dẫn đến chưa khuyến khích,
đáp ứng cho doanh nghiệp chủ động trong sản xuất
- Ưu đãi về thuế, chính sách, tín dụng hổ trợ phát triển nông nghiệp CNC, chuyển
dổi giống cây trồng còn nhiều quy định khắt khe nên một số đơn vị chưa tiếp cận nguồn
vốn phát triển nông nghiệp CNC
7


- Thông tin dự báo sản xuất, dự báo thị trường không đầy đủ kịp thời do đó sản
xuất thường mất cân bằng về cung cầu. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn
nhiều hạn chế, sản lượng nông sản tiêu thụ qua hợp đồng còn thấp
- Nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ( điện, nước, đường giao thông
nội đồng ) chưa đáp ứng nhu cầu xây dựng khu, vùng sản xuất nông nghiệp CNC
- Quy trình sản xuất cây trồng, vật nuôi ứng dụng công nghệ cao chưa được
nghiên cứu đầy đủ nên doanh nghiệp, nông dân còn lúng túng, phải chủ động thử
nghiệm nghiên cứu để áp dụng nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ cảm biến tự động
trong canh tác
- Phần lớn các giống rau, hoa sản xuất tại Lâm Đồng ( 90%) phải nhập khẩu từ
các nước, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống mới tại địa phương còn hạn chế
4. Giải pháp khắc phục hạn chế
4.1. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho doanh
nghiệp
UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2016- 2020 ( tại Quyết định số 2330/QĐ-UBND27/10/2016) phân công nhiệm
vụ cho các đơn vị liên quan thực hiện. Để tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm
đặc trưng của Lâm Đồng đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước, từng bước đưa
các sản phẩm của Lâm Đồng hội nhập sâu rộng vào thị trường cá nước trong khu vực,

các nước thuộc khối EU; mở rộng các thị trường truyền thống trong và ngoài nước
Về hỗ trợ xúc tiến thương mại trong xây dựng thương hiệu nông sản, sản phẩm
nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai
bằng nhiều hình thức như: thông tin, tuyên truyền, tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức
Festival hoa… kết nối giao thương ký kết liên kết phân phối và tiêu thụ sản phẩm; tạo
điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế, đi khảo sát thị trường trong và
ngoài nước nắm bắt tình hình thị trường, cũng như tham quan học tập các mô hình sản
xuất nông nghiệp công nghệ cao của các nước trong khu vực và trên thế giới..do đó
nông sản của Lâm Đồng được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới, điển hình về tỷ lệ
xuất khẩu hoa hàng năm được tăng lên: năm 2011( xuất khẩu 172.816 ngàn cành tương
đương 19.510 ngàn USD,năm 2016 là 265.541 ngàn cành tương đương 32.183 ngàn
USD )
4.2. Chính sách về khoa học công nghệ:
Để ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất NNUDCN, hàng năm tỉnh Lâm
Đồng đã bố trí một số kinh phí để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật giải quyết khó khăn trong sản xuất. từ năm 2011-2016, đã thực
hiện được 53 đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất giống,
quy trình canh tác, phòng chống dịch bệnh, quản lý sau thu hoạch cho các đối tượng cây
trồng rau, hoa, chè, cà phê, lúa và chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
4.3. Chính sách về công nghiệp phụ trợ
Để phục vụ cho phát triển sản xuất NNUD CNC một số công nghiệp phụ trợ như
nhà kính, nhà lưới, màng phủ… được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp được hổ trợ kinh phí thực hiện các thủ tục miễn thuế nhập khẩu nhà kính, nhà
lưới và các trang thiết bị phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên
địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cần ( theo Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày
8


03/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; văn bản số 2196/BKHĐT-KTCN ngày 29/3/2016 của Bộ

KH&ĐT; văn bản số 10970/TCHQ ngày 09/8/2016 của Bộ tài chính về việc Hướng dẫn
miễn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Quyết định 1528/QĐ-TTg)
4.4. Chính sách về kiểm tra giám sát
Từ năm 2011-2016, hàng năm tỉnh Lâm Đồng bố trí kinh phí, đồng thời kết hợp
nguồn kinh phí của các chương trình, dự án ( dự án cạnh tranh nông nghiệp, chuỗi an
toàn thực phẩm của tp HCM. Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản, Đề án
VSATTP rau chè, thịt; chương trình mục tiêu quốc gia về ATTP…) để hổ trợ cho danh
nghiệp, cơ sở sản xuất tự kiểm tra chất lượng 2.596 mẫu, trong đó sản phẩm trồng trọt là
2.495 mẫu ( dư lượng thuốc BVTV). Ngoài ra các cơ quan chuyên môn thực hiện kiểm
tra đánh giá xếp loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp theo thông tư
45/2014/TT-BNNPTNT: 415 cơ sở ( sản xuất kinh doanh giống cây trồng, thuốc BVTV,
phân bón). Từ kết quả kiểm tra, cơ quan chuyên môn hỗ trợ tập huấn về quy trình sản
xuất, sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả cho cơ sở, doanh nghiệp có sản phẩm
chưa đạt yêu cầu, hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp thực hiện
đúng quy định của pháp luật
4.5. Chính sách về cải cách thủ tục hành chính
Để thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, tỉnh Lâm Đồng luôn chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo môi
trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa, một cửa liên thông theo Bộ thủ tục đã được UBND tỉnh công bố ( theo Quyết định
2827/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 về việc Ban hành kế hoạch thực hiện công tác cải
cách hành chính giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1420/QĐ-UBND ngày 30/06/2014
về việc Ban hành đề án đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng) trong đó tập trung triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, quan tâm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhất là về đất
đai tiếp cận vốn để đẩy nhanh tiến độ các dự án; đồng thời thực hiện tốt các chủ trương,
chính sách hổ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất NNCNC. Đến nay,
tỉnh đã thu hút được 77 doanh nghiệp FDI đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;
trong đó lĩnh vực trồng trọt là 50 doanh nghiệp, lĩnh vực cả chăn nuôi và trồng trọt là
14, thu mua về chế biến nông sản là 11.

4.6. Chính sách về tổ chức sản xuất, phát triển các mối liên kết giữa hộ nông
dân với các doanh nghiệp, HTX, tổ chức khoa học trong sản xuất và tiêu thụ nông
sản
Sản xuất, tiêu thụ nông sản là một chuỗi quan trọng giúp cho ngành nông nghiệp
của tỉnh Lâm Đồng phát huy thế mạnh vốn vó, nhằm cung cấp thường xuyên thực phẩm
nông sản cho thị trường, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và tăng tính cạnh tranh.
Vì vậy việc ký kết thực hiện hợp đồng liên kết giữa Doanh nghiệp với người dân cần
được đảm bảo lâu dài. Tỉnh Lâm Đồng đã có những chính sách cụ thể sau:
- Quy hoạch sản xuất: UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện quy hoạch vùng sản xuất
các cây trồng chủ lực: rau, chè an toàn tập trung; sản xuất rau,hoa,dâu tây…phát triển cá
nước lạnh với quy mô và cơ cấu chủng loại phù hợp, áp dụng các biện pháp thâm canh
tổng hợp theo hướng sản xuất an toàn ( VietGap, GlobalGap) bảo đảm đồng thời chất
9


lượng, số lượng thuận lợi cho doanh nghiệp trong ký kết hợp đồng tiêu thụ lớn, ổn định
giá cả lâu dài và mở rộng thị trường tiêu thụ và sản xuất
- Hổ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu tập trung theo quy hoạch, như
giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, thủy lợi, điện, kho chứa sản phẩm,... thông
qua các chương trình, dự án ODA ( LifSap, Qseap, Ban quản lý dự án phát triển cơ sở
hạ tầng Nông thôn phục vụ cho tỉnh Tây Nguyên;…) phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm
- Củng cố và phát triển các tổ hợp tác, HTX: tăng cường chính sách hổ trợ đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX. Đến nay, toàn tỉnh có 127 HTX nông nghiệp, bao
gồm: 64 HTX làm dịch vụ nông nghiệp, 54 HTX trồng trọt. Có 945 trang trại, trong đó:
có 534 trang trại chăn nuôi, 368 trang trại trồng trọt, 43 trang trại tổng hợp và 02 trang
trại thủy sản
- Chính sách hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông sản: hàng năm tỉnh bố
trí ngân sách hỗ trợ cho các nông hộ sản xuất chứng nhận VietGAP; hỗ trợ nâng cấp nhà
xưởng sơ chế; chế biến nông sản đảm bảo điều kiện ATTP; hỗ trợ xúc tiến thương

mại;đóng gói sản phẩm, chứng nhận HACCAP, ISO. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình
thành 54 chuỗi. Trong đó: 30 chuỗi rau, quả/ 1.562 hộ/2.583 ha, sản lượng 271.610 tấn,
17 chuỗi chè/117 hộ/694,08 ha, sản lượng 8.016 tấn chè búp tươi,03 chuỗi hoa/117
hộ/196 ha, sản lượng 139.840.000 cành.
Tỉnh Lâm Đồng đã chủ động liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa với
thành pố HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và các tỉnh Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên do
đó đã góp phần quảng bá thương hiệu rau, hoa Đà Lạt và giúp các cơ sở tăng nhanh khả
năng tiêu thụ nông sản, thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa càng mở rộng, đặc biệt là
khu vực thành phố HCM, Hà Nội. Hiện có khoảng 60% sản lượng ứng dụng công nghệ
cao được tiêu thụ qua hợp đồng, cao hơn nhiều so với bình quân chung toàn tỉnh (30%)
Đối với các cơ sở sản xuất theo chuỗi thực phẩm an toàn: 100% sản phẩm của các chuỗi
được tiêu thụ thông qua hợp đồng với nông dân và trên 80% bán cho các siêu thị, trung
tâm thương mại, 20% bán cho chợ đầu mối
4.7. Chính sách hỗ trợ về xây dựng thương hiệu
Nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của
tỉnh trên thị trường; nâng cao đời sống của người dân vùng sản xuất kinh doanh góp
phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương tỉnh Lâm Đồng quan tâm xây dựng và phát
triển thương hiệu, để phát triển thương hiệu các sản phẩm dặc trưng thế mạnh của tỉnh
Lâm Đồng đến năm 2020, ngày 25/11/2014 UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết
định số 2556/QĐ-UBND với mục đích: Nâng cao nhận thức cho người dân, các tổ chức
sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc trưng thế mạnh về việc xây dựng, quản lý, phát triển
thương hiệu và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ giá trị của sản phẩm. Xác lập quyền đăng ký
các nhãn hiệu sỡ hữu cộng động cho các sản phẩm đặc trưng thế mạnh có giá trị kinh tế
cao. Tổ chức, cá nhân được xây dựng nhãn hiệu được hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ quảng bá
thương hiệu, công bố thương hiệu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ mạng lưới tiêu thụ cho
các sản phẩm đặc trưng thế mạnh
Tính đến nay, tỉnh Lâm Đồng có 19 nhãn hiệu đã được công nhận gồm: Trà
B’Lao, rau Đà Lạt, cà phê Di Linh, dứa Cayene Đơn Dương, cà phê Arabica Langbiang,
sầu riêng Đạ Huoai, diệp hạ châu Cat Tiên, gạo nếp quýt Đạ Tierh, mác mác Đơn
10



Dương, tơ lụa Bảo Lộc, cà phê Cầu Đất Đà Lạt, lúa gạo Cát Tiên, rượu cần Lang biang,
chuối Laba, nấm Đơn Dương, cá nước lạnh Đà Lạt, bánh tráng Lạc Lâm, mây tre đan
Madaguoi
Sau thời gian được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu được chứng nhận, nhiều tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm rau, hoa cũng như các sản phẩm nông nghiệp
khác đã nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Chất
lượng hàng hóa đã được nâng lên, vị thế và thương hiệu nông sản Lâm Đồng như hoa
Đà Lạt, rau Đà Lạt.. cũng dần được khẳng định. Có thể nói việc tạo dựng và phát triển
thương hiệu đối với sản phẩm rau Đà Lạt là một ví dụ điển hình:
+ Sản lượng bình quân các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu chứng nhận rau Đà
Lạt tăng khoảng 25-30% so với khi chưa sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
+ Sản lượng sản phẩm bình quân của các doanh nghiệp đã được cấp quyền sử
dụng nhãn hiệu chứng nhận như: HTX Xuân Hương, HTX Anh Đào, HTX Tân Tiến,
Công ty Đà Lạt GAP, Công ty TNHHTMDV Phong Thúy… thâm nhập vào các siêu thị,
nhà hàng, khu công nghiệp đạt khoảng 100 tấn/ngày, tăng 30% so với khi chưa sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận
+ Giá trị thương phẩm tăng 15% so với khi chưa sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
+ Ngoài ra, việc sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận rau Đà Lạt đã có nhiều
tác động tích cực hơn đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn các sản
phẩm mang thương hiệu rau Đà Lạt hơn so với các sản phẩm rau từ các địa phương
khác
Mặc dù vậy, do diện tích sản xuất không tập trung, sự khác biệt giữ các sản phẩm
chưa rõ ràng… là những yếu tố khiến nhãn hiệu sau khi được bảo hộ vẫn chưa phát huy
hết vai trò của mình
Việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp khi được sử dụng nhãn chứng nhận thì sẽ
được thị trường công nhận về mặt chất lượng, đồng thời các cơ quan Nhà nước cũng sẽ
đồng hành với các doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.

Ngoài lợi ích về kinh tế, có thể khẳng định chứng nhận nhãn hiệu còn đem lại nhiều lợi
ích khác, như khôi phục và khẳng định lại nhãn hiệu các sản phẩm nông sản đã tồn tại
âu đời trên vùng đất Lâm Đồng. Đặc biệt, nhãn hiệu rau hoa Đà Lạt còn là một chỉ dẫn
địa lý để quảng bá về vùng đất, con người, địa danh Đà Lạt với các địa phương trong
nước và quốc tế
4.8. Chính sách về tín dụng
Thực hiện Chương trình tái canh cà phê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có
nhiều chính sách ưu đãi cho nông dân vay vốn tín dụng. Tính đến cuối năm 2016, các
ngân hàng đã hỗ trợ vay vốn tái canh cho nông dân trên địa bàn tỉnh là 924,911 tỷ đồng
cho 16.138 hộ để thực hiện diện tích 22.639,5ha
Việc đầu tư và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là ứng dụng
nhà kính trong sản xuất có giá trị đầu tư lớn ( trung bình 1,4-3,0 tỷ đồng/ha) Qua khảo
sát, có 17 ngân hàng thương mại đã đồng ý cho vay tín chấp tài sản nhà kính. Hiện nay,
ngành nông nghiệp & PTNT đang phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các doanh
nghiệp xây dựng Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức dự toán xây dựng nhà
11


kính sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm cơ sở cho các Ngân hàng
thương mại xác định giá trị tài sản thế chấp trong khi vay vốn
Căn cứ Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 và Quyết định số 831/QĐNHNN ngày 24/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định về chương trình
cho vay khuyến khích phát triển Nông nghiệp UDCNC, nông nghiệp sạch theo Nghị
quyết 30/NQ-CP Ngày 7/3/2017 của chính phủ. Các ngân hàng thương mại đã và đang
cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất
kinh doanh nông nghiệp UDCNC, nông nghiệp sạch theo tiêu chí xác định chương
trình, dự án nông nghiệp UDCNC, nông nghiệp sạch theo quy định tại quyết định số
738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp & PTNT đối với các nhu
cầu vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam của khách hàng để thực hiện
chương trình với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5-1,5% năm so với mức lãi suất cho vay
thông thường cùng kỳ hạn của ngân hàng thương mại theo quy định

4.9. Một số chính sách khác
a. Chính sách ưu đãi đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC:
+ Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% ( Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp )
+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động có hộ khẩu tại Lâm Đồng làm việc cho
Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để thực hiện dự án đầu tư ( Quyết định
số 64/2009/QĐ-UBND ngày 07/7/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng )
+ Hỗ trợ tư vấn cung cấp thông tin, trình tự thủ tục cơ chế chính sách, phát
triển thị trường, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu; Hỗ trợ đề nghị Bộ Nông nghiệp &
PTNT công nhận doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC
+ Chính sách hỗ trợ chứng nhận VietGAP: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định
67/2014/QĐ-UBND ngày 10/12/2014 Quy định về nội dung, danh mục và mức hỗ trợ
áp dụng Quy trình thực hành sản xuât nông nghiệp tốt VietGAP trong nông nghiệp và
thủy sản trên địa bàn tình Lâm Đồng: Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất,
sơ chế các loại sản phẩm nông sản, thủy sản ( tối đa không qua 25 triệu đồng/cơ sở).
Nội dung hỗ trợ chủ yếu: Phân tích mẫu đất, nước, sản phẩm; thuê tổ chức tư vấn kỹ
thuật, đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động tại cơ sở; thuê
tổ chức chứng nhận để đánh giá, cấp giấy chứng nhận Viet GAP lần đầu. Tính đến nay,
toàn tỉnh có 2.318,66ha rau, chè,cây ăn quả, cà phê, lúa được cấp giấy chứng nhận Viet
GAP cho 252 tổ chức, cá nhân với tổng sản lượng là 171.758,6 tấn/năm
b. Chính sách về hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư:
Để thực hiện phát triển SX NNCNC và quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh
của tỉnh Lâm Đồng, trong thời gian qua Lâm Đồng ban hành một số chính sách trong
hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư gồm các văn bản sau:
+ Quyết định 548/QĐ-UBND ngày 17/3/2014 quy định quản lý, sử dụng viện
trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh
+ Quyết định 656/QĐ-UBND ngày 01/4/2014 ban hành chương trình xúc tiến
vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2014-2017
+ Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 19/3/2015 quy định về việc ký kết và

thực hiện thỏa thuận quốc tế
12


+ Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 20/3/2008, trong đó quy định về
chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào Lâm Đồng
+ Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 07/7/2009 quy định về hỗ trợ đào tạo
nghề cho lao động có hộ khẩu thường trú tại Lâm Đồng
Ngoài ra tỉnh Lâm Đồng còn thực hiện chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp theo Nghị định của Chính phủ số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008
Về hợp tác quốc tế: Hàng năm, trên cơ sở rà soát về các quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội và các lợi thế, tiềm năng của tỉnh, UBND đã ban hành danh mục các dự án kêu
gọi và đầu tư. Trong năm 2016, tại Quyết định số 759/QĐ-UBND về kế hoạch xúc tiến
đầu tư và danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên dịa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 20162020, Lâm Đồng đang hợp tác với một số nước trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao như:
+ Phối hợp với tổ chức JICA thực hiện dự án mô hình xây dựng phát triển nông
nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực nông
nghiệp. Nội dung trọng tâm gồm: thành lập chợ đầu mối hoa, xây dựng khu công nghiệp
nông nghiệp, thành lập trung tâm xử lý nông sản sau thu hoạch, hiện đại hóa sản xuất,
xây dựng thương hiệu…
+ Hợp tác với tỉnh Đông Flanders, Vương quốc Bỉ thực hiện dự án thử nghiệm
về giống, quy trình canh tác trên một số giống rau, hoa, dâu tây mới, có triển vọng
5. Kết quả triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC của
tỉnh Lâm Đồng
5.1. Những kết quả đạt được
5.1.1.Các giai đoạn phát triển NNUDCNC ở Lâm Đồng
a. Giai đoạn 2004-2010: UBND tỉnh ban hành quyết định số 56/2004/QĐ-UBND
ngày 02/4/2004 phê duyệt Chương trình phát triển NNCNC giai đoạn 2004-2010 với
mục tiêu: Nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, tăng giá trị thu nhập
trên một đơn vị đất sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu và tạo lợi thế cạnh

tranh cho các sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài
nước, từng bước nâng cao sản lượng hàng hóa và quy mô phát triển theo hướng sản xuất
khép kín, phát triển trên các nông sản chủ lực như rau, hoa, dâu tây, chè. Kết quả thực
hiện đến cuối năm 2010:
Tổng diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 6.407ha, giá trị
sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 76 triệu đồng/ha ( tăng gấp 3,8 lần so với
năm 2004), trong đó doanh thu đối với các mô hình điểm rau, hoa ứng dụng CNC đạt từ
200-250 triệu đồng/ha. Đã phê duyệt Dự án quy hoạch khu nông nghiệp CNC tại huyện
Lạc Dương ( Quyết định 100/2004/QĐ-UB ngày 17/06/2004) với tổng diện tích quy
hoạch 699 ha, gồm diện tích đất nông nghiệp nội vùng 388,65 ha, diện tích đất lâm
nghiệp và đất khác trong phạm vi ranh giới khu quy hoạch 310,35 ha. Đến nay đã thu
hút được 8 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với diện tích
96 ha
b. Giai đoạn 2011-2015: Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05-NQ/TU
ngày 11/5/2011 vè đẩy mạnh phát triển NNUDCNC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20112015; ngày 08/8/2011 UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết
tại Quyết định số 1691/QĐ-UBND, với mục tiêu cụ thể: đến năm 2015 có trên 10% diện
13


tích đất canh tác nông nghiệp của tỉnh được sản xuất theo hướng UDCNC, xây dựng và
phát triển các vùng sản xuất NNUDCNC: rau, hoa, cây đặc sản là 9.620 ha, chè
8.400ha, cà phê 15.000 ha, lúa chất lượng cao 4.900 ha. Kết quả đến cuối năm 2015 :
Tổng diện tích sản xuất NNCNC đạt 43.084 ha, chiếm 16,7% diện tích đất canh
tác nông nghiệp của tỉnh ( Mục tiêu Nghị quyết là 10 % ). Tỷ trọng giá trị sản xuất
NNCNC đạt 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệ ( Mục tiêu Nghị quyết là 20 % )
Năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi áp dụng CNC tăng bình quân trên 30 %,
giúp tăng lợi nhuận cho người sản xuất đạt trên 40% so với doanh thu . Tỷ trọng giá trị
nông sản xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ( Mục tiêu nghị
quyết là 74%)
Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác năm 2015 đạt 145 triệu

đồng/ha ( Tăng 190,7% so với năm 2010) trong đó, sản xuất NNCNC cho doanh thu đạt
gấp hơn 2 lần giá trị sản xuất bình quân toàn tỉnh; toàn tỉnh có 11.000ha cho doanh thu
đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 700 ha đạt doanh thu từ 1-3 tỷ đồng, đặc
biệt có khoảng 10 ha là diện tích sản xuất giống, cây dược liệu, đông trùng hạ thảo, hoa
chậu cao cấp, cây cảnh cho doanh thu trên 3 tỷ đồng/ha/năm
c. Giai đoạn 2016 – 2020: Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành nghị quyết số 05-NQ/TU
ngày 11/11/2016, vể phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn
2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 giá trị sản xuất
bình quân trên đơn vị diện tích đạt 170 triệu đồng/ha/năm, có 20% diện tích đất canh tác
ứng dụng CNC theo tiêu chí mới, đạt 35-40% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp;
sản phẩm đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm ( có ít nhất 50% sản phẩm CNC được tiêu
thụ qua chuỗi thực phẩm an toàn ). Định hướng đến năm 2025 giá trị sản xuất đạt trên
220 triệu đồng/ha/năm, có ít nhất 70% diện tích được sản xuất theo các tiêu chuẩn an
toàn và bền vững. Để thực hiện các chỉ tiêu của Nghị quyết, UBND tỉnh Lâm Đồng đã
ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy tại
quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 19/4/2017. Trong đó, tập trung thực hiện công tác
quy hoạch; xây dựng các cơ chế chính sách; thực hiện các chương trình, đề án, dự án
trọng tâm để thúc đẩy phát triển nông nghiệp một cách toàn diện; đặc biệt là đẩy mạnh
ứng dụng CNC theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nông
sản. Đầu tư, đưa vào hoạt đồng 08 Khu nông nghiệp ứng dụng CNC với diện tích
2.139,32 ha. Hình thành 19 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC với tổng diện tích
3.961,12 ha.
5.1.2. Kết quả thu hút đầu tư vào Nông nghiệp
Quy hoạch về sản xuất nông nghiệp
Trong giai đoạn 2011 – 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành 11
quy hoạch trên cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, bao gồm: Quy hoạch các vùng sản
xuất rau, hoa, dâu tây công nghệ cao; Quy hoạch vùng sản xuất chè chất lượng cao; Quy
hoạch vùng sản xuất rau, chè an toàn tập trung; Quy hoạch phát triển cà phê; Quy hoạch
phát triển cây mắc ca; Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm; Quy hoạch phát
triển bền vững Cacao; Quy hoạch cây lua; Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, chuyển

giao, sản xuất và cung ứng giống cây nông, lâm nghiệp và vật nuôi, thủy sản; Quy
hoạch phát triển ngành chăn nuôi và Quy hoạch phát triển nuôi cá nước lạnh
14


Hiện nay tỉnh đang triển khai thực hiện Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao Lâm Đồng với diện tích 221,32 ha theo Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015
của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch 7 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tập
trung với tổng diện tích 1.918 ha để thu hút các nhà đầu tư, hình thành ngành hàng sản
xuất rau hoa hiện đại, đủ sức cạnh tranh khi các hiệp định thương mại được thực thi,
hướng tới các thị trường tiềm năng như Nhật Bản và các nước khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương
Quy hoạch, xây dựng để chứng nhận 19 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC với
tổng diện tích 3.961,12 ha. Trong đó: 05 vùng sản xuất rau, diện tích 837,42 ha; 03 vùng
sản xuất hoa, diện tích 180 ha; 04 vùng sản xuất cà phê, diện tích 1.443,48 ha; 02 vùng
sản xuất chè 600 ha; 01 vùng sản xuất sầu riêng, diện tích 300 ha; 02 vùng sản xuất lúa
600 ha
5.1.3. Kết quả thu hút đầu tư vào nông nghiệp
- Doanh nghiệp FDI: từ những cơ chế chính sách của tỉnh trong thời gian qua
Lâm Đồng đã thu hút được 77 doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng
vốn đầu tư là 266.353.181 ÚSD. Điển hình như tập đoàn tài chính Bejo, bên cạnh dự án
FDI đã đầu tư trước đây, hiện nay đang tiếp tục đầu tư dự án sản xuất giống rau trên địa
bàn huyện Lâm Hà với mục tiêu sản xuất giống rau để xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á
với kinh phí 11,5 triệu USD; Dự án nhân giống hoa cao cấp của công ty TNHH
Agrivina lớn nhất Việt Nam với kinh phí 25 triệu USD )
- Doanh nghiệp trong nước: Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã thu hút 1.425
doanh nghiệp, trong đó có 959 doanh nghiệp lĩnh vực trồng trọt; 400 doanh nghiệp lĩnh
vực trồng trọt và chăn nuôi và 66 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi
- Hàng năm tiếp nhận khoảng 30 chương trình, dự án, viện trợ phí dự án tổng giá
trị giải ngân đạt khoảng trên 1,8 triệu USD/ năm, chủ yếu trong các lĩnh vực phát triển

nông nghiệp, giáo dục và đào tạo, giải quyết các vấn đề xã hội
- Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trinhg NNCNC giai đoạn 2011 –
2016 là 22.575.980 triệu đồng, bao gồm:
+ Vốn huy động từ ngân sách Nhà nước: 330.212 triệu đồng, chiếm 1,46%
+ Vốn tín dụng: 1.663.557 triệu, chiếm 7,37%
+ Vốn của doanh nghiệp: 6.009.133 triệu, chiếm 26,62%
+ Vốn huy động đóng góp của nhân dân: 14.573.078 triệu, chiếm 64,55%
a. Diện tích, quy mô, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC:
- Về lĩnh vực trồng trọt: Đến cuối năm 2016 tỉnh Lâm Đồng có 49.089 ha/
278.882 ( 17,6%) đất canh tác sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Trong đó chủ yếu sản
xuất nông hộ: 42.878 ha (87,3%), doanh nghiệp: 5.535 ha ( 11,3%) và HTX: 676 ha
(1,37%)
+ 17.072 ha/19.479 ha rau (87,64%) canh tác; diện tích gieo trồng
55.580,8ha/61.813,9 ha(89,9%); sản lượng 1.939.471,4 tấn/2.145.462,1 tấn(90,4%);
diện tích chứng nhận Viet GAP, GlobalGAP 1.507,09 HA (7,7 diện tích canh tác)
+ 3.572 ha/3.812,4 ha hoa (93,7%) canh tác; diện tích gieo trồng 6.806
ha/8.387,2 ha (81,1%); sản lượng: 2.869.780 ngàn cành/ 2.994.007 ngàn cành (95,8%)
+ 105 ha/141 ha cây đặc sản (74,47%) diện tích canh tác; sản lượng 1.050
tấn/1.358,7 tấn (77,28%)
15


+ 5.854 ha/21.131,3 ha chè (27,7%) diện tích; sản lượng 80.199,8 tấn/227.719,9
tấn ( 35.22%); diện tích chứng nhận VietGAP, Global GAP 386,1 ha (37,07%) diện tích
+ Ngoài ra, còn 3.705 ha lúa sản xuất theo hướng VietGAP/22.158 ha (16,7%
diện tích canh tác); sản lượng 66.690 tấn/152.812,2 tấn ( 43,6%)
Đến nay, toàn tỉnh, hiện có 50.728 ha đất canh tác sản xuất nông nghiệp ứng dụng
CNC, chiếm 18,2% diện tích canh tác. Trong đó: 18.704 ha rau, 3.572 ha hoa và 112 ha
cây đặc sản; 5.854 ha chè; 18.781 ha cà phê ứng dụng CNC được chứng nhận 4C, UTZ,
Rainforest, áp dụng canh tác bền vững, ghép cải tạo, tưới tự động và tiết kiệm,.. 3.075

ha lúa sản xuất theo VietGAP cho năng suất cao, chất lượng cao
- Về liên kết sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
+ Toàn tỉnh có 2 liên hiệp hợp tác xã và 127 HTX nông nghiệp, với tổng quy mô
2.409 ha; trong đó có 64 HTC làm dịch vụ nông nghiệp, 54 HTX trồng trọt, 8 HTX
chăn nuôi, 1 HTX nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, có 11HTX sản xuất, chăn nuôi ứng
dụng công nghệ cao với tổng diện tích đạt 720 ha trên cây rau, hoa, chè, cà phê và quy
mô 2.060 con bò sữa. Toàn tỉnh có 947 trang trại với tổng quy moo.706,6 ha; trong đó
có 368 ha trang trại lĩnh vực trồng trọt, 534 trang trại chăn nuôi, 43 trang trại tổng hợp
và 02 trang trại chăn nuôi thủy sản. Diện tích sản xuất NNCNC của các trang trại đạt 56
ha. Nhiều mô hình liên kết có hiệu quả giữa nông dân với doanh nghiệp, các đơn vị
nghiên cứu như chăn nuôi bò sữa tại Đơn Dương, liên minh sản xuất cà phê tại Di Linh,
liên minh sản xuất rau an toàn tại thành phố Đà Lạt, liên minh sản xuất trong chăn nuôi
tại Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm
+ Toàn tỉnh có 54 chuỗi sản xuất rau, quả, chè với tỗng diện tích 3.473,08 ha, sản
lượng 279.626 tấn/ năm và 139.840 ngàn cành hoa các loại/năm; 04 chuỗi chăn nuôi với
quy mô tổng đàn 12.681 con heo; sản phẩm của các chuỗi được tiêu thụ thông qua hợp
đồng, trong đó 80% bán cho siêu thị, trung tâm thương mại, 20% bán cho chợ đầu mối.
Các sản phẩm sản xuất ứng dụng công nghệ cao luôn đảm bảo về an toàn thực phẩm, dư
lượng thuốc BVTV trong nông sản luôn ở mức an toàn.
- Về công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao:
+ Sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, màng phủ nông nghiệp, tưới tự động,
thủy canh: Diện tích canh tác trong nhà kính 3.791ha ( trong đó 50 ha nhà kính nhập
khẩu có giá trị trên 20 tỷ đồng/ha ), nhà lưới 709 ha, màng phủ nông nghiệp 7.443 ha,
tưới tự động 22.164,5 ha và 20 ha canh tác thủy canh.
+ Ứng dụng công nghệ mới: Hiện nay, có đén 90% giống rau, hoa trên địa bàn
tỉnh được nhập khẩu trên 20 quốc g ia trên thế giới. Lượng giống nhập khẩu tương
đương gần 3,6 tấn hạt giống rau và 95,4 triệu cây, hạt, củ giống hoa các loại
+ Công nghẹ sinh học: Công nghệ nhân giống in vitro đã tạo ra các loại cây
giống sạch bệnh có tính đồng nhất và ổn định về năng suất, chất lượng; hiện có 47 cơ sở

nuôi cấy mô thực vật ( trên 340 box cấy), hàng năm sản xuất trên 27 triệu cây giống gốc
cung cấp cho trên 200 vườn ươm sản xuất trên 2 tỷ cây giống thương phẩm. Trong canh
tác cây trồng, lượng thuốc BVTV chế phẩm sinh học được ứng dụng vào sản xuất trong
nông nghiệp công nghệ cao hàng năm trên 15%. Ngoài ra, công ty Đà Lạt-Hafarm đã sử
dụng thiên địch nhện bắt mồi Hypro; Nhện bắt mồi Amblyseius sp. Sử dụng tiêu diệt
côn trùng trên 30 ha cây hoa cúc; Công ty Huyền thoại toàn cầu nhập khẩu tuyến trùng
16


về nhân nuôi và sử dụng trừ ruồi nhuế hại cây hoa tiểu quỳnh (hàng năm sử dụng 1,5
ha)
+ Công nghệ ghép: Công nghệ này áp dụng thành công trên các giống cây họ cà;
đặc biệt cà chua 100% đã sử dụng giống ghép kháng bệnh héo xanh ( do vi khuẩn )để
sản xuất đại trà; các loại cây họ cà khác nhau nhu cà tím, ớt ngọt đang từng bước ứng
dụng công nghệ ghép trong sản xuất giống. Ứng dụng công nghệ ghép giúp giảm tỷ lệ
bệnh héo xanh trên cây họ cà rất tốt (>80%). Bên cạnh đó, công nghệ ghép được ứng
dụng trên các cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao hơn 30% so
với không ứng dụng công nghệ ghép
+ Công nghệ giá thể: Được ứng dụng vào sản xuất trên 2 tỷ cây giống thương
phẩm rau, hoa và các vườn ươm cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; bên cạnh đó,
toàn tỉnh hiện có 41 ha rau (chủ yếu là rau ăn lá, cây họ cà) và cây hoa canh tác trên giá
thể
+ Công nghệ phân loại, bảo quản sản phẩm: Nhập nội công nghệ phân loại sản
phẩm theo kích thước, màu sắc sản phẩm từ Dự án JICA hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng
(hiện công nghệ được đặt tại Công ty TNHH SX-TM-NS Phong Thúy); Công nghệ sơ
chế tập trung được các doanh nghiệp , HTX ứng dụng như Công ty TNHH Đà Lạt GAP,
HTX Anh Đào, Công ty An Phú Lacue;.. bên cạnh đó, một số cơ sở đang nghiên cứu,
chế tạo máy móc phân loại, sơ chế nông sản như Cơ sở nghiên cứu ứng dụng máy nông
nghiệp Hồng Chương,..
+ Công nghệ cảm biến tự động: Trong thời gian qua, các doanh nghiệp nước

ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc,Mỹ,… giời thiệu cho các doanh nghiệp và các cơ sở ứng
dụng công nghệ cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm, CO 2 cường độ ánh sáng trong canh tác
rau, hoa, cây đặc sản. Đến nay, tổng diện tích ứng dụng công nghệ cảm biến đạt 50 ha
và đã có doanh nghiệp (công ty TNHH Mimosa Technology) phân phối công nghệ phần
mềm quản lý cảm biến tự động trên địa bàn tỉnh
+ Công nghệ khác: Khâu gieo ươm giống rau, hoa đã được cơ giới hóa từ khâu
rửa vỉ, đóng giá thể vào vỉ và gieo hạt bằng máy cho năng suất lao động tăng gấp 5-7
lần so với làm thủ công, Công nghệ màng bao phủ nhà kính bằng plastic 3-5 lớp có 7
lần so với làm thủ công. Công nghệ màng bao phủ nhà kính bằng plastic 3-5 lớp có tác
dụng chống tia UV (tia cực tím), khuếch tán ánh sáng, chống bám bụi và độ bền cao (57 năm). Nhiều loại phân bón thế hệ mới ( công nghệ Nano, công nghệ sinh học, công
nghệ vi sinh,…) được ứng dụng trong canh tác thủy canh, trồng trên giá thể nâng cao
chất lượng sản phẩm
b. Các sản phẩm chính và thương hiệu sản phẩm nông sản đã xây dựng giai
đoạn 2011-2016
- Từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn Lâm Đồng đã có 19 nhãn hiệu chứng nhận
gồm: trà B’Lao, rau Đà Lạt, hoa Đà Lạt, cà phê Di Linh, dứa Cayene Đơn Dương, cà
phê Arabica Langbiang, sầu riêng Đạ Huoai, diệp hạ châu Cát Tiên, gạo nếp quýt Đạ
Tèh, mác mác Đơn Dương, tơ lụa Bảo Lộc, cà phê Cầu Đất Đà Lạt, lúa gạo Cát Tiên,
bánh tráng Lạc Lâm, mây tre đan Madaguoi
- Trong chương trình hỗ trợ của Jica, đến nay, dự án đã hoàn thành việc xây dựng
nội dung, logo, hình ảnh để đăng ký thương hiệu nông sản Đà Lạt “ Đà Lạt, kết tinh kỳ
diệu từ đất lành) với những sản phẩm chính gồm: Rau, hoa, cà phê arabica
17


- Về xây dựng và phát triển các mô hình du lịch canh nông, UBND tỉnh Lâm
Đồng ban hành Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 10/12/20105 phê duyệt Đề án thí
điểm xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để xây dựng một số
mô hình: đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác tổ chứ, quản lý mô hình du
lịch cho các đơn vị, hộ nông dân. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng các mô hình du

lịch nông nghiệp tiêu biểu:
+ Mô hình du lịch nông nghiệp tại khu phố Hồ Xuân Hương-tp. Đà Lạt: Hiện
nay đã có 5 đơn vị tham gia mô hình bao gồm Vườn lan Ysa Orchid, vườn ươm Ông
Phan, vườn dâu Thanh Trung, Vườn dâu Bà Vai, HTX Xuân Hương
+ Mô hình du lịch nông nghiệp công nghệ cao Trại Mát – TP. Đà Lạt: Hiện đã
có công ty TNHH Linh Ngọc, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc trời tham gia vào mô
hình
+ Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở đã và đang thực hiện mô hình du lịch
nông nghiệp cho hiệu quả như: Công ty CP CN sinh học rùng hoa Đà Lạt; Công ty
TNHH Đà Lạt Rau Thủy Canh, Công ty TNHH Đà Lạt GAP, Công ty cổ phần chè Cầu
Đất,…
c. Hoạt động của Khu và Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng theo Quyết định 575/QĐTTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, diện tích 221,32 ha: Trong thời gian
qua, chủ yếu thực hiện công tác kiểm kê tài nguyên rừng khu vực dự án; đo đạc phạm
vi, ranh giới đất xây dựng, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông
nghiệp phục vụ cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực dự án; khai toán
tổng thể và chi tiết bồi thường, xin ý kiến Bộ tài nguyên và Môi trường về việc thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường Đề án,… Đến nay, đã có một số doanh
nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất rau, hoa vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao Lâm Đồng như: Dalat Hasfarm, tập đoàn PAN. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp
nào thực hiện dự án đầu tư, do việc giải phóng mặt bằng đòi hỏi kinh phí lớn, một phần
diện tích đất thuộc đất lâm nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư.
- Khu Công nghiệp- nông nghiệp Tân Phú huyện Đức Trọng theo Quyết định số
704/QĐ- TTg ngày 12/5/2014 và văn bản số 1349/TTg-KTN ngày 12/8/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về việc điều chỉnh các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng. Quy mô diện
tích 316,8 ha, hiện tại đang làm thủ tục giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên Khu Công
Nghiệp nông nghiệp Tân Phú vẫn thuộc danh mục quy hoạch phát triển công nghiệp của
cả nước và quy hoạch sử dụng đất thuộc quy hoạch phát triển công nghiệp. Do đó, việc
triển khai Khu Công nghiệp-nông nghiệp Tân Phú đang trong giai đoạn dự kiến quy
hoạch cơ sở hạ tầng, kêu gọi các nhà đầu tư.

- Triển khai quy hoạch 7 khu nông nghiệp công nghệ cao tập trung với tổng diện
tích 1.918 ha gồm:
+ Khu sản xuất NNCNC Phú Hội (cạnh KCN Phú Hội)- Đức Trọng, diện tích
100ha
+ Khu sản xuất NNCNC thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng:300ha
+ Khu sản xuất NNCNC thôn 2 xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà : 100ha
+ Khu sản xuất NNCNC thôn R’lơm , xã Tu Tra, huyện Đơn Dương: 400ha
+ Khu sản xuất NNCNC Ấp Lát, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương: 346 ha
18


+ Khu sản xuất NNCNC Đạ Đeum II, xã Đạ Sar huyện Lạc Dương: 172ha
+ Khu sản xuất NNCNC Vineco xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương: 500ha
- Quy hoạch, xây dựng để công nhận 17 vùng sản xuất trồng trọt ứng dụng công
nghệ cao với diện tich 3.961,12 ha và 31.000-32.000 con bò sữa; trong đó:
+ 05 vùng/837,42 ha sản xuất rau ( tại Đà Lạt 01 vùng/100ha; Đơn Dương 02
vùng/400ha; Lạc Dương 01 vùng/100ha; Đức Trọng 01 vùng/237,42 ha)
+ 03 vùng/180,22 ha sản xuất hoa ( tại Đà Lạt 02 vùng/100 ha và Đức Trọng 01
vùng/80,22 ha)
+ 04 vùng/1.443,48 ha sản xuất cà phê ( tại Lâm Hà 01 vùng/300ha; Di Linh 02
vùng/843,48 ha và Bảo Lâm 01 vùng/300ha)
+ 02 vùng/600 ha sản xuất chè (tại Bảo Lộc 01 vùng/300ha; Bảo Lâm 01
vùng/300ha)
+ 01 vùng/300ha sản xuất sầu riêng ứng dụng CNC tại Đạ Huoai
+ 02 vùng/600 ha sản xuất lúa ( tại Đạ Tèh, Cát Tiên)
Đến nay đã có 13/17 vùng (trong đó có 05 vùng rau, 02 vùng hoa, 03 vùng cà
phê, 01 vùng chè, 01 vùng CAQ, 01 vùng lúa,) đã được Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm
định. Trong đó, Làng hoa Thái Phiên, phường 12, Đà Lạt đã được UBND tỉnh công
nhận tại Quyết định số 1799/QD-UBND ngày 11/8/2017 là vùng sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao

Kế hoạch trong năm 2017, hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng các mô hình
ứng dụng công nghệ cao, gắn với ứng dụng công nghệ tự động hóa, bảo quản sau thu
hoạch, xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm để hoàn thiện các tiêu chí
vùng; phấn đấu trong năm 2017 có 03-05 vùng sản xuất NNCNC trên cây rau, hoa, chè
được UBND tỉnh công nhận; đến năm 2020 có 50% vùng sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao được công nhận
5.2. Một số khó khăn, hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện cũng còn nhiều khó
khăn, tồn tại hạn chế như sau:
Tuy đã quy hoạch được các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tuy nhiên, ngoài khu Ấp Lát, Đạ Đum xã Đa Sar, huyện Lạc Dương trước đây có chủ
trương giải phóng mặt bằng, thuê đất của dân để cho các doanh nghiệp thuê lại và đang
xin chủ trương của Chính phủ để xây dựng khu công nghiệp nông nghiệp Tân phú, thì
các khu Nông nghiệp công nghệ cao của tình Lâm Đồng đất đai đang thuộc quyền sử
dụng với các hộ dân, nên gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng thu hút đầu tư đối
với các doanh nghiệp
Về giống cây trồng: Hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển các loại giống mới
(đặc biệt là giống rau hoa, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu) chưa có đáp ứng
được yêu cầu (thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng nhập khẩu trên 90% các loại giống mới về
rau, hoa) Do đó chưa có chủ động trong việc phát triển sản xuất gắn với thị trường
Tuy đã có hạn mức vốn cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên việc
tiếp cận vốn có nhiều khó khăn. Đặc biệt ở nội dung về thế chấp, xác nhận tài sản đầu tư
cho Nông nghiệp
6. Đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC ở
tỉnh Bình
19


6.1. Một số căn cứ pháp lý đề xuất giải pháp
- Chỉ thị 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư về đẩy mạnh phát

triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước;
- Luật Công nghệ cao ngày 13/11/2008;
- Quyết định số: 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
- Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh
mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
6.2. Giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở
tỉnh Bình Dương
Căn cứ đặc điểm tự nhiên - xã hội của tỉnh Bình Dương; cùng với những kiến
thức có được thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu mô hình phát triển nông nghiệp công
nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng, để ứng dụng một cách có hiệu quả và mang lại lợi ích kinh
tế cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương, tôi xin đề xuất một số giải
pháp như sau:
Thứ nhất: Xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ
cao vào sản xuất nông nghiệp
Trong xây dựng kế hoạch cần lựa chọn, xác định để tập trung đầu tư vào các lĩnh
vực nghiên cứu, ứng dụng, nhân rộng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp phù
hợp với điều kiện, tình hình thực tế của tỉnh; Ưu tiên các nhiệm vụ gắn với chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, sử dụng tiết kiệm nước nhằm thích ứng với tình hình hạn hán đang
diễn ra ngày càng nghiêm trọng và các nhiệm vụ phục vụ cho việc hình thành vùng sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch của tỉnh.
Thứ hai: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và lồng ghép chương trình phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh với các nhiệm vụ phát triển của ngành,
địa phương
Thứ ba: Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý trong việc kiểm soát quy chuẩn

chất lượng các sản phẩm nông nghiệp được minh bạch, tin cậy và khuyến khích đầu tư,
sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sạch với đặc thù giá thành cao; xử lý
nghiêm minh các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài
ra, cần phải quan tâm việc dự báo để cung cấp thông tin thường xuyên về cung, cầu, giá
cả thị trường, giúp người nông dân đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm...
Thứ tư: cần phải có đột phá trong cơ chế đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp
công nghệ cao, nhất là tín dụng cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo
quản, chế biến nông sản sạch.
- Ưu tiên tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ đã được
Trung ương phân bổ cho tỉnh để triển khai các dự án đầu tư Dự án đầu tư trang thiết bị
phân tích kiểm nghiệm, thiết bị công nghệ thông tin của Trung tâm thông tin - ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh Bình Dương;
20


- Tranh thủ đa dạng hóa các nguồn vốn để đầu tư mới và nâng cấp hiện đại hóa
các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các trung tâm, đơn vị trực thuộc của ngành
nông nghiệp.
Thứ năm: Đầu tư, phát triển tiềm lực và năng lực ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp:
- Có chính sách ưu đãi (về đất đai, chính sách hỗ trợ khác…) nhằm thu hút, mời
gọi các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước thành lập các chi nhánh,
các tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm về công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại
tỉnh; Tuyển chọn, xác định doanh nghiệp nông nghiệp có tiềm năng tại tỉnh để tập trung
hỗ trợ toàn diện về khoa học và công nghệ, như: đăng ký sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng
hóa, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, Giao quyền sử dụng hoặc quyền sở
hữu kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước để ươm tạo,
thành lập tại tỉnh từ 2-3 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ đại học và sau đại
học về các chuyên ngành có liên quan đến công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp;

Mở các lớp đào tạo, tập huấn về IPM, ICM và áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGAP cho các hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và
cán bộ chỉ đạo trực tiếp sản xuất trên địa bàn các xã, huyện của tỉnh; Tổ chức tham
quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác có vùng nông nghiệp công nghệ cao
về kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, sơ chế và kinh doanh sản phẩm; kinh nghiệm quản
lý, giám sát sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và cấp chứng nhận sản phẩm an
toàn.
Tóm lại: Để nông nghiệp thực sự là một thế mạnh của Bình Dương trong bối cảnh
hội nhập, có thương hiệu mạnh và đủ sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế
cần phải tiến hành đầu tư mạnh mẽ và bài bản cho sản xuất nông nghiệp, mở rộng và
phát triển hơn nữa các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo và hỗ
trợ người nông dân trong sản xuất với sự đồng hành của mô hình liên kết 4 nhà: Nhà
nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và nhà nông sẽ là hướng đi đột phá của nông
nghiệp Bình Dương trong thời đại mới.
III. Kết luận
Thời gian nghiên cứu 3 ngày là quá ít để có thể hiểu rõ về một miền đất Nam Tây
Nguyên trù phú, năng động và phát triển; về một thành phố đầy mộng mơ hay những
con người thân thiện, dễ mễn. Nhưng 3 ngày lại vừa đủ để tập thể lớp Trung cấp Lý luận
Chính trị - Hành chính tập trung K65 nói chung, tổ 3 nói riêng hiểu và xích lại gần nhau
hơn. Thời gian rồi cũng sẽ trôi đi, mỗi học viên của lớp K65 rồi cũng sẽ lại trở về với
công việc hàng ngày của mình, khoảnh khắc có thể tan biến nhưng những kiến thức đã
được học, tình bạn tri kỷ và những kí ức về nhau của tập thể lớp LLCT-HC K65 nói
chung, tổ 3 nói riêng trong thời gian gần 8 tháng học tập và sinh hoạt bên nhau sẽ là mãi
mãi. Chúng em vô cùng biết ơn các thầy, cô ở Trường Chính trị tỉnh Bình Dương đã
quan tâm, giảng dạy, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để chúng tôi được tham gia
và hoàn thành khóa học cũng như có được một chuyến đi nghiên cứu thực tế đầy ý
nghĩa này.
Sau thời gian gần 8 tháng học tập và qua chuyến lần đi này, tập thể tổ 3 lớp K65
thật sự cảm thấy mình đã học hỏi được rất nhiều, ngày càng trưởng thành hơn trong suy
21



nghĩ và hành động,... Chuyến đi nghiên cứu thực tế cũng đã trang bị cho tôi nhiều điều
bổ ích về công tác tổ chức, công tác quản lý, về các mô hình phát triển kinh tế của thành
phố Đà lạt nói riêng và của tỉnh Lâm Đồng nói chung, đã cho tôi được trãi nghiệm với
thực tiễn nhiều hơn. Từ những trải nghiệm đó và những hiểu biết về lý luận được học tại
trường tôi hi vọng rằng những giải pháp, đề xuất phát triển nông nghiệp công nghệ cao
trên địa bàn tỉnh Bình Dương của chúng tôi thực sự có giá trị, có chất lượng có thể áp
dụng vào thực tiễn cơ sở nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.
Trên đây là báo cáo kết quả chuyến đi nghiên cứu thực tế tại thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng. Tập thể tổ 3 lớp K65 xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường,
các thầy, cô giáo ở trường Chính trị, các thầy cô tham gia giảng dạy đã giúp cho chúng
tôi hoàn thành chương trình khóa học này./.
Tập thể Tổ 3 - K65

22



×