Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bao cao ra soat lại cong tac cấp GCNQSDD va tinh hinh quản ly dất lam nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.96 KB, 19 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Số:

/BC - TNMT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Ninh, ngày 06 tháng 11 năm 2012

BÁO CÁO
Rà soát công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các loại đất
và tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thực hiện Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh tháng 10 năm
2012, trong đó có nội dung rà soát công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên
và Môi trường báo cáo việc rà soát công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất các loại đất, tình tình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
như sau:
I. Phần thứ nhất
Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1. Các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của UBND tỉnh về công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thực hiện Chỉ thị số 02/2008/CT-BTNMT ngày 04/12/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính theo Nghị quyết số
07/2007/QH12 của Quốc hội; Văn bản số 4922/UBND-QLĐĐ2 ngày
30/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc xây dựng kế hoạch triển khai
một số nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành việc cấp giấy CNQSDĐ, lập hồ sơ địa
chính trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 2740/KH-UB ngày 24/7/2009 của UBND
tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12/6/2009 của


Chính phủ.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành
Kế hoạch số 3831/KH-UBND ngày 06/10/2009 triển khai một số nhiệm vụ và
giải pháp để hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ
địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong năm 2010.
Thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường đã
tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 02 văn bản là:


- Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 30/9/2011 về việc thực hiện một số nhiệm
vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khắc gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ
liệu đất đai.
- Kế hoạch số 3332/KH-UBND ngày 16/7/2012 về việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (lần đầu) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2012 quy
định cụ thể số lượng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân của từng địa phương cần cấp năm 2012.
Ngày 20/7/2012 UBND tỉnh ban hành Văn bản số 3429/UBND-QLĐĐ1
ngày 20/7/2012 về việc đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất để cơ bản hoàn thành trong năm 2013 theo yêu cầu của Quốc hội khóa XIII
UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày
24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 30/9/2011
của UBND tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp theo
Chỉ thị 1474/CT-TTg và Chỉ thị số 17/CT-UBND,
1. Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ trước tới nay
đối với các loại đất, cụ thể như sau:
a) Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá

nhân đến ngày 30/6/2012
* Đất sản xuất nông nghiệp: số lượng Giấy chứng nhận đã cấp là
82.424/100.582 giấy đạt 81,95% số giấy cần cấp. Diện tích đã được cấp giấy là
25.031,31/32.162,8 ha đạt 77,83% diện tích theo hiện trạng. Trong đó:
- Các huyện thị xã, thành phố cấp đạt tỷ lệ cao là: Thành phố Uông Bí, thị
xã Quảng Yên cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy; huyện Đông Triều, Thành
phố Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, Huyện Đầm Hà, thành phố Móng Cái cấp đạt
trên 80% diện tích cần cấp.
- Các huyện, thị xã, thành phố cấp đạt tỷ lệ thấp là: thành phố Hạ Long mới
cấp được 12,57% diện tích cần cấp, huyện Hoành Bồ cấp đạt 47,43% diện tích
cần cấp, huyện Bình Liêu cấp đạt 50,11% diện tích cần cấp, huyện Cô Tô cấp
đạt 53,91 % diện tích cần cấp.
* Đất lâm nghiệp: số lượng Giấy chứng nhận đã cấp là 29.683/41.277 giấy
đạt 71,91% số giấy cần cấp. Diện tích đã được cấp giấy là 97.280,49/128.948,54
ha đạt 75,44% diện tích theo hiện trạng. Trong đó:
- Các huyện, thị xã, thành phố cấp đạt tỷ lệ cao là: Thành phố Uông Bí đạt
88,96 % diện tích cần cấp, huyện Ba Chẽ cấp đạt 91,83 % diện tích cần cấp,
Huyện Tiên Yên cấp đạt 90,79 % diện tích cần cấp
- Các huyện, thị xã, thành phố cấp đạt tỷ lệ thấp là: Thành phố Hạ Long cấp
mới đạt 22,78 % diện tích cần cấp; huyện Vân Đồn cấp đạt tỷ lệ 30,82 %, thị xã
2


Quảng Yên cấp đạt 63,69 %, huyện Hoành Bồ cấp đạt 61,58 % diện tích cần
cấp.
* Đất nuôi trồng thủy sản: số lượng Giấy chứng nhận đã cấp là
3.454/6.735 giấy đạt 51,28% số giấy cần cấp. Diện tích đã được cấp giấy là
8.000,54/11.903,84 ha đạt 67,21% diện tích theo hiện trạng. Trong đó:
- Các huyện, thị xã, thành phố cấp đạt tỷ lệ cao là: Thành phố Uông Bí đạt
83,34%, diện tích cần cấp; Thị xã Quảng Yên đạt 95,05% diện tích cần cấp, thị

xã Cẩm Phả đạt 100% diện tích cần cấp, huyện Tiên Yên đạt 84,62 % diện tích
cần cấp.
- Các huyện, thị xã, thành phố cấp tỷ lệ đạt thấp là: Thành phố Hạ Long
diện tích cần cấp Giấy chứng nhận là 865,55 ha nhưng cho đến thời điểm hiện
nay chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào, huyện Vân Đồn mới cấp
đạt 22,35 % diện tích cần cấp, huyện Ba Chẽ mới cấp được 01 giấy chứng nhận
với diện tích 0,05 ha, huyện Đầm Hà mới cấp đạt 44,57 diện tích cần cấp, huyện
Hải Hà cấp đạt 14,08 % diện tích cần cấp, huyện Bình Liêu có 14,72 ha đất nuôi
trồng thủy sản đến nay chưa cấp được Giấy chứng nhận nào, thành phố Móng
Cái tỷ lệ cấp mới đạt 45,27% diện tích cần cấp.
* Đất ở đô thị: số lượng Giấy chứng nhận đã cấp là 172.331/180.070 giấy
đạt 95,70% số giấy cần cấp, diện tích đã cấp được là 5.153,37/5425,23 ha đạt
94,99% diện tích theo hiện trạng sử dụng.
Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đạt trên 90 %).
* Đất ở nông thôn: số lượng Giấy chứng nhận đã cấp là 114.390/120.715
giấy đạt 94,76% số giấy cần cấp, diện tích đã cấp được là 3.567,53/3.945,79 ha
đạt 90,41% diện tích theo hiện trạng sử dụng.
Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đạt trên 90 %).
( Biểu chi tiết số 1, 2 kèm theo)
b) Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức đến
ngày 30/6/2012
* Đất sản xuất nông nghiệp: số lượng Giấy chứng nhận đã cấp là 15 giấy.
Diện tích đã được cấp giấy là 200,84/1.247,33 ha đạt 16,10 ha% diện tích theo
hiện trạng (tỷ lệ diện tích chưa được cấp còn nhiều do hiện nay còn một số tổ
chức sử dụng diện tích đất nông nghiệp có diện tích lớn chưa được cấp Giấy
chứng nhận như: Công ty cổ phần Chè Đường Hoa có diện tích đang quản lý, sử
dụng hơn 200 ha nằm trong dự án đo đặc cắm mốc các nông, lâm trường quốc
doanh, sau khi thực hiện xong việc đo đạc cắm mốc ranh giới sẽ tiến hành làm

thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3


Công ty Cổ phần Giống vật nuôi và cây trồng Đông Triều 2006 có diện tích
đang quản lý, sử dụng là 824,6 ha, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành
thẩm tra hồ sơ xin thuê đất của Công ty, Công ty đang hoàn thiện hồ sơ để gửi
Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định trình UBND Tỉnh xem xét cho Công ty
thuê đất, sau khi UBND Tỉnh có quyết định cho Công ty thuê đất, Sở Tài nguyên
và Môi trường sẽ làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho Công ty)
* Đất lâm nghiệp: số lượng Giấy chứng nhận đã cấp là 58 giấy. Diện tích
đã được cấp Giấy là 92.185,08/191.851,56 ha đạt 48,05% diện tích theo hiện
trạng. Trong đó:
- Có 08 Công ty lâm nghiệp diện tích đã cấp Giấy chứng nhận 63.003,41
ha, đạt 100% diện tích được giao.
- Có 24 tổ chức doanh nghiệp sử dụng đất lâm nghiệp diện tích đã cấp Giấy
chứng nhận 24.042,57 ha, đạt tỷ lệ: 85,49 % diện tích được giao.
- Có 10 Ban quản lý rừng đang quản lý diện tích đất là 93.876,2 ha chiếm
tỷ lệ 21,9% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh, trong đó chỉ có Ban quản lý rừng
đặc dụng cảnh quan môi trường thanh phố Hạ Long đã được cấp Giấy chứng
nhận với diện tích 4.381,80 ha, đạt tỷ lệ 4.67% diện tích đang quản lý sử dụng
của các Ban quản lý rừng.
* Đất nuôi trồng thuỷ sản: số lượng Giấy chứng nhận đã cấp là 74 giấy.
Diện tích đã được cấp Giấy là 2.979,27/5.725,46 ha đạt 52,04% diện tích theo
hiện trạng.
* Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất có mục đích công cộng:
số lượng Giấy chứng nhận đã cấp là 1084 giấy. Diện tích đã được cấp giấy là
566,75/2660,85 ha đạt 21,30% diện tích theo hiện trạng.
- Các huyện đã cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các đơn vị hành chính sự nghiệp là: huyện Đông Triều, thành phố

Uông Bí, thành phố Hạ Long, huyện Cô Tô, huyện Ba Chẽ, huyện Tiên Yên;
huyện Vân Đồn, thị xã Cẩm Phả đã hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho các trường học trên địa bàn; huyện Hoành Bồ số Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho các cơ quan, công trình sự nghiệp là 80 Giấy
chứng nhận.
- Huyện Hải Hà đã lập và nộp hồ sơ xin giao đất và cấp Giấy chứng nhận
cho các đơn vị hành chính trên địa bàn huyện về Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Tài nguyên và Môi trường đang thẩm định để trình UBND Tỉnh xem xét giao
đất cho các đơn vị.
- Các huyện, thị xã, thành phố chưa hoàn thiện hồ sơ (bổ sung đơn xin giao
đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nộp hồ sơ xin giao đất và cấp giấy
chứng nhận của các đơn vị hành chính sự nghiệp về Sở Tài nguyên và Môi
trường gồm có: thị xã Quảng Yên, huyện Bình Liêu, huyện Đầm Hà, thành phố
Móng Cái.
4


* Đất an ninh: số lượng Giấy chứng nhận đã cấp là 10 giấy. Diện tích đã
được cấp giấy là 614,98/914,43 ha đạt 67,25% diện tích theo hiện trạng.
* Đất quốc phòng: số lượng giấy chứng nhận đã cấp là 113 giấy. Diện tích
đã được cấp Giấy là 2909,97/4726,74 ha đạt 61,56% diện tích theo hiện trạng.
* Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: số lượng Giấy chứng nhận
đã cấp là 2079 giấy. Diện tích đã được cấp Giấy là 8.693,17/14004,32 ha đạt
62,07% diện tích theo hiện trạng.
* Đất tôn giáo: số lượng giấy đã cấp là 16 giấy với diện tích 53,7/100,16
ha đạt 53,61% diện tích theo hiện trạng.
( Biểu chi tiết số 3 kèm theo)
Mặc dù UBND tỉnh đã quan tâm ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh nhưng nhìn chung tiến
độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn chậm.
2. Nguyên nhân tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các
loại đất trên địa bàn tỉnh còn chậm
2.1. Nguyên nhân chủ quan là do nhiều địa phương chưa quan tâm đôn đốc,
chỉ đạo quyết liệt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và số lượng
cán bộ làm công tác tài nguyên và môi trường còn thiếu và yếu. Khối lượng cấp
giấy chứng nhận QSDĐ của các loại đất nhiều đặc biệt là đối với hộ gia đình, cá
nhân.
- Đối với đất của các tổ chức thì một số tổ chức chưa quan tâm đến công
tác cấp giấy CNQSDĐ và hoàn thiện hồ sơ như bản đồ và tài liệu có liên quan
đến thủ tục hồ sơ.
- Kinh phí cấp cho công tác đo đạc bản đồ còn hạn chế đặc biệt là đối với
kinh phí đo đạc, cắm mốc đất lâm nghiệp, đất nông lâm trường quốc doanh.
- Công tác kiểm tra đôn đốc các địa phương, các tổ chức đẩy nhanh tiến độ
cấp giấy chưa quyết liệt.
2.2. Nguyên nhân khách quan: là chính sách đất đai về cấp giấy chứng
nhận còn nhiều bất cập luôn luôn thay đổi và không đồng bộ gây nhiều khó khăn
cho việc cấp giấy CNQSDĐ.
2.3. Các nguyên nhân cụ thể đối với các loại đất:
a) Đất lâm nghiệp:
* Đối với hộ gia đình, cá nhân:
- Công tác giao đất cho hộ gia đình, các nhân những năm trước đây của các
địa phương do nhiều cơ quan thực hiện, thiếu sự quản lý thống nhất, hồ sơ lưu
trữ không đầy đủ, giấy tờ về việc giao đất bị thất lạc. Việc giao đất trước đây
5


dựa trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000 làm cơ sở để giao đất do đó độ chính xác
không cao, hình thể, ranh giới thửa đất giữa sơ đồ giao đất và thực địa khác
nhau, ranh giới đất giữa các chủ sử dụng đất trên thực địa chưa được xác định rõ

ràng dẫn đến phát sinh nhiều tranh chấp, gây nhiều khó khăn trong công tác lập
hồ sơ, xét duyệt cấp GCNQSDĐ.
- Một số UBND cấp xã chưa phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn, chưa bố
trí đủ lực lượng và chưa ưu tiên thời gian để ký xác nhận các tài liệu liên quan
phục vụ công tác xét, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp.
- Công tác xét duyệt cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
của một số địa phương còn chậm, sự phối hợp giữa cơ quan Tài nguyên và Môi
trường, UBND cấp xã trong việc lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của hộ
gia đình, cá nhân còn chưa tốt dẫn đến việc hồ sơ do cấp xã trình Phòng TNMT
còn sai sót phải trả về nhiều lần dẫn đến việc tiến độ cấp Giấy chứng nhận chậm.
- Một số địa phương phát sinh tranh chấp đất đai giữa tổ chức, hộ gia đình
cá nhân nhưng các địa phương chưa giải quyết dứt điểm.
(Việc giải quyết tranh chấp đất đai, Sở TNMT đã tham mưu cho UBND
tỉnh ban hành Công văn số 4060/UBND-QLĐĐ1 ngày 11/10/2011 trong đó đã
giao nhiệm vụ cho UBND các địa phương nhiệm vụ giải quyết tranh chấp đất
đai theo nguyên tắc giải quyết có lợi cho người dân).
- Quy hoạch lại 3 loại rừng theo Quyết định số 4903/QĐ-UBND ngày
27/12/2007 của UBND tỉnh còn bất cập: cần xem xét điều chỉnh đặc biệt khu
vực nào không xung yếu thì không nên quy hoạch từ rừng sản xuất sang rừng
phòng hộ; Hiện nay tỉnh ta chưa phê duyệt phương án chuyển đổi rừng theo
Điều 7 (Trình tự quyết định chuyển đổi rừng) Thông tư số 24/2009/TT-BNN
ngày 5/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chuyển
đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược
lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát
quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ và chưa ban hành quyết định chuyển đổi rừng theo kết quả rà soát, quy
hoạch 3 loại rừng do đó các địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
- Theo Quy hoạch lại 3 loại rừng thì diện tích rừng sản xuất chuyển sang
rừng phòng hộ là 11.142 ha chiếm 8,2% diện tích cần cấp, diện tích này vướng

mắc trong công tác cấp giấy vì chế độ sử dụng đất và rừng khác nhau ảnh hưởng
đến quyền lợi và lợi ích của người dân vấn đề này Sở Tài nguyên và Môi trường
đã có Công văn số 289/TNMT-ĐKĐĐ gửi Tổng cục Quản lý đất đai, ngày
04/6/2012 Tổng cục Quản lý đất đai có Công văn số 665/TCQLĐĐ- CĐKTK trả
lời Sở TNMT, căn cứ vào công văn của Tổng cục Quản lý đất đai, ngày
29/6/2012 Sở TNMT đã có Công văn số 1603/TNMT-ĐKĐĐ báo cáo UBND
tỉnh xem xét chỉ đạo, ngày 06/7/2012 UBND Tỉnh ban hành Công văn số
6


3202/UBND-QLĐĐ1 về việc giải quyết vướng mắc trong việc cấp GCNQSDĐ
lâm nghiệp trước khi quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số 4903/QĐ-UBND
của UBND Tỉnh như sau:
+ Các địa phương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo
hướng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi trên giấy chứng nhận là
“Đất rừng sản xuất”,
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Khẩn trương tham mưu đề xuất với UBND tỉnh về cơ chế, chính sách quản
lý, sử dụng rừng đối với các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâm nghiệp trước
khi quy hoạch lại 3 loại rừng theo Quyết định số 4903/QĐ-UBND ngày
27/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh thuộc rừng sản xuất, sau quy hoạch lại
3 loại rừng nằm trong diện tích quy hoạch rừng phòng hộ trong tháng 7 năm
2012.
Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xác định trạng thái rừng, xác định
trữ lượng rừng, vốn và các nguồn vốn đầu tư cho rừng đối với diện tích rừng của
các Ban quản lý rừng, các Công ty lâm nghiệp đã bàn giao về cho địa phương
quản lý trước khi giao cho các hộ gia đình, cá nhân.
Tiến hành rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch lại 3 loại rừng cho phù hợp với
thực tế, trong đó xem xét diện tích không có tác dụng là rừng phòng hộ nên

chuyển sang rừng sản xuất cho phù hợp và ngược lại kiên quyết bảo vệ những
khu vực có chức năng phòng hộ. Sớm rà soát giải quyết rứt điểm các trường hợp
vướng mắc, tồn tại của các tổ chức, đơn vị, hộ dân và các địa phương sau khi
quy hoạch 3 loại rừng, để hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định
đời sống nhân dân và phục vụ cong tác quản lý.
* Đối với tổ chức:
- Tỷ lệ cấp giấy đạt thấp nguyên nhân là do hầu hết các Ban quản lý rừng
chưa có quyết định giao đất do vậy chưa có cơ sở cấp Giấy chứng nhận, tỷ lệ
cấp Giấy của các Ban quản lý rừng là 4,67% diện tích đang quản lý, sử dụng.
Hiện nay còn 09/10 Ban quản lý rừng chưa làm thủ tục hồ sơ xin giao đất
với diện tích 89.494,4 chiếm 46,65 % diện tích đất lâm nghiệp các tổ chức đang
quản lý sử dụng.
Ngày 05/01/2012 Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Thông báo số
27/TB-TNMT, trong đó có nội dung: Đề nghị các Công ty Lâm nghiệp và các
đơn vị sử dụng đất lâm nghiệp, các ban quản lý rừng chủ động rà soát diện tích
đất đang quản lý sử dụng; Lập hồ sơ điều chỉnh ranh giới giao đất và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp (nếu có) theo đúng diện tích thực tế đang
quản lý, các diện tích chưa có quyết định giao đất phải lập hồ sơ xin giao
đất, thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định; phối hợp
7


với các địa phương rà soát lại các diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng
không hiệu quả để bàn giao lại cho các địa phương quản lý, lập phương án giao
đất cho nhân dân.
Vướng mắc trong việc làm thủ tục giao đất cho các Ban quản lý rừng là
nguồn kinh phí thực hiện công tác xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới từng
Ban quản lý rừng
Về vấn đề này ngày 22/2/2012 UBND tỉnh có Công văn số 626/UBNDQLĐĐ2 về việc chỉ đạo xác định cắm mốc, đo đạc ranh giới, mốc ranh giới đất
nông lâm trường quốc doanh.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 626/UBND-QLĐĐ2 ngày
22/02/2012 của UBND tỉnh Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập thiết kế Kỹ
thuật - Dự toán xác định ranh giới, cắm mốc lập hồ sơ mốc giới, đo vẽ chi tiết
hiện trạng quản lý, sử dụng đất đối với các nông trường, lâm trường quốc doanh.
Ngày 17/9/2012 UBND tỉnh có Công văn số 4528/UBND-QLĐĐ2 về việc
phê duyệt Đề cương TKKT dự toán xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo
vẽ hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các Nông, Lâm trường quốc Doanh, với
nội dung: về quan điểm, UBND Tỉnh đồng ý hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn
ngân sách nhà nước để phục vụ cho công tác xác định ranh giới, cắm mốc ranh
giới đo vẽ hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường quốc doanh.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 12/10/2012 Sở Tài nguyên và Môi
trường đã tổ chức cuộc họp với Sở Tài chính để thống nhất đề xuất báo cáo
UBND tỉnh trong tháng 10/2012.
Sau khi UBND Tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí phục vụ cho công tác xác định
ranh giới, cắm mốc ranh giới đo vẽ hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các
nông, lâm trường quốc doanh, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thực
hiện công tác xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới đo vẽ hiện trạng quản lý, sử
dụng đất của các nông, lâm trường quốc doanh, làm thủ tục giao đất, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Ban quản lý rừng.
b) Đất kinh tế trang trại
Tổng số lượng trang trại trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí kinh tế trang trại theo
quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng
nhận trang trại là 93, tổng diện tích sử dụng 842,9 ha, trong đó chủ yếu là trang
trại sử dụng đất lâm nghiệp.
(Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTN thì tiêu chí trang trại như sau:
- Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
+ Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam
Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
8



+ Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
- Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;
- Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá
trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.)
Theo báo cáo có 05 địa phương không có đất kinh tế trang trại gồm: Cẩm
Phả, Hải Hà, Bình Liêu, Cô Tô, Ba Chẽ.
Các địa phương có nhiều trang trại gồm: Vân Đồn 25 trang trại chiếm
26,9%, Tiên Yên 21 trang trại chiếm 22,6%, Quảng Yên 17 trang trại chiếm
18,2%, Đầm Hà 15 trang trại, chiếm 16,1%. Các địa phương còn lại số lương
trang trại không nhiều.
Tổng số trang trại đã được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại 53/93 đạt
60%. Có 4 địa phương có trang trại nhưng chưa cấp được giấy chứng nhận kinh
tế trang trại nào gồm: Thành phố Hạ Long, thành phố Uông Bí, thành phố Móng
Cái và thị xã Quảng Yên.
Số trang trại đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt thấp:
33/93 đạt 35,5% với diện tích đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 169,3
ha/842,9 ha đạt 20%.
Khó khăn hiện nay trong công tác cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại
và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sử dụng cho kinh tế trang trại là:
- Tiêu chí đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại theo quy định tại Thông tư số
27/2011/TT-BNNPTN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn cao so
với một số hộ gia đình, cá nhân đang phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế
trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do đó rất nhiều hộ gia đình, cá nhân phát
triển kinh tê theo mô hình kinh tế trang trạng không đạt tiêu chí để được chứng
nhận kinh tế trang trại.
- Nhiều hộ gia đình, cá nhân đang phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế
trang trại không chủ động lập hồ sơ để được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận

kinh tế trang trại và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sử dụng cho kinh tế
trang trại .
Để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận trang trại, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất kinh tế trang trại ngày 18/5/2012 Sở Tài nguyên và Môi
trường đã có Công văn số 1140/TNMT-ĐKĐĐ báo cáo đề xuất với UBND tỉnh
các biện pháp để đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận trang trại và Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất kinh tế trang trại.
Ngày 30/5/2012 UBND Tỉnh đã ban hành Công văn số 2040/UBNDQLĐĐ1 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trang trại với nội dung
chỉ đạo giao UBND các huyện, thị xã, thành phố:
9


+ Tuyên truyền vận động và tạo mọi điều kiện hỗ trợ về giống, kỹ thuật,
các thủ tục hành chính cho các hộ làm kinh tế trạng trại và các hộ làm kinh tế
mô hình trạng trại.
+ Chỉ đạo UBND cấp xã có trách nhiệm chủ động hướng dẫn trình tự thủ
tục cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận kinh tế trạng trại cho các hộ gia đình,
cá nhân có nhu cầu; tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra, xác nhận đơn đề nghị cấp, cấp đổi
GIấy chứng nhận kinh tế trang trại để làm thủ tục cấp giấy theo quy định.
+ Tập trung ưu tiên cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ làm kinh tế trạng trại (kể xả những hộ
chưa đủ tiêu chí). Yêu cầu các địa phương cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ làm kinh tế trang trại (đủ
tiêu chí kinh tế trang trại theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) xong trong năm 2012, báo cáo kết quả về Sở Tài
nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Yêu cầu huyện UBND Vân Đồn chỉ đạo khẩn trương làm thủ tục cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đã đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận
theo quy định của pháp luật, không chờ quy hoạch chi tiết phân khu chức năng
khu kinh tế Vân Đồn.

c) Đất nuôi trồng thủy sản:
Nguyên nhân tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy
sản đạt tỷ lệ chưa cao do: diện tích thửa đất nuôi trồng thủy sản lớn nhiều diện
tích nằm ở khu vực chưa được đo vẽ bản đồ địa chính nên khi cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện việc đo vẽ bằng tay mất nhiều thời gian
và không đảm bảo độ chính xác, một số diện tích nằm trong khu vực quy hoạch
vào mục đích khác và đã có quyết định thu hồi đất (Hoành Bồ, Hạ Long).
d) Đất ở đô thị và đất ở nông thôn
Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị và đất ở nông thôn (đạt trên 90 %),
tuy nhiên các trường hợp còn lại chưa được cấp Giấy chứng nhận hầu hết là các
trường hợp khó, vướng mắc.
đ) Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất có mục đích công cộng:
Các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành đo vẽ
xong bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa
bàn các huyện, thị xã, thành phố nhưng đến nay còn một số huyện, thị xã, thành
phố chưa hoàn thiện hồ sơ (bổ sung đơn xin giao đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất) để chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh
giao đất, để Sở TNMT cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
e) Đất an ninh:
10


Trên địa bàn tỉnh hầu hết đất an ninh chưa được giao đất và cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất mà chỉ có quyết định phê duyệt đất an ninh của Bộ
Công an và bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt từ
những năm 1996 đến 2000, và hiện trạng nhiều khu đất đã có biến động.
Thực hiện Công văn số 917/UBND-TM3 ngày 13/3/2012 của UBND tỉnh
về việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư đo vẽ bản đồ xin giao đất, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất các điểm thuộc Công an tỉnh.

Thực hiện Thông báo số 69/UBND-XD3 của UBND tỉnh ngày 14/5/2012
Thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với công an
tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, trong
đó có nội dung: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an tỉnh rà
soát toàn bộ quỹ đất hiện nay do Công an tỉnh quản lý, trên cơ sở đó làm các thủ
tục theo quy định để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công an tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã giao cho Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất trực thuộc Sở tiến hành trích đo bản đồ xin giao đất và cấp Giấy chứng
nhận quyền quản lý sử dụng đất của 84/84 điểm đất do Công an tỉnh quản lý, sử
dụng mà chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã tiến hành thẩm tra
được 84 điểm, đã trình UBND Tỉnh quyết định giao đất cho 7 điểm, còn lại 77
điểm hiện công an tỉnh đang hoàn thiện lại hồ sơ để chuyển Sở Tài nguyên và
Môi trường trình UBND tỉnh xem xét quyết định giao đất.
f) Đất quốc phòng:
Hiện nay các khu đất quốc phòng đa số có diện tích lớn, ranh giới không rõ
ràng khi tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đo bản đồ hiện
trạng giao đất và cấp Giấy chứng nhận nhưng hiện nay các đơn vị quốc phòng
chưa có kinh phí để đo bản đồ hiện trạng giao đất và cấp giấy chứng nhận nên
việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất quốc phòng gặp khó khăn.
Thực hiện Thông báo số 77/UBND-XD3 ngày 21/5/2012 của UBND tỉnh
Thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Tỉnh tại buổi làm việc với Bộ chỉ
huy Bộ Đội biên phòng tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng,
an ninh ở khu vực biên giới, biển đảo, trong đó có nội dung: Giao Sở Tài nguyên
và Môi trường phối hợp với Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh quản lý, trên cơ
sở đó, làm các thủ tục theo quy định để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, hoàn thành trong thời gian từ nay đến
hết năm 2013.
Thực hiện Thông báo số 89/TB-UBND ngày 05/6/2012 của UBND Tỉnh
Thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND Tỉnh tại cuộc họp nghe
Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả công tác quản lý nhà nước về tài

nguyên và môi trường, trong đó có nội dung: Đối với việc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các đơn vị lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an, Biên
11


phòng) trên địa bàn tỉnh ưu tiên cấp kinh phí đo đạc các vị trí để làm trụ sở, tạo
điều kiện cho việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ
Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì cuộc họp với Bộ chỉ huy Bộ đội
biên phòng Quảng Ninh và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh với nội dung
đề nghị Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ninh rà soát cụ thể, chi tiết các
điểm, diện tích đang quản lý sử dụng và phối hợp với Văn phòng Đăng ký quyền
sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để lập khái toán kinh phí
đo đạc bản đồ phục vụ công tác giao đất, cấp Giấy CNQSDĐ. Sau khi lập xong
khái toán kinh phí đề nghị Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ninh có văn
bản báo cáo UBND tỉnh xin hỗ trợ kinh phí liên quan đến việc đo đạc bản đồ,
giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện nay đã lập xong dự toán
kinh phí đo đạc bản đồ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã gửi Sở Tài chính thẩm
định trước khi trình UBND tỉnh xem xét quyết định; sau khi UBND Tỉnh phê
duyệt dự toán, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành công tác đo đạc bản
đồ, giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Bộ chỉ huy Bộ đội
biên phòng Quảng Ninh
Đối với đất của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh, Sở Tài nguyên và
Môi trường đã có công văn đề nghị Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh phối
hợp với Trung tâm Công nghệ Thông tin thuộc Sở TNMT để lập khái toán kinh
phí đo đạc bản đồ phục vụ công tác giao đất, cấp Giấy CNQSDĐ. Sau khi lập
xong khái toán kinh phí đề nghị Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh có văn
bản báo cáo UBND tỉnh xin hỗ trợ kinh phí liên quan đến việc đo đạc bản đồ,
giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
g) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:
Khó khăn trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất

kinh doanh phi nông nghiệp là nhiều tổ chức sử dụng đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp không chủ động lập và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường
Thực hiện Công văn số 4480/UBND-QLĐĐ1 ngày 14/9/2012 của UBND
Tỉnh về việc rà soát các dự án đã được UBND Tỉnh quyết định cho thuê đất, nay
đã hết hạn thời gian giao đất, cho thuê đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đang
tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các dự án trên địa bàn Tỉnh đã được UBND Tỉnh
quyết định giao đất, cho thuê đất nay đã hết hạn thời gian giao đất mà không
được gia hạn để trình UBND Tỉnh quyết định thu hồi, các hợp đồng thuê đất đối
với các dự án đã hết thời kỳ ổn định giá theo hợp đồng đã ký để yêu cầu các Chủ
đầu tư thực hiện ngay việc điều chỉnh đơn giá thuê đất theo đúng quy định hiện
hành và các tổ chức đã được UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất đến nay chưa
làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận để yêu cầu các tổ chức hoàn thiện hồ sơ để cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
h) Đất tôn giáo:
12


Vướng mắc trong công tác giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất là: các cơ sở tôn giáo khó
khăn về kinh phí để đo bản đồ hiện trạng xin giao đất để làm thủ tục giao đất và
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ Công văn số 540/BTNMT-TCQLĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi
Trường về việc rà soát, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở
tôn giáo, ngày 13/3/2009 UBND tỉnh ban hành Công văn số 732/UBNDQLĐĐ2 về việc rà soát, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở
tôn giáo với nội dung yêu cầu các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nội
vụ; UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát tình hình sử dụng đất,
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo; trên cơ sở đó có
kế hoạch, giải pháp cụ thể báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo để hoàn thành việc cấp

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất
theo quy định hiện hành.
Thực hiện Công văn số 732/UBND-QLĐĐ2 ngày 13/3/2009 UBND tỉnh,
ngày 13/7/2009 Sở Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 1285/TNMTĐKĐĐ về việc báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo để hoàn thành cấp GCNQSDĐ trong
năm 2009 cho các cơ sở tôn giáo, trên cơ sở báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi
trường, UBND tỉnh có chỉ đạo tại Công văn số 2660/UBND-QLĐĐ2 về việc cấp
GCNQSDĐ trong năm 2009 cho các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất.
Để thực hiện công tác giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các cơ sở tôn giáo, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số
29/QĐ-TNMT ngày 08/02/2009 về việc phê duyệt Thiết kế kỹ thuật- Dự toán đo
vẽ bản đồ hiện trạng xin giao đất, cắm mốc ranh giới và cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất các điểm cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh, sau khi được
UBND tỉnh phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường đã giao cho Trung tâm
Công nghệ Thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai đo vẽ bản
đồ đồ xin giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các điểm cơ sở
tôn giáo trên địa bàn tỉnh nhưng chưa được giao đất, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất
Hiện nay Trung tâm Công nghệ Thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường đang triển khai đo vẽ bản đồ xin giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, đến nay đã đo được 122/142 điểm với diện tích là 55,03 ha, trên cơ
sở đó Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thẩm tra được 92 điểm cơ sở
tôn giáo đang lấy ý kiến của Sở Xây dựng về sự phù hợp quy hoạch trước khi
trình UBND tỉnh xem xét quyết định giao đất.

13


II. Phần thứ 2
Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
1. Tình hình chung:

Theo số liệu thống kê:
- Tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Ninh là 610.235,31 ha;
- Diện tích đất lâm nghiệp là: 428.378,0 ha (chiếm 70,2% diện tích đất tự
nhiên) Trong đó: Diện tích có rừng là 316.578,7 ha (rừng tự nhiên là 146.513,9
ha, rừng trồng là 170.064,8 ha), nếu tính cả rừng trồng chưa khép tán trong 3 năm
thì tỷ lệ che phủ đạt trên 51%.
Theo Quyết định số 4081/QĐ-UBND ngày 23/12/2011 của UBND tỉnh "Về
việc phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng
Ninh năm 2011": Diện tích rừng và đất rừng sản xuất là 264.964,7 ha chiếm
61,85% diện tích đất rừng trên địa bàn tỉnh; Diện tích rừng và đất rừng phòng hộ
là 136.272,0 ha chiếm 31,81%; Diện tích rừng và đất rừng đặc dụng là 25.970,7
ha chiếm 6,06%; Diện tích rừng chưa nằm trong diện tích phân 3 loại rừng nêu
trên có 1.170,7 ha.
Với thực trạng trên, rừng và đất rừng Quảng Ninh có vai trò hết sức quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.Ý thức được tầm quan trọng này,
trong thời gian vừa qua, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo về
công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp; Các nghành và các địa phương cũng đã
có nhiều cố gắng, nhờ vậy công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp đang dần đi
vào nề nếp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các địa phương, các tổ chức:
Theo kết quả tổng hợp, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 8 Công ty
Lâm nghiệp, 10 Ban quản lý rừng và 24 Doanh nghiệp, Tổ chức đang quản lý,
sử dụng đất lâm nghiệp với tổng diện tích là: 185.001,33 ha; Trong đó:
- Đất do 08 Công ty Lâm nghiệp quản lý: 63.003,8 ha (mới có Công ty lâm
nghiệp Ba Chẽ làm thủ tục thuê đất với diện tích 3.298,60 ha)
- Đất do 10 Ban quản lý rừng quản lý:

93.876,2 ha

- Đất do 24 tổ chức, Doanh nghiệp quản lý: 28.121,7 ha

( Chi tiết theo biểu số 4 gửi kèm theo)
- Ngoài các đơn vị nêu trên; Để bảo vệ và phát triển rừng, ổn định đời sống
nhân dân khu vực biên giới gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng; trong thời gian
qua, Tỉnh đã có quyết định giao cho Đoàn kinh tế quốc phòng 327 - Quân khu 3
diện tích 15.138,0 ha để xây dựng khu kinh tế quốc phòng Bình Liêu - Quảng
Hà - Móng Cái; ngoài ra thành phố Móng Cái cũng đã tạm giao cho Đoàn kinh
tế quốc phòng 327 diện tích 10.336,8 ha tại xã Hải Sơn, Bắc Sơn để xây dựng để
xây dựng khu kinh tế quốc phòng Bắc Hải Sơn.
14


- Số diện tích còn lại: 218.205,0 ha /428.378,0 ha đất lâm nghiệp do các hộ
gia đình, cá nhân và các địa phương quản lý, sử dụng.
* Theo báo cáo của các địa phương và kết quả làm việc của Đoàn công tác
liên ngành gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi
trường với các địa phương:
- Diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân: 123.967,6
ha.
- Diện tích đất lâm nghiệp các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng nhưng
chưa có quyết định giao đất: 13.467,0 ha (do vướng quy hoạch 03 loại rừng hoặc
do các hộ dân chưa đủ điều kiện giao đất)
- Diện tích đất lâm nghiệp chưa giao do UBND cấp xã đang quản lý là
86.606,0 ha.
- Số hộ gia đình có nhu cầu nhận đất lâm nghiệp: 6.207 hộ
( Biểu chi tiết số 5 kèm theo).
3. Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng và đất của các Công ty Lâm
nghiệp, các tổ chức, đơn vị đang sử dụng:
3.1. Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng:
Theo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1712/NN&PTNT ngày 9/10/2011với các

địa phương; Tổng diện tích đất rừng cần xem xét điều chỉnh quy hoạch là
36.755,2 ha, trong đó:
- Diện tích đất rừng phòng hộ cần xem xét điều chỉnh sang đất rừng sản
xuất là 25.682,0 ha.
- Diện tích đất rừng đặc dụng cần xem xét điều chỉnh sang đất rừng sản
xuất là 1.114,7 ha.
- Diện tích đất rừng sản xuất cần xem xét điều chỉnh sang đất rừng phòng
hộ là 8.704,3 ha.
- Diện tích đất lâm nghiệp cần xem xét điều chỉnh sang mục đích khác
không phải lâm nghiệp là 1254,2 ha.
( Biểu chi tiết số 6 kèm theo)
3.2. Rà soát đất của các Công ty Lâm nghiệp và các tổ chức:
- Đối với các Công ty Lâm nghiệp: Hiện nay chưa có địa phương nào thống
nhất được với các Công ty Lâm nghiệp về diện tích đất cần chuyển giao về cho
các địa phương quản lý; Theo báo cáo của các Công ty Lâm nghiệp có 05
Công ty báo cáo không còn quỹ đất giao lại cho các địa phương; Có 03 Công ty
đề nghị trả đất gồm: Công ty Lâm nghiệp Vân Đồn xin trả lại 50 ha, Công ty
Lâm nghiệp Cẩm Phả xin trả lại 872,9 ha và Công ty Lâm nghiệp Bình Liêu đã
15


trả lại 1.077 ha nhưng chưa lập được hồ sơ trả đất do chưa có kinh phí để đo vẽ
bản đồ.
- Đối với đất của các tổ chức: Đối với các tổ chức được giao đất, cho thuê
đất trồng rừng hầu hết đã triển khai thực hiện; Duy chỉ có Công ty Cổ phần đầu
tư và Phát triển kinh tế trang trại thuỷ hải sản Thành Tín mới trồng được khoảng
550/ 3.456,0 ha đất được cho thuê trồng rừng; Hiện Sở Tài nguyên và Môi
trường đang tiến hành thanh tra việc quản lý sử dụng đất của Công ty để trình
Uỷ ban Nhân dân Tỉnh xem xét thu hồi các diện tích còn chưa trồng rừng.
- Đối với đất của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 327: Sở Tài nguyên và Môi

trường đã làm việc với Đoàn Kinh tế Quốc phòng 327 đề nghị Đơn vị làm việc
với các địa phương để rà soát, xác định lại diện tích cần tiếp tục thực hiện dự án;
diện tích trả lại cho các địa phương quản lý; Hiện Đơn vị đã làm việc với các địa
phương và rà soát được diện tích trên địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện gồm Bình Liêu
3 xã ( Hoành Mô, Đồng Văn, Đồng Tâm); Móng Cái 2 xã ( Bắc Sơn, Hải Sơn);
Hải Hà 2 xã ( Quảng Sơn, Quảng Đức) và đang hoàn chỉnh hồ sơ xin tiếp tục
giao đất và trả đất.
4. Những khó khăn vướng mắc; nguyên nhân
4.1. Khó khăn, vướng mắc:
- Các Công ty Lâm nghiệp chưa lập được hồ sơ chuyển sang thuê đất đối
với các diện tích đất sản xuất kinh doanh; Điều chỉnh diện tích đất được giao sau
khi có biến động về diện tích sử dụng ( thu hồi chuyển sang mục đích khác) và
trả lại đất không còn nhu cầu sử dụng.
- Các Ban quản lý rừng chưa lập được hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
- Các địa phương chưa rà soát, thống nhất được với các Công ty Lâm
nghiệp, các tổ chức về diện tích đất sử dụng không hiệu quả để giao lại cho địa
phương quản lý;
- Theo thống kê, diện tích đất lâm nghiệp chưa giao hiện do các địa phương
quản lý còn rất lớn (86.606,0 ha); các địa phương chưa làm rõ được diện tích có
khả năng trồng rừng và không có khả năng trồng rừng; Chưa xác định được nhu
cầu thực sự của các hộ dân về giao đất, giao rừng ( chỉ mới thống kê theo đăng
ký của các hộ); chưa lập được phương án giao đất, giao rừng ( Hiện nay mới chỉ
có UBND huyện Hoành Bồ có phương án được UBND Tỉnh phê duyệt; UBND
huyện Ba Chẽ mới đang dự thảo phương án).
- Việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng còn chậm;
4.2. Nguyên nhân:
- Việc cắm mốc, xác định ranh giới đất; lập bản đồ hiện trạng xin giao đất,
thuê đất và trả đất của các Công ty Lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng chưa thực
hiện được do chưa có kinh phí cắm mốc, đo vẽ bản đồ ( Sở Tài nguyên và Môi

16


trường đã có công văn số 3228/TNMT ngày 11/9/2012 đề nghị Uỷ ban Nhân
dân Tỉnh phê duyệt TKKT - Dự toán xác định ranh giới, cắm mốc và đo vẽ bản
đồ cho các nông, lâm trường nhưng UBND Tỉnh có văn bản số 4528/UBNDQLĐĐ2 ngày 17/9/2012 giao lại cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài
chính đề xuất hỗ trợ một phần kinh phí; Hai Sở đã họp nhưng chưa thống nhất
được mức đề xuất hỗ trợ )
- Các Công ty, Ban quản lý rừng chưa chủ động trong việc thực hiện các
thủ tục về đất đai; chưa phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước và
các địa phương trong việc quản lý sử dụng đất.
- Các địa phương chưa tích cực trong công tác rà soát việc quản lý sử dụng
đất lâm nghiệp của các tổ chức; chưa quan tâm đến việc lập phương án giao đất,
giao rừng cho Nhân dân.
III. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp
a) Giải pháp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Sở Tài nguyên và Môi trường kính đề nghị UBND Tỉnh:
- Báo cáo Tỉnh ủy ban hành chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng
cường, đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà, cơ bản hoàn thành vào năm 2013 theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của
Quốc hội để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.
- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tập trung cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất các loại đất phấn đấu hoàn thành trong năm 2013 theo Chỉ thị số
1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Chính phủ và Công văn số 2419/BTNMTTCQLĐĐ ngày 13/7/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác sử dụng hệ thống bản đồ địa
chính đã bàn giao cho các địa phương trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; theo dõi biến động đất đai đưa vào là quyết định bắt buộc đối với cấp
xã, cấp huyện, cấp tỉnh.
- Chỉ đạo các ngành, các địa phương tăng cường kiểm tra việc xây dựng

trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất
không hiệu quả (bỏ hoang hóa, không đưa vào sử dụng ...).
- Đối với đất lâm nghiệp đề nghị UBND Tỉnh chỉ đạo các địa phương:
+ Rà soát lại quỹ đất lâm nghiệp hiện có, làm việc với các tổ chức đang sử
dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn để thống nhất diện tích giao lại cho địa
phương; khảo sát, đánh giá cụ thể nhu cầu thực sự của người dân về giao đất
trồng rừng để từ đó lập phương án giao đất, giao rừng để kịp thời giao đất, giao
rừng cho hộ gia đình, cá nhân khi được UBND Tỉnh giao lại đất cho địa phương
(ưu tiên giao đất cho những hộ nghèo).
17


+ Quản lý các doanh nghiệp sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn đảm bảo
sử dụng đất có hiệu quả.
+ Quản lý chặt chẽ đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng theo đúng quy
định của pháp luật.
+ Tăng cường giải quyết các tranh chấp đất lâm nghiệp giữa tổ chức với hộ
gia đình, cá nhân, giữa tổ chức với tổ chức, giữa hộ gia đình cá nhân với hộ gia
đình cá nhân.
+ Thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đúng chính
sách pháp luật.
b) Giải pháp về công tác quy hoạch
UBND Tỉnh đã có Văn bản số 5280/UBND-NLN2 ngày 24/10/2012 về
việc lập đề cương dự toán rà soát điều chỉnh quy hoạch lại 03 loại rừng trên địa
bàn tỉnh. Trong đó UBND Tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
khẩn trương lập các thủ tục đầu tư trình thẩm định và phê duyệt trong tháng
10/2012 đảm bảo đúng quy định hiện hành, yêu cầu việc rà soát điều chỉnh lần
này tập trung vào một số địa bàn trọng điểm có nhu cầu phát triển về du lịch và
phòng hộ, hệ thống các hồ chứa nước.
Đề nghị UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng

dẫn các địa phương lập đề án chuyển đổi rừng theo quy định tại Thông tư số
24/2009/TT-BNN ngày 5/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng
sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc
dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ.
c) Giải pháp về tài chính
- Đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí cho công tác xác định ranh
giới, cắm mốc ranh giới từng Ban quản lý rừng theo chỉ đạo của UBND Tỉnh tại
Văn bản số 4528/UBND-QLĐĐ2 ngày 17/9/2012 về việc phê duyệt Đề cương
TKKT dự toán xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo vẽ hiện trạng quản lý,
sử dụng đất của các Nông, Lâm trường quốc doanh và hướng dẫn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường tại Văn bản số 4043/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 1/11/2011
về việc hướng dẫn xác định cắm mốc đo đạc ranh giới, mốc giới đất nông lâm
trường quốc doanh.
- Đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí đo đạc, cắm mốc làm cơ sở
lập hồ sơ giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các khu đất của
các đơn vị quốc phòng sử dụng vào mục đích làm trụ sở; có công văn gửi Bộ
Quốc phòng đề nghị Bộ Quốc phê duyệt kinh phí cho các đơn vị quốc phòng sử
dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đo vẽ bản đồ hiện trạng xin giao đất và
cấp giấy chứng nhận các khu đất sử dụng vào mục đích quốc phòng (các khu đất
18


sử dụng vào mục không phải làm trụ sở) để phục vụ công tác cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
- Chỉ đạo các Công ty lâm nghiệp bố trí kinh phí ( ngoài phần kinh phí tỉnh
hỗ trợ) để lập hồ sơ thuê đất, điều chỉnh diện tích giao đất và trả đất.
d) Đối với đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất có mục đích công
cộng

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương chưa nộp hồ sơ xin giao đất
và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về Sở Tài nguyên và Môi trường là:
thị xã Quảng Yên, huyện Hoành Bồ, huyện Bình Liêu, huyện Đầm Hà, thành
phố Móng Cái, khẩn trương lập hồ sơ và nộp hồ sơ xin giao đất và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (giao cho phòng TNMT các huyện, thị xã, thành
phố là đầu mối tập hợp hồ sơ) về Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định
trình UBND tỉnh xem xét quyết định giao đất cho các đơn vị, sau khi UBND
tỉnh có quyết định giao đất cho các đơn vị, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến
hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị.
- Đối với các huyện, thị xã, thành phố còn lại cần rà soát xem còn sót
những thửa đất nào chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khẩn
trương lập hồ sơ và nộp hồ sơ xin giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất về Sở Tài nguyên và Môi trường.
đ) Trong thời gian tới Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với
các ngành có liên quan của tỉnh tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc cho các địa
phương trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trường hợp
vượt thẩm quyền báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn.
Trên đây là báo cáo rà soát lại công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất các loại đất và tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường kính đề nghị UBND Tỉnh
xem xét cho ý kiến chỉ đạo./.
Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- UBND tỉnh (b/c);
- Các đ/c Lãnh đạo Sở;
- Phòng ĐĐBĐ; T.Tra sở;
- Lưu: VP, ĐKĐĐ, KH-TC.


Nguyễn Mạnh Cường

19



×