Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Khảo sát thành phần chất thải rắn phát sinh tại hộ gia đình và đề xuất mô hình hướng đến không phát thải (Zero waste) tại thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG


LÊ THỊ BÍCH HƯỜNG

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH TẠI
HỘ GIA ĐÌNH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HƯỚNG ĐẾN KHÔNG
PHÁT THẢI (ZERO WASTE) TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÀ NẴNG – NĂM 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG


LÊ THỊ BÍCH HƯỜNG
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH TẠI
HỘ GIA ĐÌNH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HƯỚNG ĐẾN KHÔNG
PHÁT THẢI (ZERO WASTE) TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. KIỀU THỊ KÍNH


NIÊN KHÓA 2014 – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả khóa luận

Lê Thị Bích Hường


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS.
Kiều Thị Kính – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em học tập, nghiên cứu
và hoàn thành khóa học.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018
Sinh viên

.

Lê Thị Bích Hường





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 2
2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................................... 2
2.3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................... 2
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 4
1.1. Tổng quan về chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt .................................................. 4
1.1.1. Định nghĩa chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt ................................................... 4
1.1.2. Thành phần rác thải sinh hoạt các đô thị ở Việt Nam ............................................... 4
1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình thành phố Đà Nẵng ................... 5
1.1.4. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng . 5
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần chất thải rắn .................................................. 8
1.2. Thành phố Đà Nẵng...................................................................................................... 8
1.3. Phương pháp tiếp cận trong xử lý CTR hướng đến không phát thải (Zero waste) ...... 9
1.3.1. Mô hình không phát thải (Zero waste) ...................................................................... 9
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng phương pháp xử lý CTR hướng đến mô hình
không phát thải (Zero waste) trên thế giới ........................................................................ 10
1.3.3. Tình hình bước đầu nghiên cứu và áp dụng mô hình giảm thiểu rác thải ở Việt Nam
........................................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ................................ 15
NGHIÊN CỨU ................................................................................................................. 15
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 15
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 15



2.2.1. Khảo sát thành phần chất thải rắn tại các hộ gia đình ở thành phố Đà Nẵng .......... 15
2.2.2. Đánh giá sự thay đổi thành phần chất thải rắn ở hộ gia đình tại thành phố Đà Nẵng
........................................................................................................................................... 16
2.2.3. Đề xuất mô hình giảm thiểu rác thải tại thành phố Đà Nẵng .................................. 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 15
2.3.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................................... 15
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn, lập phiếu điều tra khảo sát .............................................. 15
2.3.3. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................................... 15
2.3.4. Phương pháp thống kê phân tích số liệu.................................................................. 15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN ........................................ 17
3.1. Kết quả khảo sát CTR vào mùa mưa .......................................................................... 17
3.1.1. Tình hình phát thải theo khu vực ............................................................................. 17
3.1.2. Tình hình phát thải theo nghề nghiệp ...................................................................... 19
3.1.3. Tình hình phát thải theo thu nhập ............................................................................ 22
3.2. Kết quả nghiên cứu đợt mùa khô ................................................................................ 22
3.2.1. Tình hình phát thải theo khu vực ............................................................................. 22
3.2.2. Tình hình phát thải theo nghề nghiệp ...................................................................... 24
3.2.3. Tình hình phát thải theo thu nhập ............................................................................ 27
3.3. So sánh thành phần chất thải rắn với cuộc khảo sát vào năm 2010 ........................... 27
3.4. Đánh giá thói quen phân loại rác và cam kết tham gia công tác giảm thiểu CTR hộ
gia đình .............................................................................................................................. 28
3.5. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu CTR hướng đến không phát thải (Zero waste) .... 30
3.5.1. Đề xuất kế hoạch thực hiện ở giai đoạn 1 ............................................................... 31
3.5.2. Đề xuất kế hoạch thực hiện ở giai đoạn 2 ............................................................... 32
3.5.3. Đề xuất kế hoạch thực hiện ở giai đoạn 3 ............................................................... 32
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 34
4.1. Kết luận....................................................................................................................... 34


4.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 35
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 37
1. Phiếu khảo sát ................................................................................................................ 37
2. Hình ảnh trong quá trình nghiên cứu ............................................................................. 41


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTR

Chất thải rắn

JICA

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản

CBC

Hội đồng Thành phố Charnwood

ZWS

Mô hình không phát thải

UBND

Uỷ ban Nhân dân

ODA


Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

C4SD

Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững

GAIA

Liên minh toàn cầu về các giải pháp thay thế đốt rác

PE

Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng

Tên bảng

Bảng 1.1. Thống kê dân số năm 2010 và năm 2016 tại thành phố Đà Nẵng
Bảng 1.2.

Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của
một số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Tp. HCM

Trang
1
3


Bảng 1.3. Thống kê dân số các quận (huyện) tại thành phố Đà Nẵng

7

Bảng 2.1. Khung nghiên cứu

15

Bảng 3.1. Thực hiện trách nhiệm trong phân cấp quản lý CTR

31

Bảng 3.2. Cách thức xử lý từng loại CTR

32


DANH LỤC HÌNH ẢNH
Số hình

Nội dung

Trang

Hình 1.1.

Mô hình thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt

4


Hình 1.2.

Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Khánh Sơn

5

Hình 1.3.

Phương thức xử lý CTR theo hiệu quả giảm hiểu

8

Hình 2.1.

Bản đồ hành chính Đà Nẵng

13

Hình 3.1.

Biểu đồ tổng lượng rác thải trung bình đợt mùa mưa ở các quận

16

Hình 3.2.

Biểu đồ lượng phát thải trung bình theo thành phần CTR ở các
quận (huyện) tại Đà Nẵng

17


Hình 3.3.

Tỉ trọng thành phần CTR ở các quận (huyện) tại Đà Nẵng

17

Hình 3.4.

Tổng lượng phát thải theo nghề nghiệp ở quận/ huyện

18

Hình 3.5.

Biểu đồ mức phát thải trung bình theo nghề nghiệp ở quận Liên
Chiểu

19

Hình 3.6.

Biểu đồ mức phát thải trung bình theo nghề nghiệp ở huyện Hòa
Vang

20

Hình 3.7.

Biểu đồ mức phát thải trung bình theo nghề nghiệp ở quận Thanh

Khê

20

Hình 3.8.

Tổng lượng phát thải theo thu nhập ở quận/ huyện

21

Hình 3.9.

Biểu đồ tổng lượng rác thải trung bình đợt mùa khô ở các quận
(huyện) tại Đà Nẵng

22

Hình 3.10. Lượng phát thải thành phần rác theo quận/huyện

22

Hình 3.11. Tổng lượng phát thải theo nghề nghiệp ở quận/ huyện

23

Hình 3.12.

Biểu đồ mức phát thải trung bình theo nghề nghiệp ở quận Liên
Chiểu


24

Hình 3.13.

Biểu đồ mức phát thải trung bình theo nghề nghiệp ở huyện Hòa
Vang

24

Hình 3.14.

Biểu đồ mức phát thải trung bình theo nghề nghiệp ở quận Thanh
Khê

25


Hình 3.15. Tổng lượng phát thải theo thu nhập ở quận/ huyện

26

Hình 3.16. Biểu đồ so sánh thành phần CTR năm 2018 so với năm 2010

27

Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện tần suất phân loại CTR của người dân

28

Hình 3.18.


Biểu đồ thể hiện Số lượng người dân cam kết thực hiện giảm
thiểu CTR ở 3 khu vực

28

Hình 3.19.

Biểu đồ thể hiện số lượng người dân cam kết thực hiện giảm thiểu
CTR ở huyện Hòa Vang

29

Hình 3.20. Quy trình mô hình giảm thiểu CTR hướng đến không phát thải

30


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ, rất nhiều đô thị được
chuyển từ đô thị loại thấp lên đô thị loại cao và nhiều đô thị mới được hình thành. Nếu
năm 2000, nước ta có 649 đô thị thì năm 2005, con số này là 715 đô thị và đã tăng lên
thành 755 đô thị lớn nhỏ vào giữa năm 2011. Dự báo, đến năm 2015 dân số đô thị là 35
triệu người chiếm 38% dân số cả nước, năm 2020 là 44 triệu người chiếm 45% dân số cả
nước và năm 2025 là 52 triệu người chiếm 50% dân số cả nước [1].
Năm 2010, chỉ số phát sinh CTR đô thị ở Việt Nam là 1 kg/người/ngày. Tổng
lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 ÷ 16 % mỗi
năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% tổng
lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%) [1]. Thành phố Đà Nẵng có tốc

độ đô thị hóa nhanh cùng với sự tăng dân số kéo theo lượng rác thải đô thị tăng nhanh.
Bảng 1.1. Thống kê dân số năm 2010 và năm 2016 tại thành phố Đà Nẵng
(đơn vị: người)
Quận (huyện)

2010

2016

Hải Châu

196.098

204.762

Thanh Khê

178.447

186.561

Cẩm Lệ

92.824

104.669

Liên Chiều

136.737


151.933

Sơn Trà

132.944

144.735

Ngũ Hành Sơn

68.270

73.974

Hòa Vang

120.690

126.215

[Nguồn: Cổng thông tin truyền thông Đà Nẵng, 2016]
Vào năm 2013, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong ngày tại thành phố
khoảng 700 tấn/ngày, trung bình chỉ số phát sinh CTR là 0,71kg/người/ngày [18]. Theo
Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng trong tỷ trọng các loại chất thải thu gom
được trên địa bàn thì chất thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng trên 80%, còn lại là các loại chất
thải công nghiệp, chất thải y tế không nguy hại và nguy hại. Vấn đề giảm thiểu CTR đang
được thành phố quan tâm nhằm hướng đến “Thành phố môi trường”. Bên cạnh đó, tại
1



nhiều quốc gia, mô hình không phát thải rác (Zero Waste) được áp dụng, phát triển và đã
đạt được nhiều kết quả.
Trước nhu cầu thực tế đó chúng tôi đề xuất đề tài : “Khảo sát sự thay đổi thành
phần chất thải rắn phát sinh tại hộ gia đình và đề xuất mô hình hướng đến không phát
thải (Zero waste) tại thành phố Đà Nẵng” nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn ra môi
trường và làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này về chất thải rắn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Cung cấp thông tin khoa học về thành phần chất thải rắn tại hộ gia đình ở thành
phố Đà Nẵng và mô hình không chất thải (Zero waste) nhằm giảm thiểu chất thải và
góp phần quản lý chất thải rắn hiệu quả hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể




Khảo sát thành phần chất thải rắn tại các hộ gia đình 2 quận và huyện Hòa
Vang ở thành phố Đà Nẵng.
Đánh giá sự thay đổi thành phần chất thải rắn ở hộ gia đình tại thành phố Đà
Nẵng.
Đề xuất mô hình không rác thải (Zero waste) tại thành phố Đà Nẵng.

2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề xuất mô hình không rác thải áp dụng phù hợp với đặc điểm hộ gia đình tại
thành phố Đà Nẵng.
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn




Kết quả nghiên cứu giúp đưa ra mô hình không rác thải hiệu quả, phù hợp
với đặc điểm hộ gia đình .
Kết quả nghiên có thể được dùng để hỗ trợ các chương trình quản lý chất
thải rắn của thành phố Đà Nẵng, làm cơ sở cho các nghiên cứu sau về chất
thải rắn.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Định nghĩa chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [9]. Chất thải rắn bao gồm
chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại [4]. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là
rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Chất
thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm thực phẩm dư thừa và quá hạn sử dụng, chất
dẻo, nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại,...[19]. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều
nguồn khác nhau: khu dân cư, chợ, trường học, cơ quan, trung tâm du lịch thương mại, ..
[3]
1.1.2. Thành phần rác thải sinh hoạt các đô thị ở Việt Nam
Rác hữu cơ chiếm khoảng 60% thành phần rác thải sinh hoạt ở các đô thị Việt
Nam, ngoài ra gồm có Giấy: 6%, nhựa: 16%, thủy tinh: 7%, kim loại: 2%, các thành phần
khác: 9% [19].
Bảng 1.2. Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một số địa
phương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Tp. HCM (đơn vị %)
Loại
TT chất
thải



Nội
(Nam
Sơn)


Nội
(Xuân
Sơn)

Hải
Phòng
(Tràng
Cát)

Hải
Đà
Huế
HCM
Phòng
Nẵng
(Thủy
(Đa
(Đình
(Hòa
Phương)
Phước)
Vũ)
Khánh)


1

Hữu


53.81

60.79

55.18

57.56

77.10

68.47

64.50

62.83

2

Nhựa

13.57

8.35


14.34

11.28

12.42

11.36

12.47

15.96

3

Giấy

6.53

5.38

4.54

5.42

1.92

5.07

8.17


6.05

4

Kim
loại

0.87

0.25

0.47

0.25

0.40

1.45

0.36

0.59

5

Thủy
tinh

1.87


5.07

1.69

1.35

0.39

0.14

0.40

0.86

6

Khác

23.35

20.16

23.78

24.14

7.77

13.51


14.10

13.71

HCM
(Phước
Hiệp)

[Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011]
3


Ở Việt Nam hiện nay, phương pháp xử lý thông thường với rác thải là chôn lấp.
Ngoài ra còn có các phương pháp ủ phân compost, đốt rác ở nhiều nhà máy xử lý rác khác
như ở Hội An, đảo Lý Sơn.
1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình thành phố Đà Nẵng
Thành phần rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình ở Đà Nẵng có khoảng hơn 70% chất
thải rắn từ thức ăn, hoa, cỏ, Giấy: 5%, Kim loại: 0.9%, nhựa, chất dẻo: 14%, thủy tinh:
1.1%, các thành phần khác: 5.9%. Trong đó rác hữu cơ chếm 70.3%, rác vô cơ chiếm
15.8%, rác thải tái chế chiếm 13.9% [19].
Các hoạt động nông nghiệp và làm vườn ở ngoại ô thành phố làm tăng lượng hầu
hết các loại chất thải, đặc biệt là chất thải hữu cơ. Một phần chất thải hữu cơ được người
dân sử dụng làm phân bón hay để làm thức ăn nuôi gia súc [19].
1.1.4. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt ở thành phố
Đà Nẵng
Mô hình quản lý chất thải rắn hiện nay ở Đà Nẵng là thu gom chung các thành
phần rác thải và xử lý bằng công nghệ chôn lấp giống với các đô thị khác như Nam Sơn,
Xuân Sơn (Hà Nội), Tràng Cát (Hải Phòng), Thủy Phương (Huế).
Mô hình thu gom CTR sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng:


Hình 1.1. Mô hình thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt
[Nguồn: Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng, 2017]
4


Tại 6 quận của thành phố, công tác thu gom rác thải được thực hiện hàng ngày, tỷ
lệ thu gom rác tại khu vực nội thành đạt trên 97% khối lượng rác phát sinh trên địa bàn.
Riêng huyện Hoà Vang, công tác thu gom CTR mới được thực hiện tại các khu dân cư
nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và các chợ của xã [18]. Hệ thống thu gom CTR chưa đồng bộ,
phương tiện thay đổi theo qui mô của khu vực thu gom dẫn đến vấn đề tồn đọng rác tại
nhà dân và vỉa hè vì khó kiểm soát giờ giấc thu gom hay vấn đề rơi vãi rác trên các tuyến
đường thu gom làm mất vệ sinh. Một vấn đề lớn nữa là các trạm trung chuyển trước đây
được bố trí xa khu dân cư nhưng với tốc độ đô thị hóa nhanh nên hiện phần lớn các trạm
nằm trong khu dân cư, gây ô nhiễm mùi nghiêm trọng đến người dân sống xung quanh.
Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Khánh Sơn:
Xe thu gom
rác

Cân điện tử

Đổ vào các hộc rác
Xử lý nước

Xả thải

Nước
rỉ rác

Phun chế
phẩm khử mùi

rá c
San ủi rác

Cầu rửa xe

Cân điện tử

Điểm thu gom
tiếp theo
Hình 1.2. Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Khánh Sơn
[Nguồn: Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng, 2015]
Hiện nay công tác quản lý CTR chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế, quản
lý chất thải rắn ở Việt Nam đang cần cải thiện các vấn đề [16]:

Các hoạt động xử lý chất thải đô thị đang được cải thiện nhưng vẫn là một
mối đe dọa đối với sức khoẻ và môi trường.
5






Người dân chưa thực sự hiểu biết về chất thải rắn và cách phân loại chúng
Các quy định không được thi hành hiệu quả.
Thiếu tài chính cho các hoạt động đe doạ tính bền vững xây dựng các
chương trình quản lý chất thải rắn.

Người dân đóng vai trò hạn chế trong quản lý chất thải
Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đang

gặp phải những khó khăn lớn. Việc triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn đã
được thực hiện nhiều lần nhưng do thiếu sự hợp tác từ phía cộng đồng và thiếu đồng bộ
hệ thống hạ tầng kỹ thuật từ hệ thống thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý chất
thải chưa đồng bộ nên hiệu quả kinh tế còn hạn chế. CTR sinh hoạt của Đà Nẵng hiện
nay sau khi thu gom đều được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hiện thành phố có 1 bãi
chôn lấp là bãi rác Khánh Sơn (quận Liên Chiểu), bắt đầu hoạt động từ năm 2000, hiện
bãi rác Khánh Sơn hiện đã lấp đầy hơn 3/5 hộc chôn lấp rác thải đô thị. Theo quy hoạch,
bãi rác này sẽ đóng cửa vào năm 2020. Xử lý chất thải rắn và nước rỉ rác hiện đang chú
trọng xử lý mùi hôi để không gây ảnh hưởng lớn đến dân cư xung quanh chưa được xử
lý chất lượng triệt để.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần chất thải rắn
Các mô hình tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan đến điều kiện
kinh tế xã hội, môi trường và nhân khẩu học (Keser et al., 2012). Tăng thu nhập có thể
làm cho mô hình tiêu dùng của người dân thay đổi, điều này có thể ảnh hưởng đến loại
và số lượng chất thải [15]:






Dân số: Sự gia tăng dân số làm khối lượng rác tăng lên, thành phần rác đa
dạng hơn.
Thời điểm trong năm, trong tuần: Tùy vào mùa mưa hay mùa khô (trong
tuần hay cuối tuần) mà lượng rác giảm hay tăng
Điều kiện kinh tế xã hội: Tính bình quân người dân đô thị tiêu dùng năng
lượng, đồ tiêu dùng, thực phẩm,... cao gấp hai đến ba lần người dân nông
thôn kéo theo lượng rác thải của người dân đô thị cũng gấp hai đến ba lần
người dân nông thôn.
Thói quen và thái độ xã hội: Thói quen trong cách sử dụng sản phẩm,

trong cách vứt bỏ và nhìn nhận về rác có ảnh hưởng đến thành phần, tính
chất của rác.

6


1.2. Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố thuộc Trung ương từ năm 1997, nằm trong vùng Nam
Trung Bộ, Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong
đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện
tích 1.041,91 km2. Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40'
vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 766 km về phía
Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 961 km về phía Nam. Thành phố Đà Nẵng gồm 6
quận : Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, và 2
huyện: Hòa Vang và Hoàng Sa. Bốn điểm cực trên đất liền của thành phố Đà Nẵng là:


Cực Bắc là phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu



Cực Tây xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang



Cực Nam là xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang.



Cực Đông là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà


Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa
khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm
và không kéo dài [22].
Bảng 1.3. Thống kê dân số các quận (huyện) tại thành phố Đà Nẵng

Quận (huyện)

Diện tích

Dân số

Mật độ

Hải Châu

23,28

204.762

8796

Thanh Khê

9,44

186.561

19763


Sơn Trà

59,32

144.735

2440

Ngũ Hành Sơn

39,12

73.974

1891

Liên Chiểu

79,13

151.933

1920

Cẩm Lệ

32,25

104.669


3245

Huyện Hòa Vang

734,89

126.215

171

[Nguồn: Chi cục thống kê Đà Nẵng, 2016]

7


1.3. Phương pháp tiếp cận trong xử lý CTR hướng đến không phát thải (Zero waste)
1.3.1. Mô hình không phát thải (Zero waste)
Có rất nhiều khái niệm về mô hình không phát thải, đó là một bước tiến xa hơn
việc tối đa hóa việc tái chế, chuyển sang ngăn ngừa chất thải. Tài nguyên nguyên liệu
được tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi bất cứ khi nào có thể và chỉ xử lý như là phương
án cuối cùng [20].
Mô hình không phát thải (Zero waste) là một phương tiện để loại bỏ việc sử
dụng không cần thiết các nguyên liệu sử dụng hiệu quả tài nguyên và ngăn ngừa chất
thải; tái sử dụng sản phẩm và thu hồi tài nguyên từ các sản phẩm khi chúng hết hạn
hoặc thông qua tái chế, ủ phân hoặc thu hồi năng lượng, phù hợp với hệ thống phân
loại chất thải [21].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng phương pháp xử lý CTR hướng đến mô hình
không phát thải (Zero waste) trên thế giới
Trên thế giới phương pháp tiếp cận trong xử lý CTR hướng đến mô hình không

phát thải (Zero waste) được áp dụng rộng rãi theo nhiều phương thức, lĩnh vực khác
nhau. Hiệu quả của mô hình tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi nước,
sự quan tâm của Chính phủ, vào sự nhận thức của người dân.Các phương thức xử lý
CTR hướng đến mục tiêu giảm thiểu lượng rác thải như hình 1.3.

Hình 1.3. Phương thức xử lý CTR theo hiệu quả giảm hiểu
[Nguồn: International Alliance]
8


Kế thừa phương pháp tiếp cận này, mô hình hướng đến không phát thải được
áp dụng tại nhiều nước. Hiện nay các nước trên thế giới đang hướng đến thay đổi
hành vi của con người đối với rác thải để giảm thiểu và sử dụng rác thải như một
dạng tài nguyên.
Tại thị trấn Kamikatsu, Tỉnh Tokushima, Nhật Bản, từ năm 2003 chính
quyền địa phương đã bắt đầu thực hiện chiến dịch phân loại rác nghiêm ngặt. Người
dân trong thị trấn buộc phải tiếp thu kiến thức mới về phân loại rác, từ các loại chai
nhựa dầu gội, nắp, lon, dao cạo, ... tất cả là 34 nhóm rác khác nhau và đang được
nâng dần lên 44 nhóm. Tại trung tâm phân loại rác của thị trấn, có người giám sát và
kiểm tra về lượng rác đã phân loại, mỗi thùng rác đều được dán bảng quy trình tái
chế cho những nhóm rác thải tương ứng, cũng như đưa ra thông tin sản phẩm sau tái
chế là gì. Kết quả là Kamikatsu đã giảm một nửa số lượng rác thải của lò đốt và thải
bỏ chất thải tái chế lên 80%, nhờ lượng sản phẩm tái chế những chi phí sinh hoạt
của cộng đồng trong thị trấn đã được giảm đáng kể. Mỗi hộ gia đình hiện là một đơn
vị xử lý rác thải được trợ cấp để tái chế rác thô. Thị trấn này đang cố gắng để đến
năm 2020 sẽ đạt được mục tiêu tái chế được 100% lượng rác thải. Mô hình này được
lan rộng và áp dụng với thành phố Yokohama, Nhật Bản, chính quyền thành phố đã
phát cho người dân một cuốn sách dài 27 trang về cách phân loại rác. Các điểm nổi
bật bao gồm các hướng dẫn chi tiết về 518 mặt hàng với mong muốn giảm 30%
lượng rác thải trong 5 năm đầu thực hiện [18].

Tại Mỹ và nhiều nước phát triển đang áp dụng Zero Waste như một thách
thức để thay đổi thực tiễn quản lý chất thải hiện tại sang các phương pháp bền vững
hơn về quản lý chất thải, bao gồm chất thải gia đình. Hội đồng Thành phố
Charnwood (CBC), đã xây dựng và thực hiện Chiến lược Xử lý Chất thải Zero
(ZWS). Mục đích là để xác định các khía cạnh cốt lõi của các yêu cầu về môi
trường, hoạt động và xã hội để ưu tiên các hành động được đưa vào dự thảo ZWS.
Chiến lược này nhằm chuyển sự tập trung từ việc tái chế sang sử dụng lại và ngăn
ngừa chất thải, cùng với việc tăng cường các chương trình giáo dục và thay đổi hành
vi cho các hộ gia đình. Ngoài ra, khám phá giá trị tiềm năng để thu gom rác thải
thực phẩm một cách riêng biệt với năng suất tiềm năng cao được công nhận để đảm
bảo đạt được các mục tiêu đề ra trong ZWS [13].
Đài Loan đã thông báo kế hoạch cấm các mặt hàng bằng nhựa trong một nỗ
lực để giảm ô nhiễm nhựa. Theo báo cáo của EcoWatch, Cơ quan Bảo vệ Môi
trường Đài Loan đưa ra một kế hoạch 12 năm sẽ chính thức bắt đầu vào năm 2019

9


với một lệnh cấm sử dụng ống nhựa trong các cửa hàng và nhà hàng. Vào năm 2020,
lệnh cấm sẽ được mở rộng cho tất cả các cơ sở ăn uống.
Đến năm 2025, người dân Đài Loan sẽ phải trả một khoản lệ phí để sử dụng
ống nhựa, túi, cốc, và đồ dùng qua một lần như hộp xốp. Với mục đích cuối cùng là
loại bỏ tất cả các chất dẻo vào năm 2030, và thay thế chúng bằng các mặt hàng tái sử
dụng và phân huỷ được [14].
1.3.3. Tình hình bước đầu nghiên cứu và áp dụng mô hình giảm thiểu rác thải ở
Việt Nam
Tại Long An , Sở Tài nguyên và Môi trường và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
triển khai thực hiện mô hình “Phân loại rác tại nguồn” và thực hiện thí điểm tại 20
hộ gia đình thuộc ấp 3 Nhà Thương, Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Sau hơn 3
tháng thí điểm chương trình đã đạt được những kết quả tốt trong việc cải thiện

nhận thức của người dân về phân loại rác thải. Cuối tháng 10 năm 2007, Hội nghị
sơ kết mô hình thí điểm để nhận định những thành công bước đầu cũng như những
hạn chế còn thiếu sót [8].
Tại Đà Nẵng, vào ngày 16/12/2017, hai phường Thuận Phước và Thạch
Thang, quận Hải Châu đã tổ chức thành công Ngày hội thu đổi rác tài nguyên, thu
hút đông đảo sự quan tâm của người dân địa phương, cũng như sự tham gia của
hơn 500 đại biểu gồm bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư, tổ
trưởng tổ dân phố, chi hội trưởng phụ nữ khu dân cư, các Hội-Đoàn thể, các trường
học công lập trên địa bàn hai phường; sự tham gia của Cơ quan Hợp tác quốc tế
Nhật Bản (JICA), Chi Cục bảo vệ môi trường thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi
trường quận Hải Châu. Theo Kế hoạch số 6404/KH-UBND ngày 17/8/2016 của
UBND thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017- 2018, quận Hải Châu được lựa chọn là
địa bàn triển khai thí điểm hoạt động phân loại rác thải tại nguồn của thành phố
thành phố Đà Nẵng, hướng dẫn người dân thực hiện phân loại rác thải thành hai
nhóm: Nhóm một là các loại rác thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (gồm giấy,
nhựa, kim loại, cao su, thủy tinh...) còn gọi là rác tài nguyên và nhóm hai là các
loại rác còn lại. Xác định rõ chủ nguồn thải hay đối tượng thực hiện hoạt động
phân loại là hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, cơ quan, đơn vị,
trường học, khách du lịch, vãng lai trên toàn địa bàn quận. Hoạt động phân loại sẽ
được sự hướng dẫn, điều phối chính là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam quận và
Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng tham gia với vai trò đơn vị thu mua
rác tài nguyên sau phân loại [11].
10


-

Ưu điểm: Đa số nhận thức của người dân về môi trường có tăng lên, một số
hộ gia đình còn duy trì thói quen phân loại rác.
Nhược điểm: Phần lớn các chương trình phân loại rác không được duy trì

bởi:
 Thiếu nguồn kinh phí dẫn đến đầu tư chưa đồng bộ
 Thiếu sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị có liên quan
 Chưa có cơ chế bắt buộc đối với người dân

Ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc khảo sát sơ bộ hiện trạng rác thải ở
các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; một số chương trình
giảm thiểu sử dụng túi nylon khó phân hủy, thay thế bằng loại hình túi thân thiện
với môi trường đã được phát động trong toàn quốc; một số các tác giả cũng đã đề
ra mô hình quản lý cộng đồng về rác thải nylon. Qua nghiên cứu của Trần Thị Kiều
Ngân về “Giải pháp quản lý chất thải rắn nylon tại thành phố Đà Nẵng” đã đề xuất
các biện pháp quản lý túi nylon thông qua việc đánh thuế túi nylon và sử dụng
chính sách trợ giá môi trường [7].
-

Ưu điểm: Cung cấp cơ sở khoa học giúp chính quyền địa phương đưa ra
chính sách, biện pháp quản lý CTR đặc biệt là rác thải nilon tốt hơn.
Nhược điểm:
 Công tác giáo dục, truyền thông chưa đảm bảo dễ dẫn đến sự phản đối
của người dân đặc biệt là các cơ sở sản xuất vật dụng nylon, các cửa
hàng,…
 Khó khăn để cân bằng lợi ích kinh tế, cũng như ngân sách trợ giá môi
trường.

Tại Việt Nam hai đơn vị dẫn đầu về nghiên cứu và ứng dụng phân compost
là Viện Công Nghệ Sinh Học Trung Tâm Khoa Học Tự Nhiên Và Công Nghệ
Quốc Gia và Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Ngiệp Việt Nam Bộ Nông Nghiệp
Và Phát Triển Nông Thôn. Một số mô hình xử lý chất thải rắn đô thị quy mô lớn
cũng đã được đầu tư trong những năm gần đây [7]. Trong đó có các dự án sử dụng
nguồn vốn của Nhà nước và ODA, điển hình như tại Cầu Diễn - TP. Hà Nội (năm

2002) áp dụng công nghệ của Tây Ban và tại TP. Nam Định (năm 2003) áp dụng
công nghệ của Pháp là mô hình ủ compost hệ thống nửa mở, kiểu chia ô không liên
tục. Vì vậy các mô hình ủ compost kiểu này đều ở cấp độ đơn giản, vẫn còn những
nguy cơ phát sinh mùi ô nhiễm do hệ thống chưa khép kín.

11


Một số dự án sử dụng nguồn vốn tư nhân đều áp dụng công nghệ trong nước
như tại Thủy Phương - TP. Huế (năm 2004) áp dụng công nghệ An Sinh - ASC, tại
Đông Vinh - TP. Vinh (năm 2005) toàn bộ quá trình ủ compost ở đây được thực
hiện trong nhà kín có thiết kế thông khí và xử lý khí thải bằng “biofilter”. Luống ủ
được thiết kế với kích thước lớn và liên tục giúp tiết kiệm diện tích mặt bằng, dễ
vận hành. Đây là loại mô hình công nghệ đơn giản với chi phí đầu tư không lớn.
Tuy nhiên những vấn đề khó khăn tại đây là hệ thống thiết bị chưa được đầu tư
đồng bộ và hiện đại, thiết bị đảo trộn không chuyên dụng có thể làm giảm hiệu quả
khi vận hành, thể tích nhà chứa lớn nên việc thu hồi và xử lý khí thải cũng là vấn
đề phức tạp, dễ ảnh hưởng đến môi trường làm việc bên trong [7].
Tại Đà Nẵng ngày 12/1/2017, UBND phường Khuê Trung đã tổ chức hội
nghị sơ kết và giới thiệu mô hình thí điểm “ Ủ phân compost quy mô hộ gia đình”
do Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố và UBND phường Khuê Trung tổ
chức thí điểm tại tổ dân phố 169 phối hợp tổ chức. Qua gần 6 tháng thực hiện,
chương trình thí điểm dùng rác hữu cơ “ Ủ phân compost hộ gia đình” với 30 hộ
gia đình thuộc tổ dân phố 169 phường Khuê Trung thực hiện đã đạt được nhiều
kết quả khả quan. Tuy nhiên chỉ còn một số hộ duy trì bởi nhiều nguyên nhân như
phát sinh mùi, ruồi bọ và khó khăn nhất là thay đổi thói quen phân loại rác, ủ phân
của người dân khi kết thúc chương trình [5].
Tại Đà Nẵng từ ngày 13 tới 15 tháng 10 năm 2017, diễn ra sự kiện đầu tiên
của Liên minh không rác Việt Nam là hội thảo khởi động "Xây dựng liên minh các
thành phố không rác tại Việt Nam" được tổ chức bởi Trung tâm Tư vấn Phát triển

bền vững (C4SD), Liên minh toàn cầu về các giải pháp thay thế đốt rác (GAIA) và
Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương (PE). Hội thảo báo cáo về các công tác quản
lý CTR tại các thành phố ở Việt Nam , các mô hình quản lý CTR hướng đến không
phát thải tại các quốc gia trên thế giới như Philippin, Trung Quốc, Ấn Độ và hoạt
động tham quan nhà máy xử lý rác thải ở Đà Nẵng và Hội An. Kết quả là bước đầu
hình thành nên Liên minh hướng tới không rác thải thông qua các hoạt động cụ thể
tại mỗi một tổ chức và địa phương như không phát thải túi nylon, phân loại rác tại
nguồn, làm phân hữu cơ (composting), truyền thông, giáo dục, đồng thời đề xuất áp
dụng mô hình quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng dựa trên mô hình phân cấp quản
lý CTR ở Philippin [2].
Ưu điểm: Hình thành nên mạng lưới quản lý rác thải tại các địa phương ở
Việt Nam, ở nước ngoài và các Tổ chức phi chính phủ để giúp đỡ nhau, trao
đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý hướng đến mô hình không phát thải.
12


×