Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.55 KB, 58 trang )

MỤC LỤC
Trang
Food and Agriculture Organization (United Nations.............................................................5
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy
sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” là công trình nghiên cứu riêng của
tôi được xây dựng trên cơ sở những kiến thức tiếp thu trong quá trình bốn
năm học tập tại trường đại học Kinh tế Quốc dân và những số liệu thu thập
trong thời gian thực tập tại Viện Nghiên cứu Thương mại – Bộ Công Thương.
Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nào khác.
Sinh viên
Nguyễn Thị Phượng
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy và Cô đã cung cấp truyền đạt kiến
thức cho em trong suốt các học kỳ và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới TS. Bùi Huy Nhượng, người đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho em để em có
thể hoàn thành được chuyên đề này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các bác, anh, chị tại Viện Nghiên
cứu Thương mại – Bộ Công Thương đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn, giúp đỡ
em nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập tại Viện.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bố mẹ, anh chị đã động viên, và tạo
điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập.
Sinh viên
Nguyễn Thị Phượng
Food and Agriculture Organization (United Nations.............................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ kênh phân phối mặt hàng thủy sản nhập khẩu trên thị
trường Nhật Bản....................................Error: Reference source not found
Hình 2.1: Các thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý 1-
2010......Error: Reference source not found
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Số
TT
Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ASEAN
Association of South-East
Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
2 EU European Union Liên minh châu Âu
3 FAO
Food and Agriculture
Organization
(United Nations
Tố chức lương nông của Liên hiệp quốc
4 GSP
General System of
Preferences
Chế độ ưu đãi phổ cập
5 HACCP
Hazard Analysis and
Critical Control Point
System
Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và
xác định điểm kiểm soát trọng yếu
6 ISO
International
Organization for
Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.

7 IUU
Illegal, Unreported and
Unregulated fishing
Hệ thống kiểm soát nhằm phòng ngừa,
ngăn chặn và xóa bỏ hoạt động khai thác
thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và
không theo quy định
8 MFN Most Favourite Nation Đối xử tối huệ quốc.
9 SPS
The Application of
Sanitary and
Phytosanitary measures
Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ
sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch
động thực vật
10 VASEP
Vietnam Association of
Seafood Exporters and
Producers
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản
Việt Nam
11 VJEPA
Vietnam-Japan Economic
Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam –
Nhật Bản
12 WTO
World Trade
Organization
Tổ chức Thương mại thế giới


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, hoạt
động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ
khủng hoảng và lạm phát trong nước cao, xuất khẩu được coi là động lực tăng
trưởng chủ yếu của nền kinh tế. Trong hoạt động xuất khẩu của nước ta hiện
nay, thủy sản là mặt hàng rất quan trọng trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu
chủ lực, với vị trí thứ 4 trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chính sau dầu thô,
dệt may và giày dép. Với bờ biển dài trên 3000km từ Móng Cái (Quảng Ninh)
đến Hà Tiên (Kiên Giang), trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn
nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản
phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong
những chuyến ra khơi. Biển Việt Nam có nhiều vịnh, đầm phà, cửa sông. Đó
là tiềm năng để Việt Nam phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy
hải sản. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn
đới, nguồn nhân lực dồi dào, và trình độ dân trí khá, ngành thủy sản Việt Nam
có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản một cách thuận lợi.
Nhờ những nỗ lực phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, hàng
thủy sản Việt Nam đã có mặt trên rất nhiều nước và vùng lãnh thổ. Trong các
thị trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam như EU, Trung Quốc,
Singapore, thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam, tuy nhiên đây cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi chất
lượng sản phẩm cao, bao bì mẫu mã đẹp mới có thể đáp ứng được nhu cầu
tiêu thụ.
Mặc dù tại thị trường này, chúng ta giành được những thành công nhât
định trong xuất khẩu nhưng đây cũng chính là thị trường mà hàng thủy sản
của Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhất.
Năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động xuất

khẩu của nước ta với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
WTO. Đây là cơ hội lớn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói
chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Đồng thời, nó cũng đặt ra cho ngành
thủy sản yêu cầu cần có sự nghiên cứu và đề ra những giải pháp kịp thời
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản.
Thực tiễn hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong thời
gian gần đây, cùng với những tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản của
nước ta, đang đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần tiếp tục xây dựng những
chương trình, đề ra những chính sách cụ thể cho ngành thủy sản; bên cạnh đó,
cần có những nghiên cứu sâu để đánh giá chính xác thị trường thủy sản Nhật
trong những năm tới. Đề tài : "Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản" nhằm góp phần nghiên cứu và xác định
những căn cứ quan trọng về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị
trường này; trên cơ sở đó, đề tài góp phần đề xuất những giải pháp chủ yếu
nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản" được chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu thị trường Nhật Bản
đầy tiềm năng của Việt Nam trong những năm tiếp theo, từ đó tìm hiểu những
thực trạng, những khó khăn, những thách thức cũng như cơ hội cho ngành sản
xuất xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc
đẩy sản xuất xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu hoạt
động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai
đoạn 2005-2010, từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy
xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, diễn dịch để giải
quyết vấn đề đặt ra.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục kèm theo, nội dung nghiên
cứu kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những đặc điểm và quy định của thị trường Nhật Bản đối với thủy
sản
Chương 2: Sơ lược về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản
CHƯƠNG 1:
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY ĐỊNH CỦA THỊ TRƯỜNG
NHẬT BẢN ĐỐI VỚI THỦY SẢN NHẬP KHẨU
1.1. Tổng quan về thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia nằm ngoài khơi phía Đông lục địa Châu Á với
tổng diện tích 377835 km
2
và dân số hơn 127 triệu người. Nhật Bản là quốc
gia có nền Công nghiệp phát triển thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ). Nhật Bản là
quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc rất lớn vào các nguyên vật
liệu nhập khẩu. GDP bình quân đầu người của Nhật Bản là 34000 USD/ năm,
tốc độ tăng trưởng kinh tế 2-3%/năm, tuy nhiên với cuộc khủng hoảng tài
chính 2007 thì nền kinh tế Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng nên tốc độ tăng
trưởng kinh tế liên tục giảm và thấp nhất là năm 2008 là -0,58%. Công nghiệp
của Nhật Bản đứng đầu trên thế giới về sản xuất ô tô, các thiết bị điện tử, máy
công cụ, đóng tàu, hóa chất dệt may và chế biến thực phẩm đặc biệt là công
nghiệp rô bốt trở thành một thế mạnh của Nhật Bản.
1.2. Đặc điểm của thị trường thủy sản Nhật Bản

1.2.1. Một số đặc điểm về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản
Nhật Bản là một thị trường mở, quy mô lớn. Người dân Nhật Bản có
tính thẩm mỹ cao, tinh tế do cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa dịch vụ
trong và ngoài nước. Đối với mặt hàng thủy sản, nhu cầu và thị hiếu của
người tiêu dùng Nhật Bản khá đa dạng và có những đòi hỏi khắt khe riêng. Cụ
thể những đặc điểm đó là:
Thứ nhất, người dân Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao, gắn
với tiêu chuẩn thủy sản Nhật Bản. Người tiêu dùng Nhật Bản nằm trong số
những quốc gia có đòi hỏi cao nhất về chất lượng thế giới. Họ thường đặt ra
những tiêu chuẩn đặc biệt về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của
sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Những lỗi nhỏ trong khâu vận chuyển hay khâu hoàn thiện sản phẩm cũng có
thể ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài.
Đối với những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người
như thủy sản thì người dân Nhật Bản càng đòi hỏi khắt khe hơn. Khi chọn
mua hàng thủy sản, người tiêu dùng Nhật Bản thường chú ý đến độ tươi, màu
sắc… Đối với những sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài, người tiêu
dùng Nhật Bản sẽ sử dụng những sản phẩm được Chính phủ Nhật Bản chứng
nhận là sản phẩm an toàn cho sức khỏe người lao động.
Thứ hai, người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm tới giá cả hàng hóa: họ
không chỉ yêu cầu hàng hóa có chất lượng cao, bao bì bảo đảm, các dịch vụ
bán hàng và sau bán hàng tốt mà còn đòi hỏi sản phẩm có giá cả hợp lý.
Những năm 1980, người Nhật Bản sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua hàng hóa
cao cấp có nhãn mác nổi tiếng. Nếu giá cả thủy sản nhập khẩu quá cao, họ có
thể hạn chế sử dụng hay chuyển sang sử dụng những mặt hàng thay thế. Vì
vậy, các nhà xuất khẩu thủy sản cũng cần có những biện pháp giảm chi phí
sản xuất, nâng cao năng suất để từ đó giảm giá thành sản phẩm góp phần nâng
cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thủy sản Nhật Bản.
Thứ ba, người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm.
Hàng hóa có mẫu mã đa dạng, phong phú mới dễ dàng thu hút được sự quan

tâm của người tiêu dùng Nhật Bản. Đối với mặt hàng thủy sản đó là sự phong
phú về chủng loại và sự đa dạng về bao bì đóng gói. Khai thác thị hiếu tiêu
dùng của người dân Nhật Bản cũng là một biện pháp giúp các nhà xuất khẩu
thủy sản thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Một đặc điểm nữa là người dân Nhật Bản rất quan tâm tới vấn đề sinh
thái, bảo vệ môi trường của sản phấm. Chính phủ và người tiêu dùng Nhật
Bản khuyến khích nhập khẩu và tiêu dùng những sản phẩm không gây ô
nhiễm môi trường.
1.2.2. Đặc điểm thị trường thủy sản Nhật Bản
Thị trường Nhật Bản là một trong những bạn hàng lớn và lâu đời về
thủy sản của Việt Nam, chủ yến là các mặt hàng cá ngừ, cá hồng, mực ống…
Tuy có một nguồn tài nguyên biển dồi dào và một ngành thủy sản phát
triển mạnh, song hàng năm lượng sản phẩm khai thác và chế biến của ngành
vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu rất lớn của thị trường nội địa. Hàng năm Nhật
Bản vẫn phải nhập khẩu khoảng 14-15 tỷ USD các sản phẩm thủy sản tươi
sống và đóng hộp. Trong những năm vừa qua mặc dù chịu nhiều áp lực do sự
biến động mạnh mẽ của nền kinh tế song nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản
vẫn duy trì với tốc độ trung bình khoảng 15%/ năm. Do đặc điểm tập quán ăn
uống đòi hỏi phải bổ sung nhiều đạm đặc biệt các món ăn được chế biến từ
thủy sản, nhu cầu mặt hàng này rất đa dạng. Trong số các mặt hàng thủy sản
được ưa chuộng tại Nhật Bản chiếm phần lớn là những sản phẩm tôm, cua,
ghẹ , baba… tươi hay đóng hộp. Đây thực sự là ưu thế của Việt Nam vì đây là
những mặt hàng Việt Nam có lợi thế về đánh bắt cũng như chế biến. Hàng
năm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản một lượng thủy sản trị giá trên dưới
400 triệu đồng USD và kim ngạch này có khả năng tăng nhanh trong thời gian
tới. Vấn đề đặt ra là phải cân đối lại cơ cấu đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,
nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến và chế biến sâu, có như vậy mới tạo
cơ sở phát triển bền vững mặt hàng này trên thị trường Nhật Bản.
1.2.3. Hệ thống phân phối thủy sản Nhật Bản
Hàng hóa trước khi tới tay người tiêu dùng phải trải qua một giai đoạn

lưu thông phân phối. Đây chỉ là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng
song lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Một sản phẩm sau khi được sản xuất
ra muốn được người tiêu dùng chấp nhận thì không những phải có tính cạnh
tranh cao về chất lượng, giá cả, dịch vụ liên quan mà điều cần thiết là phải
chọn được một kênh phân phối thích hợp giúp đưa hàng hóa tới tay người tiêu
dùng nhanh nhất với chi phí hợp lý nhất.
Nhật Bản có hệ thống phân phối tương đối phức tạp, sự phức tạp này
làm tăng chi phí và đó cũng là lý do khiến cho giá thành hàng hóa bán tại thị
trường Nhật Bản cao hơn so với các thị trường khác trên thế giới. Đây là một
hệ thống phân phối hướng nội được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ bền
vững lâu dài giữa các nhà sản xuất, người bán buôn và người bán lẻ. Chính
mối quan hệ bền vững này đã tạo ra một rào cản lớn đối với bất cứ nhà xuất
khẩu nào khi muốn tham gia vào hệ thống phân phối này.
Hệ thống phân phối ở Nhật Bản gồm 2 cấp là cấp bán buôn và cấp bán
lẻ. Hiện nay trên toàn nước Nhật có khoảng 1,6 triệu cửa hàng bán lẻ. Tính
trung bình cứ khoảng 1000 người dân thì có 13,2 cửa hàng bán lẻ tỷ lệ này
cao hơn gấp đôi Hoa Kỳ. Điều này phần nào phản ánh được những sự thay
đổi trong thói quen tiêu dùng của người Nhật với xu hướng thích mua sắm
những mặt hàng tươi sống ở gần nhà.
Trong số những cửa hàng bán lẻ thì chiếm phân nửa là những cửa hàng
qui mô nhỏ 1- 2 nhân viên, tuy chỉ đạt 9,3% tổng doanh số bán ra của các cửa
hàng bán lẻ song vai trò của những cửa hàng này là rất quan trọng trong hệ
thống phân phối của Nhật Bản.
Hệ thống phân phối ở Nhật Bản rất phức tạp. Giữa nhà sản xuất và
người tiêu dùng tồn tại nhiều nấc trung gian. Theo số liệu của Bộ Công
nghiệp và ngoại thương Nhật Bản thì ở Nhật Bản trung bình có 2,21 nhà buôn
tham gia vào khâu trung gian giữa người sản xuất và người bán lẻ. Nếu so
sánh với con số 0,73 ở Pháp và 1,1 ở Mỹ thì quãng đường di chuyển của hàng
hoá từ khi sản xuất ra cho đến lúc đến tay người tiêu dùng ở Nhật Bản dài gấp
3 lần so với Pháp và hơn 2 lần so với Mỹ. Điều này khiến cho chi phí lưu

thông của hàng hoá tăng lên rất nhiều. Đây chính là điểm bất lợi cho các sản
phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vốn dựa vào lợi thế cạnh tranh về giá.
Một đặc trưng nữa trong hệ thống phân phối của Nhật Bản là sự tồn tại
của hệ thống duy trì giá bán lẻ mà nhờ đó nhà sản xuất có thể kiểm soát được
giá bán lẻ thông qua chế độ chiết khấu và hoa hồng mua lại. Việc chiết khấu
hoa hồng ở Nhật Bản cũng không giống với những nước khác thường được
tiến hành vào lúc thanh toán mà được thực hiện thường xuyên với nhiều loại
hình chiết khấu khác nhau.
Trong hệ thống này quan hệ bạn hàng là quan hệ lâu dài bền vững được
dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Chính vì đặc trưng này mà nhiều nhà xuất
khẩu đã gặp không ít trở ngại khi mới tham gia vào thị trường. Ở đây các nhà
sản xuất có mối quan hệ rất tốt đẹp với nhà buôn thông qua việc cấp vốn cho
các nhà buôn. Sau đó chính những nhà buôn này lại cung cấp vốn cho các nhà
bán lẻ. Mối quan hệ bền vững giữa 3 chủ thể là nhà sản xuất, nhà buôn và nhà
bán lẻ tạo nên tính hướng nội giúp các nhà sản xuất nội địa thống trị trên thị
trường tạo rào cản lớn đối với các hàng hoá nhập khẩu. Mặt trái của hệ thống
này là tạo một sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, và kích thích
tính năng động của các doanh nghiệp nội địa.

Nguồn:
Hình 1.1: Sơ đồ kênh phân phối mặt hàng thủy sản nhập khẩu trên thị
trường Nhật Bản
Hệ thống phân phối thủy sản nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản bao
gồm rất nhiều nhà cung cấp, chế biến và phân phối. Các nhà cung cấp hàng
bao gồm cả các nhà nhập khẩu, các nhà chế biến và các nhà bán buôn. Trong
đó, các nhà bán buôn cũng được hình thành nhiều cấp vừa buôn bán cho nhau,
vừa bán cho các khách hàng là những người mua lớn (trường học, các nhà chế
biến thực phẩm, công ty thương mại,...). Các nhà cung cấp hàng hóa đều
thông qua hệ thống bán lẻ trên thị trường bao gồm cả người bán lẻ, các nhà
hàng, siêu thị. Hàng hóa vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân

phối lưu thông nên khi đến được tay người tiêu dùng thì hàng hóa có giá cả
rất cao so với giá nhập khẩu. Các khâu phân phối của Nhật từ sản xuất đến
Nhà nhập khẩu (các công ty thuỷ sản và công ty thương mại)
Nhà bán buôn
Nhà chế biến
Nhà bán
buôn chuyên
doanh
Nhà bán buôn
trung gian
Siêu thị/ cửa hàng
bán lẻ
Người tiêu dùng
Nhà bán buôn
Các nhà
hàng
bán buôn, bán lẻ có những yêu cầu khác nhau. Yêu cầu đối với nhà sản xuất là
đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả
hợp lý.
Hệ thống phân phối thủy sản nhập khẩu của Nhật bao gồm các khâu,
các mối quan hệ giữa các nhà sản xuất (nhà xuất khẩu), các công ty thương
mại, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ (cửa hàng bách hoá, siêu thị, các cửa
hàng tiện dụng, các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh, các trung tâm buôn bán ở
các khu phố có nhiều cửa hàng bán lẻ, hoặc các dịch vụ bán hàng qua hệ
thống thông tin, truyền hình phục vụ người tiêu dùng.
Các kênh phân phối hàng nhập khẩu thay đổi tuỳ theo từng loại sản
phẩm, mạng lưới bán buôn và các công ty tham gia vào quá trình này. Các
doanh nghiệp cần nắm được hệ thống phân phối này để tạo thuận lợi cho hàng
hoá của mình đứng vững được trên thị trường Nhật Bản.
1.2.4. Những quy định của thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản

nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một
hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia,
lợi ích kinh tế và để đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Đặc biệt là mặt hàng thủy sản là thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe người tiêu dùng nên khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chịu sự
kiểm soát rất chặt chẽ của luật pháp nước này với hàng loạt quy định về an
toàn và vệ sinh thực phẩm.
Luật về tiêu chuẩn đóng dấu chất lượng và ghi nhãn sản phẩm: Đối với
người tiêu dùng Nhật Bản đảm bảo những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng
là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp sản phẩm tồn tại trên thị trường. Hiện nay
ở Nhật Bản có 2 dấu chất lượng được áp dụng phổ biến trên là: Dấu chứng
nhận tiêu chuẩn công nghiệp JIS và dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp
JAS. Việc sử dụng các dấu hiệu này trên nhãn hiệu sản phẩm không chỉ cung
cấp một sự đảm bảo về chất lượng mà còn giúp bảo vệ người tiêu dùng thông
qua việc thông tin đầy đủ cho họ về chất lượng sản phẩm .
Đối với mặt hàng thủy sản tươi, nhãn mác phải tuân thủ các quy định theo
luật JAS. Theo đó, nhãn mác sản phẩm phải được ghi rõ ràng và gắn tại vị trí dễ
nhìn trên sản phẩm với các thông tin về tên sản phẩm và nước xuất xứ.
Đối với mặt hàng thủy sản đông lạnh được buôn bán trên thị trường,
Luật vệ sịnh thực phẩm quy định nhãn mác phải có đầy đủ các thông tin sau:
• Tên sản phẩm
• Thời hạn sử dụng
• Thành phần và các chất phụ gia
• Trọng lượng tịnh
• Hướng dẫn sử dụng
• Phương pháp chế biến
• Nước xuất xứ
• Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
• Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu

Luật vệ sinh thực phẩm: Ra đời và có hiệu lực từ năm 1947. Luật được
áp dụng cho tất cả các hàng hoá có liên quan đến thực phẩm, các gia vị, cũng
như các dụng cụ và máy móc liên quan đến thực phẩm. Theo qui định của
chính phủ, hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu đều phải tuân thủ
nghiêm ngặt những qui định của Luật. Bộ Y tế và Phúc lợi chịu trách nhiệm
thực thi và quản lý vệ sinh thực phẩm. Đối với các nhà sản xuất nước ngoài
vấn đề khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản là phải hiểu rõ và
tuân thủ những qui định về luật pháp phức tạp có liên quan đến vấn đề vệ sinh
thực phẩm trong đó đòi hỏi những hàng hoá nhập khẩu này phải được chứng
nhận chất lượng trong nước theo phương pháp phù hợp với luật vệ sinh thực
phẩm Nhật Bản.
Sau khi hoàn tất thủ tục kiểm dịch động vật, nhà nhập khẩu cần nộp
mẫu đơn “ Khai báo nhập khẩu thực phẩm” theo Luật vệ sinh thực phẩm. Các
bộ phận giám sát kiểm dịch thực phẩm tại các phòng thí nghiệm của Nhật Bản
sẽ tiến hành kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm, thành phần và dư lượng
các chất kháng sinh, chất hóa học, chất phụ gia và chất phóng xạ có trong
thủy sản nhập khẩu.
Trước khi xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể gửi mẫu hàng đến giám định
tại Phòng giám định của Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản hay các cơ
quan chức năng của nước xuất khẩu. Kết quả giám định này có thể được coi là
chứng từ hợp pháp cho nhập khẩu thực phẩm vào Nhật Bản. Nhà xuất khẩu
cũng có thể sử dụng dịch vụ khai báo điện tử qua FAinS.
Luật trách nhiệm sản phẩm: Ra đời vào 7/1995 với mục đích bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng. Điều 1 của luật này qui định rõ: Nếu sản phẩm có
khuyết tật hay gây thương tích cho người hay thiệt hại về của cải thì nạn nhân
có quyền đòi người sản xuất bổ thường cho các thiệt hại nếu chứng minh
được rằng có thiệt hại xảy ra, sản phẩm có khuyết tật và có quan hệ nhân quả
giữa khuyết tật và thiệt hại. Khái niệm người tiêu dùng được đề cập trong
Luật không chỉ bao gồm người mua, người sử dụng, hoặc người tiêu dùng sản
phẩm nhằm phục vụ mục đích bản thân họ mà gồm cả hành khách bị tai nạn

do máy móc gây ra. Người tiêu dùng có thể là tự nhiên nhân hay pháp nhân.
Theo qui định người có trách nhiệm với sản phẩm có thể là nhà sản xuất, nhà
nhập khẩu, người dán nhãn cho sản phẩm khi người này là nhà nhập khẩu hay
là người đại diện cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.
Luật tiêu chuẩn môi trường Ecomark: Nhằm giúp người dân quan tâm
hơn đến việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, Cục môi trường Nhật Bản
đang khuyến khích người tiêu dùng Nhật Bản sử dụng các sản phẩm không có
hại cho sinh thái. Theo quy định này, những sản phẩm đạt được ít nhất một
trong những tiêu chuẩn sau sẽ được đóng dấu chất lượng Ecomark:
- Việc sử dụng những sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường hay
có nhưng không đáng kể.
- Việc sử dụng những sản phẩm đó không gây hại hay gây hại ít cho
môi trường.
- Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường.
Tuy mới được ra đời từ năm 1989 song dấu tiêu chuẩn môi trường
Ecomark ngày càng được tín nhiệm. Ngày nay rất nhiều công ty nước ngoài
có thể xin cấp dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark thông qua các nhà xuất
khẩu.
Nét mới trong xuất khẩu thủy sản năm 2009 là Việt Nam đã và đang
tiến hành đàm phán Hiệp định với Nhật Bản về xuất nhập khẩu thủy sản. Từ
năm 2010 này, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật được triển khai đồng bộ,
sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật với
thuế suất 0%. Điều này đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp
chế biến nông, thủy sản. Đối với mặt hàng thủy sản, trong số 330 mặt hàng,
đã có 64 mặt hàng được giảm thuế ngay khi hiệp định được thực thi, chiếm
tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Riêng tôm Việt
Nam vào Nhật Bản có thể được hưởng thuế 0%. Năm 2010, tôm Việt Nam sẽ
là lựa chọn ưu tiên của các nhà nhập khẩu.
Theo Biểu phân loại hàng hoá hài hoà (HS), mặt hàng thuỷ sản của
Nhật Bản bao gồm 330 dòng thuế. Nhật Bản cam kết giảm thuế trong vòng 10

đến 15 năm đối với 188 dòng. Mặt hàng thuỷ sản được hưởng mức thuế 0%
ngay khi hiệp định có hiệu lực. Trong số 330 mặt hàng thuỷ sản, có 64 mặt
hàng có cam kết giảm thuế về 0% , trừ 28 mặt hàng có thuế suất MFN là 0%
từ trước và 8 mặt hàng có thuế suất GSP là 0% đang áp dụng cho Việt Nam
thì về thực chất có 28 dòng thuế được giảm xuống 0%. Tuy chỉ có 28 sản
phẩm nhưng hầu hết sản phẩm này đều hết sức có ý nghĩa đối với lợi ích xuất
khẩu thuỷ sản cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Có 8 dòng thuế thuỷ sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm. Các dòng
thuế phổ biến có mức thuế MFN ban đầu từ 3,5% đến 7,2%. Giá trị kim ngạch
xuất khẩu của 8 mặt hàng này rất lớn, chiếm đến 8% kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản của Việt Nam, trong đó đáng chú ý nhất là các mặt hàng như động
vật thân mềm, cá đông lạnh là có ưu đãi lớn nhất.
Theo cam kết giảm thuế của Nhật Bản, có 96 dòng thuỷ sản có các lộ
trình giảm thuế khác nhau, từ 5 đến 10 năm. Các mặt hàng này phần lớn có
kim ngạch xuất khẩu sang Nhật chưa cao nhưng xét về dài hạn lại rất tiềm
năng.
Hầu hết các loại thực phẩm được phép nhập khẩu không hạn chế vào
Nhật Bản nhưng phải đáp ứng đủ những yêu cầu về thủ tục và tiêu chuẩn theo
quy định. Hạn ngạch nhập khẩu khi đã áp dụng cho một số mặt hàng thuỷ sản
được phân bổ một lần trong năm tài chính. Số lần phân bổ có thể được điều
chỉnh tuỳ thuộc vào tình hình cung ứng thực phẩm, giá thực phẩm, các vấn đề
quan hệ đối ngoại và các yếu tố khác. Hạn ngạch nhập khẩu của Nhật Bản
được phân bổ dựa trên số lượng được nhập khẩu, chứ không theo giá trị nhập
khẩu. Tại Nhật Bản, có 2 hệ thống phân bổ hạn ngạch nhập khẩu: (1) Phân bổ
cho các công ty Thương mại; (2) Phân bổ tới người sử dụng hàng hoá (các
nhà sản xuất và các tổ chức sử dụng mặt hàng nhập khẩu làm nguyên liệu đầu
vào để sản xuất). Đôi khi Nhật Bản cũng áp dụng cả hai hệ thống phân bổ hạn
ngạch trên tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hiện tại, có 59 trên tổng số
330 dòng thuế thuỷ sản đang áp dụng hạn ngạch nhập khẩu.
Theo Hiệp định VJEPA, Nhật Bản cam kết giữ nguyên cơ chế quản lý

nhập khẩu bằng hạn ngạch đối với một số sản phẩm thuỷ sản. Tất cả các mặt
hàng này đều thuộc Nhóm loại trừ X và không có lộ trình giảm thuế. Doanh
nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu những sản phẩm thuỷ sản này sẽ vẫn áp
dụng đầy đủ các quy định chung như Nhật Bản áp dụng với các quốc gia khác
phù hợp với quy tắc không phân biệt đối xử của WTO.

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
2.1. Khái quát chung về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
2.1.1. Cơ cấu theo thị trường xuất khẩu
Xuất khẩu thủy sản có thể coi là thành quả lớn nhất của ngành thủy sản
Việt Nam, xuất khẩu thủy sản đã góp phần xác định vị trí quan trọng của
ngành thủy sản đối với nền kinh tế đất nước và trên thị trường quốc tế, từng
bước đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2007, xuất khẩu thủy
sản của cả nước đã đạt khoảng 925 nghìn tấn trị giá 3,762 tỷ USD, tăng 12,2%
về khối lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Việt Nam tiếp
tục đứng trong danh sách 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
Có thể nói hàng thủy sản xuất khẩu là mặt hàng có thị trường xuất khẩu
triển vọng. Trên thị trường thế giới, hàng thủy sản được xếp vào nhóm sản
phẩm cơ bản luôn trong tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu ở quy mô toàn
cầu. Cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu, vấn đề đa dạng
hóa thị trường xuất khẩu cũng đạt được những thành tích rất đáng khích lệ.
Đến nay thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên
thế giới.
Thị trường Liên minh châu Âu – EU là khu vực thị trường nhập khẩu
thủy sản lớn nhất thể giới nói chung và giữ vị trí là nhà nhập khẩu thủy sản
lớn nhất của Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Năm 2007, EU đã nhập trên 279
nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trị giá 923,965 triệu USD, tăng gần 3% về giá

trị so với năm 2006, chiếm khoảng 25,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam. Đây là thị trường mà từ đầu năm đến nay luôn duy trì mức tăng
trưởng mức khá cao, từ 33-41% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2008, trị giá
thủy sản Việt Nam nhập khẩu là 1.149,207 triệu USD, tăng gần 24,4% so với
năm 2007, và con số này còn lại 1.050,453 triệu USD tính đến hết năm 2009,
giảm gần 8,6% so với năm 2008. Nòng cốt cho sự phát triển chung của cả
khối là các thị trường đơn lẻ như: Đức (tăng 39,6%), Tây Ban Nha (30%), Hà
Lan (28%). Mặt hàng chủ đạo được nhập khẩu là cá philê đông lạnh, tiếp đến
là tôm và nhuyễn thể chân đầu.
Thị trường EU có trên 500 triệu dân với mức thu nhập theo đầu người
vào hàng cao nhất thế giới. Trước đây, do thị trường EU là thị trường khó tính
nhất nên mặc dù những nỗ lực xúc tiến xuất khẩu rất lớn từ cả phía Nhà nước
và doanh nghiệp Việt Nam, nhưng trong những năm trở lại đây do những nỗ
lực cả về phía Nhà nước và các doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa sản
phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm nên kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đã có nhiều thành tựu đáng
kể và trở thành 1 trong những thị trường chủ yếu của Việt Nam.
Thị trường Nhật cho đến nay vẫn là nhà nhập khẩu lớn thứ 2 của thuỷ
sản Việt Nam, mặc dù tiếp tục tình trạng tăng trưởng âm từ cuối năm 2006.
Thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 50-60% xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
này là 842,6 triệu USD, chiếm 25,1% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam. Năm 2007, Nhật nhập khoảng trên 119 nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trị
giá gần 753,6 triệu USD, giảm 3,8% về khối lượng, gần 10,6 % về giá trị so
với cùng kỳ năm ngoái, chiếm khoảng 21,1% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam. Tình trạng này còn kéo dài đến năm 2009, khi giá trị của thủy
sản nhập khẩu chỉ còn khoảng 760,7 triệu USD, giảm gần 8,4% so với cùng
kỳ năm 2008.
Sự sụt giảm chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu tôm của Nhật đã có sự
thay đổi khá lớn về thị hiếu tiêu dùng, họ tăng cường nhập khẩu tôm cỡ lớn,

tôm chế biến giá trị gia tăng và tôm chân trắng. Tôm chân trắng ngày càng
được đánh giá cao trước tính cạnh tranh về giá và Nhật đã có nhiều động thái
quay sang tìm kiếm nguồn cung cấp ở các nước khác (tôm cỡ to, tôm giá trị
gia tăng của Thái Lan và tôm nguyên liệu từ Inđônêxia…).
Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2007, vấn đề dư lượng kháng
sinh đã gây ảnh hưởng khá mạnh. Đây là mối quan tâm lớn của các doanh
nghiệp xuất khẩu và của toàn ngành, bởi thị trường này có vị trí rất quan trọng
đối với thuỷ sản Việt Nam.
Bảng 2.1: Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang một số nước giai
đoạn 2005 – 2009.
(Giá trị: triệu USD, tỷ trọng: %)
Năm Tên nước EU Mỹ Nhật Bản Tổng
2005
Trị giá
Tỷ trọng
380,9
21,4
617,2
34,6
785,8
44
1.783,9
100
2006
Trị giá
Tỷ trọng
897,7
37,4
664,3
27,6

842,6
35
2.404,6
100
2007
Trị giá
Tỷ trọng
923,965
38,4
728,523
30,3
753,593
31,3
2.406,081
100
2008
Trị giá
Tỷ trọng
1.149,207
42,3
738,888
27,2
830,154
30,5
2.718,249
100
2009
Trị giá
Tỷ trọng
1.050,453

41,6
711,149
28,2
760,725
30,2
2.522,327
100
Nguồn:
Thị trường Mỹ là 1 trong 3 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới
và là thị trường đứng thứ 3 về nhập khẩu hàng thủy sản xuất khẩu của Việt
Nam hiện nay. Sau một giai đoạn phục hồi và tăng trưởng khá vào quí II và
quí III, sang quí IV, nhập khẩu của nước này tiếp tục không ổn định hoặc
giảm nhẹ.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ là
664,3 triệu USD và chiếm 19,2% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Nhật Bản. Năm 2007,
Mỹ đã tiêu thụ gần 100 nghìn tấn thuỷ sản Việt Nam, trị giá trên 728,5 triệu
USD, tương đương về khối lượng nhưng tăng 9,7% về giá trị so với năm
2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Hiện tại, các nước như Thái Lan, Êcuađo, Inđônêxia và Trung Quốc
đang tập trung mạnh hơn vào thị trường Mỹ với các mặt hàng tôm chế biến
giá trị gia tăng. Ở mảng thị trường này, Việt Nam có thế mạnh nhất là tôm sú
cỡ lớn ≤ 15. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra philê vào thị trường này đã xuất hiện
dấu hiệu sụt giảm.
Mỹ vẫn duy trì vị trí thứ 3 về nhập khẩu tôm của Việt Nam. Cuối năm
2007, xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng nhẹ và ổn định, do xuất khẩu tôm của Việt
Nam tăng không đáng kể, giá thành nguyên liệu trong nước khá cao, trong khi
đó nhiều nguồn cung cấp trên thế giới đều đổ về thị trường Mỹ gây sự cạnh
tranh gay gắt (từ Thái lan, Trung Quốc và Êcuađo…). Các năm trước cá ngừ
là một trong những mặt hàng xuất khẩu khá mạnh vào Mỹ, sang năm 2007

xuất khẩu mặt hàng liên tục giảm khiến giá trị xuất nói chung cũng bị giảm.
Năm 2008, trị giá thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gần 738,9 triệu
USD, tăng trên 1,4% về giá trị. Nhưng đến năm 2009 giảm 3,8% về giá trị
thủy sản xuất khẩu so với năm ngoái.
Việt Nam đã tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm cá như cá tra, cá basa
sang Mỹ, những sản phẩm này được đánh giá cao và có thể mở rộng thị phần

×