Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phát thanh tương tác trên sóng đài tiếng nói việt nam (khảo sát năm 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

LÊ VĂN TRÚC LY

PHÁT THANH TƯƠNG TÁC TRÊN SÓNG ĐÀI
TIẾNG NÓI VIỆT NAM (KHẢO SÁT NĂM 2011)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
5. Kết cấu đề tài ................................................................................................. 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT THANH
TƯƠNG TÁC .................................................................................................... 6
1.1. Những khái niệm liên quan ........................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm tương tác ................................................................................ 6
1.1.2. Tương tác trong truyền thông ................................................................. 7
1.1.2.1. Tương tác trong truyền hình ................................................................ 8
1.1.2.2. Tương tác trong báo in ....................................................................... 11
1.1.2.3. Tương tác trong báo trực tuyến .......................................................... 12


1.1.2.4. Tương tác trong phát thanh ................................................................ 15
1.2. Phát thanh tương tác ................................................................................. 15
1.2.1. Khái niệm phát thanh tương tác ............................................................ 15
1.2.2. Ưu thế của phát thanh tương tác ........................................................... 16
1.3. Một số dạng chương trình phát thanh tương tác ...................................... 21
1.3.1. Xét về kịch bản...................................................................................... 21
1.3.1.1. Chương trình tương tác có kịch bản chi tiết....................................... 21
1.3.1.2. Chương trình tương tác không có kịch bản chi tiết ........................... 21
1.3.2. Xét về phương thức phát sóng .............................................................. 22


1.3.2.1. Chương trình tương tác phát sóng trực tiếp ....................................... 22
1.3.2.2. Chương trình tương tác không phát sóng trực tiếp ............................ 23
1.3.3. Xét về không gian tương tác ................................................................. 23
1.3.3.1. Chương trình tương tác trong phòng thu ........................................... 23
1.3.3.2. Chương trình tương tác ngoài phòng thu ........................................... 24
1.4. Vai trò của chương trình phát thanh tương tác ........................................ 24
1.4.1. Đối với công chúng ............................................................................... 24
1.4.2. Đối với báo chí nói chung và đài phát thanh nói riêng ......................... 26
1.5. Phát thanh tương tác – Xu thế tất yếu của phát thanh hiện đại ................ 27
1.6. Phát thanh tương tác trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam ......................... 27
1.6.1. Hệ Thời sự – Chính trị – Tổng hợp VOV1 ........................................... 28
1.6.1.1. Giới thiệu............................................................................................ 28
1.6.1.2. Kết quả khảo sát ................................................................................. 28
1.6.2. Hệ Văn hóa – Đời sống và Khoa giáo VOV2 ....................................... 29
1.6.2.1. Giới thiệu............................................................................................ 29
1.6.2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................. 30
1.6.3. Hệ Âm nhạc – Thông tin – Giải trí VOV3............................................ 31
1.6.3.1. Giới thiệu............................................................................................ 31
1.6.3.2. Kết quả khảo sát ................................................................................. 32

1.6.4. VOV Giao Thông .................................................................................. 33
1.6.4.1. Giới thiệu............................................................................................ 33
1.6.4.2. Kết quả khảo sát ................................................................................. 34
1.6.4.3. Nhận xét ............................................................................................. 36
CHƯƠNG II: PHÁT THANH TƯƠNG TÁC TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG
NÓI VIỆT NAM (KHẢO SÁT NĂM 2011) .................................................. 38
2.1. Khảo sát một số chương trình phát thanh tương tác tiêu biểu trên sóng
Đài Tiếng nói Việt Nam .................................................................................. 38


2.1.1. Chương trình “Bạn hãy nói với chúng tôi” ........................................... 38
2.1.1.1. Khái quát chung ................................................................................. 38
2.1.1.2. Tiêu chí khảo sát ................................................................................ 40
2.1.1.3. Kết quả khảo sát ................................................................................. 41
2.1.1.4. Nhận xét ............................................................................................. 44
2.1.2. Chương trình “Cửa sổ tình yêu” ........................................................... 46
2.1.2.1. Khái quát chung ................................................................................. 46
2.1.2.2. Tiêu chí khảo sát ................................................................................ 48
2.1.2.3. Kết quả khảo sát ................................................................................. 48
2.1.2.4. Nhận xét ............................................................................................. 52
2.1.3. Chương trình “Diễn đàn kinh tế” .......................................................... 54
2.1.3.1. Khái quát chung ................................................................................. 54
2.1.3.2. Tiêu chí khảo sát ................................................................................ 54
2.1.3.3. Kết quả khảo sát ................................................................................. 54
2.1.3.4. Nhận xét ............................................................................................. 55
2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng các chương trình
phát thanh tương tác trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. ............................... 58
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHƯƠNG
TRÌNH PHÁT THANH TƯƠNG TÁC TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG NÓI
VIỆT NAM ..................................................................................................... 62

3.1. Giải pháp về chuyên môn ......................................................................... 62
3.1.1. Chuyên môn hóa đội ngũ nhân sự ......................................................... 62
3.1.2. Đa dạng hóa hình thức và nội dung chương trình ................................. 63
3.1.3. Sử dụng công cụ mạnh: Phát thanh trực tiếp ........................................ 64
3.2. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................... 65
3.2.1. Xây dựng studio hai ngăn ..................................................................... 65
3.2.2. “Số hóa” kho băng ................................................................................ 66


3.4. Giải pháp xây dựng chiến lược quảng bá chương trình ........................... 67
3.4.1. Xác định “vùng thính giả” và khảo sát nhu cầu thính giả..................... 67
3.4.2. Xây dựng chiến lược quảng bá chương trình ........................................ 69
3.4.3. Đưa chương trình lên mạng Internet .................................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một trong những loại hình truyền thông ra đời khá sớm, gắn với sự
ra đời của nước Việt Nam độc lập từ năm 1945, phát thanh Việt Nam đã đi
theo từng bước thăng trầm của lịch sử dân tộc qua hơn 65 năm với rất nhiều
biến động khốc liệt và hào hùng của lịch sử.
Phát thanh đã từng là loại hình độc tôn trong một thời gian dài. Thế
nhưng hiện nay, sự bùng nổ mạnh mẽ của các loại hình truyền thông khác
đang đặt phát thanh trước sự cạnh tranh lớn để lôi cuốn công chúng. Trước
tình hình này, mỗi loại hình truyền thông nói chung và phát thanh nói riêng
cần phải phát huy tối đa thế mạnh của mình.

Là Đài phát thanh quốc gia, trong những năm qua, yêu cầu đổi mới và
nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh đối với Đài Tiếng nói Việt
Nam luôn là một điều bức thiết. Việc làm thế nào để thu hút thính giả, tăng
hiệu quả thông tin luôn là điều đặt ra cho báo phát thanh.
Thực tế cho thấy, bên cạnh nhu cầu tiếp nhận thông tin, thính giả ngày
nay không chỉ đóng vai người nghe đài một cách thụ động mà còn muốn được
tham gia vào trong các chương trình phát thanh một cách chủ động. Nét đặc
thù trong tâm lý tiếp nhận thông tin của thính giả hiện nay là mong muốn có
được cảm giác gần gũi, thân mật, mong tìm được sự mới mẻ, đa đạng và xác
thực. Vì thế, phát thanh phải đáp ứng được nhu cầu này bằng việc khơi mở
rộng rãi con đường giao lưu, đối thoại, tương tác với thính giả. Phát thanh
tương tác ra đời từ nhu cầu này.
Trong thời đại hiện nay, xu hướng của truyền thông hiện đại đang có
sự dịch chuyển nhanh chóng từ một chiều (Người viết → độc giả/ khán thính
giả) trở thành công cụ giao tiếp ba chiều (Người viết ↔ bài báo/chương trình


2

↔ độc giả/ khán thính giả). Phát thanh cũng không nằm ngoài sự dịch chuyển
này. Để thu hút công chúng thời hiện đại đến với làn sóng, phát thanh không
còn cách nào khác là phát huy lợi thế của mình, đó là: Thông tin nhanh, chính
xác, sự gần gũi, thân mật và đẩy mạnh tính tương tác. Trong một chừng mực
nào đó, tính tương tác trong các chương trình phát thanh là một trong những
yếu tố “đo” sự hiện đại của phát thanh và là yếu tố quan trọng để thu hút thính
giả. Nhìn nhận, đánh giá liều lượng, chất lượng của phát thanh tương tác trên
sóng Đài quốc gia là việc làm cần thiết để từ góc độ lợi thế của phát thanh xác
định con đường ngắn nhất để chinh phục thính giả hiện nay.
Ở góc độ lý luận báo chí, xu thế phát thanh tương tác vẫn chưa được
chú trọng đề cập một cách sâu rộng, chỉ dừng ở một vài khía cạnh. Trên thực

tế, bước vào thời kỳ đổi mới, Đài Tiếng nói Việt Nam đã chủ động đổi mới tư
duy, chủ động thông tin kịp thời, nhanh nhạy, đa dạng, nhiều chiều, tăng
cường tính chiến đấu, tính phát hiện và định hướng tới thính giả. Hiện nay,
Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan thông tin đại chúng có số giờ phát sóng
nhiều nhất (193 giờ/ngày) bằng 12 tiếng nước ngoài và 12 tiếng dân tộc thiểu
số. Tuy nhiên, hiện nay trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, các chương trình
phát thanh có giao lưu, tương tác với thính giả không nhiều và chất lượng còn
nhiều vấn đề bất cập. Trong khi đó, giao lưu, tương tác với thính giả là một
trong những yếu tố sống còn của phát thanh hiện đại. Thực hiện phát thanh
tương tác là phương cách hữu hiệu thu hút thính giả nghe đài và tham gia
chương trình, là cách tốt nhất để phát huy hiệu quả của công nghệ và phương
pháp thông tin mới, cũng là cách để phát huy thế mạnh của báo phát thanh
trong thời đại cạnh tranh thông tin hiện nay.
Dưới sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn Báo Phát thanh - đồng thời
là một nhà báo có kinh nghiệm của Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi quyết định đi
sâu nghiên cứu: “Phát thanh tương tác trên sóng đài Tiếng nói Việt Nam


3

(khảo sát năm 2011)". Việc khảo sát chương trình của Đài Tiếng nói Việt
Nam (giới hạn năm 2011) nhằm tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ phát thanh
tương tác trong việc lôi cuốn công chúng của Đài phát thanh quốc gia với
những ưu điểm, hạn chế từ thực tế, mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nâng
cao chất lượng chương trình. Điều này rất có ích đối với Đài Tiếng nói Việt
Nam nói riêng cũng như ngành phát thanh nói chung. Hy vọng đây là đề tài
nghiên cứu góp một phần nhỏ vào lý luận báo phát thanh và có giá trị thực
tiễn đối với hoạt động nghiệp vụ của nhà báo phát thanh hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, khái niệm tương tác trong truyền thông đã ra đời từ rất

sớm. Vấn đề áp dụng tương tác trong truyền thông nói chung và phát thanh
nói riêng cũng đã được chú trọng. Trong một số tài liệu, lý thuyết về tương
tác trong phát thanh đã được đề cập, tuy nhiên cũng chỉ là những giới thiệu
đơn giản, không đi sâu phân tích.
Trong cuốn Interactivity: From new media to communication (1988),
Rafaeli đã nêu những đặc điểm của truyền thông tương tác, đồng thời đưa ra
nhận định về mức độ tương tác của truyền thông mới.
Trong cuốn Media for Interactive Communication (1983), Bretz đã
giới thiệu và đưa ra nhận xét về một loạt các phương tiện truyền thông mới có
tính tương tác, đồng thời thảo luận về hệ thống bán tương tác, tìm kiếm sự
phản hồi từ khán giả. Bên cạnh đó, ông cũng xem xét các vấn đề liên quan
đến việc thiết kế các hệ thống như vậy và cho thấy khả năng trong tương lai.
[16]
Ở Việt Nam, phương pháp phát thanh tương tác lại là một dạng khá
mới mẻ. Trong các giáo trình báo chí hiện nay ở nước ta, khái niệm phát
thanh tương tác hầu như được đề cập rất ít, một số tài liệu chỉ nhắc thoáng
qua khi nói về phát thanh trực tiếp.


4

Ở một số báo cáo cuối năm của các cơ quan Phát thanh, phương pháp
phát thanh tương tác cũng được đề cập để đúc rút những kinh nghiệm, nhằm
phát huy hiệu quả của hình thức này. Tuy nhiên, hình thức này cũng chỉ dừng
lại ở những ý kiến mang tính chất nội bộ.
Ngày 22 - 23/5/2009, Học viện Báo chí - Tuyên truyền đã tổ chức Hội
thảo với chủ đề: “Thực trạng, nhu cầu tiếp cận với phát thanh của công
chúng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình phát thanh hiện nay”
với sự chủ trì của TS. Lưu Hồng Minh- Trưởng Khoa Xã hội học. Cuộc hội
thảo đã trao đổi, bàn luận về các giải pháp cần đổi mới các chương trình phát

thanh hiện nay. Đồng thời khẳng định tăng cường các chương trình phát thanh
tương tác là một xu hướng cần thiết.
Trong cuộc hội thảo "Tính kế thừa và hội nhập âm nhạc trên sóng phát
thanh thế kỷ 21", Nhà báo, Phó Giáo sư Quang Hào - Học viện Báo chí tuyên
truyền đã có phần tham luận “Tính tương tác trong các chương trình âm nhạc
trên sóng phát thanh”. Bài tham luận đã đi vào bàn thảo, phân tích những
cách thức để có một buổi thực hiện chương trình tương tác trên sóng phát
thanh thành công; đồng thời nêu lên những yêu cầu, những tình huống khó
khăn của ekip thực hiện chương trình trên trong bối cảnh hiện đại. Tuy nhiên
với giới hạn của một bản tham luận, bài viết cũng chỉ mới đưa ra những nhận
xét sơ đẳng ban đầu.
Có thể thấy, dù đã được áp dụng trong một số chương trình phát thanh
ở các Đài phát thanh, nhưng hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào
đi sâu vào phát thanh tương tác ở Việt Nam. Đề tài: “Phát thanh tương tác
trên đài Tiếng nói Việt Nam (khảo sát năm 2011)" có thể được coi là đề tài
tương đối mới hiện nay.


5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khảo sát một số chương trình phát thanh tương tác tiêu biểu trên sóng
Đài Tiếng nói Việt Nam ở các Hệ:
- Hệ Thời sự – Chính trị – Tổng hợp VOV1
- Hệ Văn hóa – Đời sống và Khoa giáo VOV2
- Hệ Âm nhạc – Thông tin – Giải trí VOV3
- Kênh VOV Giao thông
Trong đó chú trọng khảo sát ba chương trình tiêu biểu: Cửa sổ tình yêu,
Bạn hãy nói với chúng tôi, Diễn đàn kinh tế về hình thức cũng như nội dung
thể hiện.

Thời gian khảo sát: năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và giải quyết vấn đề, trên quan điểm lấy thực tế làm
gốc để nhìn nhận đánh giá, tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê, so sánh – đối chiếu.
- Phương pháp diễn dịch, quy nạp.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
mục lục, đề tài nghiên cứu của tôi được trình bày như sau:
Chương I: Những vấn đề chung về phát thanh tương tác
Chương II: Phát thanh tương tác trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam
(khảo sát năm 2011)
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả của các chương trình phát
thanh tương tác trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT THANH TƯƠNG TÁC
1.1. Những khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm tương tác
Thuật ngữ tương tác (interactivity) được du nhập từ nước ngoài vào
Việt Nam trước hết xuất phát từ ngành công nghệ thông tin. Ý nghĩa nguyên
gốc của khái niệm tương tác là tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau
(reciprocally active; acting upon or influencing each other) [21] giữa con
người với con người, giữa con người với máy tính… thông qua một môi
trường cụ thể nào đó. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con
người ở nhiều vùng miền khác nhau còn có thể giao tiếp trực tiếp với nhau

qua sóng truyền hình, qua điện thoại, mạng internet… một cách dễ dàng và
nhanh chóng. Từ yếu tố này, tương tác còn được hiểu theo nghĩa là dòng chảy
hai chiều giữa thông tin và người sử dụng, đáp ứng nhu cầu của người sử
dụng. (allowing a two-way flow of information between it and a user,
responding to the user’s input). [21] (TG)
Trong cuốn “From new media to communication”, Refaeli nêu ra khái
niệm : “Tính tương tác là một khái niệm được sử dụng rộng rãi với sự biểu lộ
bằng trực giác, được định nghĩa theo cách nghĩ về khả năng giao tiếp. Nó có
giá trị cao về bề mặt, không chỉ đơn thuần dựa vào sự đồng thuận, sự giảng
giải về ngữ nghĩa mà còn dựa vào sự xác định theo những kinh nghiệm nổi
trội trong cuộc sống thực". [10, tr.110] (TG)
Theo hai cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên và Từ điển
tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “tương tác” được hiểu dưới hai hình thức
động từ và tính từ. Trong đó động từ tương tác được giải nghĩa là sự “Tác
động qua lại lẫn nhau. Lực tương tác giữa các vật. Quan hệ tương tác”. Còn
nghĩa tính từ được dùng cho thiết bị hoặc chương trình máy tính - “Là sự trao


7

đổi thông tin qua lại liên tục giữa máy với người sử dụng”. [5, tr.1336] [14,
tr.1081]
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt thông dụng (Dictionary of common
Vietnamese) do Nguyễn Như Ý chủ biên, thì “Tương tác (interaction) là sự
tác động qua lại lẫn nhau. Sự tương tác giữa các vật. Các nhân tố tương tác
lẫn nhau”. [6, tr.847]
Như vậy, tương tác là sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau giữa hai
sự vật, hiện tượng. Sự ảnh hưởng, tác động này mang tính hai chiều và không
hạn định số lần tác động.
1.1.2. Tương tác trong truyền thông

Khi xã hội càng hiện đại, việc đáp ứng về thông tin cho công chúng lại
càng đổi mới. Hiện nay, nhu cầu của công chúng không chỉ giới hạn ở việc
tiếp nhận mà còn mở rộng cả phản hồi và tương tác với thông tin nhận được.
Do đó, tính tương tác đã trở thành một đặc trưng quan trọng của báo chí hiện
đại.
Tương tác trong lĩnh vực truyền thông nói chung là sự tác động của
thông tin đến công chúng và sự phản hồi của công chúng đến các cơ quan báo
chí dưới nhiều hình thức khác nhau. Cho phép công chúng truyền thông cùng
tham dự vào nội dung thông tin của báo như phản hồi tin tức, liên hệ với
chuyên gia, với những độc giả khác hay chính với người làm báo. Hoạt động
tương tác luôn diễn ra hai chiều, do đó góp phần nâng cao tính tính chủ động
và dân chủ trong tiếp nhận thông tin.
Trong các Tài liệu về báo điện tử, Thạc sỹ Phan Văn Tú cho rằng:
“Tính tương tác trong truyền thông diễn ra với nhiều đối tượng:
- Tương tác giữa công chúng với tòa soạn.
- Tương tác giữa công chúng với nguồn tư liệu của tờ báo.
- Tương tác giữa công chúng với nhà báo.


8

- Tương tác giữa công chúng với nhân vật của bài báo.
- Tương tác giữa công chúng với nhau.
Chính điều này sẽ làm tăng sự đa chiều và thu hút trong thông tin”.
[22]
Trước đây, sự phản hồi của công chúng đối với các cơ quan truyền
thông diễn ra chậm. Hình thức chủ yếu là qua thư gửi bưu điện. Hiện nay, với
sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, sự phản hồi của công
chúng diễn ra nhanh hơn, thậm chí diễn ra ngay khi tác phẩm báo chí vừa đến
với công chúng. Chúng ta có thể thấy điều này trong các chương trình truyền

hình, chương trình phát thanh tương tác phát sóng trực tiếp và nhất là với báo
mạng trực tuyến.
1.1.2.1. Tương tác trong truyền hình
“Ở nước ngoài, truyền hình tương tác (Interactive television) được
xem như một thuật ngữ kỹ thuật, nhằm phân biệt với các hình thức truyền
hình không trả tiền và người xem không được phép chọn lựa nội dung cần
xem. Truyền hình tương tác là phương thức xem truyền hình mà người xem
phải trả tiền và được quyền chọn lựa chương trình để xem nhờ công nghệ kỹ
thuật số”.
[Nguồn: />programme.html]
Ở một phạm vi khác, thuật ngữ “tương tác” còn được xem như một
phương thức mới, tính chất mới trong sản xuất các chương trình truyền hình,
đó là tính “giao tiếp truyền hình” theo cách làm mới, dân chủ hơn, không bị sa
vào một chiều thông tin như trước đây.
Ở Việt Nam, tính tương tác trong truyền hình cũng bắt đầu được chú
trọng trong nhiều năm trở lại đây. Hình thức tương tác phổ biến nhất trên


9

truyền hình hiện nay là tương tác bằng cách nhắn tin điện thoại. Đây là cách
thức đơn giản nhất và thu hút khán giả của các kênh truyền hình.
Tương tác bằng tin nhắn là một trong những hình thức sử dụng phổ
biến hiện nay trên các chương trình truyền hình. Nhiều chương trình ngay khi
đang phát sóng, hoặc khi vừa kết thúc, trên màn hình hiện lên một số câu hỏi
như “Bạn thích ca khúc nào nhất/ Bạn muốn tặng bài hát này cho ai... Hãy
gửi tin nhắn đến số...” Nếu là tương tác trực tiếp, chỉ vài giây sau, tin nhắn và
số điện thoại của khán giả hiện trên màn hình vô tuyến.
Ở Úc, sau khi kết thúc tập phim truyền hình thường có phần kêu gọi
khán giả nhắn tin bình phẩm, đóng góp ý kiến và những chi tiết cần thiết, hay

những vấn đề, hướng giải quyết cho nhân vật đó ở tập tiếp theo... Phim truyền
hình Hàn Quốc cũng áp dụng cách này để thăm dò khán giả. Đây là cách làm
đem lại nhiều lợi ích cho chương trình nói riêng và Đài truyền hình nói chung.
Nó vừa tìm hiểu phản ứng của khán giả, vừa tăng lượng công chúng, vừa có
nguồn thu phí từ lượng tin nhắn gửi về.
Hình thức này cũng đã được áp dụng tại Việt Nam. Năm 2007, kênh
VTV3 phát sóng bộ phim Nhật ký Vàng Anh, là chương trình phim truyền
hình nhiều tập có tính tương tác đầu tiên tại Việt Nam. Mỗi tập phim dài 10
phút, nói về các tình huống thường gặp trong đời sống tâm lý, giới tính của
tuổi vị thành niên thông qua nhân vật chính là Vàng Anh. Cuối mỗi tập sẽ có
phần câu hỏi dành cho khán giả. Khán giả sẽ chọn phương án đồng ý, không
đồng ý hoặc phương án khác so với cách ứng xử của Vàng Anh thông qua
tổng đài tin nhắn. Từ đó các ý kiến sẽ được tổng kết lại. Phương án được lựa
chọn bởi nhiều người nhất sẽ được thể hiện ở ngay tập phim tiếp theo.
Sự thành công của những chương trình tương tác về nội dung như
Nhật ký Vàng Anh là ở chỗ, nó đã tạo ra cho khán giả cái cảm giác được điều


10

khiển câu chuyện theo ý mình. Và với cảm giác đó, chương trình trở nên gần
gũi và thân thiện hơn với công chúng.
Một trong những hình thức tương tác khác ở truyền hình Việt Nam
chính là các dạng chương trình Talk show. Đây là hình thức tương tác trực
tiếp, giao lưu trực tiếp với người thực hiện chương trình và khách mời của
chương tình. Các chương trình như: Như chưa hề có cuộc chia ly phát trên
kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam, Sao online của Đài truyền hình
Kỹ thuật số VTC, chương trình Góc nhìn không gian phát sóng trên kênh
truyền hình VTC1, Chương trình Sáng ngời y đức nằm trong Chuyên mục
Giao lưu, phát sóng vào thứ Năm hàng tuần trên kênh HTV9, chương trình

Trang web đồng đẳng trong chuyên mục Những ước mơ xanh, phát vào tối
thứ bảy (hai tuần một lần) trên VTV1... là những chương trình truyền hình
tương tác. Với những chương trình dạng Talk show như thế này, người xem
có thể gọi điện thoại trực tiếp, bày tỏ ý kiến với nhân vật của chương trình
trong các chương trình tọa đàm, giao lưu được phát sóng trực tiếp.
Năm 2007, Truyền hình Việt Nam có thêm kênh mới – VTV6 , ra mắt
chương trình truyền hình dành cho thanh thiếu niên, theo phong cách mới:
Truyền hình tương tác. Điều này tạo nên sự mới mẻ, mang tính đột phá trong
việc sản xuất chương trình của truyền hình Việt Nam. Các chương trình của
kênh VTV6 tương tác với khán giả dưới nhiều hình thức khác nhau như:
truyền hình, Internet (email, webcam, blog), điện thoại di động, điện thoại cố
định... ngay trong lúc chương trình đang phát sóng hay trước đó. Nhiều
chương trình có khán giả tham gia vào việc sản xuất nội dung như Clip Việt –
dành cho những bạn trẻ yêu thích quay phim, chụp ảnh; Thế hệ tôi – dành cho
sinh viên báo chí; Kết nối trẻ là chương trình thảo luận đa chiều trên mạng và
truyền hình, hoàn toàn mở cho thanh niên, sinh viên từ 18 – 24 tuổi. Mọi
người có thể thảo luận các vấn đề của giới trẻ khi tiếp cận những trào lưu


11

cuộc sống, đặc biệt là các vấn đề trong tiếp nhận, tiếp thu, thưởng thức nghệ
thuật... Nhà tròn là chương trình có đối tượng tham gia trẻ nhất. Nội dung
xoay quanh việc trao đổi các vấn đề tuổi teen quan tâm, từ tâm lý giới tính
đến việc hỗ trợ pháp luật khi có các vấn đề về bạo lực gia đình, bạo lực học
đường, xâm hại tình dục, tâm lý... để đưa ra các giải pháp để giải quyết.
Tiếp tục thành công của những chương trình tương tác dạng Talk
show, Chủ nhật (15/1/2012), số đầu tiên của chương trình Trở về ký ức đã
chính thức được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 và VTV4 vào lúc 14h15
– 15h00. Với thời lượng 45 phút, chương trình bao gồm các phần: Phóng sự Trò chuyện – Thông báo và Tư vấn/ Tương tác.

Đây là chương trình truyền hình tương tác đầu tiên tại Việt Nam có nội
dung nói về sự hi sinh, mất mát của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong
hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ của đất nước. Ngay trong quá
trình diễn ra, ngoài chương trình giao lưu tại trường quay còn có sự giao lưu
với khán giả đang xem truyền hình. Khán giả có thể cung cấp ngay cho Ban tổ
chức biết những thông tin liên quan về liệt sĩ. Thông qua chương trình này,
Ban tổ chức hi vọng sẽ có nhiều gia đình thân nhân liệt sĩ sẽ tìm lại được hài
cốt người thân của mình hiện đang còn nằm lại ở đâu đó. Đồng thời, khán giả
cũng sẽ có cơ hội được biết thêm về cuộc chiến đấu hi sinh anh dũng và
đầy xúc động của những người con đã ngã xuống vì ngày độc lập của non
sông đất nước.
Có thể nói, những năm gần đây, xu hướng “tương tác” giữa chương
trình truyền hình và khán giả ngày càng được mở rộng. Từ chỗ hạn hẹp trong
các chương trình phim truyện, âm nhạc, trò chơi truyền hình, hiện đã lan rộng
đến các chương trình mang tính xã hội, dân sinh...
1.1.2.2. Tương tác trong báo in


12

Hiện nay, báo in cũng đang từng bước nâng cáo tính tương tác giữa
tòa soạn và bạn đọc. Hình thức tương tác chủ yếu là thư góp ý và các cuộc
điện thoại đường dây nóng. Ngoài ra, tùy từng cơ quan – tờ báo khác nhau mà
đã tạo nên nhiều hình thức tương tác mới mẻ.
Đơn cử là tờ báo Tuổi trẻ. Những năm gần đây báo Tuổi Trẻ liên tục
mở các cuộc thi, các hoạt động khuyến khích bạn đọc làm báo. Đặc biệt với
việc mở các chuyên mục như : Nhịp sống trẻ, Tin tức, Bạn đọc viết… đã làm
cho số lượng bạn đọc tham gia viết bài cho báo rất nhiều. Điều này đảm bảo
cho nguồn bài của Tuổi Trẻ luôn phong phú hấp dẫn.
Cũng chính từ những hoạt động này, rất nhiều sinh viên báo chí đã

tham gia và có nhiều bài đăng trên Tuổi Trẻ đặc biệt là Tuổi Trẻ online (TTO)
cũng như các chuyên mục khác của báo Tuổi Trẻ. Báo chí và viết báo không
còn là điều xa vời đối với nhiều người.
Ngoài ra, báo Tuổi Trẻ cũng rất chú trọng đên việc thể hiện khả năng
tương tác qua việc xây dựng các hình thức trả lời thư bạn đọc, ý kiến độc
giả…
1.1.2.3. Tương tác trong báo trực tuyến
Để biến Internet thành một phương tiện của truyền thông, nhà báo phải
khai thác tối đa các tính chất cơ bản của nó. Có thể nhận thấy rất rõ những thế
mạnh của báo trực tuyến: Cập nhật phi định kỳ; Khả năng không giới hạn
trong trình bày; Tính đa phương tiện; Lưu trữ và tìm kiếm thông tin nhanh
chóng, chính xác; Phá vỡ rào cản không gian trong khâu phát hành; Tính
tương tác cao. Trong đó, tương tác là đặc điểm quan trọng của công nghệ mới
và nó khiến ta phải xem xét lại nhận thức về truyền thông.
Trong kỷ nguyên thông tin hiện nay, các loại hình báo chí đều vấp
phải sự cạnh tranh rất lớn từ các loại hình còn lại. Điều đó thúc đẩy mỗi loại
hình càng phải nâng cao những thế mạnh của mình, làm thế nào để thu hút


13

một lượng công chúng lớn nhất. Nhận thức rõ điều đó, báo trực tuyến đang
ngày càng nâng cao tính tương tác với độc giả.
Hiện nay, trong số các phương tiện thông tin đại chúng thì báo mạng
điện tử có nhiều ưu thế trong tương tác hơn cả. Nhờ những đặc trưng về công
nghệ, yếu tố thông tin nhanh, độc giả dễ dàng truy cập, do đó tính tương tác
của báo trực tuyến trở nên nổi trội hơn so với các loại hình còn lại.
Không dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo mạng
điện tử, chúng ta còn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với
nhà báo, độc giả với độc giả, hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo

chí…
Ở báo mạng điện tử, có hai hình thức phổ biến :
- Hình thức tương tác thứ nhất, đơn giản và tiện lợi. Đó là tương tác
bằng các mục phản hồi, ý kiến bình luận (comment)… ngay dưới mỗi bài viết
được đăng tải. Với phần này, độc giả có thể thoải mái bàn luận về vấn đề ở
bài viết trên. Sự phản hồi này làm cho vấn đề nêu lên được đánh giá nhìn
nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, thậm chí là những ý kiến trái chiều. Do
đó, thông tin trở nên phong phú, đa dạng; Người được hưởng lợi chính là độc
giả. Từ hình thức tương tác này, người làm báo mạng có thể “đo” được lượng
độc giả đối với từng vấn đề cụ thể, điều chỉnh thông tin để tờ báo đến gần
công chúng hơn, thu hút đông đảo độc giả hơn.
Với các hình thức tương tác này, các tờ báo điện tử luôn có biên tập
viên túc trực để nhận, đăng tải và phản hồi ý kiến từ phía người đọc. Khi một
bình luận được độc giả gửi lên, nó được đăng hay không phụ thuộc vào công
tác biên duyệt của người biên tập. Điều này chứng tỏ rằng luôn có sự kết nối
và sẵn sàng phản hồi.
Thực tế cũng cho thấy, một số tờ báo trực tuyến sẵn sàng đăng tải bình
luận của công chúng ngay lập tức (bất kể khen chê, tích cực tiêu cực, hay bất


14

cứ hình thức và nội dung góp ý nào, tất nhiên trừ những bình luận có tính vi
phạm quá lớn...). Bên cạnh đó, một số tờ báo lại hạn chế khả năng và nhu cầu
tương tác của công chúng (chẳng hạn chỉ đăng bình luận tích cực...). Điều này
là một trong những nét khác biệt rõ ràng nhất về tính tương tác của báo trực
tuyến so với các loại hình báo chí khác. Bởi sự giới hạn về dung lượng/ thời
lượng, các loại hình báo chí khác chủ yếu chỉ phản ánh những nội dung tương
tác không làm tổn hại đến bản thân tờ báo.
Bên cạnh bình luận, còn nhiều cách hình thức tương tác khác như qua

hồi đáp (feedback), bầu chọn (vote), thư điện tử (email), diễn đàn (forum),
thậm chí kể cả thư tay... cũng rất tiện để độc giả đóng góp ý kiến. Những hình
thức này cũng có thể thấy ở các loại hình báo chí khác, thế nhưng với lợi thế
về công nghệ, thực tế báo trực tuyến đã triển khai những hình thức tương tác
này với hiệu quả cao hơn các loại hình khác.
Hiện nay, nhiều trang báo chú trọng phát triển hình thức tương tác này,
nhưng hiệu quả nhất có thể kể đến các trang báo bóng đá.
- Hình thức thứ hai - sống động hơn, đó là giao lưu trực tuyến với các
nhân vật, khách mời thuộc các lĩnh vực khác nhau. Những cuộc giao lưu trực
tuyến đã phát huy tối đa tính tương tác giữa những người làm báo, khách mời
và độc giả. Trong các cuộc giao lưu trực tuyến như vậy, phóng viên, biên tập
viên là cầu nối giữa độc giả với khách mời. Nội dung cuộc giao lưu không
phải chỉ là những vấn đề có sẵn trong kịch bản, một chiều theo cách nhìn
nhận của phóng viên, biên tập viên, mà đó còn là những vấn đề độc giả quan
tâm. Độc giả có thể “đối thoại” với khách mời, làm bật nên nội dung của cuộc
giao lưu.
Hiện nay, hầu hết các trang báo trực tuyến đều tổ chức các cuộc giao
lưu trực tuyến, hỏi - đáp về những vấn đề mang tính xã hội hóa cao, thu hút sự
chú ý của đông đảo của công chúng.


15

1.1.2.4. Tương tác trong phát thanh
So với báo trực tuyến, báo phát thanh thực hiện tương tác không thuận
lợi bằng bởi sự kiểm soát thính giả tham gia chương trình trực tiếp qua điện
thoại phức tạp hơn. Nhưng so với truyền hình, báo phát thanh có nhiều thuận
lợi trong việc thực hiện tương tác. Bởi tính chất của báo phát thanh là âm
thanh, tiếng nói - ý kiến của thính giả dễ dàng chuyển tải lên chương trình,
làm nên một phần của nội dung. Thực hiện phát thanh tương tác không đòi

hỏi nhiều nhân lực và không tốn kém như truyền hình.
Có thể nói, hiện nay, truyền thông tương tác đang là xu thế phát triển
mạnh, được công chúng đón nhận nồng nhiệt bởi sự dân chủ hóa và tính đa
chiều của thông tin. (Điều này sẽ được trình bày kỹ hơn trong những phần
sau).
1.2. Phát thanh tương tác
1.2.1. Khái niệm phát thanh tương tác
Một chương trình phát thanh được gọi là phát thanh tương tác khi có:
- Sự giao lưu, tác động qua lại giữa người làm chương trình với thính
giả. Điều này có nghĩa là thính giả tham gia vào nội dung, làm nên một phần
của nội dung chương trình. Ở chương trình phát thanh tương tác, phương thức
tối ưu là phát thanh trực tiếp.
- Có tính linh hoạt theo diễn tiến của nhu cầu thính giả đang tham gia
vào chương trình. Ở một số chương trình tương tác đặc thù, nếu thính giả
không tham gia tương tác, chương trình không thể tồn tại. (Chẳng hạn như
các chương trình mang tính chất tư vấn, giải đáp thắc mắc của công chúng…)
- Thông tin có tính chất hai chiều và mang tính đối tượng cao. Nếu
như trong chương trình phát thanh không tương tác, thông tin tác động một
chiều (chỉ cung cấp thông tin cho thính giả) thì trong các chương trình phát
thanh tương tác, hệ thống liên kết hai chiều đã được thiết lập rõ ràng. Đặc


16

trưng chủ yếu của phát thanh tương tác chính là ở chỗ thính giả có khả năng
tác động trực tiếp vào nội dung chương trình. Mỗi chương trình thường hướng
đến một nhóm đối tượng nhất định.
- Sự giao lưu với thính giả khiến chương trình sinh động, hấp dẫn, linh
hoạt, cuốn hút người nghe.
Qua những yếu tố vừa nêu trên, có thể rút ra một khái niệm ban đầu về

phát thanh tương tác như sau: “Tương tác trong phát thanh là sự giao lưu, tác
động qua lại giữa những người thực hiện chương trình phát thanh và thính giả
về các nội dung mà chương trình đề cập nhằm mục đích trao đổi thông tin,
đem lại cho cả hai bên những nhận thức mới, làm thỏa mãn nhu cầu thông tin
đa chiều và nhu cầu được tham gia vào các chương trình phát thanh của thính
giả. Người làm phát thanh từ những thông tin phản hồi của thính giả có thể
điều chỉnh nội dung, cách thức thể hiện để đáp ứng nhu cầu thông tin của
công chúng thời hiện đại”.
1.2.2. Ưu thế của phát thanh tương tác
Là một trong những cách làm khá mới mẻ hiện nay của phát thanh
nước ta, phát thanh tương tác đang ngày càng chứng tỏ những ưu thế vượt trội
của nó.
- Thính giả của chương trình phát thanh tương tác không chỉ nghe thụ
động một chiều mà còn có thể trình bày ý kiến, quan điểm của mình đối với
những vấn đề mà chương trình đề cập. Họ sẽ mang đến cho chương trình
những thông tin thiết thực từ nhiều góc độ khác nhau. Người nghe có thể xen
vào nội dung và góp phần định hướng phát triển của nội dung vấn đề họ quan
tâm. Tiếng nói của thính giả trong các chương trình phát thanh tương tác sẽ
xóa đi tính một chiều, áp đặt của thông tin. Vì thế thông tin trong các chương
trình phát thanh tương tác trở nên đa chiều và có tính khách quan hơn.


17

- Phát thanh tương tác cho phép người nghe tác động đến chương
trình mình tham gia. Với một kịch bản mở, nội dung chương trình phát thanh
tương tác không chỉ là những thông tin mà phóng viên, biên tập viên soạn ra
theo quan điểm mà còn là những thông tin phản hồi đa chiều từ phía người
nghe. Với cách làm này, phát thanh tương tác sẽ thay đổi cách nghe đài, cách
thức tiếp nhận thông tin của thính giả (từ thụ động sang chủ động).

- Sự tương tác trong chương trình phát thanh thúc đẩy quá trình dân
chủ hóa thông tin trong cơ chế truyền thông. Thính giả tham gia vào chương
trình đã khẳng định báo chí của chúng ta thực sự là diễn đàn của nhân dân, là
nơi nhân dân có thể phát biểu ý kiến, trình bày tâm tư, nguyện vọng. Thính
giả từ chỗ chỉ là người tiếp nhận thông tin một chiều, đến với chương trình
phát thanh tương tác họ đã trở thành một thành viên của chương trình. Lúc
này họ đóng hai vai: vừa là đối tượng tiếp nhận thông tin, vừa là người tham
gia vào quá trình xử lý thông tin, góp phần quyết định nội dung chương trình.
Họ gợi mở thông tin, nên lên những vấn đề cần bàn, làm cho quá trình thông
tin được dân chủ hóa sâu sắc. Sự giao lưu của thính giả đối với chương trình
sẽ tạo nên một diễn đàn ngôn luận dân chủ, công khai.
- Không chỉ tạo ra một kênh thông tin dân chủ hơn, phát thanh tương
tác còn tạo ra những chương trình mang đậm hơi thở đời sống, gần gũi thiết
thực với bạn nghe đài. Khi tham gia vào các chương trình tương tác, thính giả
có thể bày tỏ, phản ánh những sự kiện, hiện tượng tốt, xấu trong đời sống, có
thể đặt câu hỏi từ những thắc mắc về sản xuất, kinh doanh, sức khỏe, tình yêu,
hôn nhân gia đình, chế độ chính sách, hoặc yêu cầu ca nhạc…
- Chương trình phát thanh tương tác cho thính giả cảm giác như được
trực tiếp trò chuyện với những người thực hiện chương trình. Bởi những câu
hỏi, những ý kiến của thính giả tham gia trong chương trình thường là câu
hỏi/ ý kiến của nhiều người, khiến cho thắc mắc của một người được giải đáp


18

cho nhiều người. Sức thu hút công chúng của chương trình phát thanh tương
tác chính là ở chỗ đó. Tích hợp tính tương tác, phát thanh sẽ kéo thính giả đến
gần hơn với chương trình, và phát thanh sẽ trở thành “phát thanh của mọi
nhà”. Khi đã tạo ra được những liên kết chặt chẽ hơn với thính giả, khả năng
cạnh tranh của chương trình phát thanh sẽ tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong

môi trường thông tin mở như hiện nay.
- Ý kiến của thính giả được chuyển đến chương trình bằng nhiều hình
thức: Thư gửi bưu điện, thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại trực tiếp. Nếu là
chương trình phát thanh trực tiếp thì sau khi gọi điện thoại đến chương trình,
ngay lập tức thính giả được giải đáp hoặc được chia sẻ. Nhu cầu muốn biết,
muốn được chia sẻ, giao lưu của thính giả được thỏa mãn tức thời. Tính tương
tác trong các chương trình phát thanh tạo ra một cơ chế thông tin sát hợp và
nhanh chóng. Điều đó làm cho người nói và người nghe gần gũi nhau, hiểu
biết nhau để đi đến sự hiểu biết chung, làm thay đổi nhận thức và hành động
tích cực. Những thắc mắc, nhu cầu, tình cảm của công chúng được phản ánh
tức thì, được đáp ứng tức thì, mang lại hiệu quả truyền thông cao. Điều này
khẳng định tính liên tục và sự thực hiện đầy đủ, nhanh chóng một quy trình
truyền thông radio.
- Một chương trình phát thanh tương tác có thính giả tham gia, tính đối
tượng của chương trình được cụ thể hóa và được nâng cao. Khi đối tượng
phục vụ càng được xác định cụ thể thì chương trình càng gắn bó, có ý nghĩa
thiết thực đối với thính giả. Thu hút thính giả tham gia vào chương trình là
cách để chương trình phát thanh gắn với họ, thuộc về họ. Những người làm
chương trình có cơ hội để nắm bắt nhu cầu, tâm lý, sơ thích, đặc điểm của
nhóm đối tượng mà chương trình hướng tới, từ đó tiếp tục xây dựng nội dung
chương trình theo hướng đối tượng hóa. Chương trình nào càng khu biệt rõ
đối tượng phục vụ của mình, hiệu quả truyền thông càng cao.


19

- Phát thanh tương tác với sự tham gia của thính giả làm cho chương
trình sinh động, đa thanh, và có sức hấp dẫn, thu hút sự chú ý của bạn nghe
đài. Chương trình phát thanh tương tác có điểm khác biệt rất lớn so với
chương trình không tương tác, đó chính là sự đa dạng lời nói. Nếu như

chương trình phát thanh bình thường chỉ có giọng nói của biên tập viên, phát
thanh viên, hoặc đối tượng phỏng vấn thì phát thanh tương tác có thêm một
dạng lời nói nữa, đó là lời nói của thính giả. Tiếng nói của thính giả làm cho
chương trình đa dạng hơn bởi thính giả có thể là nông dân, tiểu thương, trí
thức, công nhân, bác sĩ, giáo viên… ở nhiều địa phương khác nhau, với nhiều
trình độ khác nhau. Sự đan xen giữa giọng nam – nữ, chất giọng Bắc – Trung
– Nam, các vùng miền, cùng với âm thanh hiện trường – âm thanh phòng thu
khiến chương trình có tính đa thanh rõ nét.
Tính đa dạng về ngôn ngữ, âm sắc giọng nói làm nên sắc màu văn hóa
phong phú của chương trình phát thanh tương tác. Sự tham gia của thính giả
vào chương trình phát thanh đem lại niềm tin tưởng, cảm giác gần gũi, gắn bó
giữa chương trình và thính giả. Bởi sự xuất hiện của tiếng nói thính giả đã kéo
chương trình này xích lại gần công chúng hơn, đem lại cho họ cảm giác gần
gũi, thân quen, làm cho người nghe cảm nhận rằng chương trình đó dành cho
chính mình.
Từ những vấn đề đã trình bày trên đây, có thể phác họa những nét
khác nhau căn bản của phát thanh tương tác so với phát thanh không tương
tác như sau:
Tiêu chí so

Chương trình phát thanh

Chương trình phát thanh

sánh

không tương tác

tương tác


Người tham Người dẫn chương trình, phóng Thính giả tham gia vào chương
gia lên sóng viên, phát thanh viên

trình

cùng

với

người

dẫn


20

chương trình, phóng viên, biên
tập viên.
Tính đối

Thấp

tượng

Cao. Chia thành nhiều nhóm đối
tượng thính giả khác nhau theo
các tiêu chí cụ thể.

Cách thức


Tiếp nhận thông tin một chiều Có sự trao đổi thông tin qua lại

tiếp cận

→ Bị động

Ngôn ngữ

- Chất đối thoại giao lưu ít, đọc - Chất đối thoại, giao lưu được

→ Chủ động

nhiều hơn nói.

tăng cường, ngôn ngữ nói là chủ

- Dạng lời nói đơn điệu.

yếu.
- Dạng lời nói đa dạng, phong
phú.

Tính chất

- Tính thân mật, gần gũi bị hạn - Tăng cường sự gần gũi, thân

chương

chế.


trình

- Người tham gia sản xuất - Người tham gia sản xuất

mật, gắn bó với thính giả.

chương trình không phải xử lý chương trình phải có năng lực
các tình huống bất ngờ

xử lý các tình huống bất ngờ,

- Kém phần sống động, hấp dẫn. ngoài kịch bản.
- Sống động, hấp dẫn, mang
đậm hơi thở cuộc sống.
Chủ thể

- Chương trình mang dấu ấn cá - Đề cao vai trò làm việc theo

sáng tạo

nhân rõ nét.

nhóm, chương trình mang dấu
ấn của cả nhóm.

Kịch bản

- Kịch bản đóng.

- Hầu hết các chương trình phát

thanh tương tác phát sóng trực


×