Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ỨNG DỤNG GIS PHỤC vụ CÔNG tác QUẢN lý hạ TẦNG đô THỊ TRÊN địa bàn TP PHAN RANG THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.68 KB, 10 trang )

ỨNG DỤNG GIS PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN TP PHAN RANG – THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN
Lưu Đình Hiệp1, Nguyễn Thị Cẩm Tiên1, Nguyễn Gia Huy1, Trần Thanh Long2
1

Trung tâm Công nghệ Thông tin Địa lý, Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh
2

Công Ty Phần mềm Greely

Tóm tắt:
Với những ưu điểm nổi trội, công nghệ GIS đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên
thế giới để quản lý hạ tầng đô thị. Với mục tiêu trở thành một đô thị du lịch hiện đại, thông
minh Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đẩy mạnh xây dựng các công trình hạ tầng đô thị
và nâng cao công tác quản lý lĩnh vực này thông qua ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
nói chung và ứng dụng GIS nói riêng. Nội dung của bài báo sẽ tập trung làm rõ vấn đề xây
dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) và thiết lập các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý hạ tầng đô thị
trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, còn làm rõ các quy trình khảo sát, dò ngầm; quy trình
xây dựng CSDL nhằm mục đích bổ sung, cập nhật mới các dữ liệu hạ tầng đô thị hiện có.
Từ khóa: GIS, quản lý đô thị, hạ tầng
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác quản lý hạ tầng đô thị không những ở nước ta mà trên toàn thế giới đang đứng
trước rất nhiều thử thách, đó là sự tăng nhanh dân số đô thị, quá trình đô thị hóa, tình trạng
ô nhiễm môi trường, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, đặc biệt là hạ tầng ngầm (hệ thống thoát
nước, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc) không đáp ứng được tốc độ phát triển của đô
thị. Để có thể quản lý hạ tầng đô thị, đặc biệt là hạ tầng ngầm một cách hợp lý và hiệu quả
thì các thông tin về hiện trạng cơ sở hạ tầng đô thị cũng như thông tin về kinh tế xã hội cần
được cung cấp một cách kịp thời, chính xác. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
trong công tác hạ tầng đô thị đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đạt được hiệu quả
cao. Trong đó, nổi bật là hệ thống thông tin địa lý (viết tắt là GIS), một công nghệ hữu ích
trong quản lý và xử lý tích hợp các dữ liệu đô thị có toạ độ (bản đồ) với các dạng dữ liệu


khác nhau để biến chúng thành thông tin hữu ích trợ giúp các nhà quản lý trong lựa chọn địa
điểm, quản lý cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ đô thị một cách hợp lý... Với những ưu điểm
nổi trội, công nghệ GIS đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới để quản lý hạ tầng đô thị.
Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học
kỹ thuật của tỉnh Ninh Thuận; đồng thời là đô thị hạt nhân kết nối các huyện trong tỉnh và
các tỉnh khác, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội. Cùng với sự phát triển đô thị, việc
xây dựng các công trình, đặc biệt là công trình hạ tầng ngầm tại thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm tỉnh Ninh Thuận ngày càng được đẩy mạnh xây dựng. Kèm theo đó là áp lực ngày
càng gia tăng lên công tác quản lý hạ tầng đô thị tại Sở Xây dựng cũng như các sở ban ngành
khác có liên quan. Do đó, để thực hiện hiệu quả các quy trình nghiệp vụ quản lý hạ tầng đô
thị cần có các công cụ để hỗ trợ. Và đây là lý do đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục
tiêu xây dựng bộ CSDL hoàn chỉnh và phần mềm phục vụ công tác quản lý hạ tầng (ngầm)
đô thị phù hợp với các quy trình quản lý hiện nay.
Từ các kinh nghiệm quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài nước, xét tới điều kiện thực
tế và nhu cầu của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, vấn đề nghiên cứu
của bài báo “Ứng dụng GIS phục vụ công tác quản lý hạ tầng đô thị trên địa bàn
TP.Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận” sẽ bao gồm những nội dung sau: (1) Xây
1


dựng bộ cơ sở dữ GIS chuyên đề về hạ tầng ngầm đô thị tại thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm; (2) Xây dựng Phần mềm phục vụ quy trình tác nghiệp liên quan đến công tác quản
lý hạ tầng ngầm đô thị tại Sở Xây dựng.
2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về ứng dụng GIS trong công tác quản lý hạ tầng đô thị
Hệ thống thông tin địa lý (viết tắt là GIS), một công nghệ hữu ích trong quản lý và xử
lý tích hợp các dữ liệu đô thị có toạ độ (bản đồ) với các dạng dữ liệu khác để biến chúng
thành thông tin hữu ích trợ giúp các người quản lý trong lựa chọn địa điểm, quản lý cơ sở hạ
tầng, cung cấp dịch vụ đô thị một cách hợp lý... Với những ưu điểm nổi trội, công nghệ GIS
đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới để quản lý hạ tầng đô thị [1].

Có thể kể đến các thành tựu đã được trong việc ứng dụng GIS vào hệ thống hạ tầng đô
thị trên thế giới như: Tại Nhật Bản, ứng dụng GIS đã được áp dụng rất phổ biến trong mọi
lĩnh vực. Những năm 90, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm đến hạ tầng dữ liệu không
gian quốc gia - NSDI (National Spatial Data Infrastructure) để ứng dụng vào việc: Quản lý,
quy hoạch, ứng phó với thiên tai...[3] Ở phương tây, GIS đã được phát triển ở khắp các lĩnh
vực liên quan đến không gian lãnh thổ như: môi trường (lâm nghiệp, hải dương học, địa chất
học, khí tượng thuỷ văn,…); hành chính – xã hội (nhân khẩu học, quản lý rủi ro, an ninh,…);
kinh tế (nông nghiệp, dầu mỏ, kinh doanh thương mại, bất động sản, giao thông vận tải, bưu
điện,…); dịch vụ công (hạ tầng kỹ thuật, bệnh viện, trường học…); đa ngành liên ngành; tại
khu vực Bắc Mỹ (Hoa Kỳ & Canada), tại Pháp [8]. Đặc biệt, tại Hàn Quốc, GIS đã được áp
dụng vào hầu hết mọi lĩnh vực trên cả nước. Hệ thống GIS quốc gia Hàn quốc đã được xây
dựng nhằm tập trung vào các mục tiêu: xây dựng nền tảng cơ sở (bản đồ địa hình toàn quốc,
địa chính, dữ liệu phi không gian…); xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian (khung dữ liệu
quốc gia, ngân hàng dữ liệu, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, đào tạo chuyển giao công nghệ
GIS…); xây dựng hệ thống ứng dụng đa ngành và đang phát triển hệ thống nâng cao (thành
phố thông minh U-city [4]. Ngoài ra, việc ứng dụng GIS còn phát triển tại các nước khác
như Úc, Trung Quốc…
Tại Việt Nam, ứng dụng CNTT trong quy hoạch và quản lý đô thị đã được phát triển
rộng rãi. Trong đó, nhiều nghiên cứu cũng như dự án thí điểm GIS trong việc quy hoạch,
quản lý hạ tầng đô thị, giao thông, cấp thoát nước…được thực hiện, tuy nhiên việc ứng dụng
vẫn chưa đồng bộ, thống nhất. Chính vì thế, các cơ sở dữ liệu thông tin đô thị về quy hoạch
trên GIS được tăng cường xây dựng nhằm thực hiện chỉ thị số 09/2008/CT – TTg ngày
29/02/2008 là một trong những ưu tiên chính của Bộ Xây dựng và các đơn vị có liên quan
trên cả nước. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan như sau: (1) Đề tài “Xây dựng hệ thống
thông tin địa lý (GIS) phục vụ cho công tác quản lý và quy hoạch đô thị thành phố Cần Thơ
(CTGIS)” được hai tác giả Nguyễn Hiếu Trung và Lê Đức Toàn thực hiện từ năm 2014. Hệ
thống CTGIS cho phép người dùng truy cập các thông tin về hạ tầng như: cầu, đường, cây
xanh, chiếu sáng, thoát nước; thông tin về dân cư: dân số cấp phường, mật độ dân số; thông
tin quản lý nhà đất; quy hoạch đô thị [5]. (2) Đề tài “Ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng kỹ
thuật đô thị tại Việt Nam” được Công ty Tư vấn GeoViệt thực hiện từ năm 2011. Đề tài giới

thiệu kết quả và kinh nghiệm ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị hỗ trợ cho
Bộ Xây dựng thực hiện tại bảy (07) thành phố (Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau, Rạch
Giá, Tam Kỳ và Quảng Ngãi) và toàn bộ hệ thống đô thị (Thành phố, thị xã, thị trấn) của
bốn (04) tỉnh (Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam và Nghệ An) [6]. (3) Đề tài “Nghiên cứu ứng
dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị” được Nguyễn Thị
Thúy Hiên và Đinh Việt Hùng thực hiện từ năm 2013. Đề tài đã xây dựng cấu trúc các nhóm
2


dữ liệu và lớp dữ liệu trong CSDL GIS phục vụ công tác quản lý việc sử dụng hạ tầng kỹ
thuật, công trình xây dựng, lập và xét bản đồ quy hoạch [2]. (4) Ứng dụng GIS quản lý CSDL
không gian tỉnh Thừa Thiên - Huế (HUEGIS online). Với mục tiêu nhằm hỗ trợ công tác tổ
chức, lưu trữ, quản lý toàn bộ các CSDL không gian của tỉnh gồm: CSDL nền thông tin địa
lý, CSDL không gian chuyên ngành: Tài nguyên - Môi trường, Giao thông, Thông tin Truyền thông, Quy hoạch xây dựng, Văn hóa - Du lịch,... Cổng thông tin địa lý Thừa Thiên
Huế ( được xây dựng để đáp ứng mục tiêu này [7].
Ngoài ra cũng có một số dự án, đề tài nghiên cứu khoa học khác liên quan đến công tác
quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị. Qua đó, ta có thể nhận thấy sự phổ biến của GIS trong công
tác quản lý hạ tầng kỹ thuật nói riêng và quản lý nhà nước nói chung. Và việc ứng dụng giải
pháp này vào quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước là một việc làm cần thiết.
2.2. Nguồn tài liệu
Với mục tiêu là xây dựng phần mềm phục vụ công tác quản lý hạ tầng ngầm đô thị,
nên tài liệu được quan tâm trong đề tài nghiên cứu này tập trung vào 02 nguồn dữ liệu sau:
1) Dữ liệu số, dữ liệu không gian về hạ tầng đô thị thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
2) Các quy trình nghiệp vụ liên quan đến quản lý hạ tầng ngầm đô thị tại đơn vị quản lý.
2.2.1. Dữ liệu không gian
Dữ liệu không gian được xây dựng trong bài báo được thu thập, cập nhật từ 02 nguồn:
1) Dữ liệu nền (các lớp dữ liệu cơ bản như giao thông,
sông hồ, ranh giới hành chính, thửa đất…) và các
lớp dữ liệu về hạ tầng đô thị được thu thập sơ bộ
(hệ thống giao thông, thoát nước, cấp nước, thông

tin liên lạc…) được cung cấp bởi Sở Xây dựng tỉnh
Ninh Thuận.
2) Dữ liệu về hạ tầng ngầm được thu thập từ công
khác khảo sát, dò tìm công trình ngầm tại thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm.
Hình 1. Mô hình CSDL hạ tầng đô thị

Dữ liệu sau khi được thu thập được phân tích, đánh
giá về độ chính xác, định dạng dữ liệu. Sau đó, được tinh chỉnh và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn
trong và ngoài nước (Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sử
dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; QCVN 42: 2012/BTNMT Quy chuẩn
Kỹ thuật Quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở; Các tiêu chuẩn ISO/TC211 và đặc tả
OGC của Tổ chức Open GIS…). Trong bài báo này, dữ liệu được xây dựng và lưu trữ theo
chuẩn Geodatabase của ESRI.
2.2.2. Quy trình nghiệp vụ quản lý hạ tầng đô thị
Đối với công tác quản lý hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm,
các quy trình nghiệp vụ được thu thập có liên quan đến hạ tầng đô thị tập trung xoay quanh
các quy trình như sau:
- Quy trình về thu thập, cập nhật nhóm dữ liệu hạ tầng đô thị: Quy trình này được
phân thành 02 quy trình con dựa trên địa điểm cập nhật (thực địa và văn phòng).
- Quy trình về tiếp nhận, điều phối xử lý, báo cáo kết quả xử lý các thông tin về sự cố
hạ tầng đô thị do các cơ quan, đơn vị và người dân cung cấp, phản ánh.
- Quy trình cung cấp, chia sẻ và đồng bộ dữ liệu hạ tầng đô thị
- Quy trình hỗ trợ báo cáo thống kê hạ tầng đô thị
3


Hình 2. Sơ đồ Quy trình thu thập, cập nhật nhóm
dữ liệu hạ tầng (thực địa)


Hình 3. Sơ đồ quy trình thu thập, cập nhật nhóm dữ
liệu hạ tầng (tại văn phòng)

Hình 6. Sơ đồ Quy trình cung cấp, chia sẻ và đồng bộ dữ liệu

Hình 6. Sơ đồ Quy trình hỗ trợ Báo cáo thống kê

Hình 4. Sơ đồ Quy trình tiếp nhận, điều
phối, báo cáo kết quả xử lý sự cố

Dựa trên các quy trình được thu thập, nhóm nghiên cứu đã phân tích và xây dựng các
chức năng phần mềm phục vụ công tác quản lý hạ tầng đô thị. Tùy môi trường và mục đích
xây dựng phần mềm, mà các phần mềm có các chức năng khác nhau.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp khảo sát, dò ngầm
Để xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) hoàn
thiện và thể hiện đầy đủ các đối tượng thuộc hạ tầng
ngầm đô thị, công tác khảo sát, dò tìm công trình
ngầm tại địa điểm nghiên cứu là một công việc thiết
yếu. Với mục đích kiểm tra các công trình được ngầm
4

Hình 7. Máy GPR Detector Duo dò ngầm


hóa trên các tuyến đường thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm để nhận định lại tình
trạng công trình ngầm tại địa phương, định vị được các đối tượng đang được ngầm hóa, định
lượng cơ bản được khối lượng các tuyến ống thoát nước, đường ống cấp nước, cáp viễn
thông đã ngừng hoạt động và đang hoạt động.
Chọn tuyến đường (Mặt

đường khô thoáng không
mưa) Đánh dấu vị trí đo
trên bản đồ giấy xác định
số nhà

Khảo sát, dò tìm công trình
ngầm tại thành phố Phan Rang –
Tháp Chàm theo các tuyến đường
thuộc thành phố. Công việc cụ thể
bao gồm:

Người bấm GPS

Chọn mép đường làm
mốc tham chiếu( Ranh
vỉa hè và lòng đường).

Sử dụng thiết bị dò tiến
hành dò ngầm tại điểm
gốc.

Từ mép đường vị trí
gốc đến giải phân
cách (Chiều dương)

Di chuyển đến
mặt cắt kế tiếp
(100m)
Tại vị trí giao thông
giao nhau sẽ tiến hành

dò để tăng độ
chính xác.

Từ mép đường vị trí
gốc đi ngược
vào.(Chiều âm)

Xác định dị vật phát hiện
Đặt tên Tên đường_Mặt
cắt thứ_Dị vật thứ
Dùng sơn đánh dấu vị trí
có đường ống
(bên phải máy dò)

Lấy tọa độ X,Y tại vị trí
đánh dấu. Đặt tên Tên
đường_Mặt cắt thứ_Dị vật
thứ

Kết thúc một mặt cắt

Lấy tọa độ Van, Trụ họng,
ĐHT dọc tuyến, đặt tên
theo ID trên dữ liệu GIS

Lưu trữ dữ liệu

Thông tin tọa độ đã đánh
dấu


Đường ống
phát sinh

Xử lý dữ liệu

Dữ liệu CAD với thông tin
thuộc tính được quy định
bên dưới

Kiểm tra độ chính xác
đường ống sau xử lý

Hình 8. Quy trình thực hiện công tác dò ngầm một tuyến đường

(1) Xác định vùng khảo sát tương
ứng với chiều rộng vỉa hè (5m2,
3.5m2 hoặc 2m2): Dựa vào bản vẽ
mặt cắt ngang các tuyến đường,
xem xét vị trí của các công trình
ngầm trên vỉa hè. Tùy theo chiều
rộng vỉa hè sẽ có diện tích vùng
khảo sát tương ứng (5m2, 3.5m2
hoặc 2m2).
(2) Thực hiện công tác dò tìm công
trình ngầm bằng công nghệ GPR
tại các tuyến đường thuộc thuộc
thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm.
(3) Tổng hợp kết quả khảo sát dò
tìm và đánh giá kết quả đạt được.

2.3.2. Phương pháp kế thừa

Ngoài việc khảo sát cập nhật dữ liệu mới, đề
tài còn kế thừa các dữ liệu hiện có tại Sở Xây dựng
và các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh. Để thực
hiện được công việc kế thừa, thu thập dữ liệu bổ
sung nói riêng và công tác xây dựng bộ CSDL
chuyên đề hạ tầng ngầm nói chung, đề tài đã thực
hiện 02 quy trình con như sau:
(1) Quy trình xử lý dữ liệu từ công tác khảo
sát, dò ngầm
Quy trình xử lý thông tin dữ liệu từ công tác
khảo sát, dò ngầm nhằm mục đích xây dựng CSDL
hạ tầng ngầm được chia thành 02 phần nhỏ:
- Phần 1: Kiểm tra độ chính xác vị trí không gian,
thuộc tính của dữ liệu đo đạc đã chuẩn hóa trong
GIS bằng việc sử dụng các điểm tọa độ đo đạc từ
GPS. Đề tài đã sử dụng phương pháp kiểm tra xác
suất (Mẫu phân tán) trên 01 tuyến đường, số điểm
mẫu lựa chọn 04-05 điểm.
5

Dữ liệu đo đạc trên
GIS
Kiểm tra dữ liệu

Dữ liệu
Excel
tọa độ


Kiểm tra 4 đến 5 điểm
trên một đoạn đường

Dữ liệu
GPS

Xử lý lại dữ liệu

Đúng

Chồng lớp dữ liệu cũ và
dữ liệu vừa thu được

Đúng

Cập nhật thêm độ sâu
và kích thước nếu dữ
liệu cũ không có

Sai

Thay thế bằng dữ liệu
mới

Cập nhật thông tin đã có từ

( Nếu có)

Kiểm tra chất lượng và
hoàn thiện


Hình 9. Quy trình xử lý hoàn thiện
dữ liệu khảo sát, dò ngầm


- Phần 2: Hiệu chỉnh dữ liệu GIS trên hệ thống. Sau khi đã kiểm tra độ chính xác của dữ liệu
đo đạc cập nhật trên bản đồ GIS, tiến hành sử dụng dữ liệu đo đạc đã cập nhật trên GIS để
kiểm tra và cập nhật lại dữ liệu không gian cũ trên hệ thống GIS bằng việc chồng lớp dữ
liệu. Đồng thời bổ sung các dữ liệu thuộc tính còn thiếu trên hệ thống.
(2) Quy trình kế thừa, thu thập dữ liệu bổ sung và hoàn hiện CSDL
Quy trình được thiết lập dựa trên nhu
cầu tích hợp dữ liệu từ 02 nguồn dữ liệu
không gian đã được đề cập. Bên cạnh đó,
thiết kế mô hình cấu trúc CSDL quản lý hạ
tầng đô thị (ngầm) chung nhất nhằm thống
nhất cách thức quản lý các lớp dữ liệu
chuyên đề của từng đối tượng thuộc hạ tầng
đô thị (ngầm).
Đặc biệt, quy trình tập trung làm rõ
công tác xử lý, hiệu chỉnh dữ liệu dò ngầm
so với dữ liệu tiên nghiệm (được kế thừa).
2.3.3 Phương pháp sử dụng phần mềm
Sử dụng phần mềm ArcGIS bao gồm
ArcCatalog, ArcToolbox, ArcMap xây
dựng, chuẩn hóa các lớp dữ liệu hạ tầng đô
thị phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Bên cạnh
đó, nhóm nghiên cứu còn sử dụng một số Hình 10. Quy trình kế thừa, thu thập dữ liệu bổ sung
ngôn ngữ lập trình Visual Basic, .Net, C#, ... để xây dựng phần mềm ứng dụng.
2.3.4. Phương pháp chuyển đổi dữ liệu không gian, hệ tọa độ
Sử dụng các công cụ chuyển đổi định dạng dữ liệu không gian, thuộc tính; chuyển đổi

hệ tọa độ VN2000, WGS84. Cơ sở dữ liệu (CSDL) được cài đặt theo mô hình Geodatabase,
mô hình này cũng đáp ứng theo chuẩn OGC.
2.3.5. Phương pháp điều tra khảo sát
Triển khai thu thập thông tin, xác định nhu cầu ứng dụng thực tiễn, quy trình tác nghiệp
và phương thức thực hiện trong công tác quản lý hạ tầng ngầm đô thị trên địa bàn thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận, hiện trạng cơ sở dữ liệu nền và các dữ liệu quản
lý đô thị của các cơ quan liên quan của tỉnh.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Bộ cơ sở dữ liệu GIS chuyên đề về hạ tầng ngầm đô thị tại thành phố Phan Rang –
Tháp Chàm
3.1.1. Dữ liệu khảo
sát, dò ngầm
Khối lựợng dữ
liệu đã được khảo sát
là rất lớn, cụ thể là 91
tuyến đường đã được
khảo sát dò ngầm;

Bảng 1. Bảng thông tin dữ liệu ảnh bản vẽ và ảnh GPR
Thông tin
Mục đích
Ảnh bản vẽ
Tuyến khảo sát
Cho biết hướng di chuyển của mặt cắt
Mép vỉa hè
Cung cấp thông tin xác định khoảng cách đến dị vật
Dị vật, độ sâu tới đỉnh
Cung cấp thông tin độ sâu vị trí dị vật
Ảnh GPR
Kết hợp thông tin excel và bản vẽ ta xác định được

Ảnh GPR
vị trí của dị vật trên ảnh GPR.

6


851 mặt cắt đã được đo đạc tạo thành các ảnh bản vẽ, ảnh GPR, các tệp excel chứa các thông
tin về vị trí (GPS) và đặc điểm dị vật.

Hình 11. Dữ liệu ảnh GPR đoạn đường 16/4 mặt
cắt số 1

Hình 12. Vị trí mặt cắt khảo sát trên đoạn đường 16
tháng 04

Ngoài các bản vẽ mặt cắt được khảo sát, còn có thông tin chi tiết về các nội dung mà
mặt cắt thể hiện (dữ liệu về các điểm dị vật) được trình bày, thông qua chương trình Excel.
Thông tin
Vị trí mặt cắt
Tuyến khảo sát
X
D
Kích thước
Tọa độ X, Y
Dị vật
Ghi chú

Bảng 2. Thông tin dữ liệu mặt cắt
Mục đích sử dụng
Biết được vị trí của mặt cắt ngoài hiện trường

Cho biết tuyến khảo
Hỗ trợ việc xác định vị trí của dị vật trong ảnh GPR
Hỗ trợ việc xác định vị trí của dị vật trong ảnh GPR.
Hỗ trợ việc xác định loại đường ống
Cung cấp thông tin để cập nhật vào dữ liệu không gian
Hỗ trợ việc xác định loại đường ống
Xác định vị trí điểm trong không gian
Xác định mã dị vật
Phân loại các điểm dị vật

Hình 13. Cấu trúc CSDL hạ
tầng đô thị Thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm

3.1.2. Dữ liệu kế thừa
Một trong những kết quả mà bài báo xây dựng được là bộ CSDL chuyên đề về hạ tầng
đô thị tại Tp. Phan Rang-Tháp Chàm. Mô hình CSDL được thiết lập, đồng bộ các dữ liệu
được thu thập từ công tác khảo sát, dò ngầm (Hình 1, Hình 13).
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn đề cập các dữ liệu về cây xanh, chiếu sáng, quản lý công
sở... nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý hạ tầng đô thị.

7


Dữ liệu giao thông TP. Phan Rang – Tháp Chàm

Dữ liệu chuyên đề hạ tầng hệ thống thoát nước

Dữ liệu chuyên đề hạ tầng cấp nước


Dữ liệu chuyên đề hạ tầng hệ thống điện

Dữ liệu chuyên đề hạ tầng hệ thống viễn thông

Dữ liệu chuyên đề quản lý cây xanh

3.2 Phần mềm quản lý hạ tầng ngầm đô thị
Đề tài đã xây dựng được một hệ thống gồm nhiều phần mềm trên trên nhiều môi trường
khác nhau, và đây cũng là cở sở để phân loại phần mềm: (1) Phần mềm quản lý hạ tầng đô
thị trên môi trường Desktop; (2) Phần mềm ứng dụng WebGIS phục vụ quản lý hạ tầng đô
thị; (3) Ứng dụng điện thoại thông minh phục vụ quản lý hạ tầng đô thị (Ứng dụng Quản lý
sự cố, Phản ánh sự cố và Quản lý tài sản hạ tầng đô thị).a
Bảng 3. Sơ đồ Usecase các Phần mềm quản lý hạ tầng đô thị

Ứng dụng Tiếp nhận sự cố Hạ tầng trên Web

8


Phần mềm quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
(Desktop)

Ứng dụng Quản lý sự cố Hạ tầng trên Web, App

Ứng dụng phản ánh sự cố Hạ tầng đô thị

Ứng dụng quản lý tài sản Hạ tầng đô thị

Kết quả mà đề tài thực hiện được là các phần mềm hỗ trợ thực hiện các sơ đồ quy trình
được đề cập trong phần Quy trình nghiệp vụ quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.


Hình 13. Hệ thống Phần mềm quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
4. KẾT LUẬN
Từ các kết quả đạt được có thể kết luận nhóm nghiên cứu bước đầu đã tiếp cận được
công nghệ GIS phục vụ công tác quản lý hậ tầng kỹ thuật đô thị. Kết quả nghiên cứu là công
cụ đắc lực hỗ trợ vào quy trình tác nghiệp của Sở Xây dựng Ninh Thuận cũng như các Sở
ban ngành khác có liên quan trong công tác quản lý hạ tầng (ngầm) đô thị tại Thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm. Góp phần đưa công nghệ GIS, CNTT đi sâu vào hơn công tác
quản lý nhà nước, đặc biệt trong quản lý đô thị, tiến đến xây dựng “Đô thị thông minh”.
Cần thiết phải ban hành quy định khung liên quan đến cơ chế quản lý, vận hành hệ thống
cũng như chia sẽ, cập nhật, tích hợp dữ liệu phù hợp với điều kiện hạ tầng, nhân lực CNTT,
đảm bảo an ninh và an toàn dữ liệu của hệ thống, làm cơ sở cho Sở tham mưu Ủy ban Nhân
dân tỉnh ban hành và áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ESRI GIS Technology, GIS for Cadastre management, Europe.
2. Nguyễn Thị Thúy Hiên, Đinh Việt Hùng, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong
công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị (2013), Tạp chí Khoa học & Công nghệ
106 (06): 125 – 129.
3. Hiroshi Imai, Keiko Imai, Kazua Inaba, Koichi Kubota, GIS Infrastructure in Japan
— Developments and Algorithmic Researches, Japan.
4. Korea Research Institute for Human Settlements, Establishment of National GIS of
Korea (2007), Korea.
5. Nguyễn Hiếu Trung và Lê Đức Toàn, Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục
vụ cho công tác quản lý và quy hoạch đô thị thành phố Cần Thơ (CTGIS) (2014),
Cần Thơ.
6. Tư vấn GeoViệt, Sổ tay sử dụng công nghệ GIS trong quy hoạch và quản lý hạ tầng

đô thị tại Việt Nam (2011), Nhà xuất bản Xây dựng.
7. Nguyễn Hồng Sơn, Ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước và
phương tiện vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố Huế (2014).
8. Stuar Rich, Kenvin H. Davis, Geographic Informaiton System (GIS) for Facility
Management (2010), USA.
ABSTRACT
GIS Application for Management of Urban Infrastructure at Phan Rang – Thap
Cham City, Ninh Thuan Province
Lưu Đình Hiệp1, Nguyễn Thị Cẩm Tiên1, Nguyễn Gia Huy1, Trần Thanh Long2
1

Centre for Developing Information Technology and GIS
2

Greely Solfware Company

With outstanding advantages, GIS technology has been widely applied in the world to
manage urban infrastructure. Phan Rang - Thap Cham City has promoted the construction
of urban infrastructure works and enhanced the management of this field through the
application of information technology to get the goal of becoming a smart, modern tourism
city by Information Technology in general and GIS application in particular. The content of
the article will focus on clarifying the problem of building a database (database) and building
software to support the management of urban infrastructure in this city. Besides, it also
mentions the underground detection and database build process aims to supplement and
update the current urban infrastructure data.
Keywords: GIS, management, urban infrastructure

10




×