Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.62 KB, 168 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ NA

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ NA

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN NHƯ PHÁT



HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác và trung thực.
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Na


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp. Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn Thầy giáo
hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Như Phát đã tận tâm và luôn động viên,
khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các Thầy giáo, Cô giáo tại Học viện
Khoa học xã hội đã giảng dạy, góp ý, chỉ bảo và hỗ trợ những kiến thức cũng như
tài liệu quý báu cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài
nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế
- Tài chính TP. Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp trong Khoa Luật và Quan hệ quốc
tế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện Luận án.
Qua đây, tôi cũng xin được cảm ơn gia đình tôi đã luôn bên cạnh, đồng hành
và chia sẻ cùng tôi trên suốt chặng đường học tập và nghiên cứu. Cảm ơn bạn bè đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong hành trình thực hiện luận án này.


Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2019
Tác giả

Lê Na


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DNNN
CTCP

Doanh nghiệp nhà nước
Công ty cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

QTDN

Quản trị doanh nghiệp

HĐTV

Hội đồng thành viên

HĐQT

Hội đồng quản trị

GĐ/TGĐ


Giám đốc/Tổng giám đốc

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

SCIC

Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà

FTA

nước
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Cooperation
and Development)
Hiệp định thương mại tự do

CPTPP

(Free trade agreement)
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ

OECD

xuyên Thái Bình Dương
(Comprehensive
and
Progressive

Agreement for Trans-Pacific Partnership)
TNHH MTV Trách hiệm hữu hạn một thành viên
LDN
Luật doanh nghiệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Chương 1 :

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,

CƠ SỞ LÝ

THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài...............................................................9
1.2. Cơ sở lý thuyết................................................................................................. 25
Chương 2 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC..................................................................................................................... 31
2.1. Những vấn đề lý luận về quản trị doanh nghiệp nhà nước...............................31
2.2. Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước...................................................57
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật quản trị doanh nghiệp nhà nước .................68
Chương 3 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........78
3.1. Thực trạng pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước................................78
3.2. Thực trạng thi hành các quy định pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước101
Chương 4 : QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................ 115

4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước.............115
4.2. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước121
4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản trị doanh
nghiệp nhà nước ở Việt Nam................................................................................. 138
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................................................... 147


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam hiện nay, quản trị doanh nghiệp là vấn đề thu hút được nhiều sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu và đang là câu chuyện mang tính thời sự của các
chủ đầu tư cũng như những người quản lý doanh nghiệp. Song trên thực tế, các
nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp thường tập trung chủ yếu vào loại hình công
ty cổ phần (CTCP), đặc biệt là CTCP niêm yết, đại chúng. Tuy nhiên, giá trị của
các nghiên cứu đó chỉ mang đầy đủ ý nghĩa đối với quản trị doanh nghiệp nhà nước
khi doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn còn hoạt động dưới cả hình thức CTCP.
Cho đến thời điểm DNNN được nhìn nhận là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước –
tức thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực, thì nó chỉ hoạt động dưới
một loại hình duy nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH
MTV). Do đó, xét về mặt hình thức, các quy định về quản trị CTCP gần như không
còn ảnh hưởng nhiều tới DNNN nữa, trong khi quản trị trong công ty TNHH MTV
100% vốn nhà nước lại chưa được chú trọng theo những đặc thù của DNNN. Bên
cạnh đó, việc tập trung sự nghiên cứu về quản trị DNNN cần được xem là có tính
cấp thiết, vì:
Thứ nhất, cho dù số lượng DNNN đang ngày càng được thu nhỏ thì vai trò

“chủ đạo” của kinh tế nhà nước, trong đó có bộ phận DNNN vẫn không thay đổi.
Minh chứng là vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước vẫn được khẳng định rõ ràng
tại Hiến pháp năm 2013.
Thứ hai, năng lực của các DNNN chiếm tới ít nhất 1/3 GDP của Việt Nam,
kiểm soát hầu hết các nguồn tài nguyên và cơ hội kinh doanh [96, tr.2]. Lợi thế này
mặt khác cũng là một trong những rào cản chính đối với việc áp dụng quản trị hiện
đại vào DNNN, do đó, pháp luật quản trị trong DNNN càng cần phải chú trọng.
Thứ ba, trong môi trường của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện
nay - môi trường cần tôn trọng và đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh
nghiệp thì việc xây dựng được một mô hình hoạt động hiệu quả, một khung quản trị
1


phù hợp cho DNNN lại càng tạo thêm sức ép quản tri. Bên cạnh đó, hệ thống các
văn bản pháp luật của nước ta về quản trị trong DNNN đang bộc lộ những hạn chế
và lỗ hổng quan trọng như:
- Quản trị DNNN theo tính chất đặc thù của DNNN chưa thực sự được đề
cập trong Luật Doanh nghiệp 2014;
- Chưa có một hệ thống các văn bản pháp lý đồng bộ, một chuẩn mực mang
tính quy phạm về quản trị DNNN để hạn chế các hành vi vi phạm trong quản trị,
ngăn ngừa những xung đột lợi ích hay xử lý vấn đề liên quan đến chế độ chủ quản,
thực hiện quyền sở hữu tại DNNN, giám sát điều hành và minh bạch thông tin về
DNNN...
Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc tiếp tục bổ sung và
hoàn thiện pháp luật về quản trị DNNN ở nước ta. Đó cũng là lý do mà nghiên cứu
sinh lựa chọn đề tài trên đây để thực hiện luận án tiến sĩ luật học của mình.
Kết quả nghiên cứu Đề tài sẽ góp phần hoàn thiện khung pháp lý của Nhà
nước đối với quản trị DNNN; Góp phần xây dựng mô hình quản trị DNNN hiệu
quả, phù hợp với môi trường cạnh tranh và hội nhập kinh tế hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích mà Luận án hướng tới sẽ là việc đề xuất những giải pháp phù hợp
nhằm bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật và thi hành pháp luật về quản
trị DNNN ở Việt Nam. Qua đó, Luận án góp phần nâng cao năng lực quản trị
DNNN đồng thời hạn chế những hậu quả kinh tế - xã hội phát sinh từ những yếu
kém trong quản trị DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
DNNN hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nêu trên, đề tài xác định những nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản sau:
- Nghiên cứu bản chất kinh tế, bản chất pháp lý đặc thù của DNNN, từ đó
làm rõ các hệ luỵ lý luận và thực tiễn về quản trị DNNN theo pháp luật Việt Nam
2


hiện nay.
- Tìm hiểu các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến quản trị trong DNNN và nội
dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về quản trị DNNN.
- Khảo cứu và so sánh mô hình, quy định pháp luật, chuẩn mực, thông lệ
quốc tế về quản trị DNNN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về quản trị
DNNN để từ đó chỉ ra những khiếm khuyết, bất cập trong các quy định của pháp
luật và thực tiễn quản trị DNNN so với nhu cầu quản trị DNNN và với các chuẩn
mực quốc tế về quản trị DN nói chung và về quản trị DNNN nói riêng.
- Phân tích, đánh giá để xác định phương hướng và đưa ra những giải pháp
phù hợp nhằm bổ sung và hoàn thiện và thi hành pháp luật về quản trị DNNN trong
điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng về mặt kinh tế: Loại hình DNNN theo Luật Doanh nghiệp 2014;

Các mô hình DNNN trong quá khứ; Các nội dung về quản trị doanh nghiệp và quản
trị DNNN; những chi phối về DNNN theo chính sách phát triển hệ thống DNNN ở
Việt Nam .
- Đối tượng về pháp lý: Hệ thống các quy định pháp luật về quản trị doanh
nghiệp nói chung mà trọng yếu là quy định pháp luật về quản trị DNNN ở Việt
Nam; Các quy định pháp luật, chuẩn mực, thông lệ, kinh nghiệm quốc tế về quản trị
công ty trong DNNN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, “quản trị doanh nghiệp” là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực
khác nhau như kinh tế học, quản trị học, luật học. Tuy nhiên, với chuyên ngành luật
kinh tế, Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung lý thuyết và thực tiễn pháp luật
liên quan đến quản trị doanh nghiệp nói chung, quản trị DNNN nói riêng trên cơ sở
pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, Tác giả Luận án còn cho rằng, pháp luật có liên quan
đến quản trị doanh nghiệp nói chung và đến DNNN nói riêng được tổng hợp
3


bởi nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau từ pháp luật dân sự, thương mại, bảo vệ
người tiêu dùng…thậm chí cả pháp luật hình sự, tùy theo mức độ khác nhau về mục
đích điều chỉnh pháp luật. Trong khuôn khổ của Luận án, Tác giả Luận án không
thể trình bày hết các nội dung của pháp luật có liên quan. Vì vậy, phần trình bày về
thực trạng pháp luật sẽ được lựa chọn tiêu biểu và đánh giá tổng hợp. Ngoài ra,
xuất phát từ tính chất tư và “tối thiểu” của pháp luật doanh nghiệp, trong đó có
pháp luật về QTDN nên Luận án sẽ không đặt vấn đề tiếp cận hay “can thiệp” chi
tiết của pháp luật vào quản trị DNNN mà “để dành” quyền tự quyết của chủ doanh
nghiệp trong điều lệ doanh nghiệp.
Thứ hai, “doanh nghiệp nhà nước” theo pháp luật tại nhiều quốc gia trên thế
giới chủ yếu mang hình thức pháp lý là CTCP, một số quốc gia còn là CTCP đại
chúng. Ở Việt Nam, trước đây DNNN tồn tại dưới cả hai hình thức pháp lý là
CTCP và công ty TNHH MTV. Đến nay, khái niệm DNNN thay đổi - DNNN phải

là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tức là không xuất hiện
vấn đề liên kết vốn trong DNNN nữa, theo đó mô hình quản trị CTCP cũng không
thể áp dụng cho loại hình doanh nghiệp một chủ như DNNN. Tuy nhiên, cũng cần
xác định rõ ranh giới của DNNN trong nhóm nêu trên chỉ là “công ty TNHH một
thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” là công ty mẹ mà không bao
gồm tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước và các công ty con. Do đó,
để đảm bảo tính thống nhất giữa Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Quản lý, sử dụng
vốn nhà nước năm 2014, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về pháp luật quản trị
của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động dưới hình
thức công ty TNHH MTV.
Thứ ba, Luận án chủ yếu nghiên cứu việc áp dụng những nội dung về quản trị
DNNN theo pháp luật Việt Nam trong bối cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay. Đồng
thời có phân tích, bình luận thêm về các mô hình, quy tắc, quy định quản trị doanh
nghiệp theo pháp luật nước ngoài, đặc biệt là Bộ nguyên tắc quản trị doanh nghiệp
DNNN của OECD để có sự tham chiếu và đánh giá khả năng tương thích giữa các quy
định quản trị DNNN ở nước ta so với tiêu chuẩn quản trị hiện đại. Từ đó tiếp
4


thu những bài học kinh nghiệm giá trị áp dụng cho quá trình hoàn thiện pháp luật
về quản trị DNNN ở Việt Nam.
Thứ tư, đề tài nghiên cứu tập trung vào các quy định pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, cũng nghiên cứu quá trình, xu hướng vận động và phát triển của hệ
thống pháp luật để đảm bảo các kiến nghị, giải pháp mà đề tài đưa ra có tính khả
thi. Do đó, Luận án cũng nghiên cứu các quy định pháp luật về quản trị DNNN bắt
đầu từ khi có Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995, đặc biệt là từ sau thời điểm
Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 có hiệu lực với những quy định pháp luật
về quản trị DNNN có giá trị tham khảo tốt.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận

Xuyên suốt đề tài, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng thời, Luận án vận dụng
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà
nước mà trọng tâm là các DNNN đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, các nguyên lý chung của
quản trị doanh nghiệp trong kinh tế thị trường, các lý thuyết tiếp cận nêu trên…
cũng được vận dụng để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở tiếp cận đa ngành và liên ngành, Phương pháp phân tích, tổng
hợp được sử dụng trong hầu hết các nội dung của luận án.
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp, phương pháp thống kê
được sử dụng để thu thập, tổng hợp, đánh giá các tài liệu về thực trạng pháp luật
quản trị DNNN ở Việt Nam và các bài học, kinh nghiệm quốc tế.
Phương pháp lịch sử, đối chiếu được sử dụng đối với nội dung nghiên cứu
lược sử hình thành và phát triển pháp luật quản trị DNNN ở Việt Nam qua từng giai
đoạn cụ thể.
Phương pháp so sánh và điển hình hoá được sử dụng để phân tích, đánh giá
mô hình, pháp luật về quản trị DNNN ở một số quốc gia khác trên thế giới;
5


Đánh giá những hạn chế, nhược điểm, khiếm khuyết của pháp luật về quản trị
DNNN trong sự tương quan với các nguyên tắc quản trị DNNN theo khuyến cáo
của OECD.
Phương pháp khảo sát dùng trong quá trình tiến hành thu thập ý kiến của một
số đối tượng tham gia quản trị trong DNNN và quá trình khảo sát thực tế áp dụng
pháp luật về quản trị DNNN tại các DNNN hiện nay.
Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng để hệ thống, dẫn chiếu các quy
định, các văn bản pháp luật trong quá trình sử dụng, phân tích và đánh giá khung
pháp luật, hiện trạng pháp luật về quản trị công ty tại các DNNN.

Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng trong trường hợp gặp mặt trực tiếp,
thảo luận để xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật về DNNN, quản
trị, quản trị DNNN.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng kết hợp, đan xen các phương pháp trong quá
trình thực hiện các nội dung của đề tài nghiên cứu.
5. Những điểm mới của Luận án
Thứ nhất, Luận án phân tích và hệ thống hóa các khái niệm, cơ sở pháp lý,
những vấn đề lý luận liên quan đến quản trị doanh nghiệp và pháp luật về quản trị
DNNN. Cụ thể:
Luận án xây dựng khái niệm quản trị doanh nghiệp, quản trị DNNN đồng thời
làm rõ khái niệm và những đặc điểm mang tính đặc thù của DNNN. Trên có sở đó,
Luận án xây dựng được khái niệm pháp luật về quản trị DNNN, làm rõ nội dung của
pháp luật về quản trị DNNN; Phát hiện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, chi phối
đến pháp luật quản trị DNNN. Đồng thời chỉ ra được những đặc trưng của pháp luật
quản trị DNNN so với pháp luật quản trị doanh nghiệp nói chung.

Thứ hai, cung cấp thông tin, phát hiện vấn đề và đánh giá khách quan thực
trạng quản trị DNNN theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Cụ thể:
Luận án phân tích hiệu quả hoạt động của các DNNN hiện nay và đánh giá
thực trạng đó trong mối liên hệ với vai trò của quản trị doanh nghiệp trong DNNN;
Luận án cũng làm rõ thực trạng các nội dung pháp luật về quản trị DNNN trên cơ
6


sở lý luận về pháp luật quản trị DNNN đã được xây dựng. Chỉ ra những hạn chế và
bất cập trong quá trình áp dụng, thực thi các quy định hiện nay của pháp luật về
quản trị DNNN. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ những vấn đề bất cập, những quy
định còn khiếm khuyết, bỏ ngỏ trong các quy định của pháp luật về quản trị
DNNN.
Thứ ba, Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp cụ thể trên cơ sở

những nhận định khách quan ở phần thực trạng kết hợp so sánh với các nguyên tắc
quản trị doanh nghiệp hiện đại và pháp luật quản trị của các quốc gia khác để góp
phần hoàn thiện pháp luật về quản trị DNNN ở Việt Nam. Cụ thể:
Xác định yêu cầu và định hướng của việc hoàn thiện pháp luật về quản trị
DNNN ở Việt Nam hiện nay cần phù hợp với xu thế phát triển và lộ trình cải cách
kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước; tiếp cận với các tiêu chuẩn và thông lệ
quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc quản trị của OECD; gắn liền với quá trình hoàn
thiện, sửa đổi pháp luật về doanh nghiệp.
Luận án đề xuất các giải pháp cụ thể trên cơ sở các đánh giá thực trạng áp
dụng những nội dung về quản trị DNNN, đặc biệt là những bất cập tồn tại trong các
quy định của pháp luật cũng như quá trình thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam.
Các giải pháp cũng được xây dựng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm pháp luật
quản trị DNNN của các quốc gia khác nhau và tham chiếu với các nguyên tắc quản
trị doanh nghiệp hiện đại. Đồng thời, Luận án cũng đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản trị DNNN.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Tác giả Luận án ý thức rằng, mặc dù yêu cầu và xu hướng tiếp tục cổ phần
hoá DNNN vẫn đang đặt ra hết sức khẩn trương và điều đó có nghĩa là số lượng
DNNN sẽ thu hẹp lại. Tuy nhiên, là hạt nhân trong “vai trò chủ đạo”, các DNNN
vẫn luôn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu của hệ thống kinh tế quốc dân. Vì vậy,
xét về tính vấn đề, Luận án vẫn luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Luận án xây dựng được hệ thống lý luận về quản trị DNNN và pháp luật về
quản trị DNNN, trong đó bao hàm cả quan điểm của tác giả. Luận án cũng làm rõ
7


sự liên quan giữa vai trò của các quy định pháp luật về quản trị doanh nghiệp với
hiệu quả hoạt động của DNNN. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật
về quản trị DNNN ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó có những định hướng và giải
pháp hoàn thiện pháp luật quản trị DNNN. Từ đó, Luận án có được những ý nghĩa

khoa học và tính thực tiễn sau:
Thứ nhất, Luận án là cơ sở khoa học cho việc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu
hơn nữa đối với từng nội dung của pháp luật về quản trị DNNN.
Thứ hai, là nguồn tài liệu có tính hệ thống về kiến thức liên quan đến vấn đề
quản trị DNNN và pháp luật về quản trị DNNN sử dụng trong việc giảng dạy và
nghiên cứu khoa học pháp lý.
Thứ ba, là tài liệu tham khảo khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây
dựng, sửa đổi để hoàn thiện pháp luật về quản trị DNNN của các cơ quan ban hành
pháp luật.
Thứ tư, là tài liệu tham khảo thiết thực cho các DNNN để thực hiện mục tiêu
nâng cao hiệu quả quản trị DNNN, hạn chế tình trạng thua lỗ kéo dài cũng như tình
trạng thất thoát tài sản tại các DNNN hiện nay.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được
kết cấu gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về quản trị doanh nghiệp nhà nước và pháp
luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước
Chương 3: Thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về quản trị doanh
nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thi hành pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.1.1. Các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Quản trị doanh nghiệp trên thế giới nói chung và quản trị doanh nghiệp ở
Việt Nam nói riêng nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nước
ngoài. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu vẫn xem xét ở góc độ kinh tế và tập trung
vào loại hình công ty cổ phần, đặc biệt là công ty cổ phần đại chúng. Bên cạnh đó
cũng có những công trình nghiên cứu đề cập đến quản trị DNNN, nghiên cứu nhìn
nhận về quản trị doanh nghiệp thông qua việc đánh giá pháp luật Việt Nam và so
sánh với các nước khác trên thế giới, nhưng không nhiều. Cụ thể, liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài theo các nhóm vấn đề, có những tài liệu đáng chú ý sau:
Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động quản trị doanh
nghiệp, quản trị DNNN, bao gồm tài liệu số: [132] [133] [134] [138] [139] [140]
[150] [153] [154] [156] [166] [169] [171] [173] [177] [185] [186] [187] [188] trong
danh mục tài liệu tham khảo.
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về DNNN, quản trị doanh
nghiệp và quản trị DNNN được các tác giả xem xét ở những góc độ khác nhau. Về
khái niệm DNNN, các quốc gia trên thế giới đều có những cách định nghĩa và tên
gọi riêng. Tuy nhiên, khi xem xét cụ thể các khái niệm nói trên đều thể hiện một
điểm chung là bản chất đa dạng trong kết cấu của DNNN, theo đó, DNNN có thể
bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho đến các doanh nghiệp tầm cỡ, doanh
nghiệp niêm yết đại chúng hay doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế. Ví dụ ở nghiên
cứu của WB (2014), Transparency of SOEs in Vietnam - current situation and ideas
for reform (dịch là: Tính minh bạch của các doanh nghiệp nhà nước Việt
9


Nam – thực trạng và ý tưởng cải cách) không trực tiếp đưa ra khái niệm DNNN
nhưng với ý tưởng minh bạch thông tin bắt đầu từ “Tập đoàn kinh tế, sau đó mở
rộng ra các tổng công ty, và cuối cùng là các DNNN còn lại do Nhà nước sở hữu

100%” đã gián tiếp đồng ý khái niệm DNNN ở góc nhìn chung nói trên. Hay như
OECD (2005) trong Guidelines on Corporate Governance of State-owned
Enterprises (dịch là: Hướng dẫn của OECD về quản trị công ty trong doanh nghiệp
nhà nước) cũng xác định: “Thuật ngữ DNNN dùng để chỉ các doanh nghiệp mà
Nhà nước có quyền kiểm soát thông qua sở hữu toàn bộ, đa số hoặc thiểu số quan
trọng”. Ngoài ra Wong (2004) trong Improving Corporate Governance in SOEs: An
Intergrated Approach (dịch là: cải thiện quản trị doanh nghiệp nhà nước: phương
pháp tiếp cận tích hợp); William P. Mako và Chunlin Zhang (2004) trong State
Equity Ownership and Management in China: Issues and Lessons from
International Experience (dịch là : Quản lý công ty và bình đẳng sở hữu tại Trung
Quốc : một số vấn đề và bài học kinh nghiệm tốt) hay Zhengwu (2005) trong
Improving Transparency and Standardizing Information Disclosure is the Social
Responsibility of State-owned Enterprises (dịch là : trách nhiệm xã hội của DNNN
đối với việc cải thiện tính công khai và chuẩn hóa thông tin)…mặc dù có những
quan điểm khác nhau về DNNN và cũng không đưa ra cụ thể khái niệm DNNN là
gì nhưng nhìn chung, các nghiên cứu đều có những luận bàn về đặc điểm sở hữu và
đặc điểm về quyền quyết định hoặc quyền chi phối mà chúng ta có thể thấy sự tồn
tại của những đặc trưng này qua khái niệm của OECD về DNNN nói trên.
Tuy cách gọi tên và quan điểm về DNNN ở mỗi quốc gia trên thế giới còn có
những điểm khác biệt. Nhưng đây là nguồn tham khảo quan trọng để Tác giả hình
thành khung lý luận tổng quan về DNNN cũng như đề xuất cách hiểu thống nhất về
DNNN trong quá trình hội nhập và nhất thể hoá kinh tế quốc tế.
Thứ hai, liên quan đến vai trò, cách thức vận hành, mô hình tổ chức, các
nhân tố ảnh hưởng đối với quản trị doanh nghiệp và quản trị DNNN: Quản trị
DNNN thường xuất hiện nhiều vấn đề yếu kém và mức độ quản trị hiệu quả thấp
hơn so với quản trị doanh nghiệp trong khối doanh nghiệp sở hữu tư nhân. Đó là
10


khẳng định của WB (2006) tại The Challenge of SOE Corporate Governance for

Emerging Markets (dịch là : Thách thức của quản trị DNNN đối với những thị trường
mới nổi) và của Wong (2004). Bên cạnh đó, Wong (2004) còn sử dụng kinh nghiệm
quản trị doanh nghiệp của một số nước đã phát triển như New Zealand, Thụy Điển để
chứng minh rằng việc các quốc gia luôn nỗ lực thay đổi các phương thức quản trị
DNNN để nâng cao chất lượng hoạt động của nó là có thực nhưng khắc phục triệt để
những hạn chế của quản trị DNNN là điều chưa thể thành hiện thực.

Ngoài ra, trong các nghiên cứu về tăng cường quản trị và đánh giá tác động
của các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp nói chung, DNNN nói riêng,
đáng chú ý có công trình nghiên cứu của Humera Khatab, Maryam Masood and et
al (2011), Corporate Governance Firm Performance: a case study of Karachi
Stock Market (dịch là: Hiệu suất quản trị doanh nghiệp: nghiên cứu tại thị trường
chứng khoán Karachi) căn cứ kết quả đánh giá, phân tích cụ thể quy mô doanh
nghiệp và các dữ liệu, chỉ số liên quan đến hoạt động quản trị doanh nghiệp trong
thời gian 5 năm của 20 công ty đại chúng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Karachi, Pakistan. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận: chính sách quản trị doanh nghiệp
quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng nghiên cứu về
tác động của quản trị doanh nghiệp đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,
nhóm tác giả Ming Cheng Wu, Hsin Chiang Lin and et al (2010) [tài liệu tham khảo
số 166] lại tập trung phân tích chuyên sâu về mức độ sở hữu, tỷ lệ sở hữu và quy
mô của HĐQT, kết quả cho thấy: quy mô HĐQT càng lớn thì hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp càng thấp, ngược lại tỷ lệ sở hữu và sự độc lập của HĐQT càng
cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt. Đối tượng thực hiện của
nghiên cứu là các công ty đại chúng niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Đài
Loan (dữ liệu từ năm 2001-2008). Còn Heibatollah Sami, Justin T. Wang and
Haiyan Zhou (2009) [tài liệu tham khảo số 153] nghiên cứu mức độ sở hữu và sự
độc lập của HĐQT đối với hiệu quả hoạt động và giá trị của các doanh nghiệp ở
Trung Quốc. Kết quả cho ra là tác động tích cực tương tự như nghiên cứu của nhóm
tác giả Ming Cheng Wu, Hsin Chiang Lin. Tuy nhiên, nghiên cứu còn cho
11



thấy hiệu quả hoạt động và giá trị của doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài cao hơn
so với doanh nghiệp có sở hữu nhà nước. Đồng thời, doanh nghiệp được quản trị tốt
hơn tất yếu sẽ mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn. Ngoài ra, Zhengwu (2005), ở
góc nhìn về tác động chính sách quản trị DNNN ở Trung Quốc chỉ ra, một trong
những trách nhiệm xã hội bắt buộc của DNNN là chuẩn hóa công khai thông tin
một cách minh bạch, trung thực và chính xác nhất.
Thứ ba, liên quan đến pháp luật về quản trị DNNN: Cuốn cẩm nang quản trị
công ty tại Việt Nam của IFC (2010) [156] đã thực hiện việc rà soát, hệ thống lại và
phân tích tổng quan các văn bản pháp luật Việt Nam về quản trị doanh nghiệp, quản
trị công ty đang có hiệu lực tại thời điểm năm 2010. Qua đó đánh giá khái quát
pháp luật quản trị công ty ở Việt Nam, và DNNN cũng không nằm ngoài phạm vi
nghiên cứu.
G20/OECD (2015) [150], là Bộ nguyên tắc gồm 6 nội dung lớn: i) Đảm bảo cơ
sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả; ii) Quyền của cổ đông, đối xử công
công bằng với cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; iii) Các nhà đầu tư tổ chức, thị
trường chứng khoán và các tổ chức trung gian khác; iv) Vai trò của các bên có quyền
lợi liên quan trong quản trị công ty; v) Công bố thông tin và tính minh bạch; vi) Trách
nhiệm của Hội đồng quản trị. Nội dung các khuyến nghị OECD đưa ra trong Bộ
nguyên tắc này tập trung vào đối tượng là các công ty cổ phần đại chúng. Tuy nhiên,
nó cũng rất hữu ích trong việc cải thiện quản trị doanh nghiệp nói chung, trong đó có
DNNN. Bên cạnh đó, Bộ nguyên tắc còn có giá trị như một tài liệu quý để các cơ quan
hoạch định chính sách sử dụng trong quá trình đánh giá và hoàn thiện khuôn khổ pháp
lý, tổ chức và quản lý cho quản trị công ty, đồng thời giúp nâng cao nhận thức về quản
trị công ty cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có DNNN.

Tương tự, OECD (2005) [169] đề cập đến những vấn đề khác nhau, những
khía cạnh cụ thể của quản trị công ty trong DNNN và tập trung vào việc cung cấp
các khuyến nghị hữu ích nhằm cải thiện cách thức thực hiện quyền sở hữu, nâng

cao hiệu quả hoạt động của DNNN bằng 06 nhóm đề xuất, trong đó đề xuất đầu
tiên chính là việc đảm bảo khuôn khổ pháp lý và quy định hiệu quả cho các DNNN.
12


Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và thực hiện
pháp luật về quản trị DNNN, bao gồm tài liệu số: [133] [139] [145] [149] [150]
[157] [162] [166] [167] [171] [173] trong danh mục tài liệu tham khảo.
OECD (2014) [171] đã dựa trên kết quả khảo sát thực tế việc áp dụng các
thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp ở các nước trong khu vực Châu Á, trong đó có
Việt Nam. Báo cáo đã có những đánh giá khá cụ thể đối với vấn đề công bố thông
tin, vấn đề về quyền sở hữu và kiểm soát. Đặc biệt là những đánh giá về cơ chế
thực thi pháp luật, tổ chức cơ quan thực thi pháp luật và hệ thống pháp luật quản trị
doanh nghiệp của các quốc gia và liên quốc gia nói trên. Đây là nguồn tài liệu
“hướng dẫn và thực hành tốt” giúp những người quản lý cũng như những người
hoạch định chính sách ở các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có cái
nhìn bao quát hơn về khía cạnh thực thi quản trị doanh nghiệp tại nước mình.
Ở những khía cạnh cụ thể hơn, nghiên cứu của Kamal (2010) [157], đưa ra
khẳng định tại Indonesia, việc áp dụng Bộ quy chế quản trị quốc gia có tác dụng rất ít
đến các vấn đề xảy ra trong quản trị DNNN, đặc biệt là các DNNN 100% vốn nhà
nước vì nhiều lý do. Trong đó có các lý do liên quan đến việc can thiệp sâu của Nhà
nước, ảnh hưởng chính trị và do Bộ quy chế này của Indonesia xây dựng dựa trên mô
hình quản trị Anh –Mỹ vốn không tương thích với quốc gia này. Trong khi đó,
Zhengwu (2005) đã kiểm tra tính minh bạch trong quản trị DNNN ở Trung Quốc và
nhận thấy thực trạng việc áp dụng các chế định về minh bạch và công khai hóa thông
tin đối với các DNNN ở Trung Quốc vẫn chưa cải thiện cho đến thời điểm nghiên cứu.
Mặt khác, William P. Mako và Chunlin Zhang (2004) [173] khẳng định, khung thể chế
về vấn đề quản lý, quyền của chủ sở hữu nhà nước của Trung Quốc xét về bản chất hầu
như không có gì thay đổi qua hơn 20 năm tiến hành đổi mới. Nguyên nhân của hạn chế
đó là vấn đề xác định chủ sở hữu cuối cùng của DNNN. Về mặt pháp lý, Nhà nước

không phải là chủ sở hữu cuối cùng của

DNNN, Nhà nước chỉ là người đại diện chủ sở hữu trong quản lý DNNN còn nhân
dân mới là chủ sở hữu thực sự.

13


Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp hoàn thiện và
thực hiện pháp luật về quản trị DNNN, bao gồm tài liệu số [150] [156] [166]
[169] [171] [173] [183] [184] [185] [186] [187] trong danh mục tài liệu tham khảo.
OECD (2005) khuyến nghị việc quản trị các DNNN bằng 06 nhóm đề xuất cụ

thể: Thứ nhất, đảm bảo khuôn khổ pháp lý và quy định hiệu quả cho các DNNN;
Thứ hai, thiết lập hệ thống chính sách thống nhất để đảm bảo thực hiện minh bạch và

hiệu quả việc quản trị trong các DNNN thông qua vai trò chủ sở hữu là Nhà nước;
Thứ ba,đảm bảo các cổ đông được đối xử công bằng; Thứ tư, công nhận trách nhiệm

giữa DNNN với các bên liên quan bằng các chính sách sở hữu của Nhà nước; Thứ
năm, Chuẩn hóa việc minh bạch và công bố thông tin; Thứ sáu, khuyến nghị ban
quản trị của các DNNN phải có năng lực, có đủ thẩm quyền cần thiết để thực hiện
trách nhiệm của mình một cách khách quan và công tâm nhất và phải chịu trách
nhiệm với những quyết định của mình. Bên cạnh đó, IFC (2005) cũng giới thiệu
những mô hình quản trị ở một số quốc gia có sự tương đồng về quá trình phát triển,
chế độ lập pháp hoặc thực tiễn áp dụng, chọn lọc những thông lệ tốt về quản trị
doanh nghiệp trên thế giới phù hợp để có thể xem xét vận dụng vào hoàn cảnh kinh
tế nước ta. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của mình, Wong (2005) dành một dung
lượng khá lớn để tập trung phân tích những giải pháp của các chính phủ nêu trên
trong việc cố gắng cải thiện hiệu quả hoạt động của DNNN. Tuy nhiên, nghiên cứu

này nhằm vào các nước ở khu vực kinh tế đã phát triển chứ không nghiên cứu đối
với các nước đang phát triển, vì vậy số lượng DNNN ở khu vực kinh tế này không
nhiều bằng cũng như không có nhiều nét tương đồng với Việt Nam so với các quốc
gia đang phát triển.
Ở những khía cạnh cụ thể hơn, William P. Mako và Chunlin Zhang (2004)
cho rằng, việc tách bạch rõ ràng chức năng chủ sở hữu với các chức năng khác của
Nhà nước trong các DNNN ở Trung Quốc là cần thiết để đảm bảo không ảnh hưởng
tới các điều kiện hoạt động của DNNN. Việc chỉ quan tâm đến mối quan hệ giữa
Nhà nước với DNNN rất dễ dẫn đến sự can thiệp thiếu chuyên nghiệp của Nhà
nước vào vận hành quản trị DNNN vì những mục tiêu và lợi ích của Nhà nước nói
14


chung và các bộ phận, cơ quan chức năng của Nhà nước nói riêng. Bên cạnh đó,
việc chưa xác định cụ thể, rõ ràng chủ sở hữu nhà nước cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn tới việc khó định hình cơ cấu quản trị DNNN tối ưu. Còn WB
(2014) [186] tập trung giải pháp cải cách tính minh bạch của DNNN tại Việt Nam.
Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cụ thể hóa 05 giải pháp cụ thể nhằm cải thiện
tính minh bạch thông tin trong quản trị DNNN gồm: (i) Thực hiện tiến trình tăng
cường công khai thí điểm tại một số DNNN lựa chọn là các Tập đoàn kinh tế, sau
đó mở rộng ra các Tổng công ty, và cuối cùng thực hiện tại các DNNN còn lại do
Nhà nước sở hữu 100%; (ii) Tập trung vào việc công khai ra công chúng chứ không
chỉ công khai trong nội bộ; (iii) Công khai thông tin có chất lượng về các DNNN
tại một nơi tập trung (cổng thông tin), trong đó có một cơ quan trung ương phụ
trách việc điều phối tiến trình nà; (iv). Đơn giản hóa các yêu cầu thông tin và xây
dựng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng hơn cũng như một hệ thống công khai thông
tin chuẩn hóa; (v) Tạo động lực cho các DNNN tuân thủ theo khuôn khổ pháp lý và
pháp quy nêu trên bằng cách tương thưởng cho những doanh nghiệp tuân thủ và xử
phạt những doanh nghiệp không tuân thủ.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Những năm gần đây, quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị DNNN nói
riêng nhận được khá nhiều sự quan tâm của các tác giả trong nước. Tuy nhiên, cũng
giống như như các nghiên cứu nước ngoài, các công trình nghiên cứu chủ yếu vẫn
từ giác độ kinh tế, góc nhìn pháp lý về vấn đề này chưa nhiều. Dưới đây là một số
nghiên cứu điển hình liên quan đến đề tài:
Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận và thực
trạng pháp luật quản trị doanh nghiệp, quản trị DNNN bao gồm tài liệu số [50]
[51] [55] [56] [62] [63] [71] [72] [76] [78] [81] [89] [91] [92] [93] [95] [96] [97]
[98] [99] [103] [106] [110] [113] [114] [115] [120] [121] [122] [124] [129] trong
danh mục tài liệu tham khảo.
Liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về DNNN, quản trị DNNN, nghiên
cứu của Phạm Duy Nghĩa (2015) [98] cho ta dễ dàng hình dung về bức tranh kinh
15


tế Việt Nam thời kỳ mở cửa, hội nhập thông qua góc nhìn pháp lý. Nghiên cứu gồm
6 phần, trong đó quan trọng nhất là phần 3, ở phần này, tác giả tập trung nghiên cứu
các vấn đề cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp. Đồng thời trực tiếp đề cập đến
mô hình DNNN, cũng như phân tích, đánh giá tổng quát những vấn đề pháp lý
xung quanh mô hình này, trong đó có cả vấn đề về quản trị. Liên quan đến mô hình
DNNN, Tạ Ngọc Tấn và Lê Quốc Lý (2012) [115] trong nghiên cứu của mình đã
tập trung làm rõ giới hạn đối với vai trò, vị trí và sự khác biệt của DNNN so với các
loại hình doanh nghiệp khác. Sự khác biệt đến đâu là vừa đủ để phù hợp với khả
năng thực tế, khách quan của DNNN. Đồng thời nhóm tác giả chỉ ra những nguyên
nhân cốt yếu dẫn đến việc DNNN hiện nay không đáp ứng được mục tiêu mong
muốn của xã hội trên ba phương diện: hiệu quả, gánh vác trách nhiệm xã hội và
kiến tạo môi trường định hướng XHCN. Cùng chung quan điểm, Đoàn Ngọc Phúc
(2014) [103] ngoài việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động
kinh doanh của DNNN sau cổ phần hóa cũng đồng thời phân tích thực trạng, tồn
đọng và những trở lực ngăn cản hoạt động của các DNNN sau cổ phần hóa như:

quản trị doanh nghiệp, điều hành doanh nghiệp; mối quan hệ về quản lý nhà nước
đối với DNNN sau cổ phần hóa; quản lý phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp
sau cổ phần hóa; về tổ chức hoạt động của mô hình kinh doanh mới; hạn chế về
nhận thức của cổ đông... Trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình
Cung (2005) [56], phần nội dung về quản trị công ty được nhóm tác giả trình bày
kết hợp giữa luật pháp và thực tế áp dụng thông qua việc phân tích các trình độ
quản trị; so sánh giữa quản trị thuận tiện và quản trị khoa học; thiết lập mô hình,
kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp... Thời điểm xuất bản, nghiên cứu đang sử
dụng các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, tuy nhiên cho đến hiện tại, tinh
thần và những nội dung được đề cập đến trong cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị
tham khảo.
Xác định được tầm quan trọng của quản trị trong doanh nghiệp, Trần Đức
Vui (2015) [129] tỏ rõ quan điểm cần phải đột phá trong cả tư duy và cách thức
quản trị: Chỉ có đột phá về quản trị mới khắc phục được những bất cập, tồn tại
16


mang tính lâu dài trong DNNN, mới có thể chuẩn bị tâm thế để DNNN bước vào
mặt trận cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác ở thời điểm TPP có hiệu
lực. Trước đó, Phạm Trí Hùng và Nguyễn Trung Thẳng (2012) [78] gợi ý việc nhận
diện và giải quyết các vấn đề thực tế nảy sinh trong quá trình quản trị các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay. Mặt khác, nghiên cứu còn đề cập đến những khác biệt
trong quản trị công ty ở những doanh nghiệp mang tính đặc thù như DNNN,
DNNN sau chuyển đổi, công ty đại chúng. Nghiên cứu khẳng định: “quản trị công
ty tốt (chứ không phải cơ cấu sở hữu tốt) là nền tảng cho sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp”.
Ở góc nhìn cụ thể hơn, Phan Đức Hiếu (2014) [81] ngoài việc đóng góp, bổ
sung vào hệ thống lý luận quản trị doanh nghiệp ở khía cạnh bảo vệ cổ đông thiểu
số trên cơ sở các bài học kinh nghiệm, thông lệ, thực tiễn tốt của quốc tế về cơ chế
và pháp luật bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số, nghiên cứu đồng thời cung cấp

thông tin và đánh giá thực trạng vấn đề này trong thực tiễn quản trị doanh nghiệp ở
Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp 2005. Liên quan đến các khía cạnh khác nhau ở
pháp luật quản trị doanh nghiệp, chúng ta có thể tìm thấy trong nghiên cứu của
Trương Nhật Quang (2016) [106] thấy những khái niệm cơ bản cũng như những
phân tích tương đối sâu sắc về vấn đề đại diện theo quy định của pháp luật Việt
Nam tại Chương 7; Về các thỏa thuận, quyền của thành viên công ty TNHH và cổ
đông CTCP ở Chương 8,9; Về cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý của công ty
TNHH và CTCP, các quy định mới về mô hình thành viên hội đồng quản trị độc lập
và ban kiểm toán nội bộ trong Luật Doanh nghiệp 2014 tại Chương 10; Về người
quản lý, trách nhiệm người quản lý của công ty TNHH và CTCP, vấn đề bảo đảm
tối đa lợi ích của công ty, của các thành viên hoặc cổ đông tại Chương 11; Về một
số vấn đề pháp lý áp dụng riêng đối với công ty đại chúng như: quản trị nội bộ,
xung đột quyền lợi, công bố thông tin… tại Chương 17,18,19.
Liên quan đến khung pháp luật quản trị doanh nghiệp và DNNN, Phạm Đức
Trung (2011) [122] đã rà soát hệ thống pháp luật về quản trị DNNN đến thời điểm
năm 2011 cho thấy nhiều bất cập và chưa tạo điều kiện thúc đẩy cải thiện quản trị
17


DNNN. Cụ thể: Pháp luật về quản trị DNNN còn phân tán; Chưa đảm bảo cho chủ
sở hữu nhà nước thực sự trở thành một nhà đầu tư, chủ sở hữu chuyên nghiệp, trực
tiếp gây nên những vướng mắc trong quản trị DNNN; Pháp luật về giám sát đảm
bảo lợi ích của chủ sở hữu nhà nước còn thiếu và chưa đồng bộ; Chưa đảm bảo cho
DNNN đáp ứng yêu cầu công khai hoạt động và minh bạch thông tin; Các chế định
về tổ chức quản lý, giám sát nội bộ DNNN còn có những hạn chế. Cũng đánh giá,
phân tích những khiếm khuyết trong hệ thống pháp luật về quản trị công ty, đặc biệt
là quy chế về quản trị công ty tại Việt Nam, trong nghiên cứu của mình, Lê Vũ
Nam (2012) [89] cho rằng: việc xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành một quy
chế mới về quản trị công ty mà ở đó giải thích rõ nội hàm của từng từng nguyên tắc
quản trị công ty thay vì chỉ liệt kê như hiện tại là rất cần thiết ở thời điểm bấy giờ.

Ở những khía cạnh cụ thể hơn, nghiên cứu của Lê Minh Toàn (2015) [121]
tập trung đánh giá một số quy định về quản trị công ty đại chúng theo Luật Doanh
nghiệp 2014 như: tỷ lệ thông qua nghị quyết đại hội đồng cổ đông, cơ chế bảo vệ
cổ đông thiểu số, mô hình tổ chức quản lý và điều hành, khoảng trống pháp lý liên
quan đến quản trị công ty nhà nước và quyền khởi kiện của cổ đông. Phạm Thị
Hồng Nhung (2015) [99] cũng đề cập đến những vấn đề có giá trị tham khảo rất tốt
cho Luận án như: xây dựng khung khổ pháp luật phù hợp với vai trò của chủ sở
hữu nhà nước, mô hình chủ thể thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước; Quy
định của pháp luật về cơ chế giám sát đối với chủ sở hữu vốn nhà nước; Trách
nhiệm của các cơ quan chủ quản và việc đánh giá, giám sát đối với việc thực hiện
trách nhiệm chủ quản. Mặc dù, đây là nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề sử dụng,
quản lý vốn nhà nước.
Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thực tiễn thi hành pháp
luật về quản trị DNNN, bao gồm tài liệu số [55] [56] [62] [63] [71] [72] [76] [78]
[81] [91] [92] [93] [95] [96] [97] [98] [100] [101] [103] [106] [110] [113] [114]
[115] [118] [119] [120] [121] [122] [127] [129] trong danh mục tài liệu tham khảo.
Một bức tranh về thực trạng DNNN ở Việt Nam thời gian qua với “gam tối nhiều
hơn sáng” là nội dung xuyên suốt nghiên cứu của Nguyễn Thị Thành Vinh
18


(2016) [127]. Qua phân tích, đánh giá bức tranh đó, tác giả chỉ ra quản trị DNNN
nếu không được cải thiện sẽ là một trong những mối lo ngại đối với vai trò “chủ
đạo” của DNNN khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu
lực vào năm 2018. Một bức tranh khác về thực trạng pháp luật quản trị doanh
nghiệp, Phạm Duy Nghĩa (2013) [96] đã phác họa những nét tổng quan về quản trị
công ty ở Việt Nam với bằng những thông tin, con số mang tính cảnh báo. Đồng
thời đánh giá và đề xuất việc áp dụng mô hình quản trị hiện đại cũng như những
kinh nghiệm, bài học cụ thể của các quốc gia khác vào quản trị doanh nghiệp ở Việt
Nam. Nghiên cứu dừng lại ở những vấn đề về quản trị công ty nói chung, không đề

cập riêng đối với loại hình DNNN. Cùng chung quan điểm, Nguyễn Thành Tâm
(2013) [113] đã dành phần lớn dung lượng đề tài của mình để làm rõ thực trạng và
nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của thực trạng quản trị công ty TNHH một
thành viên 100% vốn nhà nước hiện nay, đặc biệt là đối với các tập đoàn kinh tế
nhà nước và tổng công ty. Từ đó khẳng định: một trong những nguyên nhân cơ bản
dẫn đến hiệu quả hoạt động của các DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn
lực được phân bổ là do những hạn chế, yếu kém trong quản trị DNNN. Ngoài ra,
Nguyễn Thanh Phương (2015) [104] qua phân tích thực trạng hoạt động của các
công ty chứng khoán đã tìm ra nguyên nhân chính khiến hầu hết các công ty chứng
khoán rơi vào tình trạng thua lỗ triền miên, thậm chí có nguy cơ giải thể sau giai
đoạn tăng trưởng nóng là do công tác quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
còn bộc lộ nhiều yếu kém. Mặc dù nghiên cứu chỉ thực hiện ở phạm vi các công ty
cổ phần chứng khoán ở Việt Nam qua góc nhìn kinh tế học nhưng đã cung cấp cho
tác giả Luận án lượng thông tin có giá trị tham khảo tốt, có tính thời sự trong lĩnh
vực quản trị doanh nghiệp.
Liên quan đến những khía cạnh cụ thể hơn, Vũ Thúy Ngà (2009) [91] nghiên
cứu khá chuyên sâu về mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu vốn của chủ sở hữu với quản
trị công ty cổ phần, đồng thời đã chỉ ra nguồn gốc của đa số các công ty cổ phần
đang niêm yết trên thị trường chứng khoán ở thời điểm đó đều có nguồn gốc từ
DNNN. Do vậy, thực trạng quản trị ở các công ty có nguồn gốc từ các DNNN vẫn
19


×