Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Đánh giá chất lượng các nguồn nước phục vụ nhu cầu cấp nước tại thành phố đà nẵng, tầm nhìn đến năm 2040

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

VÕ VĂN AN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN NƯỚC PHỤC
VỤ NHU CẦU CẤP NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040

Đà Nẵng, tháng 4/2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

VÕ VĂN AN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN NƯỚC PHỤC
VỤ NHU CẦU CẤP NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040

Ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường

Người hướng dẫn : TS. Kiều Thị Kính

Đà Nẵng, tháng 4/2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Đà Nẵng , tháng 4 năm
2018

Tác giả luận văn

Võ Văn An


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn
– TS. Kiều Thị Kính đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức,
kinh nghiệm quý báu cho em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Sinh – Môi trường đã tận
tình giảng dạy , giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi giúp em học tập, nghiên
cứu và hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Quan trắc tài nguyên
và môi trường Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện giúp em hoàn
thành bài khóa luận của mình.

Sinh viên thực hiện

Võ Văn An


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề................................................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................................. 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC. .3
1.1.1. Phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt.....................................................3
1.1.2. Phương pháp đánh giá chất lượng nước ngầm.................................................7
1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..9
1.2.1. Nguồn nước.................................................................................................................................. 9
1.2.2. Tình hình cấp nước............................................................................................................... 10
1.2.3. Mạng lưới cấp nước............................................................................................................. 11
1.3. TỔNG QUAN VỀ TRỮ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN NƯỚC
CỦA THÀNH PHÔ ĐÀ NẴNG............................................................................................................ 12
1.3.1. Đánh giá trữ lượng và diễn biến dòng chảy nguồn nước mặt..............12
1.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt........................................................... 14
1.3.3. Đánh giá trữ lượng tài nguyên nước ngầm......................................................... 15
1.3.4. Đánh giá chất lượng nước ngầm................................................................................ 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................................................... 20
2.1.1. Đối với nước mặt....................................................................................................................... 20
2.1.2. Đối với nước ngầm.................................................................................................................. 21
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 22
2.3. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................... 22


2.3.1. Thời gian nghiên cứu............................................................................................................. 22

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................. 22
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................. 22
2.4.1. Phương pháp thu mẫu........................................................................................................... 22
2.4.2. Phương pháp bảo quản và phân tích mẫu.............................................................. 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN..................................................................................... 24
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA , LỰA CHỌN CÁC HỒ CÓ KHẢ NĂNG
CUNG CẤP NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..................24
3.2.1. Kết quả quá trình phân tích chất lượng nước mặt........................................... 26
3.2.2. Kết quả quá trình phân tích chất lượng nước ngầm....................................... 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 49
1. KẾT LUẬN............................................................................................................................................. 49
2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................... 50
DANH MỤC HÌNH ẢNH THỰC TẾ


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2.1
Bảng 3.2.2
Bảng 3.2.3
Bảng 3.3.1

Bảng 3.3.2
Bảng 3.3.3
Bảng 3.4.1
Bảng 3.4.2
Bảng 3.4.3


Bảng 3.5.1
Bảng 3.5.2
Bảng 3.5.3


Bảng 3.6.1
Bảng 3.6.2
Bảng 3.7.1
Bảng 3.7.2
Bảng 3.8.1
Bảng 3.8.2


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu
Hình 1.1

Hình 2.1
Hình 3.1

Hình 3.2


Hình 3.3

Hình 3.4

Hình 3.5

Hình 3.6

Hình 3.7


MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề

Nước là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống sinh hoạt
hằng ngày cũng như trong quá trình sản xuất. Ngày nay, cùng với sự phát
triển công nghiệp, đô thị , sự bùng nổ dân số thì biến đổi khí hậu cũng đã
làm cho nguồn nước tự nhiên đang ngày càng bị hao kiệt và ô nhiễm dần.
Tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghiệp và mức sinh hoạt cao thấp
của mỗi cộng đồng mà nhu cầu dùng nước ở mỗi quốc gia là khác nhau.
Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới có thể sẽ chịu tác động lớn nhất của biến đổi
khí hậu . Ngoài đối mặt với tình trạng ngập lụt, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước
trầm trọng do hạn hán trong tương lai [1]. Với tình trạng nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng
cao trong tương lai, trong khi nguồn nước sạch đang ngày càng ít đi do ô nhiễm và biến đổi khí
hậu thì nguy cơ thiếu nước sach sử dụng trong tương lai ở Việt Nam là điều không thể tránh khỏi.
Vì vậy ,cần có những giải pháp dự phòng ,tránh tình trạng thiếu nước sạch, đáp ứng nhu cầu sử
dụng của con người trong tương lai.


Đà Nẵng là đô thị loại 1 trực thuộc trung ương của Việt Nam , là một trong
những trung tâm lớn về kinh tế , chính trị , văn hóa – xã hội của khu vực miền
Trung và Tây Nguyên với điều kiện cơ sở hạ tầng phát triền , tập trung dân số
đông, tiềm năng bùng nổ và phát triển đô thị phục vụ cho phát triển du lịch, y
tế, giáo dục rất cao, dẫn đến nhu cầu sử dụng nước cũng ngày càng gia tăng.
Mặc dù đứng trước nhu cầu sử dụng nước rất lớn trong tương lai nhưng
hiện tại do chịu tác động của biến đổi khí hậu lưu lượng dòng chảy vào mùa
khô ở các sông của thành phố Đà Nẵng đang có xu hướng giảm, do đó gia
tăng nhiễm mặn tại điểm lấy nước Cầu Đỏ, dẫn đến gia tăng chi phi sản xuất
nước sạch. Theo dự báo, vấn đề nhiễm mặn sẽ tiếp tục tăng trong tương lai
do suy giảm dòng chảy và ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng [1].
Hiện tại, hệ thống thủy lợi ở phạm vi thành phố chưa được chú trọng bảo trì
và quản lý ở các cấp khác nhau. Điều này dẫn đến nguy cơ rủi ro về an toàn cũng
như việc khai thác chưa hiệu quả của các hồ chứa . Một số quy trình vận hành hồ
chứa thủy điện , thủy lợi và các đập dâng vẫn còn thiếu, hoặc chưa được cập
nhật, tích hợp kịp thời nên gặp những vấn đề cần phải điều chỉnh [2].
Bên cạnh đó, việc hợp tác liên kết vùng , quản lý và giám sát quy trình vận hành lưu
vực sông Vu Gia – Thu Bồn giữa 2 địa phương Đà Nẵng – Quảng Nam cũng đang trở nên

1


rất phức tạp trong bối cảnh phát triển, vì lợi ích khác nhau giữa 2 bên và chịu tác
động của biến đổi khí hậu. Điều này gây nên tình trạng thiếu nước , cạn kiệt, ô
nhiễm và nhiễm mặn nghiêm trọng ở hạ lưu sông Vu Gia gây thiệt hại và ảnh
hưởng nặng nề đến đời sống , kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng [3].
Vì vậy để hạn chế nguy cơ thiếu nước, thành phố cần xem xét đồng thời các
nguồn cung cấp nước và công tác quản lý nhu cầu sử dụng nước. Trong đó, việc
xem xét các nguồn nước dự phòng cho thành phố là rất cần thiết. Nghiên cứu này
dựa trên cơ sở cân bằng nước trong tương lai cho thành phố có sự thiếu hụt nên

đề xuất dự kiến các vị trí hồ đập và nước ngầm , đảm bảo chất lượng và trữ
lượng tạo nguồn nước dự phòng cho thành phố trong tương lai.

Đây chính là tiền đề khoa học, là cơ sở để nghiên cứu thành công đề
tài : “ Đánh giá chất lượng các nguồn nước phục vụ nhu cầu cấp nước tại
thành phố Đà Nẵng, tầm nhìn đến năm 2040 ”
2.

Mục tiêu của đề tài
Đánh giá khả năng sử dụng của các nguồn nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3.

Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa của đề tài đó là đánh giá được khả năng sử dụng của các nguồn

nước .Từ đó, đề tài sẽ là nguồn tư liệu giúp thành phố Đà Nẵng có nhiều phương
án lựa chọn các nguồn nước thô phục vụ cho nhu cầu cấp nước trong tương lai.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC
1.1.1. Phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt
Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa trên chỉ số WQI
Số liệu quan trắc nước từ các chương trình quan trắc thường được
sử dụng trong các báo cáo hiện trạng môi trường các lưu vực sông. Từng
thông số trong môi trường nước được phân tích đánh giá và đưa ra các

nhận định về hiện trạng và diễn biến chất lượng nước.
a.

Chỉ số môi trường là cách sử dụng số liệu tổng hợp hơn so với đánh giá từng
thông số hay sử dụng các chỉ thị. Rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã triển khai áp
dụng các mô hình chỉ số chất lượng nước (WQI) với nhiều mục đích khác nhau. Từ
nhiều giá trị của các thông số khác nhau, bằng các cánh tính toán phù hợp, ta thu
được một chỉ số duy nhất, giá trị của chỉ số này phản ánh một cách tổng quát nhất về
chất lượng nước. Chỉ số chất lượng nước (WQI) với ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, có
tính khái quát cao có thể được sử dụng cho mục đích đánh giá diễn biến chất lượng
nước theo không gian và thời gian, là nguồn thông tin phù hợp cho cộng đồng, cho
những nhà quản lý không phải chuyên gia về môi trường nước [4].

Phương pháp tính toán chỉ số WQI ở đây áp dụng theo Sổ tay hướng
dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước ban hành kèm quyết định số 879 /QĐTCMT do Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường ký ngày 01/7/2011.
Các thông số sử dụng để tính toán WQI
Các thông số thường được sử dụng để tính WQI bao gồm: DO, BOD5, COD, NNH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH. Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ
thể một số thông số có thể không được sử dụng trong công thức tính toán WQI.

Công thức tính toán WQI
WQI thông số được tính toán từ mỗi thông số theo công thức như sau :
WQI SI =

(



)+

+1


( công thức 1)

Trong đó :
Cp : Nồng độ thông số , nồng độ thông số nằm giữa 2 mức BPi và BPi+1
qi: Giá trị WQI phụ ứng với mức BPi

3


Các giá trị qi, BPi được cho trong bảng sau :
WQI

i

(qi)

1

100

2

75

3

50

4


25

5

1

Đối với thông số DO thì ta tính WQI SI thông qua nồng độ DO phần trăm bão
hòa (không tính trực tiếp từ nồng độ DO tuyệt đối). Các bước tính toán
nồng độ DO phần trăm bão hòa như sau;
Tính nồng độ DO bão hòa:
2

DObaohoa = 14.652 – 0.41022T + 0.0079910T – 0.000077774T
DObaohoa: Nồng độ Oxy bão hòa.
T : là nhiệt độ nước.
Tính nồng độ DO phần trăm bão hòa.
DO%bão hòa= DOhòa tan / DO bão hòa*100

3

Bảng các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa như sau:
i
BPi

≤20

qi
Với nồng độ DO phần trăm bão hòa nằm trong khoảng từ 112 đến 200 thì
WQIDO được tính theo công thức 1, đối với nồng độ DO phần trăm bão hòa

nằm trong khoảng từ 20 đến 88 thì WQIDO áp dụng công thức như sau:
WQI SI =

(



)+

( công thức 2)


4


Đối với thông số pH thì bảng các giá trị BPi và qi như sau:
i
BPi
qi
Với giá trị pH nằm trong khoảng từ 5.5 đến 6 thì áp dụng công thức 2
Với giá trị pH nằm trong khoảng từ 8.5 đến 9 thì áp dụng công thức 1
Tính toán chỉ số WQI
Công thức tính WQI là:

(công thức 3)
Trong đó:

qi : chỉ số phụ ứng với các thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4
qj : chỉ số phụ ứng với các thông số: TSS, độ đục
qk : chỉ số phụ ứng với thông số tổng Coliform

qpH : chỉ số phụ tương đương ứng với thông số pH
Đánh giá chất lượng nước theo kết quả tính toán WQI :
Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng nước, sử dụng bảng xác định giá
trị WQI tương ứng với chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Bảng đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số WQI
Giá trị WQI
91 – 100
76–90

51–75

26–50

0-25



b.

Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào động vật không xương sống.
Đánh giá chất lượng nước dựa vào động vật không xương sống được gọi là quan

trắc sinh học. Ở Việt Nam, quan trắc sinh học đã được phát triển trong những
năm 90 của thể kỷ 20. Tuy nhiên, các nghiên cứu hay chương trình quan trắc
sinh học gần như áp dụng các chỉ số được nghiên cứu và sử dụng đánh giá
các thủy vực ở châu Âu và Bắc Mỹ, nơi mà có điều kiện sinh thái khác biệt
hoàn toàn so với Việt Nam. Một số khác đưa ra các kết quả đánh giá dựa vào
kinh nghiệm cá nhân mà không quan tâm nhiều đến cơ sở khoa học.
Phương pháp xây dựng điêm số ô nhiễm

Việc xây dựng điểm số ô nhiễm (TS) cho các loài ĐVKXSCL để đánh giá chất
lượng nước được thực hiện trên cơ sở bộ số liệu quan trắc trong 3 năm. Cụ thể:
- Số loài ở từng vị trí;
- Số lượng cá thể của từng loài;
- Tổng số lượng cá thể ở từng vị trí;
- Điểm số đánh giá tác động quan sát được (Visible Assessment Score–VAS);
- Điểm số chất lượng nước (Water Quality Score – WQS);
- Điểm số tác động (Impact Score – IS); - Điểm số ô nhiễm của từng loài

(Tolerance Score – TS);
- Điểm số ô nhiễm trung bình theo cá thể từng loài (Average Tolerance
Score Per Individuals – ATSPI).
Mặc dù phương pháp này đã được ứng dụng nhiều ở Châu Âu, Bắc Mỹ, sông
Mekong và các chi lưu, sông Sài Gòn và các chi lưu (Việt Nam), tuy nhiên nó cũng có
2

những hạn chế. Điển hình nếu sử dụng số lượng cá thể của từng mẫu (0,1 m ), đôi
khi giá trị thu được của từng mẫu rất thấp, điều này thường cho kết quả phân tích sai
lệch lớn giữa các vị trí khảo sát và có thể cho điểm số ô nhiễm tính toán được của
từng loài quá thấp hay quá cao. Hơn nữa, điểm số VAS đánh giá mang tính cảm quan,
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu, mặc dù điểm số này đánh giá
khá bao quát về đặc điểm điều kiều tự nhiên và phát triển KTXH của khu vực khảo
sát. Việc xác định sự hiện diện của các loài này trong quần xã theo giá trị TS sẽ là cơ
sở đánh giá tính chất cũng như sự biến đổi của chất lượng môi trường nước một
cách chính xác và hiệu quả nhất. Tính toán TS theo công thức:

TS = ∑

(


+

)/

Trong đó:
Ni là sốlượng cá thể của loài ĐVKXSCL tại vị trí thu mẫu thứ i
ISi là điểm số tác động tại vị trí thu mẫu thứ i
NS là tổng số cá thể của loài ĐVKXSCL tại các vị trí thu mẫu
6


Sau khi tính toán TS cho từng loài ĐVKXSCL Cuối cùng là tính ATSPI. Điểm số
này chính là TS trung bình cho từng vị trí quan trắc. Tính toán ATSPI theo công thức:

ATSPI = ∑ (

+

)/

Trong đó:
Nj là số lượng cá thể của loài ĐVKXSCL thứ j tại vị trí thu mẫu
TSj là điểm số ô nhiễm của loài ĐVKXCSL thứ j tại vị trí thu mẫu
Nt là tổng số cá thể của các loài ĐVKXSCL tại vị trí thu mẫu
Xây dựng thang điểm cho ATSPI và các chỉ số sinh học phổ biến
Việc xây dựng thang điểm đánh giá chất lượng nước theo chủ yếu
theo mức độ ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng (pH, độ mặn, TSS, DO, BOD,
T_N, T_P, coliform, E. coli…). Các nguyên tắc xây dựng gồm: - Dựa vào kết
quả phân tích ĐVKXSCL và thông số môi trường;
- Xác định các chỉ số sinh học ĐVKXSCL tương quan chặt nhất với những

thông số môi trường nào;
- Tính toán giá trị trung bình các chỉ số sinh học theo phân nhóm của các
thông số môi trường tương quan chặt nhất;
- Tổng hợp tính toán giá trị trung bình các chỉ số sinh học theo đợt khảo sát;
- Đề xuất thang điểm đánh giá.
Ngoài ra , còn có nhiều phương pháp được dùng để đánh giá chất lượng
nước khác như phương pháp sử dụng mô hình mô phỏng hoặc áp dụng các phần
mềm như Arc GIS nội suy để đánh giá diễn biến chất lượng nước.

1.1.2. Phương pháp đánh giá chất lượng nước ngầm
Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số GWQI
Chỉ số chất lượng nước dưới đất được xây dựng bằng phương pháp
Delphi và được sử dụng trong đề tài để đánh giá sự phù hợp của chất lượng
nước dưới đất cho mục đích sinh hoạt bằng việc thu thập mẫu và phân tích bảy
thông số chất lượng nước như: pH, Độ cứng tổng, Nitrat, Asen , Sắt, Mangan,
Coliform để tính toán chỉ số chỉ số chất lượng nước dưới đất GWQI [5].

Công thức tính toán GWQI
=

7


Trong đó :
qi : là giá trị phụ tương ứng với giá trị các thông số trong quy chuẩn
wi : là trọng số tương đối của các thông số hóa học.
Công thức tính qi
qi = ( Ci – Cio/Si – Cio) *100
Trong đó :
Ci : là nồng độ các thông số đo được trong mẫu nước

Cio : là giá trị lý tưởng các thông số trong nước tinh khiết
Si : là giới hạn các thông số trong quy chuẩn.
Riêng đối với pH , Ci0 = 7 , còn lại các thông số khác giá trị lý tưởng Ci0 = 0
Bảng giá trị wi của các thông số được cho trong bảng sau :

Đánh giá chất lượng nư
Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng nước, sử dụng bảng xác định giá trị
GWQI tương ứng với chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:

GWQI

8


1.2.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.2.1. Nguồn nước
Hiện tại , nguồn nước thô chủ yếu đáp ứng nhu cầu cấp nước cho thành phố
Đà Nẵng là Sông Cầu Đỏ. Là nguồn cấp chính cho NMN Cầu Đỏ và NMN Sân Bay hiện
nay. Điểm lấy nước trên sông Cầu Đỏ tại NMN Cầu Đỏ cách cửa sông khoảng 15km
và thường bị nhiễm mặn vào mùa khô, có năm lên đến hơn 1000mg/l. Dự án Cấp
nước Đà Nẵng giai đoạn I đã đầu tư xây dựng thêm 1 vị trí lấy nước thô phòng mặn
trên sông Yên (vị trí thượng nguồn của sông Cầu Đỏ) từ đập An Trạch về nhà máy
nước Cầu Đỏ để cấp cho thành phố khi sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn [6].
Một nguồn nước thô khác cung cấp cho trạm xử lý Sơn Trà 1 và Sơn Trà 2 được lấy từ
các con suối bắt nguồn trên núi của bán đảo Sơn Trà, nguồn nước này có lưu lượng không lớn và
thay đổi theo mùa trong năm. Đây là những nguồn nước hoàn toàn không có nguy cơ bị nhiễm
mặn nhưng có lưu lượng không lớn và không ổn định theo mùa [6].


Hệ thống nhà máy cấp nước chính của thành phố Đà Nẵng ở thời điểm
hiện tại tương ứng với các nguồn nước thô và phạm vị phục vụ khác nhau.

Bảng 1.2. Hệ thống nhà máy cấp nước chính thành phố Đà Nẵng
STT
1

2

3

4


9


Mặc dù các nhà máy đã hoạt động hết công suất, nhưng vẫn chưa đủ cho
nhu cầu dùng nước của thành phố. Như vậy lượng nước cấp cho thành phố trong
những năm tới sẽ thiếu hụt và rất khó khăn và để đảm bảo được nhu cầu sử dụng
nước rất lớn trong tương lai thì theo quy hoạch cấp nước thành phố Đà Nẵng năm
2020, ngoài các NMN Cầu Đỏ, Sân Bay và một số NMN nhỏ khác thì sẽ xây dựng thêm
nhà máy nước Hòa Liên lấy nguồn nước từ sông Cu Đê và nâng công suất nhà máy
3

nước Cầu Đỏ thêm 40.000 m /ngày đêm ( lên 210.000m3/ngày đêm ) [6].
3

Nhà máy cấp nước Hòa Liên dự kiến đầu tư với công suất 135.000 m /ngày

đêm , có dòng chảy xấp xỉ nhau tại vị trí Nam Mỹ và Phò Nam ( chỉ chênh nhau 0,14
3

m /s ) tại Trường Định có lưu lượng cao hơn trong 3 vị trí. Như vậy , 3 vị trí dự kiến
cấp nước cho nhà máy đều đảm bảo khả năng cung cấp cho nhà máy với công suất
này. Tuy nhiên, về vấn đề nhiễm mặn , do gần với cửa biển tại Nam Ô nên nguồn
nước sông cũng thường xuyên bị nhiễm mặn, gây ảnh hưởng đến nguồn nước tưới
cho nông nghiệp ở phía hạ lưu. Tại vị trí Phò Nam cũng đã xuất hiện những thời điểm
nguồn nước bị nhiễm mặn . Vì vậy, khi xây dựng nhà máy nước Hòa Liên, cần thiết
phải có các giải pháp về mặt công trình để ngăn mặn và điều tiết dòng chảy [3].

Trong lưu vực sông Cu Đê , còn có hồ chứa nước Hòa Trung với dung
3

tích trên 11 triệu m nước. Theo thiết kế thì hồ chứa này có nhiệm vụ cung cấp
nước tưới cho 650 ha đất nông nghiệp. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa nên
diện tích đất nông nghiệp ở khu vực này chỉ còn lại khoảng hơn 300 ha. Vì vậy
trong tương lai khi khai thác nguồn nước trên sông Cu Đê , cần xem xét đến
nguồn bổ sung nước cấp cho sinh hoạt , công nhiệp từ hồ chứa này [3].
Việc khai thác nước trên sông Cu Đê để cung cấp nước cho Nhà máy cấp
nước Hòa Liên là một giải pháp đa dạng hóa các nguồn cung cấp nước Đà Nẵng
và tăng khả năng chống chịu của thành phố. Việc xây dựng nhà máy này là cần
thiết. Tuy nhiên , dòng chảy sông là tương đối nhỏ, đặc biệt vào mùa khô. Để khai
thác nguồn nước này hiệu quả trong tương lai cần xem xét đồng thời các giải
pháp thiết kế phù hợp với việc kiểm soát và tăng them lưu lượng [3].

1.2.2. Tình hình cấp nước
Hiện tại , trên địa bàn thành phố có 2 nhà máy cấp nước chính đó là Nhà máy cấp
3


3

nước Cầu Đỏ (170.000 m /ngày ) và Nhà máy cấp nước Sân Bay (30.000 m /ngày ). Tổng
3

công suất thiết kế của các nhà máy trên địa bàn thành phố là 214.000 m /ngày. Tổng công
3

3

suất khai thác là 220.000 m /ngày – 270.000 m /ngày. Thời gian cấp nước liên lục 23,87/24
giờ/ngày . Tỷ lệ hộ dân dùng nước là : 91.28 %. Trong đó , ở đô thị là : 91.28 %

10


và ở ngoại thành là : 47.73 %. Tỷ lệ thất thoát tính đến tháng 9/2017 là 15,7 %. Nhu cầu

sử dụng nước bình quân là : 136 L/người/ngày [7].
Sản lượng nước sản xuất và sản lượng nước tiêu thụ qua các năm
ngày càng tăng cao .Tính đến năm 2016 , sản lượng nước sản xuất lên đến
3

3

81,17269 triệu m /năm , sản lượng nước tiêu thụ là 67,54474 triệu m /năm [7].

Hình 1.1. Biểu đồ sản lượng nước sản xuất và tiêu thụ nước sạch của
thành phố Đà Nẵng , năm 2000 - 2016
1.2.3. Mạng lưới cấp nước

Mạng lưới cấp nước hiện tại đang bao phủ 6 quận nội thành và một
phần huyện Hòa Vang.
Thành phố Đà Nẵng được cấp nước chính chủ yếu từ NMN Cầu Đỏ. Các
tuyến ống chuyển dẫn đi từ trạm bơm cấp 2 qua quận Cẩm Lệ đến quận Hải
Châu là trung tâm, rồi đến các quận Thanh Khê – Liên Chiểu, qua Ngũ Hành
Sơn và Sơn Trà. ở mỗi khu vực đều có mạng lưới đường ống phân phối riêng.
+ Khu vực quận Hải Châu: Hai tuyến ống chính có đường kính 1200mm và

900mm từ NMN Cầu Đỏ về đến trung tâm là các ống có đường kính 800mm ÷ 300mm.
+ Khu vực quận Ngũ hành Sơn: tuyến ống chính có đường kính 600mm÷ 300mm
dọc theo đường Ngũ Hành Sơn và các ống có đường kính 400mm ÷ 300mm dọc theo
đường Lê Văn Hiến. Nguồn nước NMN Cầu Đỏ, theo các tuyến ống 500mm và 4 tuyến

11


ống 300mm qua cầu Tuyên Sơn, tuyến ống 300mm và 200mm qua cầu
Nguyễn Văn Trỗi .
+ Khu vực quận Sơn Trà: tuyến ống chuyển dẫn đường kính 600mm dọc
theo đường Ngũ Hành Sơn đến đường Ngô Quyền (nối từ tuyến ống 500mm
và 4 tuyến ống 300mm qua cầu Tuyên Sơn), tuyến ống 300 mm và 200mm qua
cầu Nguyễn Văn Trỗi. Nguồn nước từ NMN Cầu Đỏ. Đồng thời được bổ sung
từ nhà máy nước Sơn Trà để cấp cho khu vực bán đảo Sơn Trà.
+ Khu vực nông thôn (huyện Hòa Vang): Một số khu vực trung tâm
huyện Hòa Vang chủ yếu dùng nước theo hệ thống trạm cấp nước quy mô
nhỏ Phú Sơn. Công suất của trạm 2.400 m3/ngày đêm. Khu vực dân cư nông
thôn, chủ yếu dùng nước giếng khoan. Nơi này thiếu nước trầm trọng [6].
1.3. TỔNG QUAN VỀ TRỮ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN
NƯỚC CỦA THÀNH PHÔ ĐÀ NẴNG
1.3.1. Đánh giá trữ lượng và diễn biến dòng chảy nguồn

nước mặt a. Hệ thống Sông
2

Với diện tích 1285,4 km địa hình dốc theo hướng Đông Tây , ngoài là
hạ nguồn sông Vu Gia thì Đà Nẵng còn có hai lưu vực sông nội địa là Cu Đê và
Túy Loan. Qua kết quả tính toán tài nguyên nước trên các sông có ảnh hưởng
đến thành phố Đà Nẵng, tiềm năng dòng chảy trên các con sông đều rất lớn ,
tuy nhiên chủ yếu tập trung ở các con sông thuộc hệ thống Vu Gia , cụ thể :
+ Trên Sông Vu Gia : Tổng lượng dòng chảy cả năm trung bình nhiều năm
3

trên sông Vu Gia (tại Ái Nghĩa ) đạt 8,72 tỷ m , tổng lượng dòng chảy trong các tháng
3

mùa kiệt đạt 3,17 tỷ m , chỉ chiếm 36,4% tổng lượng dòng chảy của cả năm.
+ Trên Sông Cầu Đỏ : tổng lượng dòng chảy cả năm trung bình
3

nhiều năm đạt 5,92 tỷ m , trong đó tổng lượng trung bình mùa kiệt đạt 2,17
3
tỷ m , chiếm 36,6% tổng lượng dòng chảy cả năm.
+ Trên Sông Túy Loan : tổng lượng dòng chảy cả năm trung bình
3
nhiều năm đạt 0,59 tỷ m , tổng lượng dòng chảy trung bình mùa kiệt là 0,18
3
tỷ m , chiếm 30,51% tổng lượng cả năm.
3
+Trên Sông Cu Đê : tổng lượng dòng chảy cả năm đạt 1,24 tỷ m ,
3
trong đó tổng lượng dòng chảy trung bình mùa kiệt đạt 0,36 tỷ m , chiếm

29% tổng lượng dòng chảy cả năm. Trong đó, lượng dòng chảy năm của
sông Nam chiếm 27,4%, sông Bắc chiếm 33,64%, lưu vực hồ Hòa Trung chỉ
chiếm 3,86% tổng lượng dòng chảy của sông Cu Đê. [8].

12


×