Tải bản đầy đủ (.doc) (293 trang)

Kính ngữ tiếng hàn và các phương tiên biểu hiện tương đương trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 293 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ NGỌC

Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện

biểu hiện tương đương trong tiếng Việt

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ NGỌC

Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện

biểu hiện tương đương trong tiếng Việt
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9222020
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng
ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm văn học và các kịch bản phim truyền
hình Hàn Quốc và Việt Nam theo phụ lục luận án. Nếu sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án

Phạm Thị Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi, nguồn ngữ liệu nghiên cứu......................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................3
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu......................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................5
5. Đóng góp của luận án....................................................................................................5
5.1. Về mặt lý luận:.............................................................................................................. 5
5.2. Về mặt thực tiễn.............................................................................................................6
6. Bố cục của luận án.........................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
........
7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................... 7
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về ngôn ngữ lịch sự ở nước ngoài................................................7
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về kính ngữ tiếng Nhật và tiếng Trung.........................................9
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu về kính ngữ tiếng Hàn................................................................ 11
1.1.4. Lịch sử nghiên cứu về lịch sự trong tiếng Việt...........................................................14
1.1.5. Lịch sử nghiên cứu về kính ngữ tiếng Hàn trong so sánh - đối chiếu với tiếng Việt . 15

1.2. Cơ sở lý thuyết.............................................................................................................17
1.2.1. Một số vấn đề về kính ngữ......................................................................................... 17
1.2.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa liên quan đến kính ngữ.............................. 28
1.2.3. Nghiên cứu đối chiếu kính ngữ tiếng Hàn với biểu thức tương đương trong tiếng
Việt....................................................................................................................................... 31
1.2.4. Các yếu tố tác động và chi phối việc sử dụng kính ngữ trong giao tiếp....................33
1.3. Tiểu kết chương 1........................................................................................................41

[1]


CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN KÍNH NGỮ TIẾNG HÀN VÀ
NHỮNG BIỂU THỨC TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT.................................. 42
2.1. Phương tiện biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn trong tương quan với tiếng Việt..............42
2.1.1. Khát quát chung về phương tiện biểu kính ngữ tiếng Hàn........................................ 42
2.1.2. Phương tiện biểu hiện cơ bản của kính ngữ tiếng Hàn............................................. 43
2.1.3. Các phương tiện biểu hiện tương đương trong tiếng Việt..........................................44
2.2. Kính ngữ tiếng Hàn biểu hiện qua ngữ pháp (통통통통통, by syntax) trong mối
tương quan với tiếng Việt.....................................................................................................46
2.2.1. Chắp dính các phụ tố vào thể từ (존존 존존, honorific subjective nouns) trong cấu
tạo từ phái sinh biểu thị kính ngữ tiếng Hàn....................................................................... 46
2.2.2. Chắp dính đuôi từ tiếng Hàn (존존, ending) vào vị từ (존존, predicate) và phương
thức biểu hiện tương đương trong tiếng Việt....................................................................... 66

2.2.3. Chắp dính vị từ bổ trợ (존존 존존존존, honorific auxiliary predicates)...........................90
2.3. Kính ngữ tiếng Hàn biểu hiện bằng phương thức thay thế từ vựng (존존존존존, by
lexicon) trong mối tương quan với tiếng Việt...................................................................... 94
2.3.1. Phương thức thay thế thể từ trong tiếng Hàn............................................................ 94
2.3.2. Phương thức thay thế vị từ.........................................................................................98
2.4. Tiếu kết chương 2......................................................................................................104
CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG KÍNH NGỮ TRONG GIAO TIẾP TIẾNG HÀN VÀ PHƯƠNG
THỨC BIỂU THỊ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT (khảo sát trong phạm vi
giao tiếp gia đình)............................................................................................................. 105
3.1. Khái quát chung về phạm vi hoạt động của kính ngữ tiếng Hàn..............................105
3.2. Kính ngữ trong giao tiếp gia đình Hàn Quốc........................................................... 106
3.2.1. Giao tiếp giữa cháu và ông bà.................................................................................107
3.2.2. Giao tiếp giữa con cái và bố mẹ..............................................................................109
3.2.3. Giao tiếp giữa vợ và chồng......................................................................................114
3.2.4. Trong quan hệ giao tiếp giữa các anh, chị và em....................................................119
3.3. Phương thức biểu hiện tương đương trong giao tiếp gia đình Việt...........................123
3.3.1. Giao tiếp giữa cháu và ông bà.................................................................................123
3.3.2. Giao tiếp giữa con cái và bố mẹ..............................................................................126
3.3.1. Giao tiếp giữa vợ và chồng......................................................................................131
3.3.2. Trong quan hệ giao tiếp giữa các anh chị và em.....................................................138
3.4. Tiểu kết chương 3......................................................................................................144

[2]


KẾT LUẬN...........................................................................................................................146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.........................................i
Tài liệu tham khảo................................................................................................................ iii
Phụ lục 1. Phụ tố là Tiền tố ‘통-’ (Kuy, 존, quý) trong tiếng Hàn.............................................1
Phụ lục 2. Tiền tố quý trong tiếng Việt...................................................................................1

Phụ lục 3. Hậu tố Nim (통) trong tiếng Hàn............................................................................1
Phụ lục IV. Các từ xưng hô chỉ chức vụ nghề nghiệp và thân tộc trong tiếng Việt..............50
Phụ lục V. Tiểu từ chỉ cách trong tiếng Hàn.........................................................................68
Phụ lục VI. Đuôi từ hàng trước (통)통 trong tiếng Hàn......................................................... 70
Phụ lục VII. Thành phần phụ thưa, bẩm trong tiếng Việt.................................................... 91
Phụ lục VIII. Các tiểu từ tình thái ạ, nhé, nha trong tiếng Việt............................................91
Phụ lục IX. Các từ hồi đáp dạ, vâng trong tiếng Việt.........................................................100
Phụ lục X. Vị từ bổ trợ (통통 통통) trong tiếng Hàn.............................................................. 105
Phụ lục XI. Trợ động từ trong tiếng Việt............................................................................110
Phụ lục XII. Từ vựng thay thế mang sắc thái lịch sự, đề cao, kính trọng trong
tiếng Hàn........................................................................................................................... 111
Phụ lục XIII. Từ vựng thay thế mang sắc thái lịch sự, đề cao, kính trọng
trong tiếng Việt..................................................................................................................121

[3]


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT



[số...]

Nguồn tài liệu tham khảo: Số tài liệu trích dẫn (in thẳng).
Nội dung tham khảo được viết tóm lược lại dựa vào các
nội dung của tài liệu, không viết trong ngoặc kép. Ví dụ:
[19].




[số...,tr....]

Nguồn tài liệu tham khảo: Số tài liệu trích dẫn, số trang (in
thẳng) và các số được viết cách nhau bằng dấu phẩy (,).
Nội dung tham khảo được trích dẫn nguyên văn và viết
nghiêng trong ngoặc kép (“...”). Ví dụ: [56, tr.9, tr56].

Hậu tố
Tiểu từ chủ cách

HT
TTCC

Tiểu từ tặng cách

TTTC

Vị từ bổ trợ

VTBT

Trợ động từ

TrĐT

Đuôi từ

ĐT

Đuôi kết thúc


ĐKT

Đuôi từ hàng trước

ĐTHT

Đuôi từ hàng sau

ĐTHS

Tiểu từ tình thái

TTTT

Đại từ nhân xưng

ĐTNX


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 2.1: Minh hoạ cấu trúc câu tiếng Hàn khi các thành phần câu gắn với các yếu
tố ngữ pháp biểu thị ý nghĩa đề cao......................................................................... 43
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khái quát các phương tiện biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn.............45
Bảng 2.1: Công thức chắp dính hậu tố ‘-통’ (nim) vào các từ chỉ tên riêng trong
xưng hô tiếng Hàn................................................................................................... 49
Bảng 2.2: Công thức chắp dính hậu tố ‘-통’ (nim) vào các danh từ chỉ chức vụ,
nghề nghiệp và các vai quan hệ xã hội trong tiếng Hàn..........................................51
Bảng 2.3: Tỷ lệ các lượt danh từ kính ngữ theo công thức 1 xuất hiện trong các kịch
bản phim Hàn Quốc................................................................................................ 52

Bảng 2.4: Tỷ lệ các lượt danh từ kính ngữ theo công thức 2 xuất hiện trong các kịch
bản phim Hàn Quốc................................................................................................ 52
Bảng 2.5: Tỷ lệ các lượt danh từ kính ngữ theo công thức 3 xuất hiện trong các kịch
bản phim Hàn Quốc................................................................................................ 53
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ xuất hiện các nhóm từ xưng hô kính ngữ chỉ chức vụ, cấp bậc,
cấp hàm; nghề nghiệp; vai quan hệ xã hội trong kịch bản phim Hàn Quốc.............54
Bảng 2.6: Công thức sử dụng các danh từ chỉ học hàm, học vị, chức vụ, nghề nghiệp
khi xưng hô, giới thiệu đại biểu tại các hội nghị, hội thảo, sự kiện trong tiếng Việt 54
Bảng 2.7: Công thức sử dụng các từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp khi xưng hô giao tiếp
xã hội trong tiếng Việt............................................................................................. 56
Bảng 2.8: Tỷ lệ các ‘từ thân tộc (통통통) + Nim (–통)’ xuất hiện trong kịch bản
phim và tác phẩm văn học Hàn Quốc...................................................................... 58
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ sử dụng các lượt ‘từ thân tộc (통통통) + Nim (–통)’ trong giao
tiếp gia đình và ngoài xã hội của người Hàn........................................................... 58
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ sử dụng các lượt ‘từ thân tộc trong giao tiếp gia đình và ngoài xã
hội của người Việt................................................................................................... 62
Bảng 2.9: Công thức sử dụng các từ thân tộc biểu thị sự đề cao trong xưng hô giao
tiếp xã hội của người Việt........................................................................................ 63
Biểu đồ 2.4: Kết quả khảo sát tỷ lệ sử dụng đuôi từ hàng trước (통)통 ở vị từ so với
phương thức thay thế từ vựng trong phép kính ngữ chủ thể.................................... 68
Biểu đồ 2.5: Kết quả kháo sát tỷ lệ đuôi kết thúc kính trọng bậc nhất 통통통 ở các
dạng câu trong tiếng Hàn........................................................................................ 75


Bảng 2.10: Công thức chung của biểu thức ‘thưa gọi’, ‘thưa bẩm’ trong tiếng Việt
83
Hình 2.2: Công thức chung của vị từ bổ trợ tiếng Hàn............................................ 90
Bảng 2.11: Các động từ thường dùng làm vị từ biểu thị sự đề cao vai chủ thể
trong tiếng Hàn........................................................................................................ 99
Bảng 2.12: Các động từ làm vị từ biểu thị sự đề cao vai chủ thể thường dùng

trong tiếng Việt......................................................................................................100
Bảng 2.13: Các động từ làm vị từ biểu thị sự đề cao vai khách thể thường dùng
trong tiếng Hàn.....................................................................................................102
Bảng 2.14: Các động từ làm vị từ biểu thị sự đề cao vai khách thể thường dùng
trong tiếng Việt......................................................................................................103
Bảng 3.1. Kết quả kháo sát về mức độ dùng các từ xưng hô với bố mẹ của người
Hàn Quốc (năm 2010)...........................................................................................110
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các dạng đuôi kết thúc của con cái
với bố mẹ trong giao tiếp gia đình ở kịch bản phim Gia đình chồng tôi................111
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các dạng đuôi kết thúc của bố mẹ với
con cái trong giao tiếp gia đình Hàn Quốc ở kịch bản phim “Gia đình chồng tôi”. ... 113

Bảng 3.4. Kết quả kháo sát về thực tế dùng các từ xưng hô giữa vợ và chồng khi
mới kết hôn chưa có con của người Hàn Quốc (năm 2010)..................................115
Bảng 3.5. Kết quả kháo sát về thực tế dùng các từ xưng hô giữa vợ và chồng khi đã
có con của người Hàn Quốc (năm 2010)...............................................................116


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Hàn Quốc cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Hoa
nên người dân hai nước khá coi trọng tình cảm, trọng thể diện và tôn ti trật tự trong
gia đình và ngoài xã hội. Hệ thống kính ngữ tiếng Hàn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ
văn hóa Nho giáo truyền thống Hàn nên phát triển và phức tạp hơn so với ngôn từ
thể hiện lịch sự trong tiếng Việt. Kính ngữ tiếng Hàn là yếu tố ngôn ngữ không thể
thiếu và có sự chi phối mạnh mẽ đối với các hoạt động giao tiếp hằng ngày của
người Hàn gắn với các mối quan hệ liên nhân trong gia đình và ngoài xã hội.
Phương thức biểu hiện của kính ngữ tiếng Hàn được thể hiện trên hai phương
diện là từ vựng và ngữ pháp trong đó phương thức biểu hiện qua ngữ pháp được thể
hiện rõ ở các dạng đuôi kết thúc trong câu tiếng Hàn. Do đó người Hàn có thể phân

biệt được tuổi tác, vị thế của các vai giao tiếp; thái độ lễ phép, kính trọng, lịch sự
của người nói đối với người nghe cũng như có thể nhận biết được những biểu hiện
kính ngữ dựa trên các lớp từ vựng và ngữ pháp được sử dụng trong phát ngôn tiếng
Hàn. Hệ thống kính ngữ tiếng Hàn có phạm vi sử dụng tương đối rộng trong các
hoạt động giao tiếp của người Hàn Quốc gắn với các mối quan hệ liên cá nhân khác
nhau như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ vợ chồng, quan hệ anh chị em;
hay quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ thầy trò và các
mối quan hệ khác v.v.. Chính vì thế không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kính
ngữ tiếng Hàn trong hoạt động giao tiếp của người Hàn ở xã hội cả xưa và nay.
Kính ngữ tiếng Hàn là một phạm trù khá quan trọng trên cả bình diện ngôn
ngữ và bình diện văn hóa. Xét trên bình diện ngôn ngữ, tiếng Hàn thuộc loại hình
ngôn ngữ chắp dính và có cấu trúc câu khác với tiếng Việt là “Chủ ngữ- Tân ngữ Vị ngữ” trong đó từ được bổ nghĩa luôn đứng sau từ bổ nghĩa nên động từ thường
đứng ở cuối câu. Động từ trong câu tiếng Hàn biểu thị ngữ pháp kính ngữ thường
thể hiện ở sau thân của động từ bằng cách chắp dính các đuôi từ. Ngoài yếu tố ngữ
pháp biểu thị ở đuôi từ thì từ vựng cũng là phương tiện biểu thị kính ngữ tiếng Hàn
với các lớp từ xưng hô và các từ thay thế biểu thị sự đề cao chủ thể. Kính ngữ tiếng
Hàn phức tạp không chỉ ở phương tiện biểu hiện gồm ngữ pháp và từ vựng mà còn
chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố khác như hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng
giao tiếp, mục đích giao tiếp và chiến lược giao tiếp. Xét ở phương diện văn hoá,
kính ngữ tiếng Hàn chịu sự tác động của các yếu tố văn hoá truyền thống Hàn Quốc
nên mang những đặc trưng riêng rất đa dạng, phong phú nhưng cũng khá phức tạp.
Những yếu tố văn hóa truyền thống của xã hội Hàn Quốc vốn coi trọng thể diện,
tính tôn ti và trật tự trên dưới trong cả gia đình và ngoài xã hội đều được thể hiện
qua kính ngữ tiếng Hàn trong quá trình giao tiếp. Kính ngữ tiếng Hàn được xem

1


như một phương tiện để lưu giữ những phép tắc, lễ nghi Nho giáo chuẩn mực từ xa
xưa của xã hội Hàn Quốc được truyền bá và kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, kính ngữ tiếng Hàn đã phát triển và có những thay đổi
nhất định về diện mạo mà nhiều học giả Hàn Quốc đã đề cập trong các công trình
liên cứu liên quan của mình.
Các nội dung phân tích trên cho thấy hệ thống kính ngữ tiếng Hàn có những
đặc trưng phức tạp, khó nắm bắt so với những phương tiện ngôn ngữ biểu hiện lịch
sự trong tiếng Việt nên không ít người Việt đã gặp khó khăn và phạm lỗi trong qua
trình giao tiếp tiếng Hàn. Điều này dẫn đến việc người học thiếu tự tin khi sử dụng
kính ngữ trong giao tiếp tiếng Hàn. Thực tế, nhiều công trình nghiên cứu liên quan
cũng đã chỉ ra rằng không chỉ người nước ngoài mà ngay cả người Hàn Quốc cũng
có sự nhầm lẫn, phạm lỗi khi sử dụng kính ngữ tiếng Hàn. Xuất phát từ những thực
tế hạn chế đó, chúng tôi cho rằng phải có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về
kính ngữ tiếng Hàn và đặt nó trong mối tương quan với các biểu hiện tương đương
của tiếng Việt để đáp ứng nhu cầu ứng dụng trong nghiên cứu, dịch thuật đặc biệt là
trong dạy và học tiếng Hàn có chất lượng ở Việt Nam. Kính ngữ tiếng Hàn được
xem là một trong những phương tiện ngôn ngữ quan trọng, cơ bản, cốt lõi nhất của
tiếng Hàn trong hoạt động giao tiếp nên không thể bị xem nhẹ trong quá trình dạy
và học tiếng Hàn. Đây chính là ý nghĩa quan trọng của công trình luận án với đề tài
“Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương trong tiếng
Việt” nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Hàn
hiện nay ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên

cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của luận án là đưa ra và phân tích một cách có hệ
thống, toàn diện, chuyên sâu về những đặc trưng cơ bản và các phương tiện biểu
hiện của kính ngữ tiếng Hàn trên cả hai phương diện ngữ pháp và từ vựng đặt trong
mối tương quan với tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ được ứng dụng
trong nghiên cứu, giảng dạy và học tiếng Hàn hiệu quả cho người Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên
cứu chính như sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến kính ngữ tiếng Hàn.
- Khẳng định kính ngữ là một phạm trù của chỉ xuất xã hội (Social Deixis) liên
quan đến các yếu tố ngữ dụng.
- Tìm ra các nhân tố, yếu tố liên quan trực tiếp và gián tiếp đến lựa chọn và sử
dụng kính ngữ tiếng Hàn trong giao tiếp.
2


- Dựa trên các phương thức biểu hiện cơ bản của kính ngữ tiếng Hàn trên các
phương diện ngữ pháp, từ vựng, ngữ dụng học, luận án sẽ tiến hành so sánh, đối
chiếu với phương thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt để tìm ra điểm tương
đồng và khác biệt.
- Đối chiếu, so sánh các chức năng, hoạt động của kính ngữ và xem xét việc sử
dụng kính ngữ trong giao tiếp tiếng Hàn với các phương thức biểu hiện tương
đương của tiếng Việt qua các khảo sát các tình huống giao tiếp gia đình Hàn- Việt
trong các mối quan hệ liên nhân khác nhau để từ đó đề xuất các phương thức lựa
chọn và sử dụng kính ngữ phù hợp nhằm hướng tới hiệu quả giao tiếp tiếng Hàn tốt
nhất cho người học Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi, nguồn ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án gồm các đặc trưng cơ bản và phương
thức biểu hiện của kính ngữ tiếng Hàn trong mối tương quan với tiếng Việt; và thực
tế sử dụng kính ngữ tiếng Hàn trong các mối quan hệ giao tiếp liên cá nhân ở gia
đình Hàn có đối chiếu với các biểu hiện tương đương trong giao tiếp gia đình Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các phương tiện biểu
hiện kính ngữ tiếng Hàn trên phương diện ngôn ngữ mà không xem xét tới các phương

tiện biểu hiện khác liên quan đến phương diện văn hoá như tư thế, tác phong, thái độ
và ngữ vực v.v.. Do đó, luận án sẽ tập trung đề cập và phân tích hai phương thức biểu
hiện trên phương diện ngôn ngữ của kính ngữ tiếng Hàn gồm (1) phương thức ngữ
pháp (hình thái học) và (2) phương thức thay thế từ vựng có quy chiếu với các phương
thức biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. Luận án cũng sẽ tiến hành khảo sát, phân
tích, so sánh, đối chiếu cách sử dụng kính ngữ tiếng Hàn trong giao tiếp gia đình của
người Hàn Quốc có xét tương quan với tiếng Việt để từ đó tìm ra các điểm tương đồng
và khác biệt trong giao tiếp lịch sự, giao tiếp chuẩn mực của tiếng Hàn với tiếng Việt.
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu đưa ra các các tiêu chí khi lựa chọn các nguồn ngữ liệu
khảo sát tiếng Hàn và tiếng Việt trong luận án như sau:
(1) Nguồn ngữ liệu phải mang tính đa dạng, tiêu biểu và chuẩn mực bao gồm
các câu hội thoại khác nhau trong giao tiếp hàng ngày ở gia đình và ngoài xã hội
của người dân hai nước trong xã hội hiện đại Việt Nam – Hàn Quốc.
(2) Nguồn ngữ liệu phải bao gồm cả các tình huống giao tiếp hội thoại ở xã hội
xưa (trước 1945), thể hiện rõ những giao tiếp trong đời sống xã hội hiện thực của
người dân lao động nghèo với tầng lớp áp bức cường quyền trong xã hội phong kiến
và thực dân đô hộ ở Hàn Quốc và Việt Nam thời xưa.
3


Xuất phát từ các tiêu chí trên, chúng tôi quyết định lựa chọn 06 kịch bản phim
truyền hình và 6 tác phẩm văn học của cả Hàn Quốc và Việt Nam làm ngữ liệu khảo
sát và nghiên cứu được nêu cụ thể ở bảng danh mục ngữ liệu khảo sát (tham khảo
trang xii). Các ngữ liệu khảo sát này đều chứa các tình huống hội thoại mang tính
tiêu biểu cho từng mảng giao tiếp trong xã hội xưa và nay gồm các hoạt động giao
tiếp trong gia đình và giao tiếp ngoài xã hội.
Đối với hoạt động giao tiếp trong gia đình, chúng tôi lựa chọn nội dung các
kịch bản phim Hàn Quốc và Việt Nam tập trung khai thác các mối quan hệ trong

giao tiếp gia đình trong đó có đề cập tới những mẫu thuẫn khó giải quyết giữa nàng
dâu mới với các thành viên gia đình nhà chồng, đặc biệt là với mẹ chồng. Những lời
thoại của các nhân vật trong phim sẽ là tư liệu thực tế có giá trị cao trong nghiên
cứu khảo sát về các biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn trong giao tiếp gia đình có đối
chiếu tương quan với tiếng Việt.
Đối với hoạt động giao tiếp ngoài xã hội, chúng tôi lựa chọn các kịch bản
phim Hàn Quốc và phim Việt Nam liên quan tới mảng hội thoại giao tiếp nơi làm
việc, cơ quan, công sở. Nội dung và cách thể hiện lời thoại của các vai giao tiếp
trong kịch bản phim là nguồn ngữ liệu có giá trị thực tế cao khi xem xét và khảo sát
các phương tiện biểu hiện kính ngữ của tiếng Hàn và tiếng Việt nơi công sở, đặc
biệt là các hoạt động giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới, nhân viên cùng cấp bậc,
cấp hàm ở cơ quan công an, quân đội cho thấy những đặc trưng riêng trong môi
trường làm việc đặc thù.
Thêm vào đó các bối cảnh và tình tiết lời thoại xuất hiện trong các tác phẩm
văn học hiện đại Hàn Quốc và Việt Nam giai đoạn 1920 ~ trước 1945 được lựa chọn
khảo sát trong luận án (tham khảo trang xii) cũng là nguồn ngữ liệu thực tế quan
trọng để chúng tôi thực hiện đối chiếu không chỉ giữa các phương tiện biểu hiện
kính ngữ trong giao tiếp ngôn ngữ ở xã hội xưa và xã hội hiện đại ngày nay mà còn
cả những đối chiếu giữa các phương tiện biểu hiện kính ngữ sử dụng trong văn
chương và trong giao tiếp ngôn ngữ đời thường.
Trong luận án, các câu hội thoại được lựa chọn và trích ra từ các ngữ liệu trên
sẽ được chúng tôi trực tiếp chuyển nghĩa từ tiếng Hàn sang tiếng Việt trong đó có
một số các câu thoại được chuyển nghĩa nguyên gốc để thuận lợi cho việc phân tích,
giải thích, chứng minh các luận cứ, luận điểm liên quan đến các phương tiện biểu
hiện kính ngữ tiếng Hàn. Kết quả khảo sát các ngữ liệu tiếng Hàn và tiếng Việt trên
sẽ là căn cứ quan trọng giúp chúng tôi tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống,
toàn diện và chuyên sâu về các phương tiện biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn trên cả hai
phương diện ngữ pháp và từ vựng đặt trong mối tương quan với tiếng Việt.
4



4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra trong luận án, chúng tôi sử
dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó có một số phương pháp và
thủ pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp miêu tả được áp dụng để mô tả các phương tiện biểu hiện kính
ngữ tiếng Hàn qua ngữ pháp, từ vựng, ngữ dụng học có quy chiếu với các phương
thức biểu đạt tương đương của tiếng Việt trong giao tiếp gia đình và xã hội.
Phương pháp phân tích diễn ngôn là phương pháp quan trọng để phân tích,
xem xét các tình huống hội thoại cụ thể, trong đó các vai giao tiếp, hoàn cảnh giao
tiếp, mục đích giao tiếp và chiến lược lược giao tiếp là những yếu tố có tác động và
chi phối mạnh mẽ tới việc lựa chọn và sử dụng kính ngữ tiếng Hàn phù hợp theo
từng tình huống và ngữ cảnh giao tiếp thực tế.
Phương pháp so sánh - đối chiếu là phương pháp được sử dụng trong phân
tích, đối chiếu ngôn ngữ để tìm ra những đặc trưng giống và khác nhau trong phép
kính ngữ, phép lịch sự trong ngôn ngữ của hai nước. Kết quả so sánh - đối chiếu là
cơ sở để chúng tôi chứng minh, khẳng định sự tương đồng và khác biệt trong tư duy,
văn hoá và quan niệm sống của người dân hai nước Việt – Hàn được phản ánh trong
ngôn ngữ, đặc biệt trong phép kính ngữ của tiếng Hàn và , phép lịch sự trong giao
tiếp của tiếng Việt.
Phương pháp khảo sát của ngôn ngữ học xã hội cũng là phương pháp không
thể thiếu khi tiến hành các khảo sát các nguồn ngữ liệu khác nhau trong hội thoại
giao tiếp và trong văn bản tiếng Hàn và tiếng Việt được nêu trong luận án.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số các thủ pháp khác như thống kê, phân
loại, phân tích định lượng và định tính các dữ liệu thu thập được trong quá trình
khảo sát ngữ liệu gồm 6 bộ phim truyền hình và 6 tác phẩm văn học Hàn Quốc và
Việt Nam như đã nêu trên.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về mặt lý luận


Luận án sẽ tập trung nghiên cứu về những khía cạnh mới chưa được xem xét
và nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam liên quan đến những đặc trưng cơ bản và hệ
thống nhất của kính ngữ tiếng Hàn trên phương diện ngữ pháp, từ vựng, ngữ dụng
học và phương diện văn hóa, cấu trúc xã hội, đặc trưng dân tộc đặt trong mối tương
quan với các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần khẳng định thêm mối quan hệ
chặt chẽ, không thể tách rời giữa ngôn ngữ và văn hóa vốn có sự tương hỗ và tác
động qua lại với nhau. Những phép tắc, quy ước xã hội và những chuẩn mực chung
5


của một xã hội với các quy chuẩn đạo đức truyền thống có tác động mạnh mẽ tới
ngôn ngữ trong đó có hệ thống kính ngữ và làm cho nó trở thành một bộ phận quan
trọng trong văn hoá giao tiếp của người dân trong cộng đồng đó.
Luận án cũng sẽ một lần nữa khẳng định kính ngữ là một thuộc tính, một nội
hàm thuộc phạm trù lịch sự hay nói cách khác kính ngữ là một trong các phương
tiện, các chiến lược giao tiếp lịch sự nhằm hướng tới những chuẩn mực và hiệu quả
trong giao tiếp.
Cuối cùng, luận án cũng sẽ nhấn mạnh và đồng nhất với quan điểm cho rằng
kính ngữ là một bộ phận của chỉ xuất xã hội - một yếu tố cần và không thể thiếu
trong giao tiếp chuẩn mực, giao tiếp lịch sự thuộc phạm trù nghiên cứu của ngữ
dụng học đang rất được quan tâm hiện nay.
5.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả của nghiên cứu kính ngữ tiếng Hàn có so sánh, đối chiếu với tiếng
Việt sẽ giúp người Việt học tiếng Hàn hiểu và nắm được toàn diện hệ thống cơ bản
kính ngữ tiếng Hàn đặt trong mối tương quan với tiếng Việt để từ đó có thể nâng
cao hiệu quả sử dụng kính ngữ trong giao tiếp tiếng Hàn.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ được áp dụng hữu ích trong thực tiễn công
tác nghiên cứu, công tác biên phiên dịch và công tác giảng dạy và học tiếng Hàn ở

Việt Nam. Giúp người dạy xây dựng, biên soạn được các giáo trình, các tài liệu
giảng dạy, tài liệu nghiên cứu tiếng Hàn phù hợp.
Giúp người Việt học tiếng Hàn tránh được các lỗi sử dụng kính ngữ trong giao
tiếp tiếng Hàn do những khác biệt về tư duy, văn hóa để tránh những hiểu lầm, xung
đột đáng tiếc có thể xảy ra.
Giúp người học có được chiến lược giao tiếp hiệu quả, biết lựa chọn cách ứng
xử phù hợp trong các tình huống, ngữ cảnh giao tiếp tiếng Hàn khác nhau.
Đặc biệt giúp các cô dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc có thể tự tin sử dụng các
phương thức biểu hiện kính ngữ trong giao tiếp gia đình và ngoài xã hội.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Ngữ liệu trích dẫn, nội
dung chính của luận án được cấu trúc thành ba chương như sau:
- CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
- CHƯƠNG 2: Các phương tiện biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn và những biểu
thức tương đương trong tiếng Việt
- CHƯƠNG 3: Sử dụng kính ngữ trong giao tiếp tiếng Hàn và phương thức
biểu thị tương đương trong tiếng Việt ( tập trung khảo sát trong phạm vi giao tiếp
gia đình Hàn – Việt)
6


1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về ngôn ngữ lịch sự ở nước ngoài

Lịch sự là một nguyên tắc không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt và văn hóa
giao tiếp ở bất cứ nền văn hóa nào. Thực tế có nhiều phương thức để biểu thị tính
lịch sự khác nhau trong giao tiếp hàng ngày được thể hiện qua những hành động,
thái độ, phong cách, ngôn từ, lối diễn đạt, đối nhân và xử thế v.v.. tới những đối

tượng tham gia giao tiếp theo những chuẩn mực được quy định trong văn hóa giao
tiếp của mỗi dân tộc. Trong đó thể hiện lịch sự thông qua ngôn ngữ là một trong
những phương thức và chiến lược giúp đạt được hiệu quả cao nhất trong giao tiếp.
Kính ngữ trong một số ngôn ngữ như tiếng Trung, tiếng Nhật v.v.. nói chung và kính
ngữ tiếng Hàn nói riêng không phải là phương tiện biểu hiện tính lịch sự duy nhất
thông qua ngôn ngữ bên cạnh các lối diễn đạt ngôn từ khác mang tính lịch sự như
nói vòng, nói giảm, nói tránh v.v.. Tuy nhiên, kính ngữ lại thuộc nội hàm các
phương tiện biểu thị tính lịch sự qua ngôn ngữ và được xem là một phương thức
biểu đạt ngôn ngữ ở mức độ cao của lịch sự. Do đó, trước tiên chúng tôi xin được
tập trung vào các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ biểu thị tính lịch sự của một số
tác giả nước ngoài tiêu biểu như R.Lakoff, G.Leech và Penelop Brown và Stephen
Levinson v.v..
R.Lakoff [92] là người khởi đầu cho những nghiên cứu về lịch sự trong ngôn
ngữ và bà là người đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này.
Theo R.Lakoff thì lịch sự là tôn trọng lẫn nhau và là phương tiện để giảm thiểu sự
xung đột trong diễn ngôn. Bà đã đưa ra ba quy tắc về lịch sự cơ bản trong giao tiếp
gồm: (1) Không áp đặt (don’t impose); (2) Để ngỏ sự lựa chọn (offer optionality);
(3) Thể hiện tình bằng hữu (make other person feel good – be frienly). Cả ba quy
tắc về lịch sự này của tác giả đều làm cho vai tiếp nhận cảm thấy được tôn trọng, có
cảm giác thoải mái, không bị áp đặt và được tự chủ trong hành động của mình.
Ngoài ra, tác giả còn có một số các nghiên cứu khác về lịch sự trong ngôn ngữ đặt
trong mối tương quan với đặc trưng của các nền văn hoá trong đó có đề cập đến sự
lễ phép, lễ độ và phật lòng, phật ý trong diễn đạt ngôn ngữ.
G.Leech [95] đưa ra lý thuyết lịch sự không dựa trên khái niệm thể diện mà
dựa trên khái niệm”lợi”(benefit) và”thiệt”(cost) giữa vai phát ngôn và vai tiếp nhận
do ngôn từ tạo nên. Do mức độ lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ được quyết định
bởi mức độ thiệt – lợi trong phát ngôn nên vai phát ngôn phải sử dụng nguyên tắc
giảm tới mức tối thiểu nhất những lối nói không lịch sự và tăng tối đa các lối nói
lịch sự. G.Leech [95] cho rằng lịch sự là sự bù đắp những thiệt thòi, bất lợi và hao
tổn do ngôn từ được sử dụng trong phát ngôn gây ra cho người tiếp nhận. Một phát

7


ngôn lịch sự hướng tới hiệu quả giao tiếp cao đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mức lợi
– thiệt để tạo được sự cân bằng xã hội và tình cảm thân thiết giữa vai phát ngôn và vai
tiếp nhận. Theo Leech, mức độ lịch sự của một hành vi ngôn ngữ phụ thuộc vào ba yếu
tố gồm: bản chất của hành vi ngôn ngữ đó; hình thức ngôn từ thể hiện hành vi ngôn ngữ
đó và mức độ quan hệ giữa vai phát ngôn và vai tiếp nhận. Nhìn chung, mô hình về lịch
sự của G.Leech được xem là chi tiết hơn và hướng tới hiệu lực của hành vi ngôn ngữ,
tư tưởng cốt lõi trong mô hình lịch sự của Brown và Levinson sẽ được đề cập ở phần
dưới. Tuy nhiên, mô hình lịch sự này của G.Leech vẫn bị xem là có khoảng trống và
không hoàn toàn đúng khi tác giả xem hành động ra lệnh là mất lịch sự bởi cho rằng nó
mang tính áp đặt, hạn chế sự tự chủ của đối tượng tiếp nhận đồng thời xếp hành động
khen, tặng vào nhóm hành động lịch sự vì nhận thấy nó mang lợi
ích cho người tiếp nhận. Quan điểm này đã không thể nhận được sự đồng thuận chung
trong nền văn hóa của một xã hội mà trong đó tính lịch sự bị chi phối bởi các quy tắc
của văn hóa Nho giáo truyền thống như xã hội Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc
Việt Nam rất trọng tôn ti, trật tự trên dưới về tuổi tác, vai vế, quyền uy, vị thế trong gia
đình và ngoài xã hội. Thực tế hành động ra lệnh không phải lúc nào cũng bị xem là
hành động mất lịch sự và trái lại những hành động khen, tặng có thể bị xem là
không lịch sự trong những tình huống không mong muốn và không mang lại lợi ích
cho đối tượng tiếp nhận.
Brown & Levinson [85, 86] là hai nhà nghiên cứu có tầm ảnh hưởng khá rộng
trong nghiên cứu về lịch sự trong ngôn ngữ. Hai tác giả đã đưa ra thuyết lịch sự dựa
trên khái niệm thể diện (face) của Goffman [90, tr.320] xem thể diện là hình ảnh của
bản thân trước người khác (public self image). Hai nhà nghiên cứu cũng đã xây
dựng mô hình lịch sự lấy thể diện làm trung tâm (face-centred politeness) ở hai khía
cạnh là thể diện dương tính (positive face) và thể diện âm tính (negative face). Thể
diện dương tính là mong muốn mình được người khác ủng hộ, tán thưởng, bênh vực
và tôn trọng còn thể diện âm tính là mong muốn được tự do hành động và không bị

người khác áp đặt.Trong giao tiếp, có nhiều hành vi ngôn ngữ có thể có nguy cơ đe
dọa tới thể diện của người khác và được Brown và Levinson xem chúng là những
hành vi đe dọa thể diện (Face Threatening Acts viết tắt FTAs) và chiến lược lịch sự
ngôn ngữ là một phương tiện để giảm thiểu mức độ “mất thể diện”cho các đối tượng
tham gia giao tiếp. Mô hình lịch sự lấy thể diện làm trung tâm trên của hai tác giả đã
đạt được nhiều thành tựu nhất định và được áp dụng rộng rãi trong nhiều các lĩnh
vực khác nhau liên quan đến giao tiếp ngôn ngữ trong đó có hoạt động giảng dạy
ngôn ngữ và ngoại ngữ. Tuy nhiên, thuyết lịch sự của Brown và Levinson vẫn bị
cho là có những khiếm khuyết và hạn chế nhất định như quá nhấn mạnh đến mong
muốn được tự chủ và mong muốn không bị áp đặt trong hành động của cá nhân mà
bỏ qua yếu tố xã hội của thể diện, đặc biệt nó bị cho là có cái nhìn khá tiêu cực khi
chỉ đưa ra duy nhất hành động ngôn ngữ để giảm nhẹ tính đe dọa thể diện
8


(FTAs) mà không đề cập đến hành động ngược lại có tính tích cực hơn là làm tăng
giá trị thể diện được gọi là Face Flattering Actes (FFA). (dẫn theo: Trịnh Đức Thái)
[63].
Các công trình nghiên cứu về lịch sự nêu trên phần lớn tập trung vào nghiên
cứu các quy tắc, nguyên tắc về lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ; mối quan hệ giữa
lịch sự và ngôn ngữ; các yếu tố quyết định mức độ lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ;
đồng thời nhấn mạnh đến yếu tố thể diện và mất thể diện trong nghiên cứu xây dựng
mô hình lịch sự. Tuy nhiên khi xem xét các góc độ của ngôn ngữ lịch sự, chúng tôi
nhận thấy các công trình nghiên cứu trên vẫn chưa có sự khảo sát và nghiên cứu sâu
về các phương tiện biểu hiện tính lịch sự trong đó có kính ngữ trong ngôn ngữ. Kính
ngữ là phương thức biểu thị sự kính trọng, đề cao các vai giao tiếp trong phát ngôn
ở phương diện hình thái học và từ vựng trong một số các ngôn ngữ như tiếng Trung,
tiếng Hàn, tiếng Nhật v.v.. Vì vậy việc chúng tôi triển khai nghiên cứu về Kính ngữ
tiếng Hàn có đối chiếu với các phương tiện biểu hiện tương đương trong tiếng Việt
là cần thiết để bổ sung những hạn chế chưa được thực hiện ở các công trình nghiên

cứu về ngôn ngữ lịch sự trên.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về kính ngữ tiếng Nhật và tiếng Trung

Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia phương Đông chịu ảnh hưởng sâu sắc
của lễ giáo phong kiến ở mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có giao tiếp ngôn
ngữ. Do đó, trong tiếng Trung và tiếng Nhật có một số lượng không nhỏ các biểu
hiện kính ngữ hoặc biểu hiện tương đương và chúng được sử dụng trong giao tiếp
mang sắc thái lịch sự.
Hoàng Anh Thi [69, 71] đã có các công trình nghiên cứu về đặc trưng lịch sự
và các phương tiện biểu thị tính lịch sự trong tiếng Nhật có liên quan đến kính ngữ
tiếng Nhật. Tác giả [70, 71, 73] cũng đã tiến hành khảo sát các các từ ngữ xưng hô
giữa tiếng Nhật và tiếng Việt để thực hiện so sánh đối chiếu nghi thức giao tiếp giữa
hai ngôn ngữ trong đó có đề cập đến kính ngữ mà tác giả xem là có phạm vi hẹp
hơn ngôn ngữ lịch sự. Theo tác giả [69, tr.20-21] thì ngôn ngữ lịch sự trong tiếng
Nhật bao gồm dạng kính ngữ (keigo) và dạng lịch sự của ngôn ngữ (teineigo). Do
vậy, khi nói tới kính ngữ là nói tới dạng thức ngôn ngữ lịch sự riêng của tiếng Nhật
còn tiếng Việt thì không có khái niệm kính ngữ-keigo như tiếng Nhật mà chỉ có
phương tiện biểu đạt tương đương là ngôn ngữ lịch sự. Tác giả cho rằng kính ngữ
được sử dụng để thể hiện sự tôn kính vai trên còn dạng lịch sự của ngôn ngữ được
sử dụng giao tiếp với mọi đối tượng vai trên hoặc vai dưới mà không liên quan đến
quyền uy hay vị thế. Tác giả đã xếp kính ngữ nằm trên trục dọc thể hiện tôn ti, trật
tự trên dưới còn dạng lịch sự nằm ở trục ngang thể hiện khoảng cách thân sơ. Tác
giả cũng đã đưa ra phân tích cho rằng trong tiếng Nhật, khi giao tiếp với vai trên
luôn phải giữ khoảng cách nhất định bằng dạng lịch sự của ngôn ngữ và trên cơ sở
9


đó mới cấu tạo phát ngôn kính ngữ nên dạng lịch sự vô hình trung lại trở thành cấp
độ cơ sở của dạng kính ngữ như trong một số phát ngôn tiếng Nhật. Có thể nói các
công trình nghiên cứu của tác giả luôn xem xét các nghi thức giao tiếp trong tiếng

Nhật ít nhiều có liên quan đến kính ngữ và xem nó như một phương tiện biểu hiện
lịch sự ở cấp độ cao của tiếng Nhật.
Các tác giả khác như Nguyễn Thị Việt Thanh [65], Trần Sơn[57], Ngô Hương
Lan, Hồ Hoàng Hoa [46] cũng đã có các công trình nghiên cứu khác nhau liên quan
đến đặc điểm của tiếng Nhật và kính ngữ tiếng Nhật. Các tác giả đều cho rằng kính
ngữ là một phạm trù ngữ pháp quan trọng của tiếng Nhật và phương tiện biểu hiện
kính ngữ tiếng Nhật gồm có ngữ pháp và từ vựng trong đó phương tiện ngữ pháp
chiếm tỷ lệ cao hơn. Kính ngữ tiếng Nhật có ba dạng thức gồm dạng thức kính
trọng, dạng lịch sự và dạng khiêm tốn và được thể hiện bằng cách chia phần đuôi
của động từ. Ngoài ra, Nguyễn Thu Hương [37] cũng đã có công trình nghiên cứu
về phạm trù kính ngữ trong tiếng Nhật với việc đưa ra các yếu tố chuẩn mực trong
nói năng ứng xử.
Liên quan tới những nghiên cứu về kính ngữ tiếng Trung, tác giả Phạm Thị
Thuý Hồng [34],Võ Trung Định [16] cũng đã có các công trình nghiên cứu về
khiêm ngữ và kính ngữ tiếng Trung. Các tác giả đã chỉ ra rằng kính ngữ được dùng
để đề cao đối tượng giao tiếp còn khiêm ngữ được dùng với bản thân để thể hiện sự
hạ mình, khiêm tốn trước người khác.Việc sử dụng kính-khiêm ngữ tiếng Trung phù
hợp với tình huống giao tiếp sẽ giúp vai phát ngôn thể hiện được phẩm chất tốt đẹp,
khiêm tốn của mình đồng thời tạo ra không khí hoà nhã, trân trọng và đề cao vai
tiếp thoại để đạt được hiệu quả cao nhất trong giao tiếp. Tác giả Phạm Ngọc Hàm
[26, tr.194] đã xem xét đặc điểm và cách sử dụng của lớp từ ngữ xưng hô tiếng Hán.
Tác giả nêu ra việc sử dụng đại từ nhân xưng ngôi 2 và biến thể của nó cùng với từ
xưng hô thân tộc, xưng hô theo chức vụ, nghề nghiệp cho thấy nguyên tắc xưng
khiêm hô tôn là biểu tượng của đặc trưng văn hoá, tâm lý dân tộc của người Hán thể
hiện rõ sự hạ mình và đề cao vai tiếp thoại trong giao tiếp. Phan Thị Thanh Thuỷ
[77] cũng có công trình nghiên cứu mới nhất gần đây về lịch sự giao tiếp tiếng
Trung Quốc. Tác giả đã xem xét các quy tắc và biểu hiện cụ thể của lịch sự trong
giao tiếp tiếng Trung qua các hệ thống khiêm ngữ, kính ngữ, từ ngữ xưng hô để
khảo sát các nghi thức lịch sự.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về kính ngữ tiếng Nhật và tiếng Trung

nêu trên đã chỉ ra được những đặc trưng cơ bản của kính ngữ trong ngôn ngữ hai
nước. Các tác giả cũng đã chỉ rõ các phương tiện biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật và
tiếng Trung trong đó chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng nhất định với tiếng Hàn.
Các phân tích ở những công trình nghiên cứu trên cho thấy kính ngữ được xem như
là một phương tiện biểu thị tính lịch sự ở cấp độ cao trong ngôn ngữ hai nước. Tuy
10


nhiên, kết quả của các công trình nghiên cứu này vẫn bỏ ngõ việc xem xét, khảo sát
và đối chiếu kính ngữ tiếng Nhật và tiếng Trung một cách có hệ thống, chuyên sâu
với các phương tiện biểu thị tương đương trong tiếng Việt và tiếng Hàn để tìm ra
các điểm tương đồng và khác biệt trong phương thức biểu hiện kính ngữ khi giao
tiếp. Luận án cùa chúng tôi về Kính ngữ tiếng Hàn có đối chiếu với các phương tiện
biểu hiện tương đương trong tiếng Việt sẽ giải quyết và bổ sung những khoảng trống
đang bị bỏ ngỏ trong các nghiên cứu về kính ngữ tiếng Trung và tiếng Nhật nêu
trên.
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu về kính ngữ tiếng Hàn

Trước khi đề cập đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến kính
ngữ tiếng Hàn, chúng tôi xin trình bày về tên gọi khác nhau của kính ngữ trong
tiếng Hàn. Phép kính ngữ trong tiếng Hàn ngoài tên gọi chung theo tiếng Hán – Hàn
là kính ngữ pháp (통통통, 통통통) và nó còn được gọi dưới nhiều tên gọi khác nhau phụ
thuộc theo từng học giả với các công trình nghiên cứu của họ gắn với các tên gọi
như: Tôn đãi pháp (통통통, 통통통), Đãi ngẫu pháp (통통통, 통통통), Cung tốn pháp (통통통,
통통통), Tôn kính pháp (통통통, 통통통), Tôn ti pháp (통통통, 통통통) v.v... Ngoài ra, kính
ngữ tiếng Hàn còn có tên gọi thuần Hàn là phép đề cao (존존존). Chúng tôi nhận thấy
tất cả các tên gọi được các học giả sử dụng trong các công trình nghiên cứu của
mình đều thuộc phạm trù kính ngữ. Để thống nhất chung, chúng tôi sử dụng tên gọi
là phép kính ngữ trong luận án và ở một số trường hợp có thể chúng tôi sẽ dùng tên
gọi thuần Hàn là phép đề cao (통통통) để phù hợp với ngữ cảnh, tình huống.

Công trình nghiên cứu của Seo Jeong Soo”Nghiên cứu về phép kính ngữ”
[142] đã nêu ra những đặc tính và chức năng, hình thái biểu hiện của hệ thống kính
ngữ tiếng Hàn với các nhân vật liên quan trong phép kính ngữ. Công trình tập trung
vào nghiên cứu về kính ngữ tiếng Hàn hiện đại đồng thời đưa ra các vấn đề trong hệ
thống kính ngữ và những lưu ý khi sử dụng kính ngữ tiếng Hàn cho người học.
Lee Ik Seop với công trình nghiên cứu “Những vấn đề hệ thống hoá kính ngữ
tiếng Hàn” [159] đã phê phán các nghiên cứu liên quan trước đó vì đã không phân
biệt được tiếng Hàn chuẩn và tiếng Hàn địa phương đồng thời tác giả cho rằng việc
sử dụng lối nói đề cao trong tiếng Hàn cần phải xem xét tới cả yếu tố vùng miền.
Trong các nghiên cứu về lối nói đề cao của tiếng Hàn, tác giả đã nêu ra chi tiết các
nhân vật là đối tượng tiếp nhận sự đề cao hoặc hạ thấp nào đó và nhấn mạnh rằng
cần phải cân nhắc cả hai trường hợp sử dụng và không sử dụng kính ngữ. Tác giả
cũng đã đưa ra phép kính ngữ chủ thể, kính ngữ khách thể và kính ngữ vai tiếp nhận
trong hệ thống kính ngữ tiếng Hàn đồng thời cũng thể hiện rõ ý định xem xét hệ
thống kính ngữ tiếng Hàn ở góc độ quan hệ đối sánh giữa các đối tượng giao tiếp.

11


Trong “Nghiên cứu phép kính ngữ trong quốc ngữ hiện đại” của Seong Ki
Cheol [145] nêu ra rằng lối nói đề cao, tôn kính, tôn trọng đóng vai trò nền tảng
trong hoạt động giao tiếp xã hội của con người và những quy tắc được áp dụng
trong phát ngôn mà người nói phản ánh mối quan hệ thân thuộc cá nhân cũng như vị
thế xã hội của mình với đối tượng tiếp nhận có liên quan đến lối nói đề cao, tôn
kính, tôn trọng đều được gọi là phép kính ngữ. Công trình nghiên cứu của tác giả đã
giải thích và đưa ra có hệ thống các phép đề cao chủ thể, phép đề cao khách thể,
phép đề cao đối với người nghe được hình thành trong hệ thống kính ngữ tiếng Hàn
hiện đại.
Tác giả Hankil trong “Nghiên cứu cách nói đề cao trong ngôn ngữ hiện đại
của chúng tôi’’ [184] đã cho thấy phép đề cao trong tiếng Hàn có sự khác biệt tương

đối theo từng thời đại, thế hệ, vùng miền và gia đình. Tác giả cho rằng lối nói đề cao
trong tiếng Hàn từ sau năm 1945 đến nay hoàn toàn dựa trên tiêu chí về tuổi tác, vai
vế, thế hệ và nếu xét theo lối nói vùng miền thì chủ yếu là dựa trên lối nói của vùng
Trung bộ. Phép đề cao trong nghiên cứu của tác giả được cho là biểu hiện theo
phương thức hình vị ngữ pháp và tác giả cho rằng cần phải thực hiện thêm các
nghiên cứu liên quan đến phương thức biểu hiện sự đề cao và hạ thấp; mức độ của
phương thức đề cao; những quy ước và hạn chế trong thể hiện sự đề cao của tiếng
Hàn.
Trong “Phép kính ngữ tiếng Hàn Quốc” của Kim Dae Yeop [121] đã nêu ra ba
yếu tố gồm đặc trưng, hệ thống và mối quan hệ tương ứng trong phép kính ngữ
tiếng Hàn. Phương thức biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn được tác giả chia thành hai
phương thức biểu hiện gồm biểu hiện qua từ vựng và biểu hiện qua ngữ pháp.Tác
giả đã đưa ra quan điểm mới và chia hệ thống kính ngữ tiếng Hàn thành phép đề cao
người khác (통통 통통통) và phép tự đề cao (통통 통통통/self honorifics) có sự khác biệt
với những tranh luận và đề xuất trước đây chỉ giới hạn ở mỗi phép đề cao người
khác. Phép đề cao người khác chính là phép sử dụng các ngôn từ trong phát ngôn để
thể hiện sự đối đãi, cư xử một cách tôn trọng của người nói đối với người khác còn
phép tự đề cao là phép sử dụng các ngôn từ để người nói thể hiện bản thân trước
người khác trên cơ sở lấy cái không hạ mình làm tiêu chí để đưa ra hệ thống đối lập
với nó là sự hạ mình. Nói cách khác khái niệm về phép tự đề cao của Kim Dae Yeop
gần đồng nhất với khái niệm phép đề cao cho vai phát ngôn trong các công trình
nghiên cứu của các tác giả khác và trong trường hợp này tác giả đã xếp vai phát
ngôn trùng với bản thân.
Lee Jeong Bok [164, 166, 168] cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên
quan như “Đặc tính chiến lược trong sử dụng kính ngữ tiếng Hàn”; “Ngôn ngữ học
xã hội và kính ngữ tiếng Hàn”; “Chức năng chính của kính ngữ tiếng Hàn” v.v...
Tác giả cho rằng kính ngữ là yếu tố trọng tâm mà người nói phải chú ý nhất khi phát
12



ngôn và tác giả xem kính ngữ vừa là yếu tố tổng hợp vừa là yếu tố chiếm vị trí quan
trọng để hình thành nên lối giao tiếp tiếng Hàn. Các mối quan hệ xã hội và khoảng cách
giữa người này với người kia đều được thể hiện thông qua việc lựa chọn và sử dụng
kính ngữ tiếng Hàn khi giao tiếp [164]. Trong những nghiên cứu sau đó, Lee Jeong Bok
đã tiếp cận kính ngữ tiếng Hàn trên quan điểm ngôn ngữ học xã hội và tác giả đã nêu ra
được những kết quả tham cứu liên quan tới kính ngữ tiếng Hàn hết sức có
ý nghĩa. Tác giả khẳng định kính ngữ tiếng Hàn rất tinh tế và mang giá trị cao của
nghệ thuật ngôn từ, góp phần hình thành nên một văn hóa lịch sự và tôn trọng lẫn
nhau trong xã hội hiện đại mà ở đó các phép tắc và chuẩn mực về lễ nghĩa truyền
thống hiện đang bị phá vỡ. Và Lee Jeong Bok [168] đã nêu ra 3 chức năng chính
của kính ngữ tiếng Hàn gồm (1) để thể hiện sự đối đãi, cử xử phù hợp trong các mối
quan hệ vai vế trên dưới; (2) để thể hiện thái độ lịch sự mà không dựa trên các mối
quan hệ quyền lực, vai vế trên dưới; và (3) để điều chỉnh các mối quan hệ ứng xử
giúp người nói đạt được mục đích và hiệu quả trong giao tiếp.

Ngoài ra, chúng tôi thấy cần đề cập thêm các công trình nghiên cứu khác liên
quan đến kính ngữ tiếng Hàn như: Ko Young Kun [104] trên cơ sở nghiên cứu xác
lập 4 cấp độ kính ngữ đã bổ sung thành 6 cấp trong lối nói đề cao tiếng Hàn; Lee Ik
Seop và Jae Wan [163] cũng đã nghiên cứu và đưa ra các khái niệm, lập luận khác
nhau về phép kính ngữ tiếng Hàn đồng thời các tác giả cũng đã chia hệ thống kính
ngữ tiếng Hàn thành ba dạng gồm phép kính ngữ đối với chủ thể, phép kính ngữ đối
với khách thể và phép kính ngữ đối với vai tiếp nhận; Nam Mi Jeong [129, 130],
Choi Hyo Yeon [182], Kim Myong Un [115], Jeong Mi Jin [178] đã nghiên cứu về
đặc trưng cơ bản của phép kính ngữ tiếng Hàn, tính cung kính và khiêm tốn cũng
như phương thức biểu hiện, vai trò của vai giao tiếp trong phép kính ngữ tiếng Hàn.
Lê Thị Thu Giang [22] với công trình nghiên cứu trong nước về kính ngữ và các
phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại. Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu liên quan này mới chỉ gợi mở về phương thức biểu hiện kính ngữ trong tiếng
Hàn hiện đại mà chưa tiến hành cụ thể các nghiên cứu, so sánh đối chiếu với những
tương quan của tiếng Việt để áp dụng trong dạy và học tiếng Hàn cho người Việt.

Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung xem xét các khía cạnh khác nhau
của kính ngữ tiếng Hàn gồm đặc trưng, chức năng, ngữ dụng học và phương thức
biểu hiện qua ngữ pháp, từ vựng v.v.. Nội dung các nghiên cứu chủ yếu xem xét
kính ngữ tiếng Hàn được sử dụng trong giao tiếp dựa trên mối quan hệ liên nhân
giữa các vai giao tiếp xét theo trục dọc (quyền lực) và trục ngang (thân hữu). Kính
ngữ tiếng Hàn chủ yếu được sử dụng khi người vai dưới muốn biểu thị sự tôn trọng,
kính trọng, lịch sự đối với người vai trên hoặc với người ngang vai khi tiếp xúc lần
đầu chưa xác định được vai vế và vị thế của đối tượng tiếp nhận hoặc biểu thị tính
nghi thức, khuôn mẫu trong giao tiếp. Tuy nhiên kết quả các nghiên cứu trên vẫn
chưa đi sâu vào khảo sát cụ thể các tình huống hội thoại tiếng Hàn có sử dụng kính
13


ngữ để xem xét và phân tích xem chúng có đều thể hiện sự lễ phép, lễ độ và tôn
trọng, đề cao vai tiếp nhận hay không. Thực tế cho thấy trong một số các tình huống
hội thoại, kính ngữ tiếng Hàn được sử dụng để biểu thị sự châm biếm, thái độ chỉ
trích, trách móc, mỉa mai, thách thức v.v.. hơn là thể hiện sự đề cao, kính trọng vai
tiếp nhận. Do đó, luận án của chúng tôi với đề tài ‘Kính ngữ tiếng Hàn và các
phương tiện biểu hiện tương đương trong tiếng Việt’ sẽ giải quyết vấn đề này khi
xem xét cụ thể các phương tiện biểu hiện của kính ngữ tiếng Hàn ở các tình huống
và ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.
1.1.4. Lịch sử nghiên cứu về lịch sự trong tiếng Việt

Hoàng Anh Thi [70, tr.20] đã khẳng định trong tiếng Việt không có khái niệm
kính ngữ mà chỉ có phương tiện biểu đạt tương đương là ngôn ngữ lịch sự. Dưới
đây, chúng tôi xin được đề cập một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan
về lịch sự trong tiếng Việt của các tác giả trong nước.
Chịu ảnh hưởng của trường phái ngôn ngữ học nhân chủng ở Bắc Mỹ, các
công trình nghiên cứu về lịch sự trong tiếng Việt của Vũ Thị Thanh Hương [40, 41,
42] rất đa dạng và sâu sắc trên cơ sở những quan sát mang tính thực chứng. Từ thực

tiễn khảo sát các hoạt động giao tiếp tiếng Việt tập trung chính vào tiếng Hà Nội, tác
giả đã nêu ra các khía cạnh của lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt như phương
thức biểu hiện của tính lịch sự, chiến lược lịch sự, biến thể xã hội trong lời cầu
khiến lịch sự; vấn đề thể diện trong ứng xử ngôn ngữ, giới tính và lịch sự v.v.. Đây
là những công trình nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống của tác giả về lịch sự trong
tiếng Việt.
“Nghiên cứu về kính ngữ và thuộc tính văn hóa trong tiếng Việt”của Ahn
Kyeong Hwan [149] đã nhấn mạnh tới tính quan trọng của ngôn ngữ lịch sự trong
đời sống ngôn ngữ tiếng Việt. Tác giả đã tập trung vào khảo sát các đại từ nhân
xưng ngôi thứ 1, ngôi thứ 2, danh từ quan hệ, cụm từ, trợ từ v.v.. trong tiếng Việt để
chỉ ra các biểu hiện lịch sự trong văn hóa ngôn ngữ Việt Nam.
Công trình luận án tiến sĩ của Vũ Tiến Dũng [14] nghiên cứu về”Lịch sự trong
tiếng Việt và giới tính (qua một số hành động nói)”và các công trình nghiên cứu liên
quan của tác giả đã xác định được các biểu hiện chuẩn mực lịch sự trong xưng hô; các
chiến lược lịch sự trong việc từ chối lời cầu khiến cạnh tranh và những khác biệt trong
cách ứng xử lịch sự của nam giới và nữ giới. Công trình giúp người Việt quan tâm và
trau dồi hơn về cách ứng xử lịch sự để đạt được thành công trong giao tiếp.

Trần Thị Huệ [35] đã nghiên cứu về “Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng
Việt” và cho rằng phương tiện biểu thị tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn gắn liền
với lịch sự trong giao tiếp và gắn với đặc trưng riêng của từng nền văn hóa. Kết quả
nghiên cứu đã phần nào giúp người học nắm được hệ thống các phương tiện biểu thị
14


tình thái giảm nhẹ trong tiếng Việt để thể hiện được nét văn hóa và tính lịch sự trong
giao tiếp.
Phan Thị Phương Dung [13] cũng đã nghiên cứu về “Phương tiện biểu thị tính
lễ phép trong giao tiếp tiếng Việt”. Tác giả đã xem xét mối quan hệ giữa lịch sự và
lễ phép đồng thời đã nêu ra các phương tiện ngôn ngữ biểu thị các đặc điểm của nó

trong tiếng Việt. Theo tác giả các phương tiện từ vựng gồm các động từ tình thái, trợ
từ và các phương tiện cú pháp như cấu trúc chủ-vị có khả năng biểu thị tính lễ phép
trong giao tiếp tiếng Việt.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về phép lịch sự trong tiếng Việt liên
quan khác như Nguyễn Văn Khang”Nghi thức lời nói trong giao tiếp gia đình người
Việt” [45], “Ngôn ngữ học xã hội” [43]; Hữu Đạt “Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp
của người Việt” [15]; Đào Nguyên Phúc” Lịch sự trong đoạn thoại xin phép của
tiếng Việt” [54]; Hồ Thị Kiều Oanh “So sánh các chỉ số lịch sự trong hành động
ngở lời bằng tiếng Anh và tiếng Việt” [52]; Trịnh Đức Thái “Lý thuyết lịch sự trong
ngôn ngữ học” [63]; Tạ Thị Thanh Tâm [58] “Lịch sự trong một số nghi thức tiếng
Việt (có so sánh với tiếng Anh, tiếng Nga)” v.v..
Các công trình trên đã tập trung xem xét và nghiên cứu về phép lịch sự và các
phương tiện biểu hiện của nó ở các góc độ khác nhau trong giao tiếp tiếng Việt. Tuy
nhiên các công trình này vẫn còn một số hạn chế như mới chỉ nghiên cứu một số
khía cạnh của phép lịch sự trong tiếng Việt và chưa phân tích một cách hệ thống các
phương tiện biểu thị tính lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt xét trong mối tương quan
với kính ngữ tiếng Hàn. Do đó, luận án của chúng tôi sẽ tập trung giải quyết những
vấn đề vẫn liên quan vẫn đang bị bỏ ngỏ này khi xem xét “Hệ thống kính ngữ tiếng
Hàn với các phương tiện biểu hiện tương đương trong tiếng Việt”.
1.1.5. Lịch sử nghiên cứu về kính ngữ tiếng Hàn trong so sánh - đối chiếu với
tiếng Việt

Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về kính ngữ tiếng Hàn so sánh với các
phương tiện biểu hiện tương đương trong tiếng Việt đến hiện tại gần như chưa có.
Hiện chỉ có một số các công trình nghiên cứu so sánh, đối chiếu ngôn ngữ hai nước
mà một phần nhỏ nội dung của nó có đề cập đến kính ngữ trong tiếng Hàn và ngôn
ngữ lịch sự trong tiếng Việt.
Nguyễn Minh Thuyết và Kim Yong Soo [78] đã chỉ ra điểm tương đồng trong
xưng hô của người Hàn và người Việt là “xưng khiêm hô tôn” tức là tự xưng một
cách khiêm tốn và gọi người khác một cách trân trọng. Nghiên cứu mới chỉ đưa ra

những so sánh đơn giản và cho rằng cả trong tiếng Việt và tiếng Hàn khi hội thoại
muốn thể hiện phép lịch sự, tôn kính v.v.. cần nên nâng bậc, tôn bậc người đối thoại
và hạ bậc mình.
15


Kim Hye Ryun [123] tại Đại học Bu San Hàn Quốc đã lấy đối tượng là các cô
dâu Việt để “nghiên cứu phân tích về các lỗi trong biểu hiện cung kính và khiêm tốn
trong tiếng Hàn của người học Việt Nam”. Tác giả đã tiến hành so sánh các đặc
trưng trong biểu hiện cung kính và khiêm tốn của tiếng Hàn và tiếng Việt thể hiện
trên phương diện ngôn từ và phi ngôn từ.
Lim Mi Kyeong [176] tại Đại học nữ Seoul Hàn Quốc đã so sánh, đối chiếu
phép kính ngữ trong tiếng Hàn và tiếng Việt để tìm ra các điểm tương đồng và khác
biệt. Nhưng phần lớn tác giả tập trung vào việc phân tích và nêu ra diện mạo chung
về các lỗi khi sử dụng kính ngữ tiếng Hàn trong thân tộc của cô dâu Việt.
Công trình nghiên cứu của Hoàng Thị Bích Ngọc [101] tại đại học Catholic
Hàn Quốc đã tập trung vào phân tích các biểu hiện tương đương với kính ngữ trong
tiếng Việt có đối chiếu với tiếng Hàn để từ đó tìm ra các điểm tương đồng và khác
biệt. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ dừng lại ở việc tập trung chính vào các phân
tích liên quan của tiếng Việt mà chưa đi sâu vào xem xét một cách đầy đủ và chi tiết
các đặc trưng và phương thức biểu hiện của kính ngữ tiếng Hàn.
Ngoài ra còn một số các công trình nghiên cứu khác như: Đào Thị Mỹ Khanh
[133]; Cho Myong Sook [179]; Đinh Lan Hương [132]; Lưu Thanh Thủy [134]; Lã
Thị Thanh Mai [48,49]; Trần Thị Hải Hà [180] v.v.. ít nhiều cũng đã đề cập tới
những so sánh, đối chiếu về kính ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt. Tuy nhiên cho đến
tận thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa khảo sát thấy công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu và toàn diện nào về kính ngữ tiếng Hàn đặt trong mối tương quan với
các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt.
Các công trình nghiên cứu trên đã nêu ra các đặc trưng, quy tắc, nguyên tắc cơ
bản, các phương thức, phương tiện biểu thị tính lịch sự nói chung và kính ngữ tiếng

Hàn nói riêng trong giao tiếp ngôn ngữ. Kết quả các nghiên cứu này cho thấy sự hạn
chế và khoảng trống nhất định trong nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống
về các yếu tố biểu thị tính lịch sự, tính đề cao xét ở phương diện ngữ dụng học và
phương thức biểu thị qua hình thái học và từ vựng của kính ngữ tiếng Hàn đặt trong
mối tương quan với tiếng Việt. Mặt khác, các công trình nghiên cứu trên cũng chưa
tập trung khảo sát, xem xét liệu có phải tất cả các câu thoại có sử dụng kính ngữ
tiếng Hàn hoặc các phương tiện ngôn ngữ tương đương biểu thị sự đề cao, lễ phép
trong tiếng Việt đều biểu thị tính lịch sự, kính trọng và tôn trọng vai tiếp thoại hay
không. Do đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Kính ngữ tiếng Hàn và các phương
tiện biểu hiện tương đương trong tiếng Việt” sẽ góp phần bổ sung và khắc phục
những hạn chế chưa được giải quyết trong các nghiên cứu trên để hướng tới việc
nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Hàn hiện nay ở Việt Nam.
16


×