Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước ở thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.42 KB, 184 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐINH THỊ NHƯ TRANG

Sö DôNG TIÕT KIÖM TµI NGUY£N N¦íC
ë thµnh phè Hµ NéI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


HÀ NỘI - 2018


BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐINH THỊ NHƯ TRANG

Sö DôNG TIÕT KIÖM TµI NGUY£N N¦íC
ë thµnh phè Hµ NéI

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số
: 931 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS, TS Nguyễn Đình Kháng
2. PGS, TS Nguyễn Trọng Xuân




HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình
khoa học đã công bố.
Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đinh Thị Như Trang


MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến
đề tài
1.2.
Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến
đề tài
1.3.
Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã được công
bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG
TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
2.1.
Lý luận chung về tài nguyên nước
2.2.
Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến sử
dụng tiết kiệm tài nguyên nước ở thành phố Hà Nội
2.3.
Kinh nghiệm về sử dụng tài nguyên nước ở một số thành
phố nước ngoài, trong nước và bài học rút ra cho thành
phố Hà Nội
Chương 3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾT KIỆM TÀI
NGUYÊN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1.
Tổng quan tài nguyên nước ở thành phố Hà Nội
3.2.
Những thành tựu, hạn chế về sử dụng tiết kiệm tài
nguyên nước ở thành phố Hà Nội
3.3
Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt

ra cần tập trung giải quyết
Chương 4 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TIẾT KIỆM
TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1.
Dự báo xu hướng và nhu cầu sử dụng tài nguyên nước ở thành
phố Hà Nội trong thời gian tới
4.2.
Quan điểm sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước ở thành phố Hà
Nội
4.3.
Giải pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước ở thành phố
Hà Nội
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
10
10
16
25
30
30
40
60
77
77
82

108
121
121
123
134
159
161
162
172


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Chữ viết đầy đủ
Biến đổi khí hậu
Chỉ số chất lượng môi trường nước
Cụm công nghiệp

Khu công nghiệp
Khu đô thị
Nhà xuất bản
Quy chuẩn cho phép
Tài nguyên nước
Tài nguyên và môi trường
Thành phố Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh
Xử lý nước thải

Chữ viết tắt
BĐKH
WQI
CCN
KCN
KĐT
NXB
QCCP
TNN
TN&MT
TPHN
TPHCM
XLNT


DANH MỤC CẤC BẢNG
Số thứ tự
3.1

Tên bảng

Tổng hợp diện tích nước mặt ở Thành phố

Trang

3.2
3.3

Hà Nội
Phân loại chất lượng nước theo giá trị WQI
Chỉ số chất lượng các sông nội thành (WQI)

78
81
82

3.4

mùa mưa - mùa khô giai đoạn 2011 – 2015
Thống kê nước thải tại các cơ sở sản xuất

95

3.5

công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thống kê khối lượng tiêu dùng nước sạch
và lượng nước xả thải phát sinh từ tiêu dùng

3.6


cá nhân tại TPHN, giai đoạn 2011- 2016
Tỷ lệ thất thoát nước tại một số cơ cở cung

99

cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
4.1.

giai đoạn 2011-2016
Dự báo nhu cầu khối lượng sử dụng tài

102

nguyên nước và khối lượng nước thải ở
thành phố Hà Nội đến năm 2020 và 2030

121


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận án
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là yếu tố cần thiết cho sự sống
của con người và mọi sự sống trên trái đất. Lịch sử tồn tại và phát triển của
con người đã chứng tỏ rằng: nước tham gia vào mọi hoạt động của họ, từ các
hoạt động thiết yếu như ăn, mặc, ở, đi lại đến các hoạt động kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội đều không thể thiếu nước. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nước là một nguồn lực vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể
thay thế đối với nhiều ngành kinh tế quốc dân nhưng cũng là nguồn tài
nguyên có hạn và dễ bị suy kiệt.
Hiện nay, song song với quá trình phát triển về kinh tế - xã hội, nhiều

quốc gia đang phải đối mặt với sự cạn kiệt, ô nhiễm và mất cân bằng về TNN.
Thực trạng này ngày càng nghiêm trọng và bức thiết hơn, trở thành mối quan
tâm chung của toàn thế giới. Trong đó, vấn đề sử dụng TNN một cách tiết
kiệm và hiệu quả là một trong những nhiệm vụ then chốt, cấp thiết của mỗi
quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và cân bằng TNN. Vấn đề
này đang được ưu tiên hợp tác giải quyết trên cấp độ toàn cầu, được nhiều
chính phủ quan tâm, nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu ở những góc độ
khác nhau.
Dưới sự tác động của BĐKH và sự gia tăng nhu cầu sử dụng, TNN ở
TPHN cũng nằm trong tình trạng chung đó. Quá trình phát triển về kinh tế xã hội với sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đô thị hóa làm cho TNN ngày càng khan hiếm. TPHN phải vận dụng tối đa
các nguồn cấp nước hiện có để đáp ứng nhu cầu sử dụng TNN nhưng vẫn
phải nhập thêm từ bên ngoài. Cấp nước sạch thường xuyên bị quá tải. Khả
năng XLNT không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, gây nhiều hệ lụy. Nguồn
nước mặt luôn bị ô nhiễm nặng, nước ngầm bị sụt lún, hầu hết nước mưa bị
lãng phí. Ô nhiễm và cạn kiệt TNN như một cặp vấn nạn song hành, mức độ


6
nghiêm trọng sau mỗi năm một tăng thêm.TNN ở TPHN ngày càng bị suy
kiệt cả về trữ lượng và chất lượng nhưng đang phải “gồng mình” đáp ứng nhu
cầu ngày càng lớn. Vấn đề sử dụng tiết kiệm TNN ở TPHN trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, vấn đề này chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng của các nhà
khoa học và các cấp chính quyền thành phố. Về phía dân cư, với tư cách là chủ
thể trực tiếp sử dụng TNN, hầu hết người dân chưa có ý thức, hành động bảo vệ,
sử dụng tiết kiệm TNN. Họ vẫn ung dung sử dụng TNN như một sự ưu đãi miễn
phí và được trợ cấp. Họ quá thờ ơ với tình trạng ô nhiễm TNN ở thành phố hiện
nay. Tình trạng lãng phí, thất thoát trong quá trình sử dụng TNN ở TPHN còn rất
phổ biến trong những năm gần đây.

Trước một vấn đề quan trọng và nóng bỏng như vậy nhưng hiện nay
chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề sử dụng tiết kiệm
TNN ở thành phố Hà Nội. Dưới góc độ kinh tế - chính trị, vấn đề này còn là
một khoảng trống lớn. Vì thế, nghiên cứu sinh lựa chọn “Sử dụng tiết kiệm
tài nguyên nước ở thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận giải cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng sử dụng tiết kiệm TNN, đề
xuất các quan điểm và giải pháp sử dụng tiết kiệm TNN ở TPHN trong thời
gian tới.
2.2. Nhiệm vụ
- Phân tích cơ sở lý luận về sử dụng tiết kiệm TNN ở TPHN; khảo sát
kinh nghiệm của một số thành phố trong và ngoài nước về sử dụng tiết kiệm
tài nguyên nước, rút ra bài học cho thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng tiết kiệm TNN ở TPHN, qua
đó chỉ nguyên nhân và những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.
- Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu sử dụng tiết kiệm
TNN ở TPHN trong thời gian tới.


7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: sử dụng tiết kiệm TNN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị, luận án nghiên
cứu vấn đề sử dụng tiết kiệm TNN trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn TPHN.
Về thời gian: Các số liệu được khảo sát từ năm 2011 đến năm 2017.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, Nghị định của Chính phủ, thông tư hướng, hướng dẫn của các Bộ
ngành, của UBND Thành phố Hà Nội liên quan đến sử dụng TNN.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa trên các tư liệu thống kê, các báo cáo hàng năm của các cơ
quan, ban, ngành, các thông tin liên quan đến lĩnh vực quản lý, sử dụng TNN
ở TPHN và kinh nghiệm về sử dụng tiết kiệm TNN của một số thành phố
trong và ngoài nước.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Với phương pháp này, luận án
không đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến sử dụng tiết kiệm
TNN mà chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung trọng tâm là: sử dụng tiết
kiệm TNN trong quá trình tuần hoàn tổng thể TNN và trong các lĩnh vực sản
xuất, dịch vụ và tiêu dùng cá nhân, trong vận chuyển và phân phối nước sạch.
Đây là những nội dung cốt lõi nhằm sử dụng tiết kiệm TNN trong thời gian
tới. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong xây dựng và phân tích khái


8
niệm trung tâm của luận án; xác định các nhân tố tác động đến sử dụng tiết
kiệm TNN ở TPHN; trong đánh giá thực trạng; khảo sát kinh nghiệm sử dụng
TNN ở một số nước rút ra những bài học kinh nghiệm cho vấn đề sử dụng tiết
kiệm TNN ở TPHN trong thời gian tới.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng
xuyên suốt luận án. Chương 1 tác giả tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề
tài, khái quát những đóng góp của các công trình đã công bố, xác định các vấn
đề luận án cần tập trung nghiên cứu. Chương 2, tác giả phân tích, tổng hợp tài

liệu, xây dựng các quan niệm, luận chứng. Trên cơ sở đó hình thành khung lý
thuyết. Chương 3, tác giả phân tích và tổng hợp những số liệu thu thập được
để làm sáng tỏ những nhận định, đánh giá của mình.
Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu ở chương 3 của luận án. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã có, tác giả sử
dụng phương pháp thống kê, so sánh để thấy được quá trình sử dụng TNN ở
TPHN trong thời gian qua làm cơ sở khái quát những thành tựu và hạn chế
trong sử dụng TNN ở TPHN từ giai đoạn 2011- 2017.
Phương pháp lịch sử và lô gic: Phương pháp này được tác giả sử dụng
ở chương 1 và chương 2 của luận án nhằm tìm hiểu quá trình phát triển nhận
thức về sử dụng TNN; về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
vấn đề sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn nước. Phương pháp này cũng
được sử dụng khi phân tích, đánh giá kinh nghiệm một số nước trong sử dụng
tiết kiệm TNN ở TPHN.
Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả có
tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. Đồng thời tham khảo
ý kiến một số người trực tiếp quản lý, điều hành quá trình sử dụng TNN nói
chung và ở TPHN nói riêng. Phương pháp này được tác giả sử dụng trong tất
cả các chương của luận án.


9
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng quan niệm, nội dung và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
sử dụng tiết kiệm TNN ở TPHN dưới góc độ kinh tế chính trị.
Đánh giá thực trạng sử dụng TNN ở TPHN giai đoạn 2011- 2017, khái
quát những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.
Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm sử dụng tiết kiệm TNN ở TPHN
trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận án nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ
hơn lý luận về sử dụng tiết kiệm TNN dưới góc độ kinh tế chính trị.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong giảng dạy và nghiên cứu kinh tế chính trị, kinh tế tài nguyên và môi
trường ở các học viện, các trường đại học. Đối với TPHN và các thành phố có
đặc điểm tương đồng, có thể tham khảo trong quá trình sử dụng tiết kiệm
TNN tại địa phương.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của
tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận án được kết cấu
thành 4 chương 12 tiết.


10
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến lý luận về tài nguyên
nước và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước
Hà Huyền Phong (1998) Khoanh vùng kinh tế nước và cách sử dụng hợp
lý nguồn nước, luận án thực hiện tại Ucraina [57] nghiên cứu về vùng kinh tế
nước ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Luận án làm rõ tầm quan trọng của việc
hoàn thiện tổ chức vùng kinh tế nước và sử dụng hợp lý nguồn nước đối với phát
triển kinh tế ngành và kinh tế vùng. Tác giả làm rõ cơ sở lý luận về sử dụng hợp
lý các tiềm năng chống ô nhiễm TNN. Trong đó, nội dung cốt lõi dựa trên yếu tố
phân phối, điều tiết nhằm tạo sự cân bằng về TNN giữa vùng thừa và vùng thiếu,
tập trung vào hai vấn đề: (1), phân tích mối quan hệ giữa TNN với phát triển
kinh tế ngành thông qua phân tích sự hình thành công nghiệp nước, nông nghiệp
nước; (2), phân tích vai trò của các hồ điều hòa, hồ thủy điện kết hợp với trồng

rừng, thâm canh, xen canh giữ nước, tiết kiệm TNN.
Vương Dật Châu (1999) An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa
[13], Nxb Nhân dân Thượng Hải, Trung Quốc, sách tham khảo, phân tích vai
trò quan trọng của vấn đề sử dụng tiết kiệm, hợp lý TNN trong điều kiện tự
nhiên và xã hội trên thế giới hiện nay. Trong đó, tác giả luận giải một số vấn
đề có liên quan trực tiếp đến đề tài như: tầm quan trọng của TNN đối với sản
xuất và xã hội; xu thế vận động của TNN dưới tác động của BĐKH và phát
triển kinh tế; mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, điều phối các
nguồn nước xuyên biên giới. Tác giả cảnh báo một số nguy cơ về TNN trong
thời gian tới như: xu hướng mất cân bằng cung cầu TNN và sự mâu thuẫn về
lợi ích giữa các quốc gia có chung nguồn nước.
Tác giả E’loi Laurent Jacques Le Cacheux (2012) E’conomine de
l’environnement et E’conomie e’cologique (Kinh tế và môi trường sinh thái)


11
[111] Nxb Armand Colin Publisher, sách tham khảo, phân tích vai trò của việc
sử dụng hiệu quả TNN và tài nguyên thiên nhiên quốc gia đối với phát triển
kinh tế môi trường và kinh tế sinh thái trong điều kiện hiện nay. Cuốn sách
phân tích những lợi ích đạt được và chi phí cần thiết khi sử dụng tài nguyên
hợp lý phát triển kinh tế. Trong đó, làm rõ chế độ sở hữu TNN, các nội dung
cơ bản sử dụng hiệu quả TNN nhằm phát huy vai trò và lợi ích của TNN đối
với nền kinh tế xanh. Đồng thời, phân tích mối quan hệ giữa các quốc gia
trong việc sử dụng tài nguyên nói chung và TNN nói riêng trong quá trình
phát triển kinh tế môi trường và kinh tế sinh thái.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập thực tiễn sử dụng tiết kiệm
tài nguyên nước
Sarah Cordero, David KMilton, Alex Rizzo (2007) Những điển hình về
thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước [67], sách tham khảo, gồm nhiều
nghiên cứu các tác giả trong nhóm nghiên cứu ToolBox – Global Water

Partnership (nhóm nghiên cứu về quản lý TNN toàn cầu). Vấn đề TNN được
nghiên cứu ở nhiều quốc gia. Trong đó, đề cập đến thực tiễn sử dụng tiết kiệm
TNN có một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu số 1, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TNN
thông qua cải cách pháp luật tại Croatia: tập trung cải cách Luật lâm nghiệp
với trọng tâm bảo vệ rừng đầu nguồn; lập quỹ BVMT sinh thái với điều khoản
quy định, cam kết giảm thiểu, khắc phục, bù đắp thiệt hại về TNN; điều chỉnh
hành vi sử dụng TNN bằng cách bù đắp và khấu trừ các khoản chi phí liên
quan đến TNN vào giá sử dụng, gồm có: chi phí cho nước sinh hoạt, nước
uống, giao thông, phân phối nước, phí dịch vụ cố định, phí XLNT….
Nghiên cứu số 12, phân tích quá trình sử dụng TNN ở Nicaragoa.
Đánh giá những tác động tiêu cực của công nghiệp và nông nghiệp đến
TNN; khái quát những thành tựu trong việc thay đổi thể chế và pháp luật
quản lý, sử dụng TNN; làm rõ những nguyên nhân khách quan tác động
đến xu hướng biến động của TNN ở Nicaragoa, khái quát một số vấn đề


12
cần giải quyết như: Xây dựng các tiêu chí bền vững trong quản lý và sử
dụng TNN; tiếp tục thực hiện các dự án theo quy hoạch tổng thể TNN với
tổng số vốn đầu tư là 1,44 tỷ đô la Mỹ. Nghiên cứu này tập trung phân tích
các giải pháp khắc phục thất bại trong sử dụng TNN thực hiện trong chính
sách TNN quốc gia ở Nicaragoa. Trong đó, tập trung xây dựng quy định
quyền, nghĩa vụ sử dụng nước, quy định chất lượng nước, tiêu chí đánh giá
sử dụng TNN và các dịch vụ liên quan đến TNN; đào tạo nâng cao năng lực
chuyên sâu về nước, năng lực quản lý thông tin và chia sẻ dữ liệu về TNN
đến các đối tượng sử dụng TNN.
Nghiên cứu số 22, Đánh giá hiệu quả sử dụng TNN ở Malta với 2 nội
dung chính. (1). Kiểm soát rò rỉ, đây là nội dung then chốt của vấn đề nâng
cao hiệu quả sử dụng TNN. Malta chọn các công ty cấp nước là trọng tâm của

kiểm soát rò rỉ, coi trọng sử dụng công nghệ và tập huấn kỹ năng cho nguồn
nhân lực. Trong đó, tập trung vào cải tạo hệ thống lọc nước và hệ thống ống
dẫn phân phối nước. Kết quả là các công ty cấp nước đã giảm mức thất thoát
nước xuống hơn một nửa trong vòng 5 năm. (2), cải tạo nước ngầm với dự án
trồng cây 6 tầng thấm ngược. Dự án này cung cấp 16,6 triệu mét khối nước
cho đảo Maltee, khắc phục tình trạng thiếu nước cục bộ trong khu vực. Tuy
nhiên, chi phí cho nguồn nước này khá cao nên kiểm soát rò rỉ vẫn là phương
pháp hiệu quả được Malta sử dụng tiết kiệm TNN.
Nghiên cứu số 24 và 26, đánh giá thực trạng sử dụng TNN với nội dung
cải cách ngành nước và xây dựng chương trình trao đổi thông tin trong các lưu
vực sông ở Australia. Vấn đề cải cách ngành nước đạt hiệu quả cao khi tập trung
xây dựng các văn bản pháp luật, hỗ trợ xây dựng các quy định của phía cung cấp
dịch vụ, cải cách quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng TNN. Vấn đề xây dựng
chương trình trao đổi thông tin lưu vực sông áp dụng công nghệ hỗ trợ kiểm soát
khối lượng sử dụng TNN. Công nghệ này cung cấp thông tin từ nhiều nguồn
theo cách thức đơn giản, dễ hiểu, tạo điều kiện để người dân dễ dàng chia sẻ,


13
trao đổi thông tin và kinh nghiệm sử dụng với người quản lý TNN. Với cách
thức này, việc nâng cao hiệu quả sử dụng TNN ở Australia đã thực hiện tương
đối thành công. Chiến lược bảo vệ và cân đối TNN ở một số vùng kinh tế trọng
điểm có nhu cầu cao về sử dụng TNN bước đầu thu được chuyển biến tích cực
mà Queenslan là một điển hình.
Nghiên cứu số 29, đánh giá quá trình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TNN trong sản xuất nông nghiệp của nông
dân vùng Benelux thuộc biên giới giữa Bỉ và Hà Lan. Nông dân vùng
Benelux nâng cao hiệu quả sử dụng TNN bằng cách giảm tần xuất và lượng
nước tưới, dự trữ thêm các tầng chứa nước trong mùa mưa. Bên cạnh đó,
chính quyền địa phương thực hiện một số biện pháp hỗ trợ giải quyết những

vấn đề liên quan đến TNN nội vùng và nguồn nước xuyên biên giới. Trong
những năm gần đây, hiệu quả sử dụng TNN ở Benelux tương đối ổn định.
Nghiên cứu số 82, đánh giá hiệu quả tác động của việc thực hiện
chương trình thu phí xả nước thải công nghiệp tại LagunaDebay - Philippines.
Ô nhiễm từ nước thải công nghiệp làm xuống cấp nghiêm trọng một vùng
nước rộng lớn gần Malina. Chính phủ Philippines đã thực hiện chính sách
người gây ô nhiễm phải trả tiền. Nguyên tắc này được thử nghiệm thu phí ở
hơn 500 cơ sở xả thải từ 45 ngành công nghiệp khác nhau. Phí nước thải được
tính theo các tiêu chí: lượng nước thải, chi phí khắc phục môi trường và phí
cho các khóa huấn luyện xử lý nước thuộc các dự án liên quan. Chính sách
này đã tác động tích cực tới công nghiệp tại vùng Langunade Bay, các công ty
sản xuất công nghiệp thay đổi quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ
thuật giảm lãng phí TNN và hạn chế lượng chất xả thải. Kết quả là: từ năm
1997- 1999 chất thải trực tiếp giảm 88%, hiệu quả sử dụng TNN tăng lên,
chính phủ thu được 28 triệu Peso.
Nghiên cứu số 89, thực hiện ở vùng Veluwerandmeren (Hà Lan) nghiên
cứu vấn đề quy hoạch sử dụng tổng hợp TNN với trọng tâm là hoàn thiện cơ


14
chế, chính sách sử dụng TNN. Xây dựng các giải pháp theo quan điểm phù
hợp với chính sách hiện hành và thực trạng TNN. Tiếp tục nghiên cứu các giải
pháp chưa rõ ràng và giải pháp ngoại vi, phác thảo các chiến lược và phân
nhóm thực hiện theo khu vực dựa trên sự phân bố TNN và nhóm nhu cầu sử
dụng TNN.
Nghiên cứu số 90, khảo sát tình hình sử dụng nước mưa ở khu vực
Hertogenbosch (Hà Lan) theo các nội dung sau: (1).Thu gom nước mưa từ các
mái nhà dẫn đến các khu chứa riêng để xử lý phục vụ tiêu dùng nước; (2) tách
nước mưa khỏi hệ thống nước thải, dẫn đến các khu vực kiểu “suối cạn” tại
các công viên; (3) cải tạo các vỉa hè, khuôn viên thành các thảm, tầng mặt có

độ thẩm thấu nhanh và thẩm thấu trực tiếp nước mưa trên diện rộng. Theo
cách này, nước mưa trở thành nguồn cấp nước ngầm, nước mặt, nước sinh
hoạt hợp vệ sinh, sử dụng rất hiệu quả, góp phần giảm tải áp lực cho các nhà
máy lọc nước, giảm chi phí sử dụng TNN cho dân cư, tiết kiệm TNN.
Nghiên cứu số 103, đánh giá hiệu quả sử dụng nước sạch ở Rabat (Ma
rốc). Thành phố chủ trương xây dựng hệ thống đường ống cấp nước sạch với
đập lớn, các tháp nước và các bể chứa. Đến năm 2000, hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đạt công suất 270 triệu m3, cung cấp 150l/người/ngày. Kết hợp với
phương thức quản lý chặt chẽ nhu cầu tiêu dùng TNN trong mối quan hệ với
sản xuất, phân phối, định giá. Với việc thực hiện nhiệm vụ đó, Rabat đã khắc
phục được sự thiếu hụt nước trầm trọng, đảm bảo cung cấp nước sạch cho các
hoạt động kinh tế trong vùng.
Dan Senor, Saul Singer (2015), The story of Israel's economic miracle
(câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel) [113]. Cuốn sách là một công
trình tổng hợp những thành tựu nổi bật của Israel trong quá trình phát triển kinh
tế. Đối với vấn đề sử dụng TNN chủ yếu được khảo sát, đánh giá trong lĩnh vực
nông nghiệp. Ở lĩnh vực này, điểm then chốt, quyết định thành công Israel là sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước tái chế. Israel ứng dụng rộng rãi công nghệ


15
XLNT với hệ thống tưới tiết kiệm nước, tận dụng nước tái chế kết hợp với áp
dụng phổ biến phương pháp tưới nhỏ giọt thẩm thấu vào gốc cây và tưới phun
mưa. Israel tiết kiệm được 70% lượng nước sử dụng cho nông nghiệp. Với cách
thức này, người Israel đã tạo ra những thiên đường nông nghiệp như Avarra trên
một trong những mảnh đất khô cằn nhất thế giới.
Masaru Emoto (2014), Bí mật của nước” [49]. Cuốn sách luận giải, phân
tích phương pháp nâng cao nhận thức của các chủ thể về vai trò và giá trị của TNN.
Thông qua trang bị kiến thức khoa học phổ thông, phân tích đặc điểm,vai trò của
TNN và sự tồn tại của nó trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Mặc

dù những tư liệu và thông tin của cuốn sách không đề cập trực tiếp đến vấn đề sử
dụng tiết kiệm TNN nhưng có tác động lớn đến ý thức bảo vệ, trân trọng nguồn
nước. Đây là yếu tố góp phần quan trọng trong việc xây dựng ý thức bảo vệ và sử
dụng tiết kiệm TNN vì mục tiêu hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.
Jame LBarnard (2011) với công trình Sustainable building environment
on microbial mechanism used for water treatment to protect rivers (xây dựng
môi trường bền vững trên cơ chế sử dụng vi khuẩn xử lý nước trên các sông )
nghiên cứu về ông nghệ XLNT nâng cao hiệu quả sử dụng TNN[112]. Với kỹ
thuật sử dụng cơ chế vi sinh trong tự nhiên loại bỏ ni – tơ, phốt – pho thay vì
dùng hóa chất, TS. Jame LBarnard đã tạo ra một công nghệ cao, bền vững
trong quá trình tái sinh, phục hồi nguồn nước, góp phần bảo vệ môi trường,
tiết kiệm nước với chi phí thấp. Với những kết quả đạt được, công trình này
đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TNN.
Thành công của công trình đã được ứng dụng tại Singapore, góp phần khắc
phục tình trạng khan hiếm TNN ngọt cho đảo quốc này.
Nhóm tác giả Cecilia Tortajada, Yugal Joshi, Asit K.Biswas với công
trình The Singapore water story (câu chuyện nước của Singapore) [110]
nghiên cứu về các giải pháp tiết kiệm TNN ở Singapore. Cụ thể là: (1), thực
hiện chiến lược tiết kiệm, tái tạo nguồn nước ngọt và sạch thực hiện với nhiều


16
biện pháp gắn với lộ trình phát triển cụ thể của đất nước; (2), quy hoạch tổng
thể hệ thống sản xuất, cấp, thoát, thu gom, phân loại , tích trữ, phân phối, điều
tiết các nguồn nước; (3) Lựa chọn các biện pháp kỹ thuật, công nghệ đột phá,
ứng dụng công nghệ tái tạo TNN đạt hiệu quả bền vững theo hai hướng sử
dụng tiết kiệm: một là, tiết kiệm nguồn nước sẵn có; hai là, sử dụng các nguồn
nguyên liệu để sản xuất nước mới với chi phí thấp nhất ; (4), phát huy vai trò
tuyên truyền, vận động các đối tượng sử dụng tiết kiệm TNN, các biện pháp
công nghệ tiết kiệm nước hàng ngày được tuyên truyền sâu rộng trong cả

nước; (5) khuyến khích tiết kiệm TNN bằng chính sách ưu đãi, hạn chế thất
thoát, lãng phí bằng chế tài kết hợp với phương thức quản lý hiệu quả.
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
1.2.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến lý luận về tiết kiệm và
sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước
Minh Chi (1957), Vì sao phải tiết kiệm [15]. Cuốn sách tập trung nghiên
cứu một số nội dung liên quan đến đề tài luận án như: quan niệm tiết kiệm; khái
quát nội dung cơ bản của tiết kiệm; phân tích một số nguyên tắc và điều kiện tiết
kiệm như: nâng cao nhận thức về tiết kiệm cho nhân dân, tiết kiệm gắn với
chống lãng phí, gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra, bảo đảm lợi ích tiết kiệm
cho các chủ thể. Đây không phải là những vấn đề mới nhưng có giá trị tham
khảo rất lớn đối với nghiên cứu sinh trong phần xây dựng quan niệm, nội dung
sử dụng tiết kiệm TNN ở TPHN trong thời gian tới.
Đỗ Văn Sửu (1971), Công nhân viên chức với vấn đề tiết kiệm” [77].
Cuốn sách nghiên cứu nội dung cơ bản của tiết kiệm gồm có: tiết kiệm thời
gian lao động; tiết kiệm các yếu tố sản xuất, nguồn lực; tiết kiệm sức lao
động. Đối với công nhân viên chức tiết kiệm phải gắn với chống tham ô, lãng
phí, tiết kiệm từ nhỏ cái nhỏ đến cái lớn, thực hiện liên tục, phát huy tinh thần
tập thể, đoàn kết trong thực hành tiết kiệm. Tác giả khẳng định: thực hành tiết


17
kiệm là chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, là nguyên tắc trong quản
lý kinh tế xã hội và xây dựng CNXH.
Vũ Đình Cự (1998), Tài nguyên nước và công nghiệp hóa hiện đại hóa
[20], sách tham khảo, cung cấp một số thông tin chủ yếu về đặc điểm lý hóa
của TNN, phân tích đặc điểm phân bố nước ngọt trên trái đất, đặc điểm nước
mặt, nước ngầm, nước mưa với số lượng, chất lượng và khả năng tái tạo của
từng loại. Đồng thời, làm rõ vai trò của TNN đối với con người, với CNH,
HĐH, phân tích một số nội dung tiết kiệm TNN trong quá trình CNH, HĐH.

Trần Hữu Uyển (2000) Bảo vệ và sử dụng nguồn nước”[106], sách
tham khảo, làm rõ một số vấn đề lý luận như: (1) bảo vệ nguồn nước là một
chiến lược lâu dài và nhất thiết phải thực hiện xã hội hóa vấn đề XLNT, bảo
vệ nguồn nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TNN; (2) sử dụng hiệu quả
các nguồn nước chịu tác động lớn từ các nhân tố tự nhiên và xã hội; (3) Khái
quát kinh nghiệm của một số quốc gia sử dụng và quản lý hiệu quả TNN, rút
ra bài học về xây dựng cơ sở kinh tế nhằm thực hiện các giải pháp bảo vệ
nguồn nước và xây dựng mạng lưới phân phối theo khu vực.
Lê Đình Thỉnh (2003), Công nghệ cấp nước cho vùng cao và tưới tiết
kiệm nước [80], sách tham khảo, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sử
dụng tiết kiệm TNN ở vùng khan hiếm nước. Nội dung sử dụng tiết kiệm
TNN tập trung ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông
nghiệp và một ngành sản xuất ở vùng núi cao.
Nguyễn Viết Phổ (2003), Tài nguyên nước Việt Nam [58], sách tham
khảo, cung cấp đặc điểm chung về TNN ở Việt Nam. Trong đó tập trung
nghiên cứu nội dung sử dụng nước mặt trên các sông.
Hoàng Hưng (2005), Quản lý và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước”
[38], sách tham khảo, phân tích một số vấn đề liên quan đến sử dụng tiết kiệm
TNN như: sự tác động của các nhân tố tự nhiên đến quá trình sử dụng TNN,
mối quan hệ giữa nhu cầu sử dụng và xu hướng thiếu nước trong điều kiện


18
BĐKH, những nguyên tắc sử dụng TNN giữa các chủ thể có liên quan, chỉ rõ
sử dụng hiệu quả TNN phải mang tính tổng hợp liên ngành.
Ngô Thị Thanh Vân (2006) với cuốn sách “Quản lý sử dụng tổng hợp
tài nguyên nước” [107] nghiên cứu các nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến
hiệu quả sử dụng tổng hợp TNN: Tác động của thể chế, nhu cầu, hệ thống
thuỷ lợi, giá nước, môi trường đến sử dụng hiệu quả bền vững TNN.
Nguyễn Việt Kỳ (2006) và nhóm tác giả, Khai thác và bảo vệ tài

nguyên nước dưới đất [44], sách tham khảo, nghiên cứu cơ sở lý thuyết về sử
dụng TNN dưới đất, phân tích tác động của ô nhiễm đất đối với nước dưới
đất. Đề xuất các phương thức bổ sung nhân tạo nước ngầm.
Hoàng Văn Giang (2012) Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cung
ứng nước sạch ở các vùng nông thôn Hà Nội trong điều kiện hiện nay [27],
Luận án cung cấp một số khái niệm công cụ của đề tài như: khái niệm nước
sạch, nước hợp vệ sinh, nước sinh hoạt, cung, cầu nước sạch, sản xuất nước
sạch; tiêu chí hoàn thiện quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn.
Lã Thanh Hà (2012), Thủy văn đô thị” [32], sách tham khảo, phân tích
tác động của đô thị hóa đến TNN tại các đô thị. Chỉ rõ các tác động tiêu cực
đến TNN nảy sinh từ quy hoạch không đồng bộ. Đặc biệt là ảnh hưởng của
quy hoạch ngầm và quy hoạch nền đến sự thiếu cân bằng giữa nước ngầm và
nước mặt theo xu hướng tăng dòng chảy mặt, giảm dòng chảy ngầm, suy
giảm hệ thống các hồ điều hòa. Phân tích một số tác động của các yếu tố xã
hội đối với TNN ở các đô thị như: Bùng nổ của hệ thống đô thị nhiều cấp với
cấu trúc phức tạp, quy mô rộng lớn đã tạo ra những thay đổi về địa hình, đất
đai, khí hậu; tác động của dòng chảy nhân tạo nảy sinh từ hệ thống nước thải;
tăng nhiệt độ gây thiếu nước và sự xuống cấp về chất lượng TNN tại đô thị.
Vũ Viết Thiệu (2012), Bảo đảm pháp lý về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí trong đầu tư xây dựng ở Việt Nam” [82], luận án nghiên cứu một số nội


19
dung liên quan đến đề tài như: quan niệm về sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí;
cơ sở thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các hoạt động kinh tế xã hội.
Nguyễn Đức Khiển (2013), Sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường
để phát triển bền vững ở Việt Nam [42], sách tham khảo, nghiên cứu một số
nhân tố ảnh hưởng đến TNN như: mối quan hệ giữa sử dụng hợp lý tài
nguyên đối với bảo vệ môi trường; tác động của yếu tố kinh tế và xã hội đến
bảo tồn và phát triển TNN. Đồng thời đề xuất một số giải pháp tiết kiệm

TNN, trong đó, tập trung vào tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng
cao hiệu quả sử dụng TNN.
Kim Phụng (2013), Tiết kiệm nước [60], sách tham khảo, phân tích về
vấn đề sử dụng tiết kiệm TNN theo các nhóm nội dung sau: Vai trò của TNN
và sự cần thiết của tiết kiệm TNN trong cuộc sống của con người; khái quát
những tiêu chí sử dụng tiết kiệm TNN: không ô nhiễm, thẩm thấu nhanh, cấp
và thoát hợp lý, đảm bảo tuần hoàn nước trong tự nhiên. Nguyên tắc sử dụng
tiết kiệm TNN được thực hiện ở khắp mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, mọi lĩnh
vực, với mọi đối tượng sử dụng TNN. Cuốn sách tập hợp kinh nghiệm sử dụng
tiết kiệm TNN của một số quốc gia như Nhật Bản, Mexico, Nga, Pháp, Ấn Độ,
Singapore, Canada, Mỹ và khảo sát tình hình sử dụng nước sạch ở một số địa
phương trong nước.
Nguyễn Hà Anh (2015) Bảo vệ, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước [1],
sách tham khảo, nghiên cứu một số nội dung liên quan đến luận án như:
Những kiến thức chung về TNN; làm rõ tác động của các nhân tố chủ quan và
khách quan đến xu hướng vận động của TNN. Trên cơ sở đó, xây dựng một số
nội dung bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý TNN.
Trần Thanh Xuân (2015), Mạng lưới và tài nguyên nước sông Việt
Nam, những biến đổi và thách thức [109], sách tham khảo, phân tích ảnh
hưởng của các nhân tố tự nhiên và xã hội đến xu hướng vận động và biến


20
đổi của TNN sông ở Việt Nam. Chỉ rõ những thách thức cần giải quyết để
bảo vệ nước sông.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu, khảo sát thực trạng sử dụng tài
nguyên nước
Vũ Đình Cự (1998), Tài nguyên nước và công nghiệp hóa hiện đại
hóa” [20], sách tham khảo, phản ánh tương đối đầy đủ và hệ thống về TNN ở
Việt Nam; mô tả, phân tích tình hình sử dụng TNN ở Việt Nam trên 8 lĩnh vực

của đời sống kinh tế xã hội; khái quát một số vấn đề về chiến lược quản lý
TNN cần được quan tâm và xem xét giải quyết trong thời gian tới. Phần phụ
lục hệ thống nhiều văn bản pháp luật về TNN của Việt Nam và quốc tế có thể
sử dụng tham khảo để xây dựng các chế tài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
TNN.
Vũ Thị Thu Lan (2005), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước và đề
xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nước vùng khô hạn
Ninh Thuận – Bình Thuận [45], luận án nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng
các nguồn nước vùng khô hạn, khảo sát chất lượng và trữ lượng TNN và đề xuất
một số giải pháp khai thác hợp lý TNN tại Ninh Thuận - Bình Thuận.
Bùi Đình Kha (2007), Thực trạng cấp nước đô thị Việt Nam –
Chương trình xây dựng và phát triển đến năm 2010 và 2020 [40], sách
tham khảo, khảo sát và làm rõ những khó khăn trong việc cung cấp nước
cho đô thị Việt Nam. Công trình chỉ rõ các vấn đề cần giải quyết nâng cao
chất lượng quy hoạch cấp nước tại các đô thị.
Nguyễn Hoàng Sơn (2010), Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên
nước phục vụ phát triển bền vững lưu vực sông Hương [69], luận án dành
nhiều tâm sức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng phân bố, trữ lượng, chất
lượng các nguồn nước và tình hình sử dụng TNN tại lưu vực sông Hương.
Khái quát những thuận lợi, khó khăn trong quá trình khai thác TNN; đưa ra


21
dự báo về nhu cầu và khả năng cung cấp nước tại lưu vực sông Hương và
những thách thức cần giải quyết nâng cao hiệu quả sử dụng TNN.
Phan Văn Trường (2012), Nghiên cứu đặc điểm hình thành và đề xuất
hướng sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất vùng cát ven biển Quảng
Bình [91], luận án nghiên cứu thực trạng sử dụng TNN dưới đất vùng cát ven
biển Quảng Bình dựa trên mối quan hệ giữa nhu cầu sử dụng nước ngầm với
thực trạng trạng nước ngầm hiện có. Luận án chỉ ra các vấn đề cần giải quyết

để bảo vệ TNN ngầm ở vùng đất ven biển Quảng Bình.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu, đề xuất giải pháp sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả tài nguyên nước
Trần Hữu Uyển (2000), Bảo vệ và sử dụng nguồn nước [106], sách tham
khảo. Cuốn sách trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng nguồn
nước ở một số địa phương. Trên cơ sở đó, tác giả tập trung đề xuất một số giải
pháp cụ thể. Trong đó, tập trung vào các biện pháp sản xuất nước ngọt theo cách
thức đơn giản và tiết kiệm; sử dụng các bể chứa, bể lọc nước mưa, chưng cất
nước theo phương pháp hiện đại và truyền thống. Chỉ ra nguồn cung “nước ảo”
mà con nguời có thể khai thác để tiết kiệm nước trong cuộc sống hàng ngày.
Lê Đình Thỉnh (2003), Hướng dẫn tưới tiết kiệm nước [77]. Cuốn sách
tập hợp nhiều biện pháp tưới tiết kiệm nước. Đây là một trong những nhiệm vụ
then chốt cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng tiết kiệm TNN trong lĩnh
vực nông nghiệp hiện nay. Những phân tích, nhận định của tác giả về vấn đề quy
hoạch hệ thống thủy lợi, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, nguyên tắc
phân phối TNN theo nhu cầu đảm bảo hoạt động kinh tế xã hội.
Nguyễn Thanh Sơn (2008), Nghiên cứu mô phỏng quá trình mưa dòng chảy phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên nước và đất một số lưu vực
sông thượng nguồn Miền Trung [66]. Luận án khảo sát quá trình mưa - dòng
chảy nhằm tìm ra các giải pháp sử dụng hợp lý TNN. Trên cơ sở đó, tác giả đề
xuất hệ thống nhiều phương án, mô hình sử dụng hợp lý TNN trên lưu vực


×