Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học cho đề xuất một số giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 79 trang )



1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



MẠC VĂN XUYÊN



NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PCCCR TẠI THÀNH
PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP



Thái Nguyên, năm 2012


2


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn…………………………………………………………………… i
Chữ viết tắt
………………………………………………………………… ii
Danh mục các
biểu……………………………………………………………iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ………….1
Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1.Trên thế giới 4
1.2. Ở Việt Nam 11
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 20
2.1.1. Mục tiêu chung 20
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 20
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu 20
2.3. Giới hạn nghiên cứu 20
2.4. Nội dung nghiên cứu 20
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 21
2.5.1. Phƣơng pháp luận 21
2.5.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 22
2.5.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 25
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC 26
3.1. Vị trí địa lý 26
3.2. Địa hình 26
3.3. Khí hậu: 26
3.4. Sông ngòi và chế độ thuỷ triều: 27
3.5. Tài nguyên thiên nhiên: 28
3.6. Dân số 30

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1. Đặc điểm rừng và tình hình cháy rừng tại thành phố Hạ Long 31
4.1.1. Diện tích và sự phân bố các loại rừng … 31
4.1.2. Một số đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng chủ yếu …………………… 32
4.1.3. Tình hình cháy rừng tại thành phố Hạ Long 37
4.2. Đặc điểm một số nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến cháy rừng tại thành phố
Hạ Long - Quảng Ninh 38
4.2.1. Đặc điểm VLC 38
4.2.2. Ảnh hƣởng của tốc độ gió đến khả năng cháy rừng 44
4.2.3. Đặc điểm của độ dốc 46


3

4.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý cháy rừng tại thành phố Hạ Long 50
4.3.1. Công tác tổ chức lực lƣợng PCCCR 50
4.3.2. Công tác giáo dục tuyên truyền 50
4.3.3. Công trình PCCCR. 52
4.3.4. Trang thiết bị PCCCR 54
4.3.5. Công tác PCCCR ở các hộ gia đình…………………………………… 54
4.3.6. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác PCCCR ở địa phƣơng…… 55
4.3.6.1. Thuận lợi………………………………………………………………55
4.3.6.2. Khó khăn………………………………………………………………56
4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý cháy rừng cho thành phố Hạ Long …… 57
4.4.1. Giải pháp về tổ chức - thể chế 58
4.4.2. Giải pháp kỹ thuật 59
4.4.3. Giải pháp về kinh tế - xã hội 67
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 69
Kết luận 69
Tồn tại 71

Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



4

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy: “Rừng là vàng nếu mình biết bảo
vệ, xây dựng thì rừng rất quý”. Không những rừng là vàng mà trong tình hình
biến đổi khí hậu hiện nay rừng trở nên quan trọng hơn trong việc ứng phó
việc nhiệt độ trái đất tăng lên, ô nhiễm môi trƣờng càng nhiều.
Thật vậy, rừng là một nguồn tài nguyên quan trọng đối với Việt Nam cũng
nhƣ bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Ngoài giá trị kinh tế cao, rừng còn đóng
vai trò quan trọng về môi trƣờng sinh thái. Trong những năm vừa qua những
hoạt động của con ngƣời: khai thác cạn kiệt, phát nƣơng làm rẫy, chuyển đổi
mục đích sử dụng đất tràn lan đã làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm
nghiêm trọng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đây là nguyên nhân gây nên
những biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng.
Rừng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và môi trƣờng sinh thái: giữ
đất, giữ nƣớc, chống xói mòn rửa trôi Bảo vệ nguồn nƣớc cho sinh hoạt, cho
các hoạt động công nghiệp, tạo không khí trong lành cho sự sống của con
ngƣời, góp phần hạn chế thiên tai lũ lụt Rừng cung cấp nguyên, vật liệu cho
các ngành: chế biến lâm sản, ngành xây dựng, công nghiệp khai thác than,
hoạt động du lịch, cung cấp các lâm sản quý Đặc biệt rừng có vai trò quan
trọng trong chiến lƣợc thế trận quốc phòng toàn dân góp phần đảm bảo ổn
định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Với ý nghĩa to lớn của rừng nhƣ vậy
nhƣng thực tế hiện nay nguy cơ mất rừng (đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng
đặc dụng) đang xảy ra ngày càng nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân mất rừng

trong đó có nguyên nhân do cháy rừng, công tác PCCCR đã và đang đƣợc
quan tâm nhƣng vẫn còn rất hạn chế, nhiều nơi còn chƣa thực hiện đƣợc.
Trong vài thập kỷ gần đây, biến đổi khí hậu với những đợt nóng hạn kéo
dài bất thƣờng đã làm cho cháy rừng trở thành thảm hoạ ngày càng nghiêm
trọng. Theo số liệu của Cục kiểm lâm, ở Việt Nam bình quân mỗi năm xẩy ra
hàng trăm vụ cháy rừng và diện tích bị thiệt hại là hàng nghìn ha, trong đó
chủ yếu là: rừng trồng tập trung các loài cây dễ cháy, rừng non, rừng phục


5

hồi, rừng tre nứa….Về kinh tế thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, còn môi trƣờng
ngày càng ô nhiễm, làm tăng lũ lụt ở vùng hạ lƣu, giảm tính đa dạng sinh học,
phá vỡ cảnh quan, tác động xấu đến an ninh quốc phòng…
Nhận thức đƣợc vấn đề đó, trong những năm gần đây Đảng và Chính phủ
Việt Nam đã rất quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc biệt là phòng
cháy chữa cháy rừng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng
gây ra. Tuy nhiên kết quả vẫn chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, cháy rừng vẫn
thƣờng xuyên xảy ra: do việc chấp hành các quy định của các chủ rừng chƣa
thực sự đƣợc quan tâm. Việc đầu tƣ xây dựng các công trình PCCCR của các
chủ rừng chƣa đảm bảo theo quy định, một số địa phƣơng chƣa thực sự quan
tâm đến công tác PCCCR, ý thức của ngƣời dân sống ở ven rừng và trong
rừng đối với công tác PCCCR chƣa cao. Công tác PCCCR là một việc phải
đƣợc áp dụng đồng bộ và phải đƣợc các cấp các nghành quan tâm, ngƣời dân
hƣởng ứng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các chủ rừng đòi hỏi phải nắm
đƣợc đầy đủ những quy định pháp luật và những biện pháp cụ thể liên quan
đến phòng cháy, chữa cháy rừng, vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh
cụ thể của từng địa phƣơng.
Quảng Ninh là một tỉnh đặc thù có trên 70% diện tích đất lâm nghiệp những
năm vừa qua đã triển khai đồng loạt các dự án trồng rừng tập trung với một số

loài cây dễ cháy nhƣ: Thông, Quế, Hồi Một số diện tích rừng tự nhiên là
rừng tre nứa xen gỗ cộng với sự biến đổi khắc nghiệt của khí hậu thời tiết, có
nhiều đợt nắng nóng kéo dài, phong tục tập quán đốt nƣơng làm rẫy, đốt đồng
cỏ để chăn thả trâu, bò, đốt ong đã làm cho nguy cơ cháy rừng trên địa bàn
luôn ở mức báo động. Theo số liệu theo dõi tổng hợp từ Chi cục kiểm lâm
tỉnh Quảng Ninh từ 2005 – 2010 trên địa bản tỉnh đã xảy ra 200 vụ cháy rừng
thiệt hại 919 ha chủ yếu là rừng trồng tập trung thuần loài, trong đó địa bàn
thƣờng xuyên xảy ra cháy là địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
Từ những thực tế trên cho thấy mặc dù đã đƣợc quan tâm thƣờng xuyên
hơn nhƣng cháy rừng vẫn xảy ra nhiều trong cả nƣớc cũng nhƣ tỉnh Quảng


6

Ninh. Một trong những nguyên nhân cháy rừng vẫn xảy ra là do còn thiếu
những nghiên cứu cơ sở lý luận và những giải pháp cho công tác PCCCR.
Xuất phát từ những thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu cơ sở
khoa học cho đề xuất một số giải pháp PCCCR tại thành phố Hạ Long tỉnh
Quảng Ninh” nhằm góp phần khắc phục những tồn tại trong công tác
PCCCR tại địa phƣơng cũng nhƣng nâng cao hơn nữa công tác PCCCR trên
địa bàn.





















7

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Trên thế giới
Nhiều công trình PCCCR trên thế giới đƣợc các nhà khoa học tiến hành từ
đầu thế kỷ XX chủ yếu ở các nƣớc có nền công nghiệp rừng phát triển nhƣ:
Mỹ, Nga, Đức, Thuỵ Điển, Canada, Pháp, Úc…Sau này đƣợc tiến hành
nghiên cứu ở tất cả các nƣớc có hoạt động lâm nghiệp. Đến nay những nghiên
cứu PCCCR có thể chia 5 lĩnh vực: bản chất của cháy rừng, phƣơng pháp dự
báo nguy cơ cháy rừng, các công trình phòng cháy chữa cháy rừng, phƣơng
pháp chữa cháy rừng và phƣơng tiện chữa cháy rừng
Khi nghiên cứu về các biện pháp PCCCR ngƣời ta chủ yếu hƣớng vào làm
suy giảm 3 thành phần của tam giác lửa. Những công trình nghiên cứu của
Mỹ, Nga, Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc về phòng cháy chữa cháy
rừng, phƣơng pháp dự báo cháy rừng đều dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa các
yếu tố khí tƣợng với nguồn vật liệu cháy hoặc giữa các yếu tố khí tƣợng với
số vụ cháy xảy ra trong nhiều năm. Các nghiên cứu chủ yếu hƣớng vào làm
suy giảm 3 thành phần của tam giác lửa: (1) - Giảm nguồn lửa bằng cách
tuyên truyền vận động không mang lửa vào rừng, dập tắt than sau khi dùng

lửa (2) - Giảm khối lƣợng vật liệu cháy bằng cách đốt trƣớc một phần vật
liệu cháy, hoặc đốt đón đầu để cô lập đám cháy; (3) - Giảm khả năng cung
cấp oxi cho đám cháy bằng cách dùng chất dập lửa (Hóa chất, cát, nƣớc,
đất ) để ngăn vật liệu cháy tiếp xúc với oxi. Các chất dập cháy cũng có tác
dụng làm giảm nhiệt độ để làm giảm hoặc ngƣng hản quá trình cháy.
Các nhà khoa học đã phân biệt có 3 loại cháy rừng: (1) Cháy dƣới tán cây
hay cháy mặt đất rừng là trƣờng hợp chỉ cháy một phần hay toàn bộ lớp cây
bụi, cỏ khô và cành rơi lá rụng trên mặt đất; (2) Cháy tán rừng (cháy ngọn
cây) là trƣờng hợp lửa lan tràn từ tán cây này sang tán cây khác; (3) Cháy
ngầm (cháy dƣới mặt đất) là trƣờng hợp xảy ra khi lửa lan tràn chậm, âm ỉ
dƣới mặt đất trong lớp thảm mục dày hoặc than bùn. Trong một đám cháy có


8

thể xảy ra đồng thời cả 2,3 loại cháy rừng trên. Tuỳ theo loại cháy rừng mà
ngƣời ta đƣa ra những biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng khác nhau.
Năm 1904, Dulop - nhà khoa học ngƣời Đức đã nghiên cứu sự thay đổi
hàm lƣợng nƣớc của lá khô theo độ ẩm không khí làm cơ sở để xác định khả
năng bắt lửa của lớp thảm mục trong rừng [13]. Để xác định mối quan hệ này,
tác giả đã sử dụng lá của một số loài cây nhƣ: Sơn mao tử, Bạch đàn, Phong,
Đƣờng tế, Dẻ và cây Hoa để ở nhiệt độ 26.7
0
C trong thời gian 24 giờ. Hàm
lƣợng nƣớc chứa trong lá khô đƣợc xác định và biểu diễn trên đồ thị theo
những sự thay đổi của độ ẩm không khí.
Năm 1918, Weitmann đã xác định đƣợc mối quan hệ chặt chẽ giữa hàm
lƣợng nƣớc của vật liệu cháy là thảm khô, thảm mục và cỏ dại với khả năng
phát sinh cháy rừng. Ông nghiên cứu thấy rằng giữa độ ẩm nhỏ nhất của VLC
và nhiệt độ trong ngày có quan hệ chặt chẽ với nhau, để từ đó đƣa ra đƣợc

mối quan hệ giữa hàm lƣợng nƣớc của VLC với khả năng cháy rừng để dự
báo nguy cơ cháy rừng nhƣ bảng 1.1 [4].
Bảng 1.1: Hàm lƣợng nƣớc của VLC với mức độ nguy hiểm của cháy
rừng
Cấp
cháy
Hàm lƣợng nƣớc của VLC
(%)
Mức nguy hiểm của cháy
rừng
I
> 25
Không phát sinh
II
15 – 25
Khó phát sinh
III
13 – 15
Dễ phát sinh
IV
10 – 13
Nguy hiểm
V
< 10
Cực kỳ nguy hiểm
Ở Nga cũng có nhiều công trình nghiên cứu về dự báo cháy rừng, trong đó
phải kể đến công trình của giáo sƣ V.G. Nesterov (1929-1940) nghiên cứu về
của một số yếu tố khí tƣợng ảnh hƣởng đến mức độ nguy hiểm cháy rừng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng: nơi nào có nhiệt độ không khí càng cao, độ ẩm không
khí thấp, số ngày không mƣa kéo dài thì vật liệu cháy càng khô và càng dễ



9

phát sinh đám cháy. Trên cơ sở phân tích trên ông đã đƣa ra chỉ tiêu khí tƣợng
tổng hợp để đánh mức độ nguy hiểm cháy rừng theo công thức:

Trong đó:
P: Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh nguy cơ cháy rừng của một ngày nào đó
t
i13
: Nhiệt độ không khí lúc 13h ngày thứ i (
0
C)
d
i13
: Độ chênh lệch bão hòa độ ẩm không khí tại thời điểm 13h ngày
thứ i (mb)
n: Số ngày không mƣa hoặc có mƣa nhỏ hơn 3mm kể từ ngày cuối cùng
có lƣợng mƣa lớn hơn 3mm.
Từ chỉ tiêu P xây dựng đƣợc các cấp dự báo mức độ nguy hiểm cháy rừng
cho từng địa phƣơng khác nhau.
Đến năm 1968, trung tâm khí tƣợng thủy văn quốc gia Liên Xô [8] đã cải
tiến công thức của Nesterov cho phù hợp hơn, công thức sau:

Trong đó:
K: Hệ số điều chỉnh lƣợng mƣa đƣợc xác định nhƣ sau:
Lƣợng mƣa
(mm)
0

0.1-
0.9
1 - 2.9
3 - 5.9
6 - 14.9
15 - 19.9
> 20
Hệ số K
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0.1
0
D
i
: Là nhiệt độ điểm sƣơng (
0
C)
Các chỉ tiêu đƣợc ký hiệu nhƣ ở công thức 1.1.
Thực tế, nhiệt độ điểm sƣơng phụ thuộc vào độ chênh lệch bão hòa của độ
ẩm không khí nên về bản chất 2 công thức (1.1) và (1.2) là giống nhau. Tuy
nhiên hạn chế của phƣơng pháp này là chƣa tính đến tốc độ gió và đặc điểm
vật liệu cháy. Với hệ số K xác định lƣợng mƣa ngày và áp dụng công thức


10

(1.2), tính đƣợc chỉ tiêu P, từ đó phân mức nguy hiểm của cháy rừng thành 5

cấp nhƣ bảng 1.2.
Bảng 1.2: Phân cấp mức độ nguy hiểm của cháy rừng theo chỉ tiêu P
Cấp cháy
Chỉ tiêu tổng hợp P
Mức độ nguy hiểm
của cháy rừng
Theo Nesterov
Theo ΓMЦ
I
≤ 300
≤ 200
Không nguy hiểm
II
301 - 500
201 – 450
Ít nguy hiểm
III
501 - 1000
451 – 900
Nguy hiểm
IV
1001 - 4000
901 – 2000
Rất nguy hiểm
V
> 4000
> 2000
Cực kỳ nguy hiểm
- Năm 1979, Trabaud [8] tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về cháy rừng
ở miền nam nƣớc Pháp và đã kết luận rằng: tốc độ cháy lan của ngọn lửa ở

một đám cháy nhỏ phụ thuộc vào tốc độ gió, chiều cao thực bì của VLC theo
công thức:
V
p
= 0.066 × U
v
0.439
× H
0.345
với r = 0.84 (1.3)
Trong đó: V
p
: Là tốc độ cháy lan (cm/s)
U
v
: Tốc độ gió trung bình (cm/s)
H: Chiều cao thực bì (cm)
Theo công thức (1.3), khi tốc độ gió càng lớn thì lửa cháy lan càng nhanh,
chiều cao thực bì có liên quan đến sinh khối của VLC cũng nhƣ tốc độ cháy
của ngọn lửa.
Cũng theo Trabaud, độ ẩm VLC càng cao, mức độ cháy lan càng giảm thể
hiện bằng công thức
V
p
= với r = 0.88 (1.4)
Trong đó: T
e
- Hàm lƣợng nƣớc tính theo trọng lƣợng tƣơi của vật liệu
Công trình nghiên cứu của ông còn chỉ ra rằng chiều cao của ngọn lửa tỷ lệ
thuận với tốc độ cháy lan và chiều cao thực bì đƣợc tính theo công thức:

L
f
= 12.33 × V
p
0.428
× H
0.477
với r = 0.83 (1.5)


11

Trong đó: L
f
- Chiều cao ngọn lửa (cm)
Ở Thụy Điển dự báo cháy rừng dựa trên cơ sở chỉ số Angstrom [4]:
I = (1.6)
Trong đó: I - Là chỉ số Angstrom để xác định khả năng cháy rừng
R - Độ ẩm không khí thấp nhất trong ngày (%)
T - Nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày (
0
C)
Sau khi tính đƣợc chỉ số I theo công thức trên, tiến hành phân mức nguy
cơ cháy rừng theo các cấp nhƣ bảng 1.3.
Bảng 1.3: Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo chỉ số Angstrom
Cấp cháy
Chỉ số I
Mức nguy cơ cháy rừng
I
I > 4.0

Không có khả năng cháy
II
2.5 ≤ I < 4.0
Ít có khả năng cháy
III
2.0 ≤ I < 2.5
Khả năng cháy rừng trung bình
IV
I < 2.0
Có nhiều khả năng cháy rừng
Phƣơng pháp dự báo này không tính đến ảnh hƣởng của các nhân tố khí
tƣợng: nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, lƣợng mƣa, thời gian mƣa và gió
nên chƣa phản ánh rõ nét mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí, độ ẩm không
khí với vật liệu cháy và ảnh hƣởng đến cháy rừng.
Tuy nhiên, đây là phƣơng pháp đơn giản, dễ tính toán nên phƣơng pháp dự
báo cháy rừng theo chỉ số Angstrom vẫn đƣợc áp dụng rộng rãi ở Bồ Đào Nha
và nhiều nƣớc thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha.
Theo nghiên cứu của Byram [8], [16], khối lƣợng vật liệu cháy ảnh hƣởng
đến cƣờng độ đám cháy thể hiện qua công thức:
I = (1.7)
Trong đó: I - Cƣờng độ cháy (KW/m)
H - Nhiệt lƣợng cháy của vật liệu cháy (KJ/kg)
W - Khối lƣợng vật liệu cháy có sẵn (tấn/ha)
R - Tốc độ cháy lan của ngọn lửa phía trƣớc (m/phút)


12

Cƣờng độ cháy đƣợc chia thành 4 cấp theo bảng 1.4.
Bảng 1.4: Phân cấp cƣờng độ cháy theo Byram

Cấp
Cƣờng độ cháy (KW/m)
Chiều cao ngọn lửa lớn nhất
(m)
Thấp
I < 500
1.5
Trung bình
500 < I < 3.000
6
Cao
3.000 < I < 7.000
15
Rất cao
I > 7.000
>15
Qua nghiên cứu các khu vực bị cháy ở Trung Quốc, Yangmei [8] đã đƣa
ra phƣơng pháp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu khả năng bén lửa với trình tự
nhƣ sau:
- Dựa vào mối quan hệ của mức độ bén lửa của vật liệu cháy với các yếu
tố về: nhiệt độ không khí cao nhất (T
14
), độ ẩm tƣơng đối không khí nhỏ nhất
trong ngày (R
14
), số giờ nắng (m), lƣợng bốc hơi (M).
- Sau đó căn cứ vào trị số của cƣờng độ cháy trung bình (I) để đánh giá
mức độ nguy hiểm của cháy rừng với 5 cấp: không cháy, khó cháy, có thể
cháy, dễ cháy và cháy mạnh.
Phƣơng pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu bén lửa của

Yangmei cũng đã tính tới tác động tổng hợp của các nhân tố khí tƣợng có ảnh
hƣởng quan trọng tới khả năng phát sinh và phát triển của cháy rừng trong
những ngày tháng dễ xảy ra cháy rừng một cách định lƣợng nhƣng phƣơng
pháp này còn chƣa đề cập tới sự ảnh hƣởng của gió cũng nhƣ độ ẩm của vật
liệu cháy đến tốc độ của đám cháy. Vì vậy, mức độ chính xác còn có những
hạn chế nhất định, nếu tính đƣợc cả thì phƣơng pháp này sẽ chính xác hơn.
Cho đến những năm đầu của thế kỷ XX, nhiều chuyên gia về lửa rừng ở
các nƣớc trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng các công trình
nhằm hạn chế tác hại của lửa rừng nhƣ: làm đƣờng băng trắng, đƣờng băng
xanh cản lửa; đốt trƣớc vật liệu cháy có kiểm soát ở những nơi có nguy cơ
cháy rừng cao…nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại mà lửa rừng gây ra cho


13

nền kinh tế cũng nhƣ môi trƣờng sinh thái và tính đa dạng sinh học trong mỗi
hệ sinh thái rừng.
Đến những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây ở các nƣớc đi đầu trong lĩnh
vực quản lý lửa rừng nhƣ: Mỹ, Nga, Canada, Phần Lan…đã nghiên cứu và
đƣa ra những quy trình đốt trƣớc cho các khu rừng trồng thuần loài có nguy
cơ cháy cao [36]. Đốt trƣớc có kiểm soát đƣợc sử dụng phổ biến ở những
nƣớc này và đƣợc coi là một biện pháp quản lý rừng hiệu quả.
Năm 1995, ở Trung Quốc Wu Deyou cùng một số tác giả khác đã tiến
hành nghiên cứu các biện pháp đốt trƣớc có điều khiển dƣới rừng Thông đuôi
ngựa, Thông ba lá và Thông vân sam để làm giảm lƣợng VLC [38]. Theo các
tác giả, khi tiến hành đốt trƣớc cần quan tâm đến 4 nhân tố chính ảnh hƣởng
đến khả năng cháy rừng đó là: chiều cao dƣới cành, loại vật liệu cháy bề mặt,
sự tích lũy vật liệu cháy và chỉ số khô hạn. Bên cạnh những yếu tố đó thì địa
hình và độ dốc cũng là những nhân tố cần đƣợc quan tâm khi thực hiện biện
pháp đốt trƣớc VLC. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa chiều cao bị cháy xém

của cây và tỷ lệ cây bị chết có quan hệ với nhau. Từ đó tác giả đƣa ra một số
quy định về việc đốt trƣớc có điều khiển cho các loại rừng trên ở Trung Quốc.
Đây đƣợc coi là công trình đầu tiên của Trung Quốc về vấn đề đốt trƣớc VLC
có điều khiển với quy mô lớn.
Các phƣơng pháp dự báo cháy rừng đã đƣợc mô hình hoá và xây dựng
thành những phần mềm làm giảm nhẹ công việc và tăng độ chính xác của dự
báo nguy cơ cháy rừng. Việc ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS đã
cho phép phân tích những diễn biến thời tiết, dự báo nhanh chóng và chính
xác khả năng xuất hiện cháy rừng, phát hiện sớm đám cháy trên những vùng
rộng lớn.
Nhìn chung có thể thấy rằng các nghiên cứu về dự báo cháy rừng, quản lý
VLC trong công tác PCCCR đƣợc bắt đầu và hoàn thiện dần phần lớn từ
những nƣớc ở Châu Âu, Mỹ, Australia…Còn ở những nƣớc đang phát triển,
trong đó có Việt Nam những công trình nghiên cứu mới chủ yếu áp dụng có


14

cải tiến những công trình nghiên cứu của các nƣớc, vì vậy cần có những
nghiên cứu cụ thể để áp dụng trong công tác PCCCR cho phù hợp với từng
địa phƣơng.
1.2. Ở Việt Nam
Công tác dự báo khả năng xuất hiện cháy rừng mới đƣợc đề cập đến vào
những năm 70 của thế kỷ XX nhƣng chỉ đƣợc xem một cách định tính về các
yếu tố khí tƣợng nhƣ: nắng, gió, mƣa…
Năm 1988, Phạm Ngọc Hƣng đã áp dụng phƣơng pháp của V.G.Nesterov
trên cơ sở nghiên cứu cải tiến, điều chỉnh hệ số K theo lƣợng mƣa ngày để
tính toán và xây dựng phƣơng pháp dự báo cháy rừng cho rừng Thông tỉnh
Quảng Ninh [17] theo công thức sau:


Trong đó:
P: Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá nguy cơ cháy rừng
K: Hệ số điều chỉnh theo lƣợng mƣa, K có giá trị bằng 1 khi lƣợng mƣa
ngày < 5mm, K có giá trị bằng 0 khi lƣợng lƣợng mƣa ngày ≥ 5mm.
t
i13
: Nhiệt độ không khí lúc 13h ngày thứ i (
0
C)
d
i13
: Độ chênh lệch bão hòa độ ẩm không khí tại thời điểm 13h ngày thứ i (mb)
n: Số ngày không mƣa hoặc có mƣa nhƣng nhỏ hơn 5mm kể từ ngày cuối
cùng có lƣợng mƣa ≥ 5mm.
Sau đó tác giả dựa vào kết quả phân tích mối quan hệ giữa chỉ tiêu P với
số vụ cháy đã xảy ra trong 10 năm để chỉnh lý ngƣỡng của các cấp dự báo
cháy rừng ở Quảng Ninh, kết quả đƣợc ghi ở bảng 1.5.






15

Bảng 1.5: Phân cấp cháy rừng Thông theo chỉ tiêu P ( Phạm Ngọc Hƣng)
Cấp cháy
Độ lớn của P
Khả năng cháy rừng
I

<1000
Ít có khả năng cháy rừng
II
1001-2500
Có khả năng cháy rừng
III
2501-5000
Nhiều khả năng cháy rừng
IV
5001-10000
Nguy hiểm về cháy rừng
V
>10000
Cực kỳ nguy hiểm đối với cháy rừng
Năm 1991, A.N.Cooper, chuyên gia về quản lý cháy rừng của FAO, sau
khi khảo sát một số địa phƣơng nƣớc ta đề nghị sử dụng phƣơng pháp của
V.G. Nesterov nhƣng cần phải tính tới tốc độ gió[37]. Sau khi tính chỉ tiêu P
nhân với hệ số gió nhƣ sau:
Khi tốc độ gió là 0 - 4km/h P × 1
Khi tốc độ gió từ 5 - 15km/h P ×1.5
Khi tốc độ gió từ 16 - 25km/h P ×2
Khi tốc độ gió lớn hơn 25km/h P ×3
Sau khi tính chỉ tiêu P thì giá trị P mới (Pm) cho Việt Nam từ đó ông phân
cấp nguy cơ cháy rừng thành 4 cấp theo bảng 1.6.
Bảng 1.6: Cấp cháy cho rừng Thông của Việt Nam
(theo A.N. Cooper, 1991)
Cấp cháy
Đặc trƣng cấp cháy
Chỉ số P
Chỉ thị theo

màu
I
Có nguy hiểm cháy thấp
< 4000
Xanh
II
Có nguy hiểm cháy trung
bình
4001 - 12000
Vàng
III
Có nguy hiểm cháy cao
12001 - 30000
Da cam
IV
Có nguy hiểm cháy rất cao
> 30000
Đỏ


16

Yếu tố gió đƣợc đo vào lúc 13h hàng ngày ở độ cao 10m trên đỉnh đồi.
Tuy nhiên, do đặc tính của gió là có thể thay đổi nhanh cả về hƣớng gió và tốc
độ nên hệ số gió thƣờng chỉ có thể có giá trị cao nhất 24 giờ kể từ khi đo tính.
Tuy vậy đến nay phƣơng pháp này vẫn đang đƣợc thử nghiệm và nghiên cứu tiếp.
Phó Đức Đỉnh thử nghiệm đốt trƣớc vật liệu cháy dƣới rừng Thông non 2
tuổi ở Đà Lạt [14]. Theo tác giả, ở rừng Thông non nhất thiết phải gom vật
liệu cháy vào giữa các hàng cây hoặc nơi trống để đốt, chọn thời tiết để đốt để
ngọn lửa cháy âm ỉ, không cao quá 0.5m, nếu cao quá có thể gây cháy tán cây.

Tuy nhiên, đây là một công trình nghiên cứu chƣa toàn diện vì tác giả chƣa đề
cập đến những yếu tố nhƣ: khí tƣợng, địa hình có ảnh hƣởng đến cháy rừng.
Đồng thời biện pháp này đòi hỏi nhiều công sức và kinh phí thực hiện nên
khó áp dụng đƣợc trên diện rộng.
Năm 1995, Phan Thanh Ngọ nghiên cứu một số giải pháp PCCCR cho
rừng Thông ba lá và rừng Tràm ở Việt Nam [22]. Tác giả đã thử nghiệm và đề
xuất giải pháp phòng cháy chủ động cho rừng Thông ba lá ở Đà Lạt và Nghệ
An. Theo tác giả, với rừng Thông lớn tuổi không cần phải gom vật liệu cháy
mà trƣớc khi đốt chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn thời điểm và thời
tiết thích hợp để đốt. Tác giả cũng cho rằng có thể áp dụng đốt trƣớc vật liệu
cháy cho một số trạng thái rừng ở địa phƣơng khác. Tuy nhiên nghiên cứu
mới chỉ áp dụng cho các lâm phần Thông trên 10 tuổi còn những trạng thái
khác thì chƣa đƣợc đề cập, nghiên cứu đến.
Năm 1995, Võ Đình Tiến và các cộng sự đã tiến hành dự báo cháy rừng
theo phƣơng pháp chỉ tiêu tổng hợp P cải tiến và chỉ số khô hạn của Phạm
Ngọc Hƣng dựa vào các yếu tố: khí hậu và thời tiết, loại rừng, VLC, địa hình
và các yếu tố khí tƣợng. Từ đó để đƣa ra chỉ tiêu nguy hiểm cháy rừng và tiến
hành phân cấp trọng điểm cháy dựa vào sự ảnh hƣởng của các yếu tố khí tƣợng
đến độ ẩm vật liệu cháy [27]. Tác giả đã phân vùng trọng điểm cháy rừng cho
Bình Thuận dựa vào những điều kiện khí tƣợng riêng biệt của vùng và rất quan
tâm đến yếu tố con ngƣời là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng. Đây


17

là điểm mới của đề tài vì đã quan tâm đến tác nhân là con ngƣời mà những đề
tài trƣớc không đề cập đến. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ áp dụng cho Bình Thuận
mà chƣa nghiên cứu trên diện rộng, vì vậy cần có những nghiên cứu thêm để
đảm bảo tính khoa học.
Năm 2001, Bế Minh Châu [6] đã nghiên cứu ảnh hƣởng của các điều kiện

khí tƣợng đến độ ẩm và khả năng cháy và vật liệu cháy dƣới tán rừng Thông
ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hƣởng của các yếu
tố: lƣợng mƣa, nhiệt độ, độ ẩm không khí, số ngày không mƣa liên tục, số
ngày mƣa liên tục và độ ẩm vật liệu cháy ngày hôm trƣớc tới độ ẩm vật liệu
cháy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện qua những phƣơng
trình tƣơng quan.
Tác giả đã nghiên cứu tại 3 khu vực: huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh, Hà
Trung - Thanh Hóa và Nam Đàn - Nghệ An, kết quả cho thấy cả 3 khu vực
khi áp dụng các phƣơng trình dự báo độ ẩm VLC để có sai số tích lũy theo
thời gian. Trong 5 ngày, sai số trung bình là 7%, trong 10 ngày liên tục sai số
trung bình là 8.5%, trong 15 ngày liên tục sai số trung bình xấp xỉ 10% và
trong khoảng 20 ngày liên tục sai số trung bình trong cả 3 khu vực là lớn hơn
10%. Do đó để đảm bảo độ chính xác cho công tác dự báo chính xác thì sau
10 ngày phải xác định lại độ ẩm vật liệu cháy bổ sung. Từ đó tác giả đƣa ra
đƣợc biểu phân cấp cháy rừng theo độ ẩm VLC nhƣ bảng 1.7.
Bảng 1.7: Phân cấp cháy rừng theo độ ẩm VLC
Cấp
cháy
Độ ẩm
VLC (%)
Tốc độ cháy
(m/s)
Biến đổi của
tốc độ cháy
Khả năng xuất hiện cháy
rừng
I
> 50

Không cháy

Không có khả năng cháy
II
33 - 50
0.002 - 0.0037
Chậm
Ít có khả năng cháy,
không nguy hiểm
III
17 - 32.9
0.0038 - 0.0063
Tƣơng đối
nhanh
Có khả năng cháy,
tƣơng đối nguy hiểm
IV
10 - 16.9
0.0064 - 0.0096
Nhanh
Có nhiều khả năng cháy,
nguy hiểm


18

V
< 10
> 0.0096
Rất nhanh
Rất dễ bắt cháy,
cực kỳ nguy hiểm

Từ năm 2002, trƣờng Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Cục Kiểm lâm đã
xây dựng phần mềm dự báo cháy rừng cho Việt Nam. Ƣu điểm của phần
mềm này là cho phép liên kết đƣợc phƣơng tiện hiện đại vào công tác dự báo
và truyền tin về nguy cơ cháy rừng, tự động cập nhật, lƣu trữ số liệu và xác
định nguy cơ cháy cho các địa phƣơng. Phần mềm này đã góp phần tích cực
trong việc nâng cao nhận thức về phòng cháy chữa cháy rừng của cán bộ và
nhân dân cả nƣớc. Tuy nhiên, phần mềm dự báo cháy rừng sau một thời gian
áp dụng đã thể hiện một số tồn tại sau: nguy cơ cháy rừng đƣợc đồng nhất cho
những đơn vị hành chính rộng lớn và đồng nhất cho các kiểu rừng khác nhau.
Trong khi đó, điều kiện khí hậu và nguy cơ cháy rừng phân hoá mạnh theo
không gian và cả các trạng thái rừng. Vì vậy tính chính xác của thông tin dự
báo cháy rừng chƣa cao.
Năm 2004 - 2006, Lê Thị Hiền và các cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên
cứu cơ sở khoa học để hiệu chỉnh phƣơng pháp dự báo cháy rừng ở các tỉnh
phía Bắc [15]. Đề tài đã nghiên cứu đƣợc đặc điểm phân hóa của một số nhân
tố khí tƣợng, phân hóa tiểu khí hậu và nguy cơ cháy rừng ở các kiểu rừng có
nguy cơ cháy cao ở các tỉnh phía Bắc. Từ đó làm cơ sở nghiên cứu hiệu chỉnh
phƣơng pháp dự báo cháy rừng cho các tỉnh phía Bắc, là công thức dự báo
cháy rừng ở Miền Bắc có dạng chung của công thức dự báo nguy cơ cháy
rừng của Việt Nam - công thức của Nesterov.
Tuy nhiên đây là công thức dự
báo cho một vùng
không phải cho một khu vực đơn lẻ, do đó sẽ gặp khó khăn
cho một số địa phƣơng khi có những điều kiện về khí hậu địa phƣơng khác.
Năm 2004, Nguyễn Tiến Đạt đã nghiên cứu phƣơng pháp dự báo cháy
rừng cho một số kiểu rừng dễ cháy tỉnh Gia Lai [12]. Tác giả đã nghiên
cứu đặc điểm cấu trúc một số trạng thái rừng với nguy cơ cháy rừng và đƣa ra
một số phƣơng trình dự báo độ ẩm vật liệu cháy, tốc độ cháy dƣới rừng
Thông và rừng Khộp ở khu vực nghiên cứu để giúp cho việc bố trí lực lƣợng



19

và phƣơng tiện chữa cháy. Tuy nhiên, đề tài vẫn chƣa thử nghiệm đƣợc tốc độ
cháy của vật liệu cháy cho từng trạng thái rừng nên chƣa xác định đƣợc cấp
cháy cho từng trạng thái rừng, phải kế thừa phân cấp nguy cơ cháy rừng của
các nghiên cứu trƣớc mà chƣa có kiểm nghiệm độ chính xác.
Năm 2006, Vƣơng Văn Quỳnh và các cộng sự đã nghiên cứu xây dựng
phần mềm dự báo lửa rừng cho khu vực U Minh và Tây Nguyên. Phần mềm
này khắc phục đƣợc một số nhƣợc điểm của phần mềm xây dựng năm 2002 .
Cho đến nay phƣơng pháp dự báo cháy rừng ở nƣớc ta vẫn còn mới mẻ,
trong đó vẫn chƣa tính đến đặc điểm của trạng thái rừng, đặc điểm khí hậu và
điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hƣởng tới cháy rừng từng địa phƣơng.
Năm 2007, Lê Văn Tập nghiên cứu cơ sở khoa học để hiệu chỉnh cấp dự
báo nguy cơ cháy rừng cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ [24]. Tác giả đã
nghiên cứu trên 3 loại rừng:
Loại 1: là rất dễ cháy bao gồm rừng tre nứa tự nhiên, rừng trồng Thông, tre
luồng và một số trạng thái thực bì nhƣ ràng ràng, cỏ tranh, lau lách…
Loại 2: là rừng dễ cháy gồm một số trạng thái rừng trồng ngoài Thông,
trạng thái Ia, Ib.
Loại 3: là rừng ít có khả năng cháy là rừng tự nhiên và rừng ngập mặn.
Qua nghiên cứu tác giả đã đƣa ra bảng hiệu chỉnh chỉ tiêu P cho 2 loại
rừng rất dễ cháy và dễ cháy cho khu vực Bắc Trung Bộ, hệ số điều chỉnh
chính là hệ số. Đề tài nghiên cứu đã kết luận: Đặc điểm cấu trúc có ảnh hƣởng
rõ rệt đến nguy cơ cháy rừng của các kiểu rừng khác nhau. Nhƣng nghiên cứu
mới chỉ đƣa ra các yếu tố khí tƣợng có ảnh hƣởng đến biến đổi vật liệu cháy
là nhiệt độ, độ ẩm không khí, lƣợng mƣa mà chƣa đƣa ra ảnh hƣởng của gió
đến vật liệu cháy.
Năm 2007, Hà Văn Hoan đã nghiên cứu một số giải pháp nhằm quản lý
vật liệu cháy cho rừng trồng tại huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị [16]. Tác giả

đã thử nghiệm trên rừng Thông 6 tuổi, 10 tuổi, 20 tuổi và rừng Keo lá Tràm 3
tuổi, 6 tuổi. Nghiên cứu chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng đến đặc tính đám


20

cháy bao gồm: khối lƣợng vật liệu cháy, độ ẩm vật liệu cháy, loại thực bì. Tuy
nhiên nghiên cứu chƣa đề cập đến một số yếu tố khí tƣợng ảnh hƣởng đến
VLC, ảnh hƣởng của địa hình đến vật liệu cháy.
Năm 2008, Trần Văn Thắng đã nghiên cứu xây dựng giải pháp quản
lý thủy văn phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng vƣờn quốc gia U Minh
Thƣợng, tỉnh Kiên Giang [26]. Kết quả nghiên cứu cho thấy để đảm bảo an
toàn cho rừng Tràm trên than bùn không bị cháy thì mực nƣớc cần đảm bảo
duy trì ở mức ngập 50 cm so với mặt than bùn. Kết quả này làm cơ sở cho
việc điều tiết chế độ thủy văn phục vụ công tác PCCCR ở VQG U Minh
Thƣợng nhƣng lại chƣa có cơ hội để kiểm nghiệm thực tế.
Năm 2008, Nguyễn Tuấn Anh đã phân vùng trọng điểm cháy cho tỉnh
Quảng Bình [1].Tác giả đã đƣa ra đƣợc mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí
và lƣợng mƣa trung bình theo kinh độ, vĩ độ và độ cao để có thể phân vùng
trọng điểm cháy của Quảng Bình theo điều kiện khí hậu và địa hình thành 5
cấp. Tuy nhiên đề tài mới chỉ dừng lại ở một số trạng thái rừng điển hình của
khu vực, chƣa có nghiên cứu về ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến
nguy cơ cháy rừng.
Năm 2009, Nguyễn Đình Thành đã nghiên cứu giải pháp kỹ thuật lâm sinh
nhằm giảm thiều nguy cơ cháy rừng trồng ở Bình Định [25]. Tác giả đã tiến
hành nghiên cứu trên trạng thái Bạch đàn và Keo ở các tuổi khác nhau, ảnh
hƣởng của vật liệu cháy, độ ẩm vật liệu cháy và độ dốc đến khả năng cháy
rừng, đồng thời cũng đƣa ra một số loài cây trồng làm băng xanh để giảm
thiểu nguy cơ cháy rừng nhƣ: Sao đen, Muồng đen, Chò chỉDầu rái, Xoan ta,
Bời lời nhớt, Sữa Tác giả cũng đã nghiên cứu thấy rằng với rừng trồng Bạch

đàn thì việc đốt trƣớc có hiệu quả hơn việc áp dụng biện pháp vệ sinh rừng.
Tuy nhiên việc nghiên cứu mới chỉ thử nghiệm trên diện tích chƣa rộng và
việc lựa chọn loài cây trồng làm băng cản lửa chƣa đƣợc thử nghiệm trên từng
điều kiện lập địa. Vì vậy cần có những nghiên cứu cho các vùng lân cận để
đánh giá chính xác hơn của nghiên cứu này. Trong quá trình nghiên cứu tác


21

giả đã đƣa ra bảng phân cấp khả năng xuất hiện cháy rừng theo độ ẩm VLC.
Việc dự báo khả năng cháy rừng và phân cấp mức độ nguy hiểm của cháy
rừng cho từng ngày cụ thể cần phải xác định chính xác độ ẩm vật liệu trong
ngày đó. Nhƣng thực tế điều này rất khó làm, nên việc dự báo phải thông qua
yếu tố khí tƣợng.
Năm 2010, Trịnh Phú Thuận đã nghiên cứu xây dựng các giải pháp quản
lý cháy rừng tại thị xã Uông Bí [30]. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên
trạng rừng tự nhiên (IIa, IIIa), rừng trồng Keo ở các cấp tuổi, rừng trồng
Thông Bạch đàn ở các cấp tuổi. Ảnh hƣởng của vật liệu cháy, điều kiện khí
tƣợng, điều kiện địa hình ảnh hƣởng đến khả năng cháy rừng, xây dựng bản
đồ quản lý cháy rừng cho khu vực Uông Bí. Tác giả cũng đã đề xuất các biện
pháp kỹ thuật: xây dựng đƣờng băng xanh cản lửa, đƣờng băng trắng, quản lý
vật liệu cháy, đốt trƣớc vật liệu cháy… Trong đề tài nghiên cứu đã chỉ ra rằng
những nơi có địa hình dốc trên 25
0
không nên xây dựng băng trắng cản lửa,
nên xây dựng đƣờng băng xanh, nếu trong trƣờng hợp chƣa có điều kiện có
thể làm đƣờng băng trắng 1-2 năm đầu sau đó xây dựng đƣờng băng xanh.
Việc đốt trƣớc có điều khiển cần chú ý đến tuổi rừng, tốc độ gió, chiều cao
dƣới cành của tầng cây cao, độ ẩm vật liệu cháy và thời điểm đốt. Tuy nhiên
việc tiến hành nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số trạng thái rừng nhất định

chƣa đƣợc tiến hành trên diện rộng, tập trung ở phƣờng Vàng Danh, Thƣợng
Yên Công. Chính vì vậy nếu có điều kiện nghiên cứu rộng hơn, thời gian theo
dõi dài thì kết quả nghiên cứu sẽ áp dụng trên diện rộng, chính xác.
Nhìn chung quá trình nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy rằng các tác giả đã
vận dụng những phƣơng pháp của thế giới thay đổi cho phù hợp với điều kiện
của chúng ta. Tuy nhiên thì việc nghiên cứu mới chỉ quan tâm nhiều đến nhân
tố VLC, còn vấn đề quản lý nguồn VLC và các vấn đề kinh tế xã hội thì chƣa
đƣợc đi sâu nghiên cứu.
Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất Lâm nghiệp
khá lớn với nhiều diện tích rừng dễ cháy (chủ yếu là rừng trồng Thông, Bạch


22

đàn, Keo, rừng tự nhiên là rừng ngập mặn), tuy nhiên chƣa có một nghiên cứu
cụ thể nào về công tác PCCCR. Những công trình PCCCR chủ yếu là thủ
công chƣa có nhiều cơ sở khoa học. Do đó, nghiên cứu xây dựng các giải
pháp quản lý cháy rừng cho thành phố Hạ Long là rất cần thiết.
Đánh giá chung.
Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan tới
đề tài nghiên cứu cho thấy, trên thế giới các công trình nghiên cứu PCCCR…
đƣợc triển khai tƣơng đối toàn diện ở các nƣớc phát triển, cách tiếp cận và các
phƣơng pháp đánh giá đã đƣợc đƣợc chuẩn hoá hoàn thiện nên độ chính xác
của kết quả cao.
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về PCCCR, đƣợc đặc biệt quan
tâm chú ý trong những năm gần đây khi quan điểm phát triển bền vững đƣợc
đề cao, trong bối cảnh thiên tai bất lợi ngày một nhiều. Phƣơng pháp nghiên
cứu, đánh giá cũng dần đƣợc hoàn thiện và tiếp cận đƣợc với khu vực và thế
giới. Tuy nhiên, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng, công tác dự tính, dự báo chỉ
dừng lại ở bƣớc đầu, vì khi tiến hành nghiên cứu cơ sở vật chất, trang thiết bị

còn thiếu thốn nhiều vì vậy độ chính xác không cao vì thế đƣa ra các giải
pháp can thiệp hiệu quả thấp. Đây là một trong những tồn tại lớn nhất hiện
nay ở nƣớc ta cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới.
Những kết quả nghiên cứu trên đây, các phƣơng pháp áp dụng trên thế
giới và trong nƣớc có liên quan là những tài liệu thảm khảo có giá trị của đề
tài trong việc nghiên cứu của đề tài








23

Chƣơng 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần xây dựng cơ sơ khoa học và phƣơng pháp luận cho việc đề xuất
các giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích đánh giá đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến cháy rừng và công tác
PCCCR tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp có tính khả thi, hiệu quả xuất phát từ kết quả
nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Lửa rừng và các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trồng đã và đang
đƣợc áp dụng tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

2.3. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu một số các yếu tố ảnh hƣởng đến cháy
rừng và các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng đã và đang thực hiện tại
một số phƣờng của thành phố Hạ Long.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
2.3.1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng tài nguyên rừng
2.3.2: Thực trạng cháy rừng từ năm 2002- 2011 (số vụ cháy rừng;loại rừng
bị cháy; mức độ thiệt hại; nguyên nhân)
2.3.3: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến cháy rừng
+ Đặc điểm vật liệu cháy
+ Điều kiện khí tƣợng
+ Đặc điểm địa hình
2.3.4: Đánh giá thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng
- Công tác tổ chức


24

- Công tác giáo dục - tuyên truyền
- Kỹ thuật phòng chống cháy rừng
- Trang thiết bị PCCCR
2.3.5: Đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng
- Giải pháp về thể chế - chính sách
- Giải pháp về kỹ thuật
- Giải pháp kinh tế xã hội
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp luận
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các thành phần sống và không sống, có
quan hệ mật thiết với nhau. Muốn nghiên cứu những quy luật diễn ra với hệ

sinh thái rừng cần phải nghiên cứu đầy đủ các thành phần trong hệ sinh thái.
Tuy nhiên do giới hạn thời gian, đề tài chỉ nghiên cứu những thành phần ảnh
hƣởng quyết định đến nguy cơ cháy rừng nhƣ: cấu trúc rừng, thành phần vật
liệu cháy, khí hậu khu vực nghiên cứu
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên
quần thể rừng theo không gian và thời gian. Các đặc điểm về cấu trúc nhƣ: loài
cây, mật độ, độ tàn che, độ che phủ có ảnh hƣởng lớn đến khả năng xuất hiện
và lan rộng đám cháy. Mặt khác cấu trúc rừng còn ảnh hƣởng đến việc hình
thành tiểu khí hậu, làm thay đổi các chỉ tiêu về độ ẩm không khí, nhiệt độ, tốc
độ gió và các yếu tố này lại ảnh hƣởng trực tiếp đến nguy cơ cháy rừng.
Cháy rừng chỉ xuất hiện khi có đầy đủ cả 3 yếu tố: oxi, nguồn lửa và vật
liệu cháy. Thiếu một trong ba yếu tố này thì cháy rừng không xảy ra. Trong
các yếu tố nói trên, Oxi luôn có sẵn trong không khí (khoảng 21%), luôn đủ
đáp ứng để duy trì và phát triển đám cháy. Nguồn lửa chủ yếu do con ngƣời
mang đến hoặc do các hiện tƣợng của tự nhiên sấm sét, nhƣng khó kiểm soát.
Vật liệu cháy phụ thuộc vào độ ẩm, khi có độ ẩm nhỏ sẽ dễ cháy còn khi có
độ ẩm lớn sẽ không cháy hoặc quá trình cháy sẽ tự tắt. Điều này phụ thuộc
vào điều kiện khí hậu. Vật liệu cháy, là tất cả vật chất hữu cơ ở trong rừng có


25

thể bắt lửa và bốc cháy, bao gồm cả chất hữu cơ trong đất và trên mặt đất,
nhƣng vật liệu chỉ có thể cháy khi độ ẩm thấp. Nhiều công trình nghiên cứu
về dự báo cháy rừng đã kết luận: độ ẩm và khả năng cháy rừng phụ thuộc chủ
yếu vào điều kiện khí hậu và cấu trúc rừng. Độ ẩm vật liệu cháy là yếu tố dễ
thay đổi nhất dƣới ảnh hƣởng của điều kiện thời tiết, độ ẩm không khí,
gió…Sự khác biệt về thời tiết, khí hậu trong lãnh thổ là do sự khác biệt về
điều kiện địa hình. Do đó khi đề xuất các giải pháp phòng cháy, chữa cháy
ngƣời ta thƣờng căn cứ vào các quy luật ảnh hƣởng của vật liệu cháy đến

cháy rừng và đặc điểm biến đổi của chúng trong khu vực Trong đó cũng phải
thừa nhận thấy rằng lửa rừng là nhân tố chịu ảnh hƣởng cả của yếu tố tự nhiên
và xã hội. Việc quản lý lửa rừng phải dựa trên cả những đặc điểm về kinh tế
và xã hội mới đạt đƣợc hiệu quả cao.
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.2.1. Phương pháp kế thừa các số liệu có chọn lọc
- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ở
khu vực nghiên cứu, báo cáo tổng kết của Hạt Kiểm lâm huyện, UBND xã,
Trạm kiểm lâm địa bàn theo từng năm về công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về công tác PCCCR.
- Tìm hiểu luật và các văn bản dƣới luật liên quan đến công tác PCCCR cña
chÝnh phñ, hƣớng dẫn về công tác PCCCR của tỉnh Quảng Ninh
2.5.2.2. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA)
Thông qua việc đi quan sát thực tế và phỏng vấn một số cán bộ và ngƣời
dân tham gia công tác PCCCR để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ
đề tài sử dụng công cụ phỏng vấn cá nhân với bộ câu hỏi đã xây dựng trƣớc.
Cán bộ đƣợc phỏng vấn 10 ngƣời là cán bộ làm công tác chuyên trách bảo
vệ rừng, cán bộ địa phƣơng liên quan đến bảo vệ rừng và phòng chữa cháy
rừng. Ngƣời dân đƣợc tiến hành phỏng vấn họ là những ngƣời dân có tham
gia và hiểu biết về PCCCR, nhƣng ngƣời này đại diện về tuổi, giới tính, dân
tộc. (câu hỏi xem phụ lục 02)

×