Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc tại trung tâm y tế, trạm y tế xã huyện nga sơn tỉnh thanh hóa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 119 trang )

B GIO D V
TRNG

T O

B Y T

I H Y DC THI BèNH

B GIO D V MAI TU N T
TRNG

N

B Y T

I H Y DC THI BèNH

U NT

N

THựC TRạNG NGUồN NHÂN LựC Y Tế
Và Sự HàI LòNG CủA NHÂN VIÊN Y Tế ĐốI VớI CÔNG VIệC
THựC TRạNG NGUồN NHÂN LựC Y Tế
TạI TRUNG TÂM Y Tế, TRạM Y Tế Xã HUYệN NGA SƠN
Và Sự HàI LòNG CủA NHÂN VIÊN Y Tế ĐốI VớI CÔNG VIệC
TỉNH THANH HóA NĂM 2017
TạI TRUNG TÂM Y Tế, TRạM Y Tế Xã HUYệN NGA SƠN
TỉNH THANH HóA NĂM 2017
LUN VN T



S Y T CễNG CNG

LUN VN T

S Y T CễNG CNG

Mó s: 8720701

Ngi hng dn khoa hc:
1.
2.

GS TS
TS

ng

h m V n Trng
ch Thu

Thỏi ỡnh, n m 2018


B GIO D V

T

TRNG


B Y T

I H Y DC THI BèNH

U NT

N

THựC TRạNG NGUồN NHÂN LựC Y Tế
Và Sự HàI LòNG CủA NHÂN VIÊN Y Tế ĐốI VớI CÔNG VIệC
TạI TRUNG TÂM Y Tế, TRạM Y Tế Xã HUYệN NGA SƠN
TỉNH THANH HóA NĂM 2017

LUN VN T

S Y T CễNG CNG

Mó s: 8720701

Ngi hng dn khoa hc:
1.
2.

GS TS
TS

T

h m V n Trng


ng

ch Thu

èN , N

2018


LỜI CẢ

ƠN

Sau hơn 2 năm học tập, khóa đào tạo thạc sỹ y tế công cộng đang được
hoàn thành, tôi chân thành cảm ơn đến:
Ban giám đốc TTYT huyện Nga Sơn đã tạo điều kiện cho tôi được tham
gia khóa học.
Các thầy, cô giáo trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình đào học tập.
PGS.TS: Phạm Văn Trọng và TS: Đặng Bích Thủy, người thầy, người cô
đầy nhiệt tình đã hướng dẫn cho tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng
đề cương, chia sẻ thông tin và hoàn thành luận văn.
Lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên chức TTYT huyện và nhân viên của
27 trạm y tế xã, thị trấn của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa, nơi tôi tiến hành
nghiên cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào nghiên cứu.
Các anh em bạn bè thân hữu lớp cao học k14 đã cùng nhau học tập, chia
sẻ kinh nghiệm trong hơn 2 năm qua.
Các bậc sinh thành, người thân đã chịu nhiều hy sinh, vất vả và là nguồn
động viên cho tôi trong suốt quá trình học tập, phấn đấu.
Cuối cùng, với những phát hiện trong nghiên cứu này, tác giả xin chia

sẻ với tất cả đồng nghiệp trên mọi miền của đất nước, đặc biệt là các anh, chị
em đang công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng và trạm y tế xã.
Mai Xuân Thành


N

LỜ

Tôi là: Mai Xuân Thành, học viên khóa đào tạo trình độ Thạc sĩ
Chuyên ngành Y tế công cộng, của trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình
xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
của thầy giáo và cô giáo:
ƣớng dẫn 1: PGS.TS. Ph m V n Trọng
ƣớng dẫn 2: TS

ng Bích Thủy

Công trình nghiên cứu này không trùng hợp với bất kỳ nghiên cứu nào
khác đã đƣợc công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trƣớc pháp luật về những điều cam đoan trên.
Thái Bình, ngày 28 tháng 5 năm 2018
NGƢỜ

Mai Xuân Thành

N



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIDS

: (Acquired Immuno Deficiency Syndrom)
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, do virut HIV gây ra

BC

: (Before Christ) Trƣớc công nguyên

BYT

: Bộ Y tế

BS

: Bác sỹ

CKI

: Chuyên khoa I

CKII

: Chuyên khoa II

DS


: Dƣợc sỹ

DVYT

: Dịch vụ y tế

HIV

: (Human Immuno-deficiency Virus)
Virút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời



: Lãnh đạo

NV

: Nhân viên

NVYT

: Nhân viên y tế

PGĐ

: Phó giám đốc

TTLT

: Thông tƣ liên tịch


TTYT

: Trung tâm y tế

TTYTDP

: Trung tâm y tế dự phòng

TYT

: Trạm y tế

YTD

: Y tế dự phòng

TCMR

: Tiêm chủng mở rộng

VSMT

: Vệ sinh môi trƣờng

WHO

: (World Health Organization) Tổ chức y tế thế giới







ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Mô hình tổ chức và quy định nhân lực TTYT tại Việt Nam…………. .. 3
1.1.1. Khái niệm, vai trò của y tế dự phòng và nhân lực y tế ....................... 3
1.1.2. Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và biên chế của các TTYT và
trạm y tế xã.......................................................................................... 4
1.1.3. Định hƣớng chiến lƣợc Quốc gia YTDP Việt Nam đến năm 2020 .. 11
1.2. Nguồn nhân lực……………………………………………………….. 12
1.2.1 Khái niệm về nhân lực y tế ................................................................ 12
1.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực y tế trên thế giới và Việt Nam .............. 13
1.2.3. Thực trạng và nhu cầu nhân lực hệ thống y tế dự phòng hiện nay ... 17
1.2.4. Thực trạng nhân lực y tế Thanh Hóa ................................................ 20
1.2.5. Động cơ – Khuyến khích động viên ................................................. 21
1.2.6. Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế ............................. 22
1.3. Một số nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam………………………. ..... 25
1.3.1. Những nghiên cứu trên Thế giới ....................................................... 25
1.3.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................... 26
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 29
2.1. Địa điểm, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu………………………… .29
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 29
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 30
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 31
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………… 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 31
2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu trong nghiên cứu ...................... 31



2.2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................................ 33
2.2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................ 41
2.3. Phân tích số liệu………………………………………………………. .42
2.4. Biện pháp khắc phục sai số trong nghiên cứu……………………….. . 43
2.5. Đạo đức nghiên cứu……………………………………………………43
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 45
3.1. Thực trạng nguồn nhân lực y tế………………………………………. .45
3.2. Các yếu tố tác động đến nhân viên y tế khi làm việc………………… .50
3.3. Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế……………………. ..55
3.4. Kết quả nghiên cứu định tính………………………………………......62
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 66
4.1. Thực trạng nguồn nhân lực y tế tại trung tâm y tế và trạm y tế xã huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa……………………………………………… 66
4.2. Sự hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc……………………. ..68
4.3. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu…………………………… ..68
4.4. Các yếu tố tác động đến nhân viên y tế khi làm việc………………… .70
4.5. Sự hài lòng với công việc của nhân viên y tế………………………… .74
4.6. Bàn về một số tồn tại của phƣơng pháp và kết quả nghiên cứu………. 82
KẾT LUẬN

................................................................................................. 84

KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 85
TÀI LI U TH M KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.


Định mức biên chế của trung tâm y tế quận, huện, thị xã, thành
phố theo dân số ........................................................................... 10

Bảng 1.2.

Tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn .............................................. 10

Bảng 1.3.

Hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý theo Thông tƣ liên tịch số
08/2007/TTLT-BYT-BNV ......................................................... 11

Bảng 1.4.

Nguồn nhân lực y tế trên Thế giới .............................................. 14

Bảng 1.5.

Số lƣợng bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh thiếu hụt ƣớc tính theo các vùng
của WHO .................................................................................... 14

Bảng 3.1.

Thực trạng nguồn nhân lực TTYT huyện ................................... 45

Bảng 3.2.

Thực trạng nguồn nhân lực trạm y tế xã ..................................... 46


Bảng 3.3.

Đặc điểm về tuổi và giới của đối tƣợng nghiên cứu ................... 46

Bảng 3.4.

Tình trạng hôn nhân của đối tƣợng nghiên cứu ......................... 47

Bảng 3.5.

Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo loại hình lao động ............. 48

Bảng 3.6.

Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu là thu nhập chính trong gia đình ... 49

Bảng 3.7.

Phân loại thu nhập bình quân của đối tƣợng nghiên cứu .......... 49

Bảng 3.8.

Nhận xét của đối tƣợng nghiên cứu với ngƣời quản lý trực tiếp ..... 50

Bảng 3.9.

Nhận xét của đối tƣợng nghiên cứu về mối quan hệ với đồng nghiệp 51

Bảng 3.10. Nhận xét của đối tƣợng nghiên cứu về tiền lƣơng ..................... 52
Bảng 3.11. Nhận xét của đối tƣợng nghiên cứu về học tập, phát triển và

khẳng định .................................................................................. 52
Bảng 3.12. Nhận xét của đối tƣợng nghiên cứu về môi trƣờng tƣơng tác với
cơ quan ....................................................................................... 53
Bảng 3.13. Nhận xét của đối tƣợng nghiên cứu về kiến thức, kỹ năng và kết
quả công việc ............................................................................. 54


Bảng 3.14. Sự hài lòng của NVYT khối TTYT và TYT xã đối với yếu tố mối
quan hệ với lãnh đạo .................................................................. 55
Bảng 3.15. Sự hài lòng của NVYT khối TTYT và TYT xã đối với yếu tố mối
quan hệ với đồng nghiệp ............................................................ 56
Bảng 3.16. Sự hài lòng của NVYT khối TTYT và TYT xã đối với yếu tố
lƣơng và phúc lợi ....................................................................... 56
Bảng 3.17. Sự hài lòng của NVYT khối TTYT và TYT xã đối với yếu tố học
tập, phát triển và khẳng định....................................................... 57
Bảng 3.18. Sự hài lòng của NVYT khối TTYT và TYT xã đối với yếu tố môi
trƣờng tƣơng tác của cơ quan .................................................... 58
Bảng 3.19. Sự hài lòng của NVYT khối TTYT và TYT xã đối với yếu tố
kiến thức, kỹ năng và kết quả công việc..................................... 59
Bảng 3.20. Các yếu tố chính để các nhân viên hài lòng với công việc......... 60
Bảng 3.21. Sự hài lòng của NVYT khối TTYT và TYT xã đối với các yếu tố
chính trong công việc ................................................................. 61


DANH MỤC BIỂU Ồ
Biểu đồ 3.1.

Trình độ chuyên môn của đối tƣợng nghiên cứu .................... 47

Biểu đồ 3.2.


Thâm niêm công tác của đối tƣợng nghiên cứu .................... 48

Biểu đồ 3.3.

Phân loại công việc của đối tƣợng nghiên cứu ....................... 49

Biểu đồ 3.4.

Chức vụ của đối tƣợng nghiên cứu ........................................ 50

Biểu đồ 3.5.

Nhận xét của đối tƣợng nghiên cứu về cơ sở vật chất ........... 54

Biểu đồ 3.6.

Sự hài lòng của NVYT khối TTYT và TYT xã đối với yêu tố
cơ sở vật chất ......................................................................... 59


DANH MỤC HỘP
Hộp 1. Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay tại TTYT huyện Nga Sơn ...... 62
Hộp 2. Điều kiện làm việc của cán bộ y tế ................................................... 62
Hộp 3. Chế độ lƣơng, phụ cấp và thu nhập tăng thêm của CBYT ............... 63
Hộp 4. Định hƣớng về quy hoạch cán bộ và nâng cao chất lƣợng làm việc
của lãnh đạo đối với nguồn nhân lực y tế ......................................... 64
Hộp 5. Chủ trƣơng đào tạo nâng cao trình độ CBYT của lãnh đạo ............. 64
Hộp 6. Quan điểm và chủ trƣơng của lãnh đạo đối với việc tăng thu nhập
của cán bộ y tế................................................................................... 65



1

ẶT VẤN Ề
Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia, con ngƣời là
nhân tố quyết định mọi thắng lợi hay thất bại của một hệ thống. Nghề y là một
nghề đặc biệt, vì vậy cần đƣợc đào tạo và sử dụng một cách đặc biệt. Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), nhân viên y tế (NVYT) là tất cả những con ngƣời
tham gia vào hoạt động nâng cao sức khỏe. Trên toàn thế giới có hơn 59 triệu
NVYT. Trong đó 2/3 cung cấp dịch vụ y tế và 1/3 quản lý và hỗ trợ thực hiện.
Nếu không có họ thì công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe
không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Ở mọi hệ thống y tế, nguồn
nhân lực là yếu tố cơ bản tạo nên những thành tựu trong y tế.
Theo ƣớc tính của WHO, nguồn nhân lực y tế trên toàn thế giới đang
thiếu hụt nghiêm trọng. Cần phải có thêm 4,3 triệu nhân viên y tế. Ngoài
nguyên nhân do việc thiếu chuẩn bị nguồn nhân lực đầu vào còn có những
nguyên nhân khác nhƣ di cƣ, thay đổi nghề nghiệp, nghỉ hƣu sớm do sức khỏe
và sự an toàn [56].
Nguồn nhân lực y tế trên thế giới phân bố không đồng đều giữa các nƣớc
phát triển và đang phát triển cũng nhƣ trong một nƣớc giữa nông thôn và
thành thị. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực y tế tại 57/192 quốc gia hầu hết thuộc
khu vực Châu Phi và Châu Á đang là một vấn đề nghiêm trọng cần phải đƣợc
xem xét nhƣ một phần không thể tác rời trong việc củng cố hệ thống y tế. Các
khu vực phía Nam sa mạc Sahara của Châu Phi, chiếm 11% dân số thế giới và
24% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, trong khi đó nhân viên y tế chỉ có 3% so với
thế giới, đang đối mặt với những thách thức lớn [56].
Việt Nam cũng đang đƣơng đầu với những vấn đề về nguồn nhân lực,
đặc biệt là sự thiếu hụt nguồn lực y tế cũng nhƣ sự phân bố mất cân đối giữa
các chuyên ngành và phân bố giữa các vùng miền. Cùng với sự phát triển

nền kinh tế thị trƣờng đang có sự chuyển dịch nguồn nhân lực từ khu vực


2

công sang khu vực tƣ, trong đó có tình trạng dịch chuyển cán bộ trong ngành
Y tế, vấn đề này đã tạo nên ít nhiều những tâm lý không ổn định trong đội
ngũ NVYT [1], [6], [16]. Các trạm y tế (TYT) xã, thị trấn là tuyến y tế cơ sở
trực tiếp gần dân nhất, không chỉ cung cấp các dịch vụ y tế dự phòng nhƣ
TCMR, phòng chống các dịch bệnh, VSMT... mà còn thực hiện nhiều dịch
vụ chăm sóc sức khỏe nhƣ sơ cấp cứu ban đầu và khám chữa bệnh cho nhân
dân. Hiện nay nguồn nhân lực y tế tuyến huyện và trạm y tế xã đang không
đủ để đáp ứng yêu cầu công việc. Hơn nữa, mức độ gắn bó và thu hút nhân
lực đối với khối trạm y tế chƣa cao. Một số nhân viên y tế sau khi đƣợc đào
tạo nâng cao trình độ chuyên môn thì bỏ việc hoặc chuyển lên tuyến trên,
tình trạng tuyển dụng và thu hút nhân lực có trình độ cao gặp nhiều khó
khăn. Những hiện tƣợng trên đang ảnh hƣởng không nhỏ đến lòng nhiệt tình
và sự an tâm làm việc của nhân viên y tế cơ sở [5].
Để có thể cải thiện đƣợc tình trạng trên cần có sự quan tâm của chính
quyền các cấp. Trƣớc hết cần phải có các dữ liệu khoa học làm cơ sở cho
những hoạch định chính sách đúng đắn hơn trong giai đoạn tới. Các câu hỏi
đặt ra là: Nhân lực y tế huyện và trạm y tế hiện nay có đủ không? Trình độ ra
sao? Phân bố có hợp lý không? Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến nguồn nhân
lực y tế huyện và trạm y tế xã. Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân
viên y tế đối với công việc tại trung tâm y tế, trạm y tế xã, huyện Nga Sơn
tỉnh Thanh Hóa năm 2017”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Mô tả thực trạng nguồn nhân lực y tế tại trung tâm y tế huyện và trạm y
tế xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2017.

2. Phân tích sự hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc và một số yếu
tố khác của trung tâm y tế và các trạm y tế xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh
Thanh Hóa năm 2017.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Mô hình tổ chức và quy định nhân lực TTYT t i Việt Nam
1.1.1. Khái niệm, vai trò của y tế dự phòng và nhân lực y tế
1.1.1.1. Khái niệm y tế dự phòng
YTDP là một tập hợp các biện pháp nhằm tránh và giảm thiểu những số
lƣợng và mức độ trầm trọng hƣớng vào sự thăng tiến sức khỏe cá nhân và
cộng đồng nhằm:
- Đảm bảo sức sống về thể chất, tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển những khả năng sinh tồn của từng cá nhân bao gồm óc sáng tạo,
ƣớc vọng, hƣởng thụ, mối liên hệ tích cực với ngoại cảnh.
- Giảm bớt những đe dọa đè nặng lên con ngƣời do ảnh hƣởng của ngoại
cảnh, tâm lý xã hội nhằm duy trì các mâu thuẫn ở mức độ mà con ngƣời có thể
điều chỉnh đƣợc nhƣng không làm giảm đi những khả năng sống của nó nhờ
vào tiềm lực của cộng đồng xã hội [10],[11].
1.1.1.2. Chức năng của YTDP
Y tế dự phòng có 9 chức năng cơ bản [4],[15]:
- Theo dõi và phân tích tình hình sức khỏe;
- Giám sát dịch tễ học/phòng ngừa và kiểm soát bệnh;
- Xây dựng chính sách liên quan đến y tế công cộng;
- Quản lý có tính chiến lƣợc các hệ thống và dịch vụ sức khỏe cộng đồng;
- Lập quy chế và thực hành pháp luật để bảo vệ sức khỏe cộng đồng;
- Phát triển nguồn nhân lực và lập kế hoạch trong y tế công cộng;

- Tăng cƣờng sự tham gia của xã hội;
- Đảm bảo chất lƣợng dịch vụ sức khỏe cho cá nhân và cho cộng đồng;
- Nghiên cứu, phát triển và thực hiện các giải pháp YTCC tiên tiến.


4

1.1.2. Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và biên chế của các TTYT và
trạm y tế xã
 TTYT huyện có nhiệm vụ và quyền hạn theo Thông tƣ 37/2016/TTBYT ngày 25/10/2016 về hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của TTYT huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc Trung ƣơng [4],[13].
1. Thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm,
HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chƣa rõ nguyên nhân; tiêm chủng
phòng bệnh; y tế trƣờng học; phòng, chống các yếu tố nguy cơ tác động lên
sức khỏe, phát sinh, lây lan dịch, bệnh; quản lý và nâng cao sức khỏe cho
ngƣời dân.
2. Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trƣờng đối với các cơ sở y tế; vệ
sinh và sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thƣơng
tích; vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng; giám sát chất lƣợng nƣớc
dùng cho ăn uống, sinh hoạt và dinh dƣỡng cộng đồng.
3. Thực hiện các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa
bàn; tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn theo phân cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác
phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm;
hƣớng dẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống trong
việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các
nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo
phân công, phân cấp.
4. Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức

năng theo quy định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh cho các trƣờng hợp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân đƣợc
chuyển tuyến, bệnh nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển


5

về để tiếp tục theo dõi điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng; thực hiện các
kỹ thuật, thủ thuật, chuyển tuyến theo quy định của pháp luật; khám sức khỏe
và chứng nhận sức khỏe theo quy định; tham gia khám giám định y khoa,
khám giám định pháp y khi đƣợc trƣng cầu.
5. Thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình
trạng dinh dƣỡng bà mẹ, trẻ em; phối hợp thực hiện công tác dân số, kế hoạch
hóa gia đình theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho hoạt động
chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của trung tâm và nhu cầu của
ngƣời dân; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại
phòng xét nghiệm và an toàn bức xạ theo quy định.
7. Thực hiện tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ trƣơng, chính sách
pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc về y tế; tổ chức các hoạt động truyền thông,
giáo dục sức khỏe về y tế, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn.
8. Chỉ đạo tuyến, hƣớng dẫn về chuyên môn kỹ thuật đối với các phòng
khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn, y tế thôn
bản, cô đỡ thôn, bản và các cơ sở y tế thuộc cơ quan, trƣờng học, công nông
trƣờng, xí nghiệp trên địa bàn huyện.
9. Thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền
quản lý theo quy định; tập huấn, bồi dƣỡng cập nhật kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản và
các đối tƣợng khác theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; là cơ sở thực hành
trong đào tạo khối ngành sức khỏe và hƣớng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ

hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhận
thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
chuyên môn theo phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật.


6

11. Triển khai thực hiện các dự án, chƣơng trình y tế ở địa phƣơng theo
phân công, phân cấp của Sở Y tế; tổ chức điều trị nghiện chất bằng thuốc thay
thế theo quy định của pháp luật; thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình
thực tế ở địa phƣơng.
12. Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức
khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế và các đơn vị y tế
thuộc Trung tâm Y tế theo quy định của pháp luật.
13. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan.
14. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cấp và theo
quy định của pháp luật.
16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
 TYT xã có chức năng, nhiệm vụ theo Thông tƣ 33/2015/TT-BYT ngày
27/10/2015 về hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã,
phƣờng, thị trấn nhƣ sau [5], [8].
* Trạm Y tế xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế
xã) có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu
cho nhân dân trên địa bàn xã.
1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:
a) Về y tế dự phòng:

- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng mở
rộng, vắc xin phòng bệnh;
- Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh
truyền nhiễm, HIV/ IDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chƣa rõ nguyên nhân;
phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;
- Hƣớng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trƣờng, các yếu tố
nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thƣơng


7

tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đƣờng; dinh dƣỡng cộng đồng
theo quy định của pháp luật;
- Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn
thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
b) Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền
trong phòng bệnh và chữa bệnh:
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;
- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ
thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;
- Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa
bệnh bằng các phƣơng pháp dùng thuốc và các phƣơng pháp không dùng
thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phƣơng pháp điều trị hiệu
quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phƣơng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;
- Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự
c) Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:
- Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ
trợ đẻ và đỡ đẻ thƣờng;
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ
em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định

của pháp luật.
d) Về cung ứng thuốc thiết yếu:
- Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin đƣợc giao theo quy định;
- Hƣớng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;
- Phát triển vƣờn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phƣơng.


8

đ) Về quản lý sức khỏe cộng đồng:
- Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, ngƣời cao tuổi, các
trƣờng hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chƣa rõ nguyên nhân, bệnh không
lây nhiễm, bệnh mạn tính;
- Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đƣờng.
e) Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:
- Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm
chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên
truyền biện pháp phòng, chống;
- Tổ chức tuyên truyền, tƣ vấn, vận động quần chúng cùng tham gia
thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác
dân số - kế hoạch hóa gia đình.
2. Hƣớng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y
tế thôn, bản:
a) Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là
Trung tâm Y tế huyện) về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y
tế thôn, bản;
b) Hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân
viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn,
bản theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi
dƣỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp.


9

3. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân
số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật;
4. Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dƣợc tƣ nhân và các
dịch vụ có nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe nhân dân:
a) Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác
kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dƣợc tƣ nhân, các dịch vụ có nguy
cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;
b) Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động y tế vi
phạm pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo
đảm an toàn thực phẩm, môi trƣờng y tế trên địa bàn xã.
5. Thƣờng trực Ban chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề
sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ƣu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện
sau khi kế hoạch đƣợc phê duyệt;
b) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn,
kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình giám
đốc Trung tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi
kế hoạch đƣợc phê duyệt.
6. Thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phƣơng.
7. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo
phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Trung tâm Y tế huyện và
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.


10

* Định mức biên chế đối với TTYT quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh đƣợc tính theo dân số [1] [4].
Bảng 1.1 Định mức biên chế của trung tâm y tế quận, huện, thị xã, thành
phố theo dân số
ịnh mức biên chế (ngƣời) theo dân số
≤ 100.000 dân
25 – 30

> 100.000 -

> 150.000 -

>250.000-

>350.000 dân

150.000 dân

250.000 dân

350.000 dân

31 – 35


36 – 40

41 – 45

46 – 50

* Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn [1], [2], [9].
Bảng 1.2. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn
ơ cấu

TT

T lệ

. Cơ cấu bộ phận
1

Chuyên môn

60 - 65%

2

Xét nghiệm

20%

3


Quản lý, hành chính

15 – 20%

B. Cơ cấu chuyên môn
1

Bác sĩ

≥ 20%

2

Kỹ thuật xét nghiệm

≥ 10%

* Định mức biên chế của trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn căn cứ theo
Thông tƣ liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV về định mức biên chế sự
nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nƣớc [1].
Căn cứ vào nhiệm vụ và nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ nhân dân,
định mức biên chế của Trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn đƣợc xác định theo đặc
điểm địa lý, kinh tế - xã hội, quy mô dân số nhƣ sau:
1. Biên chế tối thiểu: 5 biên chế cho 1 trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn.


11

2. Đối với xã miền núi, hải đảo trên 5.000 dân: Tăng 1.000 dân thì tăng
thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/1 trạm.

3. Đối với xã đồng bằng, trung du trên 6.000 dân: Tăng 1.500 đến 2.000
dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/
1 trạm.
4. Đối với trạm y tế phƣờng, thị trấn trên 8.000 dân: Tăng 2.000 đến
3.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm: tối đa không quá 10
biên chế/ 1 trạm.
5. Các phƣờng, thị trấn và những xã có các cơ sở khám chữa bệnh đóng
trên địa bàn: Bố trí tối đa 5 biên chế/ trạm.
Bảng 1.3. Hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý theo Thông tư liên tịch số
08/2007/TTLT-BYT-BNV
Vùng

Cơ sở y tế

Đồngbằng, Miền núi, vùng sâu, xa, Vùng cao,
trung du

vùng đồng bằng Sông

hải đảo

(Hệ số)

Cửu long (Hệ số)

(Hệ số)

Trung tâm Y tế huyện

1


1,3

1,5

Trạm y tế xã

1

1,2

1,3

1.1.3. Định hướng chiến lược Quốc gia YTDP Việt Nam đến năm 2020
a) Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm khống chế, loại trừ tiến tới
thanh toán các bệnh truyền nhiễm gây dịch lƣu hành nhƣ các bệnh lây truyền
theo đƣờng tiêu hóa (tả, lỵ, thƣơng hàn….), các bệnh do côn trùng truyền (sốt
xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản…), bệnh dại. Đồng thời áp dụng các
biện pháp tích cực để ngăn chặn có hiệu quả các bệnh dịch nguy hiểm và các
bệnh mới xuất hiện (HIV/AIDS, cúm A(H5N1)...), sẵn sàng chủ động đối phó
với nguy cơ khủng bố sinh học, hoá học.


12

b) Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ bệnh uốn ván
trẻ sơ sinh. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của chƣơng trình tiêm chủng mở
rộng nhằm loại trừ và thanh toán các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em nhƣ
sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản, viêm gan vi rút..., đồng thời mở
rộng việc sử dụng vắc-xin để phòng ngừa các bệnh khác.

c) Chủ động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan
tới môi trƣờng, nghề nghiệp, học đƣờng, chế độ dinh dƣỡng, lối sống có hại,
tai nạn và thƣơng tích.
d) Nâng cao năng lực mạng lƣới y tế dự phòng theo hƣớng hiện đại hoá.
Xây dựng và củng cố trung tâm YTDP tuyến tỉnh, tuyến huyện và trạm y tế
xã, phƣờng, thị trấn [4] [16].
1.2. Nguồn nhân lực
1.2.1 Khái niệm về nhân lực y tế
Theo WHO (2006), nhân lực y tế là tất cả những ngƣời tham gia vào
những hoạt động mà mục đích là nhằm nâng cao sức khỏe của ngƣời dân.
Nhân viên y tế bao gồm những ngƣời cung cấp dịch vụ y tế: Bác sỹ, điều
dƣỡng, dƣợc sỹ, kỹ thuật viên và những ngƣời quản lý và nhân viên khác:
Nhân viên kế toán, cấp dƣỡng, lái xe, hộ lý. Họ góp phần quan trọng và quyết
định việc thực hiện chức năng của hầu hết các hệ thống y tế [12],[56],[61].
Tuy nhiên, dữ liệu về số nhân viên y tế chủ yếu giới hạn trong những
ngƣời tham gia vào các hoạt động đƣợc trả lƣơng. Việc xếp loại nhân viên
đƣợc trả lƣơng cũng không phải đơn giản. Một số ngƣời trong các bệnh viện
mà công việc của họ không trực tiếp nâng cao sức khỏe (ngƣời quản lý, nhân
viên kế toán, lái xe, nhân viên vệ sinh…) hay những bác sỹ làm việc trong
những công ty có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho công nhân, nhƣng công ty
đó không hoạt động nâng cao sức khỏe thì vẫn đƣợc tính là nhân viên y tế. Vì
những lý do đó, nguồn lực y tế đƣợc xem là bao gồm những ngƣời hƣởng
lƣơng trong những cơ quan/tổ chức có mục đích chính là nâng cao sức khỏe


13

cũng nhƣ những ngƣời mà công việc của họ cũng là nâng cao sức khỏe nhƣng
làm việc trong những cơ quan, tổ chức khác [17],[22],[23].
Nhu cầu về nhân lực y tế là một nhu cầu thứ phát (derived demand) từ

nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, và nhu cầu về chăm sóc sức khỏe lại là nhu
cầu thứ phát từ nhu cầu có đƣợc sức khỏe tốt. Vì lẽ đó, nhân lực y tế cần đƣợc
đặt trong một khung cảnh rộng lớn hơn là tỷ số NVYT/dân (thí dụ BS/10.000
dân hoặc BS/100.000 dân), ban gồm địa lý, văn hóa, kinh tế và trình độ khoa
học kỹ thuật, cũng nhƣ các mối tƣơng quan giữa chính sách, hệ thống y tế,
nguồn lực, thị trƣờng lao động và hệ thống đào tạo [20],[25].
Nhân lực y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống y tế, nó ảnh
hƣởng trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời. Ở mọi hệ thống y tế, nguồn nhân
lực là yếu tố cơ bản tạo nên những thành tựu y tế [26],[29].
1.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực y tế trên thế giới và Việt Nam
1.2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực y tế trên thế giới
1.2.2.1.1. Số lƣợng nhân viên y tế
Theo WHO ƣớc tính có khoảng 59,2 triệu nhân viên y tế chính thức
đƣợc trả lƣơng trên toàn thế giới. Những ngƣời này đang làm việc tại những
cơ sở y tế mà nhiệm vụ chính là cải thiện sức khỏe (nhƣ là các chƣơng trình y
tế hoạt động bởi các tổ chức chính phủ và phi chính phủ) và những nhân viên
y tế trong những cơ sở không phải là y tế (nhƣ nhân viên y tế trong các công
ty, trƣờng học). Ngƣời cung cấp dịch vụ y tế chiếm khoảng 2/3 tổng số nguồn
nhân lực y tế toàn cầu, 1/3 còn lại là những ngƣời quản lý và nhân viên khác.
[48],[49],[56].


14

Bảng 1.4. Nguồn nhân lực y tế trên Thế giới
Tổng số nhân viên

Ngƣời cung cấp

Ngƣời quản lý và nhân


y tế

DVYT

viên hỗ trợ khác

Khu vực theo WHO

T lệ

Số lƣợng

/1.000 dân

% tổng

Số lƣợng

số NVYT

Số lƣợng

% tổng
số VYT

Châu phi

1640.000


2,3

1.360.000

83

280.000

17

Trung cận Đông

2.100.000

4,0

1.580.000

75

520.000

25

Đông Nam Á

7.040.000

4,3


4.730.000

67

2.300.000

33

Tây Thái Bình Dƣơng

10.070.00

5,8

7.810.00

77

2.260.000

23

Châu Âu

16.630.000

18,9

11.540.000


69

5.090.000

31

Châu Mỹ

21.740.000

24.8

12.460.000

57

9.280.000

43

Tổng cộng

59.220.000

9,3

39.470.000

67


19.750.000

33

Bảng 1.4 cho thấy sự mất cân bằng trong phân bố nhân viên y tế. Mật
độ thấp của nhân viên y tế tại Châu Phi phản ánh sự thiếu khả năng đào tạo và
duy trì đủ nguồn nhân lực y tế, nhiều cơ hội làm việc ở nƣớc ngoài cũng nhƣ
thiếu sự động viên, khích lệ đối với đội ngũ nhân viên y tế hiện có.
Theo ƣớc tính của WHO có 57/192 quốc gia thiếu hụt nhân viên y tế.
Cần phải có thêm 4,3 triệu nhân viên y tế, trong đó có 2,36 triệu nhân viên
cung cấp dịch vụ sức khỏe để đáp ứng nhu cầu về y tế [52],[57].
Bảng 1.5. Số lượng bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh thiếu hụt ước tính theo các vùng
của WHO
Số quốc gia
Vùng theo WHO

Tổng số

Số thiếu
NVYT

Số thiếu hụt nhân viên y tế
Số hiện có

Ƣớc tính
thiếu

T lệ %

Châu Phi


46

36

590.198

817.992

139

Châu Mỹ

35

5

93.603

37.886

40

Đông Nam Á

11

6

2.332.054


1.164.001

50

Châu Âu

52

0

Trung Cận Đông

21

7

312.613

306.031

98

Tây Thái Bình Dƣơng

27

3

27.260


32.560

119

Tổng cộng

192

57

3.355.728

2.358.470

70

-

-

-


×