Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

giáo án hóa học 10. Ôn tập đầu năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.9 KB, 7 trang )

Page

1

Tên: Chủ đề/bài: ÔN TẬP ĐẦU NĂM. Số tiết:………
Ngày soạn:…………………………………………………………………………
Tiết theo phân phối chương trình: 1,2
Tuần dạy: 1
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Học sinh biết
Hệ thống lại kiến thức hóa học cơ bản đã được học ở THCS có liên quan trực tiếp
đến chương trình lớp 10.
Phân biệt được các khái niệm cơ bản và trừu tượng: Nguyên tử, nguyên tố hóa
học, phân tử, đơn chất, hợp chất, nguyên tử và hỗn hợp.
2. Kỹ năng
Lập công thức, tính theo công thức và phương trình phản ứng, tỉ khối của chất khí.
Chuyển đổi giữa khối lượng mol, khối lượng chất, số mol, thể tích ở đktc, và số
mol phân tử chất.
3. Thái độ
Học sinh hình thành được tính cẩn thận, trung thực, kiên trì, có ý thức trách nhiệm
trong công việc
Khơi dậy lòng đam mê và sự yêu thích môn hóa học.
4. Định hướng năng lực hình thành
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Năng lực thực hành hóa học
Năng lực tính toán
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
III. Chuẩn bị của GV và học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên


Phiếu học tập 1,2,3,4,5. Giáo án, giấy A0, bút lông, keo dán hoặc nam châm
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn tập nội dung kiến thức cấp THCS
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Thiết kế tiến trình dạy học
3.1 Hoạt động khởi động
Mục tiêu
Được thiết kế nhằm gây hứng thú, kích thích sự tò mò để hướng học sinh tham
gia khám phá kiến thức mới
Phương thức tổ chức:
Phương pháp: Hoạt động nhóm
Cách thức hoạt động: GV chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn HS tổ chức trò chơi ô
chữ
Trò chơi ô chữ
Học sinh lần lượt trả lời các từ hàng
* Hàng ngang 1: Có 13 chữ cái: Chất không lẫn bất cứ một chất nào khác ( vd: Nước
cất) gọi là gì?
* Hàng ngang 2: Có 7 chữ cái: Đây là loại chất được tạo nên từ 2 hay nhiều nguyên tố
hoá học


* Hàng ngang 3: Có 6 chữ cái: Đây là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử
liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất của chất
* Hàng ngang 4: Có 8 chữ cái: Đây là khái niệm:Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về
điện
* Hàng ngang 5: Có 14 chữ cái: Là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số p
trong hạt nhân
* Hàng ngang 6: Có 6 chữ cái: Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử

hoặc nhóm nguyên tử
* Hàng ngang 7: Có 14 chữ cái: Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất
ban đầu
* Hàng ngang 8 : Có 14 chữ cái: Dùng để biểu diễn chất gồm 1,2 hay 3 KHHH và chỉ
số ở mỗi chân ký hiệu.
* Hàng ngang 9 : Có 13 chữ cái
Dự kiến sản phẩm
C

H

Â

T

T

I

N

H

K

H

Ơ

P


C

H

Â

T

P

H

Â

N

T

Ư

U

Y

Ê

N

T


Ư

N

G

U

Y

Ê

N

H

O

A

T

R

I

H

I


Ê

N

T

Ư

C

Ô

N

G

T

H

H

A

N

Ư

N


G

N

P

G

H

I

Ê

T

T

Ô

H

O

A

H

O


Ơ

N

G

V

Â

T

L

Y

Ư

C

H

O

A

H

O


C

H

O

A

H

O

C

C

Page

2

GV nhận xét, trao quà cho đội chiến thắng và dẫn dắt vào bài mới
3.2 Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung nguyên tử, nguyên tố hóa học
Mục tiêu:
Về kiến thức
HS có thể nhắc lại được các khái niệm về nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị.
Quy tắc hóa trị…
Về kỹ năng
Phân biệt được khái niệm nguyên tử và nguyên tố hóa học

Xác định được hóa trị của các nguyên tố trong các đơn chất và hợp chất
Phương thức tổ chức:
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động: Hoạt động theo nhóm lớn
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. Hướng dẫn các nhóm hoàn thành phiếu học tập như
sau:
Nhóm 1 trả lời câu hỏi phiếu học tập 1


PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Nguyên tử là gì? Nguyên tử được cấu tạo bởi những hạt nào? Chia làm mấy
phần?

Page

3

2. Nguyên tố hóa học là gì?
3. Tính hóa trị của các nguyên tố trong phân tử sau đây: H2S, NH3, P2O5
Nhóm 2: trả lời phiếu học tập 2
PHIẾU HỌC TẬP 2
1. Hãy phát biểu nội dụng định luật bảo toàn khối lượng
2. Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie trong không khí, thu được 15g hợp chất
magie oxit. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí
a. Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra?
b. Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng?
Nhóm 3 trả lời phiếu học tập 3
PHIẾU HỌC TẬP 3
1. Mol là gì? Khối lượng mol là gì? Thể tích mol của chất khí?
2. Viết công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B

3. Độ tan của một chất trong nước là gì?
4. Viết công thức tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm
Nhóm 4 trả lời phiếu học tập 4
PHIẾU HỌC TẬP 4
1. Ở lớp 8,9 các em đã được biết những loại hợp chất vô cơ nào? Cho ví dụ minh
họa.
2. Nêu cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa của nó?
Bước 2: HS đưa lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm, suy nghĩ, tìm phương
án trả lời
Bước 3: Nếu HS nhớ hết kiến thức cũ , Gv gợi ý, hướng dẫn, giúp đỡ HS tìm đáp án
Bước 4: Các nhóm viết câu trả lời lên giấy A0 dán lên bảng . đại diện từng nhóm lên trình
bày. Các nhóm còn lại nhận xét, góp ý bổ sung nội dung cho hoàn chỉnh
Bước 5: GV nhận xét, hướng dẫn học sinh ghi lại nội dung chính của bài
I. NGUYÊN TỬ
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé tạo nên các chất.
Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm có hạt nhân mạng điện tích dương
và lớp vỏ có một hay nhiều electron mang điện tích âm.
II. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt
nhân.
Những nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học điều có tính chất hóa hhocj
giống nhau.
III. HÓA TRỊ CỦA MỘT NGUYÊN TỐ
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với
nguyên tử nguyên tố khác.
Quy tắc hóa trị: Tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số
và hóa trị của nguyên tố kia aAxbBy
ax = by
IV. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối

lượng của các chất phản ứng.


A + B C + D
V. MOL
Mol là lượng chất có chứa 6.1023 hạt nguyên tử hoặc phân tử chất đó
Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của
6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi 6.1023 phân tử chất khí đó . Ở điều
kiện tiêu chuẩn, thể tích mol của các chất khí là 22,4l
Sự chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất được tóm tắt bằng sơ đồ
sau:

Page

4

VI.TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
Tỉ khối của khí A so với khí B cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu
lần.
Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B:
Tỉ khối của khí A đối với không khí cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí
bao nhiêu lần.
Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí :
VII. DUNG DỊCH
1. Độ tan của một chất trong nước được tính bằng số gam của chất đó hòa tan trong 100g
nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định
2. Nồng độ của dung dịch
Nồng độ phần trăm ( C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong
100g dung dịch

Nồng độ mol (CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lit dung
dịch
VIII. SỰ PHÂN LOẠI CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
1. Oxit
2. Axit
3. Bazo
4. Muối
IX. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên
tử khối củ nguyên tố đó.
Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và
được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng
bằng nhau và được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
3.3 Hoạt động luyện tập
Mục tiêu


Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để
giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa
và nắm được ở mức độ nào.
Tiếp tục phát triển các năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học. Phát hiện và
giải quyết vấn đề thông qua môn học
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động:
- Ở hoạt động này cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho
học sinh hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu
hỏi trong phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP 5

1.Tính hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau:
MnO2, PbO, PbO2, NH3, H2S, SO2, SO3
2. Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie trong không khí, thu được 15g hợp chất
magie oxit. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí
a. Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra?
b. Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng?
3. Hãy tính thể tích (ở đktc) của hỗn hợp có chứa 1,1g CO2 và 1,6g O2
4. Na có nguyên tử khối là 23, trong hạt nhân nguyên tử có 11 proton. Sắt có
nguyên tử khối là 56 trong hạt nhân nguyên tử có 30 notron. Hãy cho biết tổng số hạt
proton, notron, electron tạo nên nguyên tử natri và nguyên tử sắt.
-Dự kiến sản phẩm: HS có thể làm được một số bài tập như:
Mg

+

O2

MgO

Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra?

Page

5

- Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số học sinh lên trình bày kết quả/lời giải.
Các học sinh khác góp ý, bổ sung. Gv giúp học sinh nhận ra những sai xót cần chỉnh sửa
và chuẩn hóa kiến thức/ phương pháp bài tập.



3.4 Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
Mục tiêu
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích
giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài
tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải
làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học
tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Hợp tác nhóm nhỏ
Cách thức hoạt động : Giáo viên giao bài tập về nhà cho các nhóm
1. Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit
clohidric đã tác dụng với canxicacbonat tạo ra canxiclorua nước và khí cacbon dioxit.
a, Viết PTPU bằng chữ.
b, Lập PTHH cho biết chất phản ứng, chất sản phẩm.

2.Nung đá vôi (thành phần chính chứa canxicacbonat) thu được vôi sống canxioxit,
cacbon dioxit . Tìm hiểu CTHH của các hợp trên và thực hiện yêu cầu sau:
a, Viết PTPU bằng chữ.
b, Lập PTHH cho biết chất phản ứng, chất sản phẩm.

Page

6

3. Hợp tác xã Bình Thuận khai thác quặng đá vôi từ vùng núi Ninh Bình, sau đó tinh chế
để lấy ra Canxi cacbonat (CaCO3) để tiến hành nung vôi, biết quá trình nung CaCO3 thu
được vôi sống và khí cacbonic.


a. Lập PTHH

b. Để thu được 1,4 tấn vôi sống (CaO) nguyên chất phải dùng hết bao nhiêu CaCO3
đem nung?
c. Tính thể tích khí CO2 (đktc) thoát vào bầu khí quyển khi nung hết lượng CaCO3
trên?

…………………….., ngày ………tháng……….năm………..

Page

7

Duyệt của tổ trưởng



×