Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại căn cứ địa k20 – quận ngũ hành sơn – thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI CĂN CỨ ĐỊA K20 - QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện

: ĐỖ LÊ TUẤN THANH

Chuyên ngành

: VĂN HÓA - DU LỊCH

Lớp

: 14CVNH

GV hƣớng dẫn

: ThS. TĂNG CHÁNH TÍN

Đà Nẵng, 04/2018



LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được hoàn thành nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, sự động viên
của gia đình, sự giúp đỡ của bạn bè và đặc biệt là sự giúp đỡ của quý Thầy Cô
Khoa Lịch Sử. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô Khoa Lịch
Sử - Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tâm giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Tăng Chánh Tín đã tận tình
hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Cảm ơn đến tất cả các du khách,
người dân đang sinh sống tại Khu di tích Căn cứ địa cách mạng K20 đã dành
khoảng thời gian quý báu của mình để trả lời câu hỏi điều tra của đề tài khóa
luận.
Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn đến Phòng Văn hóa – Thông tin quận
Ngũ Hành Sơn, Ban Quản lý Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, Ban Quản
lý Khu di tích Căn cứ địa cách mạng K20 đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp tài
liệu, số liệu, đóng góp ý kiến cho đề tài khóa luận này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nỗ lực trong quá trình thực hiện nhưng do
còn nhiều lý do hạn chế chủ quan và khách quan nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy
Cô, bạn bè để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 04 năm
2018
Sinh viên

Đỗ Lê Tuấn Thanh



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................... 2

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 4

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 4

5.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................... 4

6.

Đóng góp của Khóa luận.................................................................................. 6

7.


Bố cục Khóa luận............................................................................................. 6

PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................. 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG K20 – THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG....................................................................................................... 7
1.1. Khái quát về căn cứ địa cách mạng.................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm của căn cứ địa cách mạng, căn cứ “lõm”........................................ 7
1.1.2. Phân loại căn cứ địa cách mạng....................................................................... 7
1.1.3. Vai trò của căn cứ địa cách mạng..................................................................... 7
1.1.4. Một số căn cứ địa cách mạng tại Việt Nam..................................................... 8
1.2. Căn cứ địa cách mạng K20 – thành phố Đà Nẵng............................................ 9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và truyền thống cách mạng...................................9
1.2.2. Vai trò của Căn cứ địa K20 trong công cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc
................................................................................................................................. 12
1.2.2.1. Trong kháng chiến chống Pháp................................................................. 12
1.2.2.2. Trong kháng chiến chống Mỹ.................................................................... 15
1.2.3. Các giá trị của Căn cứ địa K20...................................................................... 17
1.2.3.1. Giá trị lịch sử............................................................................................ 17


1.2.3.2. Giá trị văn hóa.......................................................................................... 19
1.2.3.3. Giá trị cảnh quan, sinh thái....................................................................... 19
1.2.3.4. Giá trị giáo dục truyền thống.................................................................... 21
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH CĂN

CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG K20 – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.................................. 22
2.1. Thực trạng phát triển du lịch ở một số căn cứ địa tại Việt Nam.......................22
2.2. Thực trạng phát triển du lịch tại Căn cứ địa K20 hiện nay..............................25
2.2.1. Một số tài nguyên được đưa vào phát triển du lịch........................................ 26

2.2.1.1. Nhà truyền thống K20................................................................................. 26
2.2.1.2. Nhà ông Huỳnh Phiên (Huỳnh Vấn)........................................................... 26
2.2.1.3. Nhà thờ Bà Nhiêu....................................................................................... 28
2.2.1.4. Nhà thờ tộc Huỳnh...................................................................................... 31
2.2.1.5. Nhà ông Huỳnh Trưng................................................................................ 32
2.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật..................................................... 34
2.2.3. Chính sách đầu tư cho phát triển du lịch........................................................ 35
2.2.4. Một số tour, tuyến du lịch.............................................................................. 36
2.2.5. Số lượng, thành phần khách du lịch............................................................... 37
2.2.6. Các hoạt động của du khách.......................................................................... 39
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI

KHU DI TÍCH CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG K20 - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
................................................................................................................................. 41
3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp...................................................................................... 41
3.1.1. Chính sách quy hoạch, phát triển du lịch của địa phương..............................41
3.1.2. Ý kiến phản hồi của du khách...................................................................... 43
3.1.3. Ý kiến, nguyện vọng của người dân K20...................................................... 45
3.2. Một số đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch tại căn cứ địa K20 Đà

Nẵng 46
3.2.1. Giải pháp nghiên cứu quy hoạch tổng thể Khu căn cứ địa K20....................46


3.2.2. Giải pháp nghiên cứu, tôn vinh giá trị của căn cứ địa K20...........................47
3.2.3. Giải pháp đầu tư phục hồi, tôn tạo các di tích.............................................. 47
3.2.4. Giải pháp phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật.......................48
3.2.5. Giải pháp xây dựng tour tuyến du lịch.......................................................... 49
3.2.6. Giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch...................................52
3.2.7. Giải pháp để quảng bá, tuyên truyền............................................................. 53

3.2.8. Giải pháp khai thác và phát huy hiệu quả lao động địa phương phục vụ tại Khu
Căn cứ cách mạng K20............................................................................................ 54
KẾT LUẬN............................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 56
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một
hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một
nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt
kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều
nước. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông
qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của
du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu
cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa
bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn… Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng
khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa. Du lịch Việt Nam ngày càng
được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình
chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận
được sự quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành ở Việt Nam đã và đang đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để
đầu tư trong định hướng phát triển của đất nước. Trong đó, Đà Nẵng được các
ban ngành đoàn thể và cơ quan chức năng đưa vào thành phố trọng điểm phát
triển kinh tế du lịch.
Đà Nẵng là một thành phố nằm ở miền Trung Việt Nam, có vị trí gần như là
trung tâm khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Sở hữu rất nhiều

cảnh quan thiên nhiên đa dạng, các khu du lịch đẳng cấp, di tích lịch sử, bảo
tàng,… tạo nên sự phong phú cho du lịch Đà Nẵng. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là
điểm trung chuyển của 3 di sản văn hóa nổi tiếng thế giới là Cố đô Huế, phố cổ
Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Với những lợi thế như vậy, Đà Nẵng trở thành một
trong những trung tâm du lịch thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Theo đó, loại hình du lịch cũng được phong phú hơn để thỏa mãn nhu cầu du lịch
ngày càng tăng của xã hội. Bên cạnh những hình thức Teambuilding, du lịch
1


khám phá, du lịch mạo hiểm,… đang được ưa chuộng trên thị trường, thì loại
hình trở về chiến trường xưa hay tham quan, học tập tại các di tích lịch sử cũng
đang được thành phố tập trung đưa vào khai thác và phát triển. Điển hình là tại
Khu căn cứ địa cách mạng K20.
K20 là tên gọi do Quận ủy Quận 3 (Đà Nẵng) đặt để làm mật hiệu liên lạc thời
chống Mỹ. Khu căn cứ cách mạng K20 nằm trên địa bàn Khu dân cư Đa Mặn 5,
phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn. Nơi đây còn lưu giữ những di vật, hiện vật và
hệ thống hầm bí mật trong kháng chiến chống Mỹ, có giá trị minh chứng lịch sử về một
thời đấu tranh ngoan cường, bất khuất ngay trong lòng địch của cán bộ và nhân dân
K20 thành phố Đà Nẵng. Khu căn cứ cách mạng K20 được Bộ Văn hóa - Thể thao và
Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2010. Hiện nay, Khu di tích căn cứ địa cách
mạng K20 được thành phố Đà Nẵng đầu tư chỉnh trang, nâng cấp khang trang nhưng
nơi vẫn giữ được nét đẹp hiền hòa, yên ả của một vùng quê ngay giữa lòng đô thị để du
khách trong thành phố, trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về những giá trị
lịch sử được lưu lại. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp
phát triển du lịch tại căn cứ địa K20 – quận Ngũ Hành Sơn

– thành phố Đà Nẵng” để làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến nội dung đề tài đã có một số công trình trong nước phản ánh,

đề cập với các cấp độ và từ những cách tiếp cận khác nhau, cụ thể là:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn “Mấy vấn đề về đường lối quân sự
Việt Nam và Đường lối quân sự của Đảng ta là ngọn cờ trăm trận trăm thắng
của chiến tranh nhân dân ở nước ta” đã khái quát ở góc độ lý luận về căn cứ địa
cách mạng, cụ thể là các khái niệm về căn cứ địa, các hình thức phát triển, cơ sở
xây dựng và vai trò của căn cứ địa trong chiến tranh nhân dân.
Các bài viết “Vài suy nghĩ về hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam”;
“Căn cứ địa cách mạng truyền thống và hiện tại” của tác giả Trần Bạch Đằng và
tác giả Văn Tạo được đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự đã tập trung làm rõ
những vấn đề về căn cứ địa nói chung như: Khái niệm, tính chất, nguồn gốc, đặc
điểm,… trên cơ sở đó các tác giả đã nêu lên những nét đặc trưng của căn cứ địa


Việt Nam và căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
2


Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, tập III (1954 – 1975) của Đảng bộ
tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng; Lịch sử Đảng bộ Quận Sơn Trà (1930 – 1975) của
Ban Chấp hành Đảng bộ Quận Sơn Trà; Lịch sử Đảng bộ Quận Ngũ Hành Sơn
(1930 – 2000) là công trình mô tả một cách khái lược về sự ra đời của Căn cứ
lõm K20, nơi có trú được từ 50 – 100 chiến sĩ biệt động. Tuy nhiên, vai trò cụ thể
của Căn cứ K20 về quân sự, chính trị,… chưa được đề cập đến.
Trong công trình “Vành đai diệt Mỹ trên chiến trường Khu 5 – một sáng
tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam” của Bộ Tư lệnh Quân khu V – Viện
Lịch sử Quân sự Việt Nam có bài “Căn cứ lõm” trong hoạt động của vành đai
diệt Mỹ của Nguyễn Quang Tuấn đã luận giải từ thực tiễn vai trò, vị trí, tính chất
hoạt động của một số “Căn cứ lõm” ở Đà Nẵng như K20, Thạc Gián, Thanh
Khê, Hồng Phước,…
Trong đó, Căn cứ K20 được tác giả nhìn nhận như là “Căn cứ lõm điển

hình” ở Đà Nẵng trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Mặc dù vậy, quá
trình xây dựng, vai trò về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và đặc điểm của
Căn cứ K20 vẫn chưa được làm rõ.
Công trình Lịch sử đấu tranh cách mạng và xây dựng Đảng bộ phường Bắc
Mĩ An (1930 – 2005) do Đảng bộ hai phường Mỹ An và Khuê Mĩ ấn hành năm
2010 đã trình bày một cách khái lược về sự ra đời, tổ chức và hoạt động của Căn
cứ K20 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Một số bài báo về khai thác du lịch tại K20, điển hình như bài viết trên báo
Đà Nẵng: “Di tích K20 – điểm đến còn bỏ ngõ” số ra ngày 20/10/2015 của tác
giả Nhật Hạ đã trình bày được các sản phẩm độc đáo để khai thác các giá trị của
Căn cứ K20, những nguyên nhân tại đây chưa được khai thác hiệu quả để đáp
ứng nhu cầu giáo dục truyền thống cũng như chưa đẩy mạnh phát triển du lịch tại
địa phương.
Ngoài ra còn một số bài nghiên cứu về Căn cứ K20 được đăng trên các Tạp
chí khoa học và các trang báo điện tử như www.vietnamtourism.com,
tourism.danang.gov.vn, toptendulichdanang.com,… đã trình bày một cách khái
quát về vai trò của Căn cứ K20 trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ cứu nước cũng như K20 ngày nay. Tuy nhiên, đây chỉ mới dừng lại ở
3


một bài báo mà chưa thật sự đi sâu vào thành công trình nghiên cứu khoa học
đưa ra các giải pháp cũng như định hướng phát triển du lịch tại Khu Căn cứ K20.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp những thông
tin quan trọng về Căn cứ K20 trong kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, cho đến
nay vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào đi sâu nghiên cứu về quá trình
xây dựng, đặc điểm và những đóng góp của Căn cứ K20 đối với cuộc kháng
chiến chống Mỹ. Cũng như nghiên cứu về phát triển du lịch tại Căn cứ địa K20 –
thành phố Đà Nẵng.
3.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình hình thành, vai trò, các giá trị và đóng góp của căn cứ

địa cách mạng K20. Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch hiện nay tại căn cứ
địa cách mạng K20 đối với địa phương. Qua đó, nghiên cứu các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả phát triển du lịch nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giảng
dạy, giáo dục truyền thống của người dân địa phương, đáp ứng nhu cầu tham
quan, thăm lại chiến trường xưa DMZ của các cựu chiến binh và để du khách
trong nước và quốc tế hiểu hơn về cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
của nhân dân Ngũ Hành Sơn nói riêng và Đà Nẵng nói chung.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển du lịch và các giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch tại Căn cứ K20 hiện nay.
+

Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Tìm hiểu vai trò lịch sử của Căn cứ địa K20 từ năm 1954 đến

nay. Những giá trị và thực trạng khai thác du lịch từ khoảng năm 2010 đến nay.
Tuy nhiên, để việc trình bày nội dung chính được logic, đề tài được đề cập khái
quát truyền thống và cách mạng của nhân dân K20 trước năm 1954.
+

Về không gian: khu Căn cứ K20 thuộc địa bàn thuộc địa bàn phường Khuê


Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.
5.

Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
-

Nguồn tư liệu:

4


+ Các văn kiện: Hệ thống các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam về cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ cứu nước.
+ Tác phẩm của các vị lãnh tụ và lãnh đạo: Tác phẩm của Hồ Chí Minh, lãnh
đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội về cách mạng giải phóng dân tộc, về cuộc
kháng chiến chống Mỹ, về căn cứ địa cách mạng trong chiến tranh giải phóng
dân tộc.
+

Tài liệu lưu trữ: Các tài liệu liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp,

chống Mỹ cứu nước hiện được lưu trữ ở Bộ tư lệnh Quân khu V; Viện Lịch sử
Quân sự Việt Nam; Viện Lịch sử Đảng; Ban Tuyên giáo thành phố Đà Nẵng. Ban
Quản lý Khu di tích Ngũ Hành Sơn và Ban Quản lý Khu di tích K20 – thành phố
Đà Nẵng.
+

Các công trình nghiên cứu đã công bố: Các công trình nghiên cứu về việc


kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước của Viện Lịch sử Quân sự Việt
Nam, Viện Lịch sử Đảng,…; Các chuyên khảo, bài viết, báo cáo khoa học đã
được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong những năm gần đây. Các công
trình Lịch sử Đảng bộ, Lịch sử kháng chiến và Lịch sử lực lượng vũ trang nhân
dân địa phương của thành phố Đà Nẵng và quận Ngũ Hành Sơn; Các luận án,
luận văn về đề tài căn cứ địa cách mạng đã được bảo vệ và xuất bản.
+

Tài liệu khảo sát thực tế: Tài liệu khảo sát thực địa tại di tích căn cứ địa

cách mạng K20 và xung quanh địa bàn nghiên cứu.
+

Các hồi ký cách mạng: Hồi ký và lời kể của các cán bộ lão thành cách

mạng, nhân chứng lịch sử còn sống đã và đang hoạt động, sinh sống trên địa bàn
nghiên cứu.
+

Báo cáo hoạt động của Ban Quản lý Khu di tích K20 và Ban Quản lý Khu

di tích Ngũ Hành Sơn qua các năm.
-

Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra

trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng một số phương pháp: So sánh, thống kê,
phân tích, tổng hợp , khái quát trên cơ sở nguồn tư liệu văn bản, thực địa và tiếp


5


xúc với chính quyền địa phương, Ban Quản lý Khu di tích Ngũ Hành Sơn, Ban
Quản lý Khu di tích Căn cứ địa cách mạng K20, các nhân chứng lịch sử.
6.

Đóng góp của Khóa luận
Nghiên cứu, tìm hiểu một cách căn bản và tương đối đầy đủ về Căn cứ K20

nhằm phục vụ công tác giáo dục truyền thống và bổ sung tư liệu về hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của quân và dân thành phố Đà
Nẵng. Bên cạnh đó, đề tài cũng tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch tại Căn cứ
K20 và nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch tại
đây. Nhằm góp phần bổ sung thêm loại hình du lịch tại Đà Nẵng thêm đa dạng,
cũng như đóng góp vào nền kinh tế của người dân xung quanh khu vực Căn cứ
K20 địa phương nói riêng cũng như thành phố Đà Nẵng nói chung.
7.

Bố cục Khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Khóa luận có phần nội

dung chia làm ba chương:
-

Chương 1: Tổng quan về Căn cứ địa cách mạng K20 – Thành phố Đà
Nẵng.

-


Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại Khu di tích Căn cứ địa cách
mạng K20 – thành phố Đà Nẵng.

-

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch tại Khu di tích
Căn cứ địa cách mạng K20 – thành phố Đà Nẵng.

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG K20 –
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1. Khái quát về căn cứ địa cách mạng
1.1.1. Khái niệm của căn cứ địa cách mạng, căn cứ “lõm”
Theo Từ điển thuật ngữ quân sự Việt Nam: “Căn cứ địa cách mạng là vùng
lãnh thổ và dân cư do lực lượng cách mạng làm chủ, tương đối an toàn (có thể
là vùng tự do hoặc căn cứ du kích đã được xây dựng, củng cố vững chắc).” [5,
tr.127]
Cuốn Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông do Phan Ngọc Liên chủ biên định
nghĩa: “Căn cứ địa cách mạng là khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố”địa lợi,
nhân hòa”, “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, có cơ sở vững chắc về chính trị
và quân sự, được dùng làm nơi xây dựng lực lượng cách mạng để từ đó phát
triển rộng ra nơi khác”. [27, tr.77]
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu ta thấy rằng, căn cứ “lõm” là thuật ngữ dùng
để chỉ căn cứ địa cách mạng của ta song điểm khác cơ bản giữa căn cứ địa bình
thường và căn cứ “lõm” là ở địa bàn, phạm vi hoạt động, trong khi căn cứ địa là
khu vực lãnh thổ và dân cư do ta làm chủ, tương đối an toàn thì căn cứ lõm là

“Căn cứ của lực lượng kháng chiến nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm trong
kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ; xuất hiện trong chiến tranh
nhân dân Việt Nam để đấu tranh chống địch có hiệu quả. Căn cứ lõm thường có
quy mô không lớn nhưng chiếm vị trí xung yếu mà lực lượng kháng chiến dựa
vào đó để xây dựng và phát triển lực lượng phục vụ cho đấu tranh chính trị và
đấu tranh vũ trang trong vùng địch hậu.” [5, tr.96]
1.1.2. Phân loại căn cứ địa cách mạng
Theo Từ điển thuật ngữ quân sự Việt Nam: “Theo đơn vị hành chính, có căn
cứ địa cách mạng: Trung ương, địa phương, cơ sở. Theo địa hình và vùng lãnh
thổ, có căn cứ địa cách mạng: ở đồng bằng, vùng núi, đô thị”. [5, tr.127]
1.1.3. Vai trò của căn cứ địa cách mạng
7


Cuốn Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông: “Căn cứ địa là nơi cung cấp sức
mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ về tinh thần, chính trị trong cách mạng và
kháng chiến.” [27, tr.77]
Cũng theo các nguồn tư liệu khác được nghiên cứu cũng cho thấy được vai
trò của các căn cứ địa cách mạng. Cụ thể:
“Căn cứ địa ở Việt Nam là chỗ dựa, nơi bày thế trận tiêu diệt đối phương tại
chỗ, đồng thời làm nơi xuất phát, bàn đạp cho các lực lượng kháng chiến tiến
công địch ở bên ngoài căn cứ, tạo điều kiện cho phong trào du kích chiến tranh
phát triển ở vùng tạm bị chiếm, góp phần tạo ra cục diện chiến trường ngày
càng có lợi cho cách mạng và kháng chiến.”
1.1.4. Một số căn cứ địa cách mạng tại Việt Nam
Trên phạm vi cả nước, ngay trong kháng chiến chống Pháp, hàng loạt căn
cứ địa ra đời và từng bước phát triển, như: Việt Bắc, các chiến khu Thanh - Nghệ
-

Tĩnh, Nam - Ngãi - Bình - Phú, Chiến khu Đ, Đồng Tháp Mười, U Minh,


Dương Minh Châu…
Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc trở thành hậu phương lớn
của tiền tuyến miền Nam. Trên cơ sở các chiến khu cũ, hàng loạt căn cứ địa cách
mạng được xây dựng và phát triển trong thế xen kẽ và thông nối toàn bộ chiến
trường miền Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, Căn cứ địa Việt Bắc trở thành
Thủ đô kháng chiến của cả nước. Trong kháng chiến chống Mỹ, Vĩnh Linh, rồi
Tây Ninh trở thành “Thủ đô kháng chiến” của miền Nam. Các khu, tỉnh, huyện,
xã đều có căn cứ địa, “Thủ đô kháng chiến” của riêng mình.
Việt Bắc là một vùng phía Bắc Hà Nội trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp bao trùm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Ngày nay nó thường được hiểu là khu vực
gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái
Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái. Việt Bắc
là căn cứ địa cách mạng ra đời sớm nhất và lớn nhất, được gọi một cách văn hoa
là “Thủ đô kháng chiến”, bởi đây là nơi trú đóng của đầu não Đảng Cộng sản
Việt Nam thời trước khi khởi nghĩa năm 1945, và là nơi trú đóng của đầu não
chính phủ Việt Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Nó
8


cũng được gọi là “Thủ đô gió ngàn”, tên gọi này được bắt nguồn từ bài thơ
“Sáng tháng năm” của nhà thơ Tố Hữu. Quá trình củng cố, phát triển của căn cứ
địa Việt Bắc gắn liền với hoạt động lãnh đạo cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ.
Chiến khu Đ là một căn cứ quân sự ở miền Đông Nam bộ của Mặt trận Việt
Minh và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và của
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân Giải phóng Miền
Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Chiến khu được thành lập vào tháng
2 năm 1946, bao gồm 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An
(nay thuộc thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).

Căn cứ địa U Minh là căn cứ cách mạng trong các thời kỳ chống Pháp,
chống Mỹ và có lúc là căn cứ của nghĩa quân Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung
Trực. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, nơi đây là căn cứ của Quân khu IX,
Xứ uỷ, Trung ương Cục Miền Nam, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam Bộ. U
Minh Thượng có kinh xáng Chắc Băng là trung tâm khu tập kết 200 ngày thi
hành Hiệp định Giơnevơ của miền Nam. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đồng chí
Võ Văn Kiệt và một số đồng chí lão thành Cách mạng xây dựng lại cơ sở, gây
dựng lại phong trào. Và từ đó, U Minh Thượng là căn cứ Cách mạng của Liên
Tỉnh ủy miền Tây (sau được đổi tên là Khu Tây Nam Bộ, tức Khu IX), Liên Tỉnh
ủy Hậu Giang, là nơi thành lập Tỉnh ủy lâm thời Rạch Giá,…
1.2. Căn cứ địa cách mạng K20 – thành phố Đà Nẵng
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và truyền thống cách mạng
Về vị trí địa lý, Căn cứ K20 nằm trên địa bàn khu dân cư Đa Mặn 5 (thuộc
phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) cách phố cổ Hội An khoảng 20km và
danh thắng Ngũ Hành Sơn khoảng 1,5km về phía Tây; cách trung tâm thành phố
Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông Nam; phía Đông, phía Bắc giáp đường quy
hoạch khu số 4 mở rộng – Nam cầu Tuyên Sơn; phía Tây giáp đường Trần Hưng
Đạo; phía Nam giáp đường cách ly đường dây 110KV. Có diện tích gần 9ha, dân
cư ở đây thưa thớt, sống trong khu căn cứ chỉ vài trăm hộ, co cụm thành từng
xóm nhỏ về phía Nam, giữa vùng đất thấp để tiện cho việc sản xuất nông nghiệp
trồng lúa và hoa màu.
9


Theo các nhân chứng lịch sử, trong thời kỳ chống Mỹ địa bàn Căn cứ K20
bao gồm các xóm Đa Phước (xóm Cát), Nước Mặn (xóm Đồng) và một phần của
làng Mĩ Thị, Bà Đa thuộc quận III – Đà Nẵng, trung tâm căn cứ chính là xóm
Đồng với lũy tre bao bọc xung quanh, cây cối rậm rạp; phía Đông tiếp giáp với
song và đồng ruộng , phía Tây giáp sông Cổ Cò, Hòa Quý, Hòa Xuân; phía Nam
giáp cánh đồng trũng vào tới đập Bờ Quan, phía Bắc giáp cánh đồng rộng lớn

kéo dài xuống đập Mĩ Thị. Mỹ - Ngụy muốn vào xóm Đồng thì phải qua một
chiếc cầu độc đạo. Vì bốn phía đều trống nên việc cảnh giới, bảo vệ cho căn cứ
rất thuận lợi, có thể phát hiện địch hoặc người lạ vào xóm từ xa để báo động cho
cán bộ cách mạng xuống hầm bí mật trú ẩn.
Tại xóm Đồng thời bấy giờ có tổng cộng 32 hộ dân sinh sống và ở đây lúc
cao điểm có thể che giấu được gần 100 cán bộ, du kích, chiến sĩ biệt động của ta.
Với địa thế thuận lợi, được che chở, bao bọc giữa ranh giới tự nhiên nên nơi đây
đã trở thành điểm khởi đầu cho việc thông tin liên lạc từ vùng giải phóng vào căn
cứ và từ căn cứ vào trung tâm thành phố bằng hệ thống giao thông thủy, bộ.
Do đặc điểm vị trí, địa hình nói trên nên K20 luôn được cả ta và địch xác
định là một địa điểm trọng yếu ở phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng. Địch sử
dụng nơi này làm chốt chặn, kiểm soát lực lượng cách mạng, tạo ra hành lang
quân, dân sự bảo vệ trung tâm thành phố ở phía Đông Nam, trong khi đó ta xác
định đây là địa bàn chiến lược để xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng,
cầu nối giữa cách mạng địa phương với vùng giải phóng, là bàn đạp để lực lượng
vũ trang của ta từ hậu cứ phục kích vào vùng địch hậu.
Về khí hậu, Căn cứ K20 nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ
o

trung bình hàng năm là 25 – 26 C; lượng mưa trung bình ở mức 2066mm, mưa
tập trung nhiều vào các tháng 9,10,11,12 và chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa
hàng năm; độ ẩm trung bình là 82%.
Về chế độ gió, ở đây có hai hướng gió chủ đạo là gió Đông và gió Bắc. Gió
Đông thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm và gió Bắc thịnh hành từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Vì gần biển nên hàng năm nơi đây cũng thường
phải đón nhận các đợt gió bão từ biển Đông thổi vào, với cấp bão thường gặp là
cấp 9 đến cấp 10, rơi vào khoảng thời gian từ tháng 9 dến tháng 12.
10



Về chế độ thủy văn, vùng Căn cứ K20 trong chống Mỹ tiếp giáp với biển và
các con sông nên vào mùa mưa, nhiều khu vực ở đây bị ngập nước và xâm thực
mặn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, hoạt động sản xuất nông nghiệp của
nhân dân.
Theo sử cũ, quá trình “Nam tiến” vùng đất Đa Mặn, Mĩ Thị, Bà Đa đã được
những cư dân Việt ở phía Bắc đèo Ngang vào khai phá và sinh sống từ những
thập niên cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI. Tại đây, trên các cánh đồng trũng, các
bãi bồi ven sông cư dân đã quầy tụ sinh sống chủ yếu dựa trên sản xuất nông
nghiệp trồng lúa nước và các loại hoa màu khác như khoai, sắn, ngô,… bên cạnh
phát triển nghề chài lưới, đánh bắt thủy sản trên các dòng sông lân cận. Cũng bắt
đầu từ đó, trên mảnh đất này cũng đã dần hình thành nên các làng như Khuê Bắc,
Mĩ Thị, xóm An Thượng, xóm Vạn Du,…
Vùng Căn cứ K20 trước đây là một khu vực khá hoang vu, đất đai khô cằn,
khí hậu khắc nghiệt rất khó để làm ăn sinh sống, nhưng bằng sự cần cù, chịu
thương, chịu khó những cư dân đầu tiên đi khai hoang lập ấp đã kiên trì bám đất,
đấu tranh với thiên nhiên để lập nên các xóm làng. Chính từ trong gian khổ đã tôi
rèn cho người dân nơi đây ý chí kiên cường và tinh thần cố kết cộng đồng rất cao
mà không phải nơi đâu cũng có được.
Nhân dân Căn cứ K20 luôn có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn
hóa dân tộc. Vì vậy, dù vất vả mưu sinh song những phong tục cổ truyền, những
sinh hoạt giải trí tinh thần, những lễ hội dân gian địa phương vẫn được người dân
gìn giữ, phát huy với nội dung hết sức phong phú, đa dạng phản ánh bức tranh
lao động đa màu sắc, thể hiện ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc.
Hiện nay, trước tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, diện tích đất sản xuất
nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, một bộ phận cư dân nơi đây đã nhanh chóng
chuyển đổi nền kinh tế sang các lĩnh vực khác như buôn bán, sản xuất đồ thủ
công bên cạnh bộ phận cư dân tiếp tục bán đất, bám ruộng để trồng lúa nước, hoa
màu làm cho bức tranh kinh tế nơi đây cũng có những chuyển biến tích cực.

11



1.2.2. Vai trò của Căn cứ địa K20 trong công cuộc kháng chiến, giải phóng
dân tộc
1.2.2.1. Trong kháng chiến chống Pháp
Cư dân Căn cứ K20 luôn mang trong mình tinh thần yêu nước nồng nàn sẵn
sang vùng lên quật khởi chống lại cường quyền áp bức, đạp đổ các thế lực ngoại
xâm. Trong lực sử chống ngoại xâm, vào trung đại nơi đây đã xuất hiện nhiều
nhân vật tiêu biểu như “danh tướng Trần Quang Diệu, đô úy tướng quân Trần
Viết Hậy và nhiều tấm gương tiêu biểu khác” [10, tr.19].
Bước sang thời cận đại khi thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước
ta ngày 1/9/1858, bằng lòng yêu nước nồng nàn nhân dân vùng Căn cứ K20 đã
cùng với nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp. Dưới ngọn cờ Cần Vương, tại
Quảng Nam, tiến sĩ Trần Văn Dư đã thành lập Nghĩa hội Quảng Nam đem quân
chống Pháp ở nhiều nơi, làm chủ tỉnh lỵ Quảng Nam trong vòng 3 năm từ 1885
đến 1887, trong thắng lợi chung đó, nhân dân vùng Căn cứ K20 đã góp phần
không nhỏ “Nhân dân các làng Khuê Bắc, Mĩ Thị, xóm An Thượng đã tích cực
tham gia Nghĩa hội Quảng Nam, theo Huỳnh Bá Chánh và Nguyễn Văn Diêu
tham gia đánh Pháp, đốt chợ Hà Thân để chặn nguồn tiếp tế của quân Pháp”
[11, tr.22].
Bước sang đầu thế kỷ thứ XX, trong phong trào yêu nước của các văn thân sĩ
phu như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Thái Phiên, Trần
Cao Vân,… nhân dân nơi đây tiếp tục hưởng ứng tích cực, có những thời điểm
vùng Bắc Mĩ An, Khuê Bắc đã trở thành một trong những địa bàn hoạt động của
phong trào Duy Tân, phong trào chống sưu cao, thuế nặng của nông dân Quảng
Nam và các tỉnh Trung Kỳ.
Có thể nói rằng trước khi trở thành một căn cứ nổi tiếng, một vùng đất
“thánh” của cách mạng Đà Nẵng dưới thời chống Mỹ thì ngay thời trung đại và
cận đại, K20 đã là một vùng đất anh hùng. Đặc biệt, từ khi có Đảng ra đời, dưới
ngọn cờ cách mạng nhân dân K20 tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh bất

khuất cho đến ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đánh dấu một mốc vàng
son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nước
12


Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Cùng với cả nước, nhân dân Đa Mặn, Mĩ
Thị, Bà Đa tích cực, hồ hởi hưởng ứng, tham gia xây dựng, bảo vệ thành quả
cách mạng vừa giành được, trong đó tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ lớn, cấp
bách là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Chính phủ cách mạng.
Đầu năm 1946, huyện Hòa Vang tiến hành sắp xếp, thay đổi đơn vị hành
chính trực thuộc. Lúc này, Đa Mặn, Mĩ Thị và Bà Đa thuộc xã An Bắc, huyện
Hòa Vang. Trên cơ sở đó ngày 16 tháng 01 năm 1946, tại nhà bà Xã Dậu xóm
Nước Mặn, dưới sự chủ trì của Ủy viên Thường vụ Huyện ủy Hòa Vang Nguyễn
Xuân Diệp, Chi bộ xã An Bắc được thành lập, lấy mật danh là Chi bộ Đặng
Tuyến. Khi mới thành lập Chi bộ có 3 đảng viên, đến tháng 9 năm 1946 tăng lên
9 đảng viên, gồm: Trần Viết Thăng, Nguyễn Luận (Bà Đa), Huỳnh Kim Bảng
(Mĩ Thị), Nguyễn Đẩu, Nguyễn Đấu, Nguyễn Thi, Đặng Sự (Đa Mặn) và Trần
Văn Hoa, Trần Văn Huyền (Sơn Thủy) do Trần Văn Hoa làm Bí thư.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chi bộ và chính quyền cơ sở, nhân dân Đa Mặn,
Mĩ Thị, Bà Đa càng tích cực tham gia vào các tổ chức cách mạng ở địa phương
như lực lượng tự vệ chiến đấu xã, các tổ chức đoàn thể quần chúng và đặc biệt,
nhiều thanh niên hăng hái xung phong tham đoàn quân Nam tiến vào chiến
trường miền Nam. Tất cả đã sẵn sàng cùng nhân dân Đà Nẵng và cả nước bước
vào một cuộc chiến không tránh khỏi với thực dân Pháp.
Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946. Tại Đà
Nẵng, sau hơn một tháng bị quân ta kháng cự quyết liệt, địch đã chiếm được
vùng nội thành. Từ đó chúng tung quân liên tục tổ chức những cuộc tiến công
lớn ra các vùng xung quanh để mở rộng phạm vi chiếm đóng. Cùng với đó,

chúng xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, tổ chức bộ máy tề ngụy khắp các thôn
ấp, và tăng cường thực hiện các cuộc càn quét nhằm bình định, kiểm soát và kìm
kẹp vùng tạm chiếm, tiêu diệt lực lượng cách mạng hòng tạo thành vành đai
vững chắc bảo vệ trung tâm Đà Nẵng.
Từ tháng 3 năm 1947, Đa Mặn, Mĩ Thị, Bà Đa đã nằm trong vùng địch tạm
chiếm và bị kẹp giữa các đồn địch. Một đồn ngay tại Mĩ Thị, ngoài ra, ngoại trừ
phía Đông Bắc giáp biển, còn phía Nam là đồn Canh, phía Tây – Tây Nam bên
13


kia ngã ba sông là đồn Cồn Dầu, phía Bắc là đồn Mĩ Khê và đồn An Hải. Nhân
dân K20 bước vào giai đoạn đấu tranh ngay trong lòng địch.
Để đảm bảo công tác bảo mật phòng gian, tránh các tổn thất cho cách mạng
do những đợt lung sục, cản quét của kẻ thù, cùng với các tổ chức dân quân tự vệ,
công an xung phong đã được hình thành trước đó, đầu năm 1948, Chi bộ Đặng
Tuyến chỉ đạo thành lập tổ quân báo Nước Mặn. Tổ được trang bị các loại vũ khí
tự chế, đặc biệt có cả lựu đạn, súng ngắn (cướp được của địch) có nhiệm vụ theo
dõi, bám sát địch để kịp thời báo cáo, tham mưu cho lãnh đạo về tình hình địch.
Trong trường hợp cần thiết hoặc nguy cấp thì sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt địch.
Không chỉ có các đội vũ trang mà quần chúng nhân dân cũng tham gia tích
cực, thậm chí còn là lực lượng quan trọng trong công tác cảnh giới, truyền tin
cho cách mạng. Tất cả những người dân dù lớn hay nhỏ, trong mọi lúc, mọi nơi,
bằng nhiều hình thức đã thống nhất, kịp thời báo hiệu cho cán bộ, cơ sở cách
mạng về hoạt động lùng sục, càn quét của địch.
Cũng từ năm 1948, do yêu cầu của cuộc kháng chiến, Liên Khu ủy khu V chỉ
đạo Thành ủy Đà Nẵng và Liên Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng tăng cường cán
bộ lãnh đạo vào thành phố nắm tình hình, hoạt động và chỉ đạo trực tiếp phong
trào cách mạng. Vì thế, từ đây các hầm hào, công sự mật ở K20 còn đảm thêm
vai trò nuôi giấu các cán bộ lãnh đạo của Thành ủy Đà Nẵng và Liên Tỉnh ủy
Quảng Nam – Đà Nẵng. Trong phong trào đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ đã

nổi lên những tấm gương điển hình, kiên định với cách mạng, sẵn sàng chấp
nhận cực hình và hy sinh cả bản thân mình để bảo vệ cán bộ. Các ông Nguyễn
Phúng, Hồ Ngô, Hồ Cường khi bị địch bắt, chúng tra tấn cực kỳ dã man, buộc
chỉ hầm bí mật, nhưng các ông vẫn không lung lay ý chí, ông Nguyễn Phúng và
Hồ Ngô hy sinh anh dũng.
Sẵn tinh thần yêu nước, cách mạng, lòng căm thù giặc sâu sắc, được sự chỉ
đạo hướng dẫn trực tiếp của cán bộ cơ sở, phong trào đấu tranh chính trị của
nhân dân K20 phát triển liên tục, rộng khắp và thu được nhiều thắng lợi quan
trọng như đấu tranh chống bắt lính, đòi các quyền dân sinh, dân chủ, bảo vệ môi
trường, chấm dứt càn quét, cướp bóc, khủng bố nhân dân… Tiêu biểu như cuộc
đấu tranh không cho địch đổ chất thải rắn xuống sông Hàn năm 1949; phong trào
14


chống nộp thuế ghe, thuế đất và nộp vật liệu cho địch xây đồn bốt từ năm 1951
đến 1953.
Cuối năm 1953, địch tổ chức một cuộc bủa vây lớn ở khu Đông – Đà Nẵng.
Chúng bắt nhiều thanh niên về tập trung tại Ngã ba Non Nước. Ngay lập tức
Đảng bộ khu Đông phát động phong trào đấu tranh chống bắt lính. Nhân dân khu
Đông, trong đó có nhân dân K20 rầm rập kéo đến bao vây đoàn xe địch. Trước
khí thế đấu tranh hừng hực, cương quyết của quần chúng, địch buộc phải thả hết
số người bị lính bắt.
Cuối năm 1953 đầu năm 1954,cùng với chiến trường cả nước, quân và dân
Đà Nẵng đã đẩy mạnh tấn công địch và giành được những thắng lợi giòn giã.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi đã giáng một đòn
quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp và làm xoay chuyển cục diện
chiến tranh Đông Dương. Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Gionevo về lập
lại hòa bình ở Đông Dương đã được ký kết. Từ đây nhân dân K20 chuyển sang
giai đoạn đấu tranh cách mạng mới với muôn vàn cam go và thử thách.
1.2.2.2. Trong kháng chiến chống Mỹ

Căn cứ K20 là mảnh đất đầu não của cách mạng quận III và là bàn đạp quan
trọng của cách mạng Đà Nẵng. Ngay sau khi có quyết định chính thức xây dựng
Căn cứ K20, đầu năm 1965, tất cả các bộ phận lãnh đạo cách mạng quận III đều
tập trung về đây, và từ đó không ngừng được củng cố, kiện toàn và phát triển cho
đến ngày giải phóng Đà Nẵng. Đó là những cơ quan, bộ phận gồm: Quận ủy, Ban
An ninh, Quân đội, các bộ phận phụ trách kinh tế, chính trị - binh vận, xây dựng
cơ sở quận, Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng. Bởi vậy, các cán bộ Quận ủy,
từ Bí thư, phó Bí thư đến Quận ủy viên qua các thời kỳ đều đã thường xuyên ăn
ở, hoạt động trên mảnh đất kiên cường K20. Nhà ông Huỳnh Trưng, nhà ông
Huỳnh Vấn, nhà thờ tộc Huỳnh, nhà thờ Bà Nhiêu, nhà bà Phạm Thị Mua là
những địa chỉ trú đóng quen thuộc, an toàn của các đồng chí lãnh đạo.
Là căn cứ cách mạng của quận, K20 trở thành trung tâm huấn luyện, bồi
dưỡng phương pháp, hình thức hoạt động đấu tranh cách mạng cho lực lượng cơ
sở trên toàn địa bàn. Quận III là một địa bàn hoàn toàn nằm trong vùng địch hậu,
bị khống chế và kiểm soát cực kỳ nghiêm ngặt. Để cho lực lượng hoạt động
15


mạnh, có hiệu quả, hạn chế tối đa sự tổn thất trước thủ đoạn ngày càng xảo quyệt
của kẻ thù thì việc huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức cách mạng cho lực lượng
này đòi hỏi cần phải được đáp ứng không chỉ một lần, một thời điểm mà phải
thường xuyên, liên tục cho đến ngày cách mạng thắng lợi. Và K20 được vinh dự
mang trong mình sứ mệnh là “ngôi trường” của cách mạng quận III. Nhiều cán
bộ, đảng viên, du kích, cơ sở cách mạng ở trong quận được rút về K20 để được
hướng dẫn cách thức xây dựng cơ sở, hoạt động nội tuyến, công tác tuyên
truyền, địch vận, hình thức che dấu và chuyển phát tài liệu, truyền đơn; phương
pháp và hình thức đấu tranh cách mạng theo phương châm “hai chân, ba mũi”
ngay trong lòng địch; hướng dẫn cách sử dụng vũ khí, chiến thuật chiến đấu,…
K20 là nơi tiếp nhận, phổ biến và truyền đạt mọi chỉ đạo, chỉ thị, nghị quyết
của các đồng chí lãnh đạo và tập thể Thành ủy Đà Nẵng, Đặc Khu ủy Quảng Đà

về xây dựng và phát triển phong trào cách mạng của quận. Như chỉ đạo của đồng
chí Hồ Nghinh về đẩy mạnh công tác củng cố và phát triển Căn cứ K20, trong
các năm 1971 – 1972. Đặc biệt nhất, vào những ngày tháng 3 năm 1975, trong
không khí sôi sục của cách mạng miền Nam, thành phố Đà Nẵng, tại K20, Quận
ủy quận III liên tục nhận được các mật điện của Đặc Khu ủy Quảng Đà chỉ đạo
phải nắm chắc tình hình, kịp thời hình thành các ban khởi nghĩa trên địa bàn toàn
quận, huy động đến mức tối đa lực lượng tại chỗ cùng nhân dân toàn thành phố
nổi dậy giải phóng quê hương.
Đồng thời, đây cũng là nơi diễn ra nhiều hội nghị, nhiều buổi họp, trao đổi
của Quận ủy quận III, trong đó có những hội nghị có tính chất quyết định đến sự
chuyển biến của công cuộc kháng chiến ở địa phương. Đó là: Hội nghị giữa năm
1965, khi Mỹ đã trực tiếp đổ bộ vào Đà Nẵng. Quận ủy đã phát động phong trào
thi đua đánh Mỹ; Hội nghị cuối năm 1967 về xây dựng kế hoạch, chuẩn bị cho
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; Hội nghị ngày 29 tháng 1
năm 1968 kiểm tra về công tác chuẩn bị vật lực cho Tổng tấn công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968; tiếp sau đó là Hội nghị chuẩn bị kế hoạch thực hiện chiến
dịch Hè năm 1968.
K20 là nơi triển khai kế hoạch, tổ chức xuất quân tấn công địch của lực
lượng vũ trang quận III. Hầu hết, các trận đánh lớn, nhỏ của lực lượng vũ trang
16


quận tấn công vào các trụ sở, căn cứ điểm Mỹ - Ngụy trên địa bàn đều trải qua
một thời gian bàn thảo, chuẩn bị kỹ lưỡng tại K20. Đây là nơi các chiến sĩ đi
nắm thông tin từ cơ sở, trinh sát mục tiêu, trận địa rồi trao đổi, xây dựng kế
hoạch tác chiến. Đồng thời, đây cũng là nơi chuẩn bị đầy đủ nhất khí tài, đạn
dược, đảm bảo công tác hậu cần cho mỗi trận đánh. Và, đây là nơi đội quân xuất
trận, tiếp áp mục tiêu để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.
Căn cứ địa K20 là hậu phương tại chỗ, nơi bảo đảm một phần quan trọng
tiềm lực của cuộc kháng chiến. Muốn tiến hành chiến tranh một cách thật sự,

phải có hậu phương được tổ chức vững chắc. Trong quá trình kháng chiến, quân
và dân cả nước đã xây dựng được hậu phương chiến tranh nhân dân tại chỗ, gồm
hệ thống các cơ sở chính trị, cơ sở kinh tế, khu vực du kích, căn cứ du kích, căn
cứ địa cách mạng; nhờ vậy đã tạo chỗ dựa và cung cấp một phần tiềm lực quan
trọng cho cuộc kháng chiến, bảo đảm kịp thời mọi yêu cầu của chiến trường.
Tại K20, dựa vào ưu thế tự nhiên quân và dân nơi đây đã nỗ lực khai thác
phục vụ cho kháng chiến. Đất đai được khai phá để trồng lúa và các cây hoa
màu, sông suối trong vùng được tận dụng để đánh bắt cá tôm, nhờ đó mặc dù
chịu thiên tai, lụt lột, nhất là luôn bị Mỹ - Ngụy tìm cách phá hoại bằng phương
tiện cơ giới, đốt cháy thóc gạo, rải chất độc hóa học để phá cây cối, mùa màng
nhân dân K20 vẫn tích cực đóng góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân, phục
vụ chiến đấu, đảm bảo cung cấp cho cuộc kháng chiến lâu dài: “Tính từ năm
1964 đến năm 1974 nhân dân K20 dã đóng góp quỹ nuôi quân gần 2 triệu đồng
(khoảng 20 lượng vàng), hơn 4 tấn gạo, 87kg thuốc chữa bệnh và nhiều quần áo
cho bộ đội, vận chuyển nhiều tấn thuốc nổ, hàng tram vũ khí dưới sự kiểm soát
vô cùng khắc nghiệt của kẻ thù” [29, tr.12]. Do đó, mặc dù tại căn cứ, đất hẹp,
người thưa, ít lương thực, thực phẩm lại bị kẻ thù ráo riết thực hiện chiến thuật
bao vây chia cắt, nhưng công tác bảo đảm sức người, sức của cho kháng chiến
vẫn được thực hiện một cách thường xuyên và có hiệu quả.
1.2.3. Các giá trị của Căn cứ địa K20
1.2.3.1. Giá trị lịch sử
Căn cứ K20 là mật danh của “lõm chính trị” độc đáo được Quận ủy quận
III Đà Nẵng trực tiếp chỉ đạo xây dựng tại Đa Mặn, Mĩ Thị, Bà Đa (nay là
17


phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) từ cuối năm 1964 và tồn tại trong lòng
địch suốt cho đến ngày thành phố được giải phóng.
Với diện tích khoảng 9ha, dân số không đông song do nằm trên địa bàn
quân sự quan trọng, là cửa ngõ chốt chặn, bảo vệ thành phố từ hướng Đông Nam

cho nên nơi đây đã trở thành địa bàn triển khai các cứ điểm quân sự mạnh của
Mỹ ngụy trong kế hoạch xây dựng Đà Nẵng thành khu liên hợp quân sự lớn nhất
miền Trung. Có những thời điểm chúng tập trung tới 6000 quân với đủ các loại
lính: thủy quân lục chiến, biệt kích, bộ binh cơ giới,… Đi liền theo đó là một hệ
thống dày đặc các đồn bốt, trạm gác, cơ sở thông tin, trại huấn luyện quân sự,…
với trang bị kỹ thuật và phương tiện chiến tranh hiện đại. Đặc biệt, chúng còn
xây dựng ở đây một sân bay quân sự chiến thuật nhằm giảm tải cho sân bay Đà
Nẵng, đáp ứng yêu cầu ngày càng mở rộng của cuộc chiến tranh. Trong khi đó, ta
cũng xác định đây là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng để xây dựng và phát
triển lực lượng cách mạng, cất giấu vũ khí,… là cầu nối giữa phong trào cách
mạng địa phương với vùng giải phóng và tỉnh Quảng Nam, và là bàn đạp để lực
lượng vũ trang của ta từ hậu cứ đột kích vào vùng địch hậu.
Vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh, bằng sự khôn khéo, mưu trí, dũng cảm,
quần chúng nhân dân K20 đã biến nơi đây thành vùng đất “thép” trong phong
trào đấu tranh cách mạng ngay giữa lòng địch với mạng lưới hầm bí mật dày đặc,
có thời điểm lên tới 157 hầm. Tất cả đều được ngụy trang hết sức khéo léo, kín
đáo, đa dạng và được bảo vệ trong một thế trận lòng dân giàu truyền thống cách
mạng. Nhân dân K20 luôn có ý thức tự cảnh giác cách mạng, đoàn kết thành một
khối thống nhất, không phân biệt già trẻ, gái trai kiên quyết bám trụ xóm làng,
đấu tranh vì mục tiêu giải phóng quê hương.
Cứ mỗi lần địch vây ráp, lùng sục, đánh phá, càn quét vào làng là nhân dân,
đặc biệt là các mẹ, các chị lại hiên ngang đứng chặn trước đầu xe, họng súng kẻ
thù để đấu tranh, đồng thời mưu trí đánh lạc hướng địch và nhanh chóng thông
báo cho các cơ sở của ta kịp thời đối phó, bảo toàn được lực lượng. Đi liền với
đó, nhân dân rất coi trọng vấn đề “thuần khiết” nội bộ. Vì vậy, dù bọn địch đã
bày đủ trò, xuất đủ kế từ lừa bịp mỵ dân, đánh đòn tâm lý song không hề lung
lay được tinh thần đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân nơi đây. Nhân
18



dân cũng làm tốt công tác địch vận, nên có một số người ban đầu theo địch, sau
ngả theo cách mạng trở thành lực lượng hậu thuẫn tích cực cho phong trào đấu
tranh của ta. Với tất cả những điều đó, khu Căn cứ K20 đã tồn tại ngay trong
lòng địch và ngày càng phát triển hoàn chỉnh từ Chi bộ Đảng, chính quyền cách
mạng, lực lượng vũ trang và đội quân chính trị mạnh để bảo vệ vùng đất “thép”,
tạo cơ sở thuận lợi để ta tấn công địch.
1.2.3.2. Giá trị văn hóa
Căn cứ địa K20 là biểu tượng của lòng yêu nước của nhân dân thành phố
Đà Nẵng nói chung, truyền thống văn hóa đó được biểu hiện qua tinh thần,
truyền thống đoàn kết trong những năm tháng chống giặc Pháp và Mỹ - Ngụy
cứu nước. Qua đó còn thể hiện được tấm lòng của người dân địa bàn khu Căn cứ
địa K20 đối với cách mạng. Tại đây, giá trị văn hóa làng xã vẫn được duy trì cho
đến tận ngày hôm nay, đó là những giá trị của sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau
trong quần chúng nhân dân, một lòng một dạ với đường lối cách mạng.
1.2.3.3. Giá trị cảnh quan, sinh thái
K20 là tên gọi do Quận ủy Quận III (Đà Nẵng) đặt để làm mật hiệu liên lạc
thời chống Mỹ. Khu căn cứ cách mạng K20 nằm trên địa bàn Khu dân cư Đa
Mặn 5, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, cách thành phố Đà Nẵng về phía
Đông Nam khoảng 5 km; Phía Đông, phía Bắc giáp đường quy hoạch khu số 4
mở rộng – Nam cầu Tuyên Sơn; Phía Tây giáp đường Trần Hưng Đạo; phía Nam
giáp đường cách ly đường dây 110KV. Có diện tích hơn 6 ha, dân cư ở đây thưa
thớt, sống trong khu căn cứ chỉ khoảng gần 200 hộ, co cụm thành từng xóm nhỏ
về phía nam, giữa vùng đất thấp để tiện cho việc sản xuất nông nghiệp trồng lúa
và hoa màu. K20 nằm ở một vị trí có giá trị đặc biệt về sinh thái cảnh quan khi
nằm ngay bên dòng sông Cổ Cò và danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Sông Cổ Cò là trục cảnh quan để bảo tồn môi trường sinh thái tự nhiên, hài
hòa với cuộc sống con người. Bên cạnh đó, việc khơi thông tuyến sông CổCòsẽ
làm cho thị trường bất động sản chạy khu vực này trở nên sôi động, thu hút nhiều
nhà đầu tư. Ngoài ra, khơi thông dòng sông sẽ có tác dụng rất lớn đến khả năng
thoát lũ cho các khu đô thị ven sông.


19


Chính vì tầm quan trọng đó, mà cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá
Thanh cũng đã có tâm huyết thực hiện chủ trương khơi thông sông Cổ Cò, kết
nối Đà Nẵng - Hội An, phát triển kinh tế du lịch, hướng đến đa mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố. Sông CổCòcóxuất phát từ cửa sông Trường
Giang, huyêṇ Núi Thành, Quảng Nam về Đà Nẵng . Vào thế kỷ 17, sông Cổ Cò
là thủy lộ huyết mạch nối Cửa Hàn, Đà Nẵng và phố cổ Hội An . Tuy nhiên, do
thời gian vàchiến tranh tác đôngg̣ , nhiều đoạn sông bị bồi lấp, dâñ đến tắc nghẽn,
nhất là đoạn qua Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dòng sông Cổ Cò là con
sông chạy gần và song song bờ biển với nhiều khu resort cao cấp, từ bến sông
Hàn đến bến Cửa Đại Hội An, con uốn lượn qua nhiều dự án phát triển du lịch và
khu đô thị lớn, hiện đại: khu đô thị Nam Việt Á, tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng cao
cấp Cocobay Đà Nẵng, sân golf Montgomerie Links, sân gôn VinaCapital, khu
đô thị Sea View, khu đô thị Công nghệ FPT, khu đô thị Phú Mỹ An… Dòng Cổ
Cò sẽ uốn lư ợn qua núi Ngũ Hành Sơn với nhiều truyền thuyết và huyền thoại
được người dân lưu truyền như sự tích hình thành 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn.
Nơi đây có nhiều ngôi chùa cổ kính tựa lưng vào ngọn Kim Sơn, đặc biệt chùa
Quán Thế Âm hướng ra dòng sông Cổ Cò. Sông Cổ Cò cũng là dòng sông tạo
nên sự thơ mộng, gần gũi, gắn liền với khu Căn cứ K20.
Dường như ai từng biết đến Đà Nẵng là biết đến Ngũ Hành Sơn. Nó nổi
tiếng đến độ nhiều người muốn xem nó như là biểu tượng của vùng đất này.
Không gian huyền ảo, thơ mộng, chùa chiền và hang động, cây cỏ và tiếng
chuông chùa, sóng...Gần 200 năm trước, vua Minh Mạng đã từng đến đây. Ông
đã tự mình đặt tên cho núi, cho các hang động, chùa chiền. Không ai biết những
cái tên như Ngũ Hành Sơn, Huyền Không, Hóa Nghiêm, Lăng Hư, Tàng Chân,
Vân Nguyệt, Thiên Long... đã làm nhà vua phải suy nghĩ mất hết biết bao nhiêu
thời gian. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, giữa những lo toan quốc kế dân

sinh, trong tâm hồn của con người này, cảnh trí Ngũ Hành Sơn đã chiếm một
phần quan trọng như một nỗi tự hào về một miền đất xinh đẹp.
Cũng như nhiều địa danh khác, những ngọn núi này bao bọc quanh mình nó
rất nhiều những huyền thoại khác nhau. Không gian thơ mộng của cảnh trí và vẻ
bãng lãng cổ tích của những câu chuyện cổ đã mang lại cho Ngũ Hành Sơn cái ý
20


×