Tải bản đầy đủ (.doc) (208 trang)

Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 208 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

LÊ MẠNH CƢỜNG

KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƢỚC

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Hà Nội-2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

LÊ MẠNH CƢỜNG

KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƢỚC
Ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 9580302

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
࿿࿿࿿'䨄䨄࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿(䨄䨄࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿)䨄࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
*䨄䨄࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿+䨄࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿,䨄䨄࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿

28 PGS.TS Đinh Đăng Quang
࿿࿿࿿'䨄䨄࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿(䨄䨄࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿)䨄࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
*䨄䨄࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿+䨄࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿,䨄䨄࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿


29 PGS. TS Đặng Thị Xuân Mai


Hà Nội-2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận án tiến sĩ “Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng
công trình sử dụng vốn nhà nước” là kết quả quá trình học tập và nghiên cứu riêng
của tôi.
Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận án hoàn toàn thu thập từ thực tế, chính xác,
tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc xử lý trung thực và khách quan.
Tác giả luận án

Lê Mạnh Cƣờng


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC K HIỆU CHỮ VIẾT TẮT...................................................... viii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................4
4. nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................................4
5. Kết cấu của luận án..............................................................................................................5

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Phân tích các công trình nghiên cứu trong nƣớc..........................................................6
1.1.1 Nhóm nghiên cứu về quản lý chi phí và quản lý dự án................................................. 6
1.1.2 Nhóm nghiên cứu liên quan đến kiểm soát chi phí..................................................... 10
1.1.3 Một số tài liệu nghiên cứu khác...................................................................................18
1.2 Phân tích các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài........................................................19
1.3 Khoảng trống cần nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................23
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................24

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƢỚC
2.1 Lý luận về kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nƣớc 26
2.1.1 Khái niệm và phân loại kiểm soát............................................................................... 26
2.1.2 Khái niệm về kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng........................................................28
2.1.3 Nội dung và phƣơng pháp kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng...................................29
2.1.4 Mục đích và điều kiện thực hiện kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng......................... 32
2.1.5 Một số khái niệm về dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn nhà nƣớc và vai trò của các
cơ quan quản lý nhà nƣớc trong hoạt động đầu tƣ xây dựng.............................................. 34
2.1.6 Phân biệt giữa kiểm soát chi phí và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng........................36
2.2 Kinh nghiệm kiểm soát chi phí của một số nƣớc trên thế giới..................................38
2.2.1 Kiểm soát chi phí xây dựng của Mỹ............................................................................38
2.2.2 Kiểm soát chi phí xây dựng của Trung Quốc.............................................................. 41
2.2.3 Kiểm soát chi phí xây dựng của Anh...........................................................................43



iii
2.2.4 Kiểm soát chi phí xây dựng của Úc.............................................................................47
2.2.5 Kiểm soát chi phí xây dựng của Singapore................................................................. 50
2.2.6 Bài học đối với Việt Nam rút ra từ kinh nghiệm về kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng
công trình của các nƣớc....................................................................................................... 54

CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM
3.1 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng......................58
3.1.1 Thực trạng về kiểm soát chi phí quy định tại các văn bản hƣớng dẫn........................58
3.1.2 Thực trạng về cơ sở thực hiện kiểm soát chi phí và mô hình kiểm soát chi phí..........60
3.2 Thực trạng kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng đối với một số công trình xây dựng
sử dụng vốn nhà nƣớc...........................................................................................................64
3.2.1 Dự án xây dựng Đƣờng 5 kéo dài...............................................................................64
3.2.2 Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến ThànhTham Lƣơng.........................................................................................................................69
3.3 Thực trạng kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nƣớc
theo trình tự đầu tƣ xây dựng..............................................................................................71
3.3.1 Kiểm soát chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án.......................................................71
3.3.2 Kiểm soát chi phí giai đoạn thực hiện dự án............................................................... 74
3.3.3 Kiểm soát chi phí giai đoạn kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự án vào khai thác
sử dụng................................................................................................................................. 79
3.4 Thực trạng quản lý và kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng theo Nghị định
32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng qua tổng hợp báo cáo của các Bộ
Ngành địa phƣơng.................................................................................................................82
3.4.1 Thực trạng về hệ thống định mức dự toán và giá xây dựng........................................ 82
3.4.2 Thực trạng thực hiện các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng...................... 83
3.4.3 Thực trạng về kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng.......................................................83
3.5 Các nhân tố ảnh hƣởng tới kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng dự án sử dụng vốn

nhà nƣớc..................................................................................................................................88
3.5.1 Nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng tới kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình sử
dụng vốn nhà nƣớc...............................................................................................................89
3.5.2 Chiều hƣớng tác động của các nhân tố ảnh hƣởng.....................................................90
3.6 Các công cụ trợ giúp công tác kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng của chủ đầu tƣ
dự án sử dụng vốn nhà nƣớc................................................................................................93

CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI
PHÍ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƢỚC
4.1 Khảo sát thu thập số liệu phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới kiểm soát chi phí
của chủ đầu tƣ dự án sử dụng vốn nhà nƣớc....................................................................95


iv
4.1.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu......................................................................................95
4.1.2 Phƣơng pháp phân tích................................................................................................96
4.1.3 Thu thập và phân tích.................................................................................................. 97
4.2 Xếp hạng các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ
đầu tƣ dự án sử dụng vốn nhà nƣớc trong kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công
trình..........................................................................................................................................98
4.3 Các thống kê mô tả.........................................................................................................100
4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ
đầu tƣ dự án sử dụng vốn nhà nƣớc trong kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng........103
4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA.............................................................................. 103
4.4.2 Kiểm định sự tin cậy thang đo của các nhóm trên bằng Cronbach’s Alpha..............105
4.4.3 Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn....................................................................... 108
4.4.4 Phân tích các công cụ trợ giúp công tác kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng của chủ
đầu tƣ dự án sử dụng nhà nƣớc......................................................................................... 111

4.5 Đề xuất quy trình kiểm soát chi phí trƣớc khi thi công xây dựng.........................117
4.5.1 Quy trình kiểm soát chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án..................................... 117
4.5.2 Quy trình kiểm soát chi phí khi xác định dự toán xây dựng công trình....................121
4.5.3 Quy trình kiểm soát chi phí khi xác định dự toán gói thầu (giá gói thầu), giá trúng
thầu và xác định giá hợp đồng............................................................................................126
4.6 Đề xuất quy trình kiểm soát chi phí trong thi công xây dựng.................................131
4.7 Đề xuất quy trình kiểm soát chi phí giai đoạn kết thúc xây dựng đƣa công trình
của dự án vào khai thác sử dụng........................................................................................135
4.7.1 Quy trình kiểm soát chi phí khi quyết toán hợp đồng............................................... 135
4.7.2 Quy trình kiểm soát chi phí khi quyết toán dự án hoàn thành...................................139
4.8 Tổng hợp các quy trình kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng đã đề xuất................142

KẾT LUẬN.............................................................................................................. 143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 01: TỔNG HỢP Ý KIẾN TRẢ LỜI CỦA CÁC ĐƠN VỊ
PHỤ LỤC 02: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 03: DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 04: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hệ thống mẫu bảng biểu ghi chép thông tin cần thu thập trong quá trình kiểm soát
chi phí đầu tƣ xây dựng............................................................................................... 31

Bảng 3.1: Tổng mức đầu tƣ dự án đƣờng 5 kéo dài.................................................... 64
Bảng 3.2: So sánh tổng mức đầu tƣ dự án đƣờng 5 kéo dài........................................ 65

Bảng 3.3: Giá trị tổng mức đầu tƣ điều chỉnh dự án đƣờng 5 kéo dài.........................68
Bảng 3.4: So sánh tổng mức đầu tƣ Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm
số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Tham Lƣơng.................................... 70
Bảng 3.5: Tổng mức đầu tƣ dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí
Minh, tuyến Bến Thành-Tham Lƣơng......................................................................... 78

Bảng 3.6: T trọng theo cơ cấu chi phí theo loại hình công trình.................................. 80
Bảng 3.7: So sánh giá trị quyết toán sân bay Tân sơn nhất.......................................... 81
Bảng 4.1: Cơ cấu các đối tƣợng khảo sát.................................................................... 97
Bảng 4.2: Sắp xếp theo mức độ cần thiết đối với 12 nhân tố.......................................98
Bảng 4.3: Sắp xếp theo tầm quan trọng đối với 12 nhân tố.......................................... 98
Bảng 4.4: Xếp hạng các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ
đầu tƣ dự án sử dụng vốn nhà nƣớc trong kiểm soát chi phí....................................... 99

Bảng 4.5: Đánh giá nhân tố chủ quan và khách quan................................................. 103
Bảng 4.6: Bảng kết quả phân tích khám phá nhân tố với biến TT..............................104
Bảng 4.7: Bảng kết quả phân tích khám phá nhân tố với biến QT.............................105
Bảng 4.8: Kiểm định sự tin cậy của nhân tố CX với biến TT..................................... 106
Bảng 4.9: Kiểm định sự tin cậy của nhân tố CX với biến QT.................................... 106
Bảng 4.10: Kiểm định sự tin cậy của nhân tố PL với biến TT.................................... 107
Bảng 4.11: Kiểm định sự tin cậy của nhân tố PL với biến QT...................................107
Bảng 4.12: Kiểm định sự tin cậy của nhân tố TH với biến TT...................................108
Bảng 4.13: Kiểm định sự tin cậy của nhân tố TH với biến QT..................................108
Bảng 4.14: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố CX với biến TT........109
Bảng 4.15: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố PL với biến TT.........109
Bảng 4.16: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố TH với biến TT.........110
Bảng 4.17: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố CXA với biến QT.....110
Bảng 4.18: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố PLA với biến QT......111
Bảng 4.19: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố THA với biến QT.....111
Bảng 4.20: Bảng kết quả phân tích khám phá nhân tố với biến CC...........................112



vi

Bảng 4.21: Kiểm định sự tin cậy của nhân tố QDC với biến CC............................... 113
Bảng 4.22: Kiểm định sự tin cậy của nhân tố QDR với biến CC............................... 113
Bảng 4.23: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố QDC với biến CC.....114
Bảng 4.24: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố QDR với biến CC.....114
Bảng 4.25: Kết quả phân tích tƣơng quan các biến................................................... 115
Bảng 4.26: Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là biến quy định chung....116
Bảng 4.27: Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là biến quy định riêng......116
Bảng 4.28: Báo cáo kế hoạch chi phí tổng mức đầu tƣ.............................................. 120
Bảng 4.29: Báo cáo kế hoạch chi phí dự toán............................................................ 125
Bảng 4.30: Báo cáo kết quả giá gói thầu-giá hợp đồng.............................................. 131
Bảng 4.31: Báo cáo quyết toán các hợp đồng............................................................ 138
Bảng 4.32: Tổng hợp các quy trình kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng.....................142


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Các yếu tố của hệ thống kiểm soát chi phí................................................... 32
Hình 2.2: Mục đích kiểm soát chi phí.......................................................................... 33
Hình 2.3: Mối liên hệ giữa quản lý chi phí và kiểm soát chi phí.................................. 37
Hình 2.4: Đầu vào và đầu ra của kiểm soát chi phí...................................................... 39
Hình 2.5: Kiểm soát chi phí trong giai đoạn thiết kế chi tiết........................................ 46
Hình 4.1: T trọng theo giới tính................................................................................ 100
Hình 4.2: T trọng theo độ tuổi................................................................................... 101
Hình 4.3: T trọng theo trình độ................................................................................. 101
Hình 4.4: T trọng theo loại hình công việc................................................................ 102

Hình 4.5: T trọng ý kiến đánh giá của từng nội dung KSCP..................................... 102
Hình 4.6: T trọng ý kiến đánh giá của các giai đoạn KSCP......................................103
Hình 4.7: Quy trình kiểm soát chi phí khi lập kế hoạch chi phí TMĐT.....................118
Hình 4.8: Quy trình kiểm soát chi phí khi lập kế hoạch chi phí dự toán....................123
Hình 4.9: Quy trình kiểm soát chi phí khi xác định dự toán gói thầu, giá gói thầu....129
Hình 4.10: Quy trình kiểm soát chi phí khi xác định giá trúng thầu và giá hợp đồng 130
Hình 4.11: Quy trình kiểm soát chi phí khi thực hiện hợp đồng................................133
Hình 4.12: Quy trình kiểm soát chi phí khi quyết toán hợp đồng..............................137
Hình 4.13: Quy trình kiểm soát chi phí khi quyết toán dự án hoàn thành..................141


viii

DANH MỤC CÁC K

HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

CĐT

Chủ đầu tƣ

CPM

Phƣơng pháp đƣờng găng (Critical Path Method)

CPĐTXDCT

Chi phí đầu tƣ xây dựng công trình

CPQLDA


Chi phí quản lý dự án

CPTVĐT

Chi phí tƣ vấn đầu tƣ

CSCS

Hệ thống kiểm soát chi phí, tiến độ

DTXD

Dự toán xây dựng

DTGT

Dự toán gói thầu

ĐMXD

Định mức xây dựng

ESM

Quản lý tiến độ thu đƣợc (Earned Schedule Management)

EVA

Phân tích giá trị thu đƣợc (Earned Value Analys)


EVM

Quản lý giá trị thu đƣợc (Earned Value Management)

EVMS

Hệ thống đo lƣờng giá trị thu đƣợc (The Earned Value
Measurement System)

GTGT

Giá trị gia tăng

GXD

Giá xây dựng

KT-KT

Kinh tế - Kỹ Thuật

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

MCCS

Hệ thống quản lý và kiểm soát chi phí (Management Cost and
Control System)


PERT

Phƣơng pháp sơ đồ mạng (Program Evaluation and Review
Technique)

QĐĐT

Quyết định đầu tƣ

QLDA

Quản lý dự án

QS

Chuyên gia giám sát khối lƣợng (Quantity Serveyor)

SMAC

Hệ thống kiểm soát chi phí nhân công tại công trƣờng (Site
Manhours and Cost)

TMĐT

Tổng mức đầu tƣ

TxDOT

Phòng giao thông Texas (Texas Department of Transportation)


UBND

Ủy ban nhân dân

WBS

Cơ cấu phân chia công việc (Work Breakdown Structure)


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tƣ xây dựng của nhà nƣớc có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong những năm qua nhà nƣớc đã
giành hàng chục ngàn t đồng mỗi năm chi cho cho đầu tƣ xây dựng. Đầu tƣ xây dựng
của nhà nƣớc chiếm t trọng lớn và giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động đầu
tƣ xây dựng của nền kinh tế ở Việt Nam [50]. Đầu tƣ xây dựng của nhà nƣớc đã tạo ra
nhiều công trình xây dựng nhƣ nhà máy, đƣờng giao thông, … và các công trình quan
trọng khác, đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội thiết thực. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu
quả đầu tƣ xây dựng các dự án sử dụng vốn nhà nƣớc vẫn còn thấp ngoài những
nguyên nhân nhƣ: đầu tƣ sai, đầu tƣ khép kín, đầu tƣ dàn trải, tiêu cực, tham nhũng
còn có nguyên nhân nhƣ thất thoát và lãng phí do không quản lý, kiểm soát tốt về chi
phí đầu tƣ xây dựng.
Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định hƣớng dẫn liên quan
đến hoạt động đầu tƣ xây dựng [49] và cũng có riêng một Nghị định về quản lý chi phí
đầu tƣ xây dựng [18], [19], Nghị định Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (từ Nghị
định 48/2010/NĐ-CP đến Nghị định số 37/2015/NĐ-CP), Nghị định về quản lý dự án đầu
tƣ xây dựng [19] và Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật đấu thầu [46] (Nghị định số

63/2014/NĐ-CP) đối với các công trình sử dụng vốn Nhà nƣớc. Về lĩnh vực quản lý chi
phí đầu tƣ xây dựng đã quy định khá cụ thể từ giai đoạn lập sơ bộ tổng mức đầu tƣ, tổng
mức đầu tƣ, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, thanh toán, quyết toán hợp đồng xây
dựng, quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng công trình hoàn thành. Tiếp theo các Nghị định về
quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng có rất nhiều các Thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể hơn (Thông
tƣ 06/2016/TT-BXD, TT08/2016/TT-BTC…). Mục đích của quản lý chi phí đầu tƣ xây
dựng là nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ xây dựng công trình của nhà nƣớc.
Hiện nay, thực tế cho thấy nhiều công trình sử dụng vốn nhà nƣớc từ khi xác định tổng
mức đầu tƣ cho đến khi hoàn thành công trình thì tổng chi phí đầu tƣ xây dựng đến khi
bàn giao thƣờng vƣợt so với tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt [4], [5], [6]. Những văn bản
hƣớng dẫn liên quan đến quản lý chi phí chủ yếu thƣờng không mang tính chủ động,
không có tính kịp thời và thƣờng đƣợc ban hành sau khi biến động của thị trƣờng. Thậm
chí một số dự án chủ đầu tƣ vừa phê duyệt xong tổng mức đầu tƣ thì đã phải điều chỉnh
chi phí. Có nhiều lý do dẫn đến


2

nguyên nhân nói trên nhƣ do những yếu tố về kỹ thuật (thay đổi thiết kế cho phù hợp
dẫn đến thay đổi khối lƣợng, điều chỉnh biện pháp thi công), tăng giá do biến động của
thị trƣờng…Ví dụ, quá trình xác định tổng mức đầu tƣ hoặc dự toán xây dựng để xác
định giá gói thầu cũng tƣơng tự nhƣ vậy. Thời gian từ lúc lập sơ bộ tổng mức đầu tƣ,
tổng mức đầu tƣ, dự toán xây dựng cho đến giai đoạn đấu thầu khá dài, do ảnh hƣởng
của biến động giá cả thị trƣờng dẫn đến giá gói thầu vƣợt giá dự toán, tổng mức đầu
tƣ đƣợc duyệt. Nguyên nhân chính là vẫn chƣa có một giải pháp cụ thể nào để kiểm
soát đƣợc chi phí đầu tƣ xây dựng trong các giai đoạn thực hiện dự án. Thông thƣờng
thì chi phí đầu tƣ xây dựng tăng sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả đầu tƣ xây dựng công
trình. Để kiểm soát đƣợc chi phí, làm tăng hiệu quả của việc sử dụng chi phí đầu tƣ
xây dựng và đáp ứng yêu cầu mong muốn của ngƣời quản lý vốn nhà nƣớc thì việc
lựa chọn đề tài: “Kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn nhà

nƣớc” để nghiên cứu là thực sự cần thiết.
0 Mục đích nghiên cứu
0 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài hƣớng đến làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi phí
đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nƣớc với các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, nghiên cứu hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về kiểm soát chi phí
đầu tƣ xây dựng công trình và xây dựng đƣợc nội dung kiểm soát chi phí với vai trò
kiểm soát chi phí của chủ đầu tƣ đối với các dự án sử dụng vốn nhà nƣớc. Đƣa ra
đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ đầu tƣ
dự án sử dụng vốn nhà nƣớc trong kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng.
Thứ hai, nghiên cứu vận dụng các lý luận về kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng
nhằm mục đích đánh giá thực trạng về kiểm soát chi phí theo trình tự đầu tƣ xây dựng
(kiểm soát chi phí khi lập tổng mức đầu tƣ, dự toán xây dựng, xác định giá gói thầu,
ký kết hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng) để tìm ra những hạn
chế và những nguyên nhân của hạn chế khi kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng của các
dự án sử dụng vốn nhà nƣớc. Thông qua thực trạng để đánh giá mức độ ảnh hƣởng
của các nhân tố tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ đầu tƣ dự án sử dụng
vốn nhà nƣớc trong kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng.
Thứ ba, từ kết quả phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng thu thập và xử lý
thông tin của chủ đầu tƣ dự án sử dụng vốn nhà nƣớc trong kiểm soát chi phí đầu tƣ


3

xây dựng, đề xuất quy trình thực hiện kiểm soát chi phí: Kiểm soát chi phí đầu tƣ xây
dựng từ giai đoạn trƣớc thi công xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng cho đến khi
kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng.
Đề tài nghiên cứu: “Kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng

vốn nhà nƣớc” đƣợc lựa chọn với kỳ vọng đóng góp thêm các công cụ cho việc kiểm
soát chí phí. Áp dụng đƣợc vào thực tế các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm tăng
hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc. Trên cơ sở xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới
khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ đầu tƣ dự án sử dụng vốn nhà nƣớc trong
kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng để đƣa ra kiến nghị về giải pháp hoàn thiện cơ chế
chính sách trong lĩnh vực quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng.
0Hƣớng nghiên cứu:
Kế thừa những nghiên cứu trƣớc đây qua việc sƣu tầm, nghiên cứu các thông tin
tài liệu có liên quan đến quản lý, kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình ở Việt
Nam. Tham gia nghiên cứu, đào tạo trao đổi trong lĩnh vực nghiên cứu của mình với
các đồng nghiệp, chuyên gia. Tiếp cận nghiên cứu về kiểm soát chi phí của một số
nƣớc trên thế giới để có sự so sánh áp dụng cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam,
tìm ra hƣớng giải quyết vấn đề cần nghiên cứu. Nghiên cứu sự hình thành của chi phí
đầu tƣ xây dựng trong các giai đoạn đầu tƣ xây dựng công trình để có giải pháp kiểm
soát chi phí của từng giai đoạn đó. Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành
rút ra những bất cập từ đó đề xuất kiến nghị bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp. Sử
dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn trong
công việc của tác giả.
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đã đề ra, hƣớng nghiên cứu đề tài đƣợc tiếp cận
và giải quyết nhƣ sau:
5888 Hệ thống hóa vấn đề lý luận chung liên quan đến kiểm soát chi phí đầu tƣ
xây dựng sử dụng vốn nhà nƣớc trong đó tập trung làm rõ một số vấn đề và khái niệm
liên quan đến kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng, xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới
khả năng thu thập và xử lý thông tin trong kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng của chủ
đầu tƣ sử dụng vốn nhà nƣớc.
5889 Phân tích đánh giá thực trạng kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình
sử dụng vốn nhà nƣớc trong thời gian vừa qua. Chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng tích cực


4


hoặc tiêu cực cần khắc phục. Những nguyên nhân chủ yếu đạt đƣợc và những nguyên
nhân yếu kém trong kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn nhà nƣớc của chủ
đầu tƣ làm giảm hiệu quả đầu tƣ xây dựng.
0 Nghiên cứu và đề xuất giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao vai trò kiểm
soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nƣớc của chủ đầu tƣ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
0Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình
sử dụng vốn nhà nƣớc của chủ đầu tƣ theo trình tự đầu tƣ xây dựng ở Việt Nam.
23

Phạm vi nghiên cứu:

Kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng là một khái niệm rộng trong lĩnh vực đầu tƣ
xây dựng do có nhiều loại công trình xây dựng (dân dụng, giao thông, thủy lợi…), vì
vậy khó có thể nghiên cứu bao quát tổng thể trong khuôn khổ của luận án. Luận án sẽ
giới hạn nghiên cứu trong phạm vi nhƣ sau:
5888 Luận án nghiên cứu về kiểm soát chi phí đầu tƣ đầu tƣ xây dựng của chủ
đầu tƣ dự án sử dụng vốn nhà nƣớc từ giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện
dự án đến giai đoạn kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
từ đó đề xuất các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ
đầu tƣ dự án sử dụng vốn nhà nƣớc trong kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng.
5889 Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng đối
với công trình giao thông sử dụng vốn nhà nƣớc đặc biệt là vốn ngân sách nhà nƣớc là
loại

công trình xây dựng có vốn đầu tƣ chiếm t trọng cao trong vốn nhà nƣớc.
0 Luận án nghiên cứu trên cơ sở số liệu và thông tin của các dự án đầu tƣ xây
dựng công trình giao thông sử dụng vốn nhà nƣớc giai đoạn 2012-2018.

1

nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài đạt đƣợc ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn nhƣ sau:
0 nghĩa khoa học của đề tài: Hệ thống hóa lý luận về kiểm soát chi phí đầu tƣ

xây dựng, làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng thu thập và xử lý thông tin của
chủ đầu tƣ dự án sử dụng vốn nhà nƣớc trong kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng làm
tiền đề cho đánh giá thực trạng.
Tính thực tiễn: Làm rõ thực trạng kiểm soát chi phí tại Việt Nam hiện nay thông
qua khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ đầu tƣ dự án sử dụng vốn nhà nƣớc,


5

phát hiện những bất cập của cơ chế kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng hiện nay; Đề
xuất các quy trình kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng cho giai đoạn trƣớc thi công và
trong khi thi công, quy trình kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng giai đoạn kết thúc xây
dựng đƣa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.
0 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, kết cấu luận án
có 4 chƣơng:
0Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1 Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình
sử dụng vốn nhà nƣớc
2 Chƣơng 3: Thực trạng kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình sử
dụng vốn nhà nƣớc ở Việt Nam
3 Chƣơng 4: Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát chi phí
và đề xuất các giải pháp kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng
vốn nhà nƣớc



6
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Phân tích các công trình nghiên cứu trong nƣớc
Cho đến nay các công trình nghiên cứu có liên quan về kiểm soát chi đầu tƣ xây
dựng công trình ở Việt Nam chƣa có nhiều. Mỗi công trình có một cách nghiên cứu
dựa trên các góc độ khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành cụ thể. Liên quan
đến kiểm soát chi phí có thể chia ra các nhóm nghiên cứu nhƣ sau:
1.1.1 Nhóm nghiên cứu về quản lý chi phí và quản lý dự án
Luận án “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chi phí trong
điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” năm 2001 của tác giả Trần Hồng Mai [39]. Nội
dung chính của luận án gồm lý luận chung về quản lý giá xây dựng. Tình hình quản lý chi
phí đầu tƣ xây dựng ở Việt Nam và của một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
Nghiên cứu nâng cao chất lƣợng quản lý giá xây dựng ở Việt Nam. Trong đó tập trung
phân tích đối với công tác quản lý giá nói chung và giá xây dựng nói riêng cả trên phƣơng
diện lý luận và thực tiễn xây dựng về phát triển kinh tế thị trƣờng và đã khẳng định vai trò
của Nhà nƣớc đối với quản lý giá xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta.
Đối với vai trò của chủ đầu tƣ, luận án đã tổng kết đƣợc những đặc trƣng chung nhất của
bất cứ chủ đầu tƣ nào đối với công tác quản lý giá xây dựng, đồng thời làm rõ sự khác
biệt về mức giá xây dựng giữa Ngƣời xác định giá xây dựng của nhà thầu và của tƣ vấn
giúp chủ đầu tƣ. Nội dung này góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chủ đầu tƣ, nhà
thầu, nhà tƣ vấn đầu tƣ xây dựng. Ngoài ra Luận án cũng đề cập đến sự hình thành các
đặc điểm riêng của giá xây dựng (mang đặc trƣng đơn chiếc, lặp đi lặp lại nhiều lần có
thứ bậc và đƣợc tính tổ hợp từ từng bộ phận kết cấu hình thành) trên cơ sở nghiên cứu đặc
điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm xây dựng, đặc điểm của giá cả hàng hoá nói chung,
là tiền đề giúp các nhà chuyên môn, các nhà quản lý nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý
giá xây dựng ở Việt Nam. Luận án đã rút ra những vấn đề còn bất cập, còn khiếm khuyết,

xác định các sai sót, nguyên nhân và nhân tố ảnh hƣởng đến nội dung, phƣơng pháp hình
thành giá xây dựng hiện nay, là những đóng góp thực tiễn và khoa học cho việc nghiên
cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý giá xây dựng. Tuy nhiên, nội dung
luận án mới chỉ đề cập đến nội dung quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng mà chƣa đề cập đến
lĩnh vực kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng cũng nhƣ mối quan hệ giữa kiểm soát chi phí
đầu tƣ xây dựng và


7

quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng.
Luận án “Nghiên cứu hoàn thiện một số vấn đề về định giá trong xây dựng ở các
công trình dụng vốn nhà nước” năm 2002 của tác giả Nguyễn Công Khối [36] có nêu:
Thực trạng quản lý và phát triển định giá xây dựng ở Việt Nam; hoàn thiện một số vấn
đề về quản lý và phƣơng pháp định giá trong xây dựng ở Việt Nam; một số vấn đề về
định giá trong xây dựng theo thông lệ quốc tế; đóng góp việc xác định chính xác chi
phí xây dựng trên cơ sở xác định tổng mức đầu tƣ, tổng dự toán, dự toán hạng mục
công trình đảm bảo chất lƣợng xây dựng, tiết kiệm vốn đầu tƣ, đủ chi phí và có lãi cho
ngƣời thực hiện, phù hợp với thị trƣờng Việt Nam và thông lệ quốc tế. Tiếp theo, luận
án đã đề cập đƣợc những nguyên tắc và nội dung cơ bản của nghiệp vụ tƣ vấn tính
tiên lƣợng, lập dự toán và quản lý chi phí xây dựng các dự án đầu tƣ (QS) theo thông
lệ quốc tế. Trên cơ sở so sánh đối chiếu với thực trạng ở Việt Nam, từ đó rút ra sự
giống và khác nhau giữa hai hệ thống. Ngoài việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan
đến xác định và quản lý chi phí thì nội dung luận án mới chỉ đề cập đến vai trò của tƣ
vấn QS trong việc lập chi phí đầu tƣ xây dựng công trình mà chƣa nêu rõ vai trò của
họ trong việc kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.
Luận án “Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà
nước” năm 2002 của tác giả Trần Văn Hồng [31] đã nêu đƣợc những lý luận cơ bản về
vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản
nhà nƣớc. Phân tích đánh giá thực trạng cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng

cơ bản. Luận án đã khái quát, hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về đầu
tƣ xây dựng cơ bản và cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của Nhà
nƣớc. Phân tích khái niệm cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, những
đặc điểm của vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung, vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của
nhà nƣớc nói riêng. Nội dung luận án chỉ đề cập đến hoàn thiện cơ chế quản lý sử
dụng vốn đầu tƣ có thể chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ của nhà nƣớc, thúc đẩy
tiến độ và mang tính khái quát chung chƣa nêu rõ cụ thể phải thực hiện nhƣ thế nào.
Luận án “Nghiên cứu phương pháp xác lập giá xây dựng tổng hợp xây dựng
công trình giao thông đường bộ trong điều kiện Việt Nam” năm 2014 của tác giả Phan
Mạnh Cƣờng [23]. Luận án đã góp phần hoàn thiện và làm phong phú thêm hệ thống
lý luận về sự hình thành giá xây dựng trong nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của
Nhà nƣớc. Làm sáng tỏ một số vấn đề về giá xây dựng công trình (đã đề cập tới khái


8

niệm, vai trò của giá xây dựng tổng hợp...), phƣơng pháp xác lập giá xây dựng tổng
hợp công trình đƣờng bộ ở Việt Nam cũng nhƣ bài học kinh nghiệm xây dựng đơn giá
của một số nƣớc trên thế giới. Luận án cũng đã phân tích đánh giá thực trạng việc lập
và quản lý chi phí trong xây dựng công trình giao thông đƣờng bộ, chỉ ra những thuận
lợi, khó khăn trong xây dựng đơn giá. Qua đó, thấy đƣợc một số vấn đề mà ngành giao
thông cần có giải pháp hoàn thiện. Đó là hệ thống định mức trong ngành giao thông
(do Bộ Xây dựng công bố) thiếu nhiều hạng mục công tác cần đƣợc xây dựng mới, bổ
sung sửa đổi, cần có giá xây dựng tổng hợp xây dựng công trình giao thông đƣờng bộ
phù hợp với điều kiện thực tế của ngành. Bổ sung một số vấn đề khắc phục những tồn
tại của phƣơng pháp chung xác lập giá xây dựng tổng hợp do Bộ Xây dựng ban hành
nhằm hoàn thiện phƣơng pháp xác lập giá xây dựng tổng hợp, tác giả luận án bổ sung
một số công việc quan trọng trong trình tự lập đơn giả tổng hợp xây dựng công trình
giao thông đƣờng bộ. Thực tế cho thấy việc thiết lập bộ đơn giá xây dựng chuyên
ngành về giao thông đƣờng bộ để quản lý chi phí áp dụng cho cho các tỉnh thành phố

chƣa áp dụng đƣợc vào thực tế do chƣa xét đến đặc thù của xây dựng công trình giao
thông đƣờng bộ (cự ly mỏ vật liệu, cƣớc vận chuyển và chi phí nhân công, máy thi
công theo khu vực...).
Luận án “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân
sách trong ngành giao thông vận tải Việt nam” năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Bình [3]
có nêu: Nghiên cứu vấn đề cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản từ
vốn ngân sách nhà nƣớc trong điều kiện kinh tế thị trƣờng; đánh giá thực trạng quản lý
nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nƣớc trong ngành giao
thông vận tải; đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc trong
ngành giao thông vận tải ở Việt Nam những năm tới. Về mặt lý thuyết có nhiều cách tiếp
cận phân tích quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
trong ngành giao thông vận tải theo năm khâu của quá trình đầu tƣ xây dựng cơ bản là
xây dựng quy hoạch, kế hoạch, lập thẩm định phê duyệt dự án, triển khai dự án, nghiệm
thu thẩm định chất lƣợng, bàn giao công trình và thanh quyết toán vốn đƣợc nghiên cứu
dƣới sự tác động của các yếu tố môi trƣờng luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý,
năng lực bộ máy thanh tra, kiểm tra giám sát đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách nhà nƣớc trong ngành giao thông vận tải. Đối với vai trò quản lý nhà nƣớc về kiểm
soát chi phí đầu tƣ xây dựng sử dụng


9

nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc chƣa đƣợc đề cập.
Luận án “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước” năm 2012 của tác giả Nguyễn Minh Đức
[26] có nêu: Nghiên cứu tổng quan về chất lƣợng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công
trình sử dụng vốn nhà nƣớc; thực trạng giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý dự án
đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nƣớc. Luận án đã đề xuất đƣợc hai nhóm
giải pháp khoa học và khả thi nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
công trình sử dụng vốn nhà nƣớc. Thứ nhất là của chủ đầu tƣ dự án nhƣ lập kế hoạch

quản lý thực hiện dự án làm cơ sở lập kế hoạch đấu thầu của dự án và quản lý tiến độ
của dự án. Nâng cao năng lực sử dụng các công cụ quản lý dự án trong việc theo dõi,
giám sát quá trình thực hiện dự án. Thứ hai là nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế quản
lý dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn nhà nƣớc. Nội dung luận án mới chỉ dừng lại ở
việc hoàn thiện nội dung và phƣơng pháp xác định một số chi phí trong tổng mức đầu
tƣ dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nƣớc.
Luận án “Đổi mới công tác lập và quản lý dự án đầu tư tăng năng lực thiết bị thi
công của doanh nghiệp xây dựng giao thông” năm 1999 của tác giả Trần Văn Khôi
[35] có nêu: Hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về công tác lập và
quản lý dự án đầu tƣ tăng năng lực thiết bị thi công của doanh nghiệp xây dựng giao
thông; Đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác này ở Việt Nam. Luận án tiếp cận, chọn lọc, hệ thống hóa những vấn đề
cơ sở lý luận sát thực nhất, trực tiếp nhất về công tác lập và quản lý dự án đầu tƣ tăng
năng lực thiết bị thi công của doanh nghiệp xây dựng giao thông trong đó đặc biệt
quan tâm đến các đặc điểm phức tạp của ngành sản xuất xây dựng, các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả, đặc biệt là một số vấn đề về quản lý dự án và nội dung, phƣơng pháp
thẩm định thiết bị đầu tƣ. Nội dung luận án chủ yếu đề cập đến vấn đề lập và quản lý
dự án đầu tƣ thiết bị thi công công trình chƣa nêu đƣợc kiểm soát chi phí đầu tƣ xây
dựng trong việc sử dụng thiết bị thi công.
Liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của các đề tài các luận án nghiên cứu thuộc
nhóm này đã đóng góp lý luận về quản lý chi phí, quản lý dự án cũng nhƣ sự hình
thành chi phí đối với các loại công trình. Việc đánh giá thực trạng để đƣa ra các
nguyên nhân và giải pháp để nâng cao chất lƣợng quản lý chi phí, quản lý dự án của
các chủ thể tham gia quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn nhà nƣớc. Việc


10

nghiên cứu sự hình thành chi phí thông qua quá trình đầu tƣ xây dựng cũng nhƣ quản
lý chi phí góp phần hoàn thiện nội dung kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình

chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ.
1.1.2 Nhóm nghiên cứu liên quan đến kiểm soát chi phí
Ngoài việc nghiên cứu sự hình thành chi phí, quản lý chi phí, quản lý dự án cũng
cần nghiên cứu thêm các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung kiểm soát,
kiểm soát chi phí, kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng. Để làm rõ hơn hơn về vấn đề
kiểm soát chi phí tác giả đƣa ra xem xét các nghiên cứu này dựa trên bốn tiêu chí sau:
Khái niệm liên quan đến kiểm soát, kiểm soát chi phí, công cụ kiểm soát chi phí, hệ
thống kiểm soát chi phí và vai trò của kiểm soát chi phí.
1.1.2.1 Nhóm các Luận án tiến sỹ
Luận án “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc
Bộ Quốc phòng” năm 2011 của tác giả Phạm Bính Ngọ [43]. Nội dung luận án nghiên
cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống kiểm soát
nội bộ phù hợp với đặc thù các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam,
nhằm mục đích tăng cƣờng công tác quản lý tài chính trong lĩnh vực an ninh, quốc
phòng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt có thể sớm phát hiện, phòng ngừa, ngăn
chặn đƣợc sai sót, rủi ro và nâng cao độ tin cậy của thông tin kế toán. Kiểm soát nội
bộ không những có ý nghĩa với mọi tổ chức, cá nhân nhà quản lý các cấp mà còn có ý
nghĩa với cơ quan quản lý nhà nƣớc và những ngƣời có quyền lợi liên quan. Luận án
đã đƣa ra đƣợc khái niệm Kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát.
Công cụ kiểm soát gồm môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát,
thông tin truyền thông và giám sát. Về hệ thống kiểm soát gồm: Kho bạc nhà nƣớc,
Cục tài chính, các đơn vị sử dụng.
Luận án “Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa
phương các cấp qua kho bạc nhà nước” năm 2011 của tác giả Nguyễn Quang Hƣng
[32] đã trình bày cơ sở lý luận về chi ngân sách thƣờng xuyên và kiểm soát chi ngân
sách thƣờng xuyên qua kho bạc nhà nƣớc. Thực trạng và giải pháp đổi mới kiểm soát
chi ngân sách thƣờng xuyên của chính quyền địa phƣơng các cấp qua kho bạc nhà
nƣớc tại Việt Nam. Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận cơ bản liên quan đến ngân
sách nhà nƣớc, ngân sách chính quyền địa phƣơng các cấp các nội dung kiểm soát chi
ngân sách thƣờng xuyên của các cấp thông qua kho bạc nhà nƣớc.



11

Về khái niệm: Kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc chính là việc cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, giám sát đối với các khoản chi ngân sách
nhà nƣớc diễn ra trong quá trình lập ngân sách từ lập dự toán, chấp hành dự toán đến
quyết toán ngân sách nhà nƣớc nhằm đảm bảo mỗi khoản chi ngân sách nhà nƣớc
đƣợc thực hiện đúng dự toán đƣợc duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định
có hiệu quả kinh tế - xã hội.
Về công cụ gồm: Mục lục ngân sách nhà nƣớc, dự toán chi ngân sách thƣờng
xuyên, hóa đơn chứng từ cho mỗi khoản chi, hồ sơ thanh toán chi ngân sách thƣờng
xuyên, chứng từ giao dịch chi ngân sách thƣờng xuyên với kho bạc nhà nƣớc, phƣơng
tiện thanh toán, cam kết chi, kế toán nhà nƣớc và hệ thống thông tin, tin học hiện đại.

Về hệ thống kiểm soát là chính quyền địa phƣơng các cấp thông qua hệ thống
kho bạc nhà nƣớc.
Luận án “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng cường kiểm soát chi phí
trong các doanh nghiệp xây lắp” năm 2015 của tác giả Giáp Đăng Kha [34] trình bày
lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất trong mối quan hệ với kiểm soát chi phí
trong doanh nghiệp xây lắp. Thực trạng và biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp. Luận án chủ yếu
làm rõ lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất trong mối quan hệ với kiểm soát chi
phí trên gốc độ kế toán quản trị và kế toán tài chính với vai trò là công cụ chủ yếu để
kiểm soát chi phí các doanh nghiệp xây lắp. Cụ thể là chỉ rõ đặc thù của quản lý và đặc
thù của hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp và những ảnh
hƣởng của nó tới kế toán chi phí sản xuất. Vai trò kiểm soát chi phí đối với công tác
quản trị đảm bảo thực thi quyền quản trị của lãnh đạo doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho
các dự toán, kế hoạch chi phí đƣợc thực hiện với hiệu quả cao nhờ việc chủ động phát
hiện kịp thời những sai lầm khi chúng trở nên nghiêm trọng. Kiểm soát chi phí còn

giúp doanh nghiệp theo sát những thay đổi của môi trƣờng, đặc biệt là thay đổi chi phí
từ đó có những phản ứng thích hợp trƣớc các vấn đề và cơ hội thông qua việc phát
hiện kịp thời đã và đang ảnh hƣởng tới mục tiêu của doanh nghiệp. Thông qua kiểm
soát chi phí để hoàn thiện các định mức chi phí, các tiêu chuẩn chi phí và hoàn thiện
dự toán, kế hoạch chi phí hoạt động của doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm của
phòng, ban, cá nhân đƣợc chính xác hơn.
Về khái niệm: Kiểm soát chi phí là chức năng của quản trị chi phí đƣợc thực hiện


12

xuyên suốt mỗi cấp độ trong quá trình quản trị chi phí thông qua đo lƣờng, đánh giá
lên đối tƣợng kiểm soát nhằm đạt đƣợc mục tiêu và kế hoạch chi phí đề ra.
Về công cụ kiểm soát chi phí gồm: Kế toán chi phí sản xuất, hệ thống định mức
và hệ thống dự toán chi phí sản xuất, trung tâm chi phí sản xuất, hệ thống báo cáo chi
phí sản xuất.
Về hệ thống kiểm soát: Bộ máy kế toán, chứng từ kế toán, tài khoản sổ kế toán,
báo cáo kế toán chi phí sản xuất.
Hạn chế: Nội dung luận án nghiên cứu đƣợc vai trò kiểm soát chi phí cho doanh
nghiệp xây lắp trên cơ sở các công cụ là kế toán chi phí sản xuất. nhƣ bộ máy kế toán,
hệ thống dự toán chi phí sản xuất, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, sổ kế
toán, hệ thống báo cáo kế toán cho doanh nghiệp xây lắp. Tuy nhiên luận án chƣa đề
cập đến các công cụ về kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.
Luận án “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trong Tổng
công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị” năm 2016 của tác giả Đinh Hoài Nam [40] có
nêu: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ trong
các doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con; thực trạng và giải pháp hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty Đầu tƣ phát
triển nhà và Đô thị. Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa và bổ sung các vấn đề mang tính
chất lý luận về hệ thống kiểm soát chi phí nội bộ và hệ thống kiểm soát chi phí nội bộ

tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Cụ thể là đã
đƣa ra đƣợc hạn chế về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trong Tổng
công ty Đầu tƣ phát triển nhà và Đô thị hạn chế đƣợc những bất lợi, rủi ro. Trong luận
án đã đề cập đến chức năng kiểm soát trong quản lý: Kiểm soát là quá trình giám sát,
điều chỉnh đƣợc thực hiện liên tục trong mọi cấp độ và hoạt động của tổ chức đƣợc
thực hiện từ ngay khi xác định mục tiêu và lập kế hoạch, cho đến khi đạt đƣợc mục
tiêu và có mối quan hệ chặt chẽ với các chức năng khác. Kiểm soát trong quá trình
quản lý một tổ chức có nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại khác nhau
trong đó kiểm soát nội bộ là một trong các loại kiểm soát do đơn vị thực hiện. Vai trò
của kiểm soát là đƣa ra các thủ tục gồm các quy chế, chính sách, các bƣớc và thủ tục
cho doanh nghiệp thiết lập và tổ chức thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh
nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
Về khái niệm: Kiểm soát là một quá trình giám sát, điều chỉnh đƣợc thực hiện


13

liên tục trong mọi hoạt động và cấp độ của tổ chức, đƣợc thực hiện ngay từ khi xác
định mục tiêu và lập kế hoạch, cho đến khi đạt đƣợc mục tiêu, và có mối quan hệ với
chức năng khác. Kiểm soát nội bộ là chức năng của quá trình quản lý, chịu sự chi phối
của các chủ thể bên trong đơn vị, đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra.
Về công cụ là Môi trƣờng kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.
Về quy trình kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng của doanh nghiệp gồm kiểm soát
chi phí đầu tƣ xây dựng trƣớc xây dựng (Tổng mức đầu tƣ, dự toán…, lập chi phí giá
gói thầu, đấu thầu), kiểm soát chi phí đầu tƣ xây dựng giai đoạn thực hiện xây dựng
(Kiểm soát thanh toán hợp đồng xây dựng, kiểm soát quyết toán vốn đầu tƣ xây
dựng). Hình thức kiểm soát là tự thực hiện hoặc thuê tƣ vấn.
Hạn chế: Mới đƣa ra các ý tƣởng hoàn thiện về môi trƣờng kiểm soát, hệ thống
kế toán và một số thủ tục kiểm soát chi phí ở doanh nghiệp.
Luận án “Tổ chức kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất với việc nâng cao hiệu quả

tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” năm 2016 của tác giả Chu Thị
Thu Thu [61] có nêu: Trình bày cơ sở lý thuyết của tổ chức kiểm soát nội bộ chi phí
sản xuất với việc nâng cao hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; thực
trạng tổ chức kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất với việc nâng cao hiệu quả tài chính
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng và giải
pháp hoàn thiện. Luận án đã khảo sát, phân tích kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất theo
các yếu tố cấu thành và theo các yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Luận án đƣa ra đƣợc khái niệm về tổ chức kiểm soát nội
bộ chi phí sản xuất là một phần của quá trình quản lý.
Liên quan đến nội dung kiểm soát có thể xem xét ở những mặt sau:
Về khái niệm: Tổ chức kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất là tập hợp, sắp xếp, các yếu
tố cơ bản của kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất theo một trật tự xác định nhằm thực hiện
mục tiêu về chi phí sản xuất nhƣ mục tiệu hiệu quả đảm bảo mối tin cậy về thông tin chi
phí sản xuất, đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định về chi phí sản xuất.

Về công cụ kiểm soát: Công cụ kiểm soát thông qua các báo cáo tài chính để xác
định độ lệch hoặc phƣơng pháp lƣu đồ trình bày quy trình sản xuất để xác định rủi ro,
sử dụng phƣơng pháp ma trận để phân tích rủi ro. Hệ thống để kiểm soát chi phí gồm:
Xây dựng định mức chi phí sản xuất, kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, kiểm soát bộ
phận tiền lƣơng và khoản trích lƣơng ở bộ phận sản xuất, kiểm soát chi phí khấu hao


14

tài sản cố định chi phí dịch vụ mua ngoài và chi bằng tiền khác, phân tích biến động
chi phí sản xuất thực tế.
Về vai trò kiểm soát chi phí mục đích để hạ giá thành sản phẩm, cơ hội gia tăng
lợi nhuận, hiệu quả tài chính tăng tích lũy để tái đầu tƣ.
Luận án “Tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường kiểm soát chi phí trong
các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông đường bộ” năm 2016 của tác giả

Nguyễn Thị Hạnh Duyên [24] Nội dung gồm: Tổ chức hạch toán kế toán với việc kiểm
soát chi phí trong doanh nghiệp, thực trạng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán
kế toán với việc tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng công
trình giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam.
Về khái niệm đã đƣa ra đƣợc kiểm soát là một trong ba chức năng của quá trình
quản trị doanh nghiệp.
Về công cụ để kiểm soát gồm: định mức chi phí, dự toán chi phí, kế hoạch chi phí,
chuỗi giá trị, phƣơng pháp truyền tin và phƣơng pháp giám sát trực tiếp (kể cả kiểm kê).

Về hệ thống kiểm soát là sử dụng hệ thống kế toán để kiểm soát chi phí.
Về vai trò: Kiểm soát chi phí là nhu cầu cơ bản hoàn thiện các quyết định trong
lĩnh vực tài chính (Thẩm định đƣợc tính đúng, sai, hiệu quả của các khoản chi phí)
đồng thời kiểm soát đƣợc nhân tố ảnh hƣởng đến tính hợp lý và khi kiểm soát chi phí
đƣợc mở rộng ra toàn doanh nghiệp để tăng khả năng hợp tác giữa các ban ngành, các
bộ phận, các cá nhân, khuyến khích ủy quyền, một xu hƣớng trong nền kinh tế thị
trƣờng. Do vậy kiểm soát chi phí phải hoạt động liên tục với sự đổi mới không ngừng
trên cơ sở những nguyên tắc xác định bằng phƣơng pháp cụ thể.
Về hạn chế là giới hạn là chỉ sử dụng phƣơng pháp kế toán để kiểm soát chi phí.
Luận án “Kiểm soát nhà nước đối với gian lận chuyển giá ở Việt Nam” năm 2015
của tác giả Nguyễn Văn Phƣợng [45]. Luận án cho rằng, Kiểm soát nhà nƣớc về gian
lận chuyển giá có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, tạo môi
trƣờng kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, cân bằng lợi ích trong xã hội, giảm sự phân
hóa giàu nghèo. Để kiểm soát chặt chẽ hoạt động gian lận chuyển giá trong các doanh
nghiệp liên kết tại Việt Nam. Luận án đã đƣa ra đƣợc khái niệm kiểm soát là quá trình
xây dựng kế hoạch, thiết lập tiêu chuẩn, đo lƣờng đánh giá tác động lên đối tƣợng
kiểm soát nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức đƣợc thực hiện một cách có
hiệu quả. Kiểm soát nhà nƣớc về gian lận chuyển giá là tập hợp các hoạt động từ việc



×